Thiên chức của người mẹ và phong trào dành quyền sống của người phụ nữ ở Mỹ cũng như ở Việt Nam

Trong mấy mươi thế kỷ đã qua chưa cóthế kỷ nào chứng kiến được sự tiếnbộ nhanh chóng và những biến đổi lớn laotrong thế giới loài người bằng thế kỷXX vừa rồi. Những người được sinhra trong thập niên đầu và còn sống đếnthập niên cuối của thế kỷ này chắcchắn đã nhận thấy những thay đổilớn lao đó trong đời sống của conngười, nhất là trong các xã hội văn minh tântiến. Những khám phá mới của khoa học, cùngvới những sáng chế ở địa hạt kỹthuật đã đưa con người đến mộtnền văn minh mới với mức độ tântiến vượt xa nền văn minh nhân loại hồicuối thế kỷ XIX, nhất là về phươngdiện vật chất và khoa học/kỹ thuật.

Bên cạnh những tiến bộ vượt bựcvề khoa học và kỹ thuật, người ta cũngnhận thấy sự thay đổi rất nhiều trongđịa vị và vai trò của người phụnữ đối với gia đình và xã hội trongthời gian này. Phụ nữ Mỹ cũng như phụnữ Việt Nam đều có những đổi thaylớn lao và đều phải qua những phong trào tranhđấu mạnh mẽ gọi là phong trào hay chủnghĩa phụ nữ (feminism). Đó là phong trào phụnữ dành quyền sống, quyền đi học, đilàm, quyền bầu cử, quyền bình đẳng vớiđàn ông, v v . . .Các phong trào này đã giúp phụ nữgiải thoát họ ra khỏi những áp bức, đè néncủa xã hội trọng nam khinh nữ. Tuy có nhữngđổi thay trong địa vị, trong vai trò củahọ đối với xã hội nhưng có điềuhọ không thay đổi bao giờ, đó là thiên chứclàm mẹ mà người phụ nữ ở Mỹ cũngnhư ở Việt Nam, cũng như ở các nơi trênthế giới đều không hề thay đổi. . .

Vào đầu thế kỷ XX, tuổi thọ trung bình(life expectancy) của người phụ nữ Mỹđược ước tính khoảng 51 năm. Phầnđông dân chúng hồi đó sống về nghề nông. Thànhthị còn thưa thớt, điện thoạiđược xem như là một thứ xa xí phẩm. Hátbóng còn là những phim câm. Muốn đi một khoảngđường vài mươi miles, người ta phảimất cả ngày, bằng phương tiện tốtnhất lúc đó là xe ngựa. Chuyện ly dị hầunhư là chẳng bao giờ xảy ra. Họa hoằnmới có một vụ xì căn đan có thể đưatới hôn nhân tan vở. Người phụ nữ cònphải mặc áo lót bó sát thân mình thật chặt, vớicái váy dài phủ cả bàn chân. Phần đông không trangđiểm gì cả. Son phấn phần lớnđược dành cho giới “chị em ta”. Phụ nữchưa có quyền đi bỏ phiếu. Rất ítngười được đi học, và nếu cómột số ít phụ nữ được đi họcthì họ cũng không có cơ hội đượchọc nhiều như nam giới.

Phần đông đều còn giữ đượctrinh tiết cho đến khi lấy chồng. Việc áiân, chăn gối với người khác phái và sự thainghén trước khi có chồng là một điềuhết sức xấu hổ cho những cô con gái con nhà lành.Những cô gái lỡ bị chửa hoang, khi bụng to lên vàbắt đầu trông thấy được là kểnhư không dám bước chân ra khỏi nhà. Vì khôngđược đi học, không được đi làm,người phụ nữ thời đó có nhiều thìgiờ lo cho gia đình, nhà cửa và chồng con. Chỉ cónhững người giàu có lắm thì mới có thuêmướn người làm hay có kẻ hầu ngườihạ, còn phần đông thì phải làm lụng cựcnhọc với việc nấu nướng, lo bữaăn cho chồng con, lau quét dọn dẹp nhà cửa,giặt ủi quần áo, may vá thêu thùa, quần quậtsuốt cả ngày từ sáng đến chiều tối.Họ làm việc không có lương bổng gì cả,chỉ để làm tròn bổn phận củangười vợ đối với chồng và thiênchức của người mẹ đối với cáccon. Tuy nhiên xã hội thời đó chỉ xem họ nhưnhững công dân hạng nhì (second citizen) với địavị thứ yếu so với địa vị chínhyếu của người đàn ông.

