Bạc Liêu quê hương tôi
Hình ảnh Bạc Liêu xưa (Ảnh từ Internet)

Cólần một đồng hương của tôi, ông Nguyễn Ngọc Ðiệp, hiện đang cư ngụ tại SydneyÚc Châu, hỏi rằng:

“Tôi thấy anh viết về địa danh ởvùng Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng nhiều, nhưng còn một nơi chưa thấy anh đề cậpđến, đó là Bạc Liêu quê hương của anh?”.

Thậttình mà nói tôi không biết trả lời như thế nào cho phải nên chỉ biết mỉm cườimà thôi, xem như mình mắc một món nợ nơi quê nhà Bạc Liêu, mặc dù chẳng ai lêntiếng đòi. Hôm nay tôi xin gởi đến bài nầy để thay cho câu trả lời và đồng thờicũng để giải tỏa phần nào nổi nhớ quê hương yêu mến của tôi.

Bạc Liêu Qua Tên Gọi:

Cónhiều giả thuyết khác nhau về tên gọi. Theo tiếng Khmer thì vùng đất Bạc Liêubây giờ có tên gọi là Pol Leav có nghĩa là cây đa cao, người Tiều đọc là PòLoeuh (Bò Léo), đọc theo giọng Triều Châu thì là Pò Léo. Chữ Pò Léo có nghĩa làxóm nghèo, dân làm nghề hạ bạc, tức là nghề chài lưới, đánh cá, đi biển. Pòphát âm theo tiếng Hán Việt là “Bạc” và Léo được phát âm là “Liêu”. Do đó từchữ Pol Leav được đọc là Pò Léo rồi Hán Việt hóa thành Bạc Liêu.  Cũng có một giả thuyết khác cho rằng trướcđây có một đồn binh của người Lào, nên vùng đất lấy tên Pò Liêu vì Pò là đồnbót, Liêu là Lào theo tiếng Cao Miên.

Saukhi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ, người Pháp dựa theo ý nghĩa của chữ Pò Léo màdịch thành Pécherié- Chaume (đánh cá và cỏ tranh)

Bạc Liêu với các hệ thống CôngQuyền

Thời Nhà Nguyễn:

Năm1739 Mạc Thiên Tứ mở mang thêm bốn huyện, trong đó có một huyện tên Trấn Di(Bạc Liêu bây giờ). Ông còn khuyến khích người Hoa sống ở Hà Tiên, Tiền Giang,Trấn Biên di dân sang sống chung với người Việt, Miên ở các huyện vừa thànhlập, trong đó Bạc Liêu xưa. Có một số người Hoa gốc Triều Châu Hoa Nam cũnggiông buồm đến Bạc Liêu lập nghiệp. Lúc bấy giờ huyện Trấn Di nằm trong tỉnh HàTiên.

Thời Pháp Thuộc

HòaƯớc Giáp Tuất ký ngày 15-03-1874, Triều Nhà Nguyễn phải nhượng đứt sáu tỉnh NamKỳ cho Pháp làm thuộc địa. Pháp bắt chia lại các đơn vị hành chánh. Ðến cuốinăm 1882 tỉnh Bạc Liêu được thành lập và thành tỉnh thứ 21 ở Nam Kỳ.

Banđầu Bạc Liêu gồm có 2 quận: Vĩnh Lợi và Cà Mau. Ðến năm 1904 lập thêm quận VĩnhChâu. Sau cùng đến năm 1918 lập thêm một quận nữa là quận Giá Rai. Như vậy đếnnăm 1918, Tỉnh Bạc Liêu gồm có 4 quận: Vĩnh Lợi, Cà Mau, Vĩnh Châu, Giá Rai.Tổng số diện tích khoảng 705,000 mẫu Tây chiếm khoảng 1/8 diện tích Miền Nam.

Thời Việt Nam Cộng Hòa

Năm 1947quận Phước Long thuộc tỉnh Rạch Giá được sáp nhập với tỉnh Bạc Liêu, sau khiquận Cà Mau được đổi thành Tỉnh An Xuyên. Bạc Liêu lúc này còn lại 4 quận làVĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai và Phước Long.

Ðến ngày25-10-1955. tỉnh Bạc Liêu được sáp nhập với tỉnh Sóc Trăng để trở thành mộttỉnh gọi là tỉnh Ba Xuyên, tỉnh lỵ đặt tại Sóc Trăng, còn Bạc Liêu nay trởthành một quận trong tỉnh Ba Xuyên, gọi là quận Vĩnh Lợi. Các quận khác như GiáRai, Vĩnh Châu và Phước Long cũng đều trực thuộc tỉnh Ba Xuyên (Riêng quậnPhước Long, vào ngày 24-12-1961 bị sáp nhập vào tỉnh Chương Thiện mới thànhlập).

Ðến ngày 1tháng 10 năm 1964, tỉnh Bạc Liêu mới được tái lập lại, tỉnh lỵ đặt tại thị xãBạc Liêu. Tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ gồm có 4 quận là Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, GiáRai và Phước Long.

a.               Quận VĩnhLợi

Cuối năm1882 thực dân Pháp thành lập tỉnh Bạc Liêu. Tham Biện đầu tiên Lamothe DeCarrier, ông cho khai phá và mở mang tỉnh Bạc Liêu.

Ngôi chợđầu tiên của quận Vĩnh Lợi. lúc bấy giờ, được thành lập tại làng Vĩnh Hương.Các làng phụ cận như An Trạch, Tân Hưng, Vĩnh Hương sau nầy trở thành vùngngoại ô của Châu Thành Bạc Liêu. Ðến năm 1890, các làng trên họp lại lấy tênlàng Vĩnh Lợi.

