Tái chiếm Quảng Trị: Trận đánh đẫm máu nhứt trong chiến tranh Việt Nam

Ngày 30-3-1972, 3 sưđoàn Cộng Sản Bắc Việt (CSBV)vượt Khu Phi Quân Sự (tiếng Anh gọilà DeMilitarized Zone, viết tắt là DMZ), tấncông vào các căn cứ phòng thủ củaQuân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) ởphía Bắc và phía Tây của tỉnhQuảng Trị thuộc Vùng I. Cuộc Tổng Tấn Công 1972, mà giớitruyền thông Hoa Kỳ gọi là The Easter Offensive thậtsự bắt đầu. Ba ngày sau, 3 sư đoàn khác của CSBVtấn công vào An Lộc, tỉnh lỵ của tỉnhBÌnh Long ở Vùng III, cách Sài Gòn 60km về hướng Bắc.  Và ngày 14-4-1972, tỉnh Kontumthuộc Vùng II cũng bị 2 sư đoàn CSBVtấn công.   Tại vùng I, ngày 2-5-1972,tỉnh Quảng Trị lọt vào tay quân CSBV sau khiChuẩn Tướng Vũ Văn Giai, Tư LệnhSư Ðoàn 3 Bộ Binh của QLVNCH, quyếtđịnh rút khỏi căn cứ CổThành Quảng Trị (có tên là Cổ ThànhÐinh Công Tráng).  PhíaBắc tỉnh Thừa Thiên và thành phốHuế bị đe dọa nặng nề.  Ngày hôm sau, 3-5-1972, TổngThống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm TrungTướng Ngô Quang Trưởng,[1] đang là Tư Lệnh QuânÐoàn IV, thay thế Trung Tướng Hoàng XuânLãm trong chức vụ Tư Lệnh Quân Ðoàn I.  Ngay chiều hôm đó, cùngvới một số sĩ quan thân cận trong bộtham mưu của mình, TướngTrưởng bay ngay ra Huế.  Từ phi trườngPhú Bài, tin “Tướng Trưởngđã về” loan truyền đi nhanh chóngvà thành phố Huế như đượchồi sinh.  Sau mộtthời gian cấp tốc ổn định tìnhhình tại Huế, Tướng Trưởng tổchức cuộc hành quân lấy tên là ChiếnDịch Lam Sơn 72 nhằm phản côngđể tái chiếm Quảng Trị.  Chiến Dịch Lam Sơn 72chính thức kết thúc khi QLVNCH đãtoàn thắng và chiếm lạiđược Cổ Thành Quảng Trị vàongày 15-9-1972.  Bàiviết này cố gắng ghi lại phầnnào diễn tiến của trận đánh này:trận đánh đẩm máu nhứt trongsuốt thời gian kéo dài 20 năm củaChiến Tranh Việt Nam.

Tầm Quan Trọng về Chính Trịcủa Trận Ðánh

          Khiông Richard M. Nixon nhậm chức Tổng Thống HoaKỳ vào tháng 1-1969, Hoa Kỳ đang có trênnửa triệu quân tại VNCH, với 31.000 quân đãtử trận, và Chiến Tranh Việt Nam đãtrở thành mối chia rẽ trầm trọngnhứt trong dân chúng Mỹ kể từ khicuộc Nội Chiến (Civil War, 1861-1865) chấmdứt cách đó hơn một trăm năm.  Tổng Thống Nixon phảitìm cách làm thế nào để Hoa Kỳcó thể rút ra khỏi cuộc chiến màkhông mang tiếng là bỏ rơi đồng minhVNCH.  Giải pháp ôngtìm ra được gọi là chínhsách Việt-Nam-hóa chiến tranh (Vietnamization of theWar): rút quân Mỹ ra khỏi Miền Nam từtừ, theo từng đợt, có kế hoạch,song song với việc chuẩn bị cho QLVNCH cóthể tự đảm nhận hoàn toàntrách nhiệm trong cuộc chiến tự vệnày.  Cuộc thửlửa đầu tiên của chính sách nàylà cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 (tháng 2 và3-1971) của QLVNCH tấn công sang Lào, nhắm pháhủy các căn cứ hậu cần trênđường mòn Hồ Chí Minh của CSBV.  QLVNCH có đạtđược một số mục tiêu củacuộc hành quân này nhưng cũng đãphải trả một giá khá đắtvới nhiều tổn thất nặng nề.  Miền Bắc thì cho rằnghọ đã đánh bại QLVNCH và, nhưvậy, chính sách Việt Nam hóa chiến tranhcủa Nixon đã thất bại.  Cuộc Tổng Tấn CôngMùa Hè 1972 lần này của Bắc Việtlà để cho cả thế giới thấyrõ sự thất bại hoàn toàn, khôngthể chối cải được, của chínhsách Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ.

          Từgiữa năm 1968, sau cuộc Tổng Tấn CôngTết Mậu Thân, Mỹ và Bắc Việt, vàsau đó cả VNCH và Mặt Trận GiảiPhóng Miền Nam, đã bất đầu hòađàm tại Paris. Cuộc thương thuyết đã kéodài 4 năm và đang đi đến giai đoạnphải kết thúc. Cả 2 phe lâm chiến đều muốn chiếmthế thượng phong trên mặt trận quânsự để có lợi thế trong mặttrận ngoại giao.  TrậnQuảng Trị trở thành một ván bàihết sức quan trọng mà cả hai pheđều muốn thắng. 

Về phía VNCH và HoaKỳ, bằng mọi giá, phải tái chiếmQuảng Trị.  Trung TướngNgô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Ðoàn I,đã được giao cho sử dụngnhững đơn vị thiện chiến nhứtcủa QLVNCH.  Hoa Kỳcũng muốn thấy QLVNCH tái chiếm QuảngTrị, nên đã cố gắng hết sứchỗ trợ phi pháo cho QLVNCH trên chiếntrường.  Chưa baogiờ sự yểm trợ phi pháo củaHoa Kỳ được thực hiệnvới một cường độ ácliệt như vậy. Ngoài việc yểm trợ tối đa bằngđại pháo cũng như phi cơ oanh kích từcác chiến hạm của Hạm Ðội TháiBình Dương ở ngoài khơi Biển Ðôngcòn có cả những phi vụ “trảithảm” liên tục bằng phi cơ chiếnlược B-52 xuất phát từ căncứ Andersen ở đảo Guam và căncứ U-Tapao ở Thái Lan.  Thống kê của Không Quân Mỹcho thấy, chỉ nội trong 3 tháng 4-5-6/1972, tạimặt trận Quảng Trị, đã cótất cả 2.700 phi vụ B-52, với tổng sốbom đã trải thảm là 57.000 tấn.[2] Về Hải Quân Hoa Kỳ, lựclượng tham chiến lúc đó làHải Ðoàn Ðặc Nhiệm 77 (Task Force 77) thuộcÐệ Thất Hạm Ðội, với 2 hàng khôngmẫu hạm Hancock và Coral Sea (về sau tăngcường thêm 4 hàng không mẫu hạmnữa là Kitty Hawk, Constellation, Midway và Saratoga)và rất nhiều khu trục hạm và tuần dươnghạm.  Mỗi hàng khôngmẫu hạm đều có 1 không đoàn (air wing) vớikhoảng 90 phi cơ phản lực thuộc cácloại F4 (Phantom), A7 (Corsair) và A6 (Intruder).[3]  Dĩ nhiên, số thươngvong của quân Bắc Việt do những vụyểm trợ phi pháo này của Hoa Kỳ lênđến mức kinh hoàng. 


Hình một phi tuần B-52 đang “trải thảm” tại mặt trận Quảng Trị -- nguồn: Internet.


Về phía BắcViệt, để chứng tỏ là chínhsách Việt Nam hóa hoàn toàn thất bại,bằng mọi giá, phải giữ chođược Quảng Trị; lệnh tửthủ Quảng Trị được HàNội áp đặt lên các cấp chỉ huycác lưc lượng đang chiếm giữQuảng Trị.  KhiTướng Trưởng ra lệnh bắtđầu Chiến Dịch Lam Sơn 72 để phảncông nhằm tái chiếm Quảng Trị vàongày 28-6-1972 thì Thị xã Quảng Trịvà Cổ Thành Ðinh Công Tráng đãnằm trong tay địch gần 2 thángtrời.  Cáclực lượng Bắc Viêt đã cóquá dư thì giờ để thựchiện và tổ chức các công sựcần thiết cho việc tử thủ này,từ hầm hố, giao thông hào, chướngngại vật cho đến việc bố trí cáctrận địa pháo, hỏa tiển, phòng không,vv.  Các đơn vị củaSư Ðoàn Nhảy Dù và Sư Ðoàn ThủyQuân Lục Chiến (TQLC) của QLVNCH phải trảgiá bằng máu cho từng thướcđất, từng con đường, từngngôi nhà mà họ chiếm lại.  Chưa bao giờ hailực lương tổng trừ bị thiệnchiến nhứt của QLVNCH đã có sốthương vong cao như vậy trong suốt thờigian gần 20 năm của Chiến Tranh Việt Nam.               

