Ngại ngùng

Bà mai Sáu dẫn mẹ con của ông kỹ sư Khiêmchạy vào cái quán nằm ở ven con đườngđất khi mấy giọt mưa bắt đầuđổ.  Vừa ngay sauđó là cơn mưa trút xối xả, chỉ mấy phútsau làm ngập cả cái rãnh chạy theo con lộ.  Ba người nhìn nhau, mừngrỡ là mình may mắn tìm kịp chỗ đụt.

Dì Năm chủ quán lật đật quét cái chõng trenằm sát vách lá để mời khách ngồi.  Dì hơi lúng túng vì bất ngờcó khách sang trọng vào cái quán nghèo chỉ có những mónđồ vặt vãnh cần thiết cho hàng xóm.  Thầm nghĩ là chắc ngườita chỉ cần đụt mưa, nên dì làm thinh đi ra saulò nấu nước.

Sau khi đã bình tĩnh lại, bà Sáu mới hỏivọng ra sau:

-     Chị buôn bán có khá khôngvậy?

-     Dạ cũng tạmsống qua ngày.  Tôi đâu cóvốn liếng gì nhiều nên chỉ có mấy món hànglặt vặt để bà con trong xóm khi thiếu bấttử thì không cần phải chạy ra chợ.

Khi dì Năm bưng nước ra mời, bà Trân, mẹcủa kỹ sư Khiêm, nhìn dì với đôi mắtđầy thiện cảm:

-     Tụi tôi làm phiềnchị quá.  Ðã cho đụtmưa mà còn trà nước nữa.

Dì Năm cười thật thà:

-     Dạ, đâu có chi.

Bà Sáu nói, giọng thân mật xã giao:

-     Coi vậy chớthời nầy đi kiếm người tử tếkhông dễ đâu nghe.  Khôngdấu chi chị, tôi là bà mai, dẫn ông kỹ sư ởbên Ðức mới về và bà thân sinh của ông đi coimắt con cháu ở xã bên dưới.  Con nhỏ con của ông luậtsư làm trong Hội Luật Gia tỉnh đó, chắcchị thế nào cũng biết mà.

Dì Năm cười thủ phận:

-     Dạ, chắc tôicũng biết biết vậy thôi, chớ tôi tối ngày lubu với cái quán rồi chiều về nhà với con cháu, cóđể ý tới ai đâu.

Bà Sáu cười, bà Trân cũng cười theo, chỉcó ông kỹ sư Khiêm thì có vẻ như hơingượng ngùng vì chuyện của mình bị kểmột cách công khai.  Khiêm theomẹ sang Ðức với dạng đoàn tụ gia đìnhkhi mười hai tuổi. Vốn bản tánh hiền lành, lại đượcdạy dỗ theo khuôn phép nên tuy lớn lên trong xã hội Âuchâu mà Khiêm không bạo dạn lắm trong vấn đềbạn gái với người bản xứ, còn vớingười cùng xứ thì chàng cũng không hăng hái đitìm mối giao lưu.  Bà Trân lolắng vì chàng đã ba mươi sáu mà vẫn không chịunghĩ đến chuyện đôi bạn để bà cócháu ẳm bồng, nên nhắn về quyến thuộcnhờ người giới thiệu giúp.  Lại mất cả nămtrời chờ đợi bà mới được tấmảnh của một cô gái, tuy không xinh đẹp lắmnhưng cách trang điểm chưng diện cũng ravẻ là người có học thức và tân tiếnvừa phải.  Cô đang làmviệc trong một hãng ngoại quốc, và nghe nói làrất thông thạo Anh ngữ. Ngoài ra, thân thế gia đình cô đã cho bà Trân mộtsự tin tưởng và hy vọng. Khiêm không phản đối, cũng không nồngnhiệt hưởng ứng. Chàng muốn làm vừa lòng mẹ phần lớn là vìtuổi tác của mình.  Từtrước tới giờ Khiêm không cảm thấy có nhucầu tìm vợ bức thiết đến phảikiếm những mối giao duyên qua các mạng lướiđiện tử như bè bạn cùng lứa tuổi, nênchàng không từ chối việc đi coi mắt vợ theolề lối cổ điển.

