Giải huyền thoại “Văn hóa Bắc Hà”

Vừa đọc lại Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh[1], thấy các cụ ngoài Bắc đấm đá hại nhau và xỏ nhau kinh quá. Xỏ từ những ông đứng đầu trí thức như Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Xuân Nhị..., cho đến Tố Hữu và Cụ Hồ. Văn nghệ sĩ Bắc hà không chừa một thủ đoạn nào để hạ bệ nhau, làm thịt nhau.[2]

Nhưng trong hồi ký, cụ Mạnh lại có đoạn viết tự cho là miền Bắc “văn hóa cao”:

“Quan sát cảnh vật và sinh hoạt của con người từ Bắc vào Nam, tôi nảy ra ý khái quát này: từ Bắc vào Nam là đi từ miền đất nghèo đến nơi giầu có, từ chỗ hàng năm hễ gặp hạn hán hay lụt lội là đói khát, đến nơi dường như sờ đâu cũng có cái ăn, cây trái, tôm cá ê hề, muốn chết đói cũng khó. Nhưng mặt khác, đi từ Bắc vào Nam là đi từ nơi văn hoá cao đến nơi văn hoá thấp”.

(Trích Chương Quá trình công tác, mục 6. Sài gòn, Nam bộ. Vài suy nghĩ về đất và người phương Nam).

Nói trước, tôi rất kính trọng cụ Mạnh như bậc thầy của mình. Nhưng đúng sai thì phải phân minh, vì điều cụ viết ảnh hưởng đến nhiều người.

Nói là cảnh vật và sinh hoạt, tức nghĩa rộng của văn hóa, nhưng tác giả chỉ lấy quang cảnh chùa chiền, sau đó toàn lấy văn chương ra so sánh, đem Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà,Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc[3], Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài. vv… ra so sánh với Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng.... Ông cho rằng cả hai đều ảnh hưởng Tàu, nhưng Bắc ảnh hưởng “Tàu bác học”, còn Nam ảnh hưởng “Tàu bình dân” rồi khẳng định lần nữa: “Như thế là, về sự tiếp nhận văn hoá Trung Hoa, từ Bắc vào Nam, vẫn là đi từ nơi văn hoá cao đến miền văn hoá thấp”.

Lấy văn hóa bình dân và bác học của Tàu để phân biệt Nam Bắc, không rõ cái văn hóa bình dân xứ Bắc ảnh hưởng từ đâu và cụ xếp vào loại nào hay tự cho là thuần chủng và cũng thuộc loại văn hóa rất cao!

Logic của tư duy cụ Mạnh đơn giản thế này. Trung tâm văn hóa là Trung Hoa. Miền Bắc ảnh hưởng Trung Hoa phần tinh hoa bác học, còn miền Nam ảnh hưởng phần bình dân vô học. Hóa ra người Tàu từng xem người Việt là “man di thô lỗ”, đến lượt người Bắc xem người Nam cũng như vậy, mặc dù Bắc Nam cùng một giống nòi?

Nhận xét này không chỉ cụ Mạnh mà rất thường gặp ở sĩ phu Bắc hà. Cụm từ “sĩ phu Bắc hà” do trí thức gốc Bắc hay vỗ ngực tự xưng chứ không phải tôi đặt ra. Thói kiêu ngạo này tôi gặp vô số kể khi giao thiệp với người Bắc. Kiêu ngạo đến mức, sau năm 1975, chúng tôi hỏi “Ngoài Bắc có Ti vi không?”, họ trả lời “Thiếu gì. Ti vi chạy bẹt nước!”.

Nhưng thôi, bốc phét có cái này cái kia là chuyện vật chất, theo cụ Mạnh, văn hóa cao là ở tinh thần. Cụ nói tinh thần thì tôi nói về tinh thần vậy.

