Trần Văn Thạch: một cây bút chống bạo quyền áp bức

Paris, hội tụ chính trị lớn, vào ngày thứ bảy, 14 tháng 6 - 2014, lúc 14h30, tại Salle de Spectacle de l'Ancienne Mairie, 68 rue Houdan. 92330 SCEAUX ngoại ô Paris. Do hội Association VietNam Etudes Silicon Band tổ chức, bởi Trần Mỹ Châu và Phan Thị Trọng Tuyến.

Theo chương trình ngày ra mắt sách, và giới thiệu “Trần Văn Thạch (1905-1945) một cây bút chống bạo quyền áp bức, tư tưởng và hoạt động một trí thức Đệ Tứ tại Sài Gòn, thời thuộc địa Pháp”.

Ngày này, Paris nắng ấm, chiều đầu mùa Hạ, với những tên tuổi đã từng trải nghiệm cuộc đời chính trị, văn học, nghệ thuật, và truyền thông, hầu hết quan khách chọn lọc đến từ khắc nơi trên đất Pháp.

Chương trình muộn 15 phút, tạm gọi thời gian đúng lúc khai mạc, nữ nhà văn Mai Lan xuất hiện trên sân khấu, giới thiện thành phần quan khách, và diễn giả. Dẫn nhập chương trình của buổi ra mắt sách với chủ đề chính “Trần Văn Thạch (1905-1945) một cây bút chống bạo quyền áp bức, tư tưởng và hoạt động một trí thức Đệ Tứ tại Sài Gòn, thời thuộc địa Pháp”.


Nhà văn Mai Lan thay mặt ban tổ chức giới thiệu diễn giả Nhà văn nữ Trần Mỹ Châu, tin giờ chót cho biết Nhà văn từ Canada xin vắng mặt. Nhà văn nữ Đỗ Quỳnh Dao được đề nghị đọc tham luận của nhà văn Trần Mỹ Châu. Xin giới thiệu một ít về thân phụ của nhà văn nữ Đỗ Quỳnh Dao là nhà báo Đỗ Bá Thế, ít tuổi hơn ông Trần văn Thạch nhưng cùng hoạt động chung với Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Trạch...(Nhà văn Mai Lan giới thiệu Đỗ Quỳnh Dao).

Đọc một tham khảo của người khác, quã nhiên quá khó diễn tả hết tâm tư, không ngờ nhà văn Đỗ Quỳnh Dao với giọng kim nữ, cao ấm toát ra từ một âm quản lôi cuốn khán thính giả khó tính, lắng nghe từng lời ngôn ngữ cách mạng một thời của thế hệ 1930.

Nhà văn nữ Đỗ Quỳnh Dao, điễn đạt hết ý nghĩa tham luận của nhà văn Trần Mỹ Châu chuyển đến quan khách.

Trong tham luận của Trần Mỹ Châu để lại rất nhiều dấu ấn tình sống cuộc đời, xúc động nhất về đoạn văn thay cho thông điệp của Trần Mỹ Châu:

“Tôi cảm thấy có một tình cảm đặc biệt nào đó gắn bó tôi với con cháu những người bạn đồng hành hay có quen biết ba tôi. Tôi tìm được anh Phan Kiều Dương, con bác Hùm; chị Nguyễn Thị Minh, con bác Ninh; em Quỳnh Dao, con của nhà văn, nhà báo Đỗ Bá Thế (bạn của bác Thâu, biết ba tôi, thân với mẹ tôi); bác sĩ Trần Ngươn Phiêu, học trò cũ của ba tôi; chị Hồ Tai Huệ Tâm, con bác Tường. Và một người có công rất nhiều, giúp tôi thực hiện quyển sách này: Phan Thị Trọng Tuyến. Một điều rất hay, lạ là con cháu của một số nhân vật chánh trong nhóm La Lutte đều có xuất bản sách viết về ba của minh. Nghĩ lai cũng không lạ lắm vì các ông đều là những người yêu nước chân thành-mặc dù xu hướng chính trị khác nhau – danh ghi vào lịch sử ; con cháu hãnh diện, cố gắng vinh danh các ông. Tôi là đàn em nên sách về ba tôi đến nay mới ra mắt, nhưng tôi còn có một người em. Đó là Quỳnh Dao. Đó là Đỗ Quỳnh Dao. Em QD, chị chúc em sớm hoàn tất việc xuất bản tiểu thuyết lich sử của ba em, đăng trên báo Quyết Tiến trong những năm 60”.

(trích tham luận của nhà văn Trần Mỹ Châu)

Nhà văn Đỗ Quỳnh Dao (Bác sĩ Y khoa, Paris), không phải đọc mà chính bà như là thân thể thứ hai của nhà văn Trần Mỹ Châu “đi tìm cha” đang phát biểu trước quan khách.


Nhà văn nữ Đỗ Quỳnh Dao đọc rất súc tích làm sống lại mọi sự kiện lịch sử thời cha-anh vì đất nước, dấn thân làm cách mạng chống Pháp, và bị Cộng sản bức hại người yêu nước. Cả hội trường với những tiếng vỗ tay hài lòng.

MC Mai Lan, tiếp tục chương trình, giới thiệu diễn giả Nguyễn Văn Trần sẽ trình bày “Trần Văn Thạch: Tấm gương thất bại của những nhà tranh đấu ái quốc Nam Kỳ”. Trên diễn đàn lại thêm một diễn giả không đến được. Tuy nhiên diễn giả đã gửi trước cho ban tổ chức một bản tham luận.

Nhà văn nữ Phan Thị Trọng Tuyến trưởng ban tổ chức, ngày ra mắt sách, Trần Văn Thạch (1905-1945) một cây bút chống bạo quyền áp bức.