Qua hai lần thức tỉnh với phong trào phụnữ (feminism movement) nổi dậy đòi bình quyền cùngnam giới và quyền sống của phụ nữ vào cácthập niên 1920-30 và sau đó là các thập niên 1960-70,địa vị và vai trò của người phụnữ đã được thay đổi, cảithiện rất nhiều. Các thập niên 1920-30 tuy có đemlại quyền bầu cử và quyền làm việc chophụ nữ nhưng những cải cách này chưatiến xa bao nhiêu thì bị hậu quả tai hạicủa kinh tế khủng hoảng khiến cho nhiềuphụ nữ phải từ bỏ việc làm đểnhường chỗ cho nam giới lúc đó đang bịthất nghiệp nặng nề. Phải đợiđến khi có phong trào phụ nữ nổi lên lầnthứ hai vào các thập niên 1960-70 mới thật sự cónhững thay đổi lớn lao trong vấn đề namnữ bình quyền ở xã hội Mỹ. Những thayđổi đó bắt đầu từ thập niên 1960và tiếp tục diễn ra cho đến những nămcuối của thế kỷ vừa rồi. Đạoluật về quyền công dân (Civil Rights Act) tự do và bìnhđẳng ra đời năm 1964 và cơ quan EEOC (EqualEmployment Opportunity Commission) của chính phủ Liên Bang đãlà những công cụ tiếp tay với phong trào phụnữ đẩy mạnh những cải cách xã hội liênhệ tới địa vị người phụ nữMỹ. Vào năm 1970 chỉ có 5.4% phụ nữ tốtnghiệp ngành luật và 8.4% tốt nghiệp ngành y khoa.Đến năm 1993 có đến 42.5% phụ nữtốt nghiệp ngành luật, và 37.7% tốt nghiệp ykhoa. Vấn đề trinh tiết, quan niệm về tìnhyêu và hôn nhân cũng như vai trò của người phụnữ trong gia đình và ngoài xã hội đềuđược đặt lại. Thuốc ngừa thai rađời năm 1963 đã tiếp tay rất nhiều trongviệc bành trướng tinh thần tự do nhụcdục trong giới thanh thiếu niên. Nạn bịcưỡng dâm và quấy nhiễu tình dục (sexualharassment) giảm sút khá nhiều trong những năm gầnđây, nhưng mặt khác tình trạng ly dị lại giatăng nhanh chóng, hơn 100% từ 1960 đến 1994.Số phụ nữ không chồng mà có con đã gia tăngquá nhiều, hơn 400% trong các thập niên 1970-80. Tuổi thọtrung bình bây giờ cũng gia tăng đáng kể,khoảng 79 tuổi rưởi vào giữa thập niên 1990.Đến đầu thế kỷ XXI, ngườiphụ nữ Mỹ gần như đã chiếmđịa vị quan trọng không kém gì nam giới.Thống kê gần đây cho thấy ở địavị lãnh đạo trong lãnh vực chính trị vàthương mại/kinh tế người phụ nữMỹ đã có mặt với con số đáng kể (tuyvẫn còn kém đàn ông). Mặc dù số phụ nữtốt nghiệp đại học có hơn 50% nhưngsố người phụ nữ giữ vai trò lãnhđạo trong giáo dục và chính trị còn ít hơn đànông khá nhiều. Trong số 47 vị viện trưởng vàphó viện trưởng viện đại học vùng TrungTây nước Mỹ, chỉ có 10 vị là phụ nữ,và trong số 10 người đó chỉ có 3 ngườilà viện trưởng mà thôi. Tại các quậnhạt  Butler, Clermont, Hamilton, Warren, Boone, Kenton, Campbell vàDearborn của Tiểu Bang Michigan, số phụ nữ làmchánh sở học chánh (superintendent) chỉ đượccó 26%, và số phụ nữ làm hiệu trưởng thìđược đến 40%. Ở địa hạt chínhtrị, tổng số phụ nữ dân biểu là 22.5%nhưng con số này chỉ có 19% ở Ohio, 18% ở Indiana,và chỉ có 11% ở Kentucky. Tổng số nữ dânbiểu ở ba Tiểu Bang này là 33 người nhưngkhông có một người phụ nữ nào có trongThượng Viện. Số phụ nữ làm thịtrưởng ở ba nơi này chỉ chiếmđược có 11%. Trong số 400 quản trị viên cáccông ty lớn ở vùng này, chỉ có 37 người làphụ nữ, và nếu hồi 1960 tính trung bình mỗingười phụ nữ chỉ lãnh dược 60% sốtiền của một nam giới thì bây giờ con sốđó tăng được đến 76% (tính cùngnghề, cùng chức vụ). Nhưng ở đã hạtdịch vụ bất vụ lợi thì phụ nữchiếm vị thế quan trọng hơn. Hiện cóđến hơn 52% phụ nữa giữ vai tròđiều khiển trong các tổ chức bất vụlợi trên nướcMỹ.           