Cụ có nói đến chùa miền Nam: “Chùa chiền đặt ngay bên đường cái, quét vôi xanh xanh đỏ đỏ. Tượng Phật Bà đứng, nằm lồ lộ không kín đáo gì cả”. Vậy là cụ chẳng hiểu gì Phật giáo miền Nam. Trừ loại chùa của bọn Tàu di cư lập ra, và từ Bắc vào, đa số chùa miền Nam chẳng ảnh hưởng gì Tàu cả mà từ Cambot và theo Nam tông. Ở miền Nam chùa ra chùa, đình ra đình, miễu ra miễu, khác với ngoài Bắc, các loại trên bị lẫn lộn tùng phèo. Phật ở miền Nam thuần túy là Phật, khác với ngoài Bắc, Phật ngồi chung với thánh thần ma quỷ đủ loại. Bây giờ thì người ta còn đưa thêm lãnh tụ cộng sản vô thần chui vào ngồi chung cho dân thờ cúng. Cái tín ngưỡng Phật không ra Phật, Ma không ra Ma ấy là văn hóa cao ư? Người Nam ngày xưa đi chùa chỉ để cầu an, nay ảnh hưởng người Bắc đi chùa để cầu tài, cầu lộc, cầu quan, thậm chí cầu bẻ cổ người khác là ảnh hưởng văn hóa cao hay văn hóa thấp?

Cụ nói đến văn chương thì tôi cũng nói đến văn chương. Đã đem Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương ra so sánh với văn sĩ miền Nam thì sao cụ không so sánh với văn sĩ Champa, vì khi ấy người Việt ở miền Nam vẫn đang là người Bắc khai hoang chưa định cư đủ lâu để thành văn hóa bản địa? Đào Tấn, Đào Duy Từ vẫn phải được xếp vào người Bắc, không thể đem ta so sánh với ta. Còn thời tiếp thu văn hóa Tây thì theo tôi, chưa chắc văn chương miền nào hơn miền nào. Hơn chăng là miền Bắc đem cái rổn rảng chữ nghĩa của anh Tàu trộn với văn Tây nên có cảm giác vừa thâm vừa đểu hơn thôi. Món này miền Nam thời khai hoang không cần, vì họ quen sống hồn nhiên, chân thật, giàu nghĩa khí. Văn chương Đào Duy Từ, Đào Tấn, Nguyễn Đình Chiểu,... là văn chương nghĩa khí trong buổi đầu mở nước và chống giặc. Còn bây giờ muốn thâm, muốn đểu, người Nam sẽ không thua kém vì ảnh hưởng ngoài Bắc. Tôi thú nhận có ảnh hưởng phần nào cái thâm và đểu đó và cố gắng sử dụng nó với điều kiện không hại người. Phải nói thâm và đểu không thể gọi là văn hóa cao vì văn hóa là những giá trị mang lại lợi ích cho cả cộng đồng chứ không phải để hại người.

Tôi tin, nếu cụ lấy giá trị nhân văn làm tiêu chuẩn mà đem so sánh văn học nghệ thuật miền Nam với văn học nghệ thuật miền Bắc, kể cả lý luận phê bình trước 1975, thì cụ sẽ thấy văn hóa nào cao hơn. Chỉ nói âm nhạc thôi đã khác xa một trời một vực: một bên hiếu chiến, một bên đầy tình người.

Văn hóa không phải chỉ chuyện văn chương mà chủ yếu nằm ở lối sống. Văn chương chỉ là một trò tiêu khiển “mua vui cũng được một vài trống canh”, trừ phi các giáo sư văn chương Bắc hà xem nó là tất cả. Lối sống của người Bắc trước sau, dù đã cải tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, vẫn là thứ văn hóa Kẻ Chợ, tên gọi cũ của Thăng Long. Cái gì cũng mua gian bán lận được, từ cô hàng mậu dịch quốc doanh ăn xén bớt tiêu chuẩn thịt của người dân đến nạn chặt chém khách và mua quan bán tước như ngày nay. Tôi học ở Trường Đại học sư phạm Hà Nội những năm 90 của thế kỷ trước, khi vừa bước xuống ga là bị đám xe ôm lừa giá rẻ, một bác hai bác ngọt xớt và đưa đi đến chỗ hoang vắng để chặt thêm tiền. Với đa số người Bắc, nếu làm gì đó mà không cúng cho họ nhiều tiền thì chỉ có thể từ bác cháu chuyển sang tao mày và ăn chửi. Hỏi đường phải mất tiền, hỏi nhà cũng mất tiền, nếu không có tiền thì lập tức nhận ngay cái văn hóa “đéo biết!”. Người Bắc đéo bạt mạng, ở vỉa hè lẫn công sở khi không nhận được tiền. Đến mức khi tôi làm thủ tục bảo vệ luận án thạc sĩ, cái chị thư ký quèn mà cũng đòi ăn phong bì, nếu không chị ngâm, chị “đéo làm!”.

