Năm Mùi viết chuyện Dê

            Vàokhoảng tháng bảy cô chủ nhiệm kiêm chủ bútđiện thoại cho tôi, nhp, nhờ viết một bàicho số báo Xuân năm Ất Mùi. Tôi hỏi sao sớm quá vậy. Cô nói: Có lần bác khoetài “nhất dương chỉđã cơ khí tự” của bác nên cháu lo xa là vừa.  Xin thưa với độc giả“dùng một ngón tay đểđánh máy chữ” giải thích câu Hán Việt bồitrong ngoặc đôi, chữ nghiêng đấy.   Tôi tìm thầy họ Dương xingiúp ý kiến vì Thầy, 80 tuổi, có bút hiệuDương Tử hay con nhà họ Dương, đồngâm với dương là dê trong chữ Hán.  Thầy nói “qua” thảo thảo mộtvài trang theo kiểu nhớ đâu viết đó, nhớ saoviết vậy; và em cứ toàn quyền thêm, bớt, hay editthế nào cũng được, chỉ dùng bút hiệu củaqua và tên em là được rồi. OK?  Trò, 75 tuổi: Dạ OK.  Thế là câu chuyện Dê bắtđầu:  Dê Việt, bàntrước, Dê Mỹ và Dê thế giới viết sau.

 

 Một chút về năm con Dê,năm Mùi

            Theo cách tínhcủa Đông phương, năm đượcđặt tên theo mườican (thập can): Giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ,canh, tân, nhâm, quí; và mười hai chi (thập nhị chi): Tý,sữu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu,tuất và hợi.  Con Dêchiếm hàng thứ 8 trong “thập nhị chi”. Mỗi chicòn đi chung với một “can” trong “thập can” bên trên. Năm 2013 dương lịch là nămQuý Tỵ âm lịch. Sang Năm 2014, là Năm Giáp Ngọ, và năm 2015 là năm Ất Mùi.

            Cứ tiếp tục theothứ tự của mười can từ “giáp” cho tới “quí”thì “mỗi mười nămcó một năm bắt đầu bằng chữ “giáp”.  Theo theo thứ tự củamười hai chi thì “mỗi mườihai năm mới có một năm ngọ”.  Mẫu số chung của 10 và 12là 60.   Vậy phải sáumươi năm sau  (2077) mớicó một năm “Ất Mùi” nữa. Nếu tính ngượclại thì năm 1955 là năm “Ất Mùi”, và năm 2074cũng là Ất Mùi.  Đểcho dễ nhớ, ai đó đã làm ra bài thơ sau đây (2):

Mậu Tý con chuột cống lang

            Hay tha trứngvịt xuống hang bỏ rày.

Kỷ Sữu con trâu kéo cày

            Ngoàiđồng hai buổi ăn rày cỏ khô.

            Canh Dần con cọp ngoài rừng

            Tiếngkêu vang lừng hay chụp bắt heo.

            Tân Mảo là con mèo ngao

            Hay kêuhay gào hay khóc hay than.

            Nhâm Thìn là con rồng vàng

            Nhữngkhi cần nước Ngọc Hoàng sai đi.

            Quý Tỵcon rắng ròng ri

            Ở dướimương lạn mấy khi lên bờ.

            GiápNgọ con ngựa chạy mờ

            Nó đi một buổimười giờ không sai.

            ẤtMùi con dê râu dài

            Cái đuôi ngúc ngoắt, cáiđầu có chong.

            BínhThân con khỉ rừng vong

            Cái đít chai ngắt, đầukhông có sừng.

            ĐinhDậu là con gà rừng

            Có mỏ có mòng hay gáy ó o.

            MậuTuất là con chó cò

            Hay nằm cạnh lò lổmũi lọ lem.

            KỷHợi con heo ăn hèm

            Mấy khi cúng tế chảnem đủ dùng.

 

Dêđã xuất hiện từ thời xửa thờixưa. Dê sinh tồn cho đến hiện tại, cómăt khắp nơi  trênthế giới. Dựa vào các hình vẽ và các di tích khaiquật trong các hang động, chúng ta thấy loài Dê cómặt trên từ Âu sang Á. Hình ảnh Dê cũng dễvẽ thôi: chỉ cần hai cái sừng Dê và bộ râu Dê làcó hình một con Dê trên vách đá hay trên tờ giấy họcsinh nghịch ngợm.

Lẽdĩ nhiên, khởi thủy chỉ có loài Dê hoang dã sốngtrong các miền núi non nên được gọi là SơnDương, về sau Dê được thuần hóa và nuôinhư gia súc để vắt sữa và lấy thịt.Sữa Dê mát và bổ dưỡng không thua sữa bò, cònthịt Dê thì hết xẩy, bợm nhậu thích lắm,quán cốc quảng cáo tùm lum, nhưng coi chừng kiểu“treo đầu dê bán thịt chó” của bọn gianthương gạt người nhẹ dạ.

      Thịt Dê xồm, hay Dê giàthường nặng mùi nên trước khi làm thịt,người ta thường buộc Dê vào một cái cọcrồi đánh cho nó chạy vòng vòng cho toát mồ hôi bớtmùi dê. Còn nghe nói món Ngọc dương hầm thuốcBắc là một trong những bảo vị, vì tiếngđồn là kết quả của món ăn nầy khôngthua gì Viagra (xạo cho vui!).

            Theo thập nhị chitử vi, người sanh vào năm Dê là ngườithuộc vào hàng có thể chất đẹp đẽ, sangtrọng, có tinh thần ưu tú, cử chỉ lịchsự, thanh nhã, có ngôn ngữ nhã nhặn.  Nhưng tánh tình lại có vẻ nhưnhút nhát, thích ẩn danh hơn khoe khoang.  Người sanh năm mùi, con Dê,hợp với người sanh năm hợi, con heo, vànăm mảo, con mèo; nhưng kỵ với những aiđẻ trong năm sửu, con trâu.

 

DÊ VIỆT NAM

 

      Về cách phân loại thì ngoàiviệc phân biệt Dê núi và Dê gia súc, người ta cònđể

ýđến tuổi tác của chúng: Dê già thì gọi là DêCụ hay Dê Xồm, Dê trẻ thì được gọi là

DêNon, Dê Con hay Dê Cỏn.  Ca dao:

                                            DêXồm ăn trái khổ qua

                                       Ănnhầm sua đủa, chết cha Dê Xồm

       Trong thi ca Hồ XuânHương có bài:

                                            Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ

                                      Lại đây cho Chị dạy làm thơ

                                             Ong non ngứa nọc châm hoa rữa

                                       Dêcỏn buồn sừng hút dậu thưa.  

                                                                               

DÊ trong bài Lục Súc Tranh Công.

            Từ thời xa xưa, dânta coi Dê là một trong sáu con vật được ngườithuần hóa, họp thành bầy gia súc.  Sáu gia súc gồm: Trâu, chó, ngựa,Dê, gà, và heo.  Một vănsĩ ẩn danh đã viết truyện Lục Súc Tranh Côngbằng chữ Nôm*. Bài chữ Nôm lại được nhiềungười vô danh chuyển dịch sang chữ quốc ngữ.(*Chữ Nôm là chữ viết của một số họcgiả Việt Nam, những người biết đọcchữ Hán bằng hiọng Hán Việt, chế ra.  Các vị nầy mượn các bộphận chánh trong chữ Tàu và ghép lại để thành chữđọc các âm của tiếng Việt, còn gọi là tiếngNôm.  Chữ Nôm chưa bao giờđược các triều đình Việt Nam công nhận đểdùng trong hành chánh và giáo dục nên sau nầy trở thành chữchết.  Nhưng các học giảchữ Nôm, trong khoảng thế kỷ XIII đến thếkỷ XIX, đã để lại nhiều tác phẩm vănthơ cho nền văn học Việt Nam.  Sau nầy khi chữ Quốc Ngữtrở thành thông dụng, một số rất lớn các tácphẩm được dịch sang chữ Quốc Ngữ,chữ chúng ta đang dùng hiện tại.  Ngày nay chỉ còn một số rấtít người biết đọc và viết chữ Nôm.  Chữ Quốc Ngữ là một“tuyệt vời” trong lịch sữ dùng chữ viết củadân ta.)

            Chuyện Lục Súc Tranh Côngdùng thể thơ, viết về sáu con gia súc tranh nhautrước mặt chủ những công trạng củamình trong việc giúp chủ nhân, bằng cách khoe khoang công trạng,và chỉ trích khuyết điểm của con vật khác.

Đoạn bên dưới đây trích trong bàiđã dịch sang chữ quốc ngữ, do Khổng TướcLinh Thần Toán Tử Bach Van Phi đăng trên web của ông(5).  Cuối mỗi đoạnvề một con vật, ông Bach Van Phi có chú thích, giảinghĩa những chữ Việt xưa mà ngày nay ít thấydùng trong sách báo hay các phương tiện truyền thông khác.   Chúng tôi chỉ trích dẫn đầyđủ về hai trong sáu con vật là Ngựa, và Dê vì năm vừa qua là năm ngựa,Giáp Ngọ, và năm nay là năm ,Ất Mùi.  Tuy chỉ muốnnói về ngựa và Dê vào dịp xuân Ất Mùi, nhưng phảibắt đầu bằng con chó (con muông) vì ngựa bịchó nói xấu  nên ngựa mớilên tiếng; và chấm dứt bằng con gà vì trướckhi dứt lời, Dê có than phiền vài câu về gà. (Phần bài trích, có chữnghiêng).

 

Chó “ghen tài” vớingựa

Dám thưa người,báu gì giống ngựa,
Mà trau tria lều trại nhọc nhằn ?
Ăn cho ăn những cháo đậu xanh,
Ở thì ở những tàu lợp ngói.
Bữa bữa dạo chơi, tắm gội,
Ngày ngày chắn vó, hớt mao.
. . . . . . . . . . . .

Gẫm giống ấy:
Nết na giớn giác,
Tính khí chàng ràng,
Dại không ra dại,
Khôn chẳng nên khôn ;
. . . . . .

Ngất ngơnhư ốc mượn hồn.
Nuôi giống ấy làm chi cho rối".


-trau tria: Sửa-sang.
-chắn vó: Cắt gọt móng.
. . . . . . .  . . . .

