Những đệ nhất công dân nước Việt làm rể miền Đồng Nai – Cửu Long

Có bao nhiêu đệ nhất công dân ViệtNam làm rể Miền ĐN - CL, tôi không biết chắc,nhưng có ít nhất 4 người, mà hầu hết các vị thuộc hạng “tuổigià 50 trở lên” dù biết nhưng ít ai chú ý đến khíacạnh đặc biệt nầy.         

Đệ nhất công dân BảoĐại,  vị vua cuốicùng của nhà Nguyễn cưới vợ dân Gò Công và phongvợ làm Nam Phương Hoàng Hậu như vừa nói bàitrước. 

Còn ba Đệ Nhất Công Dân kia là ai?

  • Ba Bà Chánh Cung

-Minh Mạng: vị vua thứ hai của triềuNguyễn có vợ là Bà HồThị Hoa dân miền ĐN-CL. Theo TS PTT thì trong mạngwww.vietnamgiapha.com thì Bà là “con Ngài Chưởng Cơ HồVăn Bội”.  Lăng củaBà “hiệu là Hiếu Đông Lăng, phía tả lăngĐức Thiệu Trị”. Thêm vào, dân ĐN-CL đã cử tên Bà nên đã dùngchữ “bông” để thay thế cho chữ “hoa” (bông bí,bông điên điển).

Ở vùng không xa chợ Sài Gòn có câu cầutên Cầu Bông thựcsự trước đó có tên Cầu Hoa Bắc, đã được đổi tên (vìlý do vừa nói, theo TS Phan Tấn Tài, trích từ www.limsi.fr).  Xin nói thêm là tục cử tênnhững người “tên tuổi”, những viên chức côngquyền từ cấp làng xã, cho đến trungương, rất thạnh hành ở Lục Tỉnh ngày xưa.  Thí dụ “ánh sáng thành “yến sáng”vì vua Gia Long tên “Ánh”.

Lẽ dĩ nhiên tục cử tên hầunhư phổ quát cho cả VN ngày xưa: Ở Huế,chợ Đông Hoa đã thành chợ Đông Ba, và tỉnhThanh Hoa trở nên tỉnh Thanh Hóa (PTT trích www.limsi.fr.).  Ngoài ra tôi không đọc thấysử sách nào khác viết về bà Đệ Nhất Giai Phinầy, không hiểu vì sao? Vị nào có tài liệu về Bà, xin soi sáng giùm.

-Thiệu Trị: vị vua thứ ba, có “Đệ nhứtGiai Phi” (vợ chánh, tức là Hoàng Hậu, nhưng khôngđược phong như vậy vì lệ “ngũ bấtlập” như đã nói), tên PhạmThị Hằng, dân Gò Công dòng dõi của ông PhạnĐăng Hưng.  Con bà là vuaTự Đức. Cha chồng làm vua, chồng làm vua, và conlàm vua.  Đây là cô gái ĐN-CLcó một, không hai trong lịch sử nước Việt:

 “Có thể nóiđây là người đàn bà đặc biệt nhấtcủa triều Nguyễn, cũng như củalịch  sử đếchế ở VN. Bà đã là vợ của hoàng tử MiênTông, sau nầy là vua Thiệu Trị.   Nói khác đi, Bà là dâu của vuaMinh Mạng. Như vậy bà đã có mặt trong 9đời của  13 vị vuatriều Nguyễn*. Tước hiệu cuối cùng củaBà là Bác Huệ Thái hoàng thái thái hậu  do vua Đồng Khánh phong tặngvới tất cả sự tôn kính.” (Nguyễn HữuPhước)

 ((* từ MinhMạng đến nămThành Thái thứ 13 (năm 1901)).

Đến đây đã nêu tênđược ba Chàng Rể quí rồi.  Ai là người thứ tư?

-Tổng Thống NguyễnVăn ThiệuCủa VNCH  là “Ngườithứ tư “, (cũng như vua Bảo Đại,vừa mới qua đời cách đây vài năm).    Bà Thiệu người MỹTho. Trong vụ Tết Mậu Thân, 1968, ông đang “đóngquân” ăn Tết ở quê vợ.

