Giáo dục ở Nam Việt Nam từ xưa đến hết Đệ Nhất Cộng Hòa

Trước khi bị Phápđô hộ, nền giáo dục ở Việt Nam là nềngiáo dục cũ của Nho gia, gọi nôm na là “cái họccủa nhà Nho” như nhiều người thường nói.Nền giáo dục cũ này chịu ảnh hưởngnặng nề của Trung Hoa, từ chương trình, sáchvở, lối học đến cách thức thi cử.Tổ chức giáo dục xưa được Đào DuyAnh ghi lại như sau trong quyển Việt Nam Văn HóaSử Cương: 

 “Ở mỗi huyện có quanHuấn đạo, mỗi phủ có quan Giáo thụ,dạy Tứ Thư Ngũ Kinh cho học trò khá. Ởmỗi tỉnh có quan Đốc học dạy các sinhđồ cao đẳng. Ở Kinh đô có trườngQuốc tử giám. Các vị học quan kể trên đềuở dưới quyền giám đốc của bộLễ hoặc bộ Học. Trong dân gian thì xưa nayviệc học vẫn hoàn toàn tự do. Thầy học thìcó thầy khóa, thầy đồ, thầy tú dạy trẻcon, cho đến bậc đại khoa không xuất chính,hay các quan trí sĩ, có người dạy đếntrăm nghìn học trò.”

Trường học thìphần lớn là nhà riêng của ông thầy, hoặc ởchùa hay ở đình, miểu trong làng. Giáo dục có thểxem như là công việc của nhànho hơn là củaquốc gia, không thuộc một cơ quan công quyềnvới sự tài trợ và kiểm soát đôn đốccủa chính phủ. Không có một hệ thống tổchức qui mô của một nền giáo dục quốc giagồm đủ cơ sở và nhân viên giảng huấn vàđiều hành từ trung ương đến địaphương, từ cấp thấp (như tiểu học)lên cấp cao (như đại học). Chương trìnhhọc thì gồm có mấy quyển Tam Tự Kinh, Sơ HọcVấn Tân, Ấu Học Ngũ Ngôn Thi, Dương Tiếtvà Minh Tâm Bửu Giám ở cấp vở lòng, xong rồi lêntrên thì học Bắc sử (tức sử Tàu) và TứThư Ngũ Kinh. Tất cả những sách này là sáchgối đầu giường của Nho gia, chú trọnghầu hết vào triết lý, luân lý, đạo đứcchứ không có một ý niệm khoa học kỹ thuậtnào chen vào. Phương pháp giảng dạy thì phầnlớn như Đào Duy Anh tả: “thầy thì cứ  nhắm mắt mà giảng chữnào nghĩa nấy chỉ sợ sai mất nghĩa củaTống Nho.” Phương pháp học hỏi thì hoàn toàndựa vào sự học thuộc lòng thu gọn vào trong côngthức “sôi kinh nấu sử” tức là học tớihọc lui mãi cho đến khi nào thuộc nằm lòngTứ Thư Ngũ Kinh và Bắc sử. Người đihọc thực tập nhiều nhất là viết chữcho thật đẹp như “phụng múa rồng bay”, làmthơ, làm phú, kinh nghĩa, văn sách, chế chiếu,biểu, câu đối, cho thật nhanh, thật khéo vàthật chỉnh, dùng được càng nhiềuđiển tích càng hay để có thể đậuđược các kỳ thi do triều đình tổchức. (Có ba kỳ thi: thi Hương tổ chứcở một số địa phương đểlấy Tú Tài; thi Hội và thi Đình tổ chúc ở trungương để lấy Cử Nhân và Tiến Sĩ).Tất cả các kỳ thi đều là thi tuyển vàchỉ nhắm vào một kỷ năng của thí sinh là làmvăn làm thơ dưới nhiều dạng như thơđường luật, kinh nghĩa, văn sách, v v ...Thường thì ba năm mới có một khoa thi, và đithi là cả một vấn đề khổ nhọc chosĩ tử vì trường thi ở xa, đườnggiao thông khó khăn, phương tiện giao thông còn rấtthiếu kém. Thi đậu được thì có thể ralàm quan, không thì lui về làm thầy đồ thầy khóa,“tiến vi quan, thối vi sư” vậy. [Chữ viếtchính thức dùng trong các kỳ thi và trong phạm vi côngquyền là chữ Nho hay chữ Hán. Nhà Nho, lúc trà dưtửu hậu, khi hứng thú bên cạnh các ả đào,hay khi buồn khổ muốn thở than, muốn giảibày tâm sự mình thì thường làm thơ, phú, hay hát nóibằng chữ Nôm. Chữ Hán là chữ Trung Hoa màngười Việt vay mượn để xửdụng nhưng phát âm khác hơn là người Tàu. ChữNôm cũng cùng một lối kiến trúc như chữ Hán;đúng ra nó cũng gốc là chữ Hán được cácnhà nho biến cải sửa đổi để ghi âmnhững tiếng Việt mà chữ Tàu không có. Khi nhà nhomuốn nói “thiên, địa” thì nhà nho có sẵn chữ Tàuđể dùng, nhưng khi họ muốn nói “trời,đất” thì không có chữ nho nào viết ra trờiđất được nên họ phải mượn vàghép những chữ nho đã có làm thành chữ mới ghi âmtiếng Việt. Chữ mới ghép đó là chữ Nôm.Chữ Hán cũng như chữ Nôm là loại chữtượng hình, tượng ý (ideographic) nghĩa là thứchữ vẽ ra hình ảnh hoặc ý nghĩa củachữ mà không diễn tả cách đọc. ChữQuốc Ngữ, cũng như chữ Anh, chữ Pháp, hay nóichung loại chữ dùng mẫu tự La Tinh ghép lại làloại chữ biểu tả cách đọc (phonetic) màkhông diễn tả hình ảnh hay ý nghĩa. Chữ Nômrất được thịnh hành trong văn chươngViệt Nam hồi thế kỷ XVIII và XIX nhưng khôngđược chính thức công nhận và xử dụngtrong công quyền].