Ngựa kểcông

Ngựa nghe nói,tím gan, nổi phổi,
Liền chạy ra hầm hí vang tai:
"Ớ ! này, này, tao bảo chúng bay,
Ðố mặt ai dày bằng mặt ngựa ?
Tuy rằng thú, cũng hai giống thú,
Thú như tao ai dám phen lê
Tao đã từng, đi quán, về quê,
Ðã ghe trận đánh nam, dẹp bắc.
Mỏi gối nưng phò xã tắc,
Mòn lưng cúi đội vương công.
Ngày ngày chầu chực sân rồng
Bữa bữa dựa kề loan giá,
Ông Cao Tổ năm năm thượng mã,
Mới dựng nên cơ nghiệp Lưu gia,
Ông Quan Công sáu ải thoát qua,
Vì cậy có Thanh Long, Xích thố
Ðã nhiều thủa ngăn thành, thủ phủ
Lại ghe phen đột pháo, xông tên
Ðàng xa xôi ngàn dặm quan sơn
Ngựa phi đệ một giờ liền thấu.
Các chú đặng ăn no, nằm ngủ,
Bởi vì ta cần cán, giữ gìn.
Khắn khắn lo nhà trị, nước yên,
Chốn chốn đặng nông bô lạc nghiệp.
Các chú những nằm trong xó bếp,
Tài các ngươi ở chốn quê mùa.
Ðừng đừng buông lời nói khật khù
Bớt bớt thói chê bai giớn giác,
Nếu tao chẳng lo trong việc nước,
Giặc đến nhà ai để chúng bay ?
Thật biết một mà chẳng biết mười,
Chớ lừng lẫy cậy tài, cậy thế".

Ngựa nói lâu, gẫmcàng hữu lý,
Vậy chủ bèn phân giải một lời :
"Ðại tiểu các hữu kỳ tài,
Vô đắc tương tranh nhĩ ngã".


-phen lê: Phân bì.
-Cao tổ năm năm thượng mã: Hán Cao tổ mãthượng đắc thiên hạ : Vua Cao tổ họLưu đánh dẹp năm năm được thiên hạở trên mình ngựa.
-Quan Công sáu ải thoát qua: Quan Vũ vượt qua sáu cửaải.
-Thanh long:Tên thanh đao.
Xích thố: Tên con ngựa sắc hồng,
-phi đệ: Chạy nhanh như tên bay.
-nông bô lạc nghiệp: Dân cày cấy yên vui nghề nghiệp.
-khật khù: Gàn dở
-Ðại tiểu các hữu kỳ tài: Vật lớn vậtnhỏ đều có một nghề tài giỏi riêng.
-Vô đắc tương tranh nhĩ ngã: Không đượcganh tị nhau.

 

Trâu với ngựacùng muông ba gã,
Mới ra ngoài từ tạ phân nhau.

 

Ngựa chỉtrích Dê
Ngựa giận dê, đứnglại giây lâu,
Bèn phát trạng cáo nài với chủ :
"Dê với ngựa cũng là giống thú,
Chăn đồng chăn, nuôi cũng đồng nuôi,
Dê, người cho ăn nhảy chơi bời,
Ngựa, người bắt kỵ biều, luân tế.
Gẫm giống chi hữu đầu vô vĩ,
Hình con con, bụng lớn chang bang;
Cáng náng như đứa có hạ nang,
Sớn sác tợ con chàng kẻ cướp.
Nghề tế kiệu coi đà xấu vóc,
Việc cày bừa nhắm bóng cũng ươn ;
Hễ thấy người thấp thoáng đôi bên,
Liền há miệng kêu la : bé hé".


-phát trạng: Phát đơn khiếu nại.
-kỵ biều: Cưỡi chạy.
-luân tế: Chạy luôn không nghỉ.
-chang bang: To phềnh.
-đứa có hạ nang: Người có bệnh sa đì.
-tế kiệu: Chạy nước kiệu.
-nhắm bóng: Xem hình dạng.

 

Dê kể công
Dênghe ngựa nói dê quá tệ,
Liền chạy ra vác mặt, vênh râu ;
Dê nói rằng : "Ta đọ với nhau,
Thử anh lớn hay là tôi lớn.
Anh đã từng vào dinh, ra trấn,
Sá chi tôi tiểu thú quê mùa ?
Mạnh thì lo việc nước, việc vua.
Song chớ khá cậy tài, cậy tướng,
Ai có tài, chủ ban chủ thưởng,
Ai không công, tay làm hàm nhai,
Chẳng dám ăn lúa má, môn khoai ;
Không hề phạm đậu mè, hoa quả.
Khuyên khuyên chớ nói ngang nói ngửa,
Bớt bớt, đừng ỷ thế, cậy tài,
Ai chẳng biết đuôi ngựa thì dài,
Dài thì để xua mòng, đuổi muỗi ;
Vốn như đây đuôi tuy vắn vỏi,
Ðây cũng không mượn ngựa nối thêm.
Ngàn dặm trường, mặt ngựa khoe êm.
Ba gò sỏi, dê đà xong việc.
Việc dê thì dê biết,
Việc ngựa thì ngựa hay
Bừa cày, có thú bừa-cày,
Kiệu tế, có muông kiệu tế,
Dê vốn thật thuộc về việc lễ,
Ðể hòng khi về hạng tư văn ;
Ðể dành khi tế thánh, tế thần,
Lại có thủa kỳ yên, kỳ phước.
Hễ có việc, lấy dê làm trước,
Dê dâng vào người mới lạy sau.
Ngựa tuy rằng hình tượng lớn cao,
Tam sanh lễ, ai dùng đến ngựa ?
Dầu đến việc làm đình, làm chợ,
Cũng lấy dê trảm thảo, bồi cơ ;
Nhẫn đến ngày mạng tướng xuất sư,
Cũng lấy dê khấn cầu tổ đạo.
Lễ cốc sóc thánh nhân còn bảo :
Tử Cống sao dê sống bỏ đi ?
Ngựa nói ngang mà chẳng biết suy,
Dê nào có thiếu chi công trạng ?
Nói cho xứng đáng,
Há dễ cơ cầu,
Dê tuy rằng vô vĩ, vô đầu,
Quan phong Trường tu chủ bộ.
Hèn như dê mà dám đọ,
Tiện như dê, quí bất khả ngôn.
Ngựa rằng : Ngựa ở chốn quyền môn,
Phong cho ngựa chức chi nói thử ?
Thưa chủ nghiệm việc dê với ngựa,
Cân mà coi, ai trọng, ai khinh ?"


-môn: Loài khoai, giống khoai sọ thường mọc ởrừng,
-mòng: Một loài ruồi lớn.
-muông: Loài thú,
-tư văn: Hội các nhà văn thân lập lên đểphụng sự đức Khổng tử và tình liên lạctrong phái văn hào.
-Tam sanh: Ba giống súc : Dê, lợn và trâu bò dùng làm đồtế lễ,
- Trảm thảo : Phát cỏ
- Bồi cơ : Ðắp nền.
Theo tục khi làm đình làm quán, giết dê tế thổ thầnđể khởi công.
-tổ đạo: Mở đường. Lễ làm khi xuấtquân thường giết dê để tế cờ.
- Cốc : Trình cho biết, tiếng dùng riêng để tếthần thánh.
Sóc : Ngày mồng một mỗi tháng. Lễ cổ cứngày mồng một đầu tháng, các vua chư hầu giếtdê làm lễ cúng ở nhà thái miếu.
-Tử Cống: Học trò Khổng phu-tử .Theo sách Luậnngữ, thầy Tử Cồng muốn bỏ lễ cốcsóc, vì tiếc mỗi tháng mất con dê, song Ðức Khổngtử cho là lễ cốc sóc có nhiều ý nghĩa quan trọnghơn con dê nhiều.
-cơ cầu: Cãi lẽ.
-Trường tu chủ bộ: Chức chủ bộ dàirâu, biệt hiệu của con dê.

 

Ngựa nghe qua tỏđặng sự tình,
Dê rằng : bé, ai hay chức lớn ?
Dê nói lại tài dê cũng rắn,
Ngựa thưa qua, sức ngựa thêm rồng :
Chủ phê cho lưỡng bạn tương đồng,
Chắp sự giả các tư kỳ sự.

 

Dê than phiền vềgà
Lời tự thuận hai đàng xong xả,
Dê phát ngôn, bèn trở nại gà :
"Nuôi chúng tôi lợi nước lợi nhà,
Nuôi giống gà thật vô ơn ngãi.
Thấy chủ vãi đám ngò, vạc cải
Túc nhau bươi chếch gốc, trốc cây.

. . . . .  . .

Bàihọc Hán văn/ Hán Việt vở lòng về chữDương

      Thuở trước có Giờhọc Hán văn cho Ban Cổ ngữ. Một trong nhữngbài vở lòng là

bàitả gia đình họ nhà Dê bằng Hán văn, với hìnhvẽ minh họa và phiên âm raHán Việt như sau:

          “Hữu nhất lão dương nhịấu dương. Lão dương tại ấudương chi tả,

           ấu dương tạilão dương chi hữu. Lão dương khứ ấudương hồi”.

    Tạm dịch ra tiếngViệt: “Có một dê già và hai dê con. Dê già ở bên trái dê con.Dê con ở bên phải dê già. Dê già đi, dê con đến”.

    Rồi Thầy bắt họcsinh dựa theo đó mà viết thành một bài chọcThầy. Thầy là Lão dương, còn 42 học sinh chúng tôitrong Lớp là Ấu dương. Bài nộp chọc Thầynhư sau:

          ”Hữu nhất Lão dương tứ thập nhị Ấudương. Lão dương tại Ấu

          Dương chi tiền. Ấudương tại Lão dương chi tiền. Lãodương thuyết,

          Ấu dương thính. Lãodương khứ, Ấu dương dĩ hỷ”.

     Tạm dịch: Có một dê giàvà 42 dê con. Dê già ở trước mặt dê con. Dê con ởtrước mặt  Dê già. Dêgià giảng, dê con nghe. Dê già đi khỏi, dê con vui vẻ.

Thầy xem, Thầycười, hiền từ, nhân hậu.

 

Đến đây chúng ta thấy rõ là có mộtchữ Dê thuần Việt và một chữ Dương chỉcon dê là chữ Hán Việt (HV). Tiếnghay giọng HV là một giọngđọc mà các nhà nho, những người VN biết chữHán, dùngđể đọc chữ Hán theo kiểu VN.  Và chữHán Việt là chữ quốc ngữ ghi lại giọng Hán Việt. (1)  Những câu chữ nghiêng bên trên tảgia đình họ nhà Dê là những câu dùng chữ Hán Việt.  Như vậy có một chữ DêViệt Nam và một chữ Dê HV, chữ Dương.

 

Chữ Dê củaVN

Dê: (danh từ) Động vật, loài có vú, cósừng, có râu càm, ăn gặm các loài cỏ và lá cây.  Loài người nuôi Dê làm gia súctrong kỷ nghệ sửa và phó mách (cheese).

Dê: (động từ, nghĩa bóng) Chỉ chungnhững hành vi đàn ông hay dùng theo ve vãn, chọc ghẹophái nữ.   

Dê xồm: Dê già có nhiều râu xồm; nghĩabóng chỉ những đàn ông có quá nhiều cử chỉve vãn đàn bà một cách trắng trợn.

Dê núi: Dê hoang, sống ở miền núi;nghĩa bóng chỉ những người dâm dục quá độ.

