Về Bảo Ân – con trai út của vua Bảo Đại


Nhiều ngườiViệt Nam sống ở quận Cam nhiều năm naynhưng ít người biết có một người contrai của Cựu Hoàng Bảo Ðại đang sinh sốngtại nơi này.

Ðó là ông NguyễnPhước Bảo Ân, con trai của bà Lê Phi Ánh,người vợ không hôn thú của cựu hoàng trongthời gian ở Ðà Lạt. Bà Phi Ánh có hai người convới cựu hoàng là bà Nguyễn Phúc Phương Minh sinhnăm 1950 đã qua đời tại Mỹ cách đây vàinăm và ông Bảo Ân, sinh năm 1951, đang sốngtại thủ phủ tỵ nạn, Westminster.

Chúng tôi không gọi ôngBảo Ân bằng hoàng tử như trong văn bảntriều đình mà gọi bằng “Mệ” theo lốixưng hô trong hoàng tộc: Con gái, con trai của vuađược gọi bằng Mệ, hàng cháu là “Mụ”chứ không phải ai là Tôn Thất, Bửu, Vĩnh…đều được gọi bằng Mệ nhưnhiều người đã lầm tưởng.

Ðiều đặcbiệt không phải vì ông là một hoàng tử lưulạc, mà vì chính ông là người con nối dõi nhàNguyễn. Cựu hoàng có tất cả 5 người contrai: Con Hoàng Hậu Nam Phương là Bảo Long không cóvợ chính thức, Bảo Thăng không có con; con củaThứ Phi Mộng Ðiệp là Bảo Hoàng chết khi mới1 tuổi, Bảo Sơn mất khi ông 30 tuổi không có con.

Bảo Ân có hai con, gái làNguyễn Phước Thụy Sĩ, sinh năm 1976 và trai làNguyễn Phước Quý Khang sinh năm 1977. Như vậy,Nguyễn Phước Quý Khang là cháu đích tôn củaCựu Hoàng Bảo Ðại và chắt của ngài là mộtcặp trai song sinh có tên là Nguyễn Phước ÐịnhLai, Nguyễn Phước Ðịnh Luân ra đời năm2012.

“Mệ” Bảo Ân sinhnăm 1951 tại Ðà Lạt. Năm 1953, khi cựu hoàng sangPháp, bà Phi Ánh đem hai con về sinh sống trong mộtbiệt thự trên đường Phùng Khắc Khoantại Sài Gòn. Ông theo học trường Saint Paul rồiTaberd.

Ngày 4 tháng 10 năm 1955,Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm lập ủy bantrưng cầu dân ý truất phế Quốc TrưởngBảo Ðại, và trở thành quốc trưởng. Theolời kể của ông Bảo Ân, sau ngày đó, nhiềubiệt thự ở Sài Gòn, Ðà Lạt và Pháp của bà Phi Ánhđều bị tịch thu, bà và người nhàđược lệnh ra khỏi nhà trong vòng 24 tiếngđồng hồ. Nhiều người đã đếnđục tường ngôi nhà vì nghi có của cảicải cất giấu. Tài sản này là của tưhữu của bà Phi Ánh, vì chúng ta cũng biết bà Phi Ánh làem vợ của Thủ Hiến Trung Phần Phan Văn Giáo,sinh ra trong một gia đình giàu có, trong khi Cựu HoàngBảo Ðại rất nghèo, trong thời gian sống rấtkhó khăn ở Pháp, phải nhờ sự yểm trợcủa thân mẫu là bà Từ Cung. Ðức Từ Cung đãphải bán nhiều cổ vật của Vua Khải Ðịnhđể lấy tiền gửi sang cho cựu hoàng.

Sau ngày cựu hoàngbị truất phế, bà con, ngay cả bên gia đìnhcủa bà Phi Ánh cũng không ai muốn chứa chấpmẹ con bà, ba mẹ con phải ở nhà thuê, rày đây maiđó.

Trong hoàn cảnh này, bàPhi Ánh đành phải bước thêm bước nữa.

Khi nghe bà Phi Ánh đilấy chồng, theo đề nghị của nhiềungười thân thuộc trong Hoàng Tộc, bà Từ Cungđem Bảo Ân về Huế ăn học.

Chúng ta cũng biếtthêm rằng, ngày 25 tháng 8 năm 1945, khi thoái vị làm dân,Cựu Hoàng Bảo Ðại đã giao tất cả cungđiện như là tài sản của quốc gia, trừCung An Ðịnh tại làng An Cựu, nơi bà Từ Cung sinhsống, là tài sản riêng, do lương bổng của VuaKhải Ðịnh xây dựng nên. Sau đó, chính “công dân”Vĩnh Thụy, bà Nam Phương và các con đã vềở đó một thời gian, trước gia đình tanrã, mỗi người một phương.

Cũng theo lời ôngBảo Ân, sau khi truất phế Bảo Ðại, Cung AnÐịnh bị chính quyền tịch thu, bà Từ Cung tronglúc đó đang đau yếu phải dọn ra một ngôinhà nhỏ trong khuôn viên của cung. Tuy vậy trong cuốnhồi ký của Vua Bảo Ðại, ông không hề có mộtlời trách móc oán hận về chuyện bị đốixử tệ bạc này.

Tại Huế, ôngBảo Ân theo học tại trường Thiên Hựu (Providence)do các linh mục quản nhiệm. Ông tâm sự rằng, tuysống trong một gia đình Phật Giáo thuần thành, ônglại phải theo học từ nhỏ đến lớntại các trường nhà dòng, nên ông còn thông thuộc kinhThiên Chúa Giáo hơn một người theo đạo Chúakhác.


Bà Phi Ánh thời xuân sắc. (Hình: Tài liệu của ông Bảo Ân).

Sau thời gian ở Huế,Bảo Ân trở lên Ðà Lạt rồi về Sài Gòn. Tớituổi quân dịch, năm 1970, chỉ mới có bằngtrung học, ông vào quân trường Quang Trung, rồiphục vụ tại Trung Tâm 3-Tuyển Mộ NhậpNgũ Sài Gòn. Không hiểu vì lý do gì, năm 1972, ông Bảo Ânbị thuyên chuyển ra SÐ3 tại Quảng Trị, nhưngkhi ra đến nơi, sư đoàn đã tan hàng nên ôngđược trở về đơn vị gốc.

Cố gắngđến trường, và cuối cùng, trước khi SàiGòn thất thủ, ông Bảo Ân là sinh viên năm thứ haiphân khoa Thương Mại tại Ðại Học VạnHạnh, Sài Gòn.

