Vài suy nghĩ về văn học chính thống Việt tại hải ngoại

Lờigiới thiệu:

Bài nầyđã đăng trên tạp chí Tin Văn số Xuân nămMậu Thìn ở CA, do nhà văn Hà Thúc Sinh làm chủ bút, cáchnay gần ba mươi năm nên một vài chi tiết thựctế không còn đúng với năm nay 2016, tuy nhiên nhữngnhận định và đề nghị vẫn còn đúngvà có thể áp dụng nên tác giả cho phổ biếntrở lại.

(NVSFeb.2016)

Do sự mất mát tạm thờiđịa bàn hoạt động ở quê nhà củangười Việt quốc gia, gần một triệuđồng bào phải sống ở ngoài quê cha đấttổ, rải rác trên khắp địa cầu. Mặcdầu lý do ly hương khác với phần lớnnhững sắc dân khác, chúng ta vẫn phải đốiđầu với vấn đề quan trọng mà họtừng gặp: ngôn ngữ văn tự gốc dođịnh luật đồng hóa bị đe dọa teoco với khuynh hướng đi lần tới thờiđiểm biến mất nếu sự bảo tồnkhông hữu hiệu.

Một vài thế hệ đầu –nhiều nhứt là ba – vẫn còn phảng phất hìnhảnh quê hương trong trí, tha thiết với kỷniệm một phần đời trước của mìnhnên cố gắng duy trì tiếng mẹ; các thế hệsau vì áp lực của đời sống thực tế, vìkỷ niệm thời trẻ dính liền vớiđất nước họ sanh ra và lớn lên, nêntiếng nói, chữ viết gốc rồi sẽ trởthành một thứ gì đó mơ hồ, không còn mang tínhchất thiêng liêng phải trân trọng nữa.

Người Việt sống ở ngoàinước chúng ta lại bị rải tưới trênmột địa bàn quá sức rộng với nhiềungôn ngữ bản địa khác nhau nên chịu áp lựcthường xuyên của một tương lai không thểtương thông. Nguyên cùng một gốc Việt có thểcó cảnh người sinh trưởng ở Đứckhông hiểu người bà con của mình ở Mỹ.Yếu tố nối kết với nhau vì vậy sẽ vôcùng lỏng lẻo. Sự bất đồng ngôn ngữtheo viễn tượng vừa kể có thể còn lâulắm mới xảy ra – hay sẽ không xảy ra nếungười Việt chúng ta tổ chức sinh hoạt vàsửa soạn tinh thần như người Trung Hoatừng làm, hoặc nghĩ ra cách thế khác hay ho hơn –Chữ viết – phương tiện tương giaogiữa những người ở xa cách, khác thờiđiểm, không còn mang công dụng thường nhựtnhư lời nói, vốn còn dùng được phần nàođó trong gia đình hay những sinh hoạt củacộng đồng – sẽ bị quên (= khôngđược học) đầu tiên. Trước khi bịquên/không biết hẳn, nó sẽ nghèo nàn từ từ vìngười thông thạo, có trí nhớ chứađược một số lượng lớn từ vựngvà những lắt léo của bộ chữ Việt trong khinhững người từng sống gần hếtđời mình ở quê nhà hay được đào tạovề mặt văn chương Việt sẽ dầndần rơi rụng hết. Lớp người mớisống xa quê hương dầu cố gắng nhiềucũng khó có khả năng sản xuất ra cách dùngchữ mới, từ mới, không thể biết nhiềutừ ngữ như người lớp trước haynhững người ở quê nhà. Số lượngchữ nghĩa được sử dụng vì vậy teorút lại chỉ còn có công dụng giải quyếtnhững vấn đề thực tế của cuộcsống (thư từ, sinh hoạt cộng đồng,quảng cáo, mua bán…) mà mất từ từ đi khíacạnh văn chương, tư tưởng.

Tiếng nói sẽ mất sau cùng vì cócơ hội được sử dụng nhiều hơnnhưng rồi cũng không tránh được sốphận nếu bị bỏ hờ hững như từtrước đến nay, đó là chưa kể âmđiệu ở xứ nào thì bị pha trộn lơlớ theo giọng xứ đó. Địa bàn nào thì ngônngữ đó lấn áp trong những từ thườngdùng hay những từ đặc biệt của nềnvăn hóa đó, khiến cho tiếng nói có thể tồntại, nhưng biến thái, không còn thuần Việtnữa. Sự kiện nầy chỉ là hình thức báotrước sự mất mát tiếng nói trong mộttương lai gần tiếp theo đó mau hay chậm.

