Đọc “Khói Sóng Trên Sông” của Nguyễn Văn Sâm. Nguyễn Vy Khanh
Tìm hiểu hành trình văn nghệcủa một số nhà văn thế kỷ XX, chúng tôithích thú khám phá Nguyễn Tuân, Xuân Diệu viết phê bình vănhọc đặc sắc không thua gì thơ văn của họ:Nguyễn Tuân độc đáo khi viết tổng luậnvề Tản Đà, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng,Nguyễn Du, cũng như Xuân Diệu khi viết vềNguyễn Du, Hồ Xuân Hương. Đó là những vănnghệ sĩ đi từ sáng tác đến thể loạiphê bình, khảo cứu. Nguyễn Văn Sâm là một trườnghợp ngược lại, có thể do hoàn cảnh phảisống xa quê hương, ông khởi đầu sự nghiệpvới những công trình nghiên cứu nghiêm túc về vănhọc trước khi sáng tác, viết truyện. Các biên khảocủa ông đều lấy chủ đề là văn họcmiền Nam (Văn Học NamHà, Văn Chương Tranh Đấu Miền Nam, Văn ChươngNam Bộ) là những đóng góp độc đáo cho mảngvăn học thường không được đánh giá đúngmức này. Ông đã đi xa hơn hai cuốn Văn HọcMiền Nam của Phạm Việt Tuyền và Đông Hồvà đã đưa vào văn học sử mảng văn họcyêu nước và kháng chiến của miền Nam, phầnnào “chính danh” lại cho những văn nghệ sĩmiền Nam vốn vẫn bị đảng cộng sảnxử dụng cho chiêu bài “yêu nước” của họ.Về sự chuyển hướng, chính tác giả đãcho người đọc biết : “qua Mỹ viếttruyện ngắn vì những thôi thúc phải nói lên sựsuy nghĩ của mình về quê hương và thân phận ngườiViệt ngay trên quê hương hay lạc loài tha hương”(1). Về sáng tác, Nguyễn Văn Sâm đã xuất bảnCâu Hò Vân Tiên (1985), Ngày Tháng Bồng Bềnh (1987). Trong bài nàychúng tôi viết về tập Khói Sóng Trên Sông mới do tạpchí Văn xuất bản đầu năm 2000, đúng ra làmột vài cảm tưởng về thể loại truyệnngắn và văn chương miền Nam, qua chữ nghĩacủa Nguyễn Văn Sâm.

Tập truyện Khói Sóng TrênSông gồm 14 truyện ngắn về hai chủ đềchính : quê người và quê nhà. Hãy nói chuyện quê ngườitrước. Truyện Khói Sóng Trên Sông là truyện cuối đượcdùng làm tựa cho cả tập, viết về đời sốngnơi xứ người nhưng ở đây, cũng nhưcác truyện ngắn khác về cùng chủ đề, hình nhưcác nhân vật tiếp tục kéo dài nếp sống ởquê nhà nhiều hơn là những bận tâm hội nhập.

Trước khi tác giả đưangười đọc đến bến sông bồi hồinhìn khói sóng, hai nhân vật Chuyên và Vũ đã phải trãiqua sàng lọc hội nhập. Về vấn đề hộinhập, tác giả không dùng dao to búa lớn, chỉ gợicảm qua hình ảnh, tình cảnh. Chuyện hai chị emChuyên và Vũ ở Tiểu Sài-Gòn, còn là chân dung cuộc đồngngười Việt  ởHoa-Kỳ nói chung với những nhân vật có máu lãnh tụ... ở xứ người, sống bằng trí nhớ dùthời gian qua vẫn không ... phôi pha, thường tưởngtượng, thêm thắt, điểm phấn. Ở quán nướcChuyên làm hầu bàn, họ là những “tục khách”:“Những khuôn mặt mang nụ cười nham nhở.Những hàm răng cáu bợn thức ăn. Những hơithở nồng hơi bia xú với thực phẩm chưakịp tiêu hóa, tạo thành mùi cám heo lâu ngày, chuyển mùi.Chuyên muốn gạt phắt những chúng sinh lô nhô chungquanh sang một bên để chạy mau về phòng mình nằmsải tay thở những hơi dài trút hết những ưusầu, chán chường ra khỏi tâm tư” (tr. 250). Thếhệ của Chuyên lớn lên khi cuộc chiến đã chấmdứt, phải sống trong xã hội cộng sản rồivượt biển bị hiếp đáp. : “Ngày trướclạnh lùng giết nhau trong cái dửng dưng của khônghận thù, ngày nay lạnh lùng làm khổ nhau đến chếttrong bầu không khí tràn đầy hận thù âm-ỉ. Cácchú, các bác mau chân nhanh tay chạy vọt qua đây đâu thấychúng tôi bị hành hạ đủ điều đâu...”(tr. 247). Chuyên lợm giọng trước những ngườithích tới quán để sống cái quá khứ vẽ vờivà sống ảo tưởng “anh anh em em” với cáccô gái đáng tuổi con cháu.