Dê nhà: Dê đã được gia súc hóa.

            

Dêlà một trong những nguồn thực phẩm quan trongcủa con người vì những lợi ích của nó: Từda đến thịt Dê, dái Dê (Dê nhục hay tinh hoàndương), huyết Dê  (dương huyết), sữa Dê(dương lạc) v.v. đều là thức ănngon.  Hơn nữa, theo lờitruyền khẩu của dân ta, tất cả các bộphận trong thân thể Dê đều bổ dưỡng chocon người, nhất là “việc nhục dục” (sex). Aichưa dùng thử thì xin mời: Nào là lẫu dê, cà ri dê, hoàn dương hầmthuốc Bắc, Huyết Dương Tửu ông uống bà khenv.v., hiệu quả 100%!

Việcchăn nuôi Dê ở nước ta chỉ mới  bắt đầu đượcphát triển từ các “bầy Dê” của các “Anh Bảy Chà”đen thui tương phản giữa bầy Dê trắng muốt.Đây là một trong những giai đoạn “nhục nhãmất nước” thời “Tây thuộc”.   Để mua chuộc cảm tìnhdân Ấn, đế quốc Anh, Pháp ký thỏa ướccông nhận quyền lợi của người Ấn(thuộc địa Anh) trên lãnh thổ Đông Dươngdo Pháp cai trị.  Do đómới có một số Ấn kiều đến ViệtNam.  Họ làm một sốnghề sau đây:

     - Nuôi Dê, bán sữa Dê, và mởtiệm ăn.  Món chánh là cà ri Dê**. Cà ri là mộtchữ gốc Ấn đã được Việt hóa.  Trong tiếng Việt, từ “cà ri”có nhiều nghĩa:

“1. Bột gia vị gốc ẤnĐộ gồm nhiều thứ: hột cây cà-ri, nghệ,gừng, đinh hương, ớt, vị.  Ếch ướp cà-ri.  2. Món ăn dùng cà-ri: Cà-ri gà, cà-ricá.  3. Ám chỉ người Ấn-Độ (có ý trêu chọc).“Trông có vẻ cà-ri lắm.”(3). Ngày nay, chữ “cà ri” vẫn còn thông dụng.

             -Buônbán hàng vải Bombay ở Việt Nam và nhiều thứkhác.  Sài Gòn, quanh chợ BếnThành, có một số tiệm hàng vải nổi tiếngcủa người Ấn.

-Cho vay cắt cổ:  Ở SàiGòn khoảng thập niên 1950-70 có nhiều người Chà (Ấn) chuyên cho vay chonhững người nghèo, không đủ điềukiện vay ngân hàng được. Thường những người nghèo phải trảmột phân lời rất cao cho những người chà sết ti nầy. Sết ti do chữ Chettycủa Pháp chỉ người (Ấn) sống bằngnghề cho vay.  Nguyên nghĩa Chetty: tên một giòng họ lớn ở Ấn Độ,cũng là tên một hiệp hội lớn.  

            -Đi lính Cảnh sát cho Pháp để đàn áp nhân dânViệt Nam chống đối, nên mới có bài hátđược lưu truyền trong giới giang hồ, cách mạng ViệtNam:

                                      Anh em tađừng sợ Ông Cò,

                                       Nó cósúng, mình có dao găm.

                                       Tay móccàm chân đá liền,

                                       Ba bốn thoi Anh Bảy**nằm dài!

-         Lậpgia đình, mua nhà đất ở Việt Nam (nhưbọn Tàu khựa bây giờ).

 

*Sựkiện dùng thịt Dê và sữa Dê làm thực phẩm làmột khía cạnh văn hóa của một số lớndân Ấn Độ, Pakistan và một số dân khác ởvùng Trung Đông.  Vì lý do tôn giáo,những người nầy không dùng thịt bò vì họ xembò là con vật thiêng.  Họcũng không dùng sữa bò và các sản phẩm có pha chếsữa thường hay sữa chua, như yogurt, ice cream,cheese. 

**Anh Bảy.  Trong thập niên 1945-75 dân Sài Gònthường dùng chữ “anh Ba” để chỉ ngườiTH ở VN, và chữ “anh Bảy” để chỉ ngườiIndia.  Tai sao dùng con số 3 (anhBa) để chỉ người Hoa thì tôi đành chịuthua.  Chỉ nhớ lúc họclớp đệ tam vào năm 1955-56, (lớp mười ngày nay) tôi nhớ mộtgiáo sư sử địa khi dạy về các sắc dânthiểu số ở Việt Nam, đã nói đùa: Anh Hai Việt,Anh Ba Tàu, Anh Tư Mã (Lai), Anh Năm Nas (đại tá Nasser củaAi Cập = Egypt), Anh Sáu Miên (Kampuchia) Anh Bảy Cà-ri (Ấn), Anh Tám Phi (Philippines), Anh Chín Chàm (Chăm) và Anh MườiThượng (đồng bào sắc tộc VN vùng cao nguyên).

Ngày nay việc “đặt tên và gọi tên”như vầy là một hành động kỳ thị cầnphải tránh để có thể sống hòa hợp giữcác sắc dân.

Trong những con số mà Gs trên đã dùng thì sốcó nguồn gốc rõ ràng là trong chữ “Năm Nas”, đạitá Nasser, người cầm đầu Ai Cập thờixưa. Chữ “Năm” có nguồn từ chữ “đạitá” vì ngày xưa người bình dân gọi đại tá là“quan Năm” (thiếu úy là “quan Một”). 

Ít ai để ý vềcon số 7 chỉ người Ấn là một chữ có gốcẤn.  Trong tiếng Hindie bay có nghĩa là bậc đàn anh, kẻ trưởngthượng.  Chữ ‘bay” củaHindie thành ra chữ “bảy” của VN (1).

 

NhưngSao Lại gọi Dê là Thầy - Sư Phụ? 

            Xin lạcđề một ít vì mấy chữ “thày” hay “thầy”, và “sưphụ”.

Thày là tiếng Tàu được Việt hóa,từ chữ thày lì (tiếngQuảng Đông) = người thư ký làm việc cho cáccông sở. Tiếng HV đọc là đề lại hay còn dùng chữ thơ lại. Dân Việt ta dùng chữ thầy(để thêm dấu ^) để chỉ những ngườilàm việc văn phòng như: thầy ký, thầy thông (thôngngôn); thầy phán; sau đó chữ thầy nầy đượcdùng rộng ra như các chữ thầy cai, thầy đội,thầy cảnh sát.  

            Chúng ta còn có chữ thầy do chữ sư mà ra,có nhiều nghĩa.

Trước hết tiếngthầy dùng để chỉ một người có mộtnghề chuyên môn như: thầy bói hay thầy tướngsố = người biết đoán tương lai củangười khác.  Ca dao:  Tiền buộc dải yếm bobo, trao cho thầy bói mua lo vào mình. Tiếp theo, chúng ta có: Thầycò = người sửa bản thảo trước khi chođem đi in thành sách báo; trong khoảng thập niên 1940-50chữ thầy cò còn có nghĩa là người chuyên làmđơn mướn;  thầy địa lý hay thầyphong thủy  = người biếtrành về việc chọn hướng cho việc xây nhà haychôn cất sao cho gia chủ hoặc con cháu đượchưởng chuyện tốt; thầy hù, thợ hớt tóc; thầy pháp, người dùng ếm đối, ma thuậtđể chữa bịnh; thầy tuồng, soạn giảkiêm đạo diễn một vở kịch.

Thêm vào, nhữngngười hành nghề chữa bịnh được gọinôm na là thầy thuốc đều mang danh thầy như:Thầy chích = y tá, chích thuốc tây; thầy lang hay thầyđông y (thầy thuốc bắc hay thầy thuốc namdùng dược thảo để trị bệnh); thầythuốc tây = bác sĩ.  Đặcbiệt có cụm từ thầylang băm = thầy thuốc đông y nhưng dốt nghề,trị bịnh không hiệu quả, hành nghề ẩu, nóilà trị hết bịnh, gạt gẫm những ngườiít hiểu biết nhưng cần trị bịnh, đểkiếm chút tiền. Ngày xưa, ở VN vì thiếu thuốctây và thầy thuốc tây nên có nhiều loại lang băm : thầy lá cây, thầy ngải = người dùng lá cây, hoặcngải để trị bịnh; thầy lể = dùng vật nhọn lể chỗsưng, chỗ đau; thầy cúng hay thầy lễ = ngườiđứng lo việc cúng kiến nhờ biết một sốlễ nghi có tính cách bùa phép trong việc cúng để trịbịnh, chớ không thuộc một căn bản hay nghithức của một tôn giáo nào; thầy mằn hay thầyrờ*, mằn hay rờ chỗ đau giúp bệnh nhân bớtđau; thầy nước lạnh, dùng nước lạnhđể chữa bịnh.  Từthầy cúng, thầy tụng, hay thầy lễ chỉ nhữngngười rành về nghi thức cúng kiến, tụng niệmcho đám ma, đám giỗ (3).

*Ở HoaKỳ có một ngành rất đặc biệt: ngànhChiropractic.  Các bác sĩ trongngành đấm bóp và nắn xương nầy phải có bằngDoctor of Chiropratic, phải đậu National Board Tests hoặcKỳ Thi Hành Nghề Tiểu Bang, và một số năm thựctập, mới ra hành nghề. Đây là những bác sĩ “mằn rờ” có license (bằnghành nghề) chuyên nghiệp với thang lương bổngkhá cao.    

Ở HoaKỳ tcó dư thừa thuốc tây.  Dân ta nếu có bệnh, cứđến bác sĩ tây y, MD hay những bằng tươngđương như DO có bằng hành nghề tây y. Các bác sĩnầy được quyền viết toa cho bệnh nhân(prescriptions) đem đến pharmacy để mua các loại  thuốc tây theo toa, mà các dượcsĩ không được bán thẳng cho bệnh nhân. Trongthập niên 1980-89, một số bệnh nhân lại xin thêmtoa khác, không phải để trị bệnh cho chính mình,nhưng để đến pharmacy mua thuốc, nhờ pharmacycho đóng thùng hay tự mình cho vào hộp gởi về chothân nhân ở VN. Bác sĩ thứ thiệt, bệnh nhân thiệt,và dược sĩ chánh hiệu USA đều vui vẻhưởng lợi. 