Ngôn ngữ văn tự ở hảingoại có nguy cơ bị tiêu diệt. Điều đóđã rõ ràng ai cũng thấy khi nhìn trẻ con chung quanh mìnhkhông viết không nói được tiếng Việt,nhưng ai cũng hy vọng chuyện nầy xảy rathuộc vài phần tử nhỏ, không đáng kể. Conmình lỡ ở vào trạng huống đáng buồn đó,con cái người khác chắc biết tiếng Việt, hyvọng như vậy. Mọi người chờđợi yếu tố tốt lành ở người khácmà không lo giải quyết từ đơn vị nhỏ đầutiên và căn bản là phần tử của gia đình mình.

Chúng ta hãy tưởng tượngnhững em nhỏ nầy lớn lên sẽ mặc cảmnhư thế nào khi bị chối bỏ bởingười đồng chủng do không sử dụngđược ngôn ngữ mẹ, một khuyếtđiểm em phải gánh chịu do sự tắc tráchcủa gia đình, chăm chú giải quyết vấnđề sinh tồn/sinh hoạt thường nhựt màquên giữ lại đầu mối liên lạc giữanhững phần tử cùng một chủng tộc phảisống ở ngoài quê hương.

Trong một tờ báo tôi đọcđâu đó về chuyện của một thanh niênNhật Bản thật xúc động về trườnghợp một người lớn lên bên ngoài quêhương mình. Tôi liên tưởng đến con em chúng tađang rải rác khắp nơi trên quả địacầu này. Họ lớn lên, đi học, thành tài nhưnghọ có thể trở thành người Nhật Bảntrong câu chuyện. Xin ghi lại đại ý.

Ở phi trường Đông Kinh,một thanh niên Nhật từ Mỹ sang, hỏi bộ hànhbằng tiếng Anh giọng Mỹ 100% nhờ chỉđường về phố X. Không ai trả lời.Tất cả đều đáp là mình không biết tiếngAnh, xin khách hỏi bằng tiếng Nhật. Khách chịuthua vì không nói được tiếng Nhật.

Một người nào đóthương hại đứng lại chỉ giúp,trước khi chia tay, ông ta thực hiện mộtcuộc phỏng vấn ngắn đại ý như sau:

-        Thưa ôngngười nước nào?

-        Thưa tôingười Nhật Bản.

-        Ông từđâu đến Đông Kinh vậy?

-        Tôi từHawai tới.

-        Chắc ông duhọc ở đó lâu lắm giờ mới trở về?

-        Thưa không,tôi sanh trưởng ở đó, đây là lầnđầu tiên về thăm lại quê hương củacha mẹ ông bà.

-        Song thân ông nóitiếng Nhật ở nhà chứ?

-         Thưa vâng,cha mẹ tôi nói tiềng Nhật với nhau và nói tiếng Mỹvới vì tôi tôi không hiểu tiếng Nhật.

-        Sao vậy?

-        Tôi đihọc ở trường suốt ngày, về nhà coi TV, ít thìgiờ hầu chuyện với cha mẹ nên quên dần vốntiếng Nhật lúc nhỏ khi còn gần gũi với chamẹ.

-        Ông công dânMỹ chứ?

-        Vâng, tôi cóquốc tịch Mỹ từ khi mới sanh.

-        Nhưng ôngvẫn thấy mình là người Nhật.

-        Không cảmthấy cũng phải cảm thấy vì mặt mũi mìnhkhác họ.

-        Vậy thì ôngcho tôi nói một câu này nhé. Những người mà ônghỏi chuyện không trả lời ông chẳng phải vìhọ không biết tiếng Mỹ mà vì họ không muốngiúp đỡ một người Mỹ không ra Mỹ,Nhật không ra Nhật. Ông không giống ai hết. Ông làmột thứ dơi, chim không ra chim, chuột không rachuột. Ông xưng là Nhật mà không hổ thẹn sao vìông không biết tiếng Nhật nào?

