Sợ ánh sáng

Cô Tư Kim Anh rất đẹp tuy tuổiđã đi vào vòng năm mươi, vì thế mà chữ„cô“ người ta dùng để gọi không bị coi làmột sự nịnh bợ quá đáng. Cô Tư chẳngnhững đẹp mà còn hiền lành, ít nói, ít giao thiệp,rất giữ gìn mỗi khi có dịp tiếp chuyện vớibạn hàng xóm đàn ông. Hình như cô tế nhị muốntránh sự ghen ghét, nghi ngờ của các bà. Một phụnữ đứng tuổi mà nhan sắc vẫn còn gọiđược là mặn mà, lại sống một mình,không chồng con thân quyến, quả là một tiêuđiểm hội tụ sự chú ý của ngườikhác phái thuộc nhiều lứa tuổi và cũng làmối đe dọa cho các bà vợ, mỗi khi ông chồngcó chuyện phải nói với bà láng giềng không trẻ màcòn đủ sức quyến rũ kia.

Cô Tư về ở trong xóm đãmười lăm năm, làm nghề nấu cơm tháng chongười không có phương tiện hay thời gianđể tự lo cơm nước một mình. Cô chỉnấu buổi cơm chiều và lúc nào cũng có chừngmười khách. Họ là công tư chức, sinh viên, côngnhân hay nghệ sĩ độc thân. Họ đếnăn khoảng từ sáu tới bảy giờ chiều. CôTư chẳng những nấu ăn ngon mà còn lo cho kháchrất chu đáo.  Tuy nhiên, lúcnào cô cũng giữ một khoảng cách làm cho khách, mặcdù có người lui tới mấy năm trời và mặcdù cô Tư lúc nào cũng có nụ cười điểm trênmôi, không ai dám thân mật sỗ sàng với cô cả.

Tâm cũng là khách ăn của cô từhơn một năm rồi. Với thói quen của họasĩ thích đi tìm những nét độc đáođầy cá tính, Tâm có nhận xét về cái đẹp củacô Tư không giống như mọi người. Anhgiật mình khi gặp cô lần đầu tiên vì đôimắt với cái nhìn rất buồn thảm của cô. „Ngườicó tia mắt này phải có nhiều tâm sự chấtchứa trong lòng!“, anh thầm nghĩ. Rồi đến cáimiệng của cô. Nó là một tương phản kỳthú với đôi mắt. Môi trên với cái lằn trái timbầu tròn sắc sảo vuốt nhẹ xuống hai mépmỏng dánh hơi xếch lên ở khóe. Mỗi khi cô Tưcười, dù chỉ cười mỉm, hai khóe môi ấnsâu và nhếch cao, trong lúc cái vành môi cong vồng lên trôngnũng nịu như em bé đang phụng phịu đòiquà. „Cái miệng này làm đau tim người ta!“ Tâm lạithầm phê phán. Ðôi mắt và vành môi của cô Tư Kim Anhquả thật không có tuổi, và tính chất mâu thuẫncủa nó đã làm xao động cảm hứng trong lòngchàng họa sĩ trẻ. Theo thời gian sự xaođộng đó không còn là thuần túy cho nguồn cảmhứng hội họa, mà dần dà Tâm thấy như mìnhkhông quên được sự xung khắc sâu sắc củacặp mắt buồn và cái môi làm nũng.