Nếu cụ Mạnh còn sống cụ sẽ cãi, rằng đó là bọn cặn bã, cụ đang nói giới tinh hoa kia. Thưa cụ, ảnh hưởng văn hóa Tàu mà thuộc văn hóa tinh hoa bác học thì vô cùng đểu. Bề ngoài khuôn phép theo Nho giáo và đủ các loại tín ngưỡng nhưng cực kỳ đua chen, ích kỷ và thực dụng. Đó là chưa nói kẻ hủ Nho thì chỉ có ăn theo nói leo nhưng lại khoe khoang là có trình độ lý luận hay tư tưởng gì đó. Háo danh, vĩ cuồng, gì cũng khoe được, từ cá nhân đến truyền thống họ hàng là đặc sản Bắc hà. Tôi gặp mấy “ông trẻ” vểnh ria vểnh mặt lên trời đi nghênh ngang mà phát ớn. Đặc biệt, thói đạo đức giả, ngụy quân tử đang thống trị nhưng hoang tưởng văn hóa cao. Họ khoa trương đến mức tang lễ thì rùm beng dài ngày, điếu phúng linh đình, ăn chơi cờ bạc thâu đêm suốt sáng. Trong gia đình khi tới bữa ăn thì người nhớn bắt con cháu phải cất tiếng mời cho hết người này đến người kia, mời đến leo lẻo cái mồm nhưng chẳng có chút gì chân thật. Mời đểu! Bài viết ngắn này không thể kể hết cái văn hóa khôn đểu mà tôi từng chứng kiến. Bạn nào đọc hết hồi ký này, qua những trang miêu tả đánh đấm, xuyện tạc, chụp mũ đầy thủ đoạn của sĩ phu Bắc hà cũng đủ thấy văn hóa của họ cao đến mức nào.

Trung Quốc tự cho mình là trung tâm, kỳ thị xem dân Việt là giống man di. Đến lượt người Bắc tự xem mình là “văn hóa cao”, xem dân các miền khác là “văn hóa thấp”, cùng một nòi giống mà kỳ thị như vậy có đau không?

Dám chắc với cụ, miền Nam trước đây không có chuyện như ngoài Bắc. Miền Nam là vùng đất mở xa trung tâm văn hóa Bắc hà, nhưng cũng vì thế, người Nam vốn hồn nhiên và chân thật, tự do và phóng túng, không ràng buộc bởi làng xã cổ hủ. Văn hóa miền Nam hiển nhiên có gốc Bắc, nhưng lại pha trộn với Chiêm Thành, kể cả Tàu di cư, sau này là ảnh hưởng Tây một cách nhanh chóng. Nó có vẻ lai tạp, nhưng nhờ tương tác trong sự lai tạp đó mà phát triển mạnh, trẻ trung và nhanh hội nhập với thế giới văn minh. Thú thực, tôi chẳng khoái cái thứ thuần chủng hủ Nho, bảo thủ và lạc hậu được gọi là “bản sắc” nhưng đặc sệt chất Giao Chỉ nô dịch mà lại tự hào là văn hóa cao.