Lớp ngườiđược đào tạo từ lò Nho học cũ làlớp trí thức “Sĩ Phu”, lớp ngườiđứng đầu trong tứ dân mà địa vị xãhội đã được Nguyễn Công Trứ ghi trongbốn câu mở đầu bài hát nói Kẻ Sĩ củaông:

“Tướchữu ngũ sĩ cư kỳ liệt,

Dân hữu tứsĩ vi chi tiên,

Có giang sơn thìsĩ đã có tên

Từ Chu Hánvốn sĩ này là quý.”

Giới sĩ phu làgiới sát cạnh nhà vua, giúp vua trị nước,thuộc hàng ngũ lãnh đạo quốc gia, là bậcthầy trong xã hội, đóng vai dẫn đầu, điềukhiển, hướng dẫn dân chúng trong mọi sinhhoạt bảo vệ và phát triển đấtnước. Nước giàu dân mạnh hay suy nhượcđói nghèo, trách nhiệm ở giới lãnh đạo,ở Kẻ Sĩ, nhà Nho. Lớp trí thức nho sĩcũng như cái học cũ của nho gia ngự trịtrong xã hội Việt Nam từ thời Lý Trần chođến khi có sự xăm chiếm và đô hộcủa người Pháp hồi cuối thế kỷ XIXtrong Nam và đầu thế kỷ XX ở miền Bắcvà Miền Trung. Riêng trong Nam thì vì Nam Kỳ Lục Tỉnhchỉ mới được thành hình trọn vẹntừ giữa thế kỷ XVIII cho nên sự giáo dụcở đây chưa được tổ chức rộngrãi, chưa có cội rễ ăn sâu vào lòng đấtnhư ở chốn ngàn năm văn vật củaThăng Long - Hà Nội . Tính ra thì Nho học chỉ cóđược chừng một thế kỷ ngựtrị ở Phương Nam. Mãi đến năm 1826Miền Nam mới có vị Tiến Sĩ đầu tiêntheo lối học xưa là cụ Phan Thanh Giản. Nhưngnền học vấn cổ truyền của nho gia nàyở Miền Nam chỉ mới có chừng trăm nămthì bị sụp đỗ hẵn bởi sự thấtbại, suy vong của triều Nguyễn trướcsức mạnh quân sự và nền văn minh khoa họckỹ thuật Âu Tây. Khi nền cai trị của chínhquyền đô hộ Pháp được thiết lậpxong thì cái học nhà nho cũng bị xóa bỏ đểnhường chỗ cho cái học mới hay Tây Học.Trần Tế Xương hồi đầu thế kỷXX đã phải ngậm ngùi chua xót viết:       

 “Cái học nhà nho đã hỏngrồi           

Mườingười đi học, chín người thôi.

