Hoa nở muộn

Một người đàn ông độ vừahơn năm mươi tuổi đã đi tới đilui không biết bao nhiêu lần trên con đường quanh co,có góc có cạnh, được chấp nối nhau bằngnhững miếng ván dài ngắn đủ khổ trong cáixóm nhỏ nằm gie ra bờ sông ở bến Tắm Ngựa.Bà già ngồi trước bệ cửa sát đường,cố tình lấy ánh sáng mặt trời chiếu xiên quakhoảng trống giữa hai nhà ngang đó để lượmsạn trong cái rổ gạo, lấy làm lạ vì cái nhìn dáodác và vẻ mặt buồn rầu của ngườiđàn ông, nên đợi đến khi người ấyđi qua lần nữa bèn cất tiếng hỏi:

-                    Chúmuốn kiếm ai vậy?

Ngườiđàn ông mừng rỡ được gợi chuyện,đứng lại ngay, rồi rụt rè hỏi bà giàbằng một giọng hơi lo lắng:

-                    Tôimuốn kiếm nhà cô Nga. Cổ ở đâu khoảngnầy hồi mười năm trước, mà sao bâygiờ thấy lạ quắc tôi tìm hoài không ra.

-                    Ờ,ở đây thay đổi nhiều lắm. Con Nga, tôibiết mà. Nó dọn nhà đi lâu rồi. Cũng chừngmười năm rồi đó.

-                    Dì cóbiết cô Nga đi đâu không? Mà tại sao cổ dọnđi vậy?

-                    Khôngbiết. Tự nhiên nó đi, không nói cho ai hay hết.

Chú Tánh, tên người đàn ông, muốnvề đây để kiếm người đàn bà đãcứu chú hồi mười năm về trước.Hồi đó chú muốn vượt biên. Cái xóm nhỏ có nhàcửa chen chúc lộn xộn, không ngay hàng thẳng lốivới những con đường bắc ván ngoằn ngoèoven bờ sông, là trạm gặp để dẫn ngườilén đi đến chỗ hẹn bằng đườngnước. Rủi ro hôm đó xóm bị kiểm tra nên chúbị hạch hỏi lý lịch đang lúc ngồi trongmột cái quán lá gần bến đò. Trong lúc chú lúng túngkhông tìm ra câu trả lời cho mạch lạc vềvấn đề hộ khẩu thì bỗng có tiếngmột người đàn bà:

-                    Ổnglà ông xã của tôi đó.

Chú ngạc nhiên nhưng không dám day nhìnvề hướng có tiếng nói mà vẫn cúi gầmmặt xuống đất.

-                    Sao tôikhông thấy ổng ở đây?

Người đàn bà nói bằng mộtgiọng buồn buồn như muốn khóc vì câu hỏigợi đau khổ:

-                    Ổngtheo vợ bé bỏ tôi cả chục năm nay. Không hiểusao bữa nay về đây. Hồi sáng lảng vảngtrước nhà mà tôi làm lơ nên ổng mắc cởrồi đi bậy.

-                    Ổngcó hộ khẩu ở nhà chị không?

-                    Không.Tôi giận ổng nên xin bôi tên ổng lâu rồi. Thiệttình tôi đâu có tính ổng trở về. Mà trở vềđể làm chi nữa? Tôi già rồi mà!  

Mấy tiếng cuối cùng chị hạthấp giọng, nói lửng lơ, nửa như hờndỗi nửa như tự than thân trách phận, mà cũngkhông thèm nhìn mặt ông chồng bội bạc làm anh cánbộ bật cười. Anh bỏ chú qua một bên,tới hỏi người khác.

-                    Thôi,đi về! Hay là muốn đi luôn nữa?

Nghe câu hỏi trỏng trong ý nghĩagiải thoát đó chú Tánh cảm động vô cùng, chúvội vàng đứng dậy, đáp với giọng xuôixị:

-                    Vềchớ còn đi đâu nữa.