Tương QuanLực Lượng Hai Bên

Các lựclượng CSBV bảo vệ Quảng Trị gồmcác đơn vị sau đây:

·       2 Trung Ðoàncủa Sư Ðoàn 320 B: Trung Ðoàn 48 và TrungÐoàn Triệu Hải

·       1 Trung Ðoàncủa Sư Ðoàn 325: Trung Ðoàn 95

·       1 Trung Ðoàncủa Sư Ðoàn 308: Trung Ðoàn 88

·       2 Tiểu đoànđịa phương của Quảng Trị

·       về sau, khitrận đánh đã diễn ra ác liệt,còn có thêm sự chi viện của cácđơn vị còn lại của Sư Ðoàn 325và Sư Ðoàn 312

Về phía QLVNCH,lực lượng tấn công tái chiếmQuảng Trị gồm có các đơn vị sauđây:

·       2 Lữ Ðoàncủa Sư Ðoàn Dù: các Lữ Ðoàn 2và 3

·       3 Lữ Ðoàncủa Sư Ðoàn TQLC: các Lữ Ðoàn 147, 258và 369

·       Liên Ðoàn 81Biệt Cách Dù

·       2 Thiết Ðoàn 7và 18 của Binh Chủng Thiết Giáp

·       các tiểuđoàn pháo binh của hai Sư Ðoàn Dùvà TQLC

Về phía Hoa Kỳ,hoàn toàn không có sự tham dự củacác lực lượng bộ chiến (ground combattroops) nhưng có sự yểm trợ rấtlớn về phi pháo, kể cả B-52.

Kế HoạchPhản Công của Tướng Trưởng

Kế hoạch phản côngđể tái chiếm Quảng Trị của TrungTướng Ngô Quang Trưởng, Tân Tư LệnhQuân Ðoàn I, gồm 2 phần chánh:

·       Phần I: ổnđịnh tình hình tại Huế

·       Phần II: tấncông lên phía Bắc để tái chiếmQuảng Trị

Giữvững Huế

Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Ðoàn I.


Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Ðoàn I.


Sau khi Quảng Trịthất thủ, cùng với việc CSBV truy kíchcác đơn vị của QLVNCH triệt thoáigiữa Quảng Trị và Thừa Thiên, tạora Ðại Lộ Kinh Hoàng trên Quốc Lộ 1,thành phố Huế vừa phải gánh chịuáp lực rất nặng của địchtừ bên ngoài vừa phải đốiphó với tình hình khó khăn bên trongthành phố do việc hàng vạn dân tỵ nạntừ Quảng Trị kéo vào và cáctệ nạn do binh sĩ vô kỷ luật của cácđơn vị triệt thoái gây nên.   

Ðể ổn địnhtình hình và lòng dân tại thành phốHuế, hành động đầu tiên củaTướng Trưởng là ban ra 2 lệnhhết sức quan trọng:1) Thiết lập BộTư Lệnh Tiền Phương của Quân Ðoàn Itại phía Bắc thành phố Huế vớinhiệm vụ chặn đứng tất cảcác cuộc tấn công của quân CSBV; và, 2) Ralệnh cho tất cả các quân nhân đã bỏđơn vi, hay lạc đơn vị, hoăc khôngcòn đơn vị, phải lập tứctrình diện với các cấp thẩmquyền quân sự trong thành phố; nhữngquân nhân không tuân theo lệnh này sẽ bị bắnbỏ ngay tại chổ.  Chỉtrong vài ngày tình hình an ninh và lòngdân của thành phố Huế đượcổn định ngay.

TướngTrưởng quyết định giao việc phòngthủ phía Bắc của tỉnh Thừa Thiênvà thành phố Huế cho 2 đơn vịthiện chiến của Bộ Tư Lệnh TiềnPhương của Quân Ðoàn I. Sư Ðoàn TQLC, với Tư Lệnhmới là Ðại Tá Bùi Thế Lân,[4] đượcgiao nhiệm vụ phòng thủ phía Bắcvà phía Tây Bắc của Huế.  Sư Ðoàn 1 Bộ Binh,với Tư Lệnh là Thiếu TướngPhạm Văn Phú [5],chịu trách nhiệm phòng thủ hướngNam và Tây Nam của Huế, ngăn chận tấn côngcủa quân CSBV từ thung lũng A Shau.[6]

Về phía Bắccủa Huế, tuyến phòng thủ của TQLCchạy dài theo bờ Nam của  sông Mỹ Chánh vớiLữ Ðoàn 147 bên tả và Lữ Ðoàn 369bên hữu.  LữÐoàn 147, với Lữ Ðoàn Trưởnglà Trung Tá Nguyễn Năng Bảo, gồm 3 tiểuđoàn tác chiến là các Tiểu Ðoàn1 (Quái Ðiểu), Tiểu Ðoàn 4 (Kình Ngư),Tiểu Ðoàn 7 (Hùm Xám), và Tiểu Ðoàn 1Pháo Binh TQLC (Lôi Hỏa).  LữÐoàn 369, với Lữ Ðoàn Trưởnglà Trung Tá Nguyễn Thế Lương, gồm 3tiểu đoàn tác chiến là các TiểuÐoàn 3 (Sói Biển), Tiểu Ðoàn 6 (ThầnƯng), Tiểu Ðoàn 9 (Mãnh Hổ), và Tiểu Ðoàn3 Pháo Binh TQLC (Nỏ Thần). Hai lữ đoàn TQLC này có nhiệmvụ ngăn chận tất cả các cuộc tấncông xuống phía Nam của các đơn vịthuộc 3 sư đoàn CSBV là các SưÐoàn 304, Sư Ðoàn 325 và Sư Ðoàn 308.

Về phía Tây và TâyNam của Huế, các đơn vị của SưÐoàn 1 BB của Tướng Phú có nhiệmvụ chặn đứng tất cả cáccuộc tấn công của các đơn vị củaSư Ðoàn 324B của CSBV từ Thung lủng A Shau.


Bản đồ phòng thủ Quảng Trị – Thừa Thiên đầu tháng 5-1972.


Sau gần 2 tháng tổchức phòng thủ và ổn địnhhoàn toàn tình hình mặt trậnHuế, Tướng Trưởng chuyển sang thếphản công với mục tiêu tái chiếm QuảngTrị.

Phản công tái chiếm Quảng Trị

Các chuẩn bị trước khi LamSơn 72 bắt đầu

          Cuộchành quân tái chiếm Quảng Trị mang tên là Chiếndịch Lam Sơn 72, chính thức khởisự vào ngày 28-6-1972, và chấmdứt vào ngày 16-9-1972 sau khi TQLC của QLVNCHđã cắm cờ VNCH trên Cổ ThànhQuảng Trị. 

Vì tầm quan trọngrất lớn của cuộc hành quân phản côngnày, các cuộc chuẩn bị cho chiến dịchnày được thực hiện rấtkỷ lưởng, bao gồm tất cả 3 giaiđoạn: [7]

·       10 ngàyđầu của tháng 6-1972: tất cả cácđơn vị được rà soát,sắp xếp lại trên toàn mặt trận

·       Từ ngày11 đến ngày 18-2-1972: ở phía Tây, SưÐoàn 1 BB mở một cuộc tấn công vềhướng căn cứ hỏa lực Veghel;về phía Bắc, các đơn vị Dùvà TQLC mở những cuộc hành quânphía Bắc sông Mỹ Chánh để thămdò lực lượng địch

·       Từ ngày19 đến 27-6-1972: mở 2 cuộc hành quânnhằm mục tiêu đánh lừa địch,quân Dù tấn công vào Cam Lộ, và TQLC đổbộ vào Cửa Việt

Hai ngày trướckhi Chiến dịch Lam Sơn 72 bắt đầu,Tướng Trưởng ra lệnh phát độngmột cuộc oanh kích rất dữ dộivào các địa điểm đóng quân,các vị trí pháo, cũng như các khuvực hậu cần của địch.  Ngoài các đơn vịphi pháo cơ hữu của QLVNCH, còn cósự tham dự tích cực của cácđơn vị phi pháo của Hoa Kỳ, bao gồmcả các pháo hạm ngoài khơi và oanh tạccơ chiến lược B-52 xuất pháttừ Thái Lan (căn cứ U- Tapao) vàđảo Guam, như chúng ta thấy trong bảnđồ bên dưới đây:


Bản đồ Quảng Trị Mùa Hè 1972 – Nguồn: Internet.


Chiến dịch Lam Sơn 72 thậtsự bắt đầu

          Ngày28-6-1972 Chiến dịch Lam Sơn 72 chínhthức bắt đầu, với 2 mũitấn công chính về hướng Bắc,phối hợp với một mũi phụ vềhướng Tây Nam Huế. Vì xuất thân là một sĩ quan NhảyDù (chức vụ đầu tiên trong binh nghiệpcủa ông, vào tháng 7-1954, là một Thiếu ÚyTrung Ðội Trưởng của Tiểu Ðoàn 5Nhảy Dù [8]),Tướng Trưởng quyết định giaocho Sư Ðoàn Nhảy Dù làm mũi tấn côngchính trong cuộc hành quân quan trong này.  Hướng tấn công củaSư Ðoàn Dù là phía Tây Nam Quốc Lộ 1,tiến về phía La Vang.  Mũitấn công thứ nhì ở phía Bắcđược giao cho Sư Ðoàn TQLC, dọc theohương lộ 555, tiến về phía Triệu Phong.  Mũi tấn công phía Tây NamHuế là trách nhiệm của Sư Ðoàn 1 BB.  Phía Nam đèo Hải Vân,trách nhiệm bảo vệ Ðà Nẳngđược giao cho Sư Ðoàn 3 BB đangđược tái thiết và tái huấnluyện dưới quyền chỉ huy của TưLệnh mới là Chuẩn TướngNguyễn Duy Hinh.[9]

          Cuộcphản công hướng về phía Bắcvới hai Sư Ðoàn Dù và TQLC, vớimục tiêu là chiếm lại cho được QuảngTrị, có thể được xem như gồm2 đợt:

·       Đợt 1:từ ngày 28-6-1972 đến ngày 27-7-1972với Sư Ðoàn Dù là lựclượng chính

·       Ðợt 2:từ ngày 27-7-1972 đến ngày 16-9-1972 khitoàn thắng, chiếm lại đượcCổ Thành Ðinh Công Tráng (Quảng Trị),với Sư Ðoàn TQLC là lựclượng chính.