Vào cuốiThế Kỷ Thứ 19, lúc mới thành lập chợ, theo nhiều vị bô lão cho biết, đất đai ởtại chợ Châu Thành giá 1 cắc 2 xu một mét vuông. Ðầu tiên nhà lồng chợ lợp ládừa nước. Năm 1885 Ban Hương Chức Hội Tề làng Vĩnh Lợi vay của nhà nước 6000đồng với kỳ hạn trả trong vòng 12 năm, để cất một ngôi chợ mới, khang trang hơnlợp mái ngói. Từ đó hai dãy phố hai bên chợ cũng bắt đầu cất lại bằng gạch, lợpngói hay xây lầu. Dần dần cả khu vực chợ Bạc Liêu trở thành một Trung Tâm muabán sầm uất như trước năm 1975.

Tỉnh BạcLiêu phát triển nhanh vào đầu Thế Kỷ 20, khi Pháp cho xáng đào kinh từ PhụngHiệp (Ngã Bảy) qua Ngã Năm, xuyên qua Phước Long, tới ngã tư Phó Sinh, đi quaThái Bình cuối cùng đến Cà Mau. Song song, Pháp cũng cho xáng hút Kinh nằm cạnhQuốc Lộ 4 từ Bạc Liêu đi Cà Mau.

Việc khaithông thủy lộ giúp cho Pháp và người dân sống ở miền Tây đều mang nhiều nguồnlợi. Hàng hóa lưu thông dễ dàng rút khoảng cách rất ngắn từ thôn quê đến thànhthị. Nhờ có nguồn nước ngọt, ruộng đồng được xả phèn, đất đai có thêm lớp phùsa bồi đắp, ruộng, rẫy tốt tươi nhờ được tưới bằng dòng nước ngọt. Kinh xángnày còn là nguồn thực phẩm vô tận như tôm cá cung cấp cho đồng bào ở miền Tâycho đến tận Sài Gòn.

Khi ngườiPháp đào kinh tới Bạc Liêu, những vùng đất do người Việt trước đây đã phá rừngkhẩn hoang trở thành vùng đất màu mỡ với những cánh đồng lúa vàng tận ngútngàn. Người Hoa thì chuyên về buôn bán cũng về đó để lập thương nghiệp. Cònngười Miên thích ở đất giồng để làm rẫy như ở Quận Vĩnh Châu.

Người Hoarất giỏi về buôn bán, đối với họ  thì “Phi thương bất phú”, nếu không buôn bánthì chẳng bao giờ giàu được, chỉ có buôn bán mới giúp họ trở nên giàu có. Ở BạcLiêu, hầu hết người Hoa sống ở nơi phố chợ để tiện việc mua bán, cho nên mới cócâu câu ca dao sau đây:

Bạc Liêu nước chảy lờ đờ

Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu

Từ thờiPháp thuộc cho đến Việt Nam Cộng Hòa, người Hoa đều nắm hết các ngành thươngmãi, đầu cơ tích trữ, khuynh đảo cả thị trường và giá cả. Cho nên, vì sự annguy đất nước, ngày 6 tháng 9 năm 1956, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm ban hành Dụ số53 cấm người ngoại kiều không được làm 11 nghề:

Ngoại kiều từ nay không được làm 11 nghề vànếu đã làm, thì phải giải nghệ ngay trong 6 tháng hay một năm. Còn nếu muốnbuôn bán tiếp tục phải nhập tịch Việt tịch, chọn một trong hai. (11 nghề gồmcó: Cá thịt, chạp phô, than củi, dầu nhớt, vải lụa, sắt đồng, than vụn, xaylúa, ngũ cốc, chuyên chở, làm trung gian ăn hoa hồng).

Có một sốngười Hoa đã nhập tịch Việt Nam trước khi Dụ 53 ra đời. Và khi đến vùng đất mớiđể lập nghiệp, họ đã quen hơi bén rễ con gái Việt Nam, Bạc Liêu là một địaphương điển hình cho mối tình Hoa - Việt, thể hiện qua những ca dao:

“Chờ anh, em hết sức chờ

Chờ cho ến xại, lên bờ khùi ui”

 (Ến xại: rau muống – Khùi ui: trổ bông)

Hay là:

“Chim kêu Ngồ Ố Láng Giài

A hia xủa bố, a mùi ùm chai”

(Ý nghĩa: Anh cưới vợ, em khônghay)

Để tỏ tìnhvới cô gái Việt bản xứ, chàng trai Tiều đã đẩy đưa bằng câu hát:

“Nào khi ến thạo, hoan tùa

Sùn hoang nghệch lão xuốt quà thăm em”

 (Cả câu: Khi nào thấy gió thổi,

Gió xuôinước ngược ra thăm em)

Hoặc là:

“Trời mưa ít dụm hong tùa

A hia phè chuối, xuốt gùa thăm em”

(Cả câu:Dù trời mưa, trời tối gió to,

Anh cũngchèo ghe ra thăm em)

Và bốn câuca dao dưới đây nói lên cá tính giữa người Quảng Ðông với Triều Châu.

Quảng Ðông ăn cá bỏ đầu

Triều Châu thấy vậy xỏ xâu đem về

Hay là:

Lấy chồng người Tiều thì cầm chìa khóa.

Lấy chồng người Quảng thì tĩu na má.

Mọi cơ sởhành chánh của Quận Vĩnh Lợi đều đặt ở tỉnh lỵ Bạc Liêu.

Kể từ ngàythành lập tỉnh vào ngày 1 tháng 1 năm 1964, cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, tỉnhBạc Liêu trải qua ba đời tỉnh trưởng là

-                    ÐạiTá Tỉnh Trưởng Lâm Chánh Ngôn

-                    ÐạiTá Tỉnh Trưởng Hoàng Ðức Minh

-                    ÐạiTá Tỉnh Trưởng Nguyễn Ngọc Ðiệp

Dù tỉnhBạc Liêu được thành lập sau so với mấy tỉnh khác, lại ở gần vị trí tận cùng củađất nước, ai cũng nghĩ rằng Bạc Liêu là một xứ nghèo nàn thua thiệt tất cả mọimặt. Nhưng trái với sự suy nghĩ của mọi người, Bạc Liêu là tỉnh dẫn đầu pháttriển kinh tế cho Việt Nam Cộng Hòa. Từ lúa gạo, tôm cá thuộc thủy hải sản đếnmuối ăn (hay làm nước mắm), đều cung ứng cho đồng bào cả nước.