Những thay đổi lớn lao về địavị và vai trò đó phải nói là nhờ ở sự tranhđấu dẻo dai và mạnh mẽ của mộtsố phụ nữ trong phong trào phụ nữ ởthập niên 1960-70. Một người trong phong trào nàyđã hãnh diện nói:

 “Ở đây(trên nước Mỹ) chúng ta là những kẻ dẫnđường. Phong trào phụ nữ rất quan trọngđối với tất cả phụ nữ chứ khôngriêng cho phụ nữ Mỹ. Hầu hết phụ nữ,nhất là những người ở các nướcthuộc thế giới thứ ba (third world) mà tôi đãgặp và làm việc chung trong các đại họcđều muốn có được sự độclập và tự do như phụ nữ Mỹ.”

Nhưng bên cạnh những thay đổi lớn laođó, có điều dường như không bao giờ thayđổi trong cuộc sống của phần đôngphụ nữ. Đó là vai trò của người mẹđối với các con của mình. Đây có thể xemnhư là một thiên chức của phụ nữ ởkhắp nơi trên thế giới từ bao nhiêu ngàn nămrồi. Một bà mẹ dù rất có nhiệt tình vớiphong trào phụ nữ, đã bày tỏ ý kiến chốngđối lại phong trào này như sau: “Tôi có chân trong phongtrào phụ nữ, nhưng tôi không chấp nhận quanđiểm của phong trào này trong vấn đềchống lại việc ở nhà nuôi con.” Bà nói thêm là khi conbà ra đời bà chỉ muốn ở nhà để nuôinấng dạy dỗ và sống bên nó ít năm chớ khôngmuốn đi làm và giao phó nó cho người khác giữ.Một số đông phụ nữ khác cũng có cùng quanđiểm như thế.

Công cuộc nghiên cứu gần đây của Bộ LaoĐộng Mỹ cho thấy mối quan tâm nhiềunhất của phụ nữ ngày nay là làm thế nào giữđược quân bình giữa việc làm ở sở vànhững công việc phải làm ở nhà. Tội nhất lànhững bà mẹ phải sống cảnh một mình nuôicon. Họ phải đi làm từ sáng đến chiều,8 tiếng mỗi ngày. Họ phải mất cảtiếng đồng hồ để đi tới sởvà đi về nhà. Sáng sớm phải đưa con đihọc, chiều phải đón con về. Họ phảisửa soạn thức ăn cho con, tắm rửa cho chúng,giúp chúng làm bài vở. Cuối tuần lo quét dọn nhàcửa, lau chùi nhà tắm, hút bụi, giặt đồ,đi chợ. Có khi còn phải đưa con đi chơithể thao, hoặc học nhạc, hoặc làm vănnghệ ở trường. Từng ấy công việc làmcho họ bân rộn vô cùng. Có nhiều người chỉngủ được có 5 tiếng đồng hồmỗi ngày hay ít hơn nhưng họ vẫn chịuđựng nỗi. Đó là vì con mà họ phải chịunhư vậy. Họ phải chu toàn thiên chức làm mẹcủa họ. Họ có thể bỏ chồng, có thểhận thù hay phản bội chồng nũa nhưngđối với con mình thì không thể bỏ, không thểhận thù hay phản bội được, dù nó có ngổnghịch, bất hiếu, hay kỳ khôi đến đâuđi nũa. Ngày nay trên xứ Mỹ ta thấy cóngười sinh con ra rồi vứt đứa con mớisinh vào thùng rác, thậm chí có người còn tàn nhẫn chocon lên xe rồi nhận chìm xe dưới hồ, giếtchết hết mấy đứa con thơ dại củamình, nhưng đó là trường hợp hãn hữu,một trong cả trăm triệu người. Hằngtriệu người mẹ khác vẫn chịu đựngkhổ nhọc làm tròn thiên chức của mình, không có gì laychuyển được. Bà mẹ Mỹ thì như vậy,còn bà mẹ Việt Nam thì sao?

Phụ nữ Việt Nam trong thế kỷ vừa quacũng trải qua nhiều thay đổi như phụnữ Mỹ, có thể còn nhiều hơn nữa là khác.Đến gần cuối thập niên 1910-20 địavị của người phụ nữ Việt Nam không cógì khả quan so với địa vị của họvốn đã có từ bao nhiêu thế kỷ trước.Quyền lợi của họ trong xã hội xưa là consố không. Họ không có chút quyền gì cả, họchỉ có bổn phận mà thôi, bổn phận đốivới cha mẹ, bổn phận đối vớichồng. Phận con gái là phải theo những lời “GiaHuấn” mà Nguyễn Trải đã viết ra từ thếkỷ XV:

“Phận con gái ở cùng cha mẹ,

Lòng phải chăm họckhéo, học khôn.

Một mai xuất giá hồimôn,

Phận bồ liễu giá trongnhư ngọc.