Ðợt 1 của cuộc tấn công vớiSư Ðoàn Dù

          Sau khi nhậnnhiệm vụ tại Quân Ðoàn 1, TướngTrưởng đã yêu cầu Bộ Tổng ThamMưu tăng viện cho ông để trám vàosự mất mát của Sư Ðoàn 3 BB, vàđã được tăng viện 2 LữÐoàn của Sư Ðoàn Dù.  Lữ Ðoàn 2, vớiLữ Ðoàn Trưởng là Ðại TáTrần Quốc LỊch (về sau thăng lên ChuẩnTướng, làm Tư Lệnh Sư Ðoàn 5Bộ Binh[10]), đếnHuế vào ngày 8-5-1972 và đượcTướng Trưởng điều độnglên ngay mặt trận phía Bắc, trấngiữ phòng tuyến dọc bờ Nam củasông Mỹ Chánh, cùng với Lữ Ðoàn258 (với Lữ Ðoàn Trưởng làÐại Tá Ngô Văn Ðịnh) của Sư Ðoàn TQLC.  Lữ Ðoàn 3, vớiLữ Ðoàn Trưởng là Ðại TáTrương Vĩnh Phước, cũngđược tăng viện cho Vùng I vào ngày22-5-1972.  Ngay sau đó,Bộ Chỉ Huy của Sư Ðoàn Dù, vớiTư Lệnh là Trung Tướng Dư QuốcÐống, cũng bay ra Vùng I, và đặt tạiBải Ðổ Quân Sally (Landing Zone (LZ) Sally) ở phíaNam Sông Bồ, ngay bên cạnh Quốc Lộ 1.[11]


Bản đồ vị trí của LZ Sally tại Quảng Trị – Nguồn: Internet.


          3giờ sáng ngày 28-6-1972, Ðại Tá TrầnQuốc Lịch điều động 3 tiểuđoàn của Lữ Ðoàn vượt sôngMỹ Chánh tấn công lên phía Bắc: TiểuÐoàn 2 do Thiếu Tá Nguyễn Ðình Ngọclàm Tiểu Ðoàn Trưởng đi cánhtrái, Tiểu Ðoàn 1 do Thiếu Tá Lê Hồnglàm Tiểu Ðoàn Trưởng đi giữa,và Tiểu Ðoàn 3 do Thiếu Tá Trần VănSơn làm Tiểu Ðoàn Trưởng đicánh phải.  Nhờyếu tố bất ngờ, các tiểuđoàn Dù này đã đạtđược những kết quả rất khíchlệ, phá được phòng tuyến củaquân Bắc Việt, tấn công thẳng vàoBộ Chỉ Huy của Trung Ðoàn chiến xa 203 củađịch, tịch thu được nhiều vũkhí nặng (như súng cối 61 và 82 ly,súng phòng không 37 và 57 ly) và luôn cả 3chiến xa T54 của địch. Các lực lượng Dù tiếptục tiến lên phía Bắc, và sau đóTiểu Ðoàn 3 mở mũi dùi tấn côngvề phía Ðông nhằm tái chiếm quậnHải Lăng.  Rạngsáng cùng ngày, thêm hai Tiểu Ðoàn Dù nữalà Tiểu Ðoàn 9 (với Tiểu ÐoànTrưởng là Trung Tá Trần HữuPhú) và Tiểu Ðoàn 11 (với TiềuÐoàn Trưởng là Thiếu Tá Lê Văn Mễ)được trực thăng vận đổxuống phía Bắc sông Nhung.  Hai tiểu đoàn nàycùng đi song song, tiến lên phía Bắc vànhổ hết tất cả các chốt củađịch.  Chắcchắn đã đoán đượcmục tiêu của cuộc phản công này của QLVNCHlà nhắm vào việc chiếm lại QuảngTrị, địch quân đã chống cựrất mãnh liệt, với những cuộcpháo kích liên tục bằng đại pháo122 ly và 130 ly cũng như hỏa tiển 107 ly, gâythương vọng rất nặng nề cho cáctiểu đoàn Dù. Một thí dụ điển hình là trậnTân Lê Phước Môn, tất cả 4 đạiđội trưởng của Tiều Ðoàn 9đều bị thương, với Ðại ÚyNgưu, Ðại Ðội Trưởng của ÐạiÐội 94 bị tử thương.  Sau nhiều trận kịchchiến với quân Bắc Việt trong khoảng 10ngày, Tiểu Ðoàn 3 Dù chiếm lạiđược quận Hải Lăng vào 4giờ chiều ngày 7-7-1972. Trong trận này, Thiếu Tá Tiểu ÐoànTrưởng Trần Văn Sơn bị thươngnặng và được thay thếbởi Thiếu Tá Võ Thanh Ðồng, TiểuÐoàn Phó của Tiểu Ðoàn 9 Dù.[12]  Với Hải Lăngđược tái chiếm, con đườngtiến lên phía Bắc hướng vềCổ Thành Quảng Trị của các đơnvị QLVNCH đã được rútngắn rất nhiều nhưng việc tiến quânhoàn toàn không dễ dàng hơn một chútnào hết. Còn ngược lại nữalà khác.  Lý dothật đơn giản: các lựclượng địch chiếm giữ QuảngTrị đã nhận được lệnhtử thủ.  Trọn 3tuần lễ, từ ngày 7-7 đến ngày27-7-1972, các tiểu đoàn Dù (tăngcường thêm với Tiểu Ðoàn 5vừa giải tỏa xong An Lộc) đã tiếnrất chậm trong phần đất rất ngắngiữa sông Nhung và sông Thạch Hãn vìsự chống trả mãnh liệt củađịch.  Chỉ sau khi phicơ B-52 trải thảm dọc bờ Bắc sôngThạch Hãn, Tiểu Ðoàn 5 mớivượt được sông Thạch Hãn,tiến vào đóng quân tại khu vựccủa thôn An Thái, chỉ còn cách CổThành Ðinh Công Tráng độ 3 km về phía TâyNam.  Trận đánhtái chiếm Thị xã Quảng Trị vàCổ Thành Ðinh Công Tráng của các tiểuđoàn Dù thật sự bắt đầuvào ngày 17-7-1972 với các cánh quânđược bố trí như sau:

·       Tiểu Ðoàn 7phía Tây Thị xã

·       Tiểu Ðoàn 11từ bờ sông Thạch Hãn đến ngãba Long Hưng 

·       Tiểu Ðoàn 9phía Nam Thị xã

·       Tiểu Ðoàn 6phía Ðông Thị xã

·       Tiểu Ðoàn 5 làlực lượng chính tấn công vàoCổ Thành Ðinh Công Tráng

Trung Tá Nguyễn ChíHiếu, Tiểu Ðoàn Trưởng, Tiểu Ðoàn5 Dù, quyết định ngày hôm sau, 18-7-1972,toàn bộ tiểu đoàn sẽ đồngloạt tấn công vào Cổ Thành, vớimục tiêu là nội trong 2 ngày phải chiếm chođược ít nhứt là phân nữachu vi bờ thành.

Cổ Thành Đinh Công Trángđược xây dựng vào năm 1823 thời vua MinhMạng.  Lúc mới xâythành làm bằng đất; đến năm 1838 thì mớiđược xây lại bằng gạch.  Thành hình vuông, mỗi cạnhdài khoảng 500 m, nên chu vi của thành gần 2000 m.  Tường thành cao 9,4 m,dưới chân dày 12 m.  Bao quanhthành có hào rộng 4 m, sâu 8 m, bốn góc thành là 4 pháođài cao nhô hẳn ra ngoài.  Khitrận Quảng Trị bắt đầu vàongày 30-3-1972 thì trong Cổ Thành là bản doanh củatiểu khu Quảng Trị và Bộ Tư lệnh Sưđoàn 3 Bộ Binh của QLVNCH (Bộ chỉ huy Tiềnphương của Sư Ðoàn 3 thì đóng ở căncứ Ái Tử). [13]


Không ảnh Cổ Thành Ðinh Công Tráng năm 1967 – Nguồn: Internet.


Với quy mô kiên cốcủa thành như vậy, với quyết tâmtử thủ của các lựclượng địch chống giữ thành, cùngvới sự yểm trợ tối đacủa các đơn vị chiến xa, pháo binh,và phòng không của địch, các cánh quânDù đã bị tổn thất rất nặngnề với những số thương vongrất lớn.  Nhưng ngượclại với các đợt oanh kích phipháo của hải quân và không quân Hoa Kỳ (máybay B-52 trải thảm), quân Bắc Việt cũng phảitrả giá rất đắt trong việc chốnggiữ Cổ Thành Ðinh Công Tráng.

Trung Tá Nguyễn ChíHiếu, Tiểu Ðoàn Trưởng Tiểu Ðoàn5 Dù, lực lượng tấn công chinh,chỉ định Ðại Ðội 51, với Ðại ÚyTrương Ðăng Sỹ làm Ðại ÐộiTrưởng, và Ðại Ðội 52, với TrungÚy Hồ Tường làm Ðại ÐộiTrưởng, cùng song song tiến lêntrước.  Cuộctiến quân vô cùng khó khăn vì sựchống trả quyết liệt của địch.  Ta hảy nghe lời kểlại cuộc tiến quân của chính Ðại ÚySỹ (về sau thăng cấp lên Thiếu Tá) nhưsau:[14]

Từ làng TríBưu, về hướng Tây Bắc, mục tiêu kếtiếp là Nhà Thờ Trí Bưu. Tôi và HồTường song song bung đội hình từng bướctiến lên, nhường làng Trí Bưu lại choBộ Chỉ huy Tiểu đoàn. Đoạnđường từ đây đến Nhà Thờ TríBưu khoảng vài trăm thước cũng không phảidễ đi …

Tôi đã xửdụng tất cả hỏa lực yểm trợ: 18khẩu 105 ly, cơ hữu Nhảy Dù, 4 khẩu 155 ly, 2khẩu 175 ly của Quân đoàn 1…

Ngày nào cũng có ítnhất hai phi tuần oanh tạc. Ban đêm, thỉnhthoảng còn được hải pháo từ Đệnhất hạm đội bắn yểm trợ. Nếu cầnthiết, còn được 18 khẩu 105 ly của Thủyquân Lục chiến tăng cường. Ngày nào ít lắmcũng có một hay hai lần bắn “T.O.T”.