Có một lần Tâm gặp cô Tư ngồiđăm chiêu bên bàn trong góc phòng. Cô thẫn thờ cầmmuỗng quậy đường ly nước chanh. Ngón taycái và ngón trỏ chạm nhẹ trên cán cây muỗng dài, tronglúc ngón tay út vảnh ra cong cong một cách thật đài các.Tâm kinh ngạc nhìn trân trân cử động của côTư. Cái bàn tay này, cái cử chỉ này nó cao sang thanh nhã làmsao! Nó bắt anh phải tò mò quan sát tiếp ngườiđàn bà trầm lặng mà anh gặp mỗi ngày. Mái tóctrước chải thật sát kết bằng cái bớitóc tròn, dẹp và to hơn những bới tóc thườngcó dạng như cái nắm tay của các bà trong xóm, nằmhơi cao giữa đỉnh đầu và ót, đểlộ cần cổ dài thon với làn da thật mịnmàng. Cái cổ ấy lại càng cao dài hơn vì cô Tưchỉ mặc áo bà ba cổ ba lai, cái nút đầu tiên khôngnằm sát cổ như loại áo cổ tròn mà nằmkhoảng một tấc dưới chân cổ, trên hai cái bâuchạy vòng từ cổ xuống lài lài chấp xéo vào nhau trôngnhư mũi nhọn của trái tim. Tâm thấy có mộtcái gì không tương xứng giữa người đàn bàcó dáng dấp thanh tao với cái nghề rất bình dân,ở trong một xóm rất bình dân này.

Nhà của cô Tư, nhà cô mướn củamột người chủ đã dọn ra phố lớn,nằm trên góc của một ngã đường hình chữL. Người trong xóm đồn rằng nhà đó chỉđem xui xẻo, ai vào ở đều ngồi tù. Ðã có haingười mướn nhà lâm vào hoàn cảnh ấy, nêntiền nhà rất hạ và điều kiện chomướn cũng dễ dàng đi khi cô Tư đếnhỏi. Sau khi sắp xếp nhà cửa xong, một hôm côTư đem về trồng trước nền nhà, ngay gócđường đi thẳng ra ngõ hẻm, một câytrạng con. Cái hàng rào gỗ chỉ cách nền độmột thước đủ để bảo vệ câytrạng và ngăn cách cái nhà với con đườngđất chạy xuyên qua xóm. Cô Tư sống rất yênổn nên từ đó người ta lại đồnrằng, nhờ cây trạng hộ mạng mà điềukhông may mắn của những người mướn nhàtrước không xâm phạm nổi cô Tư.

Tâm nấn ná ngồi lại bàn với táchcà phê, cố ý đợi mọi người vềhết. Cô Tư hơi ngạc nhiên thấy Tâm có vẻtrầm ngâm, tư lự. Cô đến đứng bêncạnh anh, dịu dàng hỏi:

-             CậuTâm hôm nay có tâm sự gì vậy?

Tâm nhìn cô Tư cười, do dự mộtchốc, rồi nói:

-             Emmuốn hỏi chị một chuyện mà em cứ suynghĩ hoài, không biết có nên nói ra hay không?

Cô Tư kéo ghế ngồi bên kia bàn ngangmặt Tâm, điềm đạm nói:

-                    Cậucứ hỏi. Nếu liệu trả lờiđược tôi sẽ làm vừa lòng cậu.

Tâm nhìn thẳng vào đôi mắt cô Tưhỏi nhanh:

-                    Chịcó vui lòng ngồi mẫu cho em không?

Gương mặt cô Tư như biếnsắc. Cô day đi hướng khác, trả lời cũng thậtnhanh, giọng cộc lốc:

-                    Không!

Tâm hơi hốt hoảng khi nghe âm thanhcủa tiếng „không“ như một sự giận dữ. Nétmặt mất bình tĩnh của cô Tư Kim Anh làm cho anhbối rối. Anh lật đật nói:

-                    Em xinlỗi nếu câu hỏi của em làm chị phật lòng.

Cô Tư ngồi im một hồi lâu nhưdằn cơn xúc động đột ngột đếnđã làm cô mất thăng bằng. Cô liếc nhìn Tâmrồi nói, giọng ôn tồn nhưng buồn hiu:

-                    Cậukhông có lỗi chi cả. Chính tôi phải xin lỗi cậuvì phản ứng của tôi làm cậu giật mình. Tôi....

Cô dần dừ rồi tiếp:

-                    ...đã nghĩ rằng, tôi sẽ không bao giờ ngồimẫu trở lại.