Cô hàng bán sách limdim ngủ,

Thầy khóa tưlương thấp thỏm ngồi.”

Cái học mới này (tânhọc) diễn ra ở Miền Nam trước nhất vàocuối thế kỷ XIX sau khi người Pháp đặtxong nền đô hộ ở đây. Nền giáo dụcmới này lấy giáo dục Pháp làm khuôn mẫu, dùngtiếng Pháp làm chuyển ngữ. Trường họcgồm có các trường công do chính phủ xây cất,đài thọ chi phí và kiểm soát, và một sốtrường tư của Thiên Chúa giáo hoặc củatư nhân. Hệ thống giáo dục mới nàyđược thiết lập nhằm hai mục tiêu: (1)mục tiêu thực tiễn là đào tạo một sốngười biết tiếng Pháp, chữ Quốc Ngữ,và có chút kiến thức về văn minh Tây phươngđể làm công chức ở ngạch trật thấp phụcvụ cho chính phủ thuộc địa, và (2) mục tiêulý tưởng là đồng hóa người bản xứbiến họ thành những người Pháp vềphương diện văn hóa. Một số nhà trí thứcPháp tự cho họ cái sứ mạng cao cả là đemvăn minh khoa học Âu Tây phổ biến khắp nơi.Đó là sứ mạng văn minh hóa (“mission civilisatrice”)  tức là đi khai hóa cácnước chậm tiến, kém văn minh, kém mở mang.Người đầu tiên thực hiện chính sáchđồng hóa văn hóa (cultural assimilation) đó ởMiền Nam là Thống Đốc Le Myre de Vilers. Ông làngười dân sự đầu tiên được cửsang làm Thống Đốc Nam Kỳ từ năm 1879đến 1892. Các ông thống đốc trước ôngđều là những người bên quân đội,nhất là bên hải quân. Để thực hiện sứmạng văn minh hóa dân bản xứ, ông cho mở rấtnhiều trường ở mỗi làng và mỗi tổngcho cấp sơ và tiểu học. Tuy nhiên vì thiếuhụt ngân sách vàkhông đủ giáo chức cho nên nhiềutrường chỉ được mở ra rồiliền sau đó lại đóng cửa thôi. Sang đầuthế kỷ XX chế độ giáo dục mớimới được thiết lập ở Trung Kỳ vàBắc Kỳ sau một vài sửa đổi theo quyếtđịnh của Toàn Quyền Paul Beau hồi 1906-07. Theoquyết định này thì một hội đồngcải tổ giáo dục được thành lậpđể đem chữ Quốc Ngữ, chữ Pháp vànền tân học vào chương trình học và chếđộ khoa cử mới. Các thầy đồ, thầykhóa ở xã thôn, các quan giáo huấn, đốc họcở phủ, huyện, tỉnh, phải dạy thêm chữQuốc Ngữ cho học trò ngoài việc dạy chữ Hánnhư trước. Các kỳ thi Hương, thi Hội, thiĐình đều có có chút đổi mới từ 1909. Bàiluận chữ Quốc Ngữ và bài dịch Pháp văn ra Việt vănđược thêm vào các kỳ thi nhưng chỉ là mônphụ và có tính cách tự nguyện chớ không bắtbuộc. Trong kỳ thi Hội và thi Đình  năm 1910 có thêm bài thi cách trí,địa dư nước nhà, sử Thái Tây, nhân vậtnước nhà và thời sự. Đặc biệt là bàithi được chấm điểm theo lối mớicủa Pháp với thang điểm từ 0 đến 20. Triềuđình tựa trên thang điểm đó mà định làm 6hạng trúng tuyển: Trạng Nguyên (20 điểm),Bảng Nhỡn (18-19 điểm), Thám Hoa (16-17 điểm),đệ nhị giáp Tiến Sĩ (từ 12 đến 15điểm), Đồng Tiến Sĩ (từ 10đến 12 điểm), và Phó Bảng (từ 7đến 9 điểm). Song song với việc thànhlập hội đồng cải cách giáo dục, mộttrường sư phạm cũng sẽ đượcthiết lập để đào tạo giáo viên tiểuhọc người Việt. Ngoài ra, trong mục đíchtuyên truyền, Toàn Quyền Paul Beau cũng cho mở mộttrường đại học hồi năm 1907 ở HàNội để thu phục nhân tâm (sau khi chính quyền chođóng cửa Đông Kinh Nghĩa Thục và bắt giammột số nhà cách mạng). Nhưng đại họcchỉ được mở ra mà không hoạt động,phải đến năm 1918, dưới thời ToànQuyền Albert Sarraut, trường mới thật sựmở cửa. Trước đó một năm, năm 1917,chánh quyền thuộc địa đã cho ban hành mộthệ thống giáo dục mới có qui cũ, thốngnhất trên toàn quốc, về tất cả cácphương diện tổ chức hành chánh, chươngtrình học, qui chế giáo chưc, và tổ chức thicử. Đến đây cái học cũ trên toàn quốchoàn toàn lui vào bóng tối nhường chổ cho giáo dụcmới.