Có lúc chúng tôiphải tiến quân trong mưa bụi của pháo binh,mục đích không cho địch quân ngóc đầukhỏi hố. Tôi áp dụng chiến thuật từngbước nhảy vọt. Hồ Tường tiếntới từ 50 đến 100m thì dừng lại bốtrí, 51 tiến lên qua mặt 52, rồi lại tiến lên 50mđến 100m dừng lại hầm hố bố trí,cứ thế tiến dần …

Nhưng sức khángcự của địch quân còn quá mạnh, nhất là bêncánh phải còn khu làng nhỏ sát bờ sông Thạch Hãn,địch bắn qua quá rát. Ban đêm đôi lúc chúng tôi cònnghe cả tiếng chiến xa địch.

Trước thựctế chiến trường như vậy, nhiềuđơn vị đã được tăngphái cho mũi dùi tấn công của hai ÐạiÐội 51 và 52 của Tiểu Ðoàn 5 Dù:

·       Ðại Ðội 2Trinh Sát của Sư Ðoàn Dù

·       1 đạiđội của Tiểu Ðoàn 11 Dù (TiểuÐoàn “Song Kiếm Trấn Ải”)

·       2 đạiđội của Lữ Ðoàn 81 Biệt KíchDù (vừa giải vây An Lộc xong, nổitiếng với 2 câu thơ ca tụng củangười dân An Lộc như sau: “An Lộc địasử ghi chiến tích, Biệt Kích Dùvị quốc vong thân”)

Mặc dù đãđược tăng viện như thế, mũidùi tấn công Cổ Thành Ðinh Công Tráng củacác đơn vị Nhảy Dù vẫn tiếptục gặp nhiều khó khăn vìsức chống trả điên cuồng củađịch.  Ðại Úy Sỹđã 2 lần cố gắng tạo cơ hộicho đơn vị của mình dựng quốckỳ VNCH trên Cổ Thành nhưng cả 2 lần đềukhông kéo dài được lâu.  Lần thứ nhứt, ôngsử dụng một toán cảm tử gồm8 binh sĩ, với Hạ sĩ nhứt TrầnTâm làm trưởng toán, và Binh nhứtHồ Khang, một người sinh trưởngvà lớn lên tại Quảng Trị, sẽ cónhiệm vụ dựng cờ.  Toán cảm tử xuấtphát lúc nửa đêm, và đếnsáng sớm thì họ thành công dựngđược quốc kỳ VNCH, nhưng lậptức địch tập trung pháo dữdội vào địa điểm dựngcờ.  Hai Ðại Ðội51 và 52 tiến lên ngay để tiếp cứutoán cảm tử.  Khiđến gần bờ thành, họ không thểtiến được nữa vì bị hàothành rộng gần 10 m ngăn chận.  Ðêm hôm đó, Ðại Úy Sỹ đượctrinh sát báo cho biết 4 binh sĩ trong toáncảm tử đã bị tử thương,số còn lại bị mất tích.  Sáng hôm sau, ông cho gọi mộtphi tuần máy bay khu trục A1 Skyraider của Không QuânVNCH đến dội bom, đánh sậpđược một góc tường thành,lấp được khoảng hào thànhđó.  Các đơnvị Dù vượt qua hào, tiến vàochiếm và bám chặt góc tườngthành đã bị đánh sụpđó.  Ðại Úy Sỹ chodựng cờ VNCH lần thứ hai, nhưngngay lúc đó một phi tuần phản lựccơ A37 oanh kích lầm vào các đon vịDù gây thương vong cho hơn phân nửa cácdơn vị Dù.  Cuộctấn công của Tiểu Ðoàn 5 Dù vào CổThành Ðinh Công Tráng phải tạm ngưng.  Ngày hôm sau, 26-7-1972, cólệnh từ Trung Tướng Ngô QuangTrưởng cho Sư Ðoàn Dù bàn giaoviệc tấn công Cổ Thành lại cho Sư ÐoànTQLC.[15]

Ðợt 1 của cuộc tấn côngvới Sư Ðoàn TQLC

          Trởlại thời gian đầu tháng 5-1972, sau khicử Trung Tướng Ngô Quang Trưởng thayTrung Tướng Hoàng Xuân Lãm làm TưLệnh Quân Ðoàn I vào ngày 2-5-1972, thì 2ngày sau, vào ngày 4-5-1972, Tổng ThốngNguyễn Văn Thiệu cũng cử Ðại TáBùi Thế Lân, lúc đó đang là TưLệnh Phó lên thay Trung Tướng Lê Nguyên Khanglàm Tư Lệnh Sư Ðoàn TQLC.  Ðến cuối tháng, vàongày 28-5-1972, Ðại Tá Lân vinh thăng ChuẩnTướng nhiệm chức, do chính TổngThống Nguyễn Văn Thiệu đích thângắn sao cho ông ngay Bộ Chỉ Huy của SưÐoàn TQLC tại Huế.

          Ngaytừ ngày đầu của Chiến dịch LamSơn 72, 28-6-1972, thi hành lệnh của TrungTướng Ngô Quang Trưởng, ChuẩnTướng Bùi Thế Lân, tân Tư Lệnh củaSư Ðoàn TQLC, đã điều động ngay 4tiểu đoàn tác chiến là các TiểuÐoàn 3,5,7 và 8 tiến lên phía Bắc, dọctheo bờ biển, bên phía Ðông của QuốcLộ 1, song song với Sư Ðoàn Dù.  Các tiểu đoàn TQLCđã gặp sự kháng cự mãnhliệt của các đơn vị của SưÐoàn 304 Bắc Việt đóng chốt tronghàng loạt các công sự bê tông vữngchắc (bunkers).

          Ngày29-6-1972, 2 Tiểu Ðoàn 1 và 4, với tổngsố 1.450 quân, được trực thăngvận (bằng các trực thăng CH-46 vàCH-53 của TQLC Hoa Kỳ) đổ xuống phía ÐôngBắc Thị xã Quảng Trị, dọc theoHương Lộ 555 tại 2 Bãi Ðổ Quân (LZ = LandingZone) Flamingo và Hawk. Nhờ các oanh kích bằng phi pháo,kể cả B-52 trải thảm, các tiểuđoàn TQLC không gặp sự kháng cựmạnh mẻ của địch tại các LZ.  Tuy nhiên, sau đó, địchquân đã nhiều lần sử dụng bộ binhcó chiến xa yểm trợ tìm cách bao vâycác đơn vị TQLC nhưng đều bị tiêudiệt bằng hải pháo từ cácchiến hạm Hoa Kỳ ở ngoải khơi,cách bờ biển khoảng 4 km.  Tổng kết vào cuốitháng 6, riêng các tiểu đoàn TQLC đãgây tổn thất đáng kể cho địch quânnhư sau: 1.515 chết, 15 bị bắt làm tùbinh, và 18 chiến xa bị phá hủy.[16]


Hình bản đồ hành quân tái chiếm Quảng Trị – Nguồn: U.S. Marines in Vietnam: the war that would not end, 1971-1973, tr. 109.


