Những bài học thuộc lòng, một thứ văn chương tiểu học của miền Nam trước đây

Dân miền Nam, ở lứa tuổi xấpxỉ hàng sáu như chúng tôi, cứ mỗi lần bạn bètụ họp trà dư tửu hậu thì thường traođổi với nhau về đủ thứ chuyệntrên đời. Nếu có ôn lại quãng đời đihọc xa xưa, thì lại thường hay nhắcđến thầy, bạn cũ…, với những kỷniệm khó quên của tuổi học trò. Chúng tôi còn nhắclại đến cả những bài tập đọc,học thuộc lòng đã được học cách naychừng bốn-năm mươi năm vềtrước…

Thậm chí, có người còn thuộc hếtcả một bài học thuộc lòng dài, đọc ron róttừ đầu đến cuối, như bài “Tình nhânloại”, được học vào khoảng nhữngnăm cuối 50 của thế kỷ trước:

TÌNH NHÂNLOẠI

Sau một trận giao tranh ácliệt,

Giữa sa trường xác chếtngổn ngang.

Có hai chiến sĩ bịthương,

Hai người hai nướchiện đương nghịch thù.

Họ đau đớn khừkhừ rên siết,

Vận sức tàn cố lếtgần nhau.

Phều phào gắng nói vài câu,

Lời tuy không hiểu, hiểu nhaunỗi lòng:

Họ hai kẻ không cùng Tổquốc,

Nhưng đã cùng vì nước hisinh.

Cả hai ôm ấp mối tình,

Yêu thương đấtnước, gia đình, quê hương.

Đêm dần xuống, chiếntrường sương phủ,

Một thương binh hơithở yếu dần.

Trước khi nhắm mắttừ trần,

Xót thương người bạntấm thân lạnh lùng.

Anh cởi áo đắp trùm lênbạn,

Rồi tắt hơi! thê thảm làmsao!

Cho hay khác nghĩa đồng bào,

Nhưng tình nhân loại còn cao hơnnhiều!

ĐẶNGDUY CHIỂU

(Quốcvăn mới)

Nghe xong bài này ai cũng kính nể trí nhớtốt của người bạn, và đều tấmtắc khen hay. Tuy nhiên, hỏi tác giả của nhữngbài học thuộc lòng cảm động và lý thú nhưtrên thì không ai còn nhớ, chỉ biết lờ mờ nónằm đâu đó trong những sách Quốc văn mà mìnhđã từng học qua hồi tiểu học.

Qua câu chuyện trà dư tửu hậu, tôisực nghĩ những bài học thuộc lòng nhưthế, nằm rải rác trong các sách Quốc văntiểu học giai đoạn 60-70 của thế kỷtrước, thuộc thế hệ tiếp sau Quốc văn giáo khoa thưcủa nhóm Trần Trọng Kim-Đỗ Thận… biênsoạn (dạy trong những năm 40-50 mà gần đâyNXB Trẻ và vài nhà xuất bản khác có in lại), dườngnhư là một kho tàng quý báu đang bị bỏ quên, chứkhông đơn giản như người ta thườngcó thể tưởng. Nếu nay thu thập lại,chắc sẽ tìm thấy trong đó nhiều điềuvẫn còn hứng thú và bổ ích, nhất là vềphương pháp sư phạm, gắn với việcđào tạo con người toàn diện cả vềđức lẫn tài.

Nghĩ vậy rồi, tôi nhắn nhe tìm tõikhắp nơi, gọi điện cho những bạn cùngtrang lứa hoặc già hơn mà có quan tâm chuyện sáchvở, để tìm lại cho được những cuốnQuốc văn tiểu học của một thời,nhưng kết quả gần như là một sựthất vọng. Thử tra tìm trên thư mục (phầnlớn đã được số hóa đưa lênmạng internet) của một số thư viện lớn(như Thư viện Quốc gia Hà Nội, Thư việnTổng hợp TP. HCM, Thư viện Khoa học xã hộiTP. HCM, Thư viện Trường đại học Khoahọc xã hội & Nhân văn TP. HCM, Thư việnTrường đại học Sư phạm TP. HCM…),cũng không thấy. Cuối cùng, nhờ kiên nhẫnlục tìm lai rai trong các hiệu sách cũ ở TP. HCM, trongtay tôi hiện chỉ vỏn vẹn có đượcchừng 10 quyển lớn nhỏ đủ cỡ, từlớp Năm (tương đương lớp 1 bâygiờ) đến lớp Nhất (tức lớp 5),của một số soạn giả quen thuộc như HàMai Anh, Nguyễn Hữu Bảng, Bùi Văn Bảo,Đặng Duy Chiểu, Thềm Văn Đắt, CaoVăn Thái…, nhưng hầu hết đều đã rách bìa,mất từ vài trang đến vài chục trang ởđầu hoặc ở cuối sách. Chỉ cònđược 3 quyển nguyên vẹn nhưng chưađược vừa ý lắm, vì lẻ mẻ khôngđủ bộ. May sao, trong Thư viện Khoa học xãhội TP. HCM (tiền thân là thư viện của ViệnKhảo cổ Sài Gòn) hiện vẫn còn lưu trữtương đối đủ bộ Tiểu Học Nguyệt San (từ năm 1957đến năm 1963) do Bộ Quốc gia Giáo dục Sài Gònchủ biên để cung cấp tài liệu giảngdạy cho giáo viên bậc tiểu học, mà trong đó cósưu tập và chép lại khá đầy đủnhững bài Tập đọc, Học thuộc lòng…,tương tự như những bài đã có trong các sáchQuốc văn tiểu học của thời đó.

Như chúng ta đều biết, sau Hiệpđịnh Genève năm 1954, đất nước tạmthời chia đôi ở vĩ tuyến 17, thành hai miềnNam, Bắc.  Miền Bắc,qua 2 lần cải cách giáo dục vào các năm 1950 và 1956,đã xây dựng một nền giáo dục kết hợpchuyên môn với chính trị (vừa hồng vừa chuyên),lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng,định hướng giáo dục vào hai mục tiêu:chuẩn bị tiến lên CNXH và xây dựng miền Bắcthành hậu phương vững mạnh chi viện  cho công cuộc đấu tranhgiải phóng miền Nam. Trong khi đó, miền Nam, trong giaiđoạn 1955-1963, chỉ thực hiện cải cách giáodục theo hướng cải lương chủ nghĩa,bằng cách kế thừa và phát huy những truyềnthống, lề lối và nội dung đã có trongchương trình giáo dục Việt Nam cũ ban hành năm1945 mà ta quen gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn  (vì do bộ trưởng BộGiáo dục & Mỹ thuật Hoàng Xuân Hãn chủ trì biên soạn).