Khéo là khéo bánh trong bánh lọc,

Lại ngoan nghề học vócmay mền.

Khôn là khôn lẽ phảiđường tin,

Lại trọn đạo nângkhăn sửa túi.”

Và:
Phận con gái này lời giáo huấn,

Lắng tai ngfhe chuyệnkể tam cương.

Dầu ái ân cùng chiếu cùnggiưởng,

Đạo chồng sánh quânthần chi đạo.

Làm tôi con chí trung chí hiếu,

Làm dâu thời chí kính mớinên.”

Phạm Quỳnh, trong một bài viết về“Địa Vị Người Đàn Bà Trong Xã HộiNước Ta” đã có nhận xét như sau về quyển“Gia Huấn Ca” của Nguyễn Trải: “Thật không khácgì những thể lệ của cảnh sát, từ đầuchí cuối chỉ những điều nghiêm cấm cả,như giam người đàn bà vào trong cái lướiluật lệ, không còn để cho một chút tự do nàocả.”

Phụ Nữ Thời Đàm, số tháng 1 năm 1932,trong bài “Phụ Nữ Với Bộ Dân Luật MớiBắc Kỳ” nhận thấy rằng “trướcmặt luật pháp thời xưa, quyền lợi củaphụ nữ chỉ là số không”. Tình trạng củaphụ nữ Việt Nam hồi đầu thế kỷXX có thể còn tệ hơn tình trạng của phụnữ Mỹ cùng thời mặc dầu lúc này văn minh Tâyphương đã bắt đầu xăm nhập vào xãhội mình. Phải đến năm 1918 mới có tờ“Nữ Giới Chung” ra đời ở Sài Gòn. Đây làtờ báo đầu tiên dành riêng cho những vấnđề của phụ nữ ở Việt Nam do bàSương Nguyệt Anh làm chủ bút. Tờ báo xuấtbản mỗi tuần vào ngày Thứ Sáu, số đầura ngày 1 tháng 2 năm 1918. Trong lời phi lộ có ghi là :“Ngaysau khi đến Sài Gòn và trong chương trình nhằmcải cách nâng cao mức sống xã hội của Annam, ôngAlbert Sarraud đã cho phép xuất bản một tờtạp chí phụ nữ đầu tiên dùng để nângcao mức sống của phụ nữ”. Albert Sarraud lúc nàylà Toàn Quyền Đông Dương. Bà chủ bút SươngNguyệt Anh ghi rõ mục đích của tờ NữGiới Chung là nâng cao luân lý, dạy cho phụ nữbiết cách sống hằng ngày, chú trọng đếnthương mại và tiểu công nghệ, tạo sựtiếp xúc giữa con người v v . . .Bà SươngNguyệt Anh, con gái của cụ Đồ Chiểu, là ngườiphụ nữ Việt Nam đầu tiên làm báo, và làngười phụ nữ Việt Nam đầu tiên làmchủ bút một tờ báo cũng đầu tiên dành cho cácvấn đề về phụ nữ ở Việt Nam.Nhưng tờ Nữ Giới Chung chỉ xuất bảnđược không đầy 6 tháng thì đình bản. Tuychưa gây được tiếng vang lớn lao trongquần chúng nhưng tờ Nữ Giới Chung cũngđánh dấu sự thức tĩnh của một sốngười về vấn đề phụ nữ ởnước mình. Tiếc rằng sự thức tỉnh nàycòn rất lẻ loi chưa gây được một phongtrào phụ nữ có đủ tầm vóc để thúcđẩy những cải thiện thật sự ngoài xãhội. Tiếng nói của Nữ Giới Chung im bặtđến hơn 10 năm mới có tiếng nói khác nổilên. Phải đến năm 1929 một tờ tạp chíkhác về phụ nữ mới lại xuất bảnở Miền Nam, đó là tờ Phụ Nữ Tân Văn.Chương trình 4 điểm của tờ này cũngđại để không khác gì mấy chương trìnhnâng cao đời sống người phụ nữViệt Nam của Nữ Giới Chung hồi 11 nămvề trước. Chi tiết bốn điểmđược ghi ra như sau:

“Phải làm sao cho người đàn bà cũng cóhọc vấn rộng rải, trí thức mở mang cóthể hiểu biết phận sự mình là một bànội tướng thì mới hữu ích được.”

“Phải làm sao cho ngườiđàn bà biết trọng chức nghiệp đểtự lập lấy thân, bỏ hẳn thói quen nhờchồng, nhờ con.”

“Phải làm sao cho ngườiđàn bà biết rằng trong nền luân lý và phong tụccủa ta có nhiều chỗ êm đềm cao thượngtức là hương hoả của cha ông đểlại cho, hãy nên giữ gìn trân trọng.”