          Tronghai tuần lể đầu của tháng 7-1972, cáctiều đoàn TQLC được lệnh cũngcố các vị trí đã chiếmđược của địch.  Tướng Lân thấycần phải thực hiện thêm một cuộchành quân nữa, nhằm đưa mộttiểu đoàn lên xa hơn phía Bắcđể ngăn chận viện quân củađịch.  Mục tiêucủa cuộc hành quân này là cắtđứt Hương Lộ 560, dài khoảng 17 km,từ căn cứ Cửa Việt (mộtcăn cứ cũ của QLVNCH) cho đến ThịXã Quảng Trị, con đường huyếtmạch tiếp tế cho các lựclượng của địch cố thủ trongThị Xã Quảng Trị và Cổ Thành ÐinhCông Tráng.  Ngày 11-7, TướngLân ra lệnh bắt đầu một cuộc hànhquân trực thăng vận mới này,đưa Tiểu Ðoàn 1 (danh hiệu Quái Ðiểu,với Tiểu Ðoàn Trưởng làThiếu Tá Nguyễn Ðăng Hòa) đổxuống Triệu Phong, tại các Bãi Ðổ Quân BlueJay và Crow.  Ðây cũnglà một cuộc đổ quân vô cùng nguy hiểmvì là nhảy thẳng vào lòngđịch, và chắc chắn sẽgặp sự kháng cự mạnh mẽcủa địch.  Dođó, đích thân TướngTrưởng và Tướng Lân đãđến tận nơi xuất phát, bắt taytiễn đưa trước khi  Thiếu Tá Hòabước lên trực thăng.  Mặc dù các bãiđáp đã được “dọn cỏ”trước bằng phi pháo và B-52,đoàn trực thăng 32 chiếc (cũng củaTQLC Hoa Kỳ, gồm 17 chiếc CH-53, mổi chíếcchở được 60 binh sĩ, và 15chiếc CH-46, mỗi chiếc chởđược 20 binh sĩ) của cuộc hànhquân đã được dịch quân dànchào thật kỷ bằng các dàn phòngkhông 23 và 37 ly.  Chiếctrực thăng của Thiếu Tá Hòa bịtrúng dạn phòng không nhưng may mắn không bịrớt, nhưng khi vừa nhảy ra khỏitrực thăng, Thiếu Tá Hòa đãbị trúng ngay một mãnh đạn pháo 57 lycủa địch và bị thương ởđùi phải.  Sau khiđược băng bó vết thương, ôngvẫn ở lại mặt trận và tiếptục chỉ huy tiểu đoàn.  Một chiếc trựcthăng CH53 bị trúng phòng không và nổ tungtrên trời, 60 người trên máy bay chỉcòn 12 người sống sót.  Sau khi cuộc đổ quânhoàn tất, Tiểu Ðoàn 1 có số tổnthất là trên 100 người, vừa chếtvừa bị thương. Sau 3 ngày giao tranh liên tục và ác liệtvới các đơn vị địch luôn luôncó chiến xa yểm trợ, Tiểu đoàn 1,đã chận đứng tất cả cáccuộc phản công, bắn cháy nhiều chiếnxa của địch bằng súng M72, vàgiữ vững được phòngtuyến, hoàn thành tốt đẹp mục tiêucủa cuộc hành quân. Sau đó, Tiểu Ðoàn 1 đượcTiểu Ðoàn 2 (danh hiệu Trâu Ðiên, với TiểuÐoàn Trưởng là Thiếu Tá TrầnVăn Hợp) tiến lên thay thế, mởrộng phòng tuyến ra đến cầu Ba Bến,giúp cho Công Binh TQLC bắt đượccầu phao qua sông Vĩnh Ðịnh để cho cácchiến xa M48 đầu tiên của Thiết Ðoàn 20tiến vào phòng thủ các vùng lãnhthổ mà trước đó Tiểu Ðoàn 1đã chiếm giữ được.  Sau khi hoàn thành nhiệmvụ, ngày 14-7-1972, Tiểu Ðoàn 1được lệnh rút về Huế đểdưỡng quân và bổ sung quân số.[17]

          Ngày22-7-1972, Tướng Lân lại cho mở mộtcuộc hành quân mới ở phíaBắc và phía Ðông của Thị XãQuảng Trị, nhằm cắt đứttoàn bộ các đường tiếp tếvà truyền tin của địch.  Ðây là một cuộc hànhquân hỗn hợp giữa hai tiểu đoàn củaLữ Ðoàn 147 TQLC với các đơnvị thiết ky và bộ binh. Các đại đội của Tiểu Ðoàn5 được trực thăng vận đổxuống hai Bãi Ðổ Quân Lima và Victor (xem bànđồ bên dưới), cách thị xãkhoảng 3 km về phía Ðông Bắc, chỉgặp kháng cự tương đốiyếu ớt của địch, nhưng,ngược lại, các đơn vị bộ binhvà thiết kỵ thì bị địch chốngcự mãnh liệt trước khi kếtnối được với các đơnvị TQLC.  Ðến giữatrưa thì cả hai tiểu đoàn củaLữ Ðoàn 147 đã kết nốiđược với nhau và địch quân bịđẩy lùi về phía sông Cửa Việt.  Trong các cuộc giao tranh tronghai ngày kế tiếp, các đơn vị TQLCđã thanh toán xong tất cả các chốtcủa địch, với 133 địch quântử trận, 5 chiến xa bị bắn cháy,và một bệnh viện dả chiến với100 giường của địch đã bị sanbằng.[18]   Cuộc hành quân nàykết thúc Ðợt 1 của Chiến DỊch LamSơn 72 mà Sư Ðoàn TQLC chỉ giữ vaitrò phụ.  Theo quyếtđịnh của Tướng Trưởng,từ ngày 27-7-1972, Sư Ðoàn Dù bàn giaolại cho Sư Ðoàn TQLC vai trò lựclượng tấn công chính với mục tiêulà, bằng mọi giá, phải chiếm chobằng được Thị Xã QuảngTrị với biểu tượng là CổThành Ðinh Công Tráng.


Hình bản đồ hành quân tái chiếm Quảng Trị – Nguồn: U.S. Marines in Vietnam: the war that would not end, 1971-1973, tr. 120.


Ðợt 2 của cuộc tấn công vớiSư Ðoàn TQLC

          Ngày27-7-1972, Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân đưara kế hoạch hành quân tấn công tái chiếm CổThành Ðinh Công Tráng như sau:

·       Lữ Ðoàn258, với Lữ Ðoàn Trưởng làÐại Tá Ngô Văn Ðịnh, trước sau đãsử dụng tất cả 7 tiểu đoàntác chiến của TQLC là các Tiểu Ðoàn 1,2,3,5,6,8,9,Tiểu Ðoàn 1 Pháo Binh 105 ly của Sư ÐoànTQLC, Thiết Ðoàn 17 (thuộc Lữ Ðoàn 1 KỵBinh, với các thiết vận xa M-113, Chỉ HuyTrưởng là Trung Tá Nguyễn ViếtThạnh), và 1 Chi đoàn chiến xa M48, chịutrách nhiệm khu vực phía Tây Nam củaCổ Thành, sẽ là lực lượngtấn công chính vào Cổ Thành; ngoài ra,tại Bộ Chỉ Huy của Lữ Ðoàn 258 TQLClúc nào cũng có sự hiện diệncủa một toán gồm 10 cố vấn Hoa Kỳ,dưới quyền chỉ huy của Thiếu TáGordon Keiser, TQLC Hoa Kỳ, Cố Vấn Trưởngcủa Lữ Ðoàn 258, “chuyên đảm nhiệmthiết lập kế hoạch hoả lực yểmtrợ cũa Không Quân và Hải Quân Hoa Kỳ từ HảiÐoàn Ðặc Nhiệm 77 của Hạm Ðội 7 ngoàiThái Bình Dương và các phi vụ phi cơ chiếnlược B52 từ Guam và Thái Lan.”[19]

·       Lữ Ðoàn147, với Lữ Ðoàn Trưởng là TrungTá Nguyễn Năng Bảo, sử dụng 3tiểu đoàn tác chiến và Tiểu Ðoàn2 Pháo Binh của TQLC, phụ trách khu vựcphía Ðông Bắc của Cổ Thành, làlực lương tấn công phụ vào CổThanh và ngăn chận viện quân của địchtừ phí Bắc kéo xuống.

·       Lữ Ðoàn369, với tân Lữ Ðoàn Trưởnglà Ðại Tá Nguyễn Thế Lương (thaythế Ðại Tá Phạm Văn Chung lên làm ThamMưu Trưởng Sư Ðoàn TQLC), làmlực lượng trừ bị 


Hình Ðại Tá Ngô Văn Ðịnh (bên trái) và Chuẩn Tướng Bùi Thế Lân (bên phải).


          Vềmặt chiến thuật, Tướng Lân quyếtđịnh áp dụng xa luân chiến.  “Các Tiểu Ðoàn TQLC từ 1đến 9 thay phiên nhau trực thuộc Lữ Ðoàn lêntuyến đầu chiến đấu, rồi lui vềsau bổ sung nghỉ ngơi. Nhờ vậy các Tiểu ÐoànTQLC đều được bổ sung đềuđặn, khả năng chiến đấu không quá suygiảm vì tổn thất.” [20]

          Cuộchành quân phản công tái chiếm Quảng Trịcủa Lữ Ðoàn 258 TQLC được chia ralàm 3 giai đoạn:

·       Giai đoạn 1:từ ngày 27-7-1972 đến ngày 29-8-1972

·       Giai đoạn 2:từ ngày 29-8-1972 đến ngày 9-9-1972

·       Giai đoạn 3:từ ngày 9-9-1972 đến ngày 16-9-1972

Giai đoạn 1: từ 27-7 đến29-8

          Tronggiai đoạn này, Lữ Ðoàn 258 sửdụng 3 Tiểu Ðoàn 3, 5 và 9.  Ðại Tá Ngô Văn ÐỊnhquyết định dàn quân như sau:

·       Tiểu Ðoàn 3của Thiếu Tá Nguyễn Văn Cảnh phụtrách phía Ðông Nam Cổ Thành, tại khuvực Nhà thờ Trí Bưu

·       Tiểu Ðoàn 9của Trung Tá Nguyễn Kim Ðể phụ tráchphía Nam Thị xã Quảng Trị, tại khuvực Ngả ba Long Hưng

·       Tiểu Ðoàn 5của Thiếu Tá Hồ Quang Lịch làmtrừ bị cho Lữ Ðoàn, cũngđóng tại Ngã ba Long Hưng 

Sáng ngày 27-7-1972, TiểuÐoàn 3 TQLC tiến vào thay thế các đơnvị của Tiểu Ðoàn 5 Dù ở phía NamCổ Thành, cách bờ thành vàokhoảng 200 m.  Khi cácđơn vị của Tiểu Ðoàn 3 TQLC tiến lênthì cũng bị địch chống trả mảnhliệt như đối với Tiểu Ðoàn 5Dù trước đây. Sau 2 tuần lễ giao tranh, với tỹ lệthương vong gần 50% (400/700), Tiểu Ðoàn 3được lệnh rút về gần BộChỉ Huy của Lữ Ðoàn 258 ở Cù Hoanđể dưỡng quân và bổ sung quânsố.  Tiểu Ðoàn 8 tiếnvào thay thế Tiểu Ðoàn 3.  Sau hơn 2 tuần giao tranhvới địch, Tiểu Ðoàn 8 cũng bịtổn thất rất nặng, lại phải rútra và Tiểu Ðoàn 3, sau khi đãđược bổ sung, lại tiến lên thaythế Tiểu Ðoàn 8, cố gắng nhổ cácchốt còn lại của địch và mởrộng khu vực kiểm soát của TiểuÐoàn 3 tới sát bờ thành.