Năm 1958, dướithời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục TrầnHữu Thế, Đại hội Giáo dụcQuốc gia (lần I) nhóm họp tại Sài Gòn đã địnhhướng triết lý giáo dục dựa trên ba nguyên tắc căn bản: nhân bản, dântộckhaiphóng. Ba nguyên tắc này đã trở thành nền tảng cho triết lý giáo dục,được ghi cụ thể trong tập tài liệu Những nguyên tắc căn bản doBộ Quốc gia Giáo dục Sài Gòn ấn hànhnăm 1959 vàsau đó trong Hiến pháp 1967. Chương trìnhmôn Quốc văn cấp tiểu học vì thế cóthể nói vẫn lấy những nội dung giáo dụcthiên về đạo đức chứa đựng trongbộ sách Quốc văn giáokhoa thưLuân lý giáo khoathư của nhóm Trần Trọng Kim biên soạn làmcơ sở rồi cải cách, thêm bớt một sốnội dung mới cho phù hợp với hoàn cảnh vàthời đại lúc đó.

Tinh thần chung của nền học vấn miềnNam lúc bấy giờ là phải học Lễ trướcrồi mới học Văn sau, tức coi việc rènluyện đức-trí là quan trọng như nhau, nhưngĐức phải đi trước một bước,nên trường học nào vào thời đó cũng có câukhẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”treo ở những vị trí quan trọng dễ thấynhất và trong mỗi phòng học. Tinh thần trọngLễ nhờ thế không chỉ bàng bạc, quán xuyếntrong tâm tưởng, đầu óc của mọi giáochức từ tiểu học đến đạihọc, mà còn lan tỏa rộng khắp vào trong mọi giaitầng xã hội, tạo thành một phong khí họctập-ứng xử chú trọng rèn luyện cảđức lẫn tài để chuẩn bị điềukiện đầy đủ cho thế hệ tươnglai trở thành những con người hữu dụngđối với bản thân, gia đình và xã hội.

Cho nên có thể nói, nội dung đạođức hàm chứa trong các sách Quốc văn tiểuhọc thời kỳ này ở miền Nam là vẫn duy trìnhưng có phát huy thêm và cải biên từ những bộsách giáo khoa cũ thế hệ 1940, khá đúng với tinhthần đã được ghi trong câu nói của KhổngTử mà cụ Trần Trọng Kim đã trích dẫnđể in lên đầu quyển Sơ học luân lý (1914, có tài liệu nói 1919),vốn là cơ sở chỉ đạo tư tưởngcủa nền giáo dục cũ và sách giáo khoa môn Vănthời trước: “Ngườihọc trò ở trong nhà thì hiếu với cha mẹ, ra ngoàithì kính nhường kẻ bề trên, làm việc gì thìcẩn thận, nói điều gì thì tín, rộng lòngthương người mà lại thân với kẻ có nhân.Hễ làm được những điều ấyrồi, mà còn thừa sức thì hãy học vănchương xảo kỹ” (Luậnngữ, thiên “Học nhi” đệ nhất) (xem Sơ học luân lý, NXB. TânViệt, In lần thứ hai, 1950).

So sánh giữa hai miền Nam, Bắc, hiệuquả giáo dục tất nhiên có những mặt khác nhau khácơ bản. Xét cho công bằng, nền giáo dục miềnBắc nhờ xây dựng tốt tinh thần đấutranh giai cấp và căm thù đế quốc nên đã huyđộng được sức mạnh của quầnchúng tiến hành thắng lợi các cuộc chiến tranh giànhđộc lập dân tộc và thống nhất đấtnước, với sự trả giá rất đắt. Dophải tập trung vào những mục tiêu và lýtưởng chính trị to tát, nền giáo dục miềnBắc đã có thời gian dài khá lơ là với việcgiáo dục những giá trị văn hóa-đạođức truyền thống của dân tộc. Miền Namtrái lại, quan điểm giáo dục ít bị chính trịhóa, thiên về cổ điển nếu không muốn nóivẫn còn khá nặng màu sắc phong kiến của giaiđoạn những năm 40 trước Cách Mạng ThángTám, còn về các khoa học nhân văn (quốc văn,đức đục, công dân giáo dục…) thì căn bảndạy dỗ từ khuôn phép lễ nghĩa xưa phát huylên, chú trọng rèn luyện nhiều thứ tình cảmđan xen nhau (cá nhân, gia đình, tổ quốc, nhânloại), trông giống như một cây đàn muônđiệu…  

*

*  *

Về sách giáo khoa Quốc văn tiểu họccủa miền Nam thời trước, để phụcvụ cho những mục tiêu như đã kể trên, thôngthường các giáo chức khi biên soạn thì soạn luônnguyên cả bộ từ lớp Năm (lớp 1)đến lớp Nhất (lớp 5), và ở trang bìagiả sách thường có đề câu “Soạn theo chươngtrình hiện hành của Bộ Quốc gia Giáo dục”,hoặc thậm chí còn nêu rõ hơn: “Soạn đúngchương trình tiểu học đã sửa đổi doNghị định số… ngày … của Bộ Quốc giaGiáo dục”… Sách của họ thường mang những tênkhác nhau như Việt văn toàn thư, Quốc văn toànthư, Quốc văn toàn tập, Tiểu học quốcvăn, Quốc văn mới, Quốc văn bộmới, Quốc văn độc bản, Việt vănkhóa bản, Việt văn tân khóa bản, Tân Việtvăn, Việt ngữ, Việt ngữ độc bản, Việtngữ bộ mới… Chuyên xuất bản loại sách này, đượcbiết có một số nhà xuất bản (hoặc nhà in)nổi tiếng như Nam Hưng Ấn Quán, SốngMới, Nam Sơn, Việt Hương, Cành Hồng…

Ảnh bìa sách Việt ngữ lớp Bốncủa Nhóm biên soạn Lửa Việt (NXB Cành Hồng, SàiGòn, 1974)

Thời đó, khi trích giảng các bài thơđể làm bài học thuộc lòng, các nhà biên soạn sáchtiểu học dường như không mấy chú trọngviệc ghi tên tác giả, nên họ thường chỉ ghisơ sài tên người sáng tác, một đôi khi mới ghithêm xuất xứ cho biết trích dẫn từ sách báo nào.Một số trường hợp chỉ ghi tượngtrưng X…, XXX., H.H., không rõ bút hiệu hoặc tên thật làgì. Cũng không phân biệt tác giả những bài thơ làngười đang sống và phục vụ trong chếđộ nào, mà hễ thấy hay, bổ ích là chọn.

Theo chỗ chúng tôi được biết, ngoàinhững bài trích dẫn tác phẩm của một số nhàvăn-nhà thơ cổ điển hoặc hiệnđại đã nổi tiếng (như Nguyễn Trãi,Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, TảnĐà, Nguyễn Văn Vĩnh, Ôn Như Nguyễn VănNgọc, Á Nam Trần Tuấn Khải, NguyễnNhược Pháp, Vũ Hoàng Chương, Kiên Giang, TếHanh, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân…), mộtsố soạn giả sách giáo khoa đã tự mình sáng tácluôn những bài thơ theo chủ đề giảngdạy để làm bài học thuộc lòng, nhưtrường hợp nhà giáo Bùi Văn Bảo với búthiệu Bảo Vân, nhà giáo Đặng Duy Chiểu vớibút hiệu Chiêu Đăng, thường thấy xuấthiện trong những sách giáo khoa Việt văn tiểuhọc do các ông biên soạn… Một vài tác giả  khác, như Kình Dương, NhưTuyết, Thy Thy, Đề Quyên… dường như cũnggốc thầy cô giáo, chuyên sáng tác thơ cho bài học thuộclòng.  Phần còn lại làthơ của một số người làm thơnghiệp dư, có bài đăng rải rác đâu đó trênmột số báo, tạp chí đương thời,được các nhà biên soạn sách giáo khoa chọnđưa vào sách của mình.