-        !!!

-        Chắc ôngcũng không biết chữ Nhật?

-        Thưa,tiếng nói còn quên huống gì chữ viết, tôi có họcbao giờ đâu.

-        Vậy thìđáng buồn cho ông. Chắc là nguồn gốc tổ tiênchúng ta, lịch sử Nhật Bản…, nhờ đâu chúngta hùng cường… Ông đều không để ýđến..

-        Thưa ông…tôi sẽ cố gắng sau này.

-        Tốthơn từ giờ về sau, có ai hỏi ông đừngxưng mình là người Nhật.

-        Tôi làngười Nhật mà, tôi đâu có chọn để sanhở ngoài quê hương đâu. Lỗi đâu phảiở tôi. Đâu phải do tôi.

Câu chuyện trên đưa đếnmột suy gẫm: người đi lạc ra ngoài dùng ngôn ngữvăn tự của dân tộc có thể có cảm giác mìnhđang chối bỏ cộng đồng và sự chốibỏ nầy không hại gì cho cuộc sốngthường nhật của cá nhơn đó nơi xứngười. Có thể nói dễ chịu hơn là khác vìtránh được những eo xèo dị nghị cùngvới một vài tính xấu nho nhỏ của ngườiđồng chủng. Nhưng thật ra cảm giác nầychỉ là một ảo tưởng tự bào chữa vìchính anh ta đã bị cộng đồng loại ra, anhkhông thể đến gần đồng bào mình, anh bịmột không gian vô hình ngăn chặn khiến không cảmthấy gần gũi và đồng bào khác cũng thấyxa lạ với anh. Một con người chỉ cònlại hình dạng chung của người đồngchủng về thể xác mà khác xa ngôn ngữ, văn hóa,truyền thống thì người đó sẽ có cái nhìn của người ngoạiquốc về cộng đồng của mình: xa lạ,dửng dưng, thờ ơ và còn có thể khó chịu, khibị coi là thuộc về cộng đồng đó. Anh tabị hòa tan, hội nhập hòa đồng vào nơiđang sống. Cộng đồng mất anh ta vĩnhviễn.

Diễn trình từ mất chữviết tới tình tự xa lạ của đồng bàovới nhau có thể trải qua mấy giai đoạn sau: (cóthể có sự chồng lên nhau của vài tiến trìnhnhỏ của cả giai đoạn).

1.)      Quên chữ viết: không có ngườihọc, không có người dạy.

2.)      Tiếng nói co héo, chỉ còn mộtsố từ tối thiểu của sinh hoạt hằngngày.

3.)      Quên tiếng nói: Không ai dùng vì sựlấn áp của tiếng nói bản địa.

4.)      Cộng đồng rã ra thành từngmảnh: người Mỹ, người Pháp, Đức… gốcViệt. Ai ở đâu trở thành người thiểusố ở đó.

5.)      Cộng đồng trên cũng tan rãđể hòa nhập với người địaphương. 

6.)      Đồng bào xa lạ nhau (kiểuMễ gốc Mỹ và Mễ ở chính gốc).

Nhiều tác giả đã tiên đoán biquan về thời điểm xảy ra sự xa lạnầy. Hầu hết đều cho rằng khoảngtừ thế hệ thứ ba đến thứ năm. Trongmột bài báo ở Houston, tạp chí Giao Chỉ số 2tháng 5/87, ông Quốc Thành tiên đoán thời điểmđó sẽ là 35 năm nữa. Nghĩa là thập niên 20của thế kỷ 21.

Con số đưa ra không có gì chắcchắn lắm lại tùy theo cảm nhận chủ quancủa từng người, nhưng không phải là khônghữu lý. Xa quê, mất sự gắn liền với númruột quê mẹ, nửathế kỷ, văn hóa quê hương sẽ khô héonếu cộng đồng ngoài hậu phương thânthiện và ngôn ngữ thiệt tương đồng nhưtrường hợp người Nhật nói trên, hay trườnghợp Trung Hoa và Đại Hàn, Đức….).