“Làm sao cho người đànbà biết lịch sử để yêu nước, biếtvệ sinh nuôi con.”

Từ đây báo chí về phụ nữ nổi lênkhắp cả Ba Kỳ. Năm 1930 tờ Phụ NữThời Đàm ra đời ở Hà Nội với chủtrương dung hòa mới cũ, với mục đích“mong ngăn ngừa bên nọ (bên thủ cựu) dìu dắtbên kia (bên tân tiến) để điều hòa hai cái xuhướng trái ngược ấy. . . sao cho những hànhđộng của chị em sau này thích hợp vớilẽ tiến hóa thiên nhiên mà mẹ hiền vợ thảo,nếp cũ nền xưa vẫn giữ đượccái vẽ riêng của giá nhà Nam Việt”. Ở Huế, mãiđến năm 1932 mới có tờ Phụ Nữ TânTiến ra đời. Tuy ra đời muộn nhưngtờ báo chứa đựng nhiều tư tưởngrất tiến bộ. Đúng như cái tên đã nói,chủ trương của Phụ Nữ Tân Tiến là“chấn khởi phong hóa, truyền bá văn minh và bênhvực quyền cho chị em bị người ta đènén. . . Còn riêng phần phụ nữ, ta lấy cái cơ quanngôn luận ấy làm người hướng đạocho ta hầu phá chốn khuê phòng để ra nơiđồng địa và bênh vực cho nhau những cáilợi quyền bị hạng mày râu chiếm đoạt.”Đến đây mới thấy rõ ràng đặt ranhững vấn đề căn bản của phụnữ như vấn đề phụ nữ bị đènén, bị chèn ép, vấn đề quyền làm ngườicủa phụ nữ, vấn đề bình quyềnvới nam giới, và vấn đề giải thoát phụnữ ra khỏi bốn bức tường chậthẹp của luân lý Tống Nho. Cũøng trong thời giannày xuất hiện nhiều tiểu thuyết luậnđề và tiểu thuyết xã hội của TựLực Văn Đoàn hô hào đạp phá chế độ đạigia đình, giải thoát phụ nữ ra khỏi luân lýkhắt khe ràng buộc bởi tứ đức tam tùngcủa Nho giáo. Phong trào phụ nữ ở Việt Namđã thật sự bắt đầu.

Nó đã bắt đầu trước nhất ởtrong Nam với bà Sương Nguyệt Anh, và một sốcác văn nhân học giả hồi cuối thập niên 1910sang đầu thập niên 1920. Lúc này ở Miền Namđang có phong trào cổ võ cải cách xã hội trongnhiều lãnh vực mà người ta gọi là cảilương, (nhưng về sau này danh từ cảilương lại chỉ được dùng đểchỉ phong trào cải lương sân khấu mà thôi). Trên báoNữ Giới Chung Mme Nguyễn Từ Thức bàn vềcải lương nếp sống của phụ nữ.Nguyễn Chánh Sắt yêu cầu cải lương tậptục. Hồ Biểu Chánh đề cập đếncải lương giáo dục trong bài “Việt Nam GiáoDục Luận” của ông. Trong bài “Thiết NghiệpYếu Luận” Nguyễn Chánh Sắt hô hào cảilương nông nghiệp. Trần Phát Văn nêu ý kiếncải lương cách đọc tiểu thuyết vàHồ Biểu Chánh đã bắt tay làm công việc cảilương tiểu thuyết bằng những sáng tácmới của ông. Tuy nhiên phong trào phụ nữ thậtsự nổi lên là do các cựu nữ sinh Gia Long nhiềuhơn. Vào thập niên 1920 đã có nhiều phụ nữđi học Trung Học rồi. Những người nàyđã học được nếp sống văn minhcủa người Tây phương. Họ là nhữngnữ sinh các trường trung học Collège de Mỹ Tho(tức trường Le Myre de Vilers và sau này là NguyễnĐình Chiểu), Collège de Cần Thơ (tứctrường Phan Thanh Giản), và Collège Des Jeunes FillesIndigènes (tức trường Gia Long sau này) và cảtrường Petrus Ký nữa, nhưng quan trọng nhấtđối với phong trào phụ nữ bấy giờphải nói là từ các nữ sinh Gia Long.

