LƯƠNG KHẮC NINH (1862-1943)

 

Là một nhà báo, nhà văn, một người cổ động cho thương nghiệp, người viết tuồng kiêm bầu gánh hát bội, một nghị viên Hội Đồng Tư Vấn của chánh phủ, Lương Khắc Ninh là một nhân vật hoạt động hăn say trong nhiều lănh vực văn hóa ở Sàig̣n suốt từ năm 1900 cho đến hết thập niên 30 của thế kỷ 20. Trong lănh vực nào ông cũng để lại ảnh hưởng và tiếng tốt.

Ngoài tên thật, ông c̣n dùng nhiều bút hiệu khác như Dị Sử thị, Lương Dũ Thúc – Dũ Thúc là tên tự của Lương Khắc Ninh.

Sanh tại xă An Hội, tỉnh Bến Tre, từ một gia đ́nh người Quảng Nam di cư vào sinh sống ở đây trong những năm người Pháp lăm le thôn tính Việt Nam. Thuở nhỏ ông theo học chữ Nho rồi chữ quốc ngữ và chữ Pháp.

Ông từng làm công chức cho sở Thương Chánh ở tỉnh nhà từ năm 1880 đến năm 1883, sau đó làm việc bên Ṭa án hơn mười năm. Năm 1900, chán cảnh đời công chức ông lên Sàig̣n đảm nhiệm chức vụ chủ bút cho tờ báo Nông Cổ Mín Đàm 農賈茗談 của thương gia Pháp, gốc đảo Corse, có vợ Việt là Canavaggio từ khi tờ tuần báo nầy mới được thành lập năm 1900. Sự cộng tác Pháp Việt với hai mục tiêu khác biệt giửa chủ bút và chủ báo (chủ nhiệm) khiến ông rời tờ báo rồi quay lại một vài lần trước khi xa nó hẵn.

Chủ trương cổ động cho việc phát triển nghề nông và kêu gọi thành lập những công ty thương nghiệp để thoát ra khỏi sự bóc lột trên thương trường của người Hoa kiều, ông Ninh có cái nh́n sáng suốt, tiến bộ về nguyên nhân nghèo khó của người Nam. Tiếc thay dân ḿnh nh́n gần và không có đầu óc kinh doanh, lời kêu gọi của ông cả hằng thế kỷ sau vẫn c̣n chưa được nghe theo…

Năm 1902, ông được đắc cử vô Hội Đồng Thuộc Địa, năm 1906 ông được bổ nhiệm làm thành viên của Hội Đồng Tư Vấn Đông Dương nên người đương thời gọi ông là Hội Đồng Ninh, dầu vậy hoạt động chánh của ông vẫn là báo chí hơn là chánh trị. Về văn chương, với cương vị chủ bút, ông không nề hà ǵ trong việc cho đăng hay tự ḿnh viết những bài có tánh chất bút chiến khi thấy người khác viết sai trong lư luận hay kiến thức.

Tác phẩm của ông hầu hết đều in trên báo, nếu được sưu tập lại th́ rất nhiều, một vài quyển đă in ra c̣n sót lại đến ngày nay th́ mỏng, không đủ đại diện cho tư tưởng và văn nghiệp của môt người có thời gian dài hoạt động như ông Ninh, tuy nhiên qua đó ta cũng thấy được phần  nào tâm hồn ông: thích điều trung hiếu, thành ư chánh tâm (Săi Văi[1]) đề cao tính cần cù, đôn hậu, kiên nhẫn làm ăn. (In Khờ Mà Khôn)

           

Lời giới thiệu quyển truyện thơ In Khờ Mà Khôn

Quyển nầy in năm 1924, tại Sàig̣n, là một bài thơ lục bát, thuộc loại kể chuyện, dài chừng 8 trang. Đây là quyển thứ hai trong bộ Quảng Sự Tạp Chí: Phú Quí Bần Tiện do ông chủ trương vào năm 1924. Khi nói là tạp chí Lương Khắc Ninh dự định cho in liên tục nhiều quyển như In Khờ Mà Khôn. Cho đến giờ đây, qua thời gian và binh lửa, ta không biết được nhiều về tờ tạp chí đặc biệt nầy, nó ra được bao nhiêu số..

Chúng ta ngày nay coi In Khờ Mà Khôn như là một truyện thơ ngắn. Truyện kể có anh nhà nghèo kia, tên Thông, mẹ mất sớm, cha bắt ở đợ để lấy tiền đi cờ bạc. Tuy vậy anh không oán hờn cha, trái lại c̣n rất có hiếu với cha. V́ làm chăm chỉ và sống được ḷng mọi người, khi hết hạn ở đợ, anh được chủ cho một ít tiền để làm vốn bán buôn. Anh chăm chỉ làm ăn nên được một cô gái nhà kha khá tên Đạo, biết chữ nghĩa, đồng ư kết hôn với anh. Vợ chồng cùng nhau bán buôn, cần kiệm, sau trở nên giàu có, nổi tiếng trong vùng.  

