Trường Petrus Ký

Tôi ra đời trong một làng quê ở tỉnhMỹ Tho. Ngay từ lúc còn học ở trườngTiểu Học tỉnh, tôi đã được nghe ba tôivà chú tôi nói nhiều về trường Petrus Ký. Thấy cácanh học sinh trường College Le Myre de Vilers vớibộ đồng phục trắng có gắng phù hiệutrông rất uy nghi tôi đã nể phục các anh vàngưỡng mộ trường college này lắm rồi.Nhưng chú tôi bảo là Petrus Ký còn to hơn, quan trọnghơn Le Myre de Vilers nhiều lắm. Riêng ba tôi thì hìnhnhư lúc nào cũng nhắc là “nữa lớn con sẽ họctrường Petrus Ký.” Thành ra trong đầu óc non nớtcủa tôi lúc đó trường Petrus Ký là cái gì vĩ đạilắm, nó lớn lao quan trọng vô cùng. Tôi cũng nghemột người bà con bảo là “học Petrus Ký ra là làmcha thiên hạ đấy.” Lời phát biểu chói tai đóthật ra cũng có phần đúng đối vớithế hệ của tôi và đối với ngườidân Miền Nam thời đó. Bởi vì cho đến năm1945, sau ngày Đại Chiến Thế Giới Thứ Haichấm dứt, cả Miền Nam nước Việtchỉ có 4 trường Trung Học công là Petrus Ký, Gia Long,Le Myre de Vilers (Nguyễn Đình Chiểu), và College de CầnThơ (Phan Thanh Giản), mà trong 4 trường đóchỉ có trường Petrus Ký là trường duy nhất cóbậc đệ nhị cấp (tức là lycée hồiđời Tây). Dù ra đời trễ nhấttrường Petrus Ký vẫn là trường lớnnhất, cao nhất, và nỗi tiếng nhất ở trongNam. Thời xưa, có được bằng TiểuHọc đã là oai lắm đối với dân quê, cóđược bằng Thành Chung thì kể như tríthức lắm rồi, thuộc hạng thầy thiênhạ, huống chi là có được bằng Tú Tài. Quí hóavô cùng, có mấy ai có được bằng này. Vậy màtrường Petrus Ký lại sản xuất ra số ítngười quí giá đó. Bởi thế nên phụ huynhhọc sinh, những người hiểu rõ giá trị củagiáo dục, nhất là những người có con trai, ai aicũng đều mong muốn cho con mình được vàoPetrus Ký cả.

Nhưng khi lên trung học thìtôi vào Le Myre de Vilers chớ không phải Petrus Ký vì thờicuộc lúc này và vì hoàn cảnh gia đình không cho phép. Khi xongđệ nhất cấp, tôi mới xin chuyển về trườngPetrus Ký và từ đó sống ở Sài Gòn luôn.Được vào Petrus Ký là kể như ước mơđã thành, tôi mừng không thể tả, nhưngngười vui nhất chắc chắn là ba tôi và kế đólà nhưng người thân trong gia đình tôi. “Ngàyđầu tiên vào trường, đứng xếp hàngdưới những tàn cây sao cao ngất bên hông những dãylớp học đồ sộ uy nghi, tôi có cảm giácnhư tôi đang được vươn mình lênđể lớn thêm và để mở rộng tâm hồncho khoáng đạt, cho thích nghi với với cái khungcảnh uy nghi đồ sộ của ngôi trường. Khicác lớp học sinh chỉnh tề theo hàng ngũ lầnlượt đi vào sân trong và dừng lại ở trướccửa mỗi lớp một cách rất có trật tự vàkỷ luật tôi nói thầm trong lòng rằng ở trênđời này chắc chưa có trường học nào cóđược cái kỷ luật chặt chẽ và cái khôngkhí trang trọng như trường này. Nhất là khivừa qua khỏi cổng vào sân trong, nhìn lên giữa hànhlang chính (préau) thấy thầy hiệu trưởng PhạmVăn Còn cùng với thầy giám học (thầy Huấn)và thầy tổng giám thị (thầy Trương) oaivệ đứng đó tôi càng thấy cái không khí nghiêm trangcủa ngôi trường hơn, một sự nghiêm trang màtôi chưa hề thấy được ở những ngôitrường nào tôi đã học qua.” (TTHPK tr. 115-116).  So với Le Myre de Vilers,trường Petrus Ký lớn hơn nhiều lắm, cũngra đời sau Le Myre de Vilers lâu lắm. Họa đồ xâycất trường do một kiến trúc sưngười Pháp là ông Hebrard de Villeneuve vẽ hồi năm1925, và trường được khởi công xây cấtliền sau đó để hoàn tất vào năm 1927. Niênkhóa đầu tiên khai giảng hồi tháng 9 năm 1927với bốn lớp học sinh chuyển từ ChasseloupLaubat sang. Lúc này trường mang tên Collège de Cochinchine.Vị hiệu trưởng đầu tiên là ông Banchelin.Năm sau, 1928, Thống Đốc Nam Kỳ là Blanchard de laBrosse lấy tên nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Kýđặt tên cho trường, biến trường nàythành lycée (trường Đệ Nhị Cấp) và chođặt tượng đồng bán thân Petrus Ký vàogiữa sân trường. Lễ khánh thành tượngđồng Petrus Ký và trường Lycée Petrus TrươngVĩnh Ký được đặt dưới sự chủtọa của Tống Đốc Nam Kỳ Blanchard de laBrosse. Trường nằm ở giữa hai thành phố SàiGòn và Chợ Lớn, trên khoảng đất rộng mênhmông với đầy đủ cung cách của một khuhọc đường trang nghiêm yên tịnh. Tất cảđất đai, và phần lớn cơ sở trong khuvực đóng khung bởi bốn con đườngCộng Hòa, Thành Thái, Trần Bình Trọng và Nguyễn Hoàng,đều thuộc lãnh thổ của Petrus Ký.Trường có sân vận động riêng củatrường, sân vận động Lam Sơn. Nhưng vìsự phát triển nhanh của nền giáo dục trongthập niên 1950 khi nước vừa độc lập nênmột số cơ sở và đất đai củatrường Petrus Ký bị cắt xén, trưng dụngđể xài cho những cơ quan giáo dục khác.Trường Quốc Gia Sư Phạm, trường TrungTiểu Học Trung Thu dành cho con em Cảnh Sát, Trung TâmHọc Liệu của Bộ Giáo Dục đềuđược xây trên phần đất củatrường Petrus Ký. Ba dãy lầu lớn củatrường Petrus Ký được dùng cho ĐạiHọc Khoa Học và Đại Học Sư Phạm. NhàTổng Giám Thị Petrus Ký được dùng làm Trung TâmThính Thị Anh Ngữ, và một số các nhà chứcvụ khác của trường cũng được dùngcho một số các viên chức Bộ Giáo Dục. Tuybị cắt xén nhiều nhưng trường Petrus Kývẫn còn là một trường trung học lớnnhất dành riêng cho nam sinh ở miền Nam Việt Nam.