Nếu biểu diễn văn hóa VN/Cul.bằng một nhánh hyperbole G theo thời gian t, cácđường G1, G2.G3. Gn (thế hệ 1,2,3…,n) sẽ chota khái niệm văn hóa Việt xuống thấp dầnở các thế hệ sau và với thời gianngười Việt phải xa quê nhà: Việt tính teo colại sau thời gian 75 và với con cháu chúng ta sau này. Cácngười ra khỏi nước sau 75 tình trạngcũng sẽ tương tợ nhưng trục tungđộ VN/Cul. sẽ dời về phía phải, nghĩalà thời gian mất Việt tính sẽ chậm hơn.Nhờ tình trạng tiếp ứng, bổ xung này Việttính của cộng đồng Việt ở hảingoại lâu mất hơn. Tuy vậy sẽ có lúc nào đósự ra đi tới đất mới sẽ không còndễ dàng nữa, cộng đồng Việt ở ngoàiquê hương phải tự mình giải quyết vấnđề, không thể trông chờ yếu tố tiếpviện nguồn nhân sự từ Việt Nam.

Vấn đề là tìm ra cách giữ chocó một đường biểu diễn lý tưởng: tcàng lớn mà VN/Cul, không triệt tiêu, nếu đi lên càngtốt. Nói cách khác, cách nào để giữ cho dân tộctính cộng đồng Việt ở hải ngoại khôngmất? Có nhiều công tác nằm trong những lãnh vựckhác nhau: chính trị, xã hội, cộng đồng, vănnghệ, văn chương. Xin nói sơ lược vềhai thứ sau, vốn dễ nhìn thấy.

 

 

 

1.) Giáo dục những phầntử trong gia đình và thiên chức bảo tồn giađình Việt, bảo vệ cuộc sống gia đình,gần gũi thương yêu giữa các phần tử,khuyến khích việc đọc sách báo Việt, giaothiệp với đồng bào, hưởng ứng sinhhoạt cộng đồng, giáo dục con em bảotồn nòi giống (vấn đề hôn nhân dịchủng, vấn đề lập gia đình sớmmuộn, nhận lấy trách nhiệm làm cha mẹ… cầnđược hướng dẫn thế nào cho có lợitối đa cho văn hóa Việt), sống và thực hành đờisống tôn giáo với cộng đồng Việt, trântrọng các tập tục Việt còn phù hợp vớiđất mới tạm dung trong khi vẫn chấpnhận tập tục của nơi đang sinh sống.Suy nghĩ về những giá trị tinh thần củangười Việt để lựa chọn những giátrị có ích cho đời sống ở quê người,bỏ đi những thứ rườm rà, không còn phúhợp với sự tiến hóa (Bói toán, lên đồng,phong thủy, tử vi, cúng thần tài, cthờ thổđịa, ma chay ồn ào, cưới hỏi quá lớnhay quá nhiều lễ nghi…)

2.) Bảo tồn ngôn ngữ và văntự ở các thế hệ nối tiếp: HọcViệt ngữ, cha mẹ nói tiếng Việt với concái, đọc viết sách báo Việt, trân trọngnhững từ ngữ có nguy cơ bị biến mất,bị quên nghĩa mà ông cha mình trước kia sửdụng, thành lập những tủ sách gia đình, tủsách cộng đồng, ủng hộ việc xuấtbản và tiêu thụ văn hóa phẩm.

Hiện nay, phần lớn các nhà văn,nhà báo, học giả và một số đồng bàothiện chí đang phần nào thực hiện hai công tác nóitrên, Các nhà văn hóa Kim Định, Phạm Cao Dương,Cao Thế Dung, Hoàng Văn Chí, Phạm Việt Tuyền… cùngvới một vài cơ sở như Người Việt (California),Độc Lập (Tây Đức), đã đóng gópđược nhiều điều đáng kể vềmặt lý thuyết cũng như sinh hoạt. Triết giaKim Định xây dựng nền tảng triết Việttrên những truyền thuyết xưa, cũ nhìn theonhận thức mới. Học giả Hoàng Văn Chígiải quyết những ngộ nhận lâu nay vềmột vài vấn đề triết học và văn hóa.Ông Cao Thế Dung cố gắng trình bày những ưuđiểm của tinh thần dân Việt qua các tài liệukhảo cổ và sử học mới được côngbố gần đây. Các giáo sư