Bạc Liêulà một trong những vựa lúa ở Miền Nam. Trước năm 1975, ở Bạc Liêu nhiều nhà máyxay lúa phải làm việc ngày đêm để đủ cung ứng cho Sài Gòn và nhiều tỉnh khác.Mỗi chợ nhỏ đều có từ 2 đến 3 nhà máy xay lúa, thí dụ như ở Láng Tròn có đến 3nhà máy xay là Lâm Dũ Nguyên, Tân Hiệp Thành và Tân Hiệp Phát. Điều này đãchứng tỏ rằng Bạc Liêu đã cung cấp lương thựcrất nhiều cho nhiều miền trên đất nước.

Dướithời chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh đóng tại đây vàcũng vì thế đồng bào trong tỉnh cảm thấy an tâm hơn trong mọi sinh hoạt hằngngày trong kể cả việc giao thương buôn bán và vận chuyển hàng hóa khắp nơitrong tỉnh

Ruộng Muối Bạc Liêu (NguồnInternet)

b.               Quận PhướcLong

QuậnPhước Long chẳng có gì đặc sắc, không có những danh lam thắng cảnh lại xa ánhsáng kinh kỳ, và lại là môt quận nghèo nhất trong tỉnh. Dù sao, Phước Long làvùng đất thân thương, nơi chôn nhau cắt rốn đầy ắp kỷ niệm của tuổi hoa niên,hình ảnh thân yêu của từng con đường, khu phố vẫn mãi trong trái tim của ngườiviết dù sống ở hải ngoại xa xôi.

Cấttiếng khóc chào đời tại Ninh Thạnh Lợi, phố chợ Phó Sinh, lớn dần theo vậnnước, từ chiến tranh Việt - Pháp với sách lược tiêu thổ kháng chiến của ViệtMinh. Phố xá, làng mạc, trường học ở Phó Sinh chìm trong cơn bão lửa của chiếntranh, cư dân phải chạy sang vùng khác an toàn hơn để tránh bom đạn.

Saukhi Hiệp Ðịnh Genève được ký kết vào ngày 20 tháng 07 năm 1954, dân làng lạihồi hương, phố chợ được dựng lên ở hai bên của những đường chính, với nhữngngôi nhà san sát mọc lên. Phó Sinh sống lại với tiếng cười trong trẻo của trẻthơ, đang tung tăng cấp sách đến trường. Ðây là những tháng năm hạnh phúc nhấtvà êm ả nhất trong thời niên thiếu của tôi, chỉ biết hồn nhiên nô đùa với tròchơi theo từng mùa mưa nắng:

-                    Những buổi trưa hè theo đám trẻ nhỏ cùng lứa chạy ra ra ngoàimương lộ để cởi truồng tắm sông,

-                    Hớt cá lia thia rồi cho đá với nhau.

-                    Ðến kỳ nước đại, chạy xuống sông vớt cá nổi (mỗi năm, sau ngày mồng năm tháng năm, nông dân phải tháo nước trênruộng xuống sông để gieo mạ. Nước đổ xuống rất nhiều, làm thay đổi môi trường.Từ nước mặn sang nước lợ, nên con cá không thích nghi với con mắt bị đau xót,bèn nổi lên trên mặt nước, qua ba ngày quen môi trường trở lại bình thường)

Khungcảnh thanh bình chỉ được có sáu năm từ ngày Hiệp Đinh Paris ký kếtcho đến ngày 20 tháng 12 năm 1960, cái ngày mà  cái gọi là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng MiềnNam ra đời, hình ảnh chiến tranh tái diễn. Nhưng lần này lại khốc liệt hơn, tôithầm lìa quê Phó Sinh đến Ba Xuyên rồi Cần Thơ để đi học.

Ngày30 tháng 4 năm 1975, cả Miền Nam phải chịu một tang chung cho sự mất mát củamột chế độ dân chủ và nhân bản Việt Nam Cộng Hòa. Từ ngày đó, lần lượt kẻ trướcngười sau bỏ nước ra đi lánh nạn cộng sản, để lại sau lưng bao kỷ niệm từ thờithơ ấu. Sau hơn 60 năm quá nhiều mất mát, kẻ còn người mất, tôi chỉ còn lại mộtngười bạn duy nhất thời “tắm sông cởi truồng” là Lương Phước Khanh. Gặp lại bạnxưa, bao kỷ niệm thời xa xưa được dịp sống dậy. Nhìn lại, tôi cảm thấy thắmthiết câu nói của người Trung Hoa: “Trênđời có ba thứ đáng quý: Bạn xưa, Sách xưa và Rượu xưa”. Xin cám ơn TrờiPhật cho con gặp lại người bạn thời hoa niên nơi đất khách quê người.

Sovới ba quận khác trong tỉnh Bạc Liêu thì quận Phước Long không có gì nổi bậtngoài vụ án Điền Chủ Chọt năm 1927 mà ngày nay nhiều người còn nhắc tới. Riêngđối với tôi hình ảnh cộng sản bắt đem tử hình Trung Riêng đối với tôi hình ảnh cộng sảnbắt đem tử hình Trung Tá VNCH Nguyễn Văn Sĩ, Quận Trưởng Quận Phước Long sau ngày30 tháng 4 năm 1975, để trả thù đã làm tôi xúc cảm mãi cho đến ngày nay.      

c.                Quận GiáRai

Giai thoại về hai chữ Giá Rai.