Tâm ngạc nhiên, dè dặt hỏi:

-                    Thếra chị đã có lần ngồi mẫu rồi à?

Cô Tư gật đầu, im lặngmột chập rồi nói, giọng chua xót:

-                    Ngồimẫu khỏa thân!

Tâm ngập ngừng:

-                    Cho...họasĩ...

-                    Không. Chotrường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Gia Ðịnh.

Cô Tư đứng dậy vào bếp rótmột ly nước lạnh, đem ra đặt lên bàn,từ từ ngồi xuống ghế. Cô thờ ơbưng ly nước nhấp một hớp, đămchiêu nhìn ra sân. Tâm im lặng ngồi đợi. Một lúclâu cô quay lại. Tâm thoáng đọc chút cảm tình của côvới mình trong đôi mắt. Cô Tư bắt đầukể:

-                    Tôi làngười Hậu giang, ba tôi là Quận trưởng. Batôi hứa thưởng cái bằng Tú Tài của tôi mộttháng nghỉ hè ở Ðà Lạt. Thời đó, Ðà Lạt làthành phố tình tứ thơ mộng của giớitrưởng giả mà rất nhiều trai gái ởtỉnh nhỏ chỉ mơ được đếnđó nghỉ mát một lần trong đời mình. Trongmột buổi tiệc ở nhà bạn trước kỳthi tôi có dịp làm quen với một người kháchcủa bạn từ Sàigòn xuống. Anh ấy đẹptrai, bặt thiệp và có tác phong rất lịch sự.

Cô Tư ngừng lại một giây,nhếch mép cười:

-                    Tôiđược anh chú ý ngay vì tôi là con của Quậntrưởng và... đẹp! Tôi cũng mến anh, mộtphần vì dáng dấp thanh nhã của anh, một phần vì cáchchiều chuộng của anh quá khéo léo. Tôi lén nhà gặp anhấy hai lần sau đó và chúng tôi yêu nhau. Phầnthưởng Tú Tài là dịp may thuận tiện đểchúng tôi được hưởng thú yêu đươngở nơi mình mơ tưởng.

Cô Tư Kim Anh lại ngưng nói, uốngmột ngụm nuớc. Cô  chầmchậm đặt ly xuống bàn, rồi thẫn thờđưa ngón tay trỏ đi vòng trên miệng ly. Tâm nhìn vẻmặt trầm ngâm của cô Tư, nghe có gì xao xuyếntrong lòng nhưng cũng làm thinh, kiên nhẫn chờđợi. Cô Tư thở dài rồi kể tiếp:

-           Một tháng hạnh phúc vớitình yêu trôi qua, tuy bận bịu luyến tiếc nhưng số tiền đem theo đãhết, tôi phải sửa soạn trở về nhà.  Buổi trưa trước ngày cuốianh cho hay, chúng tôi được mời đi dựtiệc hè tại biệt thự của một ông Trung Tátrước khi từ biệt Ðà Lạt. Anh có vẻmừng rỡ hãnh diện được người cóquyền chức mời mọc, làm tôi cũng thấy vuilây. Anh muốn tôi phải chưng diện thậtđẹp, thật „đầm“, vì anh chắc chắnrằng khách dự tiệc không ai thuộc hàng bảothủ cả. Ðúng như dự đoán, khách toàn là nhữngsĩ quan cao cấp và những quan chức trong thànhphố. Khách sang trọng như thế mà tư gia củaông Trung Tá lại trang trí quá hực hỡ làm tôingượng ngùng sợ sệt, nhưng chẳng bao lâu tôiquen ngay cái quang cảnh ấy vì khâm phục người yêuquen biết nhiều vị quan trọng ở mọigiới. Tôi được anh dẫn đi giớithiệu với tất cả mọi người. Sựniềm nỡ, săn đón, trầm trồ sắcđẹp tôi của những bậc trưởng giả,chức sắc làm tôi sung sướng nên không ngầnngại hòa mình ngay vào không khí tưng bừng tiếngnhạc và tràn đầy những rượu cùng thuốchút. Ðến khuya, đột nhiên anh ấy tới thìthầm bên tai tôi:

-                    Anh cóviệc phải đi gấp chừng nửa tiếngđồng hồ. Em cứ yên tâm ở đây. Xong việcanh trở lại đón em.