Tình yêu, cuộc sống củaChuyên, cũng như nhiều người tị nạnkhác, phải sống cái bi đát ở giữa hai vănhóa, hai thế giới : Khoa ở đây, Hùng quê nhà; tình ngườiở quê vương vấn vì nhiều kỷ niệm, vì khởitừ gốc rễ, thành ra dễ lơ là với tình bạnmới, Chuyên tự hỏi “tại tôi không biết điềuchỉnh nhãn quan để phù hợp với cuộc đờimới bon chen bên này?...” (tr. 249). Đến khi mấttình yêu ở Việt Nam, Chuyên mới nhận ra mình “chỉlà một con vật nhỏ dật dờ theo con sóng đờitrôi dạt. Nhưng sao tôi nghe muôn ngàn đổ vỡ tàn khốctrong hồn, nghe hụt hẫng như mình không còn quá khứ,hôm qua được sanh ra và hôm nay là tôi của hiện tại,tâm hồn trống không” (tr. 256).

Trong khi tình yêu ở xứ ngườilà những bất ngờ. Martha, người yêu của Vũ,em Chuyên, đã ngoại tình dù đang có chửa, đang“mang mển” - nói như Nguyễn Văn Sâm. Mộthội nhập không lối thoát mà rồi cũng chẳng đưađến đâu!

Trong những truyện khác, đềtài hội nhập được nói đến và thườnglà những vấn nạn, như cha mẹ già cả bệnhtật con cháu phải chăm sóc trong khi phải bon chen vớiđời sống mới, trong Mát Lạnh Tuổi Vàng, nhưnhững va chạm với người dị chủng cókhi gây hiểu lầm, trong Ông Già Noel Có Thật, như nếpsống cá nhân và cô đơn của giới thiếu niên đưađến những thảm cảnh bị dụ dỗ,trong Người Bí Mật Chiêm Ngưỡng, ....

Dù rồi cũng thành công, cũngsống còn, đi lên nữa là khác, nhưng đời sốnghội nhập không khỏi có những khó khăn cho các thếhệ hãy còn nhiều liên hệ với quê hương. Bởithế khi hoàng hôn xuống, thời điểm mà con ngườixa quê thường nhớ nhung, hay hướng về chân trờithân thương cũ, nhất là khi đứng trướccon nước xứ người, giữa cái mơ hồ,đời mới cũ, tâm sự u uất vì nói không ai hiểu,không có ai hoặc không ai có thể hiểu. Tác giả không nhắcnhở nhưng đã dùng ý câu 8 của bài Hoàng Hạc Lâu củaThôi Hiệu để đưa người đọc đốiđầu trước một tình cảnh sống, trướccâu hỏi đâu là quê hương! “Yên ba giang thượngsử nhân sầu” như một kết cục tấtyếu của hạc vàng vang bóng của ngày cũ, quá vãng,của người xưa, đi không trở lại; mây trắngmênh mông, càng mênh mông thêm nỗi buồn xa xứ!

Khi viết chuyện ở xứngười, câu văn Nguyễn Văn Sâm thường ngắngọn, ít vần và đối, nhưng trái lại, khi tảchuyện quê nhà với những nhân vật thật “lụctỉnh” gắn liền với quê hương, thì câu văndài dòng như có thế mới nói hết được tâmsự, mới tả hết được dáng cách con ngườivà góc cạnh của những khu phố, đườnglàng quê!

Như Nước Trong Nguồnlà một truyện ngắn viết về số phận củamột chàng thanh niên què quặt xưng “tôi”, mặccảm ngập trời về thân thể của mình mà lạiluôn luôn thèm khát xác thịt đàn bà, cuối cùng đành chịulấy một thiếu nữ đã có bầu với kẻkhác, qua sự sắp xếp của bà mẹ. Hương Cỏnhắc nhớ một mùi hương sống động củaquê hương qua chuyện “gái bao” của một Việtkiều “già dịch”. Âm Dương là cuộc sốngkhốn khổ ở quê nhà sau ngày “giải phóng”. Mộtquê hương rất tha thiết, bùi ngùi! Người xaquê như luôn trông về quê nhà, nơi đó có “ngôi nhàtràn ngập tình gia đình, đứng nép mình bên bờ consông lớn ngàn đời sóng vỗ (...) tất cả đềulà khói sóng trên sông cả” (tr. 263).