Nhà văn nữ Phan Thị Trọng Tuyến trưởng ban tổ chức, tiến lên sân khấu thay mặt diễn giả Nguyễn Văn Trần. Nhà văn đọc với một âm hưởng trầm, vừa đọc vừa diễn đạt hết ý của nội dung. Tuy TS Nguyễn Văn Trần không hiện diện, nhưng nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến với tài ba đọc văn chương cách mạng, diễn tả từng câu văn truyền cảm đến với mọi người tham dự có những lúc âm ngữ trộng lẫn âm hưởng của câu văn làm bốc lửa sinh hoạt chính trị hiếm hoi tại Paris, cảm xúc đó làm động cả hội trường bằng những luồng gió vỗ tay đồng tình, có người phát biểu, “không biết ông Nguyễn Văn Trần hay nhà văn nữ Phan Thị Trong Tuyến đứng trên diễn đàn”.


Trong nội dung tham luận của TS Nguyễn Văn Trần có đoạn quan khách hội thảo:

“Sự xuất hiện quyển sách nói về một nhơn vật của lịch sử Việt Nam gần đây mà hậu quả là thực tế của đất nước ngày nay dưới ách thống trị bạo ngược của cộng sản Hà nội là điều vô cùng quan trọng, đầy ý nghĩa tốt đẹp. Việc làm này là một bổ khuyết chẳng những cần thiết làm sáng tỏ một giai đoạn hệ trọng của lịch sử Việt Nam đầy mâu thuẫn và phức tạp, trong đó những người ái quốc không có chỗ đứng, mà còn cần cho tủ sách của người Việt nam vốn đông đảo mà thiếu sách vở. Rất tiếc việc làm có tầm vóc lịch sử mà chỉ do cá nhơn đảm trách bởi sự thôi thúc của tình cha con, tình gia đình”.

Qua chương trình 2, nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến, điều hợp chương trình và giới thiệu mời diễn giả.

Diễn giả Luật sư Trần Thanh Hiệp “Thay thế ý thức hệ bằng văn hoá chính trị”

Diễn giả, Luật sư Trần Thanh Hiệp đã 87 tuổi, tiếng nói của ông hùng tráng nhất trong hội trường, ông vinh danh nhà cách mạnh Trần Văn Thạch và những tên tuổi đồng thời như các ông Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai, Hồ Hữu Tường, Phan Văn Chánh v.v...

Ông kết luận đảng cộng sản Việt Nam tạo ra một thứ văn hóa và con người không văn hóa, và văn hóa Khổng Tử đã kéo trì trệ đất nước đến mức tụt hậu. Đất nước muốn tiến lên vượt ra ngoài lạc hậu cần thay đổi thể chế chính trị, ông còn đưa ra đề nghị, những tổ chức chính trị cần phải có “văn hóa chính trị”. Diễn giả Ls Trần Thanh Hiệp có biệt tài thu hút được quan khách chú ý vào cuộc thảo luận lý thú.

Nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến, mời nhà văn Vũ Thư Hiên trình bày đề tài “Những người trotskistes - Tấm bi kịch Việt Nam”.

Ông trình bày đề tài của mình rất gọn với thời gian có hạng nhưng rất súc tích, ông đề cập nhiều về giai đoạn đảng Cộng sản bức hại những người trotskistes, và thủ đoạn thủ tiêu những ai không theo cộng sản, cuối cùng ông nói về cái chết của Dương Bạch Mai “bất đắc kỳ tử”.

Ban tổ chức và quan khách gặp gỡ trong bầu không khí hài hòa, tuy màu sắc chính trị có khi có vài sắc thái không hoàn toàn hòa hợp nhưng sau đó văn nghệ làm tươi mát với những tình ca và tác động ca, sau cùng ký tên lưu niệm sách “Trần Văn Thạch (1905-1945) một cây bút chống bạo quyền...”

Văn nghệ quá phong phú do chị Từ Dung điều hợp chương trình, cùng với hai nhạc sĩ tài hoa hòa tấu: Nguyễn Minh Châu và Đặng Thái Bình.


Với những ca sĩ Kim Hương, trình bày nhạc phẩm “Anh đã ngủ yên trên quê hương” của Trần Duy Đức và nhạc phẩm “Những đoá quỳnh hương” lời Quỳnh Hương, của Nguyễn Minh Châu.

Ca sĩ Tuyết Dung trình bày nhạc phẩm “Vội vàng chi lá ơi” Lời của Khảo Mai, của Nguyễn Minh Châu, nội dung tác phẩm có đoạn tình “Dù mai đây gió khơi, xin đừng gom lá mang thu đi vời xa” và nhạc phẩm “Em đi rồi” của Lam Phương.

Ca sĩ Anh Chi trình bày nhạc phẩm “Lời kinh đêm”“Một chút quà cho quê hương” của Việt Dũng.

Ca sĩ Nguyên Dung trình bày nhạc phẩm “Nắng chiều” của Lê Trọng Nguyễn.

Giới thiệu sách

Trần Văn Thạch (1905-1945) một cây bút chống bạo quyền áp bức.

Ấn loát đẹp, dày 442 trang, có nhiều phụ bản, xuất bản bởi Trần Mỹ Châu và Phan Thị Trọng Tuyến.

Xin liên lạc E-mail:

− Trần Mỹ Châu: chau-tran@shaw.ca
− Phan Thị Trọng Tuyến: 06 81 10 71 65 và: phantttuyen@hotmail.com

Ban tổ chức đem về cho hội Association VietNam Etudes Silicon Band, một ngày thành công và kết quả đẹp nhất của mùa Hẹ 2014. Tất cả những con người đó ra về để lại một hội trường những giờ phút tuôn trào màu sắc văn hoá chính trị Việt Nam.