Kết luận quyển truyện, ông Ninh viết:

Ai mà hiểu thấu thiện duyên,

Trọn đời mới rơ hiếu hiền thành thân.

Người mà tâm tánh tham gian,

Bất trung bất hiếu oan [hoang] đàng lụy thân.

Thông Đạo hai tên an nhàn,

Thảo cha, thuận bạn, vợ chồng thảnh thơi.

Khuyên ai phải xét việc đời,

Ngay tin đặng sưóng, dữ thời táng thân.

Cái triết lư sống ông đưa ra như là lời khuyên đạo đức và cách ăn ở khôn ngoan để thành công dầu ta không may bắt đầu đời ḿnh bằng cảnh nghèo khó. Bài học tốt, nhưng phải chăng đường đời bằng phẳng cả?

Lục bát của ông Ninh giản dị, hay hơn các truyện thơ b́nh dân đương thời một bực nhưng vẫn mang vẽ dễ dăi trong cách dùng chữ, câu cú thiếu vẽ mựợt mà của văn chương. Phải chăng ông muốn truyền đạt ư ḿnh đến quảng đại quần chúng nên hi sinh tính cách văn chương?

Tôi thích những vết tích xưa của ngôn ngữ Miền Nam: In khờ (giống như khờ khạo), đam đợ (đem con cho ở mướn), bạn mày (bạn bè), trong nhà ngoài lân (trong nhà và hàng xóm), mạnh lung (quá mạnh[2]), tánh sân (hay gây gổ), tôi dại vô hồi (tôi mê muội, ngu si), biết đâu là ngộ (không biết cái đẹp, cái hay), siêng sắng (siêng năng), khả lân (khá thương, thấy tội nghiệp), chưa đôi (chưa lập gia thất), lản lơ (không được khôn ngoan lanh lợi), nghe xinh (nghe hay, nghe hữu lư), cắp phận nghèo hèn (ôm cái phận nhà nghèo, không mơ ước cao sang), Năm sau chàng nọ mảng rồi (Năm sau hết thời gian làm thuê), nhà vắn hiêu (nhà vắng hoe), cơm nước nồi niêu (chuyện bếp núc), một trương từ ḥa (một người hiền hậu ḥa nhă, trương: trang), vàng bạc nhủm nha (ṿng vàng đầy tay, đầy cổ), phấn giồi tơ đắp (dồi phấn thoa son, mặc quần áo sang trọng), chạy te (chạy mau), giàu lớn cả đầm (giàu có quá xá),  (giữ ǵn)….. Ngày nay ta sẽ hơi bối rối với các từ nầy nhưng với một số từ điển cần thiết và với kinh nghiệm về văn học Miền Nam th́ chuyện hiểu sai chắc chắn sẽ không nhiều. Đây là một kho tàng tự vựng về cách nói của ông bà ta ở tṛm trèm một thế kỷ trước. Đáng quí biết bao!

Một số lỗi chánh tả -- là điều thường thấy của tác phẩm viết bằng quốc ngữ từ thời Trương Vĩnh Kư kéo dài tới cuối thập niên 30 ở Miền Nam -- nhiều khi làm cho câu văn của In Khờ Mà Khôn đen tối, khó hiểu:

Mai nhân nghe rỏ mĩnh cười,

Con em tuy nhỏ luận đời nghe xinh.

Người thường ưa mến sang vinh,

Mà em chẳng khứng rất th́nh nết na.

Cái ḷng của tác giả, khi viết cũng như khi in, muốn cho mọi người đều xem đặng, chẳng có ư trục lợi và cầu danh[3] và v́ quan niệm phận làm người phải làm sao có ích cho vật, lợi cho người[4] khiến cho chúng ta, người đọc ngày nay trân trọng tác phẩm của ông và nội dung bài học đạo đức ông muốn giao truyền, dầu cho bài học đó, nói chung thiệt là đơn giản.

Nguyễn Văn Sâm  (Port Arthur, TX, 10 – 2000, sửa lại 09 -2008)

 



[1] Phiên âm từ một bản Nôm được tương truyền là của Nguyễn Cư Trinh. Việc phiên âm nầy ông cùng làm việc với các ông Nguyễn Khắc Huề và Nguyễn Dư Hoài, hai người cũng dính dáng nhiều đến văn chương những năm đầu của thế kỷ 20. Bản in do nhà in Claude & Cie, in năm 1905, 23 trang.

 

[2] Bài thơ nổi tiếng T́nh Già của Phan Khôi có từ quen lung, tức quen nhiều lắm mà một nhà văn gần đây cố t́nh hiểu thành quen lưng cho thi vị. Xem truyện ngắn rất hay và có ư nghĩa: Kiều Nhi của nhà văn Nguyên Nhi.

[3] Tựa của Ninh trong quyển In Khờ Mà Khôn.

[4] Tự của Lương Dũ Thúc trong quyển Săi Văi.