Vô tới nhà rồi chú Tánh mới dám nhìnkỹ người đã cứu mình. Chú đoán chừng tuổichị ba mươi lăm, đầu bới tóc, mặc áobà ba màu xám lợt, dáng dấp hơi quê mùa trong cái áo mayrộng hơn khổ người nhỏ nhắn củachị. Chị có nhan sắc không đáng được chúý lắm, không có nét nào để gọi là đẹp, tuyvậy cũng không thể bảo là xấu, duy nụcười - chị mỉm cười mời chú vào nhà - rấthiền hậu, có vẻ như lúc nào cũng sẵn sàng thathứ làm chú Tánh thấy có cảm tình ngay. Chú ngồi bêncái bàn dài để ở giữa nhà, ngại ngầnmột chút rồi khen bằng câu hỏi:

-                    Sao côlanh trí quá vậy?

-                    Cáicảnh xét hỏi nầy tôi gặp hoài. Thấy anhlọng cọng tôi biết liền là anh mới đilần đầu. May cho anh là anh cán bộ nầy dễdãi, chớ nếu không thì….

Chú Tánh thắc mắc:

-                    Tạisao cô muốn cứu tôi?

Chị cười, hơi ngập ngừng,rồi nói nho nhỏ:

-                    Khôngbiết. Tự nhiên làm vậy. Có lẽ…tại vì chồngtôi đã bỏ tôi theo vợ bé thiệt. Mà…anh không giốngchồng tôi, mặt anh hiền hơn nhiều…..Chắctại vậy.

-                    Cho tôibiết tên cô được không?

-                    Ðượcchớ. Tôi tên Nga.

Chú Tánh làm chồng hờ chị Nga vài hômrồi lại đóng vai ông chồng có chứng “ngựaquen đường cũ”, tiếp tục chạy theomấy bóng dáng đàn bà khác. Vài tháng sau chú trở lại,ở tạm nhà chị Nga một tuần đểđợi kỳ lên đường kế tiếp.Nhưng rồi kế hoạch cũng lại bể. Chúthất vọng không thiết đến bữa cơmchiều chị Nga đã cố tình nấu nướngthịnh soạn để đãi từ biệt chú.Buổi tối, chú buồn bã ra ngồi ngoài sànnước, thòng chân đong đưa trên mặtnước vừa dâng lên đúng tầm bàn chân chú. Trờitối âm u. Bên kia cù lao Rồng chỉ có một màu đenthẫm. Chú Tánh thở dài, càng âu sầu khi thấy cảnhvật thảm não không kém lòng mình.

Chú nhớ hai mươi năm vềtrước, vợ chú mượn cớ đi chợđể trốn nhà theo chú. Hành trang của cô ấychỉ là bộ quần áo mặc trong người. Cònsự nghiệp của chú chỉ là cái căn nhà nửalợp lá nửa lợp tôn ở khu nghèo Gia Ðịnh cùngvới chiếc xe đạp làm phương tiện dichuyển. Lúc đó chú đang làm thư ký cho một nhà inở Sàigòn, lương bổng đủ đểkhỏi bị đói. Hành động “trao thân gởiphận” đầy tin tưởng của vợ chú đãlà tiếng nói của một tình yêu say đắm không màngdư luận, không sợ hãi trước mộttương lai không có gì là sáng sủa, đã làm chú xúcđộng vô cùng. Chú thầm hứa sẽ bảo vệgìn giữ tình yêu của hai người đến trọnđời.

Chú Tánh đang miên man nghĩ ngợi thì cótiếng động sau lưng. Chị Nga nhẹ nhàngđến ngồi kế bên chú. Chị cũng nhìn qua bênkia cù lao, hỏi nhỏ:

-                    Anhbuồn lắm phải không?

Chú Tánh không đáp, chỉ gậtđầu. Chị Nga tìm cách an ủi:

-                    Thôithì anh rán đợi lần khác. Tôi biết có ngườibị nghẹn cả chục lần, có người cònbị ngồi tù nữa.

