Tiếng Láy và tiếng Ghép trong Việt Ngữ

I- Tiếng Láy trong ViệtNgữ

Tiếng Láy gồm một từ ngữgốc và một từ tố lặp lại theo âm điệu,vần điệu nhịp nhàng, uyển chuyển với từgốc. Tôi gọi từ tố Láy với từ gốc thành tố Láy (TTL), ví dụ Liếm Láp thì Láp là TTL của Liếm.

Đa số các nhà ngữhọc Việt Nam cho rằng ngoài một số nhỏ TTL có nghĩa còn hầu hết TTL vô nghĩa như Mỉnh Mẩy,Liếm Láp, Bụi Bặm…. thì TTLMẩy, Láp, Bặm không có nghĩa.

Tôi khám phá ra rằng các thành tố Láy (TTL)hầu như đều có nghĩa. Chúng ta cho là vônghĩa vì chúng ta không biết nghĩa đó thôi. Nói mộtcách tổng quát giản di cho dễ hiểu, thì TTL trong tiếng Việt dù dướidạng nào đi nữa nó đều phát xuất ở từgốc, từ mẹ của nó láy sinh ra. Như thế nómang những di tính của từ gốc, từ mẹ khôngnhững âm, vần mà kể cả nghĩa ngữ. Nghĩacủa TTL có thể còn giữnguyên nghĩa ngữ của từ mẹ (rõ nhất là dạngLáy giữ nguyên dạng như ào ào) hay vì đã Láy,đã lái, đã lai đi thì nghĩa cũng sẽlai đi, đã thay đổi…Nói gọn lại, từ Láytrong tiếng Việt láy cả âm đọc lẫn ýnghĩa.

Những TTL này

- Có thể là những từCổ Việt đã biến thể đi, đã mai mộtđi hay đã chôn vùi ở đâu đó nên chúng ta không biếtnghĩa, ví dụ từ Láy kiêng khemTTL Khem là tiếng biến âm kh=hnhư khì khì=hì hì, ta có khem=hem hèm.

- Có thể chúng là nhữngtừ còn hiện diện ở một ngôn ngữ nào đócủa nhân loại nhất là những ngôn ngữ có liên hệvới Việt ngiữ. Sự liên hệ này có thể ruộtthịt hay vay mượn, hay tiếp xúc. TTL của Việt ngữ là một từtrong ngôn ngữ khác.

Ví dụ từ Láy ThậtThà, c ó TTLthà cũng có nghĩa ngay thẳngchính là Phạn ngữ ‘shâ’ to stand, đứng, thẳng . Rõnhư ban ngày Thà=shâ

Như đã nói, mỗi tộcngôn ngữ phát âm theo một âm khác nhau, theo một nguyên âmkhác nhau. Ví dụ Việt ngữ phát âm ời như cổ ngữ Việtblời (trời) Pháp ngữ phát âm theo ơ như bleu(màu trời) Và Anh ngữ phát âm theo unhư blue (màu trời). U, ơ,ơi, ời là những biến âm của nhaunhư u, ơ, ù ơi. Blời, bleu, blue cũngcó cùng gốc trời và cũng có thể coi như là mộthình thức tiếng Láy của nhau như blue--- bleugiống như mù---mờ của Việt ngữ.

Để soi sáng hiệntượng tiếng Láy trong Việt ngữ xinđưa ra một vài ví dụ:

Việt và Việt

Tối thui

TTL thui có nghĩa là tối,đen. Với h câm, thui=tui,túi, tối. Thui cũng cónghĩa là đen như đen thủi, đen thui. Phỉthui là đuổi cái đen đi. Thui bò, thui heo là nướngcháy cho đen. Ta thấy rất rõ thui láy âm với tui, tối và cócùng nghĩa là một tiếng Láy

Đen đủi

TTL đủi= thủi, thui là đen,

Theo quy luật biến âm th=đnhư thủng thỉnh=đủng đỉnh, và theo đ=t, đủi= túi, tối. Đủi biếnâm với đui cũng hàm nghĩa tối

Chút chít

TTL chít có nghĩa là nhỏ, chót nhưngười cháu nhỏ nhất, chót nhất gọi là chít: cháu chắt chút chít.