Chỉ cần tôn trọng chương trình vàlời hướng dẫn do Bộ Giáo dục vạch ramột cách tổng quát, các tác giả sách giáo khoađược tự do chọn bài để đưa vàosách, và giáo viên đứng lớp cũng có quyềnchọn quyển giáo trình nào mình ưa thích đểgiảng dạy. Nhờ vậy, nội dung sách giáo khoa phongphú, tuy vẫn có những nét chung nhưng mỗi ngườimột vẻ, và trong điều kiện đượctự do như thế, các giáo chức soạn sách cũngcố thi đua cạnh tranh nhau một cách tự giácđể soạn ra những giáo trình đượcnhiều người vừa ý, chấp nhận. Phầnthưởng xứng đáng của họ là sách đượcnhiều người tin dùng, chứ không phải nhữngmảnh bằng khen của Nhà nước.

Bộ Giáo dục chỉ khuyến cáo các giáo viênbằng lời chỉ dẫn chung, như về Việtngữ thì có nêu rõ: “Trong lúcdạy Việt ngữ, giáo chức nên nhớ rằngchương trình ấy không phải đứng tách hẳnchương trình của các môn học khác như đứcdục, công dân giáo dục, sử ký, địa lý v.v…. màphải cố tìm cách cho chương trình các môn họcấy và khoa Việt ngữ có liên lạc với nhau (…).Đặc biệt chú ý về Việt ngữ: nên nhẹvề phần tầm chương trích cú, nghệ thuậtvị nghệ thuật, và phải chú ý đề caovấn đề nghệ thuật vị nhân sinh (phụcvụ cho đạo đức con người, cho hạnhphúc gia đình, cho an ninh xã hội, cho độc lập,tự do)”.

Chương trình Việt ngữ tiểu họcthời đó, thông thường gồm các phân môn sau:

- Ngữ vựng;

- Tập đọc và Học thuộc lòng;

- Chính tả, Văn phạm (chỉ dạy ởlớp Nhì và lớp Nhất, tức lớp Bốn vàlớp Năm), Tập viết;

- Tập làm văn (chỉ không dạy ởlớp Năm tức lớp Một).

Môn Quốc văn rất được coitrọng, chẳng hạn lớp Năm (đến năm1967 đổi gọi là lớp 1), mỗi tuần học25 giờ, trong đó đã có tới 9 giờ rưỡidành cho môn này. Riêng về phân môn Học thuộc lòng, mỗituần học sinh từ lớp Năm (sau năm 1967gọi lớp 1, tương đương lớp 1 bây giờ)đến lớp Nhất (sau năm 1967 gọi lớp 5,tương đương với lớp 5 bây giờ)đều có bài học.

Chủ đề (hay chủ điểm) các bàiHọc thuộc lòng luôn đi theo chủ đề củacác bài Tập đọc. Về tiêu chuẩn lựachọn thì tuy có sự khác nhau chút ít tùy soạn giảhoặc tùy cấp lớp nhưng đều có thể hiểuđại khái: “Về bàiTập đọc và Học thuộc lòng, bài soạn nàocũng đi sát với chương trình cùng trình độcủa học sinh theo những chủ điểm có liênquan tới nhiều môn khác” (Thềm VănĐắt-Huỳnh Hữu Thanh, Việtngữ bộ mới lớp Nhứt, “Lời nóiđầu”, NXB Nam Sơn, In lần thứ sáu). Hoặc: “Về học thuộc lòng, chúngtôi chú trọng lựa chọn những bài văn vần cótính cách kích thích lòng yêu nước và tinh thần tranhđấu của nhân dân” (Đặng Duy Chiểu vàMột nhóm giáo viên, Quốcvăn toàn thư lớp Nhì, “Lời nói đầu”, NXBSống Mới, 1959). Có soạn giả còn nêu rõ hơn: “Về văn vần dùng làm các bàiHọc thuộc lòng, chúng tôi đã hợp tác cùng mộtsố thi sĩ để soạn riêng những vầnthơ trong sáng, dễ hiểu, giàu nhạc điệu chothích hợp với các em hơn” (Bùi Văn Bảo, Tân Việt văn lớpNăm (lớp Nhứt cũ), “Lời nói đầu”, NXBSống Mới, 1971)…

Khảo sát một số sách giáo khoa cũ còn tìmđược, cũng như bộ Tiểu Học Nguyệt San do Bộ Giáo dụcthời đó ấn hành, chúng ta thấy về hình thức, hầu hết chúng đềulà những bài thơ lục bát, song thất lục báthoặc thơ mới (với mỗi câu 8 chữ, 7chữ, hoặc số chữ trong các câu không đềunhau), ít khi có thơ luật (với niêm luật chặtchẽ kiểu Đường luật), trừ một vàibài trích dẫn từ thơ cổ của ngườixưa như của Tản Đà, Nguyễn Khuyến…

Dân tộc Việt Nam sính thơ, có truyềnthống về khối ca dao khổng lồ và thơlục bát, nên ngay cả trong lĩnh vực tuyên truyền,giáo dục cũng có thói quen sử dụng văn vần.Nhờ có vần điệu dễ nhớ dễ thuộc,những bài thơ như thế không chỉ được dùng để kêu gọi,thức tỉnh đồng bào về một việc gìđó mà còn thường được áp dụng trongnhững bài học về đạo đức, hoặcđể phổ biến kiến văn đủloại. Nếu đem so sánh những bài thơ họcthuộc lòng trong các sách Quốc văn tiểu học giaiđoạn 1954-1975 với Nhịthập tứ hiếu, Giahuấn ca, Đại Namquốc sử diễn ca (giữa thế kỷ 19),  với những bài thơ răndạy đạo đức in trong bộ Thông loại khóa trình của nhóm TrươngVĩnh Ký (nửa sau thế kỷ 19), hoặc vớinhững bài ca cổ động phong trào Duy Tân in trongtập Quốc dân tậpđộc (năm 1907, đầu thế kỷ 20)của nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục (xem Thơ văn Đông Kinh Nghĩa Thục, NXB.Văn Hóa, 1997), chúng ta sẽ thấy rất rõ giữa chúngvới nhau là “nhất mạch tương thừa”.

Thử dẫn vài đoạn thơ như sautrong Quốc dân tậpđộc, sẽ chứng minh được hầuhết những bài thơ học thuộc lòng sưutập lại từ các sách Quốc văn tiểu họcnói trên là có cùng một “giọng”, chung một phong cách:

Đấng làm trai sinh trong trờiđất,

Phải sao cho rõ mặt non sông.