Trong thời gian củagiai đoạn 1 này, các đại độicủa Tiểu Ðoàn 9 thay phiên nhau tấn công, nhổcác chốt của địch tại khu vựcNgã ba Long Hưng, khu Bệnh viện, vàtrường Bồ Ðề, sát bờ sôngThạch Hãn, dọc theo đường TrầnHưng Ðạo dẫn vào Thị xã QuảngTrị.  Tổn thấtcủa Tiểu Ðoàn 9 cũng rất nặng vớisố thương vong lên đến khoảng 300.  Sau đó, Tiểu Ðoàn 9rút về khu vực Gia Ðằng đểdưỡng quân và bổ sung quân số vũkhí và được Tiểu Ðoàn 1 tiếnlên thay thế.

Với các thànhquả đạt được bằngxương máu này của Tiểu Ðoàn 3 vàTiểu Ðoàn 9, đường vào Thịxã Quảng Trị và Cổ Thành Ðinh CôngTráng đã được mở toang ra chocác đơn vị của TQLC.  Nhưng trận chiến vẫnchưa chấm dứt và máu của các chiếnsĩ TQLC còn phải đổ thêm nhiềunữa.

Giai đoạn 2: từ 29-8 đến 9-9

          Tronggiai đoạn 2 này, Lữ Ðoàn 258 đãđược tăng cường vàsử dụng đến 5 tiểu đoàn tácchiến là các Tiểu Ðoàn 1,3,5,6, và 8.

          Cuộcchiến đấu đầy cam go với tổnthất không kém trong giai đoạn 1 của các tiểuđoàn TQLC lần này diễn ra ngay bên trong Thịxã Quảng Trị. Mục tiêu của các tiểu đoàn TQLClà diệt tất cả các chốt củađịch, chiếm giữ các cơ sở hànhchánh trong Thị Xã, chuẩn bị cho trậnđánh cuối cùng: tấn công và chiếmlại Cổ Thành Ðinh Công Tráng.

          ÐạiTá Ðịnh phân công cho các tiểu đoàn nhưsau:

·       Tiều Ðoàn 1,thay thế Tiểu Ðoàn 9, sẽ từ khu BệnhViện tấn công lên phía Bắc, chiếm lạiTy Cảnh Sát, nhà máy điện, trườngnữ tiểu học, và doanh trại củaCảnh Sát Dã Chiến.

·       Tiểu Ðoàn 3,thay thế Tiểu Ðoàn 8, tiếp tục chiếmgiữ phía Ðông Nam Cổ Thành

·       Tiểu Ðoàn 5chịu trách nhiệm khu Ðông Nam của Ngã Ba LongHưng

·       Tiểu Ðoàn 6 (vớiTrung Tá Ðỗ Hữu Tùng là TiểuÐoàn Trưởng) chịu trách nhiệm cànquét địch ở phía Bắc Ngã BaLong Hưng và tiến về phía Tây Nam CổThành

·       Tiểu Ðoàn 8 (vớiThiếu Tá Nguyễn Văn Phán là TiểuÐoàn Trưởng), sau khi bàn giao khu vựccho Tiểu Ðoàn 3, được lệnh rútvề phía sau làm trừ bị.

Trong suốt 2 tuầnlễ của giai đoạn 2 này, các tiểuđoàn TQLC đã luôn luôn gặp sựkháng cự rất mãnh liệt của địch.Chiến thuật tác chiến trong thành phố(đã từng được cácđơn vị TQLC áp dụng nhuần nhuyễntại Huế và Sài Gòn trong Trận Tết MậuThân 1968) đã lại được 4 TiểuÐoàn TQLC 1,3,5 và 6 đem ra sử dụng mộtlần nữa.  Họđánh cận chiến với địchđể giành lại từng khu phố,từng con đường, từng ngôinhà.  Thêm vào đó,các đơn vị pháo binh của địchđóng bên ngoài thị xã, vẫn tiếptục pháo vào, gây khó khăn và tổn thấtkhá năng cho các đơn vị TQLC.  Tuy vậy, sau cùng, cáctiểu đoàn TQLC cũng đã hoàn thànhnhiệm vụ, tiến sát vào các bờthành của Cổ Thành Ðinh Công Tráng.

Giai đoạn 3: từ 9-9 đến 16-9

          Ðây là giaiđoạn cuối cùng của Chiến DỊch LamSơn 72, với mục tiêu là tái chiếmCổ Thành Ðinh Công Tráng. Tướng Lân quyết định dùng 2Lữ Ðoàn, 147 ở phía Ðông Bắc(với 2 Tiểu Ðoàn 3 và 7; Lữ ÐoànTrưởng 147 là Trung Tá Nguyễn Năng Bảovà Lữ Ðoàn Phó là Trung TáNguyễn Xuân Phúc) và 258 ở phía Tây Nam(với 4 Tiểu Ðoàn 1,2,5 và 6), cùng mộtlúc tấn công vào Cổ Thành.

          Mụctiêu chính của Lữ Ðoàn 258, là DinhTỉnh Trưởng Quảng Trị (MT 90; MT = MụcTiêu) và Tòa Hành Chánh Tỉnh QuảngTrị (MT 28), được giao cho Tiểu Ðoàn 2,với Thiếu Tá Trần Văn Hợp làTiểu Ðoàn Trưởng và Ðại Úy PhạmVăn Tiền là Tiểu Ðoàn Phó, có BộChỉ Huy đóng ở Ngã Ba Long Hưng, tạigóc đường Lê Huấn và Quốc Lộ1. 

Việc tấn công vàchiếm giữ hai Mục Tiêu 28 và 90 này đượcThiếu Tá Hợp giao cho Ðại Ðội ÐạiÐội 4 với Đại Úy Lê Quang Liễn là ĐạiĐội Trưởng, và Ðại Ðội 5 vớiTrung Úy Huỳnh Văn Trọn là Ðại ÐộiTrưởng.  Chắcchắn cũng đã biết đượcý đồ của các đơn vị TQLCđã có mặt trong Thị Xã nêntừ sáng sớm ngày 14-9-1972, địchđã “dàn chào” 2 Ðại Ðội 4 và 5của Tiểu Ðoàn 2 bằng một trậnpháo 130 ly rất dữ dội nhưng không gâyđược tổn thất gì nghiêmtrọng.  Sau khi trậnpháo chấm dứt, Ðại Ðội 4 tiếnchiếm mục tiêu đầu tiên là TrườngPhước Môn, và sau đó làTrường Trung học Teresa, và bắtđược một số tù binh.  Khai thác các tù binh,Ðại Úy Liễn biết được họthuộc một một đơn vị của SưÐoàn 320 B vừa vượt sông Thạch Hãntối hôm trước để tăng viện chocác đơn vị của địch còn đangcố thủ trong Thị Xã. Ðêm hôm đó, cùng với Ðại ÐộiPhó là Trung Úy Nguyễn Hữu Hào vàÐại Ðội Trưởng Ðại Ðội 5 là TrungÚy Trọn, Ðại Úy Liễn thảo luận và lênkế hoạch thật tỉ mỉ cho cuộc tấn côngvào MT 28 vào sáng hôm sau, 15-9-1972.  Với sự yểmtrợ của 2 chiến xa M48 và 2 thiết vậnxa M113, hai Ðại Ðội 4 và 5 của Tiểu Ðoàn 2TQLC, tuy gặp sự chống trả mãnhliệt của các chốt địch, đãhoàn thành nhiệm vụ, chiếm lạiđược Tòa Hành Chánh TỉnhQuảng Trị (tức MT 28) vào lúc 8giờ 30 sáng ngày 15-9-1972, với kếtquả vô cùng rực rỡ như sau:

“Riêng Ðại Ðội4 đã tịch thu được một sốlớn chiến lợi phẩm và một khotiếp liệu gồm:

·       412 súng cánhân

·       102 súng cộngđồng

·       40 thùnglương khô do Trung Cộng sản xuất

·       23 máy truyềntin của Trung Cộng

·       18 tù binh

·       Nhiều hố chôntập thể và xác quanh khu vực TòaHành Chánh và khu hầm ngầm bên tráiTòa Hành Chánh, khoảng 30 xác.

Bộ Chỉ HuyTiểu Ðoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến phảidùng 6 đợt thiết vận xa M113 đểchuyển tù binh và chiến lợi phẩmvề Bộ Chỉ Huy.” [21]

          Vềphần Lữ Ðoàn 147, phụ trách tấn côngtừ hướng Ðông Bắc, mục tiêuchính là thanh toán nốt các chốt củađịch còn cố tử thủ trong tòaCổ Thành Ðinh Công Tráng đã đổnát vì bom đạn trong hơn hai thángđã qua.  Nhiệm vụchính này được Lữ Ðoàn 147giao cho Tiểu Ðoàn 3, với Thiếu TáNguyễn Văn Cảnh làm Tiểu ÐoànTrưởng và Thiếu Tá Trần Kim Ðệ làTiểu Ðoàn Phó.