Người sốtsắng thực hiện mục tiêu văn minh hóangười Việt Nam là Le Myre de Vilers. Để thựchiện sứ mạng văn minh hóa người Việtông cho mở rất nhiều trường học, từtrường sơ cấp ở làng đếntrường tiểu học ở quận và tỉnh, vàđặc biệt nhất là một trường trunghọc (collège) ở Nam Kỳ. Đây là trường trunghọc đầu tiên và vào cuối thế kỷ XIX đâylà trường trung học duy nhất cho cả MiềnNam. Trường chỉ có hai năm học và mang tên làCollège de MỹTho. Nhà văn Hồ Biểu Chánh (1885-1958)đã từng học ở trường này. Sang thếkỷ XX trường có đủ bốn năm học vàđược đổi tên là Collège Le Myre de Vilers, domột số giáo sư của trường đềnghị để ghi nhớ ông Thống Đốc dânsự đầu tiên đã mở ra trường này vàcũng để ghi nhớ công lao của ông đốivới việc phát triển nền giáo dục mớiở Nam Kỳ. Đến giữa thập niên 1950trường được phát triển thêm, có các lớpđệ nhị cấp đủ để trở thànhtrường trung học đệ nhị cấp.Trường được đổi thành Lycée và mang tênmột danh nhân Miền Nam Việt Nam: cụ ĐồChiểu. Danh xưng Lycée Nguyễn Đình Chiểu rồiTrung Học Nguyễn Đình Chiểu ra đời từđó và còn mãi đến bây giờ.

Sau trường Le Myre deVilers các trường trung học Petrus Ký, Gia Long, và Collège deCần Thơ (tức trường Phan Thanh Giản sau này)là những trường trung học công lậpđược mở ra vào thập niên 1920 cho học sinhViệt Nam ở Nam Kỳ. Trong bốn trường nói trênchỉ có trường Petrus Ký duy nhất là lycée, tức làtrường có ban Tú Tài (như trung học đệnhị cấp sau này). Các trường kia chỉ cóđến Năm Thứ Tư bậc Cao ĐẳngTiểu Học, trừ trường Le Myre de Vilers cóđược thêm các lớp Seconde và Première từ giữathập niên 1940. Tuy chỉ là trường trung học nhưngvào thời gian này (1920-1945) các trường trung học làcác trường cao cấp nhất trong xã hội MiềnNam, đóng vai những trường quan trọng nhấttrong lãnh vực đào tạo người trí thức tânhọc thay thế lớp người theo nho học ngàytrước. Hầu hết những người xem nhưhạng trí thức tân học đều có qua ngưỡngcửa của các trường trung học này. Đây là lòđào tạo những người trí thức mới thaythế cho lớp sĩ phu cũ trong vai trò dạy họcvà làm quan. Ở thời trước năm 1945 ngườicó học được tới bậc trung học làkể như đã là người trí thức lắmrồi. Một số ít người học lên cao nữathì có thể liệt vào hàng đại trí thức củaxứ Nam Kỳ Lục Tỉnh. Những người cóhọc lên cao nữa thì cũng phải đi qua cáctrường trung học nói trên trước khi tiếptục việc học ở Hà Nội hay ở Pháp. Giáo viên  các lớp sơ cấp chỉcần có bằng Sơ Tiểu (Certificat) là đủtư cách để dạy ở các trường trong xã.Ở trong làng có học được đến Certificatlà kể như hạng trí thức tại địaphương. Có bằng diplôme là đã có thể làm thầygiáo dạy các lớp Tiểu học của trườnglớn ở quận hay tỉnh, hoặc làm thầy thông,thầy ký trong cơ quan công quyền hay và các tư sở.Có Tú Tài là có thể làm giáo sư dạy Trung họcđược rồi. Số người có Cử Nhântrở lên thì thật quý giá vô cùng, chỉ đếmđược trên đầu ngón tay trong cả MiềnNam.