Năm 1924, một cựu nữ sinh Collège des JeunesFilles, cô Nguyễn Thị Kiêm, trong một hội nghịvề Dư Luận Nam Giới đối với PhụNữ Tân Tiến đã cho thấy chủ nghĩa phụnữ là “làm thế nào giải phóng phụ nữ rakhỏi những lễ giáo hủ bại, bênh vựcquyền lợi cho phụ nữ, kiếm những cách sinhhoạt cho chị em để sự sống của mìnhđược hoàn toàn hơn và nâng cao trình độ tríthức của mình.” Để tránh ngộ nhận làchương trình của chủ nghĩa phụ nữsẽ đưa tới sự xung đột giữa haiphái nam và nữ, cô Kiêm giải thích thêm rằng “lo cho đànbà có nghề nghiệp là để cho vợ giúp chồng mànuôi con, em giúp anh để nuôi cha mẹ; lo cho đàn bàbỏ những thành kiến hủ bại, khỏinhững lễ giáo gắt gao trái với sự sống, locho họ có học vấn là nâng cao phẩm giá đàn bàtức là phẩm giá người mẹ, ngườivợ, để cho họ biết rõ cái trách nhiệmcủa mình mà dạy dỗ con cho hợp thời,để hiểu chồng, giúp chồng trong xãhội.”     

Song song với các buổi hội thảo, các bài vởđăng trên các báo chí, phụ nữ ở Miền Nambắt đầu có những hoạt động rấtđáng kể nhằm mục đích cải lươngđời sống phụ nữ như đã nói trên. Vàotháng 8 năm 1933, hội Aùi Hữu các nữ sinhtrường Collège des Jeunes Filles  được rađời với bà Henry Cordier làm hội trưởng danhdự, bà Phan Văn Gia làm hội trưởng và côNguyễn Thị Kiêm làm Tổng Thơ Ký. . Đây là hộiái hữu nữ sinh đầu tiên ở Miền Nam, vàđó chính là hội ái hữu của trường mang tênGia Long sau này. Cũng trong năm 1933, vào tháng 11, Viện NữLưu Văn Học Hội (L’Institut de Culture Feminine) rađời ở Sài Gòn. Mục đích chính của Việnlà (1) nâng cao trình độ văn hóa của nữ giới,(2) cứu giúp và giáo dục thành phần nghèo khổ vàthất học, và (3) giao tiếp với phụ nữ trênthế giới. 

Cô Nguyễn Thị Kiêm hoạt động rấthăng say trong phong trào phụ nữ. Cô từng đidiễn thuyết ở nhiều nơi về các vấn đềthăng tiến đời sống phụ nữ. Tháng 8năm 1934 cô diễn thuyết tại nhà hát lớn HàNội với khoảng 500 người tham dự. Buổidiễn thuyết của cô được mọingười hoan nghênh nhiệt liệt. Trong bài diễnthuyết cô có đề cập đến cuộc sốngcủa một người đàn bà lý tưởng ởViệt Nam phải như thế nào? Hình ảnh lýtưởng đó được mô tả như sau:

 “Tân Nương(tên người đàn bà mới) có chồng và có 3 con.Năm giờ sáng nàng đã thức dậy để lotập thể dục để giữ thân hình cho cânđối. Sau đó nàng đi tắm, làm đẹpmột tí, thay quần áo... Xong rồi nàng bắtđầu bữa ăn sáng cho chồng và các con. Trongbữa ăn nàng chuyện trò vui vẻ với chồng con.Sau đó, nàng bàn với người làm về việcđi chợ mua những gì để làm những món ăngì trong ngày mà chồng con nàng ưa thích. Khoảng 7 giờrưởi sáng, sau khi chồng đã đi làm, và con đãđi học rồi thì nàng mới lo tắm rửa chođứa con nhỏ nhứt. Sau khi tắm rửa thayđồ xong, đứa bé được người vúem đưa ra vườn chơi. Sau đó nàng đếnnhà hộ sinh giảng dạy về vệ sinh cho nhữngngười đàn bà nghèo khổ thiếu thốnthường đến đây dể xin thuốc men. Nàngchỉ dẫn cho họ cách nuôi con, cách pha sữa cho con bú.Đến khoảng 9 giờ nàng đi dạy ởmột trường tư thục. Khoảng 11 giờhơn nàng về nhà, cắm lại mấy cành hoa trong phòngăn và chơi với con. Sau bữa ăn trưa nàngđọc báo, nghỉ ngơi một tí. Buổi xếtrưa nàng chăm sóc tủ quần áo và soạn bài cho ngàymai. Năm giờ chiều các con lớn ở trườngvề lo tắm rửa. Sau đó nàng dắt cả ba con didạo chơi ngoài vườn. Trong khi đi dạo nàngcắt nghĩa cho con những điều nghe thấyở dọc đường. Khi các con chơi đùavới nhau trong vườn, nàng nghĩ tới nhữngdự án mà nàng có thể làm cho Viện Văn Hóa (NữLưu). Khoảng 6 giờ 30 chiều, chồng nàng ởsân tennis về đây để cùng nàng và các con trởlại nhà. Buổi ăn chiều sẽ rất vui vẻ.Chồng nàng kể cho vợ con nghe những chuyệnxảy ra trong sở. Chàng mong nàng có chút thì giờđến nói chuyện về nghệ thuật ởViện Nữ Lưu. Sau bữa ăn chiều nàng coi chocon học bài, làm bài ở trong trường. Nàng khuyếnkhích mấy người giúp việc đi học chữở các lớp đêm do Viện Văn Hóa Nữ Lưumở. Sau đó nàng soạn chút bánh ngọt cho chồng.Nàng ghi những chi phí trong ngày vào sổ, ghi nhữngviệc phải làm vào sổ tay trước khi đi ngủ”. 