Kìa kìa mấy bậc anh hùng,

Cũng vì thủa trướchọc không sai đường.

Cuộc hoàn hải liệtcường tranh cạnh,

Mở trí dân giàu mạnh biết bao.

Nước ta học vấn thếnào,

Chẳng lo bỏ dại nhẽ nàođược khôn.

Chữ quốc ngữ là hồn trongnước,

Phải đem ra tính trước dânta,

Sách các nước sách Chi na,

Chữ nào nghĩa ấy dịch ratỏ tường.

(“Bài hát khuyên học chữquốc ngữ”, sđd., tr. 110)

Hoặc:

Nước Nam ta từ đờiHồng Lạc,

Mấy nghìn năm khai thác đếnnay,

Á châu riêng một cõi này,

Giống vàng ta vẫn xưa naymột loài.

(“Bài hát yêu nước”, sđd.,tr. 111)

Hoặc:

Đạo vệ sinh phải nênbiết trước,

Nghĩ rượu men là chấtđộc người.

Xin ai chớ lấy làm chơi,

Rượu ngon cấm tiệtnhớ lời Hạ vương.

(“Bài hát răn ngườiuống rượu”, sđd., tr. 135)

Để phổ biến kiến thức, các nhànho thuở trước dạy dân, cũng quen dùng cùngmột thể loại văn vần, để giúpngười học dễ thuộc nằm lòng:

Năm châu quanh mặt địacầu,

Á châu lớn nhất, Mỹ châuthứ nhì.

Châu Âu, châu Úc, châu Phi,

Mỗi châu mỗi giống sắcchia rành rành.

(“Bài hát kể đườngđất nước ta”, sđd., tr. 115)

 Về nội dung, những bài học thuộc lòngtrong các sách Quốc văn tiểu học không kém phầnphong phú, đa dạng. Đương nhiên chúng có tínhhiện đại gần gũi với thời nay hơnso với các thế hệ trước, nhưng tựutrung vẫn chú trọng rèn luyện cho học sinh vềnhân cách, đạo đức, óc cầu tiến, chítiến thủ, niềm tin ở sự tiến bộcủa khoa học, và nhất là lòng nhân ái, yêuthương-tôn trọng con người…. Đa số bámtheo những bài học luân lý, với những nội dungcụ thể được lặp đi lặp lạitừ lớp tiểu học nhỏ nhất đến lớnnhất và thường xoay quanh một số chủđề như:

- Bổn phận đối với bản thân:giữ vệ sinh cá nhân, rèn luyện thân thể, bồidưỡng chí khí, óc mạo hiểm và những phẩmchất tốt đẹp khác, nhất là tính trung thực,thật thà… Việc rèn luyện phẩm đức phảiđi đôi với quyết tâm từ bỏ các thói hưtật xấu…

- Khuyến học. Xác định độngcơ học tập đơn giản “Ngày nay họctập ngày mai giúp đời”…

- Lòng hiếu kính trước hết đốivới ông bà, cha mẹ rồi đến các bậc tôntrưởng khác: anh chị, bà con cô bác, thầy cô giáo,người già cả…

- Cổ vũ tình yêu quê hương xứ sở,từ đó ra sức góp phần xây dựng Tổ quốcgiàu mạnh; đề cao lòng tự hào dân tộc, cangợi anh hùng dân tộc, kêu gọi bảo vệ Tổquốc chống xâm lăng; ca ngợi quê hương giàuđẹp, các thuần phong mỹ tục, và đề caogiá trị tiếng mẹ đẻ…

- Tình dân tộc, nghĩa đồng bào.

- Lòng bác ái thương người yêu vật,tình đồng loại, đặc biệt tình cảmđối với tầng lớp lao động chân taynghèo khổ và những người có hoàn cảnh khốnkhó, cơ nhỡ.

- Ca ngợi giá trị-nét đẹp của laođộng và lòng biết ơn những con người laođộng, đặc biệt đối với dân quê càyruộng và tầng lớp thợ thuyền, người buônbán nhỏ và dân nghèo thành thị, từ em bé đánh giàyđến người thợ hớt tóc, bác thợmộc, thợ rèn 

- Các nghĩa vụ đối với tha nhân vàvới xã hội. Bổn phận và quyền lợi công dân.

- Ca ngợi nếp sống thanh bần,đạm bạc, tri túc tiện túc; đề cao tinhthần trọng nghĩa khinh tài…

- Kinh nghiệm sống (qua một số bàithơ ngụ ngôn).

- Cổ vũ dùng hàng nội hóa, phát triển nông-công-thươngnghiệp.

- Phổ biến tri thức khoa học phổthông (về vũ trụ-thiên nhiên, máy móc, các phát minh…),đề cao tinh thần khoa học, phê phán óc mê tín dịđoan.

- Ước mơ có được cuộcsống thanh bình, ấm no, hạnh phúc.

(…)

Ngày nay đọc lại những bài họcthuộc lòng này, ngoài phần nội dung tư tưởngmang tính giáo dục hàm chứa bên trong ra, chúng còn giúp ta táihiện được một cách sinh động hìnhảnh năm-sáu mươi năm về trướccủa vùng đất Sài Gòn và một số tỉnh thànhtừ Cà Mau ra đến các tỉnh Trung bộ, qua đóthấy rõ khung cảnh sinh hoạt muôn màu muôn vẻ củangười dân từ nông thôn đến thành thị. Hìnhảnh con trâu, cái cày, bác nông phu, anh công nhân, chị bán hàngxén,  mái tranh vách đất đơnsơ ở nông thôn và các khu phố chợ tráng lệ ởthành thị… có lẽ được nhắc tớinhiều nhất, và thật cảm động, vì chúngphản ảnh hoàn cảnh sống thật của đasố người dân Việt miền Nam trong bốicảnh chiến tranh và sự nghèo khổ, cùng như chothấy trình độ phát triển về các mặt kinhtế, văn hóa, xã hội một bộ phận phân lycủa đất nước vừa thoát khỏi ách caitrị của chế độ thực dân cũ.

Đây là hình ảnh của người nông phuViệt Nam, thành phần dường như luôn đượcđề cập và đề cao nhiều nhất, trong hoàncảnh một đất nước nông dân chiếmphần đa số và vì thế họ cũng có tư cáchlẫn tính cách đại diện cho cả dân tộc ởmột giai đoạn phát triển kinh tế-xã hộinhất định:

Đôi cánh tay rắn chắc,

Anh xới lúa vun dâu.

Mồ hôi rơi thấm đất,

Tình anh tràn ruộng sâu.

Tóc anh vương vấn gióchiều,

Hồnanh thấm lúa, lan vào hương quê.

Đôi trâu bạn bè,

Cuốc cày tri kỷ.

Khỏe làm mệt nghỉ,

Đời đẹp như thơ.

Lòng anh hòa với lũy tre,

Hòa trong lòng đất, đem vềnguồn vui.

CAO THÀNHNHÂN

(TiểuHọc Nguyệt San, tháng 1-2.1957)

Mộtcách diễn tả khác, giản dị và thực tếhơn:

Làm ăn từ sáng đếnchiều,

Giữa trời bêu nắng nhưthiêu ngoài đồng.