Được chọnlựa vào học các trường này là thành phần ưutú của xã hôi Miền Nam. Không mấy ngườiđược đi học ở các trường trung họcnày. So với tổng số thanh thiếu niên cùng lứatuổi ở Nam Phần Việt Nam có lẽ sốngười được đi học ở đây khônghơn một phần trăm? Xuất thân từ cáctrường này là những người đã từnggiử địa vị quan trọng trong xã hội, phía bênnày hay phía bên kia trong các thập niên 1940 - 1970. [Phầnlớn những người giữ chức vụ thenchốt trong chánh phủ từ trung ương đếnđịa phương thời Đệ Nhất và ĐệNhị Cộng Hòa đều xuất thân từ trongnhững trường trung học nói trên. Cứ hỏimột số tướng lãnh, kỹ sư, giáo sư, bácsĩ, chính trị gia thì thấy ngay họ phần đôngđều xuất thân từ những trường trunghọc này. Xin đơn cử một ít thí dụ. CựuChủ Tịch Quốc Hội và sau đó ThủTướng Chính Phủ, ông Nguyễn Bá Cẩn, xuấtthân từ trường Phan Thanh Giản Cần Thơ. Giáosư Nguyễn Văn Trường, hai lần làm TổngTrưởng Bộ Giáo Dục, đã có học ở PhanThanh Giản và Nguyễn Đình Chiểu trước khisang Pháp. Tiến sĩ Trần Hữu Thế, cựu TổngTrưởng Giáo Dục thời Đệ Nhất CộngHòa đã xuất thân từ Collège Le Myre de Vilers và Petrus Ký.Rất nhiều tổng trưởng, bộ trưởng,thứ trưởng, tổng giám đốc, giámđốc, chánh sự vụ, chủ sự phòng, ởtrung ương, đến tỉnh trưởng, phótỉnh trưởng, quận trưởng, phó quậntrưởng, các trưởng ty, ở địaphương, đều đã xuất thân từ cáctrường trung học này. Tướng Lâm Quan Thi từnghọc Phan Thanh Giản và Petrus Ký. Phần đông cácthẩm phán trong Tối Cao Pháp Viện Nhiệm Kỳ II,Đệ Nhị Cộng Hòa, đều đã có họcở trường Petrus Ký (đó là các ông trần VănLinh, Trần Minh Tiết, Mai Văn An, Trần KhươngTrinh, Nguyễn Văn Biện, Trần Văn Thuận vàNguyễn An Thông)].