Khoảnggiữa Thế Kỷ Thứ 19, từ Bạc Liêu xuống đến Cà Mau chưa có lộ và kinh thẳng. Sựgiao thông liên lạc giữ các địa phương với nhau phải dùng các sông rạch thiênnhiên quanh co khúc khuỷu dọc theo Rạch Cái Hưu, Cai Giảng, Rạch Rắn, Rạch LộTẻ rồi trở ra nơi cách Hộ Phòng chừng 800 thước. Khách qua lại thường gặp nhautại khoảng Rạch Cai Giảng và Rạch Rắn để nghỉ ngơi và chờ con nước. Khách quađường nghỉ ngơi, quan sát phong cảnh chung quanh, nhìn thấy phía Ðông Bắc RạchRắn có xóm nhà xen lẫn với từng chòm cây Giá mọc lai rai. Họ hỏi nhau: Xóm gìđấy? Người đối thoại cũng mù tịt chẳng biết gì hơn, cười mà nói đùa: Thì là....xóm “Giá lai rai” chớ gì. Dần dần người ta quen gọi như vậy và lâu ngày trởthành gắn gọn lại là “Giá Rai”

Cáchtỉnh lỵ chừng 4 cây số, cũng có một xóm ở giữa vùng cây giá mọc um tùm, ngườita gọi xóm “Giá Râm” để đối lại với “Giá Rai”.

GiáRai tuy là quận, nhưng Hộ Phòng lại đóng vai trò rất quan trọng về kinh tế, tấtcả mọi cơ sở thương mại, kinh tế, nông nghiệp, hải sản đều đặt tại Hộ Phòng.Hằng ngày có hàng chục chiếc xe hàng đến vận chuyển lương thực, thực phẩm vềSài Gòn. Tại Chợ Lớn có một bến xe hàng “Bến Dương Công Trừng” dành riêng chotuyến đường Chợ Lớn - Hộ Phòng. Tàu đánh cá ngày hay đêm tấp nập lên xuống hàngtại bến cảng Hộ Phòng. Ngoài nguồn lợi hải sản như tôm, cá biển, quận Giá Raicòn cung cấp cả muối biển. Ðây là sản phẩm đặc biệt của Quận Giá Rai nói riêngvà cho toàn tỉnh Bạc Liêu nói chung. Muối ở Bạc Liêu ngoài việc dung cho ẩmthực ra, còn được dùng vào chế biến nước mắm. Hằng năm, muối ở Bạc được xuấtcảng sang Kampuchia và Lào.

Khinhắc đến quận Giá Rai ở Bạc Liêu thì ai ai cũng biết đến vụ án đồng Nọc Nạn nổitiếng vào năm 1928, sự linh thiêng của Linh Mục Trương Bửu Diệp, ngài bị ViệtMinh cách chặt đầu vào ngày 12 tháng 3 năm 1946, khi ra sức bảo vệ giáo dân ởGiáo Xứ Tắc Sậy và chuyện ông Nguyễn Văn Ðiểm xã trưởng Xã An Hiệp bị cộng sảntử hình sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

d.               Quận VĩnhChâu

VĩnhChâu có nghĩa là hạt châu tồn tại muôn đời, nói lên lòng trìu mến của người dânđối với vùng đất mến yêu của họ.

Thôngthường người ta quen gọi Vĩnh Châu là Quận Trà Nho, do danh từ “Chrui Nhor” củaCao Miên là tên một giống cây mọc rất nhiều ở vùng này. Tuy nhiên chính ngườiMiên cũng không đồng ý với nhau về ý nghĩa của hai tiếng Trà Nho. Theo mộttruyền thuyết khác, Trà Nho do hai tiếng Miên “CHRUI-YOR” có nghĩa là “Vịnh TửThần”. Vì ngày xưa ghe thuyền nào vô ý cập bến Vĩnh Châu là người trên thuyềnđều bị một hung thần vật hộc máu chết tươi tại chỗ.

Theotruyền sử, Nguyễn Ánh trên đường bôn tẩu, có đóng quân ở Cồn Ðầm (nay gọi làCồn Nóc) thuộc Quận Vĩnh Châu, đặt tên chỗ ở là Mỹ Thanh. Ngày nay, nơi đây còndi tích như nền thành đồn trú, giếng nước, chùa và dòng Thư Yết.

QuậnVĩnh Châu là nơi kết hợp với ba dân tộc với ba nền văn hóa quyện với nhau: Việt– Hoa – Miên. Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng biệt, như sắc tộc Miên, giúpcho chúng ta hiểu về điệu múa Lâm Thol, hay hát Dù Kê... Dù khác chủng tộc,nhưng họ có một điểm chung là cần cù, siêng năng, chịu gian lao dù mưa haynắng.

Ðặc sản Vĩnh Châu

Nếuở ngoài Miền Bắc nổi tiếng có nhãn Hưng Yên, thì ở trong Nam nhãn Vĩnh Châu củatỉnh Bạc Liêu rất nhiều người biết đến. Tôi chưa từng nếm qua nhãn Hưng Yên nênchưa biết qua hương vị, nhưng hương vị ngon ngọt thơm tho, đậm đà của nhãn VĩnhChâu làm sao quên được? Trái lại to, dày cơm, mỏng vỏ, hạt lại bằng hạt tiêu,tỏa hương thơm ngào ngạt. Hằng năm đến tháng Bảy, tháng Tám Âm Lịch, du kháchđến Bạc Liêu rồi ghé qua vườn nhãn Vĩnh Châu, sẽ cảm thấy hương vị của nhãn rấtđậm đà cộng thêm sự hiếu khách của người dân Vĩnh Châu cũng đậm đà như tráinhãn địa phương. Ngoài nhãn ra, Vĩnh Châu cũng nổi tiếng với mảng cầu (tráina). Ở Miền Nam chỉ có 2 nơi trồng loại mảng cầu này, đó là xã Ba Chúc (ChiLăng) thuộc tỉnh Châu Ðốc và ở Vĩnh Châu. Tuy nhiên, mảng cầu trồng ở miệt BaChúc, nhỏ trái lại dễ bở và nhiều hạt. Trái lại, mảng cầu trồng ở vùng biểnVĩnh Châu có trái to, rất dai và hạt lại ít. Có lẽ hai loại trái cây này thíchhợp ở đất giồng và chịu nước mặn, hương vị lại ngọt ngào khó quên.