Trong lúc mọi người đều ngồi im nhìnmưa đổ vì không ai biết phải nói với nhauchuyện gì, thì chợt tấm phênh phía nhà sau hé mở,một cô gái mặc áo mưa màu tím lợt len thật nhanhcái thân hình nhỏ nhắn của cô vào.  Cô hỏi dì Năm vớigiọng lo lắng:

-     Má có đợi con không?Con về không kịp trước cơn giông, rồi contính chờ trời tạnh vì con cũng không có đem áomưa theo nữa.  Nhưng màsợ má trông nên con mượn áo của Xuân Lan …

Cô gái chợt nín bặt khi nhìn thấy khách ngồi trênchõng.  Cô cởi áo mưa máng lêncái móc ở góc nhà, đứng lẩn quẩn một látở cửa sau, rồi không biết làm gì cô lặng lẽđến đứng bên cái cột bằng tre chỉ tobằng bắp chân chống giữa quán.  Cô ôm cái cột với hai bàn tayở vừa tầm gương mặt, tựa má vàolưng bàn tay chỉ còn để lộ một phầnmặt và đôi mắt, nhìn khách nửa như tò mò nửanhư ngầm trầm trồ cách ăn mặc đẹpđẽ và thanh nhã của bà Trân và Khiêm.  Bà Trân và bà Sáu mãi ngó ngoài sân nên khôngđể ý tới cô gái, nhưng Khiêm bất chợtcảm thấy như bị điện giựt khi vừanhìn đôi mắt của cô. Ðôi mắt chẳng những đẹp với màuđen láy và làn lông mi cong vút mà còn vì nét ngây thơ củanó.  Nó là một cái gì mà Khiêmchưa hề trông thấy, chưa hề mơ mộng,chưa hề mong ước được có, nhưngsự hồn nhiên trong ánh mắt hiếu kỳ đã làmchàng xao động mãnh liệt. Chàng bối rối quay ra chỗ khác, rồi len lén quaylại.  Cô gái vẫnđứng yên nhìn khách, không biết là người đànông trẻ đang có rối loạn trong lòng.

Mưa bắt đầu dứt hột.  Dì Năm đang ngồi trên cáighế đẩu sau hàng hộp, thau, thúng đựngđủ mặt hàng lặt vặt khác nhau để trênmột cái kệ bằng gỗ đóng thành hình nhưbực tam cấp, day vào bảo con gái:

-     Nhãn, con chạy vềnhà coi cái bếp có bị mưa tạt không.  Hồi nãy má chỉ khép sơ cáicửa thôi.  Sẵn bắt mộtcon cá bông lau ngâm trong thau cho má. Ờ … nhớ hái một mớ rau lang, nghe không?

Nhãn “dạ” rồi chạy đi ra hướng cửasau.  Cái quán lá nằm chơvơ một mình trên một miếng đất sát conđường đi xuyên qua các xóm nên cả cửatrước lẫn cửa sau đều có tác dụng nhưnhau.  Ngoài hàng hóa dì Nămchỉ có một ông lò để nấu nước.  Mỗi ngày dì ở đây từsáng sớm tới khoảng sáu giờ chiều.  Buổi trưa sau khi tan họcNhãn đến coi quán thay cho dì về nhà ăn cơm,rồi việc làm kế tiếp là học bài, lo săn sóctắm rửa hai em, cho bầy cá bông lau trong cái ao sau nhàăn và chuẩn bị những thứ để dì Nămnấu cơm chiều.

Khi Nhãn đi rồi Khiêm mới như bừng tỉnh.  Chàng quay qua mẹ thì thầm.  Bà Trân sửng sốt.  Khiêm lại nói nho nhỏ vớimẹ, như có vẻ năn nỉ.  Bà Trân đắn đo, rồicuối cùng day qua bà Sáu.  DìNăm thấy lạ, vì bỗng nhiên mấy ngườikhách nói chuyện với nhau điều gì như nghiêmtrọng lắm.  Bà Sáu biếnsắc mặt, rồi xịu xuống đămđăm, rồi lại dịu đi.  Bà chợt đứng dậy,khều dì Năm, hai người đi ra đứng ởcửa sau nói chuyện.

Khi ba người từ giã, dì Năm đi theo ra tớiđường mà không nói tiếng nào cả, bà Sáu thânmật:

-     Vài bữa nữa tôitrở lại, rồi mình nói chuyện nhiều hơn.