          ThiếuTá Cảnh phân công cho 2 đại đội củaTiểu Ðoàn 3 là Ðại Ðội 2 của Ðại ÚyGiang Văn Nhân và Ðại Ðội 3 của Ðại ÚyNguyễn Văn Thạch nhiệm vụ nhổ chốtnày.  Sáng sớmngày 15-9-1972, Ðại Ðội 3 tiến lêntrước, phá vở được phòngtuyến của địch nơi cửa Hữucủa Cổ Thành, các Trung Ðội của ÐạiÐội 2 lập tức tràn lên bờ thành,tỏa ra tấn công vào tất cả cáccửa thành.  TrungÐội 22 chiếm cổng chính cửa Tiềnđường Lê Văn Duyệt.  Các chốt củađịch quân kháng cự yếu ớt,rút về cố thủ ở cửa Tảđường Phan ÐÌnh Phùng, nhưngđã quá trể. Tất cả các cánh quân của cả haiÐại Ðội 2 và 3 của Tiểu Ðoàn 3đồng loạt xung phong, tràn vào tất cảcác ngỏ ngách của khu vực nàycủa Cổ Thành. Tiếng súng kháng cự củađịch thưa dần và sau cùng tắthẳn.  Tiểu Ðoàn 3TQLC đã hoàn thành nhiệm vụ mộtcách xuất sắc. Cổ Thành Ðinh Công Tráng trong phạm vi củaThị Xã Quảng Trị đã hoàn toànnằm trong sự kiểm soát của cácđơn vị TQLC của QLVNCH. Cổ Thành với tường thànhcao 9,4 m, dưới chân dày đến 12 m,đã bị các trận phi pháo kinh khủngcủa QLVNCH và Hoa Kỳ phá tan nát, chỉcòn là đống gạch vụn, giống nhưmột phế tích, như trong hình bêndưới đây:


Hình trích từ sách U.S. Marines in Vietnam (Ghi chú số 16, tr. 119).


“Sau gần 24giờ chiến đấu không nghỉ, nhữngngười lính của Ðại Ðội 2 TiểuÐoàn 3 TQLC đã dựng ngọn cờ trêncổng thành cửa Tả vào mờsáng ngày 15 tháng 9 năm 1972.” [22]


Hình trích từ bài viết của Ðại Tá Ngô Văn Ðịnh (Ghi chú số 18).


Lễ thượngcờ VNCH được cử hànhchính thức ngày hôm sau, lúc 12 giờ 45trưa ngày 16-9-1972. Chiến Dịch Lam Sơn 72, khởi sựngày 28-6-1972, đã chấm dứt vớichiến công rực rỡ của Sư ÐoànTQLC, QLVNCH, chiếm lại được tỉnhQuảng Trị đã lọt vào tay quân địchtừ ngày 1-5-1972.      

Thay Lời Kết

Trong trận đánhquyết liệt và đẫm máu này, “bênthắng cuộc,” tức Miền BắcCộng sản (theo cách gọi của nhà vănHuy Ðức của Miền Bắc trong tácphầm có cùng tên), đã thua đậm,và “bên thua cuộc,” tức Miền NamTự do, lại thắng lớn, nhưngcả 2 bên đều phải chịu những tổnthất rất lớn.  Thốngkê chính thức về tổng số thươngvong của cả hai phe trong trận đánh táichiếm Quảng Trị, từ ngày 28-6-1972 chođến ngày 16-9-1972, rất khó có thểbiết một cách thật chính xác,nhứt là đối với quân BắcViệt đã tử thủ và bị chônvùi trong những đổ nát của ThịXả Quảng Trị và Cổ Thành Ðinh CôngTráng do các trận oanh kích của phi cơvà hải pháo từ Hạm Ðội 7, củaKhông Lực VNCH cũng như các phi vụ trảithảm của B-52.

          Về phíaQLVNCH, chỉ riêng đối với Lữ Ðoàn258 TQLC, từ ngày 29-3 đến ngày 16-9-1972,tổng số thương vong chính thức là3.911 gồm 637 tử thương và 3.274 bịthương:


Báo cáo trích từ bài viết của Ðại Tá Ngô Văn Ðịnh (Ghi chú số 18).


          Dĩnhiên, các con số này không bao gồm thươngvong của 2 Lữ Ðoàn 147 và 369 của SưÐoàn TQLC, cũng như của các đơn vịcủa Sư Ðoàn Dù, và các binh chủng kháccủa QLVNCH đã có tham gia trận đánh(Biệt Ðộng Quân, Biệt Cách Dù, ThiếtGiáp, vv).  Trong tácphẩm của mình, tác giả Dale Andradé (Ghichú số 17; tr. 196), đã viết như sau: “…the South Vietnamese marines suffered more than 5,000 casualties since June,3,658 of them during the seven-week battle to recapture the citadel.  Almost one out of every four marines in theentire division was wounded or killed.” (tr. 196; xin tạmdịch sang Việt ngữ như sau: “… Thủy Quân Lục Chiến của Nam Việt Namđã có tổng số thương vong hơn 5.000từ tháng 6, trong đó có 3.658 là trongthời gian trận đánh 7 tuần lễ táichiếm cổ thành. Gần như là một phần tư binh sĩ củasư đoàn đã bị thương hoặctử trận”).    

          Về phía quânBắc Việt, tổng số thương vongchính thức cũng khó có thể biếtchính xác được.  Một điều gần nhưchắc chắn là 2 Trung Ðoàn 48 vàTriệu Hải của Sư Ðoàn 320 B, đãtử thủ trong Thị Xã và Cổ Thành,đã bị tổn thất rất nặng,gần như đã bị xóa sổ.  Trong tài liệu chínhthức của Việt Nam cộng sản gầnđây, “công bố tại mít tinh kỷ niệm 40 năm” củatrận đánh, Miền Bắc công nhận họđã tổn thất 36.000 quân, và quả thật,2 Trung Ðoàn 48 và Triệu Hải đã bịxóa sổ. Trung Ðoàn Triệu Hải từ 1.500quân chỉ còn lại không tới 1 tiểuđội (khoảng 12 người), và TrungÐoàn 48 đã bị tổn thất hơn 80% quânsố.[23]  Về hồi ức cánhân, Ðại Tá Vũ Trung Thướng, trongtrận Quảng Trị năm 1972 là Chính TrịViên của Ðại Ðội 5, Tiểu Ðoàn 2, Trung Ðoàn48, Sư Ðoàn 320 quân Bắc Việt, đãkể lại như sau: “…từ ngày 28/6 đến ngày16/9/1972, Đại đội 5 của tôi từ 120 quân,nhưng sau đó chỉ còn 17 người sống sót.” [24]  Mới đâynhứt, ngày 16-1-2018, Đội Quy Tập Hài CốtLiệt Sĩ 584 của Bộ Chỉ Huy Quân Sựtỉnh Quảng Trị đã cho biết vừatìm thấy thêm 12 hài cốt tại thôn Tân Mỹ,xã Hải Lệ, Thị xã Quảng Trị.[25]  Chắc chắn, trongtương lai, sẽ còn có thêm nhiều, rấtnhiều, những vụ tìm thấy và khaiquật được hài cốt của cácbinh sĩ Bắc Việt đã bị chôn vùitại khu vực Thị Xã Quảng Trị vàCổ Thành Ðinh Công Tráng trong trận đánhđẫm máu nhứt trong Chiến Tranh Việt Namnày.

Ghi Chú:

1.               Trung Tướng Ngô Quang Trưởnglà vị tướng lỗi lạc nhứtcủa QLVNCH.   Ông sinh ngày 13-12-1929 tạitỉnh Bến Tre (sau đổi tên là KiếnHòa), theo học Khóa 4 Trường Sĩ QuanTrừ Bị Thủ Ðức, mãn khóa ngày1-6-1954 với cấp bậc Thiếu Úy, tìnhnguyện vào Binh chủng Nhảy Dù, và làmột Trung Ðội Trưởng của TiểuÐoàn 5 Nhảy Dù.  Ôngđã lần lượt thăng cấp như sau:thăng cấp Trung Úy ngày 1-12-1955, Ðại Úy năm1961,Thiếu Tá năm 1964, Trung Tá tháng 4-1965,Ðại Tá nhiệm chức ngày 19-6-1966,Chuẩn Tướng nhiệm chức ngày4-2-1967, Thiếu Tướng nhiệm chứcngày 3-6-1968, Trung Tướng nhiệm chứcngày 1-11-1971.  Ông nổitiếng là một tướng lãnh rấtgương mẫu về quân phong, quân kỷ, rấttận tụy với trách nhiệm, và luôn luôncó mặt tại những điểm nóngtrong khu vực thuộc trách nhiệm củamình.  Ông cũng nổitiếng là một tướng lãnh trongsạch, thanh liêm, và không dung túng cho cấpdưới làm bậy, xâm phạm tài sảncủa dân chúng.  Ôngcũng là một trong số rất ít cáctướng lãnh hoàn toàn không có thamvọng chính trị và không bao giờ dínhlíu vào các âm mưu, biến cố chínhtrị.  Ông dành toànthời gian cho quân vụ. Tướng Trưởng là một trongsố ít các vị tướng lãnh củaQLVNCH đã chỉ huy các đơn vị tácchiến từ cấp thấp nhứt đếncấp cao nhứt: Trung đội trưởng:tháng 7-1954 (một trung đội của TiểuÐoàn 5 Nhảy Dù); Ðại độitrưởng: đầu năm 1955 (Ðại Ðội 1,Tiểu Ðoàn 5 Nhảy Dù); Tiểu đoàntrưởng: năm 1961 (Tiểu Ðoàn 5 NhảyDù); Tư lệnh sư đoàn: năm 1966 (SưÐoàn 1 Bộ Binh); Tư lệnh quân đoàn: QuânÐoàn IV (1970-1972) và Quân Ðoàn I (1972-1975).  Sau ngày 30-4-1975, ông địnhcư tại thành phố Springfield, tiểu bang Virginia,Hoa Kỳ.  Ông mất tạiđây vào ngày 22-1-2007, thọ 78 tuổi.  Theo lời dặn dòcủa ông, tro hài cốt của ông đãđược gia đình ông mang về Việt Namvà rải trên đèo Hải Vân.