Chú lắc đầu:

-                    Khôngphải tôi buồn vì đi không được mà còn lý dokhác. Ðúng hơn là tôi buồn vì tôi phải tính hoài chuyệnra đi.

Chị Nga day qua nhìn chú, ngạc nhiên:

-                    Tạisao vậy?

Chú Tánh cúi đầu thở ra. Chú imlặng, suy nghĩ không biết có nên tỏ tâm sự haykhông. Giây lâu như ngại ngùng vì sự im lặng gâycăng thẳng cái không khí thân tình nên chú nói:

-                    Từkhoảng mười năm trở lại đây, có lẽđời sống xáo trộn của thành phố đã làmvợ tôi đổi tánh. Cô ấy không an phận nhưtrước mà chỉ nhìn sang hàng xóm, nhất là những nhàcó thân nhân ở nước ngoài. Tôi bị nghe thườngxuyên câu hỏi “Tại sao mình không có…?” mà khả năng tôikhông thể trả lời được. Cái khảnăng của một người suốt ngày phải quâynhư cái chong chóng để xoay tiền thì không thểgiải quyết thỏa đáng những vấn đềnhư máy karaôkê, máy điều hoà không khí….

Chú Tánh lại nín im như cố dằnsự cay đắng đang dâng lên theo lời kể,rồi lại trầm trầm nói tiếp:

-                    Tôicũng có một đứa con đã đến Mỹ. Nómới sang đó nên nếp sống chưa vững vàng.Vợ tôi sốt ruột, muốn chắc chắn hơnnên đề nghị tôi trốn đi. Thành thật mà nói,nếu liều mạng sống để kinh tế giađình dồi dào ở tầm mức xa xỉ thì tôi khôngcó một quyết tâm thật sự. Nhưng đểkhông còn nghe bên tai những than van quá đáng, những phiềntrách vô lý, những đòi hỏi ngoài tầm tay thì tôilại quyết định ra đi…

Nghe xong tâm sự của chú Tánh, chị Ngacũng bùi ngùi tỏ thật về thân phận côđơn của mình. Chồng chị làm nghề chạyxe đò, cái nghề đã cho anh mỗi bến, mỗitrạm một người tình. Anh đã đượccác bà vợ bạn hàng của các bến trạm săn sóc,chiều chuộng đến mức độ vợ nhàthành thừa thãi. Tuy anh biết họ có mục đíchvụ lợi cho vấn đề vận chuyển hàng hoánhưng anh thấy mình chẳng mất mát gì, nên phó mặccuộc sống bềnh bồng trong những bàn tay phụnữ. Rồi cuối cùng chẳng hiểu sao anh khôngtrở về nữa.

Nghe giọng nói đằm thắm rấtbuồn của chị Nga chú Tánh cũng thấy nao nao tronglòng. Tự nhiên chú đưa tay qua ôm vai chị siết nhènhẹ.

Trên đường về chú Tánh ghé vào bãibán thức ăn ở một ngả tư không xa bếnTắm Ngựa bao nhiêu để ăn hủ tíếu. Cáibãi này đã có từ rất lâu rồi. Cứ đếnbốn giờ chiều là người ta dọn hàng rakhoảng nền gạch rộng chừng nămthước nằm trước dãy tiệm đủloại chạy dài hằng mấy mươi thước.Có đủ hình thức bán thức ăn, từ nhữngxe đẩy có dạng gian hàng hẵn hòi với cả bànghế cho khách ngồi ăn như xe phở, xe hủ tíếu,xe bán nước sinh tố, chè sâm bổ lượngđến những gánh hàng ngồi dưới đấtnhư tàu hủ, chè bắp, cơm rượu, bún ốchay đơn sơ như những người chỉ cócái thúng, cái rổ để bán trái cây theo mùa, bánh tự làmhay đồ chơi rẻ tiền cho trẻ con nghèo.