(Về phương diệnkỷ luật và trật tự thì có lẽ không cótrường nào có kỷ luật và trật tự chặtchẽ, tốt đẹp bằng trường Petrus Ký.Ở Le Myre de Vilers tuy kỷ luật cũng khá chặtchẽ, tuy cũng có nhiều biện pháp mạnh trừngphạt học sinh như cấm túc, đuổi học, vv...nhưngvẫn không có cái không khí trang nghiêm uy nghi của trườngPetrus Ký. Ở Le Myre de Vilers khi cổng trường mở thìhọc sinh cứ đi thẳng vào trước lớphọc của mình chờ tới giờ sắp hàngtrước cửa lớp đợi thầy đếncho phép là vào lớp. Ở Petrus Ký, sau khi vào cổng họcsinh phải xếp hàng bên hông trường trước. Xongrồi mới theo lệnh giám thị tiến vào bên trongxếp hàng chờ trước cửa lớp một cáchrất trật tự. Ở Le Myre de Vilers học sinh khôngthấy ông hiệu trưởng đâu, nhưng ở PetrusKý, khi vào bên trong trường là học sinh sẽ thấyngay ban giám đốc đứng giữa hành lang chính nhìnxuống toàn thể học sinh của trường. Tôichưa hề chào cờ ở trường Le Myre de Vilersbao giờ. Nhưng ở Petrus Ký thì học sinh phải chàocờ mỗi sáng Thứ Hai. Cảnh chào cờ bao giờ cũngrất nghiêm trang và long trọng. Ở đây lúc nào bạncũng cảm thấy như được ban giámđốc chiếu cố tới luôn).

Muốn được vàohọc trường Petrus Ký người đi họcphải chứng tỏ được rằng mìnhthuộc thành phần ưu tú, xuất sắc, có thể làở trong nhóm từ 5 đến 10 phần trămđầu của những người cùng lứatuổi. Kỳ thi tuyển vào Petrus Ký là kỳ thi rấtgay go cho nhiều học sinh, xưa cũng vậy mà sau nàycũng vậy. Vì thuộc thành phần chọn lọcnhư vậy cho nên học sinh Petrus Ký đậu rấtnhiều và rất cao trong các kỳ thi. Kỳ thi TrungHọc Đệ Nhất Cấp năm 1959 chẳnghạn là kỳ thi rất hóc búa, toàn quốc chỉ cómột người đậu hạng Bình mà thôi, vàngười đó là học sinh Petrus Ký.  Quyển Kỷ Yếu củatrường Petrus Ký niên khóa 72-73 ghi thành tích học tậpcủa niên khóa trước như sau:

TÚ TÀI II

Ban A: Dự thi 101, trúngtuyển 101 với 2 Ưu, 10 Bình, 25 Bình Thứ, tỷ lệ100%.