Dì Năm chỉ “dạ” rồi thôi, nhưng nét mặtrất bối rối như vừa bất ngờ đónnhận một sự kiện mà dì không đủ sứcphán đoán được đó là rủi hay may.

*

*      *

Tin Nhãn được ông kỹ sư Khiêm bên Ðứchỏi cưới bắn ra như một loạt pháo bôngthình lình gây xáo động cả một vùng vì tiếngnổ đột ngột, nhưng cũng đồngthời tạo thích thú vì màu sắc rực rỡ huy hoàngcủa nó.  Ðầu trên xómdưới ai cũng bàn bạc về mối duyên kỳngộ, về trận mưa của ông tơ bà nguyệt,về cuộc đời như chuyện Tấm Cám, cóngười biết chút ít chuyện phương Tây thìlại gọi Nhãn là “cô bé lọ lem”.  Dì Năm không ngờ chuyện tìnhduyên của con mình bỗng trở thành đề tài bàn tánnên trong lòng thấy lo hơn là hãnh diện.  Thật tình dì cũng không rõtại sao mình lo trong khi đối với mọingười đó là một may mắn hiếm có.  Khi hỏi ý Nhãn về lờidạm hỏi của mẹ con bà Trân, dì cũng rào đónrằng dì để Nhãn hoàn toàn quyết định.  Cả mấy mẹ con đãsống nghèo nàn nhưng quen yên phận nên vừa ý vớinếp sống khiêm nhường nầy, thành ra dì không có lýdo để mong ước xa vời hay ham tiền épuổng con.  Nhãn không trảlời dì ngay mà nín im luôn mấy hôm, rồi cuối cùng côbảo rằng “chịu” mà không thêm một lời nàokhác.  Dì Năm nửa mừngcho con được người chồng có tươnglai tươi sáng, nửa không yên trong lòng, vì Nhãn nhưtừ đó ít nói hẳn đi.

Phương đang đi chợt thấy Nhãn rảobước về hướng mình nên luống cuốngđịnh quay ngược lại, nhưng Nhãn đã lêntiếng gọi:

-     Phương,Phương đi đâu mất mà sao hổm nay Nhãn khôngthấy không gặp gì hết vậy? Làm nhưPhương muốn tránh Nhãn, phải không?

Phương bối rối, ngập ngừng nói:

-     Ðâu có.  Tôi cũng đi học nhưthường chớ ...  Khônggặp Nhãn là tại … không gặp, tôi đâu có tránh …

Nhãn nhìn Phương với vẻ mặt không vui, hìnhnhư muốn nói gì rồi không nói. Cả hai đứng ngó nhau ngượng nghịu,giây lâu Nhãn hỏi:

-     Phương có gấpđi không?

-     Không.

-     Mình ngồi đây nóichuyện chơi được không?

-     Ðược chớ.

Ðôi bạn bẻ mấy nhánh lá trải xuốngđất, rồi ngồi bên bờ khúc mươngchạy dọc theo đường đi, day lưng ralộ.  Cả hai im lặnggiây lâu, Phương do dự rồi bắt đầu:

-     Nhãn sắp làm đámcưới thiệt hả?

Nhãn gật đầu, gương mặt buồn xo.  Phương liếc nhìn bạn,cảm thấy như bạn có tâm sự gì mà không biếtphải hỏi làm sao.  Lạiim lặng một lúc.

-     Chừng nào?

-     Nếu không có gì thayđổi thì tháng tới.

-     Rồi chừng nào Nhãnđi Ðức?

-     Chừng giấy tờxong.

Phương thở dài, lấy chân đá nhè nhẹ vàomấy tàu lá của đám dừa nước mọc dàitheo con mương trước mặt, nói bâng quơ:

-     Nhãn sẽ đâu còndịp ngồi bờ đất như vầy nữa?

-     Ừ.

-     Mà chắc ở bênđó đẹp hơn xứ mình nhiều?

-     Không biết.

-     Nghe nói ở bểnlạnh lắm, phải không?

-     Không biết.

-     Nhãn sẽ ở tỉnhnào?

-     Không biết.

-     Chắc Nhãn chỉở nhà lo cho chồng thôi chớ đâu có làm gì, phảikhông?