Trời hãy còn sớm nên chú Tánh chưamuốn vội trở về Sàigòn. Nỗi buồn không gặpchị Nga để từ giã trước khi chú vĩnhviễn rời quê hương xứ sở vẫn cònđè nặng trong lòng nên chú trông có vẻ uể oảikhông muốn cất bước. Sau hơn mười  năm lo lắng, con chú đã hoàntất bổn phận mẹ nó giao phó. Chiều mai làvợ chồng chú và đứa con gái còn lại, mà anh nócũng cẩn thận tìm cho một vị hôn phu vớiđầy đủ giấy tờ hợp pháp, sẽ lênmáy bay sang Mỹ để đoàn tụ gia đình . Trongnhững ngày cuối cùng, càng thấy vợ vui vẻ náonức bao nhiêu thì chú lại càng nhớ đến hailần đi hụt và người đàn bà cứu chúbấy nhiêu. Thời gian qua chú đã bỏ cuộcchuyện vượt biên mà dồn sức vào sự tranhđấu với mưu sinh. Chú đã thay đổinhiều chỗ làm, thử nhiều công việc khác nhau,xoay xở đủ phương cách để cung cấpgia đình một đời sống vật chấttạm gọi là không “xấu mặt với hàng xóm” nhưyêu cầu của thím. Nghề cuối cùng của chú làchạy xe ôm, cái nghề có tên như đụng chạmluân lý nhưng thật ra rất đứng đắnđàng hoàng. Chú không cực khổ thân xác, nhưng dãidầu mưa nắng, và giờ khắc làm nghỉ rấtbất thường. Dù sao thì nó đã giúp chú giảiquyết được vấn đề cơm áo.  Chú rời nhà từ sáng sớm,đến chiều tối mới về. Buổi trưa, nếukhông có khách đi, chú ghé một quán nào đó nghỉtạm. Chú mượn cớ phải thường xuyênkiếm mối mà tránh né sự gần gũi với thím. Ðólà điều đã khiến chú đau lòng hơn cảnỗi vất vả với miếng ăn. Thím lo cơmnước cho chú như một thói quen, một hànhđộng phản xạ không cần suy nghĩ. Sựchăm sóc thật tình tứ của những năm còntrẻ hoàn toàn không còn nữa. Thím chẳng quan tâm tớinhững buồn vui của chú, coi như nó không liên can gìvới mình, cũng chẳng để ý tới nhữngcử chỉ tế nhị chú dành cho thím mà hồi nàođó thím đã sung sướng tiếp nhận. Giờđây, đôi lúc thím còn thấy bực bội vì chú chuđáo một cách không cần thiết. Thím bận bịunhiều với những phác họa mới cho tươnglai ở một chân trời khác mà thím nghĩ rằng nósẽ huy hoàng lắm. Chú đành chấp nhận nhịpsống đơn điệu buồn tẻ của haingười chỉ còn gần bên nhau trong danh nghĩavợ chồng…

Càng nhớ đến tình trạng giađình chú càng buồn, càng tiếc. Phải chi sựlợt lạt đó bắt nguồn từ sự trầmlặng theo tuổi tác hay từ sự lo lắngđổ dồn vào con cái thì chắc chú thươngvợ nhiều hơn nữa. Chú có cảm tưởngsự chai lì hao mòn của tình cảm có nguyên nhân là tháiđộ buông trôi theo thời gian, là những ham muốnbất chợt và những tham vọng mới đến. Hạnhphúc có thật với “tình yêu trong mái lều tranh” nhưđược tả trong tiểu thuyết củanhững năm đầu tiên trong đời sốngvợ chồng là một hãnh diện của haingười. Thế mà bỗng chốc đời sốngxã hội thay đổi đã mang tâm hồn conngười đi theo một cách đột ngột. Tácđộng của ngoại cảnh ngoại vậtmạnh mẽ thế hay tại vì cái bản ngã thứ haicủa con người, trong bình yên thì ngủ im dướitầng sâu thẳm của tiềm thức, đã phảiđợi đúng lúc đúng cơ hội mới trỗi dậy?Chú không giải thích được.  Theo thời gian chú không muốnnghĩ ngợi nữa mà chỉ còn ôm ấp niềm đaukhông nói được về sự biến đổi tâmtánh của người mình đã từng rất yêuthương.

