Vì sao cải lương thoái trào?

Tôi ghét cái phim “Song lang” nhiều lẽ, những cái kia tôi nói hết rồi, cái này nói luôn nè, kêu là kỷ niệm 100 năm cải lương mà dám lấy mốc “thập niên 80” ra làm bằng thời cực thịnh cải lương.

Túm gọn thế này.

Nam Kỳ mình có đờn ca tài tử từ xưa.

Năm 1910 đến 1914 xuất hiện các ban đờn ca tài tử.

Từ 1907 ở Mỹ Tho có ban tài tử Nguyễn Tống Triều, ban này được chọn đi diễn tại Pháp năm 1911.

Ban tài tử Nguyễn Tống Triều có cô Ba Đắc.

Cô ba ca bài “Tứ đại oán” cải biên thành ca ra bộ hồi năm 1914. Ca ra bộ tức là vừa ca vừa biểu cảm mặt mày, tay làm dáng, lúc này cô Ba Đắc vẫn ngồi ca.

Năm 1915, ông Phó Mười Hai Tống Hữu Định ở Vĩnh Long ca tài tử, nhưng ông cho ba người thủ vai Bùi Ông, Bùi Kiệm, Nguyệt Nga đứng trên bộ ván vừa ca vừa ra bộ tay chưn.

Đoàn hát chuyên nghiệp đầu tiên được thầy André Thận ở tỉnh Sa Đéc thành lập vào năm 1918 lấy tên là gánh hát Thầy Thận.

Sau André Thận bán gánh cho thầy Năm Tú (Pierre Châu Văn Tú) ở Mỹ Tho. Gánh hát Thầy Năm Tú là một gánh hát cải lương rất lớn, bề thế, có thầy tuồng Trương Duy Toản.

Thầy Năm Tú cất một rạp hát rộng và đẹp ở gần chợ Mỹ Tho mà nay vẫn còn.

Gánh hát thầy Năm Tú nổi tiếng khắp nơi.

Tức là người ta lấy năm 1918 khi thầy Năm Tú trương biển hiệu “Ban hát cải lương Châu Văn Tú” là năm khai sanh cải lương.

Cải lương ra đời và phát triển rực rỡ.

Nhà giàu Nam Kỳ bỏ tiền của đầu tư, dân Nam Kỳ nuôi đào kép, đẩy cải lương lên tột đỉnh. Cải lương ra Bắc, dân Bắc Kỳ mê cải lương hơn chèo.

Đến những năm 1960 thì cải lương phát triển rực rỡ ở thời VNCH. Cũng có lúc bị phim chưởng Hong Kong lấn áp, nhưng cải lương vẫn sống khỏe và đi lên.

Cải lương là ngành công nghiệp giải trí bạc tỉ của Nam Kỳ.

Sau 1975 khi CS vô chiếm Nam Kỳ thì các đoàn cải lương hoặc bị quốc hữu hóa thành đoàn quốc doanh, hoặc sẽ là đoàn “tập thể”.

Lúc này những thầy tuồng, bà bầu, đào kép cải lương của Nam Kỳ cũ không có quyền, quyền hành nằm trong tay CS.

Có ba hệ thống tác động cải lương sau 1975:
  • Từ Bắc tập kết về
  • Từ rừng ra
  • Và tại chỗ tức người cũ
Người cũ chỉ còn cái hào quang cũ và không có quyền nên tuồng tích bắt đầu bá láp, câu văn câu chữ “bình dân học vụ”, “bổ túc văn hóa” dần dần.

Tuy nhiên lúc này CS dùng cải lương làm tuyên giáo, thành ra CS lập gánh cải lương rất nhiều, các tỉnh Miền Tây và Miền Đông tỉnh nào cũng có đoàn cải lương.

Vào cuối những năm 1980 cải lương bắt đầu tuột dốc, không còn ai coi nữa.

Như đã nói ở trên cải lương sau 1975 gánh tuyên giáo, gánh chánh trị, gánh “chiến sĩ cách mạng”, “đấu tranh”, “đánh Mỹ” nhiều quá nên làm dân ngán, chán và… sợ.

Có ai ngờ tuồng “Thái hậu Dương Vân Nga” là tuồng tuyên giáo? Vì tuyên giáo mà Thanh Nga chết chăng?

Cái nữa là trình độ soạn giả, thầy tuồng toàn dân trong rừng chăn trâu đi ra, dân Bắc Kỳ đi vô nên viết câu văn chó nhai không trôi, thành ra cải lương dở từ từ.

Những đào kép xưa tuy hát hay đó, nhưng cứ quấn khăn rằn, đả đảo riết làm dân Nam Kỳ cũng ói, thành ra dân không thèm coi cải lương nữa.

Rồi cách hát cải lương sau 1975 cũng khác, hát toàn những điệu dễ, hát gân cổ rống lên kiểu 100 chữ như mắc kinh phong, rồi chọn đào kép kiểu đại trà, luyện giọng kiểu Bắc Kỳ, thành ra sau này không tìm ra đào kép nào có cái riêng.

Còn nhiều nguyên nhơn cải lương đi xuống, nhưng tôi cho rằng chính yếu tố chánh trị là nguyên nhơn chánh làm cải lương muốn banh ta lông sau 1980.

Thành ra “Song lang” lấy cải lương 1980 để làm phim diễn tả thời vàng son cải lương là cách chọc tức, trêu ngươi dân am hiểu cải lương lục tỉnh đó đa!

Chưa kể thằng Issac hát cải lương như đọc kinh sám hối.

Thằng này làm dáng giỏi chứ hát hò gì?


Hình: Những đào kép, thầy tuồng cải lương bị chánh quyền “hốt hồn” sau 1975.