Tóm lại các vua Minh Mạng, ThiệuTrị, Bảo Đại và Tổng Thống NguyễnVăn Thiệu, những Công Dân Hạng Nhất gốcMiền Trung đã làm “Rể Quí” của MiềnĐồng Nai – Cửu Long. 

Gái miền nào đẹp nhất và cóthể trở thành, “dâu thảo, mẹ hiền” trongmắt những “đấng Quân Vương” nầy?  Không phải trả lời câuhỏi đó. Ca dao đất Thần Kinh có câu:

Kiêm Luông có gái mỹ miều

Trẫmthương trẫm nhớ, trẫm liều trẫmđi.

Một bạn già đề nghị bắtchước câu trên với đôi chút thay đổi:

Đồng Nai có gái yêu kiều (ĐồngNai nầy chỉ cả Miền Lục Tỉnh)

Trẫmthương trẫm cưới, trẫm yêu suốtđời.

Các bạn còn biết vua nào nữacưới vợ Miền Đồng Nai – Cửu Long, xincho tôi hay để thêm vào danh sách đặc biệtnầy, thành thật cảm ơn. Tôi hỏi câu vừa qua vì chính Vua  Bảo Đại viết:

 “Trong Triều Đình nhà Nguyễn,việc tìm kiếm phi tần cho vua thườngthường

hướng vào miền Nam, sovới miền Trung hay xa hơn nữa là miền Bắc,đối với

triều Nguyễn miền Namlà miền đất hứa.” (Bảo Thái, trích trong “Con Rồng

ViệtNam” của Bảo Đại)

  • Có bao nhiêu bà Thứ Phi gốc ĐN-CL?

Bên trên chúng tôi đã có kể rađược ba bà người gốc Đồng Nai –Cửu Long  làm vợ chánh (chánhcung) của vua Nguyễn.  Đó là Bà Hồ thi Hoa, vợ vua Minh Mạng;  Bà Phạm thi Hằng vợ vuaThiệu Trị, và bà Nguyễn Hữu Thi Lan vợ vuaBảo Đại.  Ngoài ra theotài liệu của Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ, chúng ta cònthấy có năm bà thứ phi gốc ĐN-CL. 

Trướchết là vua Minh Mạng còn có ba bà thứ phi ngườimiền Nam:

Thục Tấn Nguyễn thị Bảo  (1801- 1851), người Gia Định. Con của Ông Quan Tư Không Nguyễn KhắcThiệu.  Bà sinhđược một Hoàng Tử là Miên Thẩm (1818-1904) vàba công chúa là Vĩnh Trinh (1816-1892), Trinh Tân (1824-1904) vàTỉnh Hòa(1830-1882).  Về saucả bốn người con nầy đều trởthành những nhà thơ nổi tiếng ở thần kinhvới các biệt hiệu Tùng Thiện Vương, QuyĐức, Mai Am và Huệ Phố, đã để lạicho đời nhiều bài thơ rất giá trị.

Hòa Tấn Nguyễn Thị Khuê, tự BíchChi, người Huyện Phú Lộc, Tỉnh GiaĐịnh; con gái của Chưởng Cơ NguyễnVăn Thanh, trấn thủ Tỉnh Quảng Nam.  Bà sanh được bốn HoàngTử và sáu Công Chúa.

Cung Tấn Nguyễn Thị Xuân,người Gia Định. Con gái Chinh Đội Nguyễn Văn Châu.  Bà sinh được một HoàngTử là Miên Ký, người giỏi văn chươngdưới triều Tự Đức, được phonglàm Cẩm Quốc Công”. 

Kếđến là vua Thiệu Trị. Ông có một người vợ thứ,  gốc miền Nam:

Lệnh Phi Nguyễn Thị Nhâm,người An Giang.  Con củaQuận Công Nguyễn Văn Nhân. Bà Nhâm được tuyển vàu cung cùng mộtthời gian với Bà Phạm Thị Hằng, nhưng vì Bàchỉ sinh hạ được . . . An Thạnh Công Chúa,nên chỉ được phong tước Lệnh Phi.”

Saucùng là vua Tự Đức.  Ông“có một thứ phi miền Nam:

Học Phi Nguyễn Thị Hường,người Vĩnh Long.  Bàkhông có sinh được con nên nhận công tử ƯngHọa, tự Đăng, sinh năm 1870, con MệHường Cai làm con nuôi.” ( Bà Hường chỉ làmột người vợ thứ. Sau nầy khi vua HiệpHòa bị phế, Ưng Đăng được tôn lênlàm vua lấy hiệu Kiến Phúc,)

Như vậy trước sau có 8 bà gốcĐN-CL đã cư ngụ trong nội thành Huế vớitư cách là vợ vua (4 người của Minh Mạng, 2người của Thiệu Trị, 1 của TựĐức, và 1  của BảoĐại.)  Các bạn cònbiết ai khác xin bổ túc giùm. Đa tạ.

  • Các bà thứ phi của vua Bảo Đai:

-Một trường hợpđộc đáo trong triều Nguyễn

Khi Bảo Đại lên ngôi, ông ký giấybỏ tục đa thê và dẹp bỏ tam cung lụcviện đã có dưới các đời vuatrước.  Nhưng sau khiđã thoái vị, Ông cũng có một số vợ khôngchánh thức, và một ngươi “vợ hai” (có đámcưới) nhưng không có bà nào thuộc vùng ĐN-CL.Những quyển sách viết về Ông hoặc về các bànầy, đều dùng chữ ‘thứ phi” đểchỉ các bà đó. (Theo thiển ý từ “thứ phi” khôngđược chính xác cho hoàn cảnh của Ông, vì Ông khôngcòn làm “vua “ nữa khi sống với các bà nầy.  Tuy nhiên vì chữ “thứ phi”đã được dùng trong các bài về BảoĐại, (như là một vì “vua”), nên tôi đành tuân theocách dùng đã “thông dụng” đó.) 

Các bà nầy đã đến với Ông khiÔng không còn làm vua nữa, (nhưng chắc là họ vẫncó hy vọng một ngày nào đó Ông trở lại ngôivị xưa ??) Ba bà thứ phi nầy, một gốcmiền Bắc, một gốc Trung, và người cuốicùng chôn cất Ông là một người gốc Tây (Pháp).  Sau đây chúng tôi viết lạithật sơ sài về ba bà nầy theo tài liệu củaHàn lâm Nguyễn Phú Thứ.

-Bà Bùi Mộng Điệp:

Sau khi Bảo Đại thoái vị, thành“công dân Vĩnh Thụy” và được mời ra HàNội làm Cố Vấn” cho Hồ Chí Minh, Ông sống ởHà Nội.  Trong lúc NamPhương Hoàng Hậu và các con ở lại nội thànhHuế, có người đã giới thiệu bà MộngĐiệp với Ông.  Không lâuBà trở thành vợ thứ của Ông một cách không chánhthức.  Năm 1946, MộngĐiệp sanh một gái tên Phương Thảo. Sau đóBàø còn sanh thêm hai con trai tên Bảo Hoàng và Bảo Sơn.  Nhưng cả hai đềuyểâu mạng.

Năm 1949 khi Vĩnh Thụy về VNlại với chức vụ Quốc Trưởng VN vàđặt văn phòng ở Đa Lạt.  Một thời gian sau, MộngĐiệp từ Hà Nội vào Đà Lạt. Sau đó,lại về cư ngụ ở Ban Mê Thuột, vớinhiệm vụ quản trị Hoàng triều CươngThổ (vùng đất trên cao nguyên mà Pháp dành riêng chotriều Nguyễn). 

Vào 1953 khi chiến tranh Việt Pháp leo thangvà lan rộng, “Bà được Cựu Hoàng giao nhiệmvụ mang cặp ấn kiếm và một số báu vậtcủa triều Nguyễn qua Pháp giao cho Nam Phương HoàngHậu.”

Bà định cư luôn ở Pháp. Nghe nói Bàvẫn sống độc thân cho đến hiệntại (2005) và gần 80 tuổi. Không biết liên hệ giữa Bà và Cựu Hoàng ra saotrong thời gian Ông ta sống ở Pháp (và trong thời giannầy Ông ta sống với “thứ phi” Monique, sẽ nóiở đoạn sau.)

-Bà Lê Phi Ánh.

Khi Quốc Trưởng Bảo Đạivừa về VN và chọn Đà Lạt là nơi làmviệc Thủ Hiến Trung Phần Phan Văn Giáo đãgiới thiệu Bà Phi Ánh cho Bảo Đại (NamPhương còn ở Pháp, và Mộng Điệp còn ở HàNội).  Bà Phi Ánh có sanh 2người con với Bảo Đại: Phương Minhvà Bảo Ân.  Năm 1953 BảoĐại sang Pháp và không trở về VN nữa.  Năm 1954, bà Phi Ánh tái giá vơimột nhà thầu khoán và có thêm một con trai vớichồng sau. Bà mất năm 1987 ở VN.

-Bà Monique Baudot.

Cựu Hoàng đã nói trong một cuộcphỏng vấn Ông về Bà Monique (không lâu trước khiÔng qua đời),  là “Nhờbạn bè chung sống, tôi đã gặp người vợthứ hai của tôi”.  Ôngcưới bàø Monique vào tháng 10, 1972 tại Pháp. Bà làngười vợ “thứ hai” và là người sau cùngsống với Cựu Hoàng trong  hơn 25 năm,nhưng lại không có người con nào với Ông. (Có tàiliệu ghi là Ông đã quen biết và sông chung với Bàtừ năm 1969.)  Ông cũngnói: “Sau nhiều năm sinh sống cô quạnh, nhờ bànầy mà tôi đã tìm lại được cuộcsống an nhàn, thanh tịnh.” Bà Monique hiện vẫn còn sống ở Pháp.

 [(Các con củaBảo Đại: (Nam Phương Hòang hậu: BảoLong, Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung và BảoThắng; Mộng Điệp: Phương Thảo; Phi Ánh: Phương Minh và Bảo Ân.)]

Tóm lại, theo Bảo Đại, thì Ôngchỉ có 2 người vợ (có đám cưới):  Bà Nguyễn Hữu Thi Lan và BàMonique Boudot.  

Thời gian mười mấy nămđầu của cuộc đời hôn nhơn, sốngvới Bà Nam Phương, mặc dầu không có thựcquyền cai trị đất nước, nhưng ít ra Ôngcòn ngồi trên ngai vàng và trong sự cung phụng xa hoa(của nhà vợ).  Ngoàinhững sóng gió chánh trị, nhiều năm trong giaiđoạn nầy, Ông còn gây ra nhiều sống gió vềtình cảm trong hôn nhân vì Ông sống với nhiều bà khác,ngoài Mộng Điệp và Phi Ánh. (Ông đã vi phạm một trong những điềucam kết của Ông với Thị Lan trước khicưới là “giữ luật một vợ mộtchồng”.)

Thời gian 25 năm cuối củacuộc đời Ông, không ngai vàng, không tiền bạc, Ônglại “tìm được cuộc sống an nhàn và thanhtịnh” với bà vợ hai, không con.

Theo thiển ý, cuộc đời củavị vua cuối cùng triều Nguyễn thật là mộtcuộc đời khá độc đáo.  Điểm cần nói:  Ông là vị vua “thọ” nhất(1913-1997 = 84 tuổi) trong các vua của vương triềunhà Nguyễn. Phải chăng sự “sống lâu” nầy lànhờ chính Ông đã giữ đúng lời cam kết khácvới Nam Phương Hoàng Hậu: Giải tán tam cunglục viện” (đây chỉ là câu hỏi đùa cho vui màthôi) .

 

Tàiliệu tham khảo

A - Những Emails (Tư liệu)

Phan Tấn Tài (2005). “Emails gởi Nguyễnhữu Phước” về một số tài liệu liên quanđến các câu ca dao trong bài “Đồng Nai  Cửu Long: Những câu ca dao”

B - Tài liệu truyền khẩu: Một sốcâu ca dao do các “bạn già”  cungcấp.

C - Sách và Đặc San

-Bảo Thái, (1999). Một thời hoàng tộc, (tập II), Nxb Kinh Đô,Texas, USA.  

-Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ(1970). Việt Nam Tự Điển.  Khai Trí xb., Saigon, VN.

-Nguyễn Hữu Phước, (2004).  “Từ vua trong tiếng Việt”,Tiếng Việt đa dạng,

-Southeast Asian Culture and Education Foundation,California, USA.

-Nguyễn Phú Thứ (2003).  Tìm hiểu vua Bảo Đại .Tác giả XB, Lyon,Paris.

-Vương Hồng Sển (1995).  Hơn nửa đời hư.  Văn Nghệ Xb.  California, USA