-     Không biết.

Phương ngần ngừ, rồi hỏi tiếp,giọng thấp hẳn đi:

-     Nhãn nghĩ là sẽ ….  có hạnh phúc không?

-     Không biết.

Phương nổi giận, nói sẵng:

-     Cái gì cũng “khôngbiết” hết thì đi làm gì?

Nhãn nhìn Phương nước mắt rưngrưng.  Phương hốihận, dịu giọng:

-     Xin lỗi Nhãn.

Nhãn cũng bắt chước Phương đá chân vàobụi dừa nước như để dằn cơnxúc cảm.  Rồi vớigiọng nho nhỏ run run Nhãn nói:

-     Phương khôngbiết chuyện nầy, để Nhãn kể cho nghe.  Má của Nhãn mất hồi Nhãnhai tuổi, chỉ một tháng sau ba đem Nhãn giao cho dì Năm,em của má, rồi bỏ đi biệt tích.  Má Năm thương Nhãn nhưcon ruột nên ít ai biết Nhãn là con nuôi.  Nhãn muốn đền ơn máNăm bằng cách lấy chồng ở nước ngoàiđể có thể giúp má lo cho hai em ăn học, chớvới đời sống nầy thì giỏi lắm hai emcủa Nhãn cũng chỉ học hết cấp hai cấpba rồi thôi … Nhãn không đi tìm mà người ta tớikiếm, tức là trời định, Nhãn chỉ làmchuyện đấng trên đặt để thôi.  Với lại, ngoài má Năm màNhãn muốn đền đáp ơn nghĩa, Nhãn đâu còncó ai nữa để mà suy nghĩ là có nên đi hay không.

Phương nhìn Nhãn, thấy lòng se thắt.  Phương rất muốn nói„Nhãn có ai đó chớ!“ và „ai“ đó đã từ lâu muốnnói với Nhãn một điều mà vẫn ngại ngùngkhông dám nói.  Phương maymắn hơn Nhãn, có một gia đình tạm gọi là khágiả.  Cha Phương, sau khibị trường trung học công lập cho nghỉviệc, làm nghề chạy xe ôm ban ngày, ban đêm thỉnhthoảng theo yêu cầu có thêm một lớp kèm toán tạigia.  Mẹ Phươngchắt mót dành dụm sang được một sạpvải ngoài chợ.  Nhờthế mà chị của Phương được đihọc Nha khoa, còn một năm nữa sẽ thi tốtnghiệp.  Còn Phương thìmuốn nối chí cha theo ngành Toán. Phương tính không còn bao lâu nữa mình sẽrời tỉnh đi học xa và đó là điều đãlàm Phương do dự, ngại ngần, không biếtphải bày tỏ tình cảm mình với Nhãn như thếnào. 

Bây giờ thì đã muộn rồi.  Phương nghĩ tớichữ „muộn“ mà lòng nghe đau vô cùng.  Ðau vì hoàn cảnh mà cũng đaukhi cảm nhận cái lỗi lầm coi „công danh“trước tình yêu mới vừa chớm nở.  Phương tưởng rằngcon trai phải cứng cỏi, phải biết theo dõi chílớn để làm nên sự nghiệp chớ không đượcbị ràng buộc vì tình cảm yếu mềm.  Thấy gương của vàibạn Phương sợ yêu đương sẽ tạonên bịn rịn thương nhớ và sẽ ảnhhưởng không hay đến học vấn, nên tìm cách lýluận rằng, xa cách biết đâu là một thử tháchcho những tấm tình chân thật, nếu quả thật Nhãncũng cùng mang một tâm sự như Phương. 

Phương thấy chua xót, tự giận mình, tựtrách sự anh hùng hóa chí làm trai đã không ngờ đưamối tình chưa bắt đầu vào giai đoạnkết thúc.  Và trong giây phútcuối cùng nầy Phương thấy mình không có quyềnphá hỏng chương trình đền ơn đápnghĩa của Nhãn, nghĩ rằng nói ra cũng vô ích,chỉ gây rối rấm và làm bận lòng nhau, thôi thì thà mìnhâm thầm với thất vọng để tâm hồn Nhãnđược thanh thản. 