Thời gian còn ở trong khung cảnh sốngquen thuộc không lâu nữa làm chú đâm ra tư lự, cứhồi tưởng những kỷ niệm xa xưa, quanhquẩn trong đầu chú nhiều nhất là hai chuyếnđi không thành và người đàn bà, tuy chú có cảmtưởng bị nụ cười ràng buộc ngay khimới gặp, mà lại đã quên mất vì sinh kế và tâmsự buồn. Chú thấy ân hận về sự bạcbẻo của mình nên chợt nảy ra ý muốn đithăm người ơn để gọi là trảlễ một chút tình nghĩa trong giờ phút cuối cùng.

-                    Bácơi, bác mua giùm con một lon đậu phộng nấuđi.

Chú day lại nhìn một bé gái trạc chínmười tuổi, có cái chùm tóc sau ót cột nhổng caonhư đuôi gà, trước trán để lòa xòa mộtmàn tóc mỏng phủ tới chân mày. Ðôi mắt bé tròn, to, cócái nhìn thật ngây thơ, trong sáng. Chú Tánh tự nhiênthấy thương đôi mắt ấy. Chú mỉmcười hỏi:

-                    Con bánbao nhiêu một lon?

-                    Dạnăm trăm đồng.

-                    Bán chobác một lon đi.

Bé cười thật tươi:

-                    Bácơi, bữa nay sao con hên quá. Mời một cái là bác mualiền.

Chú Tánh thân mật hỏi:

-                    Bộkhó bán lắm sao?

-                    Dạ.Con phải năn nỉ nhiều lắm mà lâu lâu mới cóngười mua.  Con bịđuổi đi hoài.

Chú Tánh thấy bé có vẻ thông minh và ănnói lễ độ nên cũng muốn trò chuyện vớinó cho đỡ buồn.

-                    Conđi bán như vầy suốt ngày hay sao?

-                    Dạkhông. Con chỉ đi bán buổi chiều thôi. Con phảiđi học nữa chớ. Mà hôm nào có bài học nhiềumá không cho đi.

-                    Thếcon học khá không?

-                    Con làhọc sinh tiên tiến đó bác ơi.

-                    Giỏiquá vậy. Chắc ba má con cưng con lắm phải không?

-                    Dạ.Mà con có má không thôi hè. Ba không có ở nhà.

Chú Tánh nhìn bé dò xét. Ðột nhiên chú nghĩđến những ông cha vượt biển mang hyvọng giải quyết tình cảnh nghèo đói khó khăn.Bé ngồi lên một cái ghế cạnh chú, có vẻ nhưquyến luyến ông khách dễ tánh. Nó tâm sự:

-                    Conkhông biết mặt ba con. Má con nói ba con theo vợ bé. Bácbiết vợ bé ra sao không? Bộ bả đẹp lắmhả? Con hỏi mà má không chịu nói.

Chú Tánh bật cười nghe mấy câuhỏi ngây thơ của bé.

-                    Ừ.Thường thì vợ bé đẹp nên người ta mê. Cókhi mấy bà vợ bé không đẹp nhưng mấy bảchăm sóc các ông khéo léo hơn chính vợ họ nên họquên về nhà. Nói vậy chớ bác cũng không biết rõ,tại vì bác đâu có vợ bé.

Nói xong chú cười, xoa đầu bé. Bénhư sung sướng được chú vuốt ve. Nó kéoghế ngồi sát chú thêm chút nữa.