Sau năm 1975, bà Phi Ánhsống trong cô đơn tại Sài Gòn và qua đời vàonăm 1984, ở tuổi 62. Cô Phương Minh, chịruột của ông Bảo Ân, lấy chồng và lậpnghiệp ở Pháp, ly dị, trước tháng 4 năm 1975về Sài Gòn thăm thân mẫu và bị kẹt lạiđây, sau đó được bảo lãnh sang Hoa Kỳlập nghiệp và qua đời vào năm 2012. Phần ôngBảo Ân, lúc đó đã có gia đình nên phải sốngdưới chế độ cộng sản thêm nhiềunăm nữa, cho đến 1992 mới được giađình bên vợ bảo lãnh sang Mỹ.

Cựu Hoàng BảoÐại có gồm cả vợ và tình nhân là 8 ngườivới 13 người con (tài liệu đã đượcông Bảo Ân hiệu đính):

Vợ:

1. Nam Phương HoàngHậu. Có hôn thú, 5 con.

2. Bùi Mộng Ðiệp.Không hôn thú, 3 con.

3. Lý Lệ Hà. Không hônthú, không con.

4. Hoàng Tiểu Lan. Khônghôn thú, 1 con gái.

5. Lê Thị Phi Ánh. Khônghôn thú, 2 con.

6. Vicky (Pháp). Không hôn thú,1 con gái.

7. Clément. Không hôn thú.

8. Monique Marie Eugene Baudot. Có hôn thú, không con.

Con:

* Với Nam PhươngHoàng Hậu:

1. Thái Tử NguyễnPhúc Bảo Long (4-1-1936/28-7-2007)

2. Công Chúa Nguyễn PhúcPhương Mai (1-8-1937).

3. Công Chúa Nguyễn PhúcPhương Liên (3-11-1938).

4. Công Chúa Nguyễn PhúcPhương Dung (5-2-1942).

5. Hoàng Tử NguyễnPhúc Bảo Thăng (9-12-1943).

(Bốn người con còn lại của Bà NamPhương hiện sống ở Pháp.)

*Với Thứ PhiMộng Ðiệp, hai người con đầu hiện ởPháp:

1. Nguyễn PhúcPhương Thảo (1946).

2. Nguyễn Phúc BảoHoàng (1954-1955).

3. Nguyễn Phúc Bảo Sơn (1957-1987), tửnạn tại Nhật.

*Với Hoàng Tiểu Lan:

1. Nguyễn Phúc Phương Anh, hiện sốngở Hawaii.

* Với Lê Thị PhiÁnh:

1. Nguyễn PhúcPhương Minh (1950-2012).

2. Nguyễn Phúc Bảo Ân (1951).

* Với bà Vicky

1. Nguyễn Phúc Phương Từ (Pháp).

“Họa vô đơn chí!”

Bảo Ân đã trao chochúng tôi những trang nhật ký viết về cuộcsống của ông sau ngày 30 Tháng Tư 1975:

Ngày 30 Tháng Tư, nóng lòngvì không có tin tức gì của Ðức Bà Từ Cung ởHuế, tôi ở lại Sài Gòn để ngóng tin nên đãbỏ lỡ chuyến bay ra Hạm Ðội 7. Sau vài tuầnđi ‘học tập cải tạo’ trở về, ỦyBan Quân Quản đến nhà tôi ở 213 Công Lý Q.1 yêucầu chị Phương Minh và tôi phải dọn ra trongvòng 24 tiếng đồng hồ vì họ nói nhà này củatướng cảnh sát ‘ngụy’ Nguyễn Ngọc Loan.


Bức hình giống phụ hoàng nhất của “Mệ Bửu Ân”. (Hình: Tư liệu của gia đình).

Tôi không biết Thiếutướng Nguyễn Ngọc Loan có ở đây không?Thật ra biệt thự này ngày xưa là của Ðức BàTừ Cung (mẹ Vua Bảo Ðại), ngài mua để khivào Sài Gòn có nơi trú ngụ. Năm 1957 sau khi truấtphế Vua Bảo Ðại, chánh quyền Ðệ NhấtCộng Hòa đã tịch thu và sau này đượcQuốc Hội Ðệ Nhị Cộng Hòa với sựvận động tích cực của Trung Tướng TNS.Tôn Thất Ðính, chính quyền đã giao trả lại choÐức Bà Từ Cung và ngài ra lệnh lấy căn nhàtrước lập bàn thờ Ðức Gia Long và văn phòngliên lạc bà con Nguyễn Phước Tộc, còn cănphía sau thì cho chị em chúng tôi ở.

Giấy tờ nhàđất chưa hoàn tất thì biến cố 1975 xảyra nên không có cái gì để chứng minh là nhà này của giađình chúng tôi. Vậy là hai chị em mau mau thu xếpđồ đạc, những gì có thể mangđược gì thì mang, còn những gì nặng nề khôngthể mang được thì bỏ lại như tủlạnh, bàn ghế tủ giường và nhiều thứkhác. Chị em chúng tôi về nhà Me chúng tôi ở nhờ.

Vào một buổi sángthức dậy xuống nhà lấy vài vật dụngđể xài, tôi không thấy cái vali quần áo mà tôi đãđem ra được khỏi nhà 213 Công Lý để vềđây, đó là cái vali độc nhất của tôi cònlại, nay không cánh mà bay. Cuối cùng tôi tìm thấy mộtcái thư của chị giúp việc cho Me tôi đểlại, đại ý trong thư chị ta viết, trong hoàncảnh này, chị cần một số vốn đểbuôn bán nuôi con nên đã lấy cái vali trốn đi, và mongtôi tha thứ cho chị. Thế là tay trắng hoàn trắngtay, đành phải đi mua thêm quần áo đểmặc.

Sống ở nhà Me tôicho đến năm 1978 thì Me tôi bị quy vào diện tưsản, bị cưỡng chế ra khỏi nhà và buộcphải đi kinh tế mới trên cao nguyên. Vì không thểsống ở nơi rừng thiêng nước độcnên cả nhà đều bỏ trốn về Sài Gòn, mỗingười đi mỗi nơi, trốn chui trốnnhủi, không hộ khẩu, không chứng minh nhân dân,sống như những kẻ bất hợp pháp. Me vàchị Phương Minh thì sống lén lút trong nhà dì Phi Hoa(vợ ông cựu Thủ Hiến Phan Văn Giáo), còn tôi thìở nhờ nhà mẹ vợ, mỗi tháng đềuphải chi tiền cho công an khu vực nhưng vẫn losợ bị bắt, nên ban ngày thì ngủ còn ban đêm thìmở mắt trao tráo để canh chừng công an gõcửa xét hộ khẩu thì lo leo sang nhà bên cạnh trốncho mau.