Dân ta cònbiết thêm một hạng Thầy rất đặc biệt,được đào tạo tại USA.  Đó là các Thầy Dược Thảo.  Họ không học MD, hay bác sĩ tâyy, vì một lý do nào đó.  Họhọc đông y ở một đại học Đông yHoa Kỳ, hay học làm thầy thuốc Bắc từ mộtThầy thuốc Bắc khác từ lúc còn ở VN hay ở  Hoa Kỳ. Các vị tốt nghiệp Ph.D. ghi danh rõ ràng là Ph.D.Oriental Medecine, Ph.D. Nutrition v.v. Các vị nầy tự chodanh xưng tiếng Việt là bác sĩ.  Nhưng các vị không có quyềnbiên prescription cho bệnh nhân.   Họ tự bào chế “ThuốcDược Thảo” và làm giàu nhờ bán thuốc do chính họchế.  Và họ cũng “ítkhi” khuyến khích bệnh nhân mua “thuốc dược thảo”của người khác bào chế, vì “thuốc” do họ chếlà bảo đảm thần dược.  Tiếng Việt, họ ghi các thầndược của họ là Thuốc Dược Thảo.  Nhưng tiếng Mỹ lại ghi làFood Supplement. Nhiều “thầy thuốc bắc” cũng chế“thuốc dược thảo”. Các ông thầy dược thảo nầy, dù là “bácsĩ đông y” hay “thầy thuốc bắc”, đa sốđều có tài buôn bán và quảng cáo. Tôi ngồi buồn mộtphút, tội nghiệp cho tiếng Việt kém phần trongsáng của nó.  Nhưng ởHoa Kỳ mà. Ai có tài làm ra tiền một cách lương thiệnđều là người thành công và là người đángphục. Các Bác Sĩ Dược Thảo, và các ThầyDược Thảo ghi tên những chai hay hộp “ThầnDược” bằng những con số cho bà con dễ nhớ.  Nhưng tôi chưa tìm thấy lọThần Dược nào mang số 35* gồm nhiều dượcthảo pha với ngọc dương tinh chế.  Nếu tìm được chúng tôimua liền và còn giới thiệu cho bạn bè nữa. Mạidô.  *Số 35 chỉ con dê, xinxem chi tiết bên dưới.

 

Xin trởlại chuyện tại sao các đấng nam nhi chi chí củadân ta gọi con DÊ bằng “Ông Thầy hay Sư phụ”.  Rõ ràng rồi mà. Theo truyềnthuyết, huyền thoại, hay truyền khẩu, hay tán dócvì những dược tính bổ dưỡng liên quan đếncác bộ phận của cơ thể Dê, dân ta cho là con Dêđực có sức khoẻ tình dục rất cao.  Họ nói rằng một con Dêđực có thể làm tình với nhiều Dê cái trong mộtbuổi sáng, ngay cửa cổng chuồng, trước khira đồng gặm cỏ. Ai có nuôi Dê xin đứng ra xác nhận xem coi “huyềnthoại” nầy có thật hay không, hay chỉ là “nói xạo”cho vui.

Vì truyềnthuyết hay truyền miệng cho rằng DÊ có sinh lực rấtmạnh về sinh lý bên trên, nên dân nhậu, đạiđa số là phái nam, đều thích, và có dùng những mónăn thịt dê để “bồi bổ” cơ thể.  Họ phong cho Dê tước hiệu“Ông Thầy” hay “Sư Phụ”. Chủ nhà hàng Tàu khôn lắm, thêm vài loại “thuốcbắc” vào, và hầm với một bộ phận nàođó của cơ thể Dê thành một món ăn gọi là“đại bổ”, giúp tăng cường sinh lực.  Thế là bà con dân nhậu, nghe “mạidô” “mại dô” khoái lổ nhĩ, ghé tiệm có món đạibổ “ngọc dương tiềm thuốc bắc” và nộptiền đều đều cho chủ quán.  Trước khi ăn phảicầu nguyện xin ơn Sư Phụ phò hộ chođược khoẻ như Sư Phụ để phụcvụ người yêu (câu nầy xạo cho vui !).

Sau đây là tên một vài quán ăn có bán nhữngmón ăn liên quan đến Dê. Xin các chủ quán nhớ cho là chúng tôi đang quảngcáo không thù lao cho quý vị.  Khitôi đến quán ăn cơm, quý vị nhớ tính tiềnmón tôi ăn theo giá “khuyến mãi” đấy nhé.

Tiệm “Lộc Đỉnh Ký 1” có các món Hủtiếu/ Mì Dê Kho, Ngọc Dương Tiềm Thuốc Bắc,“Lẩu Dê”, và món “Pín Dê Tiềm Thuốc Bắc”.  Quán ăn Noorani, Pakistan & IndianCuisine, có nhiều món liên quan đến thịt Dê và cừu,trong đó lẽ đương nhiên là có cà ri (curry) Dê.  Quán nầy trong khu “Mái ngói Xanh” cáchtiệm Bánh Xèo Vân không xa.  Giữahai quán trên có một tiệm chạp phô bán các loại hộtvà bột của Pakistan & Ấn, như bột cà ri, haynước sệt cà ri đã pha sẵn trong chai. 

Ngoài ra ở khu Little India, thuộc thành phốArtesia, trên đường Pioneer khoảng giữađường 181 và đường Artesia (đườngArtesia song song với xa lộ 91), có nhiều tiệm ăn ẤnĐộ, trong đó có món cà ri dê chánh gốc.  Một số quán ăn thuộcloại all you can eat trong đó hầu hết các món ăngà, trừu, Dê, rau cải v. v. đều có nguyên liệuchánh là cà ri.  Giá ăn trưa “allyou can eat” ở tiệm của các ông Bảy tươngđối rất bình dân: khoảng $10.00 đến $12.00 (lạiquảng cáo không công ! ! !).

 

Những NghĩaKhác của Chữ Dê

Ngoài nghĩa con Dê, VN còn có vài chữ dê vớinghĩa khác (2).

: (có nơi dùng rê) Giơ caothúng lúa và đổ lúa xuống, cho gió thổi bay lúa lép vàbụi ra khỏi những hạt lúa tốt. Dân làmruộng, trồng lúa hay dùng chữ nầy: Dê thóc, dê lúa.

Dê:(có nơi dùng xê) Dời đi, mang đi.  Thí dụ dê (xê) ra một chút, cóchỗ cho người khác đứng.

Dê:rưới nước hay để nước chảynhiều nơi.  Cẩnthận đừng để nước dê cùngđường làm trơn trợt.

: dê diếu= bới móc, đồn đãi điều xấu củangười khác cho nhiều người biết.

 

Chữ DươngHán Việt và chữ Dê.

Trong chữ HV, từ Dương chỉ conDê. Chúng tôi ghi chú thêm về các dược tính, theo ViệtNam Từ Điển của ông Lê Văn đức và Lê NgọcTrụ, tin theo hay không là tùy độc giả.

Dương:con Dê (chữ viết tượng hình, chữ Tàu hay còngọi là chữ Hán, có 2 sừng, có 4 chân và 1 đuôi).Sơn dương = Dê núi.  Dươngcan: Gan Dê, khí lạnh, vị đắng, không độc.  Dương giác: Sừng Dê, khí ôn,vị mặn, không độc. Dương huyết: Máu Dê, khí mát, vị đạm,không độc.  Dươnglạc: Sữa Dê, khí ấm, vị ngọt, bổ, khôngđộc.  Dương nhục:Thịt Dê, khí nhiêt, vị ngọt, không độc.  Dương thận: Trái thận Dêkhí ôn, vị ngọt, không độc.  Dương trường: RuộtDê (intestine de chèvre), đường đi quanh co (route sinueuse).Dương xa: Xe Dê (chariot de chèvre), xin xem tiếp ở phânđoạn Dê Tàu.

Còn rất nhiều chữ khác trong tiếngHán (Tàu) viết khác nhau, với nghĩa khác nhau, nhưngtrong giọng HV đều đọc là “Dương”.  Trường hợp đồng âmdị nghĩa nầy có rất nhiều trong hệ thốngchữ HV, khiến cho chữ quốc ngữ phức tạpthêm, nhưng cũng đa dạng hơn, phong phú hơn. 

Dương:tên họ của một người/ gia đình.  “Bút danh Dương Tử** không cónghĩa là Dê Con hay Dê Chết, mà có nghĩa đơngiản là Người Con Nhà Họ Dương”. Tác giảhọ Dương giải thích như vậy vì đôi khicác bạn Ông hay các môn sinh hỏi đùa Ông có phảiDương Tử  là “con nhà Dê”phải không?

               Từ Dương ngoài cáchviết và nghĩa là con Dê nói trên, trong chữ Tàu (chữHán) còn nhiều cách viết khác và có nghĩa khác nhau nhung vẫnđọc “dương” (2), như: Dương xỉ,thứ cây nhỏ, thân cây mọc dưới đất,dùng làm thuốc; dương, tên một loại cao trên 5 mét,có nhiều ở bờ biển Nha Trang, và bờ biển ĐạiLãnh, phía bắc của Nha Trang; dương còn chỉbiển lớn như Thái Bình Dương, Đại TâyDương; dương cầm, tên một loại đànv.v. 

 

DươngTử kể ChuyệnTếu liên quan đến họ nhà Dê (Thầyviết: Cam đoan nghe sao nói vậy  Không bảo đảm sựthật)

       -ThưaThày: A và B

            A: Sao độ rày mấy Emgặp tao rất lễ phép, khoanh tay, cuối đầu“thưa thày” rồi di tản ra chỗ khác?   Mìnhvà bọn nó là bạn học với nhau mà!

            B: Mầy không hiểuhả? Chúng nói mầy “dê” nên tránh xa ra!

            A: ??? Tao không hiểu.

            B: Thì đây nầy: “thưa thày” là “thay thừa”, “thay” là“thế”, “thừa” là “dư”. “thếdư” là  “thứ dê” Hi!Hi!

       -DượngHiệu Trưởng hay Dê HiệuTrưởng?

            Thầy đi cải tạomấy năm trời lao động khổ sai, đói rách.Được thả về, không quyền công dân, không hộkhẩu, không xin được việc làm, bịđuổi đi “kinh tế mới”, vượt biênbị bắt, bị tù vượt biên, chạy tiền “chuộc” ra, lại đói rách tetua…Ngần ấy thứ khiến cho Thầy Sơn (yêu cầu không  nêu tên thật) chẳng nhữngđã không “cải tạo tốt” như bọn Vees cees mongmuốn (còn lâu!), mà càng thêm “ bát sách gàn”, coi Trời bằngvung, vì đã “xuống tận cùng đáy vực”, còn gìmất  mát nữa đâu? …Được cho đi dạy lại tại mộtTrường cấp ba, trong khi các Thầy Cô trẻ sợbị sa thải, Thầy Sơn đã bạt tay con mộtCán bộ khi tên học sinh nầy vô lễ; và Thầy tháchPhụ Huynh Học Sinh đi kiện. Sự việcđược Cô Hiệu Trưởng nể nan, bênhvực nên Thầy Cô trẻ bị bấy lâu ẩn ức,hoan hô quá xá và tặng Thầy nick name “Dương HiệuTrưởng” tức là “Dê Hiệu Trưởng”. Đihọp với Đại diện Sở Giáo Dục(ĐDSGD), trong khi  Hiệu Phócác Trường khác ngồi bàn riêng, Hiệu Trưởng“bắt” Thầy SƠN ngồi chung Bàn Hiệu Trưởngvới Bả và ĐDSGD, để “cố vấn” choBả, kể cả “uống dùm” rượu cho Bả khiĐD Sở mời!