-                    Nãygiờ bác quên hỏi, con tên gì?

-                    Dạcon tên Duyên.

-                    À, connói chuyện hoài không đi bán, làm sao con có tiền đemvề cho má con?

-                    Nóichuyện với bác vui quá nên con quên. Mà cũng không sao. Mákhông rầy đâu, tại không phải ngày nào con cũng bánhết rổ đậu nầy.

-                    Conđong cho bác một lon nữa đi.

Bé Duyên hí hửng đong lon đậunấu đổ vào cái bao bằng giấy báo xếp dán haimí chéo vào nhau giống như hình cái quặng.

-                    Bácbiết không, con được hai ngàn đồng rồiđó. Mai bác có lại đây ăn hủ tíếu nữakhông?

-                    Không.Lát nữa bác sẽ về Sàigòn.

Duyên trố mắt:

-                    Ơ,vậy bác không phải ở Mỹ Tho à?

-                    Không.

Chú Tánh vừa đáp vừa coi đồnghồ tay. Trời đã tối nên chú phải đưa taylên gần cây đèn ống gắn sát trên vành cái trần xehủ tíếu để đọc số.

-                    Trễrồi. Thôi bác đi. Bác tính về sớm hơn mà nóichuyện với con rồi bác quên mất thì giờ.

-                    Chếtrồi. Con cũng phải về.

-                    Nhà concó xa không? Con dám đi một mình à?

-                    Dạkhông xa. Thường thì con về trước khi trờitối. Bữa nay tối hồi nào con không hay. Chắc mátrông lắm.

Chú Tánh nghe bé Duyên nói vậy thì đâm ra áingại.

-                    Thôiđể bác đưa con về nhà rồi bác đicũng không muộn.

Bé Duyên reo lên:

-                    Thiệthả bác? Có bác má không rầy con ham chơi quên về. Thôimình đi bác.

Bé Duyên có vẻ vui lắm đượclàm quen với chú Tánh, lại được chú đưavề nữa, nên nó vừa đi vừa nói chuyện khôngdứt. Nó kể đủ thứ về trườnghọc, về mấy đứa bạn nhỏ cũngđi bán dạo như nó ở ngã tư. Chú Tánh cứ imlặng nghe, thỉnh thoảng cười theo nó. Chúthấy trong lòng nhẹ nhàng đôi chút. Từ hồigặp bé Duyên chú không còn nhớ đến nỗi buồnkhông tìm được chị Nga mà cũng quên luôn hoàncảnh gia đình của chú, nên chú không bận tâm lắmvề chuyện trở về Sàigòn sớm hay muộn.

Bé dẫn chú đi vào mộtđường hẻm dọc theo bức tườngcăn phố cuối của dãy nhà gạch nằm trênđường cái, rồi quanh vào dãy nhà ván nằm song songđằng sau. Tới căn thứ hai nó dừng lại,chỉ vào:

-                    Bácơi, nhà con đây nè. Má ơi má, con về rồi.

Từ trong buồng có tiếng ngườiđàn bà vọng ra:

-                    Duyênđó hả con? Sao con về trễ vậy, làm má lo quáchừng. Má đang thay áo đặng đi đón con đó.

-                    Máơi, có bác nầy dẫn con về. Má đâu cầnphải lo.

Nghe con nói thế mẹ Duyên lậtđật đi ra, rồi đứng nhìn sửng chú Tánh.Chú Tánh cũng bàng hoàng nhìn người đàn bà mớixuất hiện dưới ánh đèn.

-                    Cô Nga!

Chị Nga vẫn đứng yên không cửđộng mà nước mắt rưng rưng.

-                    AnhTánh! Tôi đâu ngờ còn gặp lại anh.

Chú Tánh bùi ngùi nói, giọng không dấuđược sự vui mừng:

-                    Tôiđi về xóm cũ tìm cô suốt ngày nay. Ðịnh ghé ngãtư ăn lót lòng rồi trở về Sàigòn, bấtngờ gặp bé Duyên. Tôi đâu dè nó là con của cô.