Me tôi rất lo lắngsợ tôi bị bắt, bà nói “Me và chị Phương Minhlà đàn bà con gái, chắc không ai bắt đâu, còn con là contrai, mà là con Vua Bảo Ðại nữa, ở đây nguyhiểm lắm.” (Lúc đó chánh quyền đang tuyêntruyền nói xấu nhà Nguyễn.) Me tôi ép tôi phải rađi, bà gom góp, vay mượn cho chúng tôi vàng để tìmđường vượt biên.

Tôi đi vượt biêntổng cộng ba lần, cả ba lần đềubị lừa, hai lần vợ chồng con cái cùng đi,sau cùng hết tiền, Me tôi chỉ còn đủ cho mộtmình tôi đi thôi, nhưng cũng bị lừa luôn, tuy nhiêncũng còn may mắn vì chỉ bị mất vàng chứkhông bị bắt vào tù.

Hết tiền, bà vàchị Phương Minh đem nhẫn kim cương đibán thì bị cướp lấy mất, chúng còn xô chịMinh té trầy cả mình mẩy. Tôi không dám làm phiền Metôi nữa, vợ chồng tôi bàn với nhau coi ra chợtrời xem thử có thể buôn bán gì được không?Thế là tôi bán luôn hai chiếc nhẫn vàng, đó là quàkỷ niệm của Me tôi tặng khi tôi tốt nghiệptrung học và một chiếc khi tôi vào đại học.

Gian nan chốn chợTrời

Vợ chồng tôibắt đầu ra chợ trời kiếm sốngbằng cách mua đi bán lại, các bạn hàng ngoài chợtrời thấy hai khuôn mặt ngơ ngơ ngác ngác, họbiết hai con nai này mới ra giàn, nên họ có những mónhàng mua cả năm rồi mà không bán được, dânChợ Trời gọi là “hàng ngậm,” họ giảdạng cho người khác đem đến bán cho chúng tôi,ham rẻ chúng tôi mua vô và sau đó có những món hàng chúng tôi “ngậm”cho đến ngày đi Mỹ vẫn còn trong nhà.


Gia đình “Mệ” Bảo Ân trong thời gian lăn lóc Chợ Trời. (Hình: Tư liệu của gia đình).

Thấy coi bộ bánChợ Trời không khá, một dịp đi thămngười bà con ở Q.11, được biếtngười bà con này có phần hùn trong một xưởngsản xuất nước tương, vợ tôi mớibàn với tôi đổi cách làm bằng nghề đibỏ mối ở chợ Bến Thành. Thế là vợchồng tôi lại chuyển qua nghề bỏ mốinước tương, chúng tôi mua nước tươngrồi thuê xe ba bánh chở từ Phú Thọ Hòa đếnchợ Bến Thành.

Tôi đứng ởngoài giữ hàng, còn vợ tôi thì đẩy hàng vào chợgiao cho khách hàng, cô ấy không cho tôi vô chợ vì sợgặp người quen. Bỏ mối nước tươngmột thời gian, chính quyền không cho xe ba bánh lưuthông những con đường chính trong trung tâm thànhphố, vả lại tôi thấy vợ tôi khiêng nặng vàcực nhọc quá mà chẳng kiếm được baonhiêu nên vợ chồng tôi bàn nhau đổi nghề mộtlần nữa.

Số là khi đilấy nước tương bỏ mối, chúng tôithấy trong khu vực này có vài xưởng làm dép cao su,bỏ mối dép cao su nhẹ nhàng hơn, thế là vợchồng tôi đến nói chuyện và xin mua vềđể bán. Lúc đầu họ bảo chúng tôi phảiđợi đến khi nào họ giao cho khách hàng cũcủa họ xong, nếu còn dư họ sẽ bán cho chúngtôi. Cả tháng trời, mỗi ngày chúng tôi phải chờđợi 3-4 tiếng đồng hồ mà chỉ lấyđược vài lố (12 đôi) dép, rồi chúng tôiđem những lố dép đó giao lại cho các tiệm bándép ở chợ Ðại Quang Minh, Chợ lớn.

Sau một thời gianquen rồi, chủ hãng giao cho chúng tôi nhiều hơn vàbạn hàng ở chợ, họ cũng đặt hàngnhiều hơn. Có hôm chúng tôi bán được hơnnăm mươi lố dép. Những người lấymối dép như chúng tôi thấy chúng tôi đượcchủ hãng giao cho một số lớn, họ ganh tỵ,kiếm chuyện gây sự và dọa đánh chúng tôi,bọn họ thì đông, còn chúng tôi chỉ có hai vợchồng. Bán dép thì nhẹ nhàng hơn nướctương, cũng kiếm tiền khá hơn nhưng bâygiờ chúng tôi cảm thấy không còn an toàn nữa, mỗilần đi lấy hàng phải nhìn trước ngó sau xemcó ai phục kích mình không?

Tôi thì lo cho vợ tôi,nhưng ngược lại nàng nói nàng không sợ mà chỉsợ cho tôi. Cô ấy nói nếu tôi có mệnh hệ nào thìMe tôi sẽ oán trách cô ấy, vì ngay cả chuyện đibán Chợ Trời, bỏ mối nước tươnghay dép chúng tôi đều giấu mẹ tôi. Nghĩ mìnhđang sống bất hợp pháp, không có một tờgiấy lận lưng, nay đi gây chuyện vớingười ta, công an mà bắt được thì đi tùlà cái chắc, nên vẫn trông có dịp kiếm cách khác làmăn.

Trong một dịp tìnhcờ đi ngang qua đường Nguyễn Thái Bình, Q.1,tôi gặp lại anh bạn thương phế binh tên Quân,con Ðại Úy Hải, trưởng ban an ninh trong QuânTrấn, mà chúng tôi quen nhau trước 1975. Nhà anh ở trongQuân Trấn, Sài Gòn-Chợ Lớn, nơi trước kia tôilàm việc. Hiện nay, anh đang mua bán đĩa nhạctrên lề đường Nguyễn Thái Bình. Kỳ này tôinói vợ tôi ở nhà chăm sóc con cái, để tôi ragặp và hùn vốn với Quân.