Ban B: Dự thi 419, trúng tuyển 419, 11 Ưu, 53 Bình, 114BT, tỷ lệ 100%

Ban C: Dự thi 52, trúng tuyển 52, với 7 BT, tỷ lệ100%

Đậu nhiều và nhiều người đậucao, đó là thành tích học tập của học sinh PetrusKý từ xưa đến giờ.

Trường Petrus Kýđối với tôi là một trường mẫu, lýtưởng, là tấm gương cho các trường khácnoi theo. Lúc còn học ở Le Myre de Vilers bọn học sinhchúng tôi luôn lấy các bạn Petrus Ký làm mẫu trong mọihoạt động. Bởi vậy nên khi tốt nghiệpCao Đẳng Sư Phạm, tôi quyết địnhlấy Petrus Ký làm ưu tiên một trong việc chọnlựa nhiệm sở của tôi. Tôi được vềPetrus Ký theo ý muốn. Ở thời đại của tôiđược bổ nhiệm về trường Petrus Kývà một số các trường lớn khác ở Đôthành thường phải là những ngườiđậu đầu hay thật cao trong danh sách tốtnghiệp CĐSP hay ĐHSP sau này, hoặc nhữngngười đã dạy lâu năm ở tỉnh. Nói chungthì phần đông giáo sư Petrus Ký là giáo sưđược chọn lọc, rất có căn bảnchuyên môn và cũng rất đạo đức. Mộtsố giáo sư Petrus Ký đã đảm nhiệm nhữngchức vụ quan trọng trong ngành giáo dục sau khidạy ở trường một thời gian. (Giáo sưNguyễn Thành Giung sau làm Bộ Trưởng Bộ GiáoDục, giáo sư Phạm Văn Lược sau làm TổngGiám Đốc Trung Tiểu Học và Bình Dân Giáo Dục, giáosư Phạm Văn Thuật sau làm Tổng Giám ĐốcTrung Tiểu Học và BDGD, giáo sư Nguyễn Thanh Liêm saulàm Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục và ThanhNiên). Đặc biệt là từ niên khóa 1964-65 giáo sưPetrus Ký giữ vai trò quan trọng trong việc soạnđề thi cho các kỳ thi trên toàn quốc. Họ cũnglà những người đem bài thi trắc nghiệm kháchquan (objective tests) thay dần vào chỗ những bài thi theolối luận đề (essay). Một số giáo sưkhác đã có những công trình nghiên cứu soạn thảo,viết sách giáo khoa rất có giá trị như giáo sưPhạm Thế Ngũ, giáo sư Vũ Ký, vv...Phần đôngđều rất tận tụy với việc giảngdạy, rất thương học sinh, và rất chú tâmđến việc bảo vệ uy tín và thanh danh củatrường. Thầy Đảnh, thầy Thái, thầy Ái,thầy Minh, thầy Hạnh, thầy Đính, thầy Nam...thầy nào học trò cũng thương cũng mến vàthầy nào cũng hết lòng lo lắng cho học sinh,cũng như lo lắng cho trường. Mếnthương học trò, mến thương trườngPetrus Ký, đó là điều mà phần đông anh chị emgiáo sư Petrus Ký đều cảm thấy. Cho nên năm1962 khi tôi bị đưa đi làm hiệu trưởngở Bình Dương tôi thấy rất khổ tâm khiphải rời khỏi trường. Cũng may là nămsau tôi lại được trở về Petrus Ký khôngphải để đi dạy lại mà để làmhiệu trưởng trường này.