Chị Nga đã bình tĩnh lại, chịkéo ghế mời chú Tánh ngồi. Chị day qua Duyên, dịudàng bảo:

-                    Conđi tắm đi. Má đã nấu nước sẵn chocon rồi.

Bé Duyên “dạ” rồi đi ra nhà sau. Nó khônghiểu sao mẹ nó và chú Tánh quen nhau, nhưng thấymẹ như muốn khóc khi gặp chú Tánh nên nó không dámhỏi mà cũng không dám đứng lại đó. Chú Tánhtrầm trồ:

-                    Cô cóđứa con dễ thương quá. Thấy nó rồi nghenó nói chuyện tự nhiên tôi thương liền.

Chị Nga cúi đầu, hơi nhếch mépcười buồn. Chị cũng ngồi xuống ngangchú, im lặng. Chú cảm động, trìu mến nhìnchị Nga. Ngoài vài nếp nhăn ở đuôi mắt vàdáng hơi gầy đi chị vẫn còn giữ phong cáchnhư trước, điềm đạm, lặng lẽvới nụ cười đầy nét khoan thứ. Chú Tánhchợt thấy mình đang cần nụ cườiấy để xoa dịu sự ray rứt vì tháiđộ phụ ơn bội nghĩa của mình.

-                    Côdọn đi bao lâu rồi? Tại sao cô dời nhà vậy?

Chị Nga do dự không muốn đáp.Chị có vẻ suy nghĩ nhiều làm chú Tánh thắcmắc. Chú đoán là phải có uẩn khúc gì đểchị Nga không thể trả lời mấy câu hỏitầm thường như vậy. Chị Nga đắnđo mãi, rồi cuối cùng chị nói, giọng run run:

-                    Tôidọn đi từ mười năm nay. Lý do là vì ….tôi mangthai con Duyên. Tôi biết điều đó sau khi anh vềSàigòn hai tháng. Tôi có linh cảm là anh không bao giờ trởlại nữa.

Chú Tánh tưởng như trái tim mình sắptung ra khỏi lồng ngực. Chú quay hẳn về phíachị Nga, đưa tay ra nắm lấy hai bàn tay củachị đang để trên bàn. Chú không nói đượclời nào, cứ nhìn chị mà nước mắt chựctrào ra. Trong lúc đó nước mắt chị Nga đã tuônđầm đìa. Cả chú Tánh lẫn chị Ngađều không lường được kết quảcủa đêm tâm tình mà sự dâng tràn cảm xúc của haikẻ cùng mang nỗi khổ đã đưa đếnhành động an ủi nhau bằng ân ái.

-                    Tôi cólỗi với em nhiều quá. Chẳng những vô ơnbạc nghĩa mà còn phụ phàng, thiếu trách nhiệm.

Chị Nga lắc đầu, giọngvừa thông cảm vừa chịu đựng:

-                    Anh làmsao biết được. Tôi đã nghĩ đó là sốmạng. Có đứa con để bớt cô đơnquạnh quẽ thì cũng là phần thưởng củatrời thôi. Tôi không hờn trách anh chi hết. Có lẽ….vì….

Chị ấp úng, nín lặng, rồitiếp tục nói trong ngượng ngùng:

-                    Cólẽ…vì….lần đầu tiên trong đời…tôi biếttình yêu thương là gì. Tôi đã được an ủinhiều lắm chớ không khổ đâu… Chỉ buồnlà khi con nó hỏi cha, tôi không biết nói sao cho ổn.

-                    Nên nóilà cha nó theo vợ bé chớ gì?