Sáng chúng tôi đứngở Nguyễn Thái Bình để thu mua đĩa, chúng tôichỉ mua nhạc hòa tấu thôi, buổi chiều thì chúngtôi đi xe bus đến các quán cafe nhạc ở SàiGòn-Chợ Lớn-Gia Ðịnh để bán. Thời gian này,nhà nước chỉ cho phép các quán cafe mở nhạc khônglời mà thôi, nên các đĩa nhạc hòa tấu càng ngàycàng khan hiếm khó mua. Chúng tôi lại xoay qua buôn bán đủthứ, cái gì có lời là chúng tôi mua vào.


“Công Chúa” Phương Minh và “Hoàng Tử” Bảo Ân bên cạnh mẹ trong thời gian thơ ấu ở Ðà Lạt. (Hình: Gia đình cung cấp).

Tôi có một kỷniệm không bao giờ quên được là, có mộtlần con trai tôi là Quý Khang đòi theo cha ra chợ Trờichơi, lúc đó Quý Khang mới ba tuổi, đếntrưa Quý Khang buồn ngủ, tôi đang bận coi hàng nênkhông thể chở Khang về, nên trải tạm tờ báora lề đường cạnh chỗ tôi ngồi bán hàng đểcháu nằm ngủ. Nhưng xui xẻo làm sao, đúng lúcđó công an và quản lý thị trường đem xeđến hốt những người chiếm lòng lềđường để buôn bán, thương binh Quân thìtàn tật không chạy nhanh được nên tôi phảiphụ Quân gom hàng chạy cho nhanh, nếu họ bắtđược thì hàng mất, còn tôi chắc cuộcsống của tôi cũng bi đát luôn, quýnh quáng quá lochạy, nên bỏ quên thằng con đang nằm ngủngon lành trên lề đường. Lúc đóđường Nguyễn Thái Bình vắng tanh không cònmột bóng người, chỉ còn Quý Khang đang nằmngủ trên tờ báo, đúng như thành ngữ “đem conbỏ chợ!”

Quân theo gia đình điMỹ theo diện H.O. trước chúng tôi. Sau này qua Mỹgặp lại anh ở Garden Grove, Quân nhỏ tuổihơn tôi, chưa lập gia đình vẫn ở với chamẹ, anh bị tàn tật nên cũng khó lấy vợ, còngia đình tôi ở Westminster, lâu lâu Quân đến nhà tôiăn cơm, ngồi ôn lại những ngày tháng vui buồnchợ Trời. Tiếc là ngày nay Quân đã ra ngườithiên cổ.

Gian nan nhữngchuyến đi

Khoảng cuối năm1975, bà Phi Ánh vào Tòa Ðại Sứ Pháp tại Sài Gòn, yêucầu xin cho toàn gia đình (gồm cả chồng, con riêngvà con của cựu hoàng) được đi Pháp. Ít lâusau, qua ông đại sứ Pháp, Cựu Hoàng Bảo Ðạichỉ chấp thuận cho bà Phi Ánh và hai con sang đoàntụ và tòa đại sứ đã nhanh chóng cấpLaissez-Passer cho bà Phi Ánh, Phương Minh và Bảo Ân. Tuynhiên, Phương Minh đã có thời gian sống ởPháp, nói rằng đời sống ở Pháp rất khókhăn, và tuy vì tình thương con, cựu hoàng thật rakhông đủ khả năng bảo trợ nuôidưỡng ba người. Mặt khác gia đình của bàPhi Ánh không thể chia cắt như thế, và Bảo Âncũng không thể bỏ vợ con ở lại, nênchuyện ra đi không thành.


Ông Bảo Ân và Thứ Phi Mộng Ðiệp trước tranh vẽ Cựu Hoàng Bảo Ðại (Paris 2004).

Năm 1978, ngườichồng sau của bà Phi Ánh vượt biên sang Mỹ thànhcông, gửi giấy bảo lãnh về, nhưng lúc ấyBảo Ân đã có gia đình, không đủ điềukiện ra đi. Trong khi chờ đợi đi Mỹ, bàPhi Ánh mắc bệnh ung thư và qua đời năm 1984.

Năm 1985, bàPhương Minh và các con riêng của bà Phi Ánh điđịnh cư ở Mỹ.

Mãi đến năm1992, gia đình ông Bảo Ân được gia đình bênvợ bảo lãnh, sang Mỹ và định cư tạiquận Cam từ đó đến nay. Những năm đầutiên, cũng như bao nhiêu người mới sang khác, bàBảo Ân phải ngồi shop may suốt ngày, ông làm trongmột hãng in áo T-shirt và về sau sang làm cho một hãngNhật chuyên sản xuất CD tại Garden Grove.

Con trai ông Bảo Ân, cháuđích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại, NguyễnPhước Quý Khang tốt nghiệp UCI về ngànhthương mãi và hiện làm cho một công ty ngoạiquốc ở Sài Gòn.

Xây mộ cho phụ hoàng

Gia đình Bảo Ânđến Mỹ năm 1992 nhưng vì thất lạchồ sơ nên đến năm 2005 gia đình mới cóquyền công dân. Cầm passport trong tay, quốc gia đầutiên mà ông muốn đến là Pháp, để thăm mộcha, điều mà ông mơ ước từ lâu, nhưngchưa có cơ hội thực hiện. Ông Bảo Ân đãliên lạc với một người bạn ở Paris làÐặng Văn Phụng, nhờ vợ chồng ngườinày đi xem thử tình trạng ngôi mộ của VuaBảo Ðại hiện nay tại nghĩa trang Passy thuộchạt Trocadero Paris 16e ra sao. Theo lời kể của ôngBảo Ân, người bạn này suốt một ngày đitìm, đọc hết các tấm bia mộ mà không khôngthấy, nghi ngờ rằng cựu hoàng khôngđược chôn cất tại đây. Ông Bảo Ângợi ý cho người bạn là nên đi tìm ngườigác nghĩa trang để hỏi, mặc dầu vớibản sơ đồ trong tay, cuộc tìm kiếm cũngkhông kết quả. Một lần khác, trong khi đangđứng gần ngôi mộ của cựu hoàng,người bạn này tình cờ gặp và hỏi mộtngười cảnh sát già về ngôi mộ của “SaMajesté Bảo Ðại,” thì ông này chỉ ngay vào ngôi mộgần đó. Ðó là một ngôi mộ không có bia, không khắctên, chỉ trơ trọi hai tấm “đan” xi măngsần sùi, với mấy chậu hoa đã quá cũ kỹqua thời gian. Người bạn của anh nhìn xuốngngôi mộ mà bật khóc. Nơi yên nghỉ của mộtông vua mà như thế này sao?