Tuy cảm thấy xót xa lắm nhưng Phươngcũng gượng vui tìm cách đánh trống lảng:

-     Chắc trước khiNhãn lên đường bạn bè phải rủ Nhãn đichơi hay đi tham quan đâu đó đểđược ăn cơm nắm của Nhãn.  Tôi nhớ hồi trườngtổ chức đi chơi núi Thất Sơn, Nhãn đã lophần cơm nắm với thịt kho khô, ngon ơi làngon.  Ăn một lầnnhớ tới già!

Nhãn bật cười:

-     Thiệt không?  Phương xạo quá, cái gì mànhớ tới già lận. Nhưng mà … nhớ lại coi, hôm đó Nhãn phảithức dậy từ bốn giờ sáng, nấu ba nồicơm rồi nghĩ cách nhồi nó lại như mấyđòn bánh tét để chỉ cần cắt khoanh khi nàoăn, chớ ngồi nắm từng nắm là ... chếtluôn!  Ừ, mà hôm đi chơiđó vui thiệt!  ChừngNhãn leo núi hết nổi, chị Nguyệt chị Tuyếtphải cặp nách Nhãn mà kéo. Phương còn ngạo Nhãn là „tiểu thơ xãÐạo Thạnh“ nữa. 

Ðôi bạn nhìn nhau cười ngất, quên mất câuchuyện buồn ly biệt. Nhãn hào hứng kể tiếp:

-     Lần khác đi vềquê của Phương cũng vui quá chừng.  Lần về Vũng Luông đó,Phương nhớ không?  Hồira biển, vừa bước xuống nước Nhãnhết hồn thấy dưới chân toàn là nghêu không hà,nhiều như cát vậy, không tưởng tượngđược.

Phương cười ha hả:

-     Tôi nhớ mà, Nhãnđứng la bài hãi làm ai cũng tưởng là Nhãn bịmiểng nghêu cắt chân.

Nhãn cười ngặt ngoẽo:

-     Quê quá!  Ðã vậy, chừng đi vềdọc đường thấy mấy bụi chùm lé có tráichín trong suốt đẹp quá nên ham hái ham ăn,đến chừng lưỡi rát lên gần chảy máumới kinh hoàng.  Lỗitại Phương không cho biết trước đó.

Phương nhìn Nhãn âu yếm:

-     Bây giờ Nhãn muốnđỗ thừa phải không?

Nhãn cười, day qua bắt gặp cái nhìn củaPhương, bẻn lẻn ngượng ngùng nhìn xuốngđất.  Nụ cườibiến mất mà trên đôi mắt lại hiện ra nétbuồn rõ rệt.  Trong giây phútngắn ngủi vừa qua, Nhãn cảm nhận một cáchsâu sắc tính chất đậm đà của kỷniệm, của mối liên hệ ràng buộc giữanhững người thân, với quang cảnh sống chungquanh mình, với những thứ mà có lẽ mình thuộcvề nó và nó thuộc về mình, những thứ đãđem lại hạnh phúc trong một nếp sốngmộc mạc, đơn sơ cho những con ngườibình dị biết yêu thương cái gì mình có trong tay.  Nhãn bối rối.  Mấy tháng nay Nhãn không bận tâmlắm với chuyện ra đi, coi như đó là sốmạng, nhưng chỉ vài phút khóc cười vớiPhương, Nhãn chợt thoáng thấy vài câu hỏi: Mình cónên vứt bỏ cái gì của chính mình để đi tìmcái gì mình „không biết“ không?  Vàcái số mạng?  Có phảichăng số mạng đã đánh thức mình ra khỏicơn mê đưa đẩy con người thả trôitheo dòng đời mà không hề ngẫm nghĩ về tìnhcảm chân quý của mình?

*

*      *

Mỹ Tho, ngày......tháng… 2006

Anh Khiêm kính,

Còn một tháng nữa là đến ngày cưới và cònba tuần nữa là anh sẽ về quê, thế mà hôm nay anhnhận được thơ của em, bức thơcủa người vợ sắp cưới bình thườngrất là thật thà chất phác…. Xin anh cho phép em tỏ bày nỗi niềm khúc mắc.