Quê nhà ngập trí nhớ, nên từmột điểm ký ức nào đó cũng có thể phóngra cả một quãng đời hay mảnh đời đãqua nhưng vẫn sống động! Trong Quê HươngMình, thế giới của thầy Năm với chiếcghe cá đi khắp nẽo sông bến nước, củadì Tư và anh em thằng Đực. Hễ nhắc tên ChợĐệm đã “gợi trong lòng dì cảm giác bồnchồn xao xuyến. Đường về không xa, nhưngsao bao năm nay đâu dám nghĩ tới!” (tr. 189). Thậtvậy, Quê nhà là những địa danh thân thương.Trong Theo Gót Huyền Trân, người đọc như“thấy” lại Sài-Gòn, Khánh Hội, Chợ Lớn,xóm Mả Ngụy, đồng Tập Trận, ... của nhữngngười lục tỉnh lên chốn thị thành nhiềucạm bẫy, bất ngờ, của những “tây-tà,chà-và, các-chú”, của một thuở xa xưa! MộtSài-Gòn mà “bàng dân thiên hạ hướng về Sài-gòn nhưthể hoa quỳ hướng dương” (tr. 51). Nhân vậtxưng tôi trong Biển Trời Lai Láng tâm sự: “Sài-gòn đốivới tôi thân thiết đáng nhớ, xa trong thực thứcnhưng tiềm thức không bao giờ xa. Bao nhiêu đó đãlà quá đủ. Một vài chi tiết cụ thể vềnơi nầy nơi nọ, người nầy ngườikia, nói cho cùng, cũng chỉ như một nhúm sao nhỏnhoi trong vũ trụ bao la của triệu triệu dãy NgânHà” (tr. 158). Kể Chuyện Ngày Xưa đưa ngườiđọc trở về Mỹ Tho và ngôi trường NguyễnĐình Chiểu của hôm nay: “Bây giờ thì tang thươngđến cả từng mảnh nhỏ của ngôi trườngvì người ta không làm tròn nhân luân” (tr. 131); tang thươngcho cả người cũ về thăm cảnh xưa vốnđẹp trong trí nhớ. “Lá me vàng úa bay lã tã, lượclờ trong không gian, như xúc động bùi ngùi đưatiễn, rớt lấm tấm trên cái đầu bạc trắngcủa người thầy giáo già mất quê hương vàmất luôn cả kỷ niệm” (tr. 132). Kiếm tìm cókhi chỉ đưa đến thất vọng!

Quê hương còn là nhữngmùi hương, mùi thơm của hoa, của đất,...Truyện Tình Đất bắt đầu với “mùithơm thoảng quyện mơ hồ” của bông lài;truyện chấm dứt với lời thú đậm tình:“Bao nhiêu năm nay tôi thường chiêm bao thấy mình đươngở trong căn nhà cũ. Tôi thấy mình tưới nướcbông lài buổi sáng sớm mai. Tôi cảm nhận đượcrõ ràng mùi bông lài thơm nhè nhẹ trong không khí, một mùiquen thuộc mà tôi không thể nào gặp được ởbất cứ chỗ nào...” (tr. 240). Sống ở quê ngườimà vẫn có cảm giác như đang sống ở quê nhà. Cảmgiác của mộng mị trở thành ảo giác khi phảitrực diện với cuộc đời trước mặt,nhưng trong trí nhớ thì ngập tràn. Nhưng quê nhà cũnglà những mùi hôi của những chốn bùn lầy nướcđọng của người ăn xin, của nhữngtrẻ đi lượm cá sình ở chợ (Quê HươngMình, tr. 178-179). Sống ở xứ người có lúc“nghe” được mùi thơm bí ẩn tỏa ra từmột Việt kiều “già dịch” như mùi hươngcỏ, như “mùi hương con gái” (tr. 108). Khứugiác người xa xứ không lầm, nhưng khi hiểunguồn gốc mùi thì hương cũng mờ thoáng lần!Đã vậy trong cái xã hội người Việt xa xứcó những mùi hôi của những “khuôn mặt mang nụcười nham nhở (...) những hơi thở nồnghơi bia xú với thực phẩm chưa kịp tiêu hóa, tạothành mùi cám heo lâu ngày, chuyển mùi...” (tr. 250).