Tôi gật đầu, không bận tâm, khôngthắc mắc, vì tôi đang được nhiềungười ngưỡng mộ bao quanh. Sau nửatiếng anh không trở lại. Và người yêu củatôi không bao giờ trở lại với tôi nữa. Anhđã bán tôi từ đêm hôm đó cho một bầy ác thú...

Giọng cô Tư Kim Anh ở mấy câu sauchợt rắn lại, nửa như nghẹn ngào nửanhư uất ức. Ðôi mắt cô ươn ướt,trong cái nhìn buồn thảm hiện ra nét căm hờn. Tâmcảm thấy bồi hồi, xót xa. Anh muốn nói mộtlời chia sẻ mà không biết phải nói sao. Anh sợlời mình sẽ vô nghĩa trước một hoàncảnh tàn nhẫn như thế. Anh thở dài. Cô Tưnhư không để ý tới cảm xúc của Tâm,tiếp tục :

-                    Tôikhông dám trở về quê nên đành ở lại Ðà Lạtlàm cái nghề mới học. Ba năm sau tôi mới có ýnghĩ thử trở lại miền Nam. Tôi ghé ở Sàgònchớ không về gia đình. Một buổi trưa,ngẫu nhiên tôi gặp và làm quen với họa sĩCường trong quán kem Mai Hương. Tôi bảo đùa làđang đi tìm việc làm ở Sàigòn nên anh sốtsắng hỏi tôi có chịu làm người mẫu hộihọa không. Anh có xưỡng vẽ ở Phú Nhuận,nhưng anh đi tìm hộ cho trường Cao ÐẳngMỹ Thuật Gia Ðịnh một người mẫu chokhoa vẽ khỏa thân. Nghe anh giải thích về môn này vàtầm quan trọng của người làm mẫu, tôichợt nảy ra ý định tìm cách tự giải thoát rakhỏi cái định mệnh đau thương củamình. Anh Cường dẫn tôi đến trườnggiới thiệu với ban đại diện sinh viên,rồi tôi được giải thích một sốđiều kiện. Tôi ngạc nhiên khi thấy sinh viên tuyvui vẻ nhưng rất dè dặt với tôi. Sau đó tôimới biết những kỷ luật nội bộgắt gao như cấm chụp ảnh ngườimẫu trong lúc làm việc, cấm người lạbước vào phòng vẽ khỏa thân, cấm tán tỉnhhay nói đùa một cách lẳng lơ, nham nhở có thểđụng chạm tới nhân phẩm ngườimẫu...Trong lúc ngồi yên không cử động tôi cónhiều dịp quan sát những cái nhìn chăm chú vào thânthể không mảnh vải của tôi, những cái nhìnthật tập trung mà không hề lợn cợn ý nghĩdơ bẩn tục tằn nào. Những đườngcong nổi, những đường cong chìm trên cơthể mỹ nhân đã từng được khôngbiết bao là trang sách dòng chữ viết ra ca tụng cho sựkhêu gợi dục tình thú tính, không có một tác dụng gìcả đối với những thanh niên đangđắm mình trong nghệ thuật này. Họ chỉđi tìm một phối hợp tuyệt diệu củatạo hóa, một cấu trúc tuyệt hảo của thiênnhiên, để rồi diễn tả sự thâu nhận củanhãn quang con người bằng đường nét và màusắc. Thỉnh thoảng tôi nghe hơi thở của vàianh điêu khắc thật nhẹ bên vai, nhẹ nhưđang bị nén, nhẹ như sợ làm vỡ tan cái bongbóng nước hay làm bay đi bụi phấn hương. Họphải đến thật gần, thật sát ngườimẫu để cảm, để thấy nhữngdợn sóng mỏng manh trên làn da, những sớ thịtđường gân ẩn kín dưới làn da mà khôngmuốn làm người mẫu giật mình. Chính nhữnggiây phút ấy, những giây phút thật im lặng ấy,tôi có không biết bao nhiêu rối loạn trong lòng. Hơithở cẩn thận của những người traitrẻ này bắt tôi liên tưởng đến nhữnghơi thở hổn hển, hồng hộc củanhững xác người đẫm ướt mồ hôi,những đôi mắt trong sáng nhìn tôi là một đốitượng của nghệ thuật làm tôi nhớđến những đôi mắt cú vọ có cái nhìn nhưmuốn đâm xuyên qua lớp vải hay xé nát cảquần áo tôi để đi tìm những thứ làm sôisục dòng máu động tình của họ. Gươngmặt, cử chỉ, thái độ thanh thản, tinhkhiết của đám người - cũng là đàn ông -trước một giai nhân lõa thể đã làm sốnglại trong tâm não tôi cảnh cào cấu, dằn xé củanhững kẻ mà ngôn ngữ của cơ thể trong trạngthái cuồng mê đã diễn tả rất trung thực bảnngã và bản chất của họ. Tôi cảm nhậnmột cách dễ dàng tiếng nói của những cử độngđã trở thành quen thuộc với tôi. Ðó là tiếng nóicủa nhẫn tâm, hèn nhát, ti tiện, mặc cảmtrước vợ nhà, trước chủ sở,trước cấp trên, trước cuộc đời. Họbỏ tiền ra,  làm ngườihùng vài phút trên thân xác đàn bà để tự an ủi,tự lừa dối.....