Ruộng nương chẳngchịu bỏ không,

Hết mùa lúa thóc lại trồngbắp khoai.

Nghiệp nhà gánh vác hai vai,

Chẳng chồn gót sắt, chẳngphai dạ vàng...

NAMHƯƠNG

(Trích Giáo Khoa Tạp Chí)

(TiểuHọc Nguyệt San, tháng 7.1961)

Nghề nông thời bấy giờ luônđược ca tụng không tiếc lời, nhưmột nghề cao quý, nhưng bằng những lờilẽ chân thành, giản dị. Một hình thứckhuyến nông qua văn chương với nghệthuật sử dụng ngôn từ điêu luyện:

Non cao cũng có đường leo,

Đường dẫu khó trèo,cũng có lối đi.

Cao nguyên đất tốt lo gì,

Cày cấy kịp thì, chồng vợấm no.

Đất mầu giòng đậu,giòng ngô,

Đất lầy cấy lúa,đất khô làm vườn.

Nghề nông ra sức khuếchtrương,

Cao nguyên phá rẫy, làm nương venđồi…

Tưởng rằng đá rắn thìthôi,

Ai ngờ đá rắn nung vôi lạinồng.

Tưởng rằng đất núigai, chông,

Ai ngờ đất núi cấytrồng nở hoa…

DÂNVIỆT

(TiểuHọc Nguyệt San, tháng 2.1958)

Mùa gặt hái đã được nhà thơ BàngBá Lân mô tả bằng một đoạn hoạt cảnhthật sinh động:

Trời tang tảng, sươngđao bay lớp lớp,

Cánh đồng quê mờ ngập khóisương mờ.

Từ cổng làng, từng bọnkéo nhau ra,

Tiếng quang hái, đòn cân va lách cách.

Họ vui vẻ đi nhanh trênđường đất,

Rồi tạt ngang, tản mátkhắp đồng quê.

Họ dừng chân bên ruộngướt sương khuya,

Lúa rạp rạp ngã, theo gió thổi…

BÀNG BÁ LÂN

(TiểuHọc Nguyệt San, số 5. 1957)

Còn đây là giá trị của người công nhân,làm việc ngày đêm không nghỉ, đượcđề cao như một anh hùng, không chỉ để locho bản thân, gia đình, mà còn đóng góp vào nghĩa vụchung phục vụ đồng loại:

Em có biết, học sinh, em cóbiết,

Các tiện nghi em thụ hưởnghằng ngày,

Là công trình vô số những bàn tay,

Chai dắn lại sau những ngày lamlũ?

Trong cơ xưởng, khắpnơi trên hoàn vũ,

Bánh xe quay, máy móc chuyển rầmrầm.

Bao công nhân, ngày hai buổi, âmthầm,

Lo phận sự chu toàn, không mệtmỏi.

Công nhân hỡi! Người anh hùngkhông tên tuổi!

Nhờ có anh, còi nhà máy vang rền.

Nhờ có anh, nhân loại mãivươn lên,

Đến tột đỉnhnền văn minh cơ khí.

NGỌCLUYỆN

(Nhóm Lửa Việt, Việt ngữ, lớpBốn)

Hoặc:

Da mồ hôi tưới nắngđào bóng loáng,

Gân ngoằn ngoèo, cùng năm thángdẻo dai.

Thớ thịt căng, mọi nét máuchạy dài,

Phohoạt tượng, hình của người laođộng.

Còi nhà máy rộn lên, vang sứcsống!

Khói tung bay, cuồn cuộn bốcmây xanh.

Tay vung lên, ôm giữ mộng hiềnlành,

Tiếngkèn kẹt xoay nhanh vòng xã hội…

Những thanh sắt vang lời cadữ dội,

Tia lửa bừng, hôi hổi sứccông nhân.

Đẹp hiên ngang, một sắcđẹp tuyệt trần!

Tô nonnước, thêm muôn phần rực rỡ.

Người lao công, ngươi làngười muôn thưở,

Xây hình hài cho bờ cõi quêhương!

Người lao công! kìa tráng lệ huyhoàng!

Thay tạo hóa điểm trang toànthế giới

HIỆPNHÂN

(Tia Sáng)

(Hà Mai Anh, Tiểu học Quốc văn, lớp Nhất)

Rồi tới tầng lớp dân nghèo thànhthị. Không nghề nghiệp nào bị bỏ sót, bịcoi thường, miễn nó lương thiện và phụcvụ cho con người bằng lương tâm chứcnghiệp, từ anh thợ cắt tóc cho tới bác thợrèn, đều có nét đẹp riêng của người laođộng chân chính:

Trong túp lá bên đường qua xómchợ,

Tiếng “băng! băng!” từngchập dội vang rền:

Bác thợ rèn làm việc, ở ngaybên,

Nào đe, búa, nào than, nào sắt,bễ.

Một đứa bé, ngồi cao trênchiếc ghế,

Rướn thân gầy thụtbễ chẳng khi lơi.

Lò than hồng, hừng hựcđỏ, reo vui,

Mưa bụi lửa từng cơnbay tới tấp.

Cứ mỗi lần vươn vaigiơ búa đập,

Là một lần thanh sắt ởtrên đe,

Lại oằn đi, dướisức mạnh tràn trề,

Của bắp thịt ngườicần lao kiên nhẫn.

NGUYỄNNGỌC

(Nhóm Lửa Việt, Việt ngữ, lớpBốn)

Tuy nhiên, cũng còn có những cảnh đờicơ khổ, bất hạnh, lỡ làng… của bác phu xe,em bé đánh giày, và những trẻ mồ côi…, tấtcả đều được miêu tả sinh độngnhư một cách khéo để đánh thức lươngtâm và kêu gọi sự quan tâm cũng như tinh thần liênđới trách nhiệm của mọi người trongnỗ lực đấu tranh cho công bằng xã hội:

Bác phu xe:

Trời mưa như trútnước,

Đường nhựa bóng nhưgương.

Gió rung, gào, gió thét,

Nhìn cây cối mà thương.

Giờ chỉ còn mấy bác,

Phu xe cứ chạy đều.

Chân đạp, tay bẻ lái,

Gắng lướt gió ngượcchiều.

Dưới trời mưaướt át,

Dưới gió rét căm căm.

Người phu xe cảm thấy,

Cả thân thể như dần.

Trong cơn mưa gió đó,

Ai ngồi ở trong nhà.

Có để ý nhìn qua,

Những con người lao khổ.

Theo XUÂNCHINH

(TiểuHọc Nguyệt San, tháng 4.1957)

Em bé đánh giày:

Mai vàng đua nhau nở,

Báo hiệu xuân về đây.

Bao nhiêu người vui vẻ,

Buồn riêng em đánh giày.

Em xách chiếc thùng cây,

Mang tấm thân ốm gầy,

Len khắp đường phốchợ,

Tìm đánh một đôi giày.