Ðấtgiồng Vĩnh Châu còn là nơi cung cấp khoai lang, hành củ cho nhiều địa phươngkhác. Nếu ai có ăn khoai lang Trà Nho, sẽ không quên đặc điểm và hương vị củanó. Tại miền Tây chỉ có quận Vĩnh Châu là nơi nổi tiếng về trồng hành củ, cũnglà nơi bị mù từ củ hành mà ra. Tại Xã Vĩnh Phước, người Miên còn trồng loại câychỉ dành cho người Miên gọi là trái diếc, màu nâu vị ngọt.

Ngoàira dưa hấu cũng là đặc sản của Vĩnh Châu với hương vị rất khó quên cho những aiđã từng nếm qua. Dưa hấu Vĩnh Châu có hai loại ruột đỏ và vàng nhưng hươngkhông khác nhau. Ăn dưa hấu, người mình ai ai cũng nhớ đến An Tiêm, con nuôicủa vua Hùng Vương thứ 10, người đầu tiên đã khám phá quả dưa hấu và trồng dưađể bán.  

VùngMỹ Thanh (Vĩnh Châu) có giống cây chà là. Cây chà là được trồng để giữ đất, cátvà chắn sóng. Ngoài ra, cây chà là còn cung cấp một món ăn đặc biệt đó là conđuông, mỗi cây chà chỉ có một con đuông mà thôi. Người đi bắt đuông, cứ nhìnngọn lá bị gãy cụp xuống ủ rủ, chắc chắn có con đuông đang nằm trong đó.

Hằngnăm cứ đến ngày Rằm tháng 10 Âm Lịch, người Miên ở Trà Vinh, Sóc Trăng, RạchGiá hay ở Vĩnh Châu đều có tổ chức lễ “ÓOc Ăm Bok”. Ðây là lễ cúng trăng haygọi Rước Nước, với những mâm cốm dẹp qua vụ nếp đầu mùa. Ngoài Bắc có cốm vồngđể sêu Tết đầu năm. Còn ở trong Nam cũng có cốm dẹp do người Miên làm ra, cứnhìn thấy cốm dẹp xuất hiện như báo hiệu mùa Xuân lại về.

Những người sinh trưởng ở Bạc Liêuvới một thời vang bóng

BạcLiêu nổi tiếng là nơi có nhiều đại điền chủ nhất của Nam phần dưới thời Phápthuộc, họ là những người có thiên khiếu về kinh doanh và tổ chức. Sau đây lànhững nhân vật tiêu biểu cho tỉnh Bạc Liêu:

1- Trần Trinh Trạch:(mất ngày 14-03-1945)

Gốcngười Tiều, được Bá Hộ Bì (Cha vợ) đỡ đầu cộng thêm bản chất khôn ngoan, khéoléo, xã giao rộng, biết tính toán và biết nắm cơ hội để làm giàu. Cách làm giàucủa Trần Trinh Trạch bao gồm:

-                    Xin phép khẩn đất hoang, mua lại những miếng đất bán hợp pháp vàbất hợp pháp.

-                    Mua lại những miếng đất nhỏ liền ranh.

-                    Cho các điền chủ nhỏ vay tiền, họ không trả nổi thì buộc lòng bánlại ruộng đất cho ông.

-                    Mua đất bị phát mại sau kiện tụng.

Trongnhững năm 1928-1932, vì có chân trong Hội Ðồng Quản Hạt Nam Kỳ, nên Trần TrinhTrạch  được gọi là Hội Ðồng Trạch. Năm1930, ông cùng Huỳnh Ðình Khiêm và Lưu Văn Lang thành lập Việt Nam Ngân Hàngđầu tiên tại Sài Gòn (SOCIÉTÉ ANNAMITE DE CRÉDIT). Tại Bạc Liêu, ông Trạch cũnglà một trong những thành viên sáng lập CRÉDIT AGRICOLE, hình thức giống nhưNgân Hàng Nông Nghiệp Tỉnh.

Ôngcó 3 người con trai và 4 con gái. Ba người con trai của ông là Trần Trinh Ðinh,Trần Trinh Huy (Công Tử Bạc Liêu) và Trần Trinh Khương.

ÔngTrần Trinh Trạch là đại điền chủ giàu có bậc nhất ở Tỉnh Bạc Liêu với tài sảngồm có:

-                    Có hơn 60 ngàn mẫu ruộng.

-                    Ðộc quyền khai thác muối và rượu. Ông có trên 10 lô ruộng muối vớikhoảng nhiều ngàn mẫu đất.

-                    Một nhà máy làm rượu trắng ở ngoại ô.

-                    Một nhà lầu 2 tầng dùng để ở, kế bên bờ sông Bạc Liêu.

-                    Hai dãy phố lầu hai tầng chung quanh chợ Bạc Liêu.

-                    Một bungalow có phòng ngủ, có bar bán rượu nằm trên đường chínhtại tỉnh Bạc Liêu.

-                    Một nhà máy xay lúa lớn nhứt Nam Kỳ mang tên Hậu Giang ở ngoại ôBạc Liêu.

-                    Một dãy phố ở đường Gia Long – Sài Gòn.

-                    Một vila lớn có lầu ở đường Nguyễn Du đối diện Vườn Tao Ðàn.

Tấtcả những tài sản kể trên của dòng họ Trần Trinh đều bị Cộng Sản tịch thu saungày 30-04-1975.

Công Tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (Nguồn Internet)

2 - Phan Hộ Biết còn gọi làBá Hộ Bì:

Ônggốc người Tiều, được mệnh danh là vua lúa gạo và sở hữu hầu hết các lô ruộngmuối dọc theo bờ biển Bạc Liêu. Ông có hơn chục chiếc ghe chài với trọng tải500 tấn, chuyên chở lương thực khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh và lên tận Nam Vang (Kampuchia).Ông có 7 bà vợ và 7 dòng con, trai gái đều có. Tài sản đều chia sòng phẳng chonhững dòng con này. Nhưng rất tiếc, các con của ông không biết gìn giữ, để rồicuối cùng của cải tiêu hao. Vì danh dự gia đình bên vợ, ông Trần Trinh Trạchphải ra tay cứu giúp.