Chút là nhỏ, ít. chút biếnâm với chót. Với ch câm,chút chít = út ít

Hỏi han

TTL han là tiếng cổ Việt cónghĩa là hỏi.

Gặp nhauhớn hở, han chào (nguyễn Du, Kiều)

Việt và Mường

Tiếng ViệtCổMường ruột thịt với nhau

Lo lắng

TTL lắng chính làMường ngữ lắng có nghĩa là lo, nhớnhư thấy qua mấy câu thơ sau:

Nên con nghĩ mà đau quặn

Lắng mà đau quài (Hoàng Anh Tuấntập II, tr 128)

Hoặc

Trời mưa đừng nhớ lặng

Trời nắng đừng thương

Lặng nguyên văn là lắng có nghĩa là lo, nhớ(tập II tr 28)

Rừng rú

TTL Rú, tiếngMường ở Thanh Hóa là rừng, nhưng ở NghệAn đồi non (tậpI tr 126) Cũng nên biết Anh ngữ jungle (rừng) ruộtthit với Việt ngữ rừng

Ngứa ngáy

TTL ngáy tiếngMường Ngá (ngứa): vn Ngá (khoai) môn ngứa

Việt và Tày-Thái Thái lan

Chim chóc

TTL chóc là chim. Tầy-- Thái ngữchốc =chim. Với h câmchóc=cóc=cọc. Thái Lan ngữ nok =chim.

Nhỏ nhoi

TTL nhoi là Thái ngữ noi=nhỏ (Bình nguyên Lộc, LộtTrần Việt ngữ , tr.36). Noicũng có nghĩa là nhỏ như thấytrong Việt ngữ con nít, con noi, với n câm, nít noi= ít oi, ít ỏi

Xanh xao

TTL xao Chính là Thái Lan ngữ kheeo= xanh (Bình Nguyen Lộc phiên âm là sauu

Đẹp đẽ

TTL đẽ Chính làThái ngữ dee, nice (xinh đẹp)

 Lỗ rỗ

TTL rỗ cónghĩa là lỗ như mặt rỗ như tổong bầu. Cái rỗ là vật đan bằng trecó lỗ lớn. Rỗ ruộtthịt với Thái Lan rô, có nghĩa là lỗ.

Việt và Kampuchia ngữ

Tiếng Khmer thuộc họ Nam Á, chi Mon-Khmer cùng vớiViệt ngữ. Chữ viết thuộc dòng chữ PhạnSanskrit, ngôn ngữ vay mượn nhiều chữ Phạn.

Đất đai

TTL đai liên hệvới Kampuchia ngữ day, có nghĩa là đất

Khờ khạo

TTL khạo liên hệvới Kamphuchia ngữ klao,chaotcó nghĩa là stupid, khờ ngốc

Hô hào

TTL hào Chính là Khmer ngữ hao(call). Hô hàokêu gọi, là gọi lớnnhư hô to, hô lớn. biến âm với là gọito như hò đò sang sông .

Việt và Hán Việt

Bầu bì

TTL bì Chính là Việt ngữ bị(bọc có quai, túi có quai). Hán Việt là bao, túi da (cântrừ bì là cân trừ bao) cùng nghĩa với bầu

Cà kê

TTL kê là Hán Việt. Kê là gà. Theo c=gcà=gà thì Mường ngữ kha (gà) với h câm biến kha=ka=gà= cà

Mênh mang

TTL mang là Hán Việt có nghĩa là lớn,rộng, xa xăm:mang mang

Bạc phếch

TTL phếch=bệch, biến âm củaHán Việt bạch có nghĩa là trắng

Theo ph=b như phừngphừng= bừng bừng

Việt và Chi Ngôn ngữ MãLai

Mất mát

TTL mát Chính là Mã -- Nam Dươngngữ mati, có nghĩa là chết

Té de

Đi cầuté ra nước. Té, te, tè liên hệ tới nước(té nước).

TTL de cũng là nước. De chính là Mã-Nam Dương ngữ ayer,có nghĩa là nước mía, delà mía nấu nước uống.

Rừng rậm

TTL rậm liên hệ với Mã ngữrâm, có nghĩa là rừng

Việt và Altaic ngữ

Nhật ngữ từng được xếpvào Altaic ngữ nhưng trong Nhật ngữ có rấtnhiều Hán Ngữ và khá nhiều ngôn ngữ của NamĐảo, Đa đảo ngữ (chỉ Mã Lai ngữ)

Xinh xắn

TTL xắn là Nhậtngữ shan, có nghĩa là xinh (Bỉnh Nguyện Lộc,Lột Trần Việt ngữ, hình bìa)

Cây cối

TTL cối là cây. Mườngngữ coi, cơi là loại cây nhỏ, mềm, dễgẫy:

Có súng bằng cây nứa

Có giáo bằng cây cơi (Trương sỹ Hùng, t.I, tr805)

Cây cối=cây con (Trần NgọcNinh, Tuyết xưa). Cối là loại cây có giốngcái vì cối còn nghĩa là cái cối làm bằngkhúc thân cây khoét rỗng biểu tượng cho bộ phậnsinh dục nữ. Cối biến âm với củi(cây khô để đốt) với cổ ngữ Nhật kuy,ko và hiện kim ki, có nghĩa là cây. Việt ngữcó từ đôi kép điệp nghĩa kì kèo nghĩa là kì=kèo. Kèo là cái cọc nhỏ, Nhật ngữ hiện kimki, là cây

Múa may

TTL may chính là Nhật ngữ theoBình Nguyên Lộc mai là múa (tr.34)

Việt và Ấn-Âu ngữ

1/ - Việt và Anh Ngữ

Liếm láp

Ví dụ Mẹ mắng con:cái miệng mày liếm láp cả ngày.

TTL láp chính là Anh Ngữ to lap nghĩa là liếm

Lớn lao

TTL lao chính là Anh ngữ loudcó nghĩa là lớn, to: loud speaker là máy phóng thanh

Mù mịt, mờ mịt

TTL mịtchính là Anh Ngữ mist có nghĩa là sa mù

2/ - Việt và Pháp ngữ

Béo bở

TTL bở ở đây không phảilà bở có nghĩa là dễ rờira, mà chính là Pháp ngữ beurre (bơ). là một chất béo nên láy với béo. Bơ chính là Việtngữ.

Bồ cũng có nghĩa là béonhư thấy trong từ đôi Bồ hòn, Bồhôi, Bồ hóng, Bồ kết… Theo b=m, ta có bồ hôi=mồ hôi, bồhóng= mồ hóngmồ chính là mỡ. Bồhòn = hòn , hòn mỡ, quả bơ, quảmỡ, thứ quả dùng làm xà phòng.

Pháp ngữ gọi cây bồ hònsavonier.

Bồ hôi=mồ hôi do tuyến nhờn như dầumỡ ở da tiết ra, (có người có mồ hôi dầu)Chính là Bồ hôi, mồ hôi, bồ hóng, mồhóng là chất như dầu đen do khói đọng lại ;bồ kết là quả kết bơ, mỡ dầudùng gợi đầu

Tắm táp

TTL táp chính là Anh Ngữ tap(có nghĩa là vòi nước) liên hệ với tub(có nghĩa là bồn tắm)

Mỏng manh

TTL manh chính là Pháp ngữ mince cónghĩa là mỏng (mince lame lưỡi dao cạo)

Lỏng le lỏng lét

TTL le là cổ ngữ Việt cónghĩa là nước như chimle lechim nước ; chua lèchua chảynước dãi. Le chính làPháp ngữ lait có nghĩa là sữa.

TTL lét chính là Tây Ban Nha ngữ lechecó nghĩa là sữa

3/ - Việt và Tây Ban Nha ngữ và Bồ đào Nha ngữ

Mặn mà

TTL mà liên hệ với Tây ban Nhangữ mare (có nghĩa là biển mặn) , liên hệ đến biển, với muối

Mỡ màng

TTL màng ở đây không phải là lớpche, phủ, lớp màng mà chính là

- Tây ban Nhangữ mantequilla có nghĩa là bơ,

- Bồ đàoNha ngữ manteiga có nghĩa là , liên hệPhápngữ moellle (phát âm là moan) và liên hệ Anh ngữ marrowcó nghĩa là tuỷ (tuỷ có rất nhiều mỡ)

Nhí nha nhí nhảnh

Nhí nhỏ (kép nhí). Nhí nha chính là Tây ban nha ngữ nina cónghĩa là bé gái Nhi nha nhi nhô chính là nina, ninocó nghĩa là bé gái, bé trai

4/ - Việt và tiền cổ- Ấn Âu ngữ

(Proto- - Indo- European language, PIE)

Tối tăm

TTL tămchính là gốc tái tạo tiền cổ - Ấn Âu ngữ(PIE) tem/tam/tm có nghĩa là, dark dakness, tối (bombardA.R. p 207 No 51)

Cong cỡn

TTL cỡn chính là gốc tái tạo tiềncổ - Ấn Âu ngữ (PIE) ker/ k or/ k r có nghĩalà to twist (vặn), to turn (bẻ queo),to bend (uốn cong)

Mạnh mẽ

TTL mẽ cũng có nghĩa là mạnh,non, trẻ, bé. Theo m=b thì mẽ=bé.Mẽ liên hệ với tiềncổ - Ấn Âu ngữ (PIE) mag(h) có nghĩa là young,(bé, trẻ, non)

5/ - Việt và Phạn ngữ

Ướt át

TTL át chính là phạn ngữ ak,aka (có nghĩa là nước), và ađra (cónghĩa là ướt)

Bụi bặm, bụi bậm

TTL bặm bậm chính là phạn ngữ pâmsu, pâmu có nghĩa là bụi Rõ ràng pâm= bậm

Đau đớn

TTL đớn chính là Phạn ngữ du,duna có nghĩa là suffering pain, ta thấy duđau, dunđớn

Việt và Á-Phi ngữ

Nói năng

TTL năng biến âm với rằng,dằng như nói rằng

Rằngnghe nổi tiếng cầm đài (Nguyễn DU Kiều)

liên hệ với tái tạoProto-Afrio Asiatic yan-/h yen- to say nghĩa là nói

Rạng rỡ, rực rỡ

TTL rỡ có nghĩa là rõ, rạng , sáng, tỏ, đỏ

liên hệ với Ai cặp ngữRa Re thần mặt trời

Tối tăm

TTL tăm liên hệ với Ai cặpngữ tms: có nghĩa hide, (che,dấu kín) hàm nghĩa tối tăm

Việt và Mỹ Châu (Amerind)

Lạnh tanh

TTL tanh liên hệ với tộcAlmosan-Keresiouan, Alghic: gốc tái tạo Tiền cổ-Alongquiantahk (nghĩa là mát)

Máu me, máu mê

TTL me, mê liên hệ với tộcMacro-Tacanan ami có nghĩa là máu

(dĩ nhiênliên hệ với cả gốc Hy Lạp ema-, hemo,hema có nghĩa là máu như anemia, thiếu máu hematemesis, mửara máu)

Thuộc làu, thông suốt làu làu

TTL làubiết, hiểu liênhệ với tộc Kekhi ngữ nau nghĩa là know(biết).

liên hệ vớiAnh ngữ know

Việt và Ainu ngữ

Chậm rì

TTL Rì liên hệ với Ainu ngữari nghĩa là (slow, late)

Sưng húp

TTL húp với Ainu ngữ hup(sweelling)

Chậm rìvà sưng húp có thể coi là hai từ ghép (xem dưới) 

Se sắt

Việt ngữse là khô, hanh.

TTL sắtliên hệ với Ainu ngữ sat (dry, arid, dried) và vớiPháp ngữ sec, khô

Việt và Úc Châu ngữ

Bù lu bù loa

TTL lu, loa liên hệ với Việt ngữlu trong bù lu bù loa

liên hệ với Úc Châu ngữ lu-n/yu-n (sweep khóc),

lu liên hệ với lũ lụt(liên hệ với nước),lóc (khóc lóc).

Yu liên hệ với dú, rú (khóc rú lên)

Báng bổ

TTL bổ có nghĩa là búa,

liên hệ với Việt ngữbổ (đánh giết bằng búa)

với báng (búc, giết bằng vậtnhọn)

liên hệ với bu-mhay bo-m (hit, đánh; kill, giết)

Mần mà mần mò

TTL mà, mò liên hệ với gốc độngtừ ma-, ma-n (to do, make) 

 ……>:mần của tộc Mangarayi

Đứng đắn

TTL đắn liên hệvới DHa-n (to stand) đứng

Tóm lại TTL trong tiếng láycủa Việt ngữ đều có nghĩa, có thể còngiữ nguyên nghĩa của từ gốc, từ mẹ mànó láy hay đã láy đi, lai đi, lái đi. TTL có thể là một từ cổViệt mà ngày nay ta còn nhận ra và biết nghĩa hay còn bịchôn vùi ở đâu đó hoặc là một từ của mộtngôn ngữ loài người nhất là ở những chi ngônngữ ruột thịt với Việt ngữ. Điểmnày đã được Bùi đức Tịnh xác nhận Việtngữ có hầu hết tất cả âm vận của ngônngữ loài người. (tr 188)

Qua sựkiện TTL có mặt trong tấtcả ngôn ngữ loài người, cho thấy tiếng Việtlà một ngôn ngữ tối cổ hay liên hệ vớinhũng ngôn ngữ tối cổ, nằm ngay gốc củaCây ngôn ngữ loài người. Ta có thể dùng từ láy trong công cuộc truy tìm nguồn gốcngôn ngữ loài người (xem Việt ngữ và nguồn gốcNgôn Ngữ Loài Người).

Tôi dựavào khám phá này để mò tìm nguồn gốc nghĩa ngữcủa cổ ngữ Việt và ngôn ngữ loài ngườiđể học ngôn ngữ loài người một cách cặnkẽ, dễ hiểu vả dễ nhớ, dùng Việt ngữđể giải thích ngôn ngữ loài người và ngượclại.

II- Tiếng Ghép trong Việtngữ

Hiện nay tiếng láy và tiếng ghépthường được hiểu lẫn lộn vớinhau bởi vì có phần chồng lên nhau (overlapping) củahai loại tiếng này… Tuy nhiên cần phải vạch ra nhữngtiêu chuẩn để phân biệt rõ ràng ra. Từ láy dĩ nhiên cũng là một loạitừ ghép nhưng đặcbiệt. Từ láy là từ ghép có cả âm đọcvà nghĩa đều láy nên âm và nghĩa giống nhau hay gầncận nhau. Từ ghép có nghĩa giống nhau hay gần giốngnhau nhưng âm đọc hoàn toàn khác nhau. Để phân biệttôi gọi từ ghép có âm đọc khác nhau là từghép kết hợp. Xin đưa ra một vài từ ghépkết hợp dị âm nhưng đồng nghĩa hayđiệp ngữ

Chợ búa

Việt ngữ búatrong từ ghép điệp nghĩa chợ búa cónghĩa là liên hệ với chợ. Người Hà Tĩnhgọi chợ nhỏ là búa. Búa chính là Phạn ngữ pur,pura, chỗ ở, miền, thành phố như Singapura haySingapore, Thành phố Sư tử.

Pur-, búa liên hệ với buôn, bản,phủ (huyện). Hán Việt phủ có mộtnghĩa là búa (phố). Chợbúa là chợ phố. Pur- đẻ ra burg,bourg trong Ấn Âu ngữ như St Peterburg, Strassburg, Luxemburg…

Búa, bản, buôn liên hệ với Maya,Trung Mỹ pan, Bản, buôn, chỗ ở,thành phố, như Mayapán, Co pán.

Theo biến âm b=ch như bẻ, bổ=chẻ,ta có pur-, búa=chùa=church. Chùa, nhà thờ church lànơi thờ tự cũng là nơi tụ họp.

Tre pheo

Pheo là một loại tre

Nóng sốt

Sốt là nóng như cơm nóng canh sốt, bịsốt (fever) là bị nóng, lên nhiệt độ. Sốtliên hệ đến với Pháp ngữ chaud nóng

Gói ghém

Ghém tiếng cổ Việt cónghĩa là gói. Ăn ghémăn gói, ăn gỏi .

Ăn gỏi nguyên thủylà ăn thịt cá sống gói với rau sống, rauthơm.

Ăn ghém thấy rõ trongcâu ca dao:

Bao giờ rau diếp làmđình
Gỗ lim ăn ghém thì mình lấy ta

Mình mẩy

TTL mẩy có nghĩa là mình như thấy qua câu đầuchấy, mẩy rận rằng

đầu đầychấy,mình đầy rận

Gà qué

Qué là gà như thấy qua từ ghép điệpngữ gà qué. Qué liên hệ với que, quẻ (quethăm), kẻ (cái kèo nhỏ) ke (bộ phậnsinh dục nam (Alexandre Rhodes) (gà, trói thúc ké là trói ghịtcánh gà), Hán Việt (gà). Con gà (sống) biểu tượngcho đực, cho nọc. Nọc là cọc là que, là ke, là cáigiống phái nam. Vì thế gà sống là con que, con cọcbiểu tượng cho Cái giống phái nam. Điều nàythấy rõ qua Anh Ngữ cok, gà sống, bộ phậnsinh dục nam. Con cock, con coq (Pháp ngữ chính là con cọccon c…

Tối om

Om, um, âmtối liên hệ với Pháp ngữombre, tối.

Áp dụng t câm ta có tom=om, tom biến âm vớităm. Tăm là TTL của tốităm và với tăm là gốc tiền cổ-Ấn–Âu đã nói ở trên.

Mạt rệp

Cổ ngữViệt mạt là con bọ gà, bọ chét. Mạt biếnâm với mọt (bọ gỗ) Thái Land ngữ mat flea,bọ chét

Gò nổng

Nổng biến âm với nống, cổ ngữViệt có nghĩa là cái nọc.

Nổng lànúi nhọn đỉnh, núi hình trụ cột, là núidương.

Nổng, nống biến âm với đống, đất cao, gò đất chôn người chết

Kampuchia ngữphnom, núi, Mã-Nam Dương gunung chính là gò nổng

Nhưđã nói trên, tiếng láy và tiếng ghép thườnglẫn lộn với nhau bởi vì có phần chồng lênnhau (overlapping) của hai loại tiếng này, ví du như còkè có cò là cồ là đực. Đực là nọc (heonọc, là heo đực). Kè, kẻ là cái cọc nhỏ.Cây kè là cây thân có cành nhánh trông như cái cột, cái cọc ; là cái cọc đóng ở bờ nước. Ta thấycò và kè vừa y âm vừalà hai từ riêng rẽ vì đứng riêng ra vẫn là 2 từcò và kè trọn vẹn. Những từ này tôi nghiêng về tiếngláy

Tôi chỉgọi là từ ghép kết hợpđiệp nghĩa khi những từ hoàn toàn khác âm nhau màthôi

Từ ghép kết họp thườnglà điệp nghĩa với những từ tốcùng nghĩa hay gần nghĩa như nhau như đã thấyở trên hoặc ít thấy hơn là hai nghĩa trái ngượcnhau theo tính chất âm dương trong tiếng Việt., vídụ ngày đêm, trăng trời, sáng tối.

Mộttrong những công dụng của từ ghép kết hợplà tạo ra thêm từ mới trong Việt ngữ. Sự cấutạo thêm từ mới này có thể là lấy từ các gốc,các từ có sẵn của Việt ngữ hay vay mượntừ các ngôn ngữ khác. Từ mới đượckết hợp với từ cũ đã dùng quen và biếtrõ nghĩa rồi, từ mới không còn dần dần khôngcòn xa lạ, khó hiểu và được từ cũđi kèm bên dìu dắt đi vào dòng ngôn ngữ Việt khôngmột chút bỡ ngỡ. Trong trường hợp vaymượn từ ngôn ngữ khác, từ mới đượctừ Việt đi kèm bên dần dà được Việthóa trở thành tiếng việt

Từ ghép nhìn chung cũng hữu íchnhư từ láy nhưng giới hạn hơn. Tacó thể dùng từ ghép kết hợp trong công cuộc truytìm nguồn gốc ngôn ngữ cổ ngữ Việt và ngônngữ loài người.