Em lê tấm thân tàn,

Vào các tiệm cao sang,

Đánh giày ăn qua bữa,

Thân trẻ sớm cơ hàn1.

Xuân này em lang thang,

Đi khắp các phốphường,

Mang quần áo tả tơi,

Rước xuân bằng đauthương.

ĐỘCLINH

(TiểuHọc Nguyệt San, tháng 9.1961)

Và những trẻ mồ côi:

Có những con người đangthời hoa nở,

Sống trong niềm đau khổ:kiếp lầm than.

Cặp chân non ngày tháng những langthang,

Trên đường phố ngútđầy bao gió bụi.

Tuổi niên thiếu dệt trong ngànsầu tủi,

Không gia đình, cha mẹ, khát tình yêu.

Ôi long đong, thân trẻ nhỏsớm chiều,

Ngàn cực nhục cũng chỉ vìcơm áo!

Tuổi niên thiếu lớn dầntrong khổ não,

Mặt trẻ trung đầynhững nét đau thương.

Sống lầm than, dầu dãinắng mưa sương,

Thân còm cõi không đủ đầynhựa sống.

Những trẻ ấy dướibầu trời cao rộng,

Đưa mắt nhìn thèm khát cảnhyên vui.

Có chăng ai, chỉ một phútngậm ngùi,

Cho thân phận con ngườixấu số.

XUÂN CHÍNH

(TiểuHọc Nguyệt San, tháng 3.1959)

Hoặc:

Hai đứa trẻ

Trên vỉa hè,

Dòng đời đã bước lêthê,

Chúngđi, đi mãi biết về nơi đâu?

Chúng đã cùng chung một nỗisầu,

Khi mùa ly loạn rắc thươngđau.

Gặp nhau trong buổi chiềuđông giá,

Mỗidải khăn tang, mỗi mái đầu.

Hôm nay mưa gió lắm,

Chúng sát lại gần nhau,

Hòng san hơi thở ấm,

Chođỡ lạnh lòng đau.

Dật dờ trong bóng tối,

Hai trẻ dắt nhau đi.

Đêm nay chúng sẽ về đâunhỉ?

Hay vẫn bơ vơ kiếplạc loài!

H.H.

(Hà Mai Anh, Tiểu học Quốc văn, lớp Nhất)

Ngoài mấy nội dung liên quan đến việcmô tả các thành phần dân dã trong xã hội, gần mộtphần ba số bài thơ dùng làm bài học thuộc lòngđã được nhắm vào chủ đề bồidưỡng cho thế hệ trẻ những tình cảmlành mạnh đối với đất nướcmến yêu. Đó là những bài thơ ca ngợi quêhương xứ sở giàu đẹp, qua hình ảnhcủa con trâu trên đồng lúa, mái tranh vách đấttrong xóm nghèo, rồi những con kênh, giếng nước,lũy tre…, các hoạt động xã hội trong làng xã, gợinên ước mơ về một cuộc sống an cưlạc nghiệp trong cảnh hòa hợp, thanh bình, hạnhphúc:

Quê em nhà cửa liền nhau,

Mái tranh, mái ngói chen màu xinh xinh.

Quê em có miểu, có đình,

Có con sông nhỏ uốn mình trong tre.

Có đồng có ruộng bao la,

Nông dân làm lụng hát ca bênđồng.

Lúa xanh đang trổ đòng đòng,

Một mùa mơn mởn1đẹp lòng dân quê.

Nương dâu xanh ngắt bốnbề,

Bắp, mì, khoai, đỗ, lang, mètốt xanh.

Sớm hồng trời đẹptrong lành,

Sương mai rung động trêncành chim ca.

Vàng son lơ lửng chiều tà,

Đồng quê thơ mộng bao laxanh rờn.

THANH GIANG

(TiểuHọc Nguyệt San, tháng 10.1958)

Quê tôi có một con sông,

Có nương khoai thắm, cóđồng lúa xanh.

Bốn mùa gió mát, trăng thanh,

Bốn mùa lúa tốt, dân lành vuitươi.

Đó đây vang tiếng nóicười,

Câu hò, giọng hát củangười nông dân.

Ngày đêm chẳng quản tấmthân,

Nắng mưa dầu dãi bao lầnnào than.

Mồ hôi đem tưới mùa màng,

Chân tay xới mảnh đất vàngthân yêu.

Quê tôi trong ánh nắng chiều,

Vi vu thoáng tiếng sáo diềunhặt khoan.

HÀN GIANG

(Nhóm Lửa Việt, Việt ngữ, lớpBốn)

Tôi đã đi,

Từ Cà Mau ra Bến Hải.

Tôi đã dừng lại,

Khắp các nẻo đường.

Nước xanh màu bát ngát đạidương,

Hay trùng điệp núi rừng caonguyên đất đỏ.

Tôi đã qua,

Khắp các đô thành nguy nga, tonhỏ,

Bãi biển, đồi thông.

Lúa Hậu Giang bát ngát ngậpđồng,

Dừa Bình Định tô xanh miềncát trắng.

THNS.

(Nhóm Lửa Việt, Việt ngữ, lớpBốn)

Thành phố Huế cổ kính 50-60 năm vềtrước đã được mô tả sinh độngbằng mấy nét chấm phá tiêu biểu, với chùa ThiênMụ, với sông Hương và dải núi Ngự Bình,vẽ nên một bức tranh nên thơ, êm đềm tuyệt đẹp:

Dưới cảnh sắc chiềuvàng bóng ngả,

Thành Huế như bức họa muônmàu.

Xa xa ngọn chuối, tàu cau,

Ngàn thông vi vút, bóng dâu chậpchờn.

Cảnh cung điện vàng son chóilọi,

Dải tường thành vòi vọiquanh co.

Nguy nga tòa sở nhỏ to,

Nếp xưa bộ viện dưđồ còn nguyên.

Thiên Mụ cố lánh niềmtrần tục,

Tẩm lăng còn y thức ngựavoi.

Sông Hương đáy hiện khuôntrời,

Ngự Bình lồng bóng giữavời chon von.

VŨ HUYCHÂN

(TiểuHọc Nguyệt San, tháng 8.1960)

Một trong những nội dung quan trọng xuyênsuốt của những bài học thuộc lòng thờikỳ này là bồi dưỡng lòng yêu nước chothế hệ tiểu học. Yêu nước phải luôngắn liền với thương dân, còn đượcthể hiện bằng tinh thần đấu tranh kiêncường bất khuất mỗi khi đấtnước bị đe dọa trước hiểmhọa xâm lăng từ bên ngoài. Vì thế không ít bài họcthuộc lòng đã được dành riêng cho chủđề lịch sử, nhắc lại những chiếncông oanh liệt mà các thế hệ cha ông đã làm nênđể bảo vệ Tổ quốc. Một số bàinhư thế có lời lẽ kích động hùng hồn khôngkhác gì những hồi trống trận giục giã. Bàithơ ngắn sau đây đã tóm thuật đượccuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Bình ĐịnhVương Lê Lợi, đánh đuổi quân Minh xâmlược:

Bao năm sắm sửa, đợichờ,

Lam Sơn gióng trống, mở cờra binh.