Ông Bảo Ân hồitưởng: “Nghe anh kể mà tôi khóc nức nở, thậtlà tội nghiệp cho cha tôi, cha nằm đó lạnhlẽo như một kẻ vô danh đã 8 năm rồi,không ai biết để thắp một nén nhang cho chaấm lòng.”


Ông Bảo Ân ngậm ngùi trước ngôi mộ đơn sơ của cha.

Nghĩa trang Passy ởParis là một nghĩa trang nổi tiếng đượcxây dựng từ đầu thế kỷ XIX, nơi chôncất nhiều nhân vật lừng danh của thếgiới như tài tử phim hài Fernandel (1903-1971,) nhà vănVirgil Gheorghiu (1916-1992,) họa sĩ Edouard Manet (1832-1883,)người sáng lập công ty xe hơi Marcel Renault (1872-1903,)Tổng Thống Pháp Alexandria Millerand (1859-1943)… Cũng theolời kể của ông Bảo Ân, Vua Bảo Ðại khôngtiền và cũng không có thế lực đểđược chôn cất tại đây, đây là phầnmộ của một thương gia giàu có ở Paris,rất kính trọng cựu hoàng, khi nghe ông qua đờiđã hiến phần đất này cho ngài.

Về việc xây mộcho Cựu Hoàng Bảo Ðại, khi ông từ trần ởParis, chỉ có người vợ cuối cùng của ông làbà Monique Baudot, người Pháp ở bên cạnh, và trên pháplý, chỉ có bà Monique, người vợ có hôn thú cònsống mới có quyền xây mộ cho ngài.

Theo sự hiểubiết của ông Bảo Ân, bà Thứ Phi Mộng Ðiệpvà các con tuy có tiền nhưng lại không muốn giao cho bàMonique xây mộ. Lúc sinh thời, Thái Tử Bảo Long khônglàm được, gia đình bên các công chúa không làmđược, phía Nguyễn Phước Tộc cũngkhông làm được vì không có sự đồng ý củabà Monique, thậm chí hội này có quyên góp và giao lại cho bàMonique một số tiền để xây mộ nhưngkhông có kết quả… Nhiều người giàu có muốnxây mộ cho Vua Bảo Ðại để lấy tiếngcũng bị bà Monique cản trở.

Ông Bảo Ân rất xúcđộng và đau lòng khi nghe người bạn từParis mô tả những gì về ngôi mộ này, nên muốnnhờ người bạn đi kiếm người làmmột tấm plaque khắc tên Vua Bảo Ðạiđặt trên ngôi mộ và sau này có thể xúc tiếnviệc xây mộ cho ngài. Người bạn tìm đếnông Nguyễn Duy Hiệp, một người Việt, códịch vụ chuyên lo về thủ tục mai táng củathành phố Paris. Ông này khi nghe nói đến có mộtngười con cựu hoàng hiện ở Mỹ có quan tâmđến ngôi mộ, ông rất cảm kích và ngỏ ý ôngsẽ liên lạc với bà Monique để có thểtiến hành việc xây mộ. Ông Nguyễn Duy Hiệpgiải thích là bà Monique có nhờ ông quyên tiền đểxây mộ cho cựu hoàng, nhưng trong ba năm, ông chỉnới quyên được 1,200 Euros, vậy nếu “Mệ”Bảo Ân có khả năng làm được, “thì mờisang Paris, chúng ta sẽ bàn tiếp”.

Một chủ công tymộ bia ở Paris là ông Cridel thấy hoàn cảnh củaCựu Hoàng Bảo Ðại đáng thương nên đãgặp bà Monique, và điều đình với bà, nếu bà bằnglòng thì ông sẽ thực hiện bản vẽ và ông sẽgiúp 50% phí tổn xây cất. Ông Nguyễn Duy Hiệp cũnggóp lời thuyết phục, cuối cùng bà Moniqueđồng ý và giao cho ông Hiệp gây quỹ trong bà concộng đồng Việt Nam.


Ông Bảo Ân và con trai, Quý Khang, cháu đích tôn của Cựu Hoàng Bảo Ðại bên ngôi mộ mới vừa hoàn thành.

Gây quỹ

Tốn phí cho công trình xâymộ ước tính ban đầu là khoảng 25,000 Euros.Công ty Cridel chịu 50%, ông Nguyễn Duy Hiệp quyênđược 3,000 và cá nhân ông đóng thêm 1,000, chùa TịnhÐộ đóng góp 1,000, các vị đạo hữu Cao Ðài chođược 400. Số tiền còn lại do các vịtrong cộng đồng Việt Nam đóng góp. Xúcđộng nhất là có 1 cháu gái gởi tới 5 Euros kèmtheo bức thư đại ý là cháu còn đi học không cónhiều tiền nhưng thấy thương ông vua củamình quá nên xin được đóng góp để xây mộcho ngài. Như vậy còn thiếu khoảng 9,000 Euros cho nênviệc xây mộ đã chờ đợi hơn 3 nămnay rồi mà không thực hiện được.

Sau sự tườngtrình của ông Nguyễn Duy Hiệp, ông Bảo Ân hứasẽ cung cấp số tiền còn lại. Ông Bảo Âncũng cho chúng tôi biết, qua Mỹ phải làm ăn vấtvả, không có tiền, tuy vậy ông đã “cà” tấtcả thẻ “credit” ông có mới có đủ tiền xâymộ cũng như trang trải tốn phí cho nhữngchuyến đi sang Pháp.

Năm 2005, ông Bảo Ânqua đến Pháp, việc đầu tiên là đếngặp ông Cridel để xem bản vẽ, để xem cócần sửa chữa gì không? Ghi khắc tên tuổicủa cựu hoàng trên bia đá như thế nào? Ðểkhắc chữ bằng vàng trên bia mộ, phải tốnthêm 2,200 Euros. Sau khi bà Monique chấp thuận, ông Cridelsẽ cho xúc tiến xây mộ ngay lập tức, và khi nàohoàn tất, ông sẽ báo cho ông Bảo Ân trở qua Pháp đểtổ chức lễ tưởng niệm và cầu siêu chocựu hoàng.