Tôi là hiệu trưởngđời thứ 13 của trường mặc dầutrước tôi chỉ có 11 ông hiệu trưởng (vì ôngValencot làm hiệu trưởng tới hai lần cũngnhư giáo sư Trần Ngọc Thái sau này). Từ 1927 chođến năm 1975 trường có tất cả 17vị hiệu trưởng. Trong số 17 ông hiệutrưởng này, có 5 người Pháp (Banchelin, Valencot, AndreNeveu, Le Jeannic, và Taillade) và 12 người Việt Nam (LêVăn Kim, Phạm Văn Còn, Nguyễn Văn Kính, NguyễnVăn Thơ, Nguyễn Văn Trương, Phạm VănLược, Nguyễn Thanh Liêm, Trần Ngọc Thái,Trần Văn Thử, Trần Văn Nhơn, Bùi VĩnhLập, và Nguyễn Minh Đức). So với nhữngvị hiệu trưởng trước, tôi là ngườiquá trẻ khi đảm nhận chức vụ hiệutrưởng trường này. Lúc đó tôi mới có 30tuổi trong khi những vị hiệu trưởngtrước tôi không có vị nào dưới nămmươi tuổi. Tất cả đều là bậcthầy của tôi. Nhưng cũng từ tôi trở đithì hiệu trưởng Petrus Ký đều còn nhỏ tuổicả (trừ ra giáo sư Trần Văn Thử), tấtcả là đàn em của tôi về phương diệntuổi tác. Lớp trẻ chúng tôi tuy có rộng rải,cởi mở hơn thế hệ lớn tuổi nhưngtất cả đều không xa rời truyền thốngtốt đẹp của trường Petrus Ký. Kỷ luật,trật tự vẫn đứng hàng đầu. Chọnlựa kỷ giáo sư, chọn lựa kỷ học sinh,thúc đẩy các hoạt động trong cũng nhưngoài học đường, vận động mọiphương tiện, mọi nguồn yểm trợ đểphát triển trường sở, thăng tiến việchọc của học sinh, làm cho học sinh đậunhiều và đậu cao trong các kỳ thi, đào tạongười giỏi cho non sông tổ quốc, đó lànhững điều chính yếu mà ông hiệu trưởngPetrus Ký nào củng cố làm. Ông hiệu trưởng nàocũng biết là trường mình là trường rấtnỗi tiếng, rất được sự chú ý củachính quyền cũng như của dân chúng. Ông hiệutrưởng nào cũng biết trường mình làtrường được giới giáo dục coi nhưlà trường kiểu mẫu của trường trunghọc ở miền Nam tự do và là trường luônđược sự chú ý của mọi người vàmọi giới. Những nhân vật hàng đầu củachính phủ thường đến thăm viếngtrường, từ Tổng Thống, Chủ TịchQuốc Hội đến các Tổng Bộ trưởng,đến các quốc khách từ các quốc gia khácđến. Ai cũng biết trường mình làtrường đã từng đào tạo rất nhiều nhânvật quan trọng, từng giữ những vai trò lãnhđạo trong chánh quyền bên này hay bên kia, từng đónggóp vào việc làm nên lịch sử cho xứ sở.

Và trên hết tất cả aicũng hiểu rằng trường mình hết sức hãnhdiện mang tên một nhà bác học, một nhà văn hóa cócông rất nhiều đối với việc phổ biếnnền học thuật mới ở Việt Nam hồithế kỷ thứ XIX. Đó là nhà bác học PetrusTrương Vĩnh Ký. Nói đến ông là người taphải nhớ đến vai trò “khai đườngmở lối” của ông trên các địa hạt sau đây:

1. Dùng chữ Quốc Ngữ thay thế chữ Nôm và chữ Hántrong việc biên khảo trước tác.

2. Viết câu văn xuôi thay lối văn biềnngẫu của các nhà nho,

3. Làm báo theo đúng mẫu mực một tờ báo, và

4. Xây dựng nềnhọc thuật mới tổng hợp văn hóa Á Đôngvà văn minh Tây phương thay thế nền họcthuật cũ kỹ lỗi thời của nho gia.

Qua công trình soạn thảo,trước tác của ông ta thấy ông là một nhà vănhóa giáo dục có tinh thần nhân bản, dân tộc và khaiphóng, ba đặc tính quan trọng mà nền giáo dục chânchính và tiến bộ nào cũng cần phải có. Lýtưởng của ông là đào tạo đượclớp người mới có đủ những kiếnthức khoa học kỹ thuật của văn minh Aâu Tâyđồng thời nắm vững những nguyên tắcđạo đức cổ truyền Á Đông, vừa cótâm hồn khai phóng, cởi mở, vừa có tinh thần dântộc, vừa biết tôn trọng giá trị conngười dù bất cứ trong xã hội nào. Lýtưởng đó được thể hiện trongchương trình giáo dục phổ thông Việt Nam manh nhatừ thời Pháp thuộc để phát triển và bànhtrướng mạnh mẽ từ Đệ Nhất quaĐệ Nhị Công Hòa.

Trường trung học được cáidanh dự mang tên Petrus Trương Vĩnh Ký từ khi rađời đã mang lý tưởng giáo dục đóbiểu lộ trong hai câu đối ghi khắctrước cổng trường:                                                          

“Khổng Mạnh cươngthường tu khắc cốt
Tây Âu khoa học yếu minh tâm.”

Từ ngày được thànhlập cho đến khi bị đổi tên, trong suốtgần năm mươi năm hoạt động,trường Petrus Ký đã làm tròn sứ mạng giáo dụcđược giao phó, đã đóng tròn vai trò mộtđịnh chế xã hội đối với quốc gia,đã đào tạo được không biết bao nhiêu nhântài cho xứ sở, đã trở thành một trườngtrung học phổ thông nổi tiếng vào bậc nhấtở Miền Nam Việt Nam.