            Khỏere. Nhưng cũng phải đe chừng “tụi nhỏ”:

     -Ê,chồng Bả là Ủy viên Quận nghe bây, súng dài súngngắn có đủ, bây gọi như vậy rủiỔng  nghe được,Ổng để tao một viên nhăn răng, hếtvượn hết khỉ ( người Miền Nam phát âmDượng và Vượn giống nhau).

      -Dừa HiệuTrưởng to

           Con Thầy Sơnvượt biên qua Mỹ, thỉnh thoảng gửi quàvề, sắm được chiếc xe làm chưn và“chở  dùm” ngườinầy người kia “làm phước”, “mộtlợi  ích, hai lợidụng”. Để bù lại, Hiệu Trưởng haymời ghé uống nước dừa bên lềđường; uống nước dừa  như uống nước mắtquê hương, và ghé nhà “chờ“Ổng“đi làm về dùng cơm”. Tội nghiệp,mỗi lần dùng cơm nhà HT hay uống nướcdừa bên lề đường với HT, các nhân viên vàgiáo viên bắt gặp thường hay né tránh. ThầySơn bảo họ một cách tự nhiên “như ngườiHà Lội”:

       - Cácbạn cứ tự nhiên, tôi và HT thường mời nhaughé qua lề đường uống giải khát saunhững giờ làm việc, chớ có hẹn hò gì vớinhau đâu. Các bạn cứ tự nhiên đi ngang ghé quachào, tôi hoặc HT sẽ mời các Bạn uốngnước dừa (hạ thấp giọng) Quê của Bả ở Bến Tre:“Ai về ghé lại Bến tre- Chuối khoe tốt trái,dừa khoe trái tròn!”

       -Saochỉ cho có một hộp sữa?

Mộthôm “mụ” Hiệu Phó Học Tập nhờ Thầy Sơnchở vào Bệnh viện Hùng Vương thăm mộtđồng nghiệp. Xe như mắc cửi, vọtrồi thắng, thắng rồi vọt, tá hỏa.Đến nơi, Bả móc ra một hộp sữatặng cho người bệnh, quí lắm đó, khôngbiết của Bả hay của nhà trường. Vốn cóóc tiếu lâm, nên nhớ là trong tù Cải tạo bịđối xữ hung bạo, bị nghe tuyên truyềnnhững điều chướng tai, nhưng đềunhờ “óc tiếu lâm” mà xem như “nơ ba”.  Thí dụ khi cán bộ bảo: Tiến nhanh, tiến mạnhđến Chủ Nghĩa Xã Hội” thì mình thêm vô:”Nguyên Thủy”. Còn khi hát “Con tim chân chính không bao giờbiết nói dối”…thì mình thêm vô “Chỉ biết nói láoơ”.  Khi chúng bảo”Răng liền răng, môiliền môi, môi hở răng lạnh thì mình sửalại “M( ) liền m( ), C( )liền c( ). M( ) hở thì c( ) thọc”, như Tàu  khựa thọc Vees cees bây giờvậy! Xin lỗi có hơi thơ tục.

Cứtếu như vậy mà thành thói quen. Âu cũng có mặt haylà xả bớt ẩn ức. Xin trở lại vấnđề. Khi thấy Bà Hiệu Phó trao hộp sữa,Thầy Sơn vọt miệng hỏi:“ Sao, có một hộp à?”Trong phút chốc bất ngờ, Bả tưởng làThầy Sơn muốn nói Bả keokiết, nên đáp gọn lỏn:  Thì cómột hộp tặng một hộp chớ sao?” Khôngngờ mắc kế Thầy Sơn: “Vậy mà tôi cứ tưởng là hai hộp chứ,vì lúc nãy chở Bà, mỗi lần thắng, tôi nghe haihộp sữa của bà chạm vào lưng tôi!”

       Bả chợt hiểu ra vàrủa Thầy SƠN:” Ôngquỷ nầy!”

       -Nhất định không ănthịt Dê

        Sau ngày 30/4/75, Thầy Côđói meo ra, lương không đủ sống, thựcphẩm thiếu thốn. Một Phụ huynh tặng choTrường một cặp Dê Con, một đực mộtcái, thả ăn trong sân trường, khi lớn sẽ làmthịt đãi  Thầy Cô.Thế nhưng Dê “quậy quá”: Bao nhiêu hoa kiểng, trườngbắt học sinh trồng trước cửa lớp chotươi mát, bị chúng “tém” sạch. Học sinh khiếunại lên, khiếu nại xuống.   Có khi Thầy Cô đang dạy,chúng đến đứng trước cửa lớpdỏ mốm vào kêu Be Be, cả lớp cười rầnlên, có nam sinh còn la lên: “Nó kêu Thầy kìa!” Lớn thêm mộtchút, Dê còn “làm trò” công khai trước mặt các Nữsinh.  Do đó, Ban Giám Hiệuquyết định ngày Hiến chương Nhà giáo sắpđến thì làm thịt đãi Thầy Cô.

 Thầy Ngọc khều vaiHiệu Trưởng:

     -“Bàlàm sao không biết, chứ tôi nhất định khôngăn thịt dê. Cho tiền tôi cũng không ăn.     -Sao? Anh không ăn à? Anh cửthịt Dê à?  Bả hỏidồn dập với vẻ ngạc nhiên lắm. Thầy Ngọcbình tỉnh đáp:  -Bà bắt tôi ăn thịt đồng loại tôi,làm sao tôi ăn đươc! Lại một lờirủa “Đồ quỷ Anhnầy”nữa”.

                                                            Vịnh Con Dê

                                                          Be Be cho lắm cũng làDê

                                                          Xem lại xem đi, thật giống hề.

                                                          Thấy gái, lân xăn, gà mắc đẻ

                                                          Gặp trai, lích xích, giống Bê-Đê.

                                                          Rau đắng, rau gai, đều lặt cả

                                                          Cỏ già, cỏ úa, cũng không chê,

                                                          Mười một hai mươi, ngày Giáo chức(*)

                                                          Mần răng,mần rứa, cũng “cho về” (**) (DT.)

                                        (*) 20 tháng 11là Ngày Hiến Chương Nhà Giáo.

                                        (**)Cho về Dê với Ông Bà, làm thịt đãi Thầy Cô.

       -Thầy kể còn thiếu

        Gần đến ngày điMỹ, Thầy Dương  vàcác Bạn trong Trường cũng có phần nào quyếnluyến  vì dù sao Thầycũng đã dạy tại Trường nầy trong 10năm trời. Hôm đó trong Phòng Giáo sư, bất ngờ Cô Lan dạy Văn hỏiThầy:   

     - Thầy đi Mỹ màThầy có nhớ Trường không?

Cô nầy còn độc thân,bị gia đình gả ép hôn nhân, đã nhờ Thầy xinHiệu Trưởng cho “ tị nạn”.   HT bèn cấp cho 1 căn phòng ởlầu 3, chung với Cô Thu, cũng còn độc thân vàcũng muốn xin vào  ởtrong Trường vì nhà xa, đông anh chị em, chậtchội, ồn ào. Riêng Cô Lan thì đúng như câu ca dao: 

                    “Trách lòng Cha mẹham danh

                      Chỗ tôi thương không gả,chỗ tôi không đành ép tôi”

       Thầy Dương tìnhthật đáp:

          - Có chứ Cô Lan

          - Thầy nhớ gì, đâuThầy kể ra coi.”  Không lẽ nói nhớ mấy Cô, nênThầy Dương nói trớ:

          - Ờ…Ờ nhớ câynhớ cối nè.

          - Đâu Thầy nhớ câygì, kể ra nghe đi.

          - Thì cây Phượng vĩ trước sân Trườngmỗi độ Hè thì nở hoa đỏ rực báohiệu mùa thi và cũng là mùa chia tay!

          - Cây gì nữa?

          - Câydầu cao ngất, thả bông quay tít từ trên cao xuốngđất như chong chóng.

          - Cây gì nữa? (Cô truyThầy Dương như truy học trò).

          - Khóm trúc mọc ở bờtường giáp với Bệnh Viện Hồng Bàng nè:

                                “Trúc xinh, trúc mọcbờ tường

                                  Em xinh, Em đứng trongTrường thêm xinh.”

         - Thầy kể còn thiếu.

         - ???

         - Còn mấy cây sua đủasau Trường, phía bên Hảng Lave BGI!

       Thầy Dương chớivới, thì ra Cô ấy nói mình DÊ vì câu ca dao:

                                 “Dê xồm ăn trái khổ qua

                                  Ăn nhầm sua đủachết cha Dê xồm!”

     Nhưng Thầy nhanh chónglấy lại bình tỉnh vì đã Dê thì phải bìnhtỉnh để đối phó trong mọi tình huống.

          -Ờ…Ờ, còn nhớmấy cây sua đủa đó nữa chứ, rấtđặc biệt, thân cao, lá nhỏ. Trái dài thả thòngxuống, gió đong đưa.

       Nói rồi làm bài thơ “VịnhCây Sua Đủa” đưa cho Cô LAN bảo họa (dạyVăn mà! Xướng họa giữ Thầy Cô với nhaucũng bình thường).   Côkhông họa nỗi các vần “thon, bon, non, son, hòn”, cũngnhư các vần “xô, cô, vô, ô, rô” trong một BàiĐường Luật khác nên Thầy Dương nhờmột phụ huynh học sinh họa thế dùm:

                                                                       Vịnh Cây SuaĐủa

                                                         Dáng tròn lăng lẳng, nhánh thon thon

                                                         Lá nhỏ cành thưa, trái thẳng bon.

                                                          Gầynấm nghe phen tìm góc cả

                                                         Đở lòng nhiều lúc kiếm bông non.(*)

                                                         Thương người đày đọa nơisương tuyết

                                                          Xótvật tế thần trước bệ son!(**)

                                                         Tiếng ngọt lời ngon đâu dễ thiếu

                                                         Ghét nhau bóp méo quả bồ hòn (DT.)

                Ghi chú (*)thân cây dùng ủ nắm rơm cònbông non nấu canh chua rất ngon.

                               (**) Tích Ông TôVũ chăn dê; và con Dê tế thần (bouc émissaire)                                                    

                                                                            Họa Vận

                                                          Sần sùi da cóc nhún cà thon

                                                          Chưn yếu tay mềm đứng thẳng bon.

                                                          Mấy lúc phơi gan, thân cằn cỗi

                                                          Bao phen trải mật, cánh còn non.