Quyết lòng tận diệt quân Minh,

Giữa hàng tướng tá xưngBình Định Vương.

Mười năm lận đậnbốn phương,

Gian nan rồi mới lênđường vinh quang.

Trận cuối cùng, ải ChiLăng,

Vương Thông nộp giáo, LiễuThăng rơi đầu.

Hồ Gươm xanh ngắt mộtmàu,

Tưởng chừng kiếm quý cònđâu chốn này!

BẢO VÂN

(TiểuHọc Nguyệt San, tháng 3.1958)

Trận cuối cùng ở Chi Lăng năm 1427kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh 10 nămgiành độc lập dân tộc, đã đượcmột tác giả khác diễn lại như một khúc hùngca:

Mưu thần một trận ra oai,

Kinh hồn Tống tướng,khiếp tài Nam binh,

Trời Nam yên hưởng thái bình,

Nghìn thu công đức Đại Hànhchớ quên.

Ỷ nước mạnh, hiếpdân hèn,

Bắc Nam còn lại lắm phen tranhhùng.

Chi Lăng sau vẫn một vùng,

Là nơi giặc Liễu bướccùng bỏ thân.

Kìa ai mật nếm, gai nằm,

Một thân gánh vác, mười nămdãi dầu.

Tấm gương ái quốc còn lâu,

Ngàn năm để cháu con sauhọc đời.

Có thân phải biết giống nòi,

Rồng Tiên quyết chẳng kémngười năm châu?

DƯƠNGĐÌNH TẨY

(TiểuHọc Nguyệt San, tháng 4.1957)

Và hào khí đó đã luôn được lặpđi lặp lại suốt theo tiến trình lịchsử các cuộc đấu tranh giành độc lập,như một cách để un đúc niềm tự hào dântộc và ý chí bảo vệ Tổ quốc chống xâmlăng cho thế hệ tương lai đấtnước. Chủ đề này đã đượcthể hiện sinh động trong rất nhiều bàithơ học thuộc lòng khác, nhắc lại nhữngchiến công oanh liệt về sau nữa, như bài “XuânKỷ Dậu”:

Băng băng đuốc lửa,rừng gươm giáo,

Khí thế quân Nam nước lũtràn.

Khuya tối mồng năm, liêntiếp sáng,

HàHồi thất thủ, Ngọc Hồi tan.

Đoàn quân giải phóng tràn xôđến,

Ngựa thét lừng mây, súngđổ thành.

Sĩ Nghị, nửa đêm quăngấn tín,

Mình khônggươm, giáp, chạy về Thanh.

Một lũ tàn quân theo chủtướng,

Tranh nhau, cầu đổ, vỡcường chinh.

Sông Hồng ngập ngụa thây quânMãn,

Máuđỏ trôi về tận Bắc Kinh.

Cờ Việt thượng lêntầng soái phủ,

Quang Trung dừng ngựa giữaThăng Long.

Áo bào khói súng pha đen xạm,

Chiến thắng dân, quân: nứcmột lòng.

TỪTRẨM LỆ

(Bùi Văn Bảo, Quốc văn toàn tập,lớp Nhất)

Nhưng trước hết là đời sống,tâm tư, nguyện vọng đẹp đẽ củalứa tuổi học trò khi còn ngồi dưới máihọc đường, được lặp đilặp lại trong suốt đoạn đườngtiểu học. Ngoài nội dung khuyến học vốnchiếm một tỉ phần quan trọng, các thứđức tính, bổn phận mà người học sinhcần có trong tương quan với thầy, bạncũng luôn luôn được nhắc nhở, như trách nhiệmhọc tập, lòng biết ơn thầy, thái độxử sự với bạn bè cùng lớp, cùngtrường… Và gần gũi nữa là những kỷniệm tươi vui, êm đềm của tuổi ấuthơ trong “thời cắp sách”:

Ôi! êm ái là thời đang cắp sách!

Ôi vui tươi là lúc hãy còn thơ!

Đời đẹp đẽnhư trong một giấc mơ,

Và thắm đậm như mộtmùa xuân mới.

Có những lúc hồn nhẹ nhàngphơi phới,

Cũng đôi khi nặng trĩubởi lo âu.

Nhưng một khi bài đã thuộclầu lầu,

Lo lắng biến, nhườngphần cho vui vẻ.

Rồi những phút đời vô cùngđẹp đẽ,

Hưởng tình trong của bạnhữu thân yêu.

Những truyện vui, rồinhững truyện vui theo,

Cứ mau chóng chạy qua cùng ngàytháng.

Những tình cảm nơi họcđường xán lạn,

Quên làm sao, tuy dĩ vãng xa xôi?

Vì đó là những kỷ niệmcủa thời,

Thời cắp sách, thời vôngần trong sạch.

LÂMNGỌC SĨ

(Hà Mai Anh, Tiểu học Quốc văn, lớp Nhất)

Những cảm xúc tươi vui, hăm hởcủa “ngày tựu trường”:

Nô nức hôm nay, buổi tựutrường,

Như chim ríu rít sáng tinh sương.

Các em tấp nập ra trườnghọc,

Lêguốc giày vang khắp phố phường.

Nét mặt ngây thơ miệng mỉmcười,

Áo quần mới mẻ dáng vuitươi.

Tay cầm cặp sách đi chân sáo,

Lòngvẫn lâng lâng, mặt sáng ngời.

Giữa đám mây xanh hiện máitrường,

Một hồi trống giụcđã ngân vang.

Cổng trường mở rộngnhư chào đón,

Nhữngđám trò em bước vội vàng.

Bạn cũ gặp nhau lạinghịch tinh,

Vui đùa, cười nói, chuyệntâm tình.

Trời thu mây kéo như thông cảm,

Với nỗi niềm vui củahọc sinh.

VŨTIẾN THU

(TiểuHọc Nguyệt San, tháng 9-10.1959)

Cũng như nỗi sung sướng khi buổihọc cuối cùng chấm dứt, sắp được bướcvào trọn ba tháng nghỉ hè đầy thơ mộng,thời gian để lấy lại sức khỏe và tinhthần chuẩn bị cho năm học mới kếtiếp (chứ không như ngày nay, cứ học suốt!):

Sung sướng quá, giờ cuốicùng đã hết,

Đoàn trai non hớn hở rủnhau về.

Chín mươi ngày nhảy nhót ởmiền quê,

Ôitất cả mùa xuân trong mùa hạ!

Một nét mặt, trăm tiếngcười rộn rã,

Lời trên môi chen chúc nối nghìn câu.

Chờ đêm nay: sáng sớmbước lên tàu,

Ănchẳng được, lòng nôn nao khó ngủ.

Trong khoảnh khắc, sách bài làgiấy cũ,

Nhớ làm chi. Thầy mẹđợi, em trông.

Trên đường làng, huyếtphượng nở thành bông,

Vàvườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt.

Kiểm soát kỹ, có khi còn thiếusót,

Rương chật rồi, khónhốt cả niềm vui.

Tay bắt tay, hồn không chút bùi ngùi,

Các bạn hỡi, trời maiđầy ánh sáng.