Em được sanh ra rồi lớn lên giữamương dừa ao cá, bên những gốc nhãn vồngkhoai nên thiệt tình em không có nhu cầu đòi hỏi gì caoxa cả.  Cho đến khiđược anh để ý tới và tính chuyệntrăm năm, em nghĩ đó là duyên tiền định,không cần phải bận lòng thắc mắc.  Tuy nhiên, những ngày gầnđây, khi có dịp gặp gỡ lại những tìnhcảm của bạn bè, của mọi thứ đã ănsâu vào tâm khảm một cách tự nhiên đếnđộ em không nhớ là nó có, em đã nghi ngờ lýlẽ của quyết định ra đi của em.  Anh vì tình cảm mà không nhìnđến gia thế nghèo nàn của em, chắc anh hiểudễ dàng nếu em vì tình cảm mà phân vân trướcmột đời sống sung sướng đầyđủ.

Em đã nghĩ rằng, một cuộc hôn nhơn khôngbắt đầu bằng tình yêu cũng chẳng có gìđáng lo lắm, vì em rất tin tưởng vào conngười có phong cách đức hạnh như anh.  Nhưng rồi, như đã nói,  sợi dây thân ái với nhữnggì chung quanh mình đã bắt buộc em phải suy gẫmvề những điều mà từ trước tớigiờ đối với em không đáng nghĩngợi.  Mấy ngày nay em khôngyên trong lòng với điều thắc mắc, có đúng làkhi đã là chồng vợ thì tình yêu sẽ nẩy nở vàhạnh phúc tự động sẽ đến không?  Em lo rằng khi chung sốngmới tìm thấy những khác biệt của tánh tình,chừng đó liệu  tình yêuđột phát của anh có giúp anh bỏ qua đượcsự thất vọng hay bực bội tức tốikhông?  Nếu em không dứtbỏ được thói quen đơn giản của dânquê và lòng thương nhớ về vườn tượccây cối thì em có tránh được nỗi cô đơntrong cuộc sống thoải mái chẳng có âu lo vậtchất không?

Em không trả lời được những câu hỏimới được vạch vẽ trong đầu, vìtất cả đều là những chuyện chưaxảy ra.  Mà chính vì khôngtrả lời được em phải chọn conđường mà em có thể hình dung ra nhữngđoạn quanh co, những khúc gập ghềnh, nhữngchặng thẳng thớm của nó; con đường màem đã đi qua một khúc rồi và có lẽ em nêntiếp tục đi nốt.

Anh Khiêm kính,

Dư luận hàng xóm sẽ không tha em trong thái độthất ước ngu dại nầy.  Em sẽ chấp nhận nó nhưmột trừng phạt cho sự phụ tình và phụ lònganh.  Má em nghe tâm tình em thổlộ với sự khoan dung nên em cũng cầu mong anhđọc thơ nầy trong tấm lòng độlượng.

Em chờ tin anh trong hy vọng sự cầu mong đósẽ thành sự thật.

Kính thơ

Lê thị Nhãn

 

Nhãn đứng đợi chú phát thơ ở lềđường trước nhà. Sau khi xé đọc ngay bức điện tín, Nhãnvừa định chạy ra quán cho dì Năm hay thì thấydạng Phương đang đạp xe tới.  Phương cũng chợtthấy Nhãn đứng đó nên vội vàng quày đầuxe.  Nhãn biết ý, gọi :

-     Phương điđâu vậy?

Phương miễn cưỡng dắt xe đạptrở lại:

-     Tôi mới ra chợ,đang định đi về nhà thì nhớ ra là còn quênmột món.  Chắc Nhãn mớiđược giấy tờ của bưu điệnchớ gì?  Nhãn tính hôm nào cóđám cưới?

-     Ðám cưới ai?

Phương ngẩn người hỏi lại:

-     Ðám cưới Nhãnchớ ai?

-     Không có!

Phương ngơ ngác:

-     Tại sao không có?

-     Nhãn nói, không có!

-     Tại sao không có?

-     Không có tại sao gìhết!

Phương nghe tiếng tim đập thình thình tronglồng ngực như nhịp trống khi bắt gặpđôi mắt đẹp của Nhãn đang nhìn thẳng vàomắt mình.  Cái nhìn mỗi lúcmột sâu thêm làm Phương mở môi muốn hỏinữa rồi lại ngậm im, như từ bao lâu nay,mỗi lần Phương muốn nói mà cứ thấyngại ngùng…..