2.               Lavalle, A.J.C., editor. Airpower and the 1972 spring invasion.  Washington, D.C.: United States Air Force,Office of Air Force History, 1985. (U.S.A.F. Southeast Asia monograph series; v. 2, monograph 3).  Tr. 58.

3.               Brand, Matthew C.  Airpowerand the 1972 Easter Offensive. Fort Leavenworth, Kansas: U.S. Army Command and General Staff College,2007.  (Luận văn Master ofMilitary Art and Science của Trung Tá Không Quân Hoa KỳMatthew C. Brand).  Tr. 83.

4.               Thiếu Tướng Bùi Thế Lânlà 1 trong những sĩ quan TQLC kỳ cựunhứt của QLVNCH.  Ôngsinh tháng 11-1932 tại Hà Nội, tốt nghiệpThiếu Úy Khóa 4 Trường Sĩ Quan TrừBị Thủ Ðức ngày 1-6-1954, và gia nhậpngay binh chủng TQLC, giữ chức vụ ÐạiÐội Trường, Tiểu Ðoàn 1 TQLC.  Năm 1960, ông thăng cấp TrungÚy và làm Tham Mưu Trưởng của LiênÐoàn TQLC.  Ngày 1-6-1961,ông thăng cấp Ðại Úy và làm Tiểu ÐoànTrưởng, Tiểu Ðoàn 4 TQLC.  Năm 1963, ông đượcgởi đi du học Khóa Chỉ Huy và ThamMưu TQLC tại Quantico, Virginia, Hoa Kỳ.  Sau khi tồt nghiệp, trởvề nước, ông thăng Thiếu Tá vàđược bổ nhiệm làm Tham MưuTrưởng Lữ Ðòan TQLC.  Sau đó ông lầnlượt thăng cấp lên Trung Tá (1963) và ÐạiTá (1964), và năm 1971, ông kiêm nhiệm luônchức vụ Tư Lệnh Phó TQLC.  Ngày 4-5-1972, ôngđược bổ nhiệm làm Tư LệnhTQLC, và ngày 24-5-1972 ông vinh thăng ChuẩnTướng.  Ðầutháng 4-1975, ông thăng Thiếu tướng.  Sau năm 1975, ông sống tạiHoa Kỳ và mất ngày 14-1-2014 tại San Jose,tiểu bang California, hưởng thọ 82 tuổi.

5.               Thiếu Tướng Phạm VănPhú sinh ngày 16-10-1928 tại Hà Ðông, tốtnghiệp Thiếu Úy Khóa 8 Trường VõBị Liên Quân Ðà Lạt năm 1953, gia nhập binhchủng Nhảy Dù, là một Trung dộitrưởng của Tiểu Ðoàn 5.  Năm 1954 ông thăng cấp TrungÚy, chỉ huy một đại đội của TiểuÐoàn 5 Dù, tham dự trận Ðiện Biên Phủ,đặc cách thăng cấp Ðại Úy tạimặt trận.  KhiÐiện Biên Phủ thất thủ, ông bị bắt làmtù binh, đến tháng 7-1955 mớiđược trao trả về cho Quân Ðội QuốcGia.  Ông lần lượtthăng cấp như sau: Thiếu tá năm 1960, TrungTá năm 1964, Ðại Tá năm 1965, ChuẩnTướng năm 1969, và Thiếu Tướngnăm 1971.  Ngày 5-11-1974, ôngđược bổ nhiệm làm Tư LệnhQuân Ðoàn II.  ThiếuTướng Phạm Văn Phú là 1 trong 5tướng lãnh của QLVNCH đã tuẩntiết vào ngày 30-4-1975.  

6.               Ngô Quang Trưởng.  The Easter Offensive of 1972.  Washington, D.C.: US Army Center of MilitaryHistory, 1980.  Tr. 54.

7.               Ngô Quang Trưởng, sđd, tr. 65.

8.               Trần Ngọc Thống, Hồ ÐắcHuân, Lê Ðình Thụy.  Lượcsử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.  San Jose, Calif.: Hương Quê,2011.  Tr. 235.

9.               Hòa Khánh. Sư Ðoàn 3 Bộ Binh trở lại chiếntrường, tài liệu trựctuyến, có thể đọc toàn văn tạiđịa chỉ Internet sau đây:  https://dongsongcu.wordpress.com/2016/03/10/su-doan-3-bo-binh-tro-lai-chien-truong/  Việc SưÐoàn 3 phục hồi nhanh chóng và có thểtrở lại chiến trường, và chỉsau một năm, năm 1973, đã đượcBộ Tổng Tham Mưu QLVNCH đánh giá làmột sư đoàn có khả năng chiếnđấu rất tốt, là công đầu củatướng tư lệnh, Chuẩn TướngNguyễn Duy Dinh, thăng cấp Thiếu Tướngngày 1-7-1973.

10.          Trần Ngọc Thống, Hồ ÐắcHuân, Lê Ðình Thụy, sđd, tr. 400.

11.          Ngô Quang Trưởng, sđd, tr. 56.

12.          Hành Quân Lam Sơn 72, tái chiếmQuảng Trị, tài liệu trực tuyến, cóthể đọc toàn văn tại địa chỉInternet sau đây:  https://bienxua.wordpress.com/2017/08/09/hanh-quan-lam-son-72-tai-chiem-quang-tri/

13.          Cổ Thành Quảng Trị và ÐạiLộ Kinh Hoàng,  tài liệutrực tuyến, có thể đọc toànvăn tại địa chỉ Internet sau đây: https://vi-vn.facebook.com/quanlucvnch/photos/a.287209888044351.59269.275596229205717/605102579588412/

14.          Trương Ðăng Sỹ.  Nhảy Dù và Cổ ThànhÐinh Công Tráng, tài liệu trựctuyến, có thể đọc toàn văn tạiđịa chỉ Internet sau đây: https://dongsongcu.wordpress.com/2016/09/21/nhay-du-va-co-thanh-dinh-cong-trang-2/

15.          Trương Ðăng Sỹ, tài liệuvừa dẫn bên trên.

16.          Melson, Charles D. và Curtis G. Arnold.  U.S. Marines in Vietnam: the war that wouldnot end, 1971-1973.  Washington,D.C.: U.S. Marines Corps Headquarters, History and Museums Division, 1991.  Tr. 110. Tài liệu trực tuyến, có thểđọc toàn văn tại địa chỉ Internetsau đây: http://www.marines.mil/Portals/59/Publications/U.S.%20Marines%20in%20Vietnam%20The%20war%20that%20would%20not%20end%201971-1973%20PCN%2019000311200_1.pdf

17.          Nguyễn Ðăng Hòa.  Trậnđổ bộ Triệu Phong, 11/7/1972,” trong Tuyểntập 2: Hai mươi mốt năm chiến trậncủa binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam(1954-1975).  Santa Ana, Calif.:Tổng Hội TQLC/VN tại Hoa Kỳ, 2005.  Tr. 404-414.

18.          Andradé, Dale.  America’slast Vietnam battle: halting Hanoi’s 1972 Easter Offensive.  Lawrence, Kansas: University Press of Kansas,2001.  Tr. 189-190.   

19.          Ngô Văn Ðịnh. Trận Quảng Trị năm 1972 của LữĐoàn 258 TQLC, tài liệu trực tuyến,có thể đọc toàn văn tại địachỉ Internet sau đây: http://tqlcvn.org/hoiky/hk-tranQT72-ld258-tqlc.htm

20.          Phạm Văn Chung. Cờ bay trên Cổ Thành Quảng Trị,tài liệu trực tuyến, có thểđọc toàn văn tại địa chỉ Internetsau đây: https://www.nguoi-viet.com/cuu-chien-binh/ccb-co-bay-tren-co-thanh-quang-tri/  

21.          Lê Quang Liễn. “Ðại đội4/TÐ2/TQLC và trận tái chiếm tòa hànhchánh Quảng Trị (14/9/72),” trong Tuyển tập 2:Hai mươi mốt năm chiến trận của binhchủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam (1954-1975).  Santa Ana, Calif.: Tổng HộiTQLC/VN tại Hoa Kỳ, 2005. Tr. 416-423.

22.          Giang Văn Nhân.  “Tiểu đoàn 3/TQLCdựng cờ trên Cổ Thành Quảng Trị15/9/1972,” trong Tuyển tập 2: Hai mươimốt năm chiến trận của binh chủng ThủyQuân Lục Chiến Việt Nam (1954-1975).  Santa Ana, Calif.: Tổng HộiTQLC/VN tại Hoa Kỳ, 2005. Tr. 438-450.

23.          Ích Duệ.  Vàinét về chiến trường Quảng Trị1971, tài liệu trực tuyến, cóthể đọc toàn văn tại địa chỉInternet sau đây: https://hieuminh.org/2012/07/26/vai-net-ve-chien-truong-quang-tri-1972/

24.          Xuân Hải.  Ðạiđội 120 người, hết trận đánhchỉ còn 17, tài liệu trựctuyến, có thể đọc toàn văn tạiđịa chỉ Internet sau đây: http://infonet.vn/dai-doi-120-nguoi-het-tran-danh-chi-con-17-post128750.info

25.          Ngọc Lan – Lệ Truyền.  Khaiquật thêm được 12 hài cốt liệt sỹtại thôn Tân Mỹ, xã Hải Lệ, thị xã QuảngTrị, tài liệutrực tuyến, có thể đọc toànvăn tại địa chỉ Internet sau đây: http://thixaquangtri.gov.vn/default.aspx?TabID=100&modid=445&ItemID=2430