Khi được thôngbáo công việc êm xuôi, cuối năm 2006, ông Bảo Ântrở lại Paris. Ông “chạm trán” bà Monique tạiphần mộ của cựu hoàng. Bà Monique nổi tiếnglà khó khăn, câu nói đầu tiên của bà Monique khinhận ra Bảo Ân là “mắng” ông sao sang Paris mà khôngđến thăm viếng bà theo phép lịch sự, trongkhi đó lại đến thăm bà Mộng Ðiệp. ÔngBảo Ân đành lấy lý do ông không rành tiếng Pháp và khôngbiết đường sá.

Bà Monique cũng thanphiền là các con Vua Bảo Ðại “làm phiền bà quánhiều!”

Việc ông Bảo Ân xâyđược mộ cho cựu hoàng cũng là do duyênđịnh, hình như vua cha dành cho ông vinh dự này vìgần 10 năm nay, không ai có thể thuyết phụcđược bà Monique để cho họ xây mộcủa Vua Bảo Ðại, trong khi chính bà lại không cótiền hay không muốn xây mộ.


Bốn chữ “Bảo Ðại Sắc Tứ” được khắc trên đầu bia mộ.

Ngoài các dòng chữ do ôngBảo Ân soạn khắc trên bia mộ, bà Monique đãquyết định là khắc thêm hình ảnh kim khánhbốn chữ “Bảo Ðại Sắc Tứ” khắc trêntấm bia, mà có lẽ những người làm bia mộ,không ai biết ý nghĩa của nó.

Trước ngày khánhthành, ông Bảo Ân cho bà Monique hay là ông sẽ đem lá cờvàng ba sọc đỏ vào treo trước ngôi mộ, vìđây là lá cờ ngày 2 Tháng Sáu năm 1948, chính phủcủa Quốc Trưởng Bảo Ðại (với ThủTướng Nguyễn Văn Xuân) đã chính thức dùng làmquốc kỳ của quốc gia Việt Nam. Cuộcthương thảo bất thành vì bà Monique không bằng lòngvà de dọa sẽ gọi cảnh sát can thiệp nếu ôngBảo Ân đem lá cờ VNCH vào lễ khánh thành.

Con trai của cựuhoàng phản đối bằng cách không đến thamdự lễ khánh thành ngôi mộ của cha, và bài diễnvăn soạn sẵn, với tư cách là đại diệncủa gia đình Vua Bảo Ðại, để cám ơn cácquan khách và hội đoàn người Việt tại Paris,sẽ không bao giờ còn cơ hội để đọcnữa.

Ngày khánh thành mộcựu hoàng có đủ các chức sắc thành phố, cáchội đoàn người Việt ở Paris, nhưnglại vắng bóng các “Mệ” con của Vua Bảo Ðại,ngoài lý do trên của Bảo Ân, không ai muốn gặpmặt bà Monique. Ông Bảo Ân cho biết lý do, nếu aiđến, tức là đã công nhận bà Monique trong vai tròngười vợ chính thức của nhà vua, đó lạilà điều tất cả mọi người không aimuốn.

Những đoạnđời gian truân

Ông Bảo Ân nhớlại: Nếu không có chuyện tịch thu tài sản và nhàcửa của bà Phi Ánh, mẹ ông, thì không có cảnh giađình tan tác, mẹ con mỗi người mỗi ngảvà lâm cảnh túng bấn.

“Cuộc đờiđôi khi giống như một vở kịch.” Ông BảoÂn tâm sự: “Ngày hôm đó thật là một ngày buồnthảm đáng ghi nhớ, trời đã tối rồi màba mẹ con chúng tôi vẫn chưa tìm ra chỗ đểdung thân, đi tới đâu ai cũng khéo léo từchối, không ai còn muốn dính dáng tới chúng tôi nữa.Ông ngoại nói với dì Phi Hoa để cho chúng tôi tạmtrú, mặc dầu gia đình bà cũng đang lâm vào hoàncảnh khó khăn vì có liên hệ đến QuốcTrưởng Bảo Ðại như chúng tôi.

Một thời gian khithấy tình hình bên ngoài tạm yên, Me tôi quyếtđịnh cho chúng tôi đi học lại. Me tôi nhờ ôngngoại đến trường ghi danh cho chúng tôi, nhưngông ngoại tới đâu, sau khi xem ‘lý lịch’ họđều khéo léo từ chối, mà không nói lý do. Chị emchúng tôi đành phải ở nhà chơi một năm khôngđến trường. Sau đó chúng tôi phải tìmgiải pháp là làm lại giấy khai sinh, lấy họmẹ, từ dòng dõi nhà Nguyễn đổi thành con cháuhọ Lê. Chúng tôi đã trở thành con người mới,không còn dính líu gì đến chế độ cũ nữa,có thể gọi là ‘chối bỏ nguồn gốcđể tồn tại!’”

Trong thời gian này, bàPhi Ánh cũng không dám liên lạc với Ðức Từ Cung vìsợ bị lộ tung tích, vì dầu sao Bảo Ân cũnglà giọt máu của cựu Hoàng Bảo Ðại duy nhấtđang sống tại Việt Nam.

Ông Bảo Ân tiếtlộ, tên thật của ông do bà Từ Cung đặt choông khi mới sinh ra đời là Bảo Khương. Khi làmlại giấy khai sinh, ông đã đổi tên Bảo Ân vàlấy họ mẹ. Sau này khi bà Từ Cung và cựu HoàngBảo Ðại biết chuyện này, cũng đã rấtthông cảm.

Năm 1964, bà Từ Cungđem Bảo Ân ra Huế ở với bà để đihọc, cho đến năm 1968, khi biến cố MậuThân xảy ra, sau khi Việt Cộng rút ra khỏi Huế,bà Phi Ánh lo sợ cho con, nên đã nhờ mộtngười trong Nguyễn Phước Tộc là ông BửuNghi, xin với Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳmột chiếc trực thăng để đưaBảo Ân từ sân Phú Văn Lâu lên phi trường Phú Bài,và từ đây ông đi theo máy bay C.130 chở tử sĩvà thương binh về Sài Gòn. Mười hai năm sau,1980, “Mệ” Bảo Ân và chị là Phương Minh đãtrở lại Huế để thọ tang bà nội là ÐoanHuy Hoàng Thái Hậu, tức là Ðức Bà Từ Cung.

Việc tịch thu tàisản của gia đình Quốc Trưởng BảoÐại

Nhiều ngườibiết chuyện Quốc Trưởng Bảo Ðạibị ông Ngô Ðình Diệm truất phế trong cuộc “trưngcầu dân ý” vào ngày 23 Tháng Mười năm 1955, nhưng ítai biết đến việc tài sản của toàn giađình những người liên hệ với QuốcTrưởng Bảo Ðại (kể cả vợ không hônthú) và của các ông Vĩnh Cẩn, Nguyễn Ðệđều bị tịch thu. Thân mẫu của QuốcTrưởng Bảo Ðại, Ðức Từ Cung phảidọn ra khỏi Cung An Ðịnh.