Quê nhà cũng còn là những tiếngđộng, tiếng người, của chợ Tếttrong Tình Đất, ồn ào náo động đó rồivãn chợ cũng nhanh: “Chợ ba mươi Tết kỳlắm, đông như họp chợ âm phủ mà chừngtrời đứng bóng thì tan gần hết, lác đác còn lạicòn thua chợ ngày thường nữa...” (tr. 224). Nào lànhững tiếng động của Sài-Gòn ngày cũng nhưđêm, trong Theo Gót Huyền Trân. Tóm, tiếng động, hươngthơm, ... người lưu xứ thường hãy còn lưugiữ một phần hồn của cố quốc, nhấtlà ở thế hệ thứ nhất! Viết đến,nhắc lại, như một thảo hiếu với đấtđai, nguồn cội!

Các truyện của Khói SóngTrên Sông phần lớn có cấu trúc chặt chẽ, nhiềutình tiết, có những kết thúc đầy bất ngờ.Cổ điển truyện ngắn, nghệ thuật vănchương, không làm dáng thời thượng cũng chẳngtân cải bất ngờ! Nhân vật thường hiềnlành, đơn giản dù tâm hồn cũng rất khúc mắc- những “tôi” tật nguyền dồn nén trong NhưNước Trong Nguồn, những Cô Út trong Tình Đất,dì Út, cậu Bảy trong Tình Lụy Thiên Thu hay ngườicon dâu hiếu hạnh trong Mát Lạnh Tuổi Vàng, v.v.

*

Chất Nam “lục tỉnh”của Nguyễn Văn Sâm thể hiện trong chữ dùng,trong phong cách viết, tả nhân vật và tỏ lộ tâmtình. Nguyễn Văn Sâm tự đề ra cho mình một loại“cương lĩnh” trong Bài Chàm Về Viết ởđầu tập truyện: “... Cái quê hương mếnyêu, chốn sanh trưởng thân thiết, tiếng địaphương nghe từ khi còn nằm võng ẩn náo trong hồn,tuông ra đúng lúc, phải chỗ...” (tr. XVIII).

Nguyễn Văn Sâm có mộtngôn ngữ “miệt vườn” đặc sắc.Ông xử dụng nhiều tiếng đặc “miệtvườn”, những phương ngữ làm nên cái duyêncủa miền Nam lục tỉnh. Ông dùng nhiều từláy và đặc biệt ông đã cẩn thận gạch nối:

- “Trước đây thằngđó thấy tôi còn đứng dậy dã-lã chào hỏi,khúm-núm bẽn-lẽn, mà con Út cũng coi bộ sợ-sệt,bối-rối” ... “Thétrồi nó tới chà-lết quết-xảm ở nhà tôi, gặpthì chỉ chào sơ sơ rồi quay ra tíu-ta tíu-tít vớicon Út...” (tr. 214).

- “Sồn sồn tuổinhưng du dương giọng, bà Hương có tiếng chửikhông khác là bao với tiếng hát ru em trưa nắng, mùi mẫnnhư bài ca dạ cổ hoài lang từ phu tướng lên đường,đã điếu còn hơn nghe mấy con nhỏ xóm dướikéo vuốt mấy tiếng chót của một câu hò ruộtlên cao ngất, nhọn lễu như kim, chích nhè nhẹ nhộtnhột vô tim “ (tr. 22).

Hay : “... cần lắm thìậm-à ậm-ừ cho qua...” (tr. 24); “mang bầu lạchạch cũng bò ra chợ, mới đẻ hôm kia cũngte te đi bán...” (tr. 56), v.v. Vừa dùng tiếng láy vừadài dòng và màu mè như tiếng nói người miệt vườn:“ngâm nga sông dài con cá lội biệt tăm” (tr. 25). Nhưmột mạch tư duy liên khúc. Giữa những khớp nốitư duy, cảm xúc ấy là những hình dáng con ngườivà cảnh tượng có sức tỏa rộng, gặp gỡvà xuyên thấm vào nhau!