Đại khái đó là công việc hằng ngày củamột người phụ nữ mới, một phụnữ lý tưởng trong xã hội Miền Nam vào thậpniên 1930-40. Vào thập niên này đã có một số phụnữ có học thức, có bằng cấp cao không thua gì namgiới. Tuy nhiên với khả năng học vấn đóngười phụ nữ không tìm được việclàm dễ dàng như đàn ông, nhất là trong thờikỳ hậu kinh tế khủng hoảng thế giới.Báo Đàn Bà Mới hồi tháng 9 năm 1935 có nói đếntình trạng đặc biệt này : “Cách đây ít lâumấy chị em Bắc Hà đã đậu bằng cấpthành chung và không được bổ dụng và kiếmkhông ra việc làm, rủ nhau đệ đơn xin ông ToànQuyền cho phép được dự những kỳ thituyển thư ký vào các công sở khác. Oâng Toàn Quyềntrả lời rằng ngài rất lấy làm tiếc khôngthể chuẩn lời yêu cầu của các côđược vì từ xưa đến nay chưa cóđạo luật nào nói đến đàn bà làm thư kýtrong các ngạch, ngoại trừ ngạch y tế và giáodục.” Qua đoạn trích dẫn trên ta thấy phụnữ Việt Nam trong thời kỳ này đã có nhữngngười đi làm trong các ngành giáo dục và y tế.Ngoài ra còn một số ít khác cũng đã tốtnghiệp ngành dược, ngành luật, và một ít ngànhtự do khác. Đoạn văn sau đây của NguyễnVăn Vĩnh trong tờ L’Annam Nouveau, số 500 tháng 1năm 1934 cho thấy lúc này xã hội Việt Nam đã cónữ giáo viên, nữ giáo sư, nữ hộ sinh, nữdược sĩ người Việt :

“Les femmes annamites n’ont certes à se plaindre momentanément d’aucunerestriction quant à leur accès dans les diverses carrières administratives.Elles sont institutrices, professeurs, sage-femmes, pharmaciennes, et rien nenous dit qu’elles ne peuvent pas être admises dans les administrations commesécrétaires, interprètes ou dactylographes”. (Người phụnữ Việt Nam chắc không phải than phiền vềsự giới hạn đối với họ trong các ngànhhành chánh. Họ là giáo viên, giáo sư, nữ hộ sinh,nữ dược sĩ, và không có gì nói rằng họ khôngđược nhận vào trong các ngành hành chánh nhưthư ký, thông dịch viên hay đánh máy). 

Thập niên 1940-49 là thập niên loạn ly, xáo trộn.Bao nhiêu biến chuyển lớn lao xảy ra, đưađất nước vào vòng chiến chinh khói lửa. NàoNhật đảo chánh Pháp, Việt Nam độc lậpvới chính phủ Trần Trọng Kim ra đời. Phongtrào Thanh Niên Tiền Phong nổi lên. Nạn đói giếtchết hàng triệu người ở Miền Bắc, SàiGòn thường xuyên bị Mỹ dội bom, dân chúng ditản về quê, trường Petrus Ký dời đinhiều chỗ. Rồi Nhật đầu hàng, quân Trung Hoavà Anh Aán vào giải giới Nhật. Pháp trở lại,Cộng Sản lên nắm chính quyền. Mặt trậnViệt Minh được thành lập, rồi Miền Namkháng chiến chống Pháp, v v . . .Việc học hànhnhiều nơi bị gián đoạn. Phải đếncuối thập niên khi chánh phủ Bảo Đạiđược thiết lập lại rồi thì việcgiáo dục ở Miền Nam mới bắt đầu pháttriển mạnh. Sang thập niên 1950-59 nhiềutrường trung học được mở ra. Sốphụ nữ đi học trung học xấp xỉgần bằng số học sinh nam giới. Nhữngtrường nữ trung học dành riêng cho nữ sinh càngđược mở rộng thêm ra. Trường Gia Long,trường Trưng Vương, trường Lê VănDuyệt thu nhận rất nhiều nữ sinh vùng Sài Gòn,Gia Định. Sang thập niên kế đó, 1960-69,nhiều trường trung học lớn khác cũngbắt đầu tách rời nam nữ như Lê Ngọc Hân– Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản – ĐoànThị Điểm. Riêng trường trung học TrịnhHoài Đức ở Bình Dương thì tuy chỉ có mộtban giám đốc nhưng trên thực tế hai khu nam sinh vànữ sinh ở cách biệt nhau khá xa. Càng lên cao sốnữ sinh, nhất là ở đại học số nữsinh viên càng có vẽ đông hơn nam sinh viên, vì mộtphần không nhỏ nam thanh niên đã phải vào quân ngủ.Trường Văn Khoa, trường Luật,trường Dược, Đại Học Sư Phạmthu nhận rất nhiều nữ sinh viên. Ở nhữngphân khoa hay viện đại học khác tuy ít phái nữhơn phái nam nhưng nữ sinh viên vẫn có mặt nhưtrường Quốc Gia Hành Chánh, hay đại học NôngLâm Súc.