XUÂN TÂM

(Lời tim non)

(TiểuHọc Nguyệt San, tháng 5.1958)

Tranh minh họa trong một sách Quốc văncũ ở miền Nam thời trước

  Sự thật, vẫncòn một số nội dung phụ khác có lẽ cũngcần được đánh giá lại cho đượckhách quan hơn. Nền giáo dục ở miền Nam giaiđoạn 1954-1975 dĩ nhiên cũng có chính trị hóahọc đường, nhưng tương đối ít.Đặc biệt, trong thời kỳ Đệ nhấtCộng hòa (1955-1963), thỉnh thoảng vẫn bắtgặp ở phân môn Tập đọc-Học thuộc lòngcó xen vào mấy bài ca ngợi chế độ Cộng hòahoặc ca ngợi lãnh tụ (Ngô Tổng thống), chiếmtỉ lệ chừng 1/20 tổng số bài, nhưngchủ yếu chỉ tập trung ở phần cuốisách của lớp cuối cấp tiểu học (lớpNhất). Tờ Giáo DụcNguyệt San (1957-1963) do Nhà nước chủtrương cố đưa vào một số ít bài cónội dung “chống cộng” khá rõ rệt đểgiới thiệu cho giáo chức sử dụng, nhưngnhững loại bài như thế lại hầu nhưkhông được các nhà biên soạn sách giáo khoa tiểuhọc đáp ứng để đưa vào sách củamình!

Ngoài ra, do nhận thức-tầm nhìn chung củaxã hội lúc bấy giờ còn rất hạn chế vềvấn đề bảo vệ môi trường, không tránhđược vài sách Quốc văn tiểu học đã“vô tư” đưa vào một số bài học thuộclòng có nội dung liên quan đến những thú vui (nhưđá gà, săn bắn…) mà nếu đứng trên quanđiểm bảo vệ môi sinh hiện đại thì làkhông lành mạnh, có thể sẽ mang đến nhữngtác dụng-hiệu quả tiêu cực. Xét riêng vềphương diện này, sách giáo khoa môn Văn tiểuhọc thời kỳ này đã có một bước lùi sovới giai đoạn 1940: trong khi ở Quốc văn giáo khoa thư (lớp Sơđẳng) của nhóm Trần Trọng Kim có bài “Không nênphá tổ chim” quá hay (xem Quốcvăn giáo khoa thư, Tuyển tập, NXB. Trẻ, 1995,tr. 41), thì ở một sách Quốc văn Toàn thư lớpBa nọ, có soạn giả đưa vào chủ đềSăn bắn đến 2 bài tập đọc “Phát súngđầu tiên”, “Một nhà thiện xạ”, 1 bài chínhtả “Đuổi chim”, còn 1 bài học thuộc lòng thì là…“Thú đi săn” (ghi tên tác giả Hồng Vân), trong cómấy câu nói theo bây giờ là rất “phản cảm”:

Vui thay cái thú đi săn!

Núi, rừng lặn lội, băngngàn vui say!

Khi nhắm thỏ, khi rình nai,

Khi theo dấu cọp, khi gài chú beo.

 

Khi mừng gặp gỡ heo rừng,

Khi vui bắt đặng cặpsừng con gô.

Khi mê theo dõi ông bồ,

Khi chờ tê giác, khi mơ sư vàng.

 (Phạm Trường Xuân…, Quốcvăn toàn thư, lớp Ba, quyển II, NXB. ViệtHương, Sài Gòn, 1961, tr. 94)

Trong một xã hội mà còn có ông vua nêu gươngxấu cho dân như cựu hoàng Bảo Đại thờiđó suốt ngày chỉ biết vui chơi săn bắnchẳng lo gì đến việc nước, thì việcdạy cho dân chịu từ bỏ cái “thú đi săn”quả là không dễ dàng chút nào!

Ngoài một số mặt hạn chế tấtnhiên do hoàn cảnh lịch sử cụ thể quyđịnh, sẽ không là quá đáng nếu chúng ta coinhững bài học thuộc lòng cấp tiểu họcthời bấy giờ đã góp phần rất tốt vàoviệc hình thành một nền văn chương giáo khoavới nội dung rất phong phú đa dạng, lànhmạnh và có tác dụng tích cực trong việc rèn luyệnđức-trí cho thế hệ trẻ ở lứatuổi học trò.

Với những giá trị khách quan nêu trên, thiếtnghĩ việc sưu tập-giới thiệu lạimột số bài học thuộc lòng cũ rải rác ởcác sách trước đây là một việc rất đángnên làm. Mục đích là để vừa bảo tồnmột vốn di sản quý giá đã bị lãng quên, vừacung cấp cho thế hệ học trò ngày nay những bàithơ hay, mà có một thời anh em thuộc thế hệchúng tôi đã được hưởng dụng và luôn luônkhắc sâu trong tâm khảm những nội dung đầyhứng thú và bổ ích. 

Chiến tranh đã chấm dứt gần bốnmươi năm, thời gian có lẽ khá đủ chosự lắng dịu của mọi con người ởcả hai bên chiến tuyến, và vì thế cũngđủ chỗ cho lòng khoan dung có cơ hội nảynở để vượt qua những rào cản củaý thức hệ, từ đó chịu nhìn lại mọivấn đề một cách trầm tĩnh và nghiêm túchơn, trong đó có vấn đề cần xem xét lạisâu hơn-khách quan hơn khía cạnh thuần túy văn hóa,học thuật của những công trình giáo dục có giátrị nhân bản đích thực mà tất cảđều do những con người Việt Nam thiệnchí, yêu nước sáng tạo nên …

Trong tình trạng xuống cấp chung của xãhội về văn hóa-đạo đức như bâygiờ, đặc biệt trong giới trẻ học sinhcó khá nhiều biểu hiện tiêu cực như chửithề, đánh đấm hoặc thậm chí đâmgiết nhau, không thế thì cũng là những thói thựcdụng thô thiển đua đòi chạy theo cuộcsống vật chất xa hoa, coi đồng tiền là tiênlà phật…, việc trở lại một cách có nghiêncứu và chọn lọc với những bài họcthuộc lòng có nội dung khích lệ cuộc sống lànhmạnh có lẽ là một đề tài quan trọngđáng để cho các nhà giáo dục và phụ huynh suynghĩ. Trong tinh thần tích cực đó, không loạitrừ khả năng những bài thơ học thuộclòng nằm trong đống sách cũ còn có thể cungcấp thêm phương pháp cũng như tài liệu thamkhảo cụ thể hữu ích cho việc biên soạn,cải tiến, tái cấu trúc nội dung các sách giáo khoatiếng Việt bậc tiểu học mà chúng ta đangnỗ lực tiến hành một phần khá rõ, cầnđược phát huy thêm, theo chiều hướng “chútrọng giáo dục đạo đức và các giá trịtruyền thống” khẳng định trong Chiếnlược phát triển giáo dục 2011-2020 đãđược Chính phủ phê duyệt hồi giữa tháng6.2012 vừa rồi.