Câu hỏi của chúngtôi đối với ông Bảo Ân là, phải chăngviệc tịch thu tài sản này là do cấp dưới,tùy tiện, “lấy điểm” mà không phải do chủtrương, chính sách của cấp trên?


Công báo VNCH ngày 22 Tháng Ba 1958.

Ông Bảo Ân đã chochúng tôi xem một tài liệu cũ mà ông đã lưugiữ từ 56 năm qua, tờ Công Báo Việt Nam CộngHòa ngày Thứ Bảy 22 Tháng Ba 1958, ấn hành bởi tòa tổngthư ký Phủ Tổng Thống, “bảng phụ đínhvào quyết định số 400.BTC/DC ngày 14 Tháng Ba 1958của ông bộ trưởng tài chánh chỉ địnhnhững tài sản của Bảo Ðại và bộ-hạđặt dưới đạo luật số 17/57 và16-2-1957 và sắc lệnh số 122-TC ngày 27-02-1958 chỉđịnh tài sản tịch thu” của:

  • Vĩnh Thụy tức Bảo Ðại.
  • Marie Jean Nguyễn Hữu Hào, tức Nguyễn Thị Lan, tức Nam Phương Hoàng Hậu, vợ chính thức của Bảo Ðại.
  • Bùi Thị Mông Ðiệp hay Bùi Mộng Ðiệp, vợ không chính thức của Bảo Ðại.
  • Lê Thị Phi Ánh hay Lê Phi Ánh, vợ không chính thức của Bảo Ðại.
  • Hoàng Thị Lang (hay Lan) tức Wong Y Lang, tức Jenny, vợ không chính thức của Bảo Ðại.
  • Vĩnh Cẩn (anh em chú bác và là người thân cận với cựu hoàng, thường được gọi là Hoàng Tùng Ðệ) và vợ chính thức là Nguyễn Hữu Thị Bích Tiên.
  • Nguyễn Ðệ (đổng lý văn phòng quốc trưởng ở Paris) và vợ là Bùi Thị Mão.

Tài sản bị chỉđịnh tịch thu gồm có bất động sảnnhư nhà cửa, lâu đài, biệt điện,đồn điền, các sở đất, các kho chứahàng, tất cả khí mãnh, dụng cụ trang bị cho cáccơ sở trên, số tồn khoản tại các nhàbăng, các cổ phần trong các công ty, các số nợ chongười khác vay, các loại xe hơi…

Chúng ta cũng biết làsau khi Quốc Trưởng Bảo Ðại bị truấtphế, An Ðịnh Cung, diện tích 16,584 m2, tọa lạctại bờ sông An Cựu Huế, tư sản của VuaKhải Ðịnh, không phải của triều đình nhàNguyễn, đã bị chỉ định là tài sảntịch thu của “Vĩnh Thụy tức Bảo Ðại”.Thoạt đầu Ðức Từ Cung phải dọn quatạm trú tại nhà thờ Kiên Thái Vương, trong khuônviên Cung An Ðịnh Cung, và sau đó ra ở tại ngôi nhàở địa chỉ 79D Phan Ðình Phùng, gần chợ AnCựu cho đến khi bà qua đời.

Sống lưu vong,chết nghèo khó

Theo lời kểcủa thứ phi Mộng Ðiệp với ông Bảo Ân,cuối năm 1955, sau khi bị truất phế, bềngoài không ai biết cựu hoàng nghĩ gì, nhưng theo bà, ôngđã có một thời gian bị trầm uất, mấtngủ và phải dùng thuốc an thần. Ông nói là ôngrất lo cho Ðức Từ Cung. Sau này nghe tin Ðức TừCung bị đuổi ra khỏi Cung An Ðịnh, cựu HoàngBảo Ðại lại càng lo hơn, tối không ngủđược. Cựu hoàng hút thuốc lá liên miên, vàthường bỏ nhà đi “bụi đời” (nguyênvăn), không biết đi đâu, chỉ những lúcđau ốm hay cạn tiền mới trở vềvới bà Mộng Ðiệp.

Cũng theo lờitường thuật của ông Bảo Ân: “Sau cú ‘sốc’đó cựu hoàng không muốn tin ai nữa, không muốntiếp xúc với ai, ông bảo bà Mộng Ðiệpđưa tiền rồi đeo cái túi xách lên vai đi 3-4ngày, đôi khi đi cả tuần đến khi đauốm hoặc hết tiền mới trở về. Khihết bệnh ông lại đi tiếp, hỏi ông điđâu thì ông nói đi loanh quanh đây thôi. Có khi bà MộngÐiệp phải bảo Hoàng Tử Bảo Sơn và anh JeanBui (con riêng của bà) theo dõi cựu hoàng, thì ông giận bàsuốt hai tuần. Có lần cựu hoàng lên cơn sốtrét nằm trên băng ghế, dưới hầm metro,cảnh sát đem ông về đồn và gọiđiện thoại cho Hoàng Tử Bảo Long đếnbảo lãnh ông về, rồi khi hết bệnh ông lạiđi nữa.”

Thứ Phi MộngÐiệp nói với Bảo Ân: “Nhà dì giống như cáitrạm, hết tiền hay đau bệnh thì ngài mớivề. Vì vậy khi Hoàng Hậu Nam Phương quađời năm 1963, ở Chabrignac, không ai biết ngàiở đâu để thông báo. Ðiều này làm ngài rấtbuồn và cứ băn khoăn trách móc dì mãi!”

Nghèo khổ và côđơn

Năm 1967, Công ChúaPhương Minh sang Pháp theo sự sắp xếp hôn nhâncủa gia đình nhưng không thành, thấy hoàn cảnhcủa vua cha cô đơn và tội nghiệp, nên cô tìnhnguyện ở lại để săn sóc cha.