Ông có tài quan sát và tâm lý nhưphân tâm mặc cảm của nhân vật tật nguyền màham gái trong Như Nước Trong Nguồn: “Từ lâu rồitôi chỉ đứng xớ-rớ trước cửa nhàthèm thuồng, với cảm tưởng rung động ởtừng sợi gân trong thân thể, ngó theo lũ con gái nhúnnha nhún nhẩy, để rồi sau đó nằm cong queotrong một góc giường nhắm mắt vẽ lạihình ảnh trong trí hết đứa nầy tới đứakhác. Thường thường tới đứa thứhai thì tôi mệt lã, tim đập thình thịch như trốngchầu, ngủ thiếp đi lúc nào không hay, nhiều khi thứcgiấc bàn tay trái vẫn còn ướt mẹp đươngnằm giữa hai bắp vế, thoảng hôi một mùi làlạ...” (tr. 33).

Tâm lý như khi tả ngườighiền thuốc ở xứ người hết tự donhư trước:  “Thỉnhthoảng lắm mới có dịp tất cả mọi ngườicùng đi vắng, tôi được tự do rít hơi thậtdài, thật sâu, ém hơi lâu trong phổi, phun ra rồi hít vôngay lại bằng lỗ mũi. Những lúc nầy thì đãtận mạng”(tr. 105).

Cả trong quan sát diệm mạocon người, các nhân vật của ông hay chú ý đếncác bộ ngực nở nang của phụ nữ. Mộtnhân vật nói về một cô gái miệt vườn:“Con Cúc trổ mã cả năm nay, tay chưn tròn trịa,vú dậy đội lớp áo lên cao nghệu dòm ngang thấytrơn láng mềm mềm ra vẻ con gái quá chừng.”(Tình Đất). Tật nguyền như nhân vật xưng“tôi” trong Như Nước Trong Nguồn mê gần hếtcác cô gái trong xóm cù lao: “Mấy đứa nầy đứanào đứa nấy đều bị tôi “tưởngtượng” một vài lần khi ban ngày nhỏng nhảnhđi ngang qua nhà tôi, cười cười nói nói, cái quầnlãnh đen láng o dòm không thôi đã thấy mát rượilòng, cái áo nút bóp căng thịt, cặp mắt bén ngót nhưdao cạo...” (tr. 34), rồi mê Nhàn, bạn của anhmình, cũng qua bộ ngực: “Ngồi trong nhà thấynó thấp thoáng bên kia, ngực một ngực, lồ lộthiếu điều căng xé áo nhảy ra ngoài, tôi cũng đãcảm nhận nỗi vui vui tràn ngập lòng, đời thiệtthòi như được trút bớt vài phân.” (tr. 27).

Văn chương NguyễnVăn Sâm tưởng chừng theo truyền thống viết-như-nóikhởi từ trường phái Trương Vĩnh Ký, qua HồBiểu Chánh, Bình Nguyên Lộc đến Võ Kỳ Điền,Nguyễn Tấn Hưng thời hiện đại. Khởisáng tác cùng thời với hai nhà văn sau, nhưng các truyệnngắn của Nguyễn Văn Sâm nếu đọc kỹmới thấy ông đi xa hơn: ông viết như nghĩvà dùng ngôn ngữ nói để làm văn chương. Ông hấpdẫn người đọc bằng các chi tiết ly kỳxen kẽ với lối nói, lối suy nghĩ của cácnhân vật đa dạng nhưng tiêu biểu cho “miệtvườn”. Cái khiến Nguyễn Văn Sâm không giốngcác nhà văn “miệt vườn” khác, là chính trongcâu văn mà muốn hiểu thì người đọc phảihiểu được mạch nổi, mạch chìm và lớptừ ngữ bộn bề, dồi dào, nhuốm trí thứccủa ông. Có thể xem Chờ Cho Trăng Lặn và NhưNước Trong Nguồn là hai truyện ngắn tuyệttác tiêu biểu của Nguyễn Văn Sâm ! Nhưng trong cáctruyện còn lại khi viết về quê nhà, kỷ niệm,thời gian và cảm xúc tác động mạnh thành ra có khihơi dài dòng, vận dụng đối và vận nhiều,có thể khiến người đọc nhiều khi khótheo dõi câu chuyện. Người đọc có thể lạcđường, một lạc lối dễ thươngthôi, giữa một rừng tâm tình và cảm xúc của tácgiả. Kiệt Tấn cũng dài dòng nhưng ở mộttầm cỡ khác, ở chổ nhiều đối thoạivà nhiều tình tiết động tác hơn và câu chuyệnhay lập lại. Hồ Trường An cũng dài dòng nhưngtrong màu mè nhân tạo và miêu tả trên một nền “miệtvườn” đã sẵn! Chúng tôi nghĩ Nguyễn VănSâm có chủ tâm chi tiết hình ảnh và dài dòng, du dương,câu văn nhiều nhạc tính - dài theo hơi kể chuyện,lối “nói” văn chương truyền thốngtrong Nam, du dương theo lối nói “vè”, vần điệu,của ca dao, của nói thơ Vân Tiên hay mấy câu cải lươngvốn thường dài hơi. Tất cả như cốtđể khơi dậy nơi người đọc nhữngcảm xúc sâu đậm, những tiếng thở dài và cảnhững phẫn nộ khi xem đến dòng kết truyện.