Vì chiến tranh đa số đàn ông phải phụngsự quê hương trong quân đội. Số phụnữ đi làm trong các ngành dân sự mỗi ngày mộtđông hơn nam giới. Thời Việt Nam Cộng Hòanữ giới đã phải cáng đáng nhiều côngviệc nặng nề chẳng kém gì nam giới. Họ lànhững người bạn đời chia sẻ quyềnlợi và trách nhiệm với chồng từ trong giađình đến ngoài xã hội. Nhưng cũng nhưngười phụ nữ Mỹ hay nhiều phụ nữkhác trên thế giới, họ không bao giờ quên thiênchức làm mẹ của mình. Thiên chức đó càng rõ rànghơn ở một nước có nhiều chiến tranhloạn lạc mà người chồng thườngphải xa vợ con lên đường đáp lời sôngnúi. Người chinh phụ thuở xưa phải thaychồng phụng dưỡng mẹ cha làm tròn chữhiếu và phải nuôi dưỡng dạy dỗ con cái,đóng vai trò cả mẹ lẫn cha:

“Lòng lão thân buồn khi tựa cửa,

Miệng hài nhi chờ bửamớm cơm.

Ngọt bùi thiếp đãhiếu nam,

Dạy con đèn sách thiếplàm phụ thân.”

(Chinh Phụ Ngâm)

Phụ nữ Việt Nam trong các thập niên gầnđây cũng vậy. Khi chồng phải nhập ngũtòng chinh, vợ ở nhà phải lo cho gia đình, nuôi nấngdạy dỗ con cái cho nên người. Sau 1975, đấtnước lọt vào tay Cộng Sản, nhiều quân, cán,chính Việt Nam Cộng Hòa phải đi tù cải tạo,lao động khổ sai, một số khác may mắnhơn, vượt biên ra xứ ngoài, nhiều ngườivợ ở lại nhà mua tảo bán tần nuôi chồng trongtù, và nuôi đàn con dại ở nhà, biết bao nhiêu gian lao,khốn khổ. Một số những người khácmạo hiểm đem con ra xứ người, trải baogian nguy, làm lụng vất vả cho con ăn học thànhtài. . . Cũng có những người ly dị vớichồng bước thêm bước nữa. Cũng cónhững người góa chồng đi tái giálập lạicuộc đời mới. Cũng có người thùhận, bỏ chồng. Tuy nhiên đối với con,họ không ruồng bỏ, thù hận hay phản bội baogiờ, kể cả những trường hợp họbị cưỡng bức, bị hãm hiếp, bịlường gạt lở mang thai. Khi họ đã sinh con ralà họ thương con, lo lắng săn sóc, nuôidưỡng cho con lớn lên, cho con nên người,để chu toàn thiên chức của người làmmẹ. Thiên chức đó trời đã phú cho ngườiphụ nữ, nó như một thứ bản nănggắn liền với cơ phận của ngườiđàn bà. Đó là thứ bản năng sinh tồn, kéo dàisự sống của giống sinh vật ở trêntrần gian. Nó cũng giống như bản năngcủa con tò vò, khi đẻ ra cái trứng là đi giếtchết một con mồi, để xác con mồi bêncạnh cái trứng rồi xây ổ đất đấpkín lại, để khi cái trứng nở ra, con tò vò con cósẵn đồ ăn mà ăn để sinh sống,để kéo dài sự tồn tại của giống sinhvật tò vò. Riêng ở con người bản năng thiênphú đó đã được loài người thiêng liêng hóanó biến thành một thứ gì vô cùng cao đẹp mà tagọi là thiên chức của người làm mẹ. Từthuở còn ăn lông ở lỗ đến chỗ tântiến như ngày nay, từ địa vị số khônghồi thế kỷ trước đến ngang hàngvới nam giới về mọi mặt vào đầu thếkỷ này, ở đâu còn có người phụ nữ sinhcon đẻ cái để vĩnh viễn hóa giốngngười thì ở đó thiên chức người làmmẹ vẫn còn.