Âm sắc của cô Tư mỗi lúc một gaygắt, cay đắng hơn làm Tâm nghe nhoi nhói trong tim. Anhnói nho nhỏ:

-                    Emrất buồn cho thân phận chị.

Nghe Tâm nói thế cô Tư hỏi lại:

-                    Nhưngmà....cậu Tâm biết tôi buồn nhất là cái gì không?

Tâm lắc đầu. Cô Tư cười,nụ cười héo hắt giống như mếu khóc:

-                    Nhữngcảnh bẩn thỉu đó đã xảy ra trong bóngtối, trong ánh đèn mờ ảo. Không ai thấy họ,không ai thấy tôi. Khi bước ra khỏi phòng, họchững chạc trong bộ y phục sang trọng củatay chơi, người giàu có hoặc rất đứng đắncủa người có chức tước, địavị. Tôi cũng trang điểm bằng bộ quần áođắt tiền. Những nhơ nhớp bên trong đãđược che đậy kỹ luỡng. Còn ởtrường vẽ, ngồi giữa những ngườitrong sạch, tôi được trang trọng coi làđối tượng trong sạch qua hình thức củamột sự trần truồng trong sạch nằm ngoài ánhsáng - thật sáng vì phòng vẽ cần nhiều ánh sángcả bốn phía -  không cóngụy trang, tô điểm, trong khi mình tự biết làsự trong sạch đó không hiện hữu ở trongchính mình. Cậu Tâm có hiểu được nỗibuồn của tôi không? Cậu có tưởng tượng đượcnỗi sợ ánh sáng của tôi như thế nào không?

Tâm có cảm giác như mình có thể khócđược với mấy câu hỏi dồn dập rấtáo não đó. Anh trìu mến nhìn cô Tư, rồi bằnggiọng cảm thông anh nói:

-                    Emnghĩ là em rất hiểu chị.