Từ Câu Hò Vân Tiên qua Khói SóngTrên Sông, Nguyễn Văn Sâm đã chứng tỏ có kỹthuật văn chương, cái “tải đạo”của ông nếu có, thì cũng thuộc về nhân đạotự nhiên như con người thì phải thế. ChờCho Trăng Lặn là một điển hình, tác giả viếtvề một mối tình đẹp trong khung cảnh vănhóa rất lục-tỉnh thâm nhiễm luân lý nền tảngá-đông, chuyện tình “thằng Thành” hay đếnnhà con Kén nghe nói thơ Vân Tiên. Hai đứa hạp nhãn nhau,hay ra bụi môn chờ cho trăng lặn. Nhưng con Kén lấychồng giàu mẹ cha ép gả, thằng Thành “chấtchứa mối u tình nặng trĩu lòng nó, nặng nhưngvẫn còn đủ đẹp để lôi chưn nó lại,không cho cất bước giang hồ tìm quên” vì nó nghĩchỉ có nó mới có cái tình và cái hồn của con Kén, còn cậuHai Phó Hương Quản “tuy là chồng nhưng anh cóbiết cái tình cái hồn của nó nằm ở đâu đâunà!” (tr. 175). Hình như Nguyễn Văn Sâm viết truyệnnày nhân cuộc tranh luận về thơ Vân Tiên trên tạpchí Văn Học (CA), thể loại truyện ngắn quangòi bút của ông hình như có sức thuyết phục hơnlà những lý luận ồn ào. Thật vậy, ông tâm tình đểthuyết phục hơn là dùng luân lý hay lý luận đểcan thiệp vào câu chuyện. Trong những truyện về đờisống hội nhập ở xứ người, ông cũngtỏ ra hụt hẫng, ngập ngừng - như nhân vậtcủa ông, trước một số tình cảnh; đó cóthể cũng là tình cảnh chung của tất cả ngườiViệt xa xứ!

Truyện ngắn của NguyễnVăn Sâm nói chung là không khí chữ nghĩa, là tấm lòng củatác giả. Nhiều truyện ngắn trong Khói Sóng Trên Sôngkhiến người đọc an tâm phần nào về vănchương “miệt vườn” và bớt bi quan hơnnhà văn Nguyễn Mộng Giác năm nào nhận xét vềhiện tượng “các nhà văn gốc Nam Bộ xuấthiện nhiều, và viết nhiều truyện ngắn phongtục “miệt vườn” như lúc này ở hảingoại (...) bị “vướng cái lưới 'phảnảnh' (...) quá chú ý tới vấn đề, truyện miệtvườn đang sa vào cái tật quá khích. Nhiều truyệnngắn viết ở Âu châu, Bắc Mỹ năm 1992 mà ngườiđọc có cảm tưởng đang đọc mộttruyện của Hồ Biểu Chánh viết trước đây(gần) một thế kỷ ! Kể cả lối tác giảxen vào câu chuyện giảng giải cho nhân vật nghe chuyệnđạo lý thánh hiền, nghĩa là vướng lần nữavào cái lưới “tải đạo”“ (2). Chúngtôi vẫn có cảm tưởng điều này hình như đúngcho bất cứ nhà văn gốc miền nào, và cũng đúngcho một số nhà văn “miệt vườn” hiệncạn cảm hứng sáng tạo; đó là những truyệnngắn thiếu kỹ thuật và văn chương, những“chuyện ngắn”, của những “văn chươngngắn ngủi” của thời gian, những cương,những kể hoài không hết!

--------------------------

(1) Bìa sau, Khói Sóng Trên Sông.
(2) “Cơn khủng hoảngcủa truyện ngắn”, Văn-Học (CA) số 79(11-1992), tr. 19-20