Giáo dục, hiểu theonghĩa xã hội, là cách thức xã hội hóa (socializing) conngười. Giáo dục có nhiệm vụ dạy cho con ngườibiết cách sống trong xã hội, biết nền vănhóa mà con người được sinh ra trong đóđể sống cho thích hợp. Cách ăn uống, lễphép, cách đối xử, các nghề nghiệp sinhsống, phong tục tập quán, v v ... tất cảđều có trong xã hội đương thời vànhiệm vụ của giáo dục (từ giáo dục tronggia đình đến giáo dục ngoài xã hội) là tậpluyện cho con người thích nghi vào trong xãhội vănhóa đó. Tuy nhiên trong ba bậc học (tiểu học,trung học, và đại học) ở họcđường, mỗi bậc có cách xã hội hóa khác nhau.Ở tiểu học giáo dục nhằm xã hội hóa conngười ở mức độ cơ bản, nghĩalà người ta chỉ dạy những cái cầnthiết căn bản của xã hội. Ở bậc trunghọc sự xã hội hóa nhắm vào việc thích nghi conngười vào tình trạng văn hóa mà người tamuốn có. Thường khi người ta (các nhà làm chínhtrị, những nhà lãnh đạo) muốn có xã hộithế nào thì người ta nhắm vào lớp ngườivào trung học để đào luyện họ trỡ thànhnhững công dân kiểu mẫu cho xã hội người tamuốn có. Những người này sẽ đượcxã hội hóa để bảo tồn những gì đã có.Ở bậc đại học sự xã hội hóa bớtđi rất nhiều tính cách uốn nắn màthường có tính cách khơi động nhiều hơn.Người lên đại học phải mở rộngsự hiểu biết của mình để đón nhậnnhững mới lạ để có thể hướng xãhội đến những sửa đổi, tiếntriển, hiện đại nhiều hơn là bảotồn những gì đã có sẵn từ trước. Cáctrường trung học của chúng ta cũng đóng vaitrò xã hội hóa học sinh giống như bao nhiêutrường trung học khác trên thế giới. Việc xãhội hóa ở đây là thích nghi con người vào trong xãhội Miền Nam nước Việt vào giữa thếkỷ XX.

Vào cuối thế kỷXIX Nam Kỳ có khoảng một triệu rưởi dânsố, nhưng chỉ có khoảng 5 ngàn học sinh chotất cả từ sơ cấp đến tiểu học.Tỷ lệ người đi học tuy thấp sovới sĩ số mà ta có sau này dưới thờiĐệ Nhị Cộng Hòa, nhưng so với thờiđại các nhà Nho thì đây là con số khá lớn. Sốđông này là số được hấp thụ giáodục mới. Họ sẽ là lớp người dùngchữ Quốc Ngữ thay chữ Nôm và chữ Hán, họcũng là những người biết chút ít tiếng Phápvà một số kiến thức khoa học phổ thông cóthể xem như là giới trí thức tân học ở thờikỳ chuyển tiếp này. Đó là tình trạng giáodục ở Miền Nam. Và đến năm 1917 chínhquyền thuộc địa mới có một hệthống giáo dục thống nhất cho cả ba miềnNam, Trung, Bắc. Hệ thống giáo dục mới này -gọi là Giáo Dục thời Pháp thuộc - gồm có babậc: Tiểu học, Trung học, và Đại học.Bậc Tiểu học được chia làm hai cấp: (1)cấp Sơ học gồm các lớp Đồng Ấu(Cours Enfantin) hay lớp Năm hoặc lớp Chót, lớpDự Bị (Cours Preparatoire) hay lớp Tư, và lớpSơ Đẳng (Cours Elementaire) hay lớp Ba, (2) cấpTiểu học gồm có lớp Nhì Một Năm (Cours MoyenPremière Année), lớp Nhì Hai Năm (Cours Moyen Deusième Année) vàLớp Nhất (Cours Supérieur). Mỗi làng có mộttrường sơ cấp. Ở tổng lớn hay ởquận (đông dân) có thể có trường tiểuhọc nếu có đông học sinh. Tại mỗi tỉnhlỵ có một trường tiểu học lớn (cónhiều lớp cho mỗi cấp lớp), nhưtrường Nam Tiểu học Mỹ Tho chẳng hạncó được 5 lớp Nhất, 1 lớp Tiếp Liên(Cours des Certifiés) hồi thập niên 1940. Học xong lớpBa, tức là hết Sơ cấp, học sinh phải thituyển vào lớp Nhì Một Năm để họctiếp bậc Tiểu học, và khi xong lớp Nhất(hết bậc Tiểu học) học sinh lại phảithi lấy bằng Sơ Tiểu tiếng Pháp viếttắt là bằng CEPCI (tức là Certificat d'Études PrimaireComplémentaire Indochinoise). Đậu xong bằng này học sinhmới được dự kỳ thi tuyển vào nămThứ Nhất trường Trung học.