Cô Tư có vẻ như đượcnhẹ nhàng đôi chút. Cô tiếp câu chuyện đangkể:

-                    Tôiđã sợ cảnh khỏa thân ngoài ánh sáng đếnđổi phải bỏ trốn sau ba ngày ngồi mẫu,bỏ luôn cả tiền thù lao. Tôi trở về Ðà Lạt,trở về chốn có bóng tối bảo vệ nhơbẩn. Nhưng rồi tôi cứ bị ám ảnh mãibởi cái phòng vẽ, giờ vẽ khỏa thân củatrường Cao Ðẳng Mỹ Thuật. Nỗi khổcủa tôi là tôi không có can đảm trở lại đó. Tôichịu đựng sự bứt rứt dằn vật đótrong một thời gian dài, rồi cuối cùng tôi quyết địnhvề Sàigòn tìm anh Cường. Tự nhiên tôi xem anhCường như vị cứu tinh trong cơn bốirối. Anh để tôi ở tạm nhà anh trong thờigian anh kiếm hỏi giúp tôi chỗ chạy bàn cho mộtquán bán thức ăn đêm ở Chợ Ðũi.

Cô Tư cười, kết luận:

-                    Nhờvậy mà mấy năm sau tôi có nghề nấu cơm thángnày. Bây giờ cậu hiểu vì sao tôi nhạy cảm khinghe hai chữ „ngồi mẫu“ rồi chớ gì?

-                    Nhưngmà...em đâu có ý định nhờ chị ngồi mẫukhỏa thân.

Cô Tư giả lả:

-                    Xincậu đừng buồn vì phản ứng của tôi. Thôi,tôi còn phải dọn dẹp nữa. Cậu ngồichơi một mình nghe.

-                    Không,em cũng về để chị được yêntĩnh. Em cảm ơn chị đã tin cậy mà kể emnghe cuộc đời đầy nước mắtcủa chị.

Cô Tư Kim Anh đứng dậy, hơimột chút suy nghĩ:

-                    Cólẽ vì cậu là họa sĩ. Tôi có cảm tưởnglà giữa tôi và giới này có cái gì ràng buộc nhau. Ngẫunhiên hay định mệnh?

Tâm cũng đứng dậy:

-                    ChịTư à, tuần tới em đi xa một tháng. Khi về emsẽ đến cho chị hay. Chị ở nhà vui nghe!

-                    Tôicũng chúc cậu như vậy.

 

***

Tâm lững thững bước trên con đườngđất dẫn vào xóm. Ðến cây bàng trước cửacăn nhà cách cô Tư chừng mười thước Tâmthấy cô đang đứng tựa tay lên hàng rào ngó mông vàokhoảng không. Anh dừng lại, núp sau gốc bàng. Chuyệnđời của cô Tư Kim Anh đã làm chấnđộng lòng anh từ cả tháng nay. Ðôi mắt buồnnão nuột của cô phản ảnh mọi ngang trái mà côđã mang. Còn cái miệng? Hy vọng nó sẽ cứu đoạnđời còn lại của cô. Tâm thầm mong nhưvậy. Hai cái khóe môi làm gương mặt cô Tư trẻtrung và đáng yêu một cách kỳ lạ. Tâm cứthấy cái nét đó trước mặt mỗi khi nhớtới cô Tư, nhưng anh không dám nghĩ xa hơn nữa.Thấy cô Tư tư lự Tâm ngần ngại khôngbiết mình nên đến chào cô hay quay về. Bấtngờ cô Tư xoay người nhìn về hướng anhnên anh đành rời gốc cây bàng. Tâm không vào nhà màđứng bên ngoài hàng rào để nói chuyện với côTư:

-                    Chàochị. Em báo chị hay ngày mai em lại ăn cơm.

Cô Tư mỉm cười:

-                    CậuTâm vào nhà chơi không?

-                    Dạkhông.

-                    Vậythì tôi kể nhanh cậu nghe một chuyện vui trongthời gian cậu đi vắng.

Mắt Tâm sáng lên khi nghe giọng nói củacô Tư tươi hơn thường ngày.