3 - Ông Bá Hộ Mính:

Tênthật Ngô Dân gốc Triều Châu luôn chủ trương “Phi thương bất phú”. Nhờ đó ôngtạo ra sự nghiệp lớn tại Bạc Liêu. Ông có 4 bà vợ và trai gái đều có. Bà vợ thứhai sinh ra: Ngô Phong Ðiều, Ngô Khị. Bà vợ thứ ba sinh ra bà Ngô Thị Ðen là vợchính thức của Công Tử Bạc Liêu con ông Trần Trinh Trạch.

ÔngNgô Dân đã hiến một phần tài sản của mình để xây cất toàn bộ bệnh viện BạcLiêu, thay cho những dãy nhà lá lụp xụp và lầy lội.

4 - Cao Minh Thạnh

Xuấtthân gốc Triều Châu, không những giàu có lại còn vang danh khoa bảng cho dònghọ Cao Triều. Ngoài hai con gái, ông còn có sáu người con trai là Cao TriềuChấn, Cao Triều Chánh, Cao Triều Trực, Cao Triều Trung, Cao Triều Phát và CaoTriều Hưng.

Trong6 người con của ông Cao Minh Thạnh, chỉ có Cao Triều Phát là nổi danh hơn cả.Cao Triều Phát sinh năm 1899, lúc nhỏ theo học Chasseloup Laubat của Pháp tạiSài Gòn. Sau đó qua Pháp du học và trở về nước vào năm 1922. Năm 1930 ông Phátứng cử Hội Ðồng Quản Hạt Nam Kỳ và đắc cử. Nhưng ông chỉ hoạt động chỉ có mộtnăm và từ chức trước khi nhiệm kỳ chấm dứt. Ông kết hôn với bà vợ chính thức,sinh ra Cao Triều Liêm và sau này là Dược Sĩ.

Năm1932, ông Phát theo Ðạo Cao Ðài (Phái Minh Chơn) có xây Thánh Thất tại vùng Bốmthuộc Cà Mau (Tỉnh Bạc Liêu). Ðến tháng 8 năm 1945 ông cùng tín đồ Cao Ðài thamgia kháng chiến chống Pháp và đưa hệ phái Cao Ðài này trở thành Cao Ðài cứuquốc.

Saunày ông Phát theo Cộng Sản, để tỏ lòng trung thành với Ðảng, ông hiến tặng choViệt Minh 5,000 mẫu đất tại Xã Khánh Hòa (Vĩnh Châu). Ngày 27 tháng 7 năm 1947,trong dịp lễ kỷ niệm ngày thương binh toàn quốc, Cao Triều Phát đóng góp100,000 đồng, để nhận một chiếc áo lụa của ông Hồ được đem ra đấu giá (12). ÔngPhát tái hôn với bà Châu Thị Tùng và có hai con, một trai một gái.

Saungày 20 tháng 7 năm 1954, ông cùng vợ và hai con tập kết ra Bắc. Ngày 9 tháng 9năm 1956 ông Phát mất tại Hà Nội.

Dònghọ Cao Triều rất nổi tiếng ở Bạc Liêu. Tuy Cao Triều Phát theo Cộng Sản nhưng anhem dòng họ phục vụ cho Việt Nam Cộng Hòa như:

-                    Bác Sĩ Cao Triều Lợi

-                    Kỹ Sư Cao Triều Huy

-                    Dược Sĩ Cao Triều Liêm

Hiệnnay, Cao Triều Mẫn, cháu nội của Cao Minh Thạnh, là Trưởng Ban Tế Tự tại TiênSư Cổ Miếu được tổ chức hằng năm ở Bạc Liêu.

Ngoàinhững đại điền chủ nổi tiếng vừa nêu trên, còn có các ông điền chủ giàu bậctrung như:

-                    Tạ Thuận Giai ở Hòa Bình.

-                    Trương Xuân ở Long Thạnh (Vĩnh Lợi).

-                    Lâm Tấn Triều ở Vĩnh Mỹ.

-                    Trần Ngọc Tuyển ở Long Ðiền (Giá Rai).

-                    Quách Ngọc Ðống ở Phong Thạnh (Giá Rai).

-                    Ngô Minh Hớn ở Vĩnh Hưng (Vĩnh Lợi).

-                    Trần Tìa ở tại Bạc Liêu, ông là tín đồ của Ðạo Cao Ðài đã xâyThánh Thất Cao Ðài và tặng cho Hội Thánh Cao Ðài Bạc Liêu.

-                    Trần Hữu Có ở Ðồng Miểu Phong Thạnh Giá Rai.

-                    Trần Thất ở Trà Kha Long Thạnh Vĩnh Lợi.

-                    Dương Xuỗi ở Cái Cùng (Mỹ Ðiền) Long Ðiền.

Tấtcả những điền chủ nêu trên, cả cơ nghiệp có được là do họ tích lũy và trải quaquá nhiều đời. Khi cộng sản vào, tất cả tài sản đều chính quyền lấy sạch.

Những người con Bạc Liêu đi gâydựng cơ đồ

BạcLiêu đã sinh ra nhiều người con ưu tú, đóng góp rất nhiều vào công cuộc bảo vệtự do, chống lại sự xâm lăng của cộng sản Bắc Việt. Sau đây là những người concủa tỉnh Bạc Liêu, tuy không thành công, nhưng nỗ lực họ đã phản ảnh bổn phậnvà trách nhiệm của người trai thời loạn đối với Quốc Gia - Dân Tộc:

-                    Trung Tướng Trần Văn Minh – Tư Lệnh Không Quân.

-                    Trung Tướng Lâm Quang Thi – Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn I/ Quân Khu I.