Chú Tánh nói đùa để bầu không khíbớt bi thảm. Chị Nga cũng cười theo.  Tuy nhiên, dù đã buộc miệngnói một câu vui chú Tánh không ngăn được sựbối rối, khó chịu trong lòng. Bây giờ chú mớibiết người đàn bà mà chú tưởng chỉdễ mến còn rất can đảm, cao thượng vàlãng mạn. Chú hơi  hổ thẹnđã không nhìn được chiều sâu qua cái dạngmộc mạc, chất phác bên ngoài của chị Nga. Chúhối hận cho sự  khôkhan của mình, đã không nhận ra tính lãng mạn nằmtrong hành động tự nhận là vợ một ngườixa lạ với mục đích giải nguy ngườiấy. Chú vẫn nghĩ đó là sự may mắn, rồihôm nay sự may mắn ngẫu nhiên đó đãđược tiếp nối bằng cuộc gặpgỡ ngẫu nhiên với bé Duyên trên bãi bán thức ăn.Chú có nên thản nhiên chờ đợi những ngẫunhiên khác trong cuộc đời nữa không? Suy nghĩ nàylàm chú bứt rứt vì tính hời hợt của mình,thấy phải đến lúc có một đắn đocân nhắc. Chú trầm ngâm giây lát rồi nói:

-                    Nóithật, tôi đi tìm em là để cảm ơn chuyệncứu giúp ngày trước và để từ giã vĩnhviễn. Chiều mai gia đình tôi sẽ lên máy bay….

Chị Nga nhìn thẳng vào mặt chú, vẻhốt hoảng hiện rõ trên đôi mắt.

-                    Nhưngmà….Bây giờ có lẽ tôi đang đứng trướcmột ngả đường mới và cũng có lẽtôi phải dứt khoát có một quyết địnhmới. Những năm tháng hạnh phúc êm đẹpvới vợ tôi đã từ lâu là một dĩ vãng xa xôi màtôi không còn mong gầy dựng trở lạiđược, cái tương lai ở một xứvăn minh có đủ mọi khêu gợi cho ham muốnvật chất có thể sẽ là một đe dọatrầm trọng hơn là một hứa hẹn tốtđẹp cho đời sống vợ chồng tôi. Cònhiện tại? Có phải chăng hôm nay tôi bắt gặpđược cái hiện tại mà tôi mơ ước? Ðólà tình cảm  thành thật, tựnhiên giữa những người cần nươngtựa đùm bọc nhau. Nó là tấm tình từ lòng nhân áicủa em đã cho tôi, nó là tình thương của bậclàm cha mẹ đối với món quà quý báu củađịnh mệnh đã dành cho chúng ta: bé Duyên!

Chị Nga nức nở:

-                    Nhưvậy là…..

Chú Tánh vuốt nhè nhẹ bàn tay run rẩy vìxúc động của chị Nga.

-                    Suốtthời gian qua tôi chỉ biết đi kiếm sống vàtìm đủ cách để tránh sự cắn đắntrong gia đình mà không bao giờ bận tâm là tôi đangmuốn gì, đang cần gì cho chính mình. Tôi cũng đãquên tôi là ai, hằng có những hy vọng, mong đợigì. Trong giây phút này tôi nhận thức ra rằng, kểtừ ngày mai vợ con tôi không cần tôi nữa mà chính tôimới cần tôi, vì tôi đang đối diện vớinhững vấn đề bị bỏ quên đó, và….

Bé Duyên tắm xong đi ra thấy chú Tánhvẫn còn ngồi nói chuyện với mẹ, nó mừngrỡ kêu lên :

-                    Bácchưa về hả bác ? Bác ơi, bác ở lạibữa nay đi. Lát nữa con hát cho bác nghe. Con lên sânkhấu trong trường hoài hè.

Chú Tánh kéo bé vào lòng, hôn nhẹ lên đôimắt mà chú đã thương ngay khi mới nhìn thấy,rồi âu yếm hỏi :

-                    Nếubác không phải chỉ ở lại bữa nay thôi mà ởluôn, con vui không ? Con có chịu kêu bác bằng ba không ?