-                    Tuầnrồi tôi có việc phải ra chợ Sàigòn. Tôi ghé quán kemMai Hương để tìm lại chút dư âm của ngàycũ thì thật là duyên kỳ ngộ, anh Cườngcũng lại đến quán. Anh cho biết, anh vẫn tới quán thường xuyênnhư mấy mươi năm trước.  Anh rất mừng biết cuộcsống tôi đã ổn định, rồi anh vui vẻkhoe việc làm của anh. Anh mở cặp đưa tôi xemmấy bản vẽ anh minh họa một chuyệnngụ ngôn dịch từ tiếng nước ngoài chomột nhà in mà anh đã có nhiều hứng thú trong lúc làmviệc. Trong một tấm tranh anh chỉ tôi cảnhmột đứa bé gầy gò âu sầu ngồidưới gốc cây. Thằng bé hằng hỏi tronggiấc mơ và mỗi khi nó ra gốc cây này: “Tại sao tôicứ đau yếu bịnh hoạn hoài?” Trong tấm tranhkhác có một con diều hâu nặng nề bay ngangđứa bé, trong miệng nó ngậm đầy răng. Condiều hâu nhìn thằng bé, thấy gương mặtbuồn rầu của nó nên động lòng. Con chim hámỏ ra làm tất cả răng trong miệng nó rơicả xuống đất, rồi nhẹ nhàng lượncánh bay đi. Cái cảnh quái đản khó hiểu đóđã được đứa bé giải đoán rằng,nó phải dứt khoát những cắn rứt dày vò tinhthần vì cơ thể yếu đuối của mình vàphải tìm cách cụ thể giải quyết nó. Và nóbắt tay ngay vào việc luyện tập, rồi trởthành một võ sĩ tăm tiếng… Cậu Tâm à, nỗi cayđắng trong đời đã ray rứt, gậmnhấm lòng tôi từ bao nhiêu năm nay. Nó làm vết thươngcàng ngày càng trầm trọng hơn chớ không giúp ích gì chotôi được.  Cái quãngđời ở Ðà Lạt đã làm khổ nội tâm tôinhiều hơn vật chất. Bán thân để nuôimiệng là hoàn cảnh xã hội, nhưng đưađến tình trạng ấy là vấn đề conngười.  Đó là nhữngcon người bị chế ngự bởi lòng thâmđộc, ý thức tàn phá vì tâm lý dồn ép, mặccảm; đó là những con người từng sốngchung nhau trong một thế giới riêng chỉ có thamvọng, ham muốn, lừa đảo người,lừa dối mình và hoàn toàn không có tình thương. Tôiđã thử muốn thoát ly cuộc đời xấu xa,nhưng bị cản trở vì cái tâm, cái não chớ khôngphải vì thiếu cơ hội hay khả năng.   Chínhtấm chân tình của anh Cường đã nâng đỡ,khuyến khích tôi vượt chướng ngại ấy. Bâygiờ tôi lại muốn đặt câu hỏi với tôi: tạisao tôi không làm được như con diều hâu, nhảbỏ đi cái bộ phận cắn xé đểđược nhẹ nhàng? Tại sao tôi không hiểuđược như đứa bé, dứt bỏ đinhững gậm nhấm để tâm hồn mìnhđược thanh thản?

-                    Emrất mừng nghe những câu hỏi của chị. Emmuốn chờ đợi chị trả lời.

Cô Tư cười nhẹ:

-                    Tôinghĩ là cậu đã đoán ra câu trả lời rồi.

Khi Tâm chào cô và định quay gót thì cô Tưgọi lại:

-                    CậuTâm nè, cậu tính hôm nào bắt đầu vẽ tôi?

Tâm sửng sốt đến không nói nênlời. Anh chỉ biết đứng sựng cườichúm chím, rồi vui sướng chợt nhận ra trong ánhmắt cô Tư một tia nhìn âu yếm…