-                    Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ – Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Vị Quốc GiaÐà Lạt.

-                    Trung Tá Lâm Quang Thới – Quân Trấn Trưởng Biên Hòa.

-                    Thiếu Tá Lâm Quang Thân.

-                    Chuẩn Tướng Huỳnh Bá Tính – Tư Lệnh Sư Ðoàn 3 Không Quân.

-                    Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường – Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh.

-                    Ðại Tá Huỳnh Thao Lược – Tham Mưu Trưởng Sư Ðoàn 18 Bộ Binh.

-                    Ðại Tá Nguyễn Hữu Mai. Trưởng Phòng 6 – Bộ Tổng Tham Mưu.

-                    Ðại Tá Lưu Yểm – Tỉnh Trưởng Biên Hòa.

-                    Thiếu Tá Lâm Thành Nghiệp – Quận Trưởng Quận Vĩnh Lợi.

-                    Châu Tư Phát – Chánh Án Tòa Sơ Thẩm Ba Xuyên.

-                    Châu Diêm Diệu – Giáo Sư dạy Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt.

Trung Tướng Trần Văn Minh – Tư Lệnh Không Quân KLVNCH

(Ảnh từ Internet)

Trongcuộc chiến Quốc-Cộng không biết bao anh hùng vô danh của Bạc Liêu đã ngã xuống,sẵn sàng hy sinh để Tổ Quốc được trường tồn: “Cổ laichinh chiến kỷ nhân hồi?” (Xưa nay chinh chiến mấy ai trởvề?)

Nhiềungười vì nghĩa cử anh hùng của họ, tuy nằm xuống nhưng đã trở thành bất tử,được nhiều người biết và luôn nhắc đến với sự yêu mến và kính phục. Hai trongnhững lính can trường ở Bạc Liêu:

-                    Ðại Úy Tăng Ngọc Nhã: Tiểu Ðoàn Trưởng TiểuÐoàn 487 Ðịa Phương Quân, đã hy sinh vào tháng 12-1974 tại Mõ Ó (Mỹ Thanh) VĩnhChâu. Hình ảnh tang lễ được Trung Tâm Asia chiếu lên qua dĩa nhạc số 1 mang chủđề “Cánh Hoa Thời Loạn”.

-                    Thiếu Tá Mã Thành Nghĩa: Tiểu Ðoàn Trưởng TiểuÐoàn 411 Ðịa Phương Quân. Ðây là Tiểu Ðoàn vang danh “Sát Cộng” ở miền Tây.Ngay sau khi nghe tin ông Dương Văn Minh đầu hàng quân Cộng Sản lúc 10 giờ 30sáng ngày 30-04-1975, Thiếu Tá Mã Thành Nghĩa đã tự sát bằng khẩu súng colt 45tại căn cứ Cái Dầy. Ðến buổi chiều người vợ cũng tự sát chết theo chồng.

Ði đâu cho thiếp đi cùng

Ðói no thiếp chịu – lạnh lùngthiếp cam

Tuynhiên, cũng có lắm người đang tâm phá hoại nền cộng hòa còn non trẻ của MiềnNam Việt Nam trong đó có dân biểu Dương Văn Ba và Ðại Ðức Thích Quảng Thiệt tuở chùa Bồ Ðề. Dương Văn Ba lợi dụng quyền “bất khả xâm phạm” để chống đối chínhquyền Việt Nam Cộng Hòa còn Ðại Ðức Thích Quảng Thiệt thì lợi dụng màu áo tôngiáo, luôn xách động học sinh và Phật Tử để biểu tình chống lại chính quyền.

Những người muôn năm cũ

Ðólà những người đã thầm lặng bỏ rất nhiều tâm huyết để đóng góp vào đời sống vănhóa, tín ngưỡng và âm nhạc của người dân Bạc Liêu trong đó có Chung BáKhánh, Chung Bá Vạn, bác sĩ Nguyễn Tú Vinh, Nhạc sĩ Cao Văn Lầu…

Haianh em Chung Bá KhánhChung Bá Vạn đã góp sức làm giàu đờivăn hóa của dân địa phương qua việc xây dựng nhà hát “Chung Bá” để các nghệ sĩ có nơi để trình diễn các vở kịch, tuồngcải lương và mở đại nhạc hội cho người dân Bạc Liêu thưởng thức.

Rấttiếc rạp hát Chung Bá ở Bạc Liêu nổi danh một thời bị đổi tên thành rạp hát CaoVăn Lầu sau ngày 30-04-1975. Nhưng sau đó bị đập phá đi để xây dựng một nhà hátmới, cũng mang tên Cao Văn Lầu nhưng tân tiến hơn, những dấu tích xưa bị phá bỏhoàn toàn.

Nhạc sĩ Cao Văn Lầulà tác giả bài vọng cổ nổi tiếng “Dạ CổHoài Lang” gây nhiều cảm xúc sâu đậm cho người nghe và cũng chính bài hátnày, nhiều vở tuồng cải lương vọng cổ đã ra đời sau đó. Bạc Liêu là quê hươngcủa nhạc cải lương vọng cổ với nhiều tài tử đờn ca nổi danh nhất Miền Nam vàngười có công đóng góp và nghệ thuật âm nhạc này phải kể đến tên nhạc sĩ CaoVăn Lầu. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu mất ngày 13 tháng 8 năm 1976, mộ phần của Cao VănLầu và vợ ông là bà Trần Thị Tấn được chôn cạnh nhau, nằm kế bên Chùa Cô Bảy.

Bác Sĩ Nguyễn Tú Vinh,Hội Trưởng Hội Hồng Thập Tự, đã đóng góp vào đời sống tín ngưỡng của người dânBạc Liêu qua việc đóng góp công sức xây tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát – dân địaphương gọi là tượng Mẹ Nam Hải Bạc Liêu, một công trình văn hóa về tâm linh nổibật nhất ở Bạc Liêu. Tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát mặt hướng ra biển được bắtđầu xây dựng vào năm 1973 và hoàn thành vào đầu năm 1975, tượng cao mười mộtmét (chưa kể chân đế), đứng sừng sững bên bờ biển Đông thuộc khu vực ấp Nhà Mátxã Hiệp Thành (nay là phường Nhà Mát thị xã Bạc Liêu), là một khu du lịch nổitiếng ở Bạc Liêu.

Tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ở KhuNhà Mát – Bạc Liêu

(Ảnh Inernet)

Không nơi nào bằng quê hương

Mộtcâu chuyện trong sách “Quốc Văn Giáo Khoa Thư” kể rằng, có một người đidu lịch khắp năm châu bốn biển, khi trở về nhà được bà con, bạn bè trong thônxóm ra mừng đón. Một người láng giềng có hỏi người đi du lịch một câu như sau:

-                    Anh đi du lịch khắp nơitrên thế giới, vậy chớ những nơi anh dừng chân, nơi nào là đẹp nhất?

Ngườidu lịch trả lời:

-                    Chỉ có quê hương là đẹphơn cả. Vì quê hương là đồng bào chung một dân tộc, chung một tiếng nói, cùngchung nỗi thăng trầm của lịch sử và vui buồn theo vận nước. Ðây cũng là sợi dâythân ái kết chặt tình đồng hương mỗi khi gặp nhau, như ngày hôm nay tôi trở vềquê nhà, bà con láng giềng hay tin ai ai cũng vui mừng và đến thăm hỏi.

Ýniệm về quê hương thay đổi theo thời gian và theo tuổi tác của con người, từthuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành. Ngày còn bé mỗi khi xa nhà đôi ba ngày, tôinhớ nhà da diết.  Khi lớn lên môt chút,mỗi lần đi xa, tôi nhớ nhà lẫn nhớ quê, nhớ làng, nhớ xóm. Bây giờ, quê hươngcủa tôi không còn ở trong phạm vi hạn hẹp của một làng, một quận hay một tỉnh,mà bao gồm cả mọi nơi trên khắp nẻo đường đất nước, một giải giang sơn gấm vóccó hình chữ S nằm bên bờ Biển Đông, vui buồn theo vận nước.

Nhiềulúc tôi tự nghĩ không biết cái gì làm cho mình ràng buộc với với mảnh đất quêhương? Tôi đang sống với mọi tiện nghi sung túc ở một nước tự do, nhưng sao màhình ảnh quê nhà vẫn mang canh cánh bên lòng?

Tôibiết tôi đang mang cùng nỗi đau của đồng bào ruột thịt ở quê nhà đang quằn quạidưới chính sách hung tàn hơn cả loài thú dữ (hà chính mãnh ư hổ) của cộng sản. Nhưng tôi cũng biết rằng cuộc đờicó thịnh có suy, đó là quy luật của tạo hóa, không có gì vĩnh viễn. Nhìn lạilịch sử, chế độ càng bất nhân bao nhiêu lại càng chóng suy tàn. Tôi tin tưởngrằng một ngày rất gần chế độ cộng sản hung tàn không còn tồn tại trên quê hươngtôi.

VươngKim Hùng

Tháng 2 năm 2017

 

Tài Liệu Tham Khảo

1.               Bạc Liêu Xưa và Nay của Huỳnh Minh, tác giả tự xuất bản Sài Gòn1972.

2.               Ngày 06-09-1956 Tổng Thống Ngô Ðình Diệm ban hành Dụ số 53 – quiđịnh ngoại kiều từ nay không được làm 11 nghề. Ðoàn Thêm – Việc từng ngày – Haimươi năm qua 1945 – 1964 Trang 201 – Nam Chi Tùng Thư xuất bản Sài Gòn 1967.

3.               Hứa Hoành – Bảy Viễn. Nam Kỳ Lục Tỉnh – Quyển 1. Nhà xuất bản VănHóa – Houston Texas – Trang 97 – Hoa Kỳ 1995.

4.               Hứa Hoành – Bảy Viễn. Trang 241 đến 252. Nhà xuất bản Văn Hóa –Houston Texas – Hoa Kỳ 1997.

5.               Hứa Hoành – Nam Kỳ Lục Tỉnh. Quyển 1. Trang 101 đến 105. Nhà xuấtbản Văn Hóa – Houston –Texas – Hoa Kỳ 1995.

6.               Nam Bộ Xưa – Nay. Trang 222. Nhà xuất bản Tạp Chí Xưa – Nay. Năm2007 tại Thành Phố Hồ Chí Minh.

7.               Vì Nhạc Sĩ Cao Văn Lầu có đứa con theo Cộng Sản, để trả công nhưngthực ra nhằm tuyên truyền cho chế độ, biết quý trọng nhân tài nên tịch thu rạphát Chung Bá, sau đó tên Cao Văn Lầu đặt ở đây. Ông Cao Văn Lầu với dòng họ CaoTriều hoàn toàn xa lạ, chỉ trùng họ với nhau mà thôi.

8.               Hà Chính Mãnh Ư Hổ

Chuyện kể rằng Khổng Tửcùng học trò đi ngang qua cánh rừng, gặp người đàn bà khóc bên nấm mồ mới đắp.Khổng Tử dừng lại hỏi:

-                    Bà làm sao khóc thê thảmvậy và người chết là ai?

Người đàn bà trả lời:

-                    Người chết là chồng tôi,bị cọp xé xác.

Và nói tiếp, trước tiên là cha chồng bị cọp giết, kế đếnlà con tôi, nay đến phiên chồng.

Khổng Tử hỏi lại ngườiđàn bà:

-                    Tại sao không về thành màsống để khỏi bị cọp giết?

Người đàn bà trả lời:

-                    Về thành mà sống được ư?Ở thành chính sách hà khắc của quan trên, giết cả muôn người, còn sống ở rừng,cọp chỉ giết có vài người.

Khổng Tử quay lại nói vớihọc trò rằng:

Một chính sách hà khắc hại dân còn hơn cả loài thú dữ.