Tôi không kỳ thị Nam Bắc, vì tốt xấu của con người là do thể chế xã hội tạo ra. Tôi học trên đất Bắc và học được một số giáo sư cực tốt. Nhưng số ít người tốt ấy không thể đại diện cho một nền văn hóa. Tư tưởng kỳ thị Nam Bắc có từ thời Quang Trung tiến quân ra Bắc. Dù cả đám sĩ phu Bắc hà sợ vỡ mật nhưng theo sử sách viết về nhà Tây Sơn, họ vẫn xem nhà Tây Sơn thuộc “giống man di thô lỗ”. Và bây giờ cụ Mạnh viết trang hồi ký này đã gieo rắc thêm sự kỳ thị của thói kiêu ngạo Bắc hà mà tôi phải viết thẳng ra điều tôi biết để chữa lỗi cho cụ. Bởi chính vì sự kỳ thị đầy kiêu ngạo của cái gọi là “sĩ phu Bắc hà” mà dân miền Nam đang bị Bắc hóa theo cách hứng lấy những thói xấu tự xưng là “văn hóa cao” ngoài Bắc tràn vào. Thói chặt chém trong mua bán, thủ đoạn, háo danh, vĩ cuồng và đểu cáng đang ở mức báo động!






_______________

[1] Nguyễn Đăng Mạnh sinh năm 1930 ở Nam Định, nguyên quán tại Gia Lâm, Hà Nội.

Thiếu thời, ông theo học ở trường Chu Văn An, Hà Nội. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, trường ông học sơ tán lên Phú Thọ, rồi trường bị giải tán. Ông theo học trường trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang và bước vào nghề giáo.

Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cán bộ giảng dạy. Từ đó ông bắt đầu viết nghiên cứu và trở thành nhà nghiên cứu phê bình.

Ông từng làm chủ nhiệm bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Nguyễn Đăng Mạnh là chủ biên sách giáo khoa văn học lớp 11 và 12 chương trình cải cách giáo dục 1980-1992.

Về già sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau một thời gian lâm bệnh, GS Nguyễn Đăng Mạnh đã từ trần vào chiều ngày 9/2/2018 tại Bệnh viện hữu nghị Việt -Xô Hà Nội, hưởng thọ 89 tuổi.

Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Ông nổi tiếng gần đây là nhờ quyển hồi ký có viết một vài chi tiết về chủ tịch Hồ Chí Minh (có kể đến cái chết của bà Nông Thị Xuân) và các quan chức trong chính phủ của đảng cộng sản Việt Nam như Tố Hữu; cũng viết về những nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, vân vân. (nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_%C4%90%C4%83ng_M%E1%BA%A1nh).

[2] Theo anh Thiếu Khanh, chính cụ Mạnh thể hiện trong Hồi ký của ông: “trong số đỉnh cao văn hóa đó có hàng lô hàng lốc những “y” những “hắn” những “thằng” những “bọn” “vừa ngu vừa đểu”, những “thằng đểu, “ “thợ đánh, “ chuyên “đánh dẹp, “ “đánh đấm”, những “tiểu nhân” “có biệt tài dối trá, xỏ xiên, bịa đặt, nguỵ biện… giảo hoạt”, những “đầu gấu nổi tiếng phản bội (phản chúa, phản đảng, phản vợ, phản bạn, phản chủ, “phản thơ”, “phản phê bình,”) những “loại người bỉ ổi,” “vô lại,” trở cờ” “trở mặt,” những “Xuân tóc đỏ” “bệnh hoạn” “phản bội” “bất chấp đạo lý làm người” chuyên “đánh hơi” “xuyên tạc, qui chụp có vẻ tinh vi hơn, nghĩa là xảo quyệt hơn.” Và còn nhiều nữa những kẻ mà thầy Mạnh gọi là “trí thức,” “lương tâm tắt ngấm” bị “cuốn vào con đường danh lợi” và suy nghĩ “những điều nông cạn, hời hợt.”

[3] Cụ Mạnh nhầm. Nguyên Ngọc là người đất Quảng, không phải người Bắc.