                                                          Một đời cống hiến nào đâu kể

                                                          Muôn kiếp xanh chồi vẫn sắc son.

                                                          Nghe thoảng hơi hương đà chép miệng

                                                          Ngọt ngon chi sábấy nhiêu hòn.

                                                                                         NhậtThăng (1983)

 

 Xổ số đề: 35 Con DÊ

Ởnước ta, khoảng đầu thập niên 1950 cónhững sòng bạc lớn như Kim Chung, ĐạiThế Giới. Một trong các sòng bài lớn tổchức một loại cờ bạc mang tên Xổ SốĐề hay “Đánh Đề”. Đề có 40 số vàcon Dê được gán cho con số 35. Từ đó con Dê cótên mới là Con 35, Con Ba Lăm, hay Con Băm Lăm. Nhữngchàng hay theo “Dê” các cô một cách không kheó léo hay “quá trắngtrợn” bị các cô cho biệt danh “các anh Băm Lăm”;hay phê bình “thằng cha đó “Ba Mươi Lăm” quá.

Bài Vịnh Con Dê củaDương Tử:       

                                                        Bác mẹ sinh ra chẳng tiếng tăm

                                                         Vì chưngmiệng thế hoá ba lăm.

                                                        Hái rau lặt cỏ danh lừng lẩy

                                                        Vắt sữa, vun phân, tiếng chẳng nhầm!

                                                         Bổthận, cường dương, công hãn mã

                                                        Lưu tôn, truyền tử, đức trăm năm.

                                                        Không Dê, sao có Dê con được

                                                         Dêbố, Dê Con lắm kẻ tầm!

 

 Dùng Con Chó Mô Tả Con Dê qua Nhóm ChữTây Bồi “Mêm Xối Xiên” 

Nhóm chữ nầy chỉ nghe nhiều trongvăn nói hơn thấy nhiều trong văn viết. Đólà nhóm chữ mêm xối xiên(có nghĩa cùng loại hay giống như con chó). 

      

TheoÔng Vương Hồng Sển (4) chuyện truyềnkhẩu rằng ngày xưa có một người dốttiếng Pháp đem một con Dê mập béo làmquà Tết biếu quan Tây để đút lò đêm giaothừa. Quan hỏi: ông cho tôi con gì đó?  Bị hỏi bất ngờ, ôngđó không nhớ ra tên tiếng Pháp của con Dê.   Ông mới diễn tả bằngsố từ ngữ hạn hẹp, sai văn phạm,của ông: “Lũy  mêm xốixiên, dà na cót, dà na bát;  lủybạt tia, mỏa tróc  tróclủy nông ba rờ tua, lui bạt be he, be he ”” (lui même chosechien,  il y a corne, il y a barbe, luipartir, moi “tróc tróc”, lui non pas retour, lui parle be he, be he. Tạmdịch:  Nó giống con chó, cósừng, có râu, nó đi, tôi  tróctróc, nó không trở lại, nó kêu be he, be he.  Quan Tây hiểu rõ là con Dê, nhăn răngcười.   Chuyện nầythực hư ra sao không biết được. 

Theo ông Lãng Nhân (4), nhóm chữ mêm xối xiên nầychỉ món ăn độc đáo của VN là “món giả cầy”vì nó là món thịt heo nấu giống thịt cầy nó “mêmxối xiên” mà, ăn tạm khi không tìm ra thịt chó vậy.  Cả hai thuyết trên về nguồngốc của nhóm chữ mêm xốixèn nghe đều hay cả. Nhóm chữ nầy, tuy rằng bắt đầu do mộtngười ít học dùng, sau đó lại là nhóm chữđược phổ thông một thời.  Người ta dùng trong văn nói vớigiọng bông đùa, hơn là trong văn viết trong thậpniên 1950 và 1960.

 

DÊ TÀU

 

            Nóiđến dê Tàu phải nhắc đến những hànhđộng tàn nhẫn của các vua chúa ở nướcTàu ngày xưa. Những tên bạo chúa nầy muốngiết ai thì cứ giết, muốn cách chức hay hànhhạ ai thì cứ ra lệnh, dù họ chỉ phạmmột lỗi lầm nhỏ, hay vì một lời ton hótcủa nịnh thần.  

Chuyệnkể rằng thời nhà Hán, Ông Tô Vũ bị vua Hán CaoTổ nghe lời dèm xiễm đày ông lên Bắccực  “chăn Dê” với quânlệnh là “chừng nào “Dê đẻ” mới cho về!  Nhưng than ơi, đàn Dêđược giao phó cho ông gồm toàn Dê đực.Đấy, bọn vua chúa “Tàu khựa” ác và thâm nhưthế!  Hiện giờ thì aimang tội âm mưu “chống nhà nước” hay “chốngđảng” là được đi “học tập cảitạo” mút mùa như Tô Võ chăn Dê đực.    

Liênhệ tới vua chúa Tàu, có chữ “dương xa”, xe Dê. Vuachúa bên Tàu ngày xưa dùng xe do Dê kéo khi trời vừa tắtnắng, để đi vòng qua các phòng của cung nữ.Các cung nữ rắc muối vào lá dâu, một món ăn Dêưa thích, để mong Dê kéo “dương xa” vào phòngmình.  Nếu nàng nàođược đấng quân vương “ngự” quađêm, và kết quả là một con trai nhập thế,thì cung nữ ấy có hy vọng làm “Cung Phi” và nếu hoàngnam sau nầy được phong làm Thái Tử, thì cuộcđời của Hoàng Phi, mẹ Thái Tử, thật lênhương.  Khi Thái tửkế nghiệp cha làm vua, thì người cung nữ vô danhngày xưa sẽ trở thành Hoàng Thái Hậu, quyền hànhtrên cả vua con, và dâu Hoàng Hậu của mình.  

            Điểnhình của trường hợp vua “ngự cung nữ” sanh đượchoàng nam (3), là bà Từ Hi Thái Hậu của nhà Thanhbên Trung Hoa.  Bà tên Yehonala, người Mãn châu, khi mớiđược tuyển vào cung để làm một trong vôsố cung nữ (hầu thiếp) của vua  Hàm Phong, đãquyết chí học hỏi để làm vừa lòng Hoàng TháiHậu đương thời, mẹ của Hàm Phong.  Tuy lúc đó mới 16 tuổi nàngYehonala đã cố công học chữ Hán, học cách trangđiểm và ăn nói v.v. để quyết chí trổ tàicho vua mê, khi nàng được vua “ngự”, nàng đã thànhcông và may mắn đã sanh được một con trai.

            Bà Hoàng quí phi Từ An, vợ chánh của Hàm Phong, lại khôngcó con trai.  Do đó con bà Yehonalađược làm Thái tử. Vua Hàm Phong phong cho Hoàng quí phi là Đông Cung Hoàng Hậuvà ban tên hiệu cho YehonalaTừ Hi, làm Tây Cung Hoàng Hậu. Năm 1862 vua Hàm Phong băng hà. Thái tử lên ngôi lúc 6tuổi dưới niên hiệu Đồng Trị, 1862-1877.  Trước khi vua Hàm Phong chếtTừ Hi đã ton hót xin lập di chiếu cho cả hai bàHoàng hậu (để giữ thể diện cho bà ĐôngCung, và cũng dựa hơi bà nầy) được quyềnnhiếp chính giúp vua mới, con của Từ Hi, với sựtrợ tá của Hoàng thân Cung Thân Vương.   Mỗi khi “lâm trào”, có nghĩa làvua và các triều thần bàn thảo việc nước,hai bà ngồi sau bức mành, ngay sau lưng vua và quyếtđịnh mọi việc triều chánh thay vua con (tiếngTrung Hoa đọc & viết giọng Hán Việt là “thùyliêm thính chính” có nghĩa ngồi sau rèm nghe việc nước).  Bà Từ An ít học, hiền hậunên trên thực tế bà Từ Hi đã nắm mọi quyềnhành. 

Người Mãn Châu xăm chiếm nướcTàu và cai trị Tàu từ năm 1644 đến năm 1911dưới danh hiệu nhà Thanh. Các vua Mãn Châu có nhiều vị tài giỏi.  Họ lại rất khôn ngoan  dùng quan lại người TH, dùngchữ Hán, (chữ TH), và tiếng Hán trong việc cai trịnước Tàu.  Nhờ đó màvương triều nhà Thanh rất lâu dài, 267 năm.  Trong 267 năm đó, bà Từ Hi nắmquyền bính trong tay 49 năm cuối của nhà Thanh.  Khi các nước Tây Phương liênkết nhau chiếm nước Tàu, chấm dứt sựcai trị của người Mãn, họ đặt ra nhiềukhu cai trị đặc biệt gọi là “tô giới”.  Dù đã dành được độclập rồi, nhưng Tàu còn nhớ mối thù nầy bàcon ơi.   Hiện nay họđang cố vương lên để cho các nước ÂuMỹ “kính sợ”, tỏ ra “ta đây” là một trong haicường quốc kinh tế mạnh nhất thế giới. Họ tìm cách chọc quê cáccường quốc Âu, Mỹ.  Cái cú đem giàn khoan vào lãnh hảicủa các đảo Việt Nam là một cú dò tìm phản ứng.  Phải phản ứng mạnhlên bà con ơi.  Tàu chưa quánhVN đâu, chỉ thụi vào be sườn vài cú chứng tỏta là cường quốc.  Ngàynay các cường quốc kinh tế sẽ quánh nhau bằngcác chiêu kinh tế.   Súng đạnlà chỉ dùng để đập ruồi con, để biểudương sức mạnh kỷ thuật.  Phải tiêu xài số đạn dựtrữ trong kho, (để lâu thuốc đạn sẽthúi; đùa dai), hầu giúp giúp công nhân kỷ nghệ đạndược có việc làm và do đó giữ cho một phầncủa kinh tế kỷ nghệ khỏi suy sụp.  Chuyện các cường quốcdọa nhau với nhiều tuyệt chiêu, “thấy vậymà không phải vậy”.  Nhờđó các thầy bàn trên TV shows và trên các báo có chuyện “bàn” dàidài.  Ai đoán trúng thời thếnhiều lần, có hy vọng được job ở đàiTV hay tờ báo nổi danh hơn (lương cao hơn).  “Nghề của chàng mà”

 

DÊ MỸ

 

            QuanNiệm Xã hội về Ba Chữ “Dê Tế Thần” ởHoa Kỳ

 

Dê đã xuất hiệntừ ngàn xưa ở nhiều nơi trên thếgiới.  Dùng Dê làm vậttế lễ cũng đã có từ lâu lắm rồi.  Ở Việt Nam cũng cóviệc dùng Dê trong cúng tế.  Nhắclại là qua web của Ma Cơ Khổng Tước LinhThần Toán Tử Bach Van Phi, trong bài Lục Súc Tranh Công, tácgiả vô danh đã dùng chính miệng Dê để nói vềvai trò Dê trong trong việc tế lễ ở xã hội ViệtNam xưa.  Chúng tôi ghi trở lạimột đoạn bên trên:

Dê vốnthật thuộc về việclễ,
Ðể hòng khi về hạng tư văn ;
Ðể dành khi tế thánh,tế thần,
Lại có thủa kỳ yên,kỳ phước.
Hễ có việc, lấy dê làmtrước,
Dê dâng vào người mớilạy sau.
Ngựa tuy rằng hình tượng lớn cao,
Tam sanh lễ*, ai dùngđến ngựa ?
Dầu đến việc làmđình, làm chợ,
Cũng lấy dê trảm thảo, bồi cơ ;
Nhẫn đến ngày mạng tướng xuấtsư,
Cũng lấy dê khấncầu tổ đạo.
Lễ cốc sóc thánh nhân còn bảo :
Tử Cống sao dê sống bỏ đi ?