Bậc Trung học cũngchia làm hai cấp. Cấp thứ nhất gọi là CaoĐẳng Tiểu Học (Enseignement Primaire Superieur,cũng như trung học đệ nhất cấp sau này)gồm có bốn lớp: Năm Thứ Nhất (PremièreAnnée), Năm Thứ Nhì (Deuxième Année), Năm Thứ Ba(Troisième Année) và Năm Thứ Tư (Quatrième Année). Họcxong Năm Thứ Tư học sinh thi lấy bằng ThànhChung hay DEPSI (Diplôme d'Études Primaire Superieur Indochinois). Nhữngai muốn thi lấy bằng cắp Pháp thì có thể thibằng Brevet Premier Cycle hay Brevet Elementaire. Cấp thứ hailà ban Tú Tài gồm các lớp Second (như Đệ Tam haylớp 10 sau này), Première (như Đệ Nhị hay lớp11) và lớp Terminale (như Đệ Nhất hay lớp12). Xong lớp Première (Đệ Nhị hay lớp 11)học sinh phải thi Tú Tài I (Baccalauréat Première Partie),đậu được Tú Tài I mới được vàohọc lớp Đệ Nhất hay lớp 12. Họchết lớp 12 học sinh phải thi lấy bằng TúTài II (Baccalauréat Deuxième Partie). Khi lên lớp Terminale (lớp12) học sinh phải chọn một trong ba ban chính sauđây: (1) ban Triết (Philosophie), (2) ban Khoa Học ThựcNghiệm (Sciences Expérimentales), và (3) ban Toán (MathématiquesÉlémentaires)... Học hết lớp 12 học sinh phải thilấy bằng Tú Tài II (Baccalauréat Deuxième Partie) vềmột trong các ban nói trên. Bằng Tú Tài II thườngđược gọi tắt là Bac. Philo. (Tú Tài II banTriết), Bac. Math. (Tú Tài II ban Toán) v v ... Xong Tú Tài họcsinh mới được vào Đại học, vàdưới thời Pháp thuộc chỉ có mộtđại học duy nhất ở Hà Nội cho toàn cõiĐông Dương. Một số không nhỏ học sinhViệt Nam, nhất là ở Miền Nam, sau khi xong Tú Tàithường qua Pháp học tiếp bậc đạihọc thay vì ra Hà Nội học.

Chương trình họctrên đây chịu ảnh hưởng nặng nềcủa chương trình Pháp, dùng tiếng Pháp làm chuyểnngữ. Tiếng Việt chỉ được xem nhưmột sinh ngữ phụ. Đúng ra đây chỉ làchương trình Pháp thật sự nhưng có chút sửađổi nhỏ áp dụng cho các trường ViệtNam. Chương trình này kéo dài đến hết ThếGiới Đại Chiến Thứ Hai trên toàn cỏiViệt Nam. Sau năm 1945, sau khi Việt Nam tuyên bốđộc lập, chương trình Việtđược ban hành. Chương trình này - chươngtrình Hoàng Xuân Hản - được đem ra áp dụngtrước ở Bắc Việt và Trung Việt, nhưngriêng ở Miền Nam thì vì có sự trở lại củangười Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếptục. Dưới thời Pháp đô hộ giáo dục pháttriển rất chậm chạp. Quyền quyếtđịnh về giáo dục cũng như chính sách giáodục hoàn toàn nằm trong tay người Pháp. Phảiđến giữa thập niên 1950, dưới thờiĐệ Nhất Cộng Hòa, chương trình Việtmới bắt đầu được áp dụng ởtrong Nam để thay thế chương trình Pháp. Cũng từkhoảng thời gian đó, thời Đệ NhấtCộng Hòa, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nammới có cơ hội đóng vai trò lãnh đạo quantrọng của họ. Những đóng góp của họthật lớn lao đưa đến sự bànhtrướng và phát triển vô cùng mạnh mẽ củanền giáo dục quốc gia dưới thờiĐệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa.