Về bộ Lịch Sử Việt Nam 15 tập của Viện Sử Học Hà Nội

Lịch Sử Việt Nam (tái bản lần thứ nhất) là tựađề của một bộ sử dài 15 tập do nhà xuất bản Khoa Học XãHội Việt Nam tại Hà Nội phát hành tháng 8 năm 2017. Bản in lần thứ nhất vào năm2013-2014.

Bộ sách nguyên là dựán lớn do Viện Sử Học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội trong nướcchủ trì từ năm 2002 với một tập thể tác giả 30 người.

Tất cả 30 người nàylà cán bộ của Viện Sử Học, cũng có nghĩa là các công chức mànhiệm vụ là viết sử theo sự chỉ đạo của Trung Ương Đảng Cộng SảnViệt Nam. Do đó, họ không viết trong tư cách của những sử gia. Nênbiết rằng Viện Sử Học nói riêng, hay Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hộinói chung, là những cơ quan lý thuyết của Trung Ương Đảng Cộng SảnViệt Nam.

Về hình thức, bộsách rất đồ sộ. Sách không bán lẻ, nằm trong 5 hộp, mỗi hộpcó 3 quyển, được baonylon bên ngoài. Năm hộp đó lại đặt vào hai hộp carton sẵn sàng đếntay người mua do Công Ty Vina Book JSC phát hành. Toàn bộ 15 quyểnnặng 24kg, dày 9,084trang, bán 4,800,000 đồng. Tổng số phát hành là 1,000 bộ. Cướcphí chuyển phát nhanh từ Sài Gòn qua California theo đường hàng khôngmất 5 ngàylà US$280.00.

Tôi nghi,̃ với lươngtháng của cán bộ trung cấp (như chủ sự hay trưởng phòng) hiện naytrong nước vào khoảng 10,000,000 đồng thì chắc chắn rất hiếm độcgiả có tiền mua sách.

Nhưng việc bán sách, và bán được hay không,  không phải là điều bận tâm của ai. Vìdự án này là đề tài cấp nhà nước có nghĩa là Viện Sử Học vàcác thành viên của Viện đã được cấp phát ngân khoản để hoàn tấtcông tác kéo dài hàng thập niên hay lâu hơn nữa.

Hình thức in ấn bộ sách trang trọng, hình bìa rồng cuộn là mộttác phẩm mỹ thuật. Bìa cứng, gáy đóng chỉ nên bền vững. Mỗi quyểncó một tập thể tác giả, gọi là “Nhóm Biên Soạn.” Nhóm biên soạn từtập 1 đến tập 7 gồm 4người, riêng tập 3 và tập 5 có 5 người. Nhưng từ tập 8 đến tập 15nhóm biên soạn rút xuống còn 3 người. Tập thể tác giả đó gồm 24tiến sĩ, 3 thạc sĩ, và 3 nghiên cứu viên.

Để tránh những suy đoán và ngộ nhận có thể xảy ra trong cộngđồng gốc Việt tại hải ngoại hay những ai không có dịp nhìn thấy bộsách, tôi ghi ra đây danh sách đầy đủ 30 tác giả trong Ban Biên Soạn: Nguyễn Thị Phương Chi, Đinh ThịThu Cúc (Chủ Biên Tập 10), Võ Kim Cương (Chủ Biên Tập 6), Trần Đức Cường(Tổng Chủ Biên và Chủ Biên Tập 12 và 14), Nguyễn Lan Dung, Lê TrungDũng, Nguyễn Mạnh Dũng, Nguyễn Hữu Đạo, Đinh Quang Hải, Lê Thị ThuHằng, Ngô Văn Hòa, Đỗ Đức Hùng, Hà Mạnh Khoa, Tạ Ngọc Liễn (Chủ BiênTập 3), Nguyễn Ngọc Mão (Chủ Biên Tập 15), Vũ Duy Mền (Chủ Biên Tập1), Nguyễn Văn Nhật (Chủ Biên Tập 11 và 13), Nguyễn Đức Nhuệ, Vũ HuyPhúc, Phạm Ái Phương, Đỗ Thị Nguyệt Quang, Nguyễn Hữu Tâm, Phạm NhưThơm, Tạ Thị Thúy (Chủ Biên Tập 7, 8, và 9), Nguyễn Minh Tường, ĐỗXuân Trường, Lưu Thị Tuyết Vân, Nguyễn Thị Hồng Vân, Trần Thị Vinh(Chủ Biên Tập 2 và 4), và Trương Thị Yến (Chủ Biên Tập 5).

Trong số 30 ngườinày có rất nhiều người tôi mới biết đế́n tên lần đầu tiên. Chỉ có vài người là “quen thuộc”qua những nghiên cứu của họ trong các chuyên san Nghiên Cứu Lịch Sử,Xưa & Nay, Khảo Cổ Học... và qua các ấn phẩm đã được phổbiến, như Võ Kim Cương, Trần Đức Cường, Tạ Ngọc Liễn, Nguyễn VănNhật, Vũ Huy Phúc, và nhất là Tạ Thị Thúy, xuất thân tiến sĩ Sửtốt nghiệp tại Pháp chuyên về đề tài khai thác thuộc điạ của thựcdân Pháp tại Đông Dương.

Hầu hết -nếu khôngmuốn nói là tất cả- tên tuổi của giới nghiên cứu sử cũng đồng thờilà giới giáo sư đại học ngành Sử trong nước, những người từ nhiềunăm nay đã chuyển hướng nghiên cứu từ thông tin tuyên truyền sang trìnhbầy sự kiện quá khứ, đều vắng bóng. Đây thật là một chỉ dấu quantrọng đầy ý nghĩa khi độc giả muốn lượng định giá trị của bộ LịchSử Việt Nam mới tái bản và được giới thiệu rầm rộ qua các cơquan truyền thông đại chúng trong tháng trước.


Bộ Lịch Sử Việt Nam đầy đủ 15 tập chiếm hơn một ngăn trong tủ sách TAT, tặng phẩm của anh chị Nguyễn Hoàng; Phương Nga (San Jose, California).

Với một bộ sáchchiếm đến 9,084 trang giấy in, bài viết này chưa đi vào chi tiết, màchỉ bàn tổng quát về nội dung bộ sách, trước hết là về quan niệmvà phương pháp biên soạn.

Đây là bộ sử chínhthức thứ hai của nhà nước Cộng Sản tại Việt Nam, do Viện Sử Họcbiên soạn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy Ban Khoa Học Xã HộiViệt Nam nay đã được đổi thành cái tên hoành tráng là Viện Hàn LâmKhoa Học Xã Hội Việt Nam. Bộ chính sử thứ nhất gồm Tập Ixuất bản năm 1971 (tái bản năm 1976) và Tập II xuất bản năm 1985(tái bản năm 2004). Bộ sử thứ nhất này chỉ có 801 trang.

Quan niệm viết sử củaViện Sử Học HàNội là nhằm phục vụ chính trị, khác với quan niệm viết sử của ThếGiới Tự Do Dân Chủ là trình bầy lại quá khứ y như nó đã xảy ra. Sửcủa Viện Sử Học Hà Nội, vì thế, có thể là những sự kiện quákhứ, mà cũng có thể là những câu chuyện dựng lên tùy nhu cầu chínhtrị. Hay sự kiện lịch sử có thể biên soạn dài ngắn khác nhau làtùy chủ đích chính trị.

Như Tập I củabộ chính sử thứ nhất tái bản năm 1976 chỉ có 437 trang trình bầymấy ngàn năm lịch sử -từ nước Văn Lang đến triều Nguyễn- nhưng chỉriêng cuộc kháng chiến chống quân Nguyên thời Trần đã chiếm 23 trang (trang 194-216), hay cuộc khángchiến chống quân Thanh thời Nguyễn Tây Sơn chiếm 10 trang (trang 347-356).

Độ dài bất thườngcủa những cuộc kháng chiến trong một bộ thông sử ngắn là do nhu cầuchính trị của thời điểm biên soạn sách: thập niên 1970 khi sách pháthành là thời điểm Bộ Chinh Trị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đẩy mạnhcông cuộc đánh chiếm miền Nam nên cần có tài liệu để thúc đẩy thanhniên miền Bắc tòng quân ra trận, sẵn sàng hy sinh mạng sống theo chủnghĩa anh hùng cách mạng! Bằng chứng có thể đọc thấy nơi trang 342-43và 349-351 trong Tập 13. Đó là quán triệt nghị quyết của hộinghị lần thứ 20 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng tháng 5.1971 và chủ trương của các hộinghị Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương tháng 6.1971, ngày 11.3.1972Thường Vụ Quân Ủy Trung Ương ra nghị quyết mở cuộc tấn công chiếnlược trên toàn chiến trường miền Nam. Đến ngày 23.3.1972 thì BộChính Trị thông qua kế hoạch này.


Chi tiết bià của một trong 15 tập sách.

Phương pháp viết sửcủa Viện Sử Học Hà Nội là biên soạn sao cho đúng với lý thuyếtCộng Sản quốc tế.

Điển hình của phươngpháp này là tác giả Vũ Duy Mền khi trình bầy về thời đại HùngVương. Nguyên văn thế này, nơi trang 117 trong Tập 1: Họ (tầng lớp quý tộc gồm HùngVương, Lạc hầu, Lạc tướng.... TAT chú) lợi dụng chức vụ và chứcnăng của mình đổ chiếm đoạt sản phẩm thặng dư của công làm tài sảnriêng. Dần dần họ tập trung trong tay nhiều của cải và quyền lực...Trên thực tế, họ đã bóc lột nô tỳ và được quyền “ăn ruộng” của dânLạc, nghĩa là tự thu cho mình một phần sản phẩm thặng dư của côngxã dưới hình thức lao dịch hay cống nạp sản phẩm.”

Đây là sự tưởng tượngcủa người Cộng Sản thế kỷ XXI khi viết về quá khứ của ngàn nămtrước, đã lập lại ý niệm “thặng dư giá trị” mà không hề dẫnmột sự kiện nào làm chứngcứ.

Đã không có gì chứngminh cho việc các vua Hùng đã “chiếm đoạt sản phẩm thặng dư” nơi trongtrang 117, mà trang 116 ngay trước đó, tác giả này đã có những chitiết khác hẳn, nguyên văn thế này: “Vua cùng làm cùng ăn với dân. VuaHùng dạy dân cấy lúa, cùng làm cho đến khi mặt trời đứng bóng mớinghỉ tay. Có câu chuyện kề về việc: vua Hùng dạy dân đi săn, khi sănđược chim thú cùng chia cho mọi người, vua chỉ để dành cho mình bộlòng.”

Tại sao một tácgiả lại có lập luậnmâu thuẫn đến vậy? Phải chăng đó là hiện thân củamột người trình bầy sự kiện quá khứ căn cứ vào tài liệu xưa nơitrang 116 và ngòi bútcủa một người nhân viên hay đảng viên trung thành khi được Đảng giaocông tác viết sử cho Đảng nơi trang 117?

Phương pháp viết sửcũng còn là biên soạn sao cho nội dung phù hợp với những cái khuônvà những kết luận đã được Bộ Chính Trị Ban Chấp Hành Trung ƯơngĐảng Cộng Sản Việt Nam chỉ đạo.

Điển hình của phươngpháp này là nội dung của Tập 13 dài 587 trang. Chiến tranh trong các năm 1965-1975bị ép vào cái khuôn là chuỗi chiến thắng theo thời gian.

Vì thế mới có chiến thắng chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (Chương I, trang 23-133: 1965-1968). Rồi chiến thắngchiến tranh cục bộ (Chương II, trang 134-213: 1965-1968). Tiếp đếnlà chiến thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai (Chương III,trang 214-275: 1969-1973). Sau đó là chiến thắng “Việt nam hoá chiếntranh” (Chương IV, trang 276-372: 1969-73). Cuối cùng là giải phóngmiền Nam để chấm dứt tập sách (Chương VI, trang 449-553: 1973-75).

Trong cái khuôn đó,các chiến thắng liên tiếp tất nhiên sẽ khiến địch quân ngày càng suyyếu rồi đầu hàng. Thật tự nhiên và hợp lý!

Nhưng trong thực tếlịch sử, cuộc chiến giới hạn trong lãnh thổ Việt Nam Cộng Hoà làcuộc chiến tự vệ của quân dân miền Nam chống lại sự xâm lăng của các binhđoàn Cộng Sản từ miền Bắc và bộ đội địa phương. Suốt những nămtháng ấy, VNCH không hề để mất một tỉnh nào vào tay Cộng quân nênthực tế không có gì có thể gọi là “những chiến thắng 1965-68,1969-73...” Ngay tên gọi cuộc chiến là “Cuộc chiến chống Mỹ cứu nước”cũng chỉ là sản phẩm tuyên truyền của Bộ Chính Trị xướng suất màtoàn thể xã hội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà phải tin theo.

Trong suốt những nămtháng ấy, có những trận chiến thắng và thua của cả hai bên giữa quânlực VNCH và bộ đội miền Băc cùng bộ đội địa phương, thế thôi. Cònthả bom miền Bắc bằng oanh tạc cơ, rồi quân đội Mỹ và quân đội ĐồngMinh (Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Đại Hàn, Thái Lan...,) tham dự chiếntranh, và Việt Nam hoá chiến tranh không gì khác hơn là những sự thayđổi chiến lược của VNCH và Đồng Minh trong cuộc chiến bảo vệ miềnNam Tự Do trên chính phần lãnh thổ của VNCH. VNCH nhanh chóng bị suyyếu từ sau Hiệp Định Paris ngày 27.1.1973 rồi sụp đổ ngày 30.4.1975 cónguyên nhân nội tại và nhất là ngoại lai đặc thù của nó, là chuyệnkhác.  

Bây giờ, trong bộchính sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam, biến chiến lược của địch thủthành những chiến thắng của phe ta là sự dụng công khéo léo của cáccán bộ thông tin tuyên truyền. Nhưng xét về phương diện chuyên môn củangành Sử Học, đây là sự bóp méo các sự kiện lịch sử cho hợp vớikhuôn mẫu đã định trước.

Phương pháp viết thôngsử của thế giới văn minh là tiêu hóa những ý kiến hay những giảthuyết và nhận định về những sự kiện lịch sử của các tác giảtrước đó rồi tổng hợp thành sử.

Những trang sử tổnghợp rất súc tích ấy không có khoảng trống cho sự trích dẫn từnhững trang chuyên sử của người khác, lại càng không có phần cho ýkiến người này hay giả thuyết của người kia hay nhận định của ngườinọ. Nếu cần, những chi tiết kể trên chỉ đưa vào phần chú thích haycước chú, mà không dông dài trong phần chính văn.

Tiếc thay, đó lạichính là cách viết của nhiều tập thể tác giả bộ chính sử của NhàNước này. Dở hai tập Tập 2 và Tập 4, độc giả phải đọc những đoạn dài trích dẫnsách xưa.

Ngoại lệ là một sốtác giả có lòng say mê nghề nghiệp thực sự. Họ đã bỏ thời gian vàcông sức để biên soạn một cách nghiêm chỉnh, điển hình là Nguyễn HữuTâm.

Nguyễn Hữu Tâm là mộttrong bốn người biên soạn Tập 1. Ông phụ trách Chương III vàChương IX. Đó không phải là những trang sách trích dẫn tài liệu củangười trước, mà là tổng hợp các tài liệu ấy về đề tài tác giảcó trách nhiệm biên soạn. Ngoài ra, bốn phụ lục về Danh sách quanlại thời An Nam Đô Hộ Phủ, Phả hệ hoàng gia Phù Nam, Phả hệ hoànggia Chân Lạp, và Thư tịch các tác phẩm Trung Quốc về Phù Nam, XíchThổ, và Chân Lạp của tác giả Nguyễn Hữu Tâm là những bảng tổnghợp, một công tác chiếm nhiều thời giờ và công khó của một ngườinghiên cứu có trách nhiệm. Những phụ lục này hữu ích với độc giảnói chung, và nhất là với giới nghiên cứu tương lai nói riêng.

Chính việc làm nàycủa tác giả Nguyễn Hữu Tâm đã làm lộ rõ tính cách “vô tâm” của tậpthể nhóm biên soạn: Toàn thể bộ sách Lịch Sử Việt Nam 15quyển không hề có ai chịu khó làm Sách Dẫn!

Sách Dẫn là gì? Trongtiêu chuẩn biên soạn của giới nghiên cứu trên toàn thế giới kể cảthời VNCH và nay ở hải ngoại, bất cứ tác giả nhà nghề nào cũngphải làm Sách Dẫn -ngôn ngữ quốc tế gọi là Index- trong phần cuốicủa tác phẩm.

Đó là danh sách tênngười, tên đất, sự kiện, biến cố... kèm số trang để độc giả muốntìm biết vấn đề gì hay chi tiết nào trong sách thì vào phần SáchDẫn để tìm những trang liên hệ đến vấn đề ấy một cách dễ dàng vànhanh chóng. Một bộ sách dầy 9,084 trang là cả một rừng chữ không có chỉ dấuhướng dẫn như thế thì thật thiếu sót.

Sự thiếu sót phần Sách Dẫn lại dẫn đến sự thiếu sót phần HìnhẢnh và Bản Đồ trong phần Mục Lục. Trong tất cả 15 quyển sách, chỉ có Tập 4 là cóphần Hình Ảnh và Bản Đồ trong Mục Lục.

Riêng Tập 7 và Tập 15 là có phần “ThưMục Sách Dẫn,” phần “Danh Mục Bảng, Biểu,” và phần “Hình Ảnh.” Nhưngchữ “Sách Dẫn” trong Tập 7 chỉ là danh từ suông, vì thật raphần được mệnh danh là “Thư Mục Sách Dẫn” không gì khác hơn là danhsách tài liệu tham khảo mà thôi.

Phần Danh Mục Bảngtrong Tập 7 chỉ dẫn 32 bảng thống kê và 93 bảng biểu trong Tập15 là những phần quen thuộc trong khuôn khổ sách nghiên cứu nghiêmchỉnh.

Về phần tham khảo.Sách báo tạp chí ấn loát phẩm tham khảo có nhiều nguồn và trongnhiều ngôn ngữ khác nhau là ưu điểm của công trình biên khảo. Một sốtác phẩm tham khảo bằng tiếng Nga, tiếng Tàu, tiếng Nhật là nhữngtác phẩm mà người nghiên cứu miền Nam trước nay hầu như không biếtđược.

Nhiều sử phẩm củacác tác giả thời VNCH và sau này của người gốc Việt tại hải ngoạicũng được tham khảo là một khía cạnh đổi mới đáng kể của cácthành viên Viện Sử Học Hà Nội. Đó là những nhà nghiên cứu NguyễnThế Anh, Lê Đình Cai. Phan Du, Phạm Cao Dương, Nguyễn Sĩ Giác, Vũ VănHiền, Phan Phát Huồn, Bửu Kế, Huỳnh Kim Khánh, Nguyễn Lang (tức Thích Nhất Hạnh), Nguyễn HiếnLê, Cao Văn Luận, Vũ Văn Mẫu, Lê Kim Ngân, Phan Khoang, Phạm Văn Sơn,Nghiêm Thẩm, Đoàn Thêm, Vũ Quốc Thúc, Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn VănTrung... các tạp chí Sử Địa, Bách Khoa..., kể cả các ấn phẩm củaBộ Ngoại Giao, Bộ Nội Vụ, Bộ Dân Vận và Chiêu Hồi... thời VNCH, cùngnhững nhà nghiên cứu gốc Việt tại Hoa Kỳ như Nguyễn Duy Chính, CaoThế Dung, Chính Đạo, Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Tiến Hưng, HoàngLinh Đỗ Mậu, Tạ Chí Đại Trường...

Việc khai thác tài liệu văn khố, tức tài liệu đầu tay khác vớisách báo là tài liệu thứ cấp, là chỉ dấu lành nghề của một sốtác giả. Nhân nói về danh từ, tất cả 15 tập sách đều sử dụng danh từ “tài liệu” thaycho danh từ “tư liệu” như Tài liệu tham khảo, Tài liệu lưu trữ, Tàiliệu đã in... là một sự thay đổi đáng hoan nghênh.

Có tác giả sử dụngtài liệu trong bốn Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia tại Hà Nội, Sài Gòn,Đà Lạt, và Pháp là Nhóm Biên Soạn ba Tập 7-9, Chủ Biên TạThị Thúy.

Có tác giả sử dụngtài liệu trong các Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia trong nước, Cục Lưu TrữVăn Phòng Trung Ương Đảng, Văn Phòng Bộ, Học Viện, Ủy Ban Nhân Dân làNhóm Biên Soạn Tập 10, Chủ Biên Đinh Thị Thu Cúc.

Có tác giả sửdụng tài liệu trong các Trung Tâm Lưu Trữ trong nước và ghi thêm chitiết tham khảo các hồ sơ, báo cáo, công văn, sắc lệnh, chỉ thị,quyết định, công báo, bản tin... như Nhóm Biên Soạn Tập 13, Chủ BiênNguyễn Văn Nhật và Nhóm Biên Soạn Tập 14, Chủ Biên Trần Đức Cường.

Tuy nhiên, trình độsinh ngữ của một số tác giả bộ Lịch Sử Việt Nam này khiếnđộc giả phải thắc mắc. Những tác phẩm bằng tiếng Nga tiếng Tàutiếng Anh tiếng Pháp... hầu hết là được tham khảo qua bản dịch Việtngữ. Có tập, như Tập 2, thì sách tham khảo hoàn toàn làsách tiếng Việt và sách Anh Pháp đã dịch sang tiếng Việt.

Riêng Anh văn và Phápvăn thì trình độ học sinh Tú Tài thời VNCH trước năm 1975 cũng khôngcó những lỗi ấu trĩ như trong bộ sách 9,084 trang này. Ở đây tôi chỉ nêu lên vàitrường hợp điển hình về khả năng Anh và Pháp của một số tác giả.

Như tiểu bang Californiaviết thành “Kalifornia” trong Tập 1, trang 664. Hay theNineteeth Century viết thành “th Nineteeth Centyry”, Histoire militaire thành “Histoiremiliraiv”, Migration thành “Magration”, military revolution và militaryInnovation thành “military revolusion” và “military Innovasion” nơi trang595, 598,  599, và 604 trong Tập 4. Lạ là chữ“Revolution” tiếng Anh và “Révolution” tiếng Pháp đều bị sửa thành “Revolusion”nơi trang 604 và “Révolusion” nơi trang 608.

Đặc biệt, có trườnghợp sửa chữ Pháp bày ra hoạt cảnh “hay chữ lỏng” như sau. Nguyên C. B.Maybon là người Pháp, tác giả cùa một sử phẩm nổi tiếng tựa đề Histoiremoderne du Pays d'Annam (1592-1820) xuất bản tại Paris năm 1919. Trong phần Tài Liệu ThamKhảo của Tập 4, không biết aitrong nhóm biên soạn bốn người đã sửa tựa đề thành Histoire moderne des Pays d'Annam (1592-1820).Có lẽ người nàytưởng “Pays” là danh từ số nhiều vì có chữ “s” đằng sau nên đã tựđộng sửa “du Pays” của người Pháp thành “des Pays” của Việt Nam ngày nay(trang 598, sđd) cho oách?!

Cách phiên âm ngoạingữ ra Việt ngữ đã thu hẹp phạm vi văn hoá của dân Việt dù nhân loạiđã qua thế kỷ XXI rồi. Đó là thứ văn hoá quẩn quanh trong cái vòngtác giả và độc giả trong nước Việt Nam với nhau.

Hãy lấy một thí dụ.Nguyên văn tựa đề một quyển sách của tác giả ngoại quốc, là “G.Potơ,Việt Nam - lịch sử qua các tư liệu, Niu Amêrican Librêri, Luân Đôn”nơi trang 156 trong Tập 12 thì có gì liên hệ với thế giới ngoàiViệt Nam hay không? Rồi Pitô A. Puli, Mai Cơn Máclia, Rátpho, PhoxtơĐalet, Étuốt Lênđên... trang 157, 164, 165, 170, cùng Pitơ A. Puơ,Leđơ, Râugiơ, Mơrơ, Giôdép A. Amtơ, Gabrien Côncô... trang 25, 318, 454, 456 trong Tập13 thì viết sử mà như đánh đố độc giả.

Cũng cần nói thêm làtài liệu tham khảo đại đa số là sách báo ấn loát phẩm của chínhcác tác giả trong nước, có nghĩa là “chúng khẩu đồng từ.” Cứ viếtvà viết mãi, hay cứ viết và lập lại, cuối cùng người đọc sẽ tintheo. Đó là kỹ thuật tuyên truyền mà Đức Quốc Xã đã áp dụng thànhcông thời Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945).

Kỹ thuật viết sử củamột tác giả bộ Lịch Sử Việt Nam làm tôi ngạc nhiên, phải nói làsửng sốt, vì đến thế kỷ XXI rồi mà vẫn còn viết sử biên niên.

Chuyện biên niên xảy ratrong Tập 4, đầu dòng hai trang 40 và 41 bắt đầu bằng một chuỗicác năm: “Năm 1600... Năm 1602... Năm 1604... Năm 1611... Năm 1613... Năm1614...”  Và đầu dòng hai trang 60và 61 bắt đầu bằng một chuỗi những tháng: “Tháng Chín... ThángMười... Tháng Một... Tháng Chạp...”

Hoá ra người biên soạnđã sao chép nguyên văn sách cổ đã được dịch ra Việt ngữ nên mới cócách viết sử của quá khứ xa xưa như thế! Hãy lấy thêm vài thí dụđể chứng minh cho nhận xét này. 

Trang 31 trong Tập 4chép lại ba trang 41, 42, và 43 của sách Phủ Biên Tạp Lục cộngvới hai trang 238 và 239 của sách Toàn Thư.

Đến trang 41 thì tácgiả chép lại bốn trang 36, 37, 38, và 39 của sách Đại Nam Thực LụcTiền Biên.

Trang 83 thìchép lại bốn trang 36,37, 38, và 39 của sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí cộngvới hai trang 417 và 418 của sách Cương Mục.

Và trang 119 thì chéplại ba trang 148, 150, và 151 của sách Phủ Biên Tạp Lúc.

Cứ chép như thế suốtba Chương I, II, và III từ trang 23 đến trang 165 trong Tập 4!

Thật không có dáng vẻgì của một công trình tổng hợp lịch sử, mà chỉ là sự sao chéplười biếng các sách sử cổ xưa!

Ngoài cách viết sửbiên niên nói trên, là cách viết sử không bằng sự kiện quá khứ màviết bằng xung động tình cảm giữa ta và địch.

Đó là cách viết “tuyểncử bịp bợm... quốc hội bù nhìn... hiến pháp phản dân tộc, phản dânchủ...” nơi trang 177 Tập 12 mà không có một câu một chữ hay mộtsự kiện nào minh chứng cho sự bịp bợm, bù nhìn, phản dân tộc,phản dân chủ của Hiến Pháp nước Việt Nam Cộng Hòa ban hành ngày26.10.1956.

Sự phân bố các tậpsách không hợp lý. Tập thể ban biên soạn bộ Lịch Sử Việt Namnày, vì đặt trọng tâm bộ sách vào một đảng chính trị thay vì lịchsử của một dân tộc, nên đã bó rọ các thời Thượng Cổ và Bắc Thuộclàm một (Tập 1, 671 trang) để dành khung cảnh bao la cho lịch sử Đảng, 5 năm cũng thànhmột tập như Tập 10: Từ Năm 1945 Đến Năm 1950 (627 trang) và Tập11: Từ Năm 1951 Đến Năm 1954 (499 trang).

Trong bộ chính sử củachế độ Cộng Sản phát hành năm 2017 này, danh hiệu Ngụy Quân NgụyQuyền đã được thay thế bằng danh xưng Quân Đội Sài Gòn. và ChínhQuyền Ngô Đình Diệm, hay Chính Quyền Sài Gòn, hay Miền Nam Việt Nam.Đây là một tác động nghiêm chỉnh nửa vời, nhưng đã làm những ai “bảohoàng hơn vua” trong nước phản đối.

Thật ra, đây chỉ làchi tiết về chữ, còn nghĩa vẫn giữ nguyên. Tính cách nửa vời là ởchỗ này. Đó là “thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ”nơi trang 166, sđd. Đó là “ngụy quân ngụy quyền... đàn ápphong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam” nơi trang 167, sđd. Đólà “Mỹ thay thế Pháp trong vai trò ông chủ ở miền Nam Việt Nam” nơitrang 168.

Tức là danh xưng mớinhưng nghĩa vẫn là nghĩa xưa như Lê Duẩn đã thêm một lần xác địnhlại vào năm 1971, nguyên văn nơi trang 168: “(Miền Nam Việt Nam là) một chính quyền tay sai đại biểu quyền lợi cho giai cấp địachủ phong kiến và tư sản mại bản khoác áo “dân tộc dân chủ” giảhiệu.”

Chỉ nơi trang 177và 406 trong Tập 12, nhóm biên soạn mới đề cập đến “âmmưu của Mỹ là tạo ra hai Việt Nam là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ởmiền Bắc và Việt Nam Cộng Hoà ở miền Nam” và “... căn cứ hảiquân của Việt Nam Cộng Hoà” là những lần bốn chữ Việt Nam CộngHoà được chính thức viết ra.

Ngoài ra, toàn bộ 15 tập sách chỉ đề cập đến danh xưng VNCH hailần. Mà lần nào cũng trong ngoặc kép, biểu thị sự khinh thường vànhạo báng. Lần thứ nhất nơi trang 177 trong Tập 12 và lần thứhai nơi trang 19 trongLời Nói Đầu Tập 13 củaChủ Biên Nguyễn Văn Nhật.

Danh xưng Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà cũng vậy. Chỉ có một lầnđược viết ra nơi trang 191 trong Tập12 vàcũng trong ngoặc kép khi người viết là Trần Đức Cường đề cập đến “lựclượng quân sự mạnh” của Ngô Đình Diệm. Nhân đọc trang này, tôi mới thấytác giả đã chuyển Trung Tâm Huấn Luyện Fort Benning tọa lạc tại tiểubang Georgia, Hoa Kỳ sang... Philippin (sic!)

Làm gì có chuyệnnhóm biên soạn bộ Lịch Sử Việt Nam chính thức sử dụng danhxưng Việt Nam Cộng Hoà trong sách như dư luận rầm rộ bên ngoài?!

Qua những nhận định trên, bộ Lịch Sử Việt Nam 15 quyển mớiphát hành này khôngcó dáng vẻ của một công trình tổng hợp lịch sử, từ cách biên soạnmất quân bình đến việc xóa nhoà ranh giới giữa thời sự và lịch sử.

Không những thế, bộ sách Lịch Sử Việt Nam thứ hai tái bảnnăm 2017 này khôngphải là một bộ thông sử xuyên suốt từ đầu đến cuối. Nó chia làm haiphần rõ rệt.

Chín (9) quyển đầu với 5,904 trang là phần thông sử ghi chép quákhứ dân Việt trong mấy ngàn năm. Sáu (6) quyển sau với 3,180 trang làthành tích của Đảng Cộng Sản Việt Nam từ năm 1945 đến năm 2000.

Tập II của bộ Lịch Sử Việt Nam thứ nhất pháthành năm 1985 đã dừnglại tại thời điểm 1945. Nhóm biên soạn bộ này, như vậy đã thậntrọng ngưng việc biên soạn quá khứ trước họ 40 năm. Do đó, trên lýthuyết, họ đã có thế lùi cần thiết để các sự kiện lịch sử trongquá khứ làm họ phai lạt nhiệt tình và xa cách ảnh hưởng của cáctác nhân và chứng nhân lịch sử. Họ là những nhà viết sử chuyênnghiệp, dù là viết theo duy vật sử quan.

̣ Lịch Sử ViệtNam thứ hai này, trái lại,  kéodài đến thời điểm 2000, tức sự kiện chỉ mới xảy ra trước dự án 2năm. Đem thời sự vào sử sách như thế là tập thể nhóm biên soạn cóchủ đích kéo dài thành tích để tôn vinh một đảng chính trị đang cầmquyền.

Nhưng tôn vinh như thếnào? Xin trả lời ngay: Họ tôn vinh bằng một nửa sự thật!

Kết quả các trậnchiến bao giờ cũng chỉ có thiệt hại bên phe địch, phe ta không hề gì.Sau đây là vài bằng chứng tôi trích trong sách.

Năm 1961, loại khỏivòng chiến đấu 28,956 binh lính quân đội Sài Gòn trong đó có 41 cốvấn Mỹ, bắt sống 3,529 người, thu 6,000 súng đủ lọai (trang 475, Tập12). Không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.

Năm 1962, loại khỏivòng chiến đấu 35,000  binh lính quânđội Sài Gòn, làm rã ngũ 32,000 người, lật đổ 18 đoàn tàu hỏa xa,đánh sập 312 cầu cống, bắn hỏng 12 tàu xuồng (trang 484, sđd). Cũngkhông hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.

Năm 1963, loại khỏivòng chiến đấu 78,000 binh lính quân đội Sài Gòn trong số đó có 600lính Mỹ, bắn và phá hủy 689 máy bay, phá hủy  800 xe cơ giới và  326 tàu xuồng, bức hàng 800 đồn bót,phá hoàn toàn 2,895 ấp chiến lược, phá từng phần 5,950 ấp khác, lậtđổ 34 đoàn xe lửa, đánh chìm 236 tàu xuồng, thu trên 10,000 súng cácloại (trang 496, sđd). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.

Năm 1964, tiêu diệt119,000 binh lính quân đội Sài Gòn (trang 512, sđd). Cũng không hề ghithiệt hại của bên bộ đội.

Ngày 10-11.5.1965, diệt1,398 binh lính quân đội Sài Gòn, bắn rơi 14 máy bay, thu 700 súng cácloại (trang 521, sđd). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội

Ngày 26.5.1965, tiêudiệt 139 sĩ quan và binh lính Mỹ (như trên). Cũng không hề ghi thiệthại của bên bộ đội.

Ngày 29-31.5.1965, giếtvà làm bị thương 915 binh lính quân đội Sài Gòn, bắt sống 270 tên, thu307 súng, bắn rơi 2 máy bay, phá hủy hai pháo 105 ly và 14 xe vận tải(như trên). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.

Ngày 9-12.6.1965, tiêudiệt 1,500 binh lính quân đội Sài Gòn có 50 sĩ quan và lính Mỹ, bắnrơi 16 phi cơ, phá hủy 2 đại bác 204 ly và 6 xe bọc thép (hư trên).Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.

Trong 4 tháng mùa khô1965-1966, loại khỏi vòng chiến đấu 104,000 tên trong đó có 42,500 línhMỹ, 3,500 quân các nước thân Mỹ, bắn rơi và phá hủy 1,430 máy bay, phá hủy 600 xe tăng và xe bọcthép,  1,310 ô tô, 80 khẩu pháo và 27tàu xuồng (trang 182, Tập 13). Cũng không hề ghi thiệt hại củabên bộ đội.

Trong 6 tháng mùa khô1966-1967, loại khỏi vòng chiến 175,000 tên địch trong đó có hàng trăm lính Mỹvà lính đánh thuê, bắn rơi và phá hủy 1,800 máy bay, phá hỏng 1,783xe quân sự và 340  khẩu đại bác,bắn chìm và bắn cháy 100 xuồng, và đánh sập và đánh hỏng 270 cầu(trang 187, sđd). Cũng không hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.

Chưa đầy một thángcủa cuộc Tổng Tiến Công Tết Mậu Thân, loại khỏi vòng chiến đấu150,000  địch trong đó có 45,000 línhMỹ, bắn rơi 2,370 máy bay các loại, bắn chìm 233 tàu xuồng, bắn cháy3,500 xe quân sự trong đó có 1,750 xe bọc thép (trang 207, sđd). Cũngkhông hề ghi thiệt hại của bên bộ đội.

Thế là, theo bộ chínhsử của nhà cầm quyền Cộng Sản, nội trong 4 tháng mùa khônăm 1965-1966 và 1tháng Tết Mậu Thân năm 1968, lính và sĩ quan Mỹ đã chết mất (42,500 +45,000) 87,500 người.

Chỉ trong 5 thángmà số lính Mỹ bị giết đã nhiều hơn tổng số tử sĩ Mỹ (57,939 người) trên bức tườngtưởng niệm tại Washington D.C. đến 30,000 người, thử hỏi thời gian lâm chiến hơn 8 năm của quân độiMỹ (bắtđầu với hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến đổ bộ lên Đà Nẵng ngày 8.3.1965 đến ngày 27.1.1973 khi Hiệp Định Paris đượcký kết) số thiệt mạng phải lên đến bao nhiêu cho vừa với thành tíchvinh quang của bộ đội Cộng Sản từ Bắc Việt và bộ đội địa phươngtại miền Nam?

Đó là chưa kể những số liệu khác, thí dụ như số ấp chiến lượctại VNCH bị triệt hạ. Bộ Lịch Sử Việt Nam này nêu thành tíchlà đã phá hoàn toàn và phá từng phần tổng cộng (2,895 + 5,950) 8,845 ấp riêng năm 1963 mà thôi! Cho đếnnăm 1963 thì toàn cõi VNCH theo thống kê có 9,095 ấp. Vậy làchỉ trong một năm, ấp chiến lược bị Mặt Trận Dân Tộc Giải PhóngMiền Nam Việt Nam triệt phá gần hết như đi vào chỗ không người?! Sựthật về ấp chiến lược là thế này. Sau khi ra lệnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và CốVấn Ngô Đình Nhu sáng ngày 2.11.1963, tướng Dương Văn Minh lên làm ChủTịch nước VNCH và với danh nghĩa đó, ông ký Sắc Lệnh số 103/SL/CTngày 9.3.1964 giải tán chương trình Ấp Chiến Lược!

Mặt khác, nhiều vấn đề quan trọng chỉ được biên soạn một cách sơsài có tính cách lấp liếm, hoặc bỏ ngỏ hay không  hề nhắc đến.

Đề tài quan trọng nhất trong thời Cổ Đại là nguồn gốc dân tộcchỉ được biên soạn một cách rối rắm phức tạp mà không có kết luậndứt khoát, rồi phán một câu kết luận, nguyên văn thế này nơi trang 66 của Tập 1: “ViệtNam nằm trong khu vực Đông Nam Á và phía Nam Trung Quốc - một trongnhững cái nôi sinh ra loài người.” Thật là một ý tưởng độc đáo, nhândanh ngành khảo cổ học Việt Nam!

Còn trong thời Hiện Đại thì vụ Nhân Văn Giai Phẩm chỉ chiếm 2.5trang. Vụ xét lại chống Đảng không thấy chữ nào. Vụ giết hại vàchôn sống nhiều ngàn người ở Huế Tết Mậu Thân không thấy đả động.Vụ tịch thu rồi thiêu hủy tất cả ấn loát phẩm khắp miền Nam nướcViệt sau ngày 30.4. 1975 không có dấuvết...

*

*          *

Tiếp theo bài viết tổng quát này, sẽ làhai bài về nội dung bộ sử chính thức của chế độ đương quyền. Một,sẽ nêu lên những đóng góp mới mẻ và cập nhật vào kiến thức lịchsử trong dân gian của Viện Sử Học Hà Nội, tức là phần tích cực củabộ sách. Và hai, sẽ là những sự kiện và những sự thông giải lịchsử không chính xác, tức là phần tiêu cực xuất phát từ chủ đíchchính trị nhân danh một sử phẩm.