(*Tam sanh: Dê, lợn,và trâu bò.)

 

Trongvăn chương Hoa Kỳ nhóm chữ Dê Tế Thần(scapegoat) (6) là một ý niệm của phát xuất từ Kinhthánh Kitô giáo thời Cựu Ước, trước khi ChúaKitô giáng sinh.  Kinh Thánh Cựu Ướcghi rất nhiều chi tiết về ý nghĩa của Dê TếThần theo Kitô Giáo, qua sự mặc khải của ThiênChúa.

Xin tóm lược vàiđoạn trong Kinh thánh Cựu Ước, sách Leviticusnhư sau (7):

SáchLeviticus Chương 16, đoạn 22-29 ghi rằng trong NgàyXá Tội (Day of Atonement) một Linh Mục xưng tấtcả những tội lỗi của dân Do Thái trênđầu của một con Dê, sau đó tế lễ con Dê, hoặc xua đuổi conDê vào vùng hoang dã. Ngày Xá Tội còn có vài ý nghĩa khác nhưNgày Chuộc Tội, Sự Đền Bù, Sự Hài Hòagiữa con người sau khi được xá tội.

ConDê sau khi bị tế lễ, hoặc sau khi đượclùa vào miền hoang vu, sẽ mang theo với nó tất cảnhững bất bình đẳng, nhữnggian tà, độc ác, và tội lỗi của của conngười. Do đó con người được thanhsạch và được rửa tội.

Nóicách khác, con Dê trong trường hợp nầy, chịutội thế cho con người. Nó mang tên “Dê Tế Thần”.  Rất nhiều bài, vàsách ở Hoa kỳ viết rất chi tiết về DêTế Thần theo Thánh Kinh Kitô Giáo.

 

Theodòng lịch sử, ý niệm Dê Tế Thần biếnđổi trong xã hội, và theo tâmlý phức tạp của con người.  Ngày nay, ý niệm Dê Tế Thầnđược dùng trong ý nghĩa sau: 

DêTế Thần hay Scapegoat chỉ một ngưòi nào đónhận hay bị bắt buộc nhận tội thế chomột người, một nhóm người hay mộtcơ quan nào đó, mà tội ấy không phải dongười đó làm ra. 

HoaKỳ có rất nhiều chữ để chỉ quanniệm  trên: Nạn nhân –victim; trở thành nạn nhân – victimization;  kẻ bị gán tội do ngườikhác làm – the fall guy;  bắnngười đưa thư vì giận ngườiviết thư do đó người đưa thưtrở thành nạn nhân hay Dê Tế Thần – shooting themessenger; dùng lời nói hay cử chỉ để lấn éphay làm nhục người khác vì họ có sự khácbiệt – bullying, trường hợp nầy xã ra ởmột số trường học mà nạn nhânthường là học sinh thuộc sắc tộc thiểusố; và còn hơn mười chữ nữa đểchỉ ý niệm scapegoat nầy.

Trênphương diện tâm lý và y học, ý niệm Dê Tế Thần – scapegoat hay scapegoating làmột tiến trình tâm lý mà một người, hay mộtnhóm người dùng tâm lý để làm nhục, lấn áp, quytrách nhiệm, hay chế nhạo người khác mộtcách vô căn cớ.

Hànhvi, lời nói thuộc loại Dê Tế Thần nầy cóthể xảy ra giữa những người trong giađình, giữa cá nhân với cá nhân, thídụ câu nói “nó làm bậy đó, không phải tôi” (mặc dầunó không làm bậy), giữa cá nhânvới một nhóm nguời và ngược lại, giữacá nhân với một đoàn thể hay ngược lại,giữa hai nhóm trong một hảng xưỡng, thí dụnhóm điều hành, management, quy sự thiệt hại trongmột thương vụ cho nhóm kỷ thuật. Nhóm sau lànhóm Dê Tế Thần.

HoaKỳ với tên Hợp Chúng Quốc (United States) vì donhiều Tiểu Bang hợp lại dưới mộtHiến Pháp.  Nhưng cũng cóthể gọi Hoa Kỳ là một Hợp Chủng Quốcvì có rất nhiều sắc tộc.  Do đó vấn đềscapegoating được nhiều cơ quan công và tư chúý vì là một vấn đề tế nhị, và hếtsức quan trọng. Nó liên quan đến sự sống hoàhợp giữa nhóm chủng tộc đa số và nhiềunhóm chủng tộc thiểu số trong họcđường, nơi làm việc công hay tư sở.  Tránh được sựscapegoating là giải quyết được một khíacạnh lớn của nạn kỳ thị trong nhiềulãnh vực như nam/ nữ, chủng tộc, tuổi tác,nghề nghiệp v.v.  Nhưng chotới ngày nay, tuy việc scapegoating có giảm bớt, nó vẫncòn xãy ra.  Do đó ở các thànhphố, các counties, nơi nào có nhiều nhóm thiểu số,chánh quyền địa phương thường lậpra một Hội Đồng thường mang tên CommunityRelations Commission mà thành phần của các commissioner gồmnhiều đại diện các sắc tộc để hòagiải những chuyện hiểu lầm về văn hóahay những trường hợp than phiền về kỳthị hoặc scapegoating.

 

Việc NuôiDê Sữa ở HK

Theotài liệu của Agriculture Plant Health Inspection Services (APHIS),thuộc Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ thì ngoài việc nuôiDê để bán thịt, những nhà nuôi Dê còn có mục tiêu kháclà dùng sữa Dê để:

            1. Chế biến thànhcheese (phó mách = fromage, tiếng Pháp);

            2. Dùng sữa Dê như sữabò;

            3. Chế biến sữa lênmen thành các thứ ăn khác như ice cream và bơ (butter);

            4. Dùng sữa Dê trong việcnuôi Dê con và các loài súc vật khác. Ngoài số người cóý thích dùng sữa Dê một cách bình thường, còn cómột số người bị dị ứng (allergy) haykhó chịu về đường tiêu hóa khi dùng sữa bò, nênhọ dùng sữa Dê thay thế. Lý do là thành phần dinhdưỡng cũng như một số hóa chất trong sữaDê có chút khác biệt với sữa bò, do đó tránhđược dị ứng mà vẫn có đủ dinhdưỡng cần thiết như dùng sữa bò.

            Tuy nhu cầu về sữakhông cao như nhu cầu về thịt, kỷ nghệ sữaDê cũng bành trướng đều đặng: Năm2007 HK có 209, 800 Dê sữa; năm 2011 HK có khoảng 360,000 Dêsữa.

Nhữngmiền và các tiểu bang nuôi nhiều Dê sữa:

Miền Đông Bắc:Indiana, Iowa, Michigan, Missouri, New York, Ohio, Pennsylvania, Wisconsin.  Miền Tây Nam: Alabama, Florida,Georgia, Kentucky, North Carolina, Oklahoma, Tennessee, Texas, Virginia.  Miền Tây: California, Colorado,Oklahoma, Oregon, Texas, Washington.

Về con số, miền Đông Bắc caonhất (chiếm 18.5 % tổng số Dê sữa. Miền TâyHK chỉ có 4.6 %.  Khoảng 50%nhà nuôi Dê ở HK gia nhập vào những Hội Nuôi Dê.  Hội viên trao đổi kinh nghiệm,tổ chức tu nghiệp v.v. để cải tiến nghềnghiệp.

Đểtiện việc thống kê, trại chăn Dê đượcphân ra 4 hạng.  Trại loại “rất nhỏ”nuôi 1 đến 9 con Dê; “Trại loại nhỏ”: 10đến 19 con; “Trại trung bình”: 20 đến 99 con;“Trại lớn”: 100con hay nhiều hơn. 

Mỗi Dê sữa,lúc sung sức, có thể sản xuất 6 đến 8 poundssữa mỗi ngày, con số thay đổi tùy giống Dê.Lý do chánh của sự gia tăng Dê sữa vì nó đem thêm lợitức cho gia chủ.  Nếucó khả năng bành trướng, đàn Dê càng nhiều,trên 100 Dê sữa, lợi tức càng cao hơn.

            Dân nuôi dê dùng ba cách sauđây để vắt sữa Dê:

-         Dùng tay (có đeo bao tay) và vắt sữavào từng chậu.

-         Dùng máy điện vắt sửa vàotừng chậu.

-         Dùng máy chuyên vắt sữa và cho sữachạy thẳng vào một hệ thống ống dẫn đếnthùng chứa lớn.

Cũng theothống kê của APHIS, 90.6% các trại Dê loại nhỏ và85% các trại loại trung dùng tay để vắt sữaDê.  Các nông trại lớn dùngmáy.

Hầu hếtcác loại sữa Dê trên thương trường phảitrải qua tiêu chuẩn kiểm nghiệm và số lớnđều là sữa hạng A (Grade A Milk).

            Tóm lại có một sốnguời có trại Dê rất nhỏ, nuôi Dê như một loạigiải trí. Một số khác nuôi với tính cách gia đìnhđể có thêm phần thực phẩm.  Một số nông dân, với nhữngtrại Dê lớn, nuôi Dê với tính cách kỷ nghệ sữa,phó mách, và thịt Dê bán cho dân chúng tiêu thụ. 

            Đặc biệt nhất là có một sốnông trại chuyên nuôi Dê để dùng vào việc …phòng ngừacháy rừng, và điều hành các vùng cỏ dại, hay bụirậm.

 

            Kẻ GiếtDê Người Cứu Dê:  Chuyệnchỉ có ở Hoa Kỳ.

Gần bờ biển Nam Califonia trên các đảo mangtên Channel Islands, San Clamente Island và Santa Catalina Island có nhiềuloại Dê sinh sống (6). Người ta tin rằng các giốngDê nầy do những người truyền giáo Tay Ban Nha mangđến đây vào khoảng 1875 từ xứ Tây Ban Nha, ÂuChâu .  Các loại Dê hoang nầysinh sống tự do một thời gian khá lâu.  Đến khi thấy các đàn Dêhoang ở đảo San Clemente bắt đầu xâm lấnđến vùng bảo vệ một số thực vậtsắp tuyệt chủng trên các đảo nầy, HảiQuân Hoa Kỳ, cơ quan có thêm nhiệm vụ bảo vệthực vật hiếm, tìm cách diệt Dê.  Những phương pháp ban đầunhư gài bẫy và cho phép săn bắn Dê, thất bại.  Hải Quân dùng cách bắn Dê qui môđể triệt Dê. 