Lúc này cựu hoàng đãdùng thuốc ngủ rất nặng, có lần uốngthuốc xong, nằm vắt tay lên trán, vừa suy nghĩvừa hút thuốc. Khi thuốc ngấm, ông ngủ hồinào không biết, điếu thuốc trên tay rơi xuốngáo cháy phỏng cả ngực, nên lần sau mỗi lầnông dùng thuốc ngủ, cô Phương Minh đứngđó canh chừng đến khi ông ngủ rồi mớidám đi làm công việc. Tuy ở Paris, Phương Minhcũng chỉ gặp Hoàng Tử Bảo Long một lầnvà chưa hề giáp mặt Bảo Thăng và các công chúaPhương Mai, Phương Liên và Phương Dung.Quốc Trưởng Bảo Ðại có nhiều vợ vànhiều dòng con, khi Nam Phương Hoàng Hậu quađời, ông cũng không hay biết, điều đóđã tạo thêm sứt mẻ trong gia đình.


Từ trái sang phải: Bà Ưng Thi, cựu Hoàng Bảo Ðại, bà Monique Baudot, ông Ưng Thi (Paris 1995). (Hình: Tài liệu của gia đình ông Bảo Ân).

Ðời sống ởParis cũng khó khăn, vất vả, cô con gái củacựu hoàng, phải đi làm tiếp viên trong một nhàhàng Trung Hoa để có phương tiện đểsống gần cha và chính cô, cũng phải nhận sựtrợ giúp từ mẹ ở Sài Gòn. Trong thời gian này,hầu hết sự chi dùng của ngài là do tiền củaÐức Bà Từ Cung gởi qua. Mặc dầu các con cũngthường hay lui tới thăm ngài, nhưng ngài không baogiờ đề cập đến vấn đềtiền bạc, và cũng không ai nghĩ đếnchuyện giúp đỡ ngài. Theo lời cô Phương Minhkể lại, khi có tiền thì hai cha con rủ nhau đi nhàhàng, khi hết tiền thì nhiều ngày chỉ có mộtbữa ăn.

Nhiều khi cạntiền, túng thế, cựu hoàng phải bảoPhương Minh chạy đi “vay mượn” nhữngngười quen biết.

Cho mãi đến năm1971, Phương Minh hay tin mẹ đau nặng, cô trởvề Sài Gòn và bị kẹt lại sau khi cộng sảnchiếm miền Nam.

Cũng năm này,Bảo Ðại kết hôn với Monique Baudot, một phụnữ Pháp kém hơn 30 tuổi (Monique Baudot sinh năm 1946.)Bảo Ðại vào đạo Thiên Chúa, có tên thánh là Jean-Robert.

Ở Paris, cựu HoàngBảo Ðại không có nổi một căn nhà, nơi màcựu hoàng ở với bà Monique trong những ngày cuốiđời là do một người Pháp yêu mếnđể cho cựu hoàng ở không lấy tiền. Cólần, theo lời kể của bà Mộng Ðiệp, bà Moniqueđã xúi nhà vua kiện ra tòa án để lấy các tàisản của bà thứ phi, nhưng nhà vua đã khôngbằng lòng. Cuộc hôn nhân cuối cùng với bà Moniqueđã đưa đến chia rẽ trong gia đìnhcựu hoàng, từ đó không ai đến thăm viếngông nữa và gần như vị vua cuối cùng củatriều Nguyễn sống trong cảnh nghèo khó và côđơn. Năm 1982, nhân khai trương Hội HoàngTộc ở hải ngoại, Bảo Ðại lầnđầu tiên sang thăm Mỹ với tư cách cá nhân,cùng đi với cựu hoàng có bà Monique.

Sau khi cựu HoàngBảo Ðại kết hôn với bà Monique thì các conđều xa lánh không lui tới, thăm viếng. Ôngmất ngày 31 Tháng Bảy 1997 tại Quân Y ViệnVal-de-Grâce, Paris, hưởng thọ 85 tuổi. Ðám tangBảo Ðại được tổ chức một cáchlặng lẽ vào lúc 11 giờ ngày 6 Tháng Tám năm 1997tại nhà thờ Saint-Pierre de Chaillot số 35 đại lộMarceau, quận 16 Paris và linh cữu được mai tángtại nghĩa địa Passy trên đồi Trocadero, khônghề thấy sự hiện diện của thân thích giađình, trừ bà Monique, người vợ cuối cùngở bên cạnh, với cờ tam tài của Pháp Quốc vàHội Cựu Quân Nhân Pháp.

‘Hoàng Tử’ Bảo Ânxin hai chữ ‘công bình’

Ðể kếtthúc bài viết về cựu Hoàng Bảo Ðại vàtấm lòng của đứa con trai lưu lạc BảoÂn, không có gì hơn là mời bạn đọc hiểunỗi lòng của ông, được ghi lại trong bàidiễn văn thay mặt gia đình, dự địnhđọc trong lễ khánh thành lăng mộ cựu HoàngBảo Ðại năm 2006 không thành.

Hoàng Tử Bảo Ânđã biện bạch nỗi lòng của một đứacon “bất hiếu” và xin hai chữ “công bình” cho phụhoàng:

“Năm 1980 tạiHuế, tôi đã từng khóc để tiễn biệtÐức Bà Nội tôn kính của chúng tôi là Ðoan Huy Hoàng TháiHậu Từ Cung về với tổ tiên, liệt thánh nhàNguyễn. Một lần nữa, 1986, tôi lại khócđể vĩnh biệt mẹ thân yêu của chúng tôi là bàthứ phi Lê Phi Ánh, và bây giờ, mặc dầu trễ chínnăm do hoàn cảnh, cuối cùng tôi cũng đếnđược nơi đây để mong một phầnnào làm tròn bổn phận của một đứa conhơn 50 năm qua, ao ước được gặplại cha mình, nhưng rồi mãi mãi niềm ao ướcđó chẳng bao giờ thành hiện thực. Ngày nayđứng bên mộ phần của cha, xin cúi đầukính cẩn dâng lên ngài lời cầu xin được thatội!”

“Nói về cuộcđời của Cha tôi, lâu nay có nhiều dư luậntrái ngược nhau. Ngày hôm nay, bên mộ phần ngài, tôikhông muốn biện minh những gì ngài đã làm cho dântộc của ngài, mà chỉ xin quý vị, cùng tấtcả những người Việt Nam khác, hãy bỏ quanhững khác biệt chính trị mà chỉ xét vấnđề trên từng bối cảnh lịch sửcủa đất nước, xin vui lòng nhìn vào lươngtâm mình, không phải để tìm trong đó lòng bác ái haymột tình cảm riêng tư, bởi vì cha tôi, không muốnvà cũng không chờ đợi sự rộnglượng đó của quý vị, mà chỉ xin quý vị tìmtrong đó một đức tính cao thượng và lòng trungthực để trả lại cho ngài hai chữ ‘công bình’trong lịch sử.” (Bảo Ân)