Hội Fund For Animal kiện ở Tòa xin đình chỉviệc “diệt Dê” với lý do là Dê không làm hại các loạicây hiếm có.  Trong lúc đó cácloại cây nầy đã đươc Luật Bảo VệCây Hiếm” che chở.  Giảipháp được đưa ra là cho phép gia đình Clapp và HộiFund For Animal nhận Dê về nuôi ở vùng đất liềntheo con số yêu cầu.  HảiQuân được phép tiêu diệt những đàn Dê hoang cònlại trên các đảo. Đến năm 1991, đoàn Dê cuối cùng trên đảoSan Clemente bị diệt.  Sau nầycác nhà nghiên cứu về Dê mới khám phá ra là trong nhữnggiống Dê ở đảo San Clemente có một loại thuộcvào một chủng loại Dê hiếm có. Nhưng chuyệnđã rồi.

 

            Dùng Dê Vào Việc Phòng Hỏa, vàQuản trị Cỏ Cây Hoang Dại

             

            Theo tài liệu Goat Vegetation ManagementProject, thành phố Laguna Beach, mộtcơ quan công, vùng đồi ven biển phía đông nam củaNewport Beach, từ thập niên 1990, đã dùng một sốDê vào việc quản trị cây cối trong các cánh rừngcủa thành phố, không để cây hoang mọc quá nhiều.  Sau cuộc hỏa hoạn thiêu rụihơn 14 ngàn mẫu rừng và thiêu trọn hay làm hư hại441 ngôi nhà, Laguna Beach đã xin một ngân khoản, mỗinăm $396,00.00 trong 2 năm, từ cơ quan Hazard MitigationGrant Program, thuộc cơ quan liên bang FEMA, để dùng Dêphòng hỏa hoạn.   Địathế rừng rậm với nhiều loại cây dễcháy trên các đồi núi, xen vào các khu nhà của cư dân thuộcđịa phận Thành Phố khiến cho vùng nầy là mộtnơi rất đáng ngại về hỏa hoạn.   Một trong những giải pháplà làm giảm số cây dễ cháy bằng cách muớn nhữngđàn Dê, vì chỉ có Dê mới có thể leo trèo trên cácsườn đồi dốc, các hẽm hẹp trên cao haycác hóc núi mà con người và máy ủi cây không thể vào tới.  Họ cũng dùng một sốnhân công và máy ủi đất ở những nơi có thểđến được. Hàng năm, nhờ số tiền do cơ quan FEMA cấptrong 2 năm đầu, và sau đó là do ngân sách của ThànhPhố, Laguna Beach sử dụng cả người, Dê, và mộtsố hóa chất chống cỏ dại.  Đàn Dê từ nhóm nhỏ khoảng75 con, đế đàn lớn độ 700 con, làm việcquanh năm từ vùng nầy sang vùng khác trong lãnh thổthành phố.  Nhờ sự phốihợp đó, cư dân Laguna Beach được an lành tronghơn hai mươi năm nay.

            Bộ GiaoThông California (Cal-Trans) cũng dùng Dê

Phânđoạn dưới đây dùng tài liệu trong bài liênhệ đến Bộ Giao Thông (Cal-Trans) Califonia do tácgiả Maria Raptis viết từ năm 2007 với tựabài Mướn Dê Để Dọn Cỏ Hoang – Cal Trans cóĐùa Không (9)?  Chúng ta thấylà cơ quan Cal-Trans đã dùng Dê trong việc phòng ngừahỏa hoạn từ nhiều năm trước..


Đàn Dê do Cal-Trans mướnđể dẹp cỏ hoang.

Cô Maria Raptis viết:  Ngay cảđàn Dê cũng có đủ khôn để biết rằnglàm việc cho Vùng 7 của Cal-Trans là một việc làm ngon xơi nếu các bạnđoán được ý nghĩa của chữ good-gig.”

Mưamùa đông đã nuôi lớn những đám cỏ dạiven đường, và các loại cây nhỏ khác phát triểnnhanh chóng.  Cal-Trans đã dùng Dê trong“Năm ngày thử nghiệm” mà mục tiêu là “làm giảm thiểucác loại cây cỏ” trong vùng ven xa lộ thuộc khu vựcEagle Rock, thành phố Los Angeles, trong chương trình bảotrì các xa lộ.

Tại sao dùngDê?  Lý do đơn giản:   

- Leo núi là biệt tài của Dê dù cho dốc hẽm cóđịa thế hiểmtrở. 

- Dê ăn, gặm tấtcả các loại lá hay nhánh cây, không chừa loại nào kểcả cây có gai, hay cây có chất độc như poison ivy,Dê cũng xơi tuốt mà không hề hấn gì vớiđộc tố của cây dại. 

- Hơn nữa Dê làm việcsiêng năng, từ sáng đến chiều, từ từ gặmnhắm, đa số “không than phiền”, chỉ làm việctrong vòng rào ngăn chận.  Đôikhi Cal-Trans cũng gặp vài chú Dê lười, nhưngkhông phải là vấn đề gây trở ngại quan trọng.

- Cal-trans không phải lo việc đòi hỏi vềworkmen compensation, hay tiền mua/ mướn hay bảo trì dụngcụ. 

-  Cal-Trans khỏ phảilo “đổ rác” vì khi người và máy hạ cây cỏxong thì việc đem các đống lá, nhánh cây ra nơi bãirác cũng là một chi phí khá lớn.

- Có nhiều triềnđồi độ dốc quá lớn, lại quá hẹplà một vấn đề khó khăn trong việc bảo vệan toàn cho công nhân; và hơn thế nữa, nhiều hẽmđồi quá hẹp, dụng cụ hay máy móc trở thành sắtcục, không dùng được.

- Vấn đề quản trị mộtđàn Dê tương đối dễ dàng hơn quản trịmột toán nhân công với sự di chuyển một sốdụng cụ cồng kềnh khi làm việc ở vùng cócác sườn đồi dốc cao và hẽm hẹp.

- Cuộc thử nghiệm được đánh giá“thành công”: Mướn đàn Dê 54 con, làm việc ở vùngcó triền đồi quá sâu, hẹp, chi phí ít hơn dùng mộtđội công nhân với đầy đủ dụng cụ. 

            Gia đình Sara & Hugh Buntenlà chủ nhân của đàn Dê “Nanny & Billy’s” cho Cal-Transthuê Dê.  Đàn Dê và Bunten’s đãlên đường hành nghề từ giữa năm 2006 ởnhiều nơi thuộc California. Họ bắt đầu nuôi Dê vào ngày kỷ niêmđám cưới năm thứ 29, khi họ nhận dượcmột món quà đặc biệt: một con Dê.  Đàn Dê càng ngày càng phát triển. Banđầu nuôi để lấy sữa và cheese. Sau đó làcho mướn đàn Dê trong việc ngừa cháy, làm trốngtrải những ven đường cho xe cộ dễlưu thông, ăn sạch các loại cỏ dại đểkhai thông các rãnh nước v.v. Đàn Dê và việc chăn Dê của cả gia đình đemvề một nguồn tài chánh đáng kể. Ông bà Bunten cùngđi làm với đàn Dê, với sự phụ giúp tậntâm và hiệu quả của chú chó “Steve”, điều khiểnđàn Dê trong việc làm vì chúng biết nghe theo lời chỉdẫn của ông bà và anh chó.  Haicô gái của nhà Bunten cũng phụ trong việc chăn Dênhư vắt sữa, làm cheese, cho các Dê con ăn uống, vàkhi có giờ dư ngoài giờ học, cũng theo cha mẹlo trông coi đàn Dê khi chúng đi làm thuê.   Hai cô gái, nhờ lợi tức củađàn Dê, đã học xong học xong đại học.VOW! !  

            Dânta có bài hát (tác giả?):

                        Aibảo chăn trâu là khổ

                        Chăntrâu sướng lắm chớ

                        Ngồimình trâu phất ngọn cờ lau

                        Vàmiệng hát nghêu ngao.

 

Các chủtrại chăn Dê ở Mỹ cũng nhái giọng, ca theo:

                        “Aibảo chăn Dê là khổ,

                        ChănDê sướng lắm chứ

                        Ngồixe tow kéo đoàn Dê đi

                        Vàmiệng đếm đô la.

 

            Chúngtôi Dương Tử và Nguyễn Hữu Phước thấyđược quá nên cũng ăn có:

                        Aibảo viết văn-Dê là khổ

                        Viếtvăn-Dê sướng lắm chứ

                        Ngồiđã cơ (đánh máy) viết từng câu văn

                        Vàmiệng hát Dê ơi. (Tiền đâu?)

           

Chúng tôiđa tạ những tác giả của những bài tham khảo,và các webs dùng làm nguồn tài liệu.

 

Xin chúcquý độc giả & gia đình, nhân viên tòa soạn& gia đình một năm Mùi thật mùi, một nămDê thật Dê theo nghĩa hạnh phúc gia đình, mộtnăm Ất Mùi với đầy đủ tam an: an bình,an lạc, và an khang. 







Vợchồng Sara & Hugh Bunten đang lượng địnhđịa thế trước khi cho đàn dê của

giađình làm việc phòng hỏa và làm trống các đámcỏ dại cạnh xa lộ. Hình trích từ

bài củaMaria Raptis.

 

Sách Tham Khảo

 

(1)  Nguyễn Hữu Phước(2014).  Tiếng Việt GốcNgoại Quốc. Tác giả tái bản. Huntington Beach,California, USA.

(2)    Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ(1970).  Việt Nam Từ Điển.  NXB Khai Trí, Sài Gòn,  

      Việt Nam.

(3)   NguyễnHữu Phước (2004). Tiếng Việt Đa Dạng.NXB SEACAEF (Southeast

Asian Culture And EducationFoundation), Huntington Beach, California, USA.

      (4)  Vương Hồng Sển (1962).Sài Gòn Năm Xưa.  NXB Khai Trí,Sài Gòn, Việt Nam. 

 

 Các Tài Liệu Tham Khảo Khác

(5)  Vô Danh. Bach Van Phi Web (2014).   LụcSúc Tranh Công. 

(6)  Wikipedia Web.

(7)  Bible Club Web.

(8)  Laguana Beach City Fire & VegetationManagement Project Web.

(9)  Maria Raptis (2007) .  “Hiring goats for Weed Abatement - - IsCal-Trans

       Kidding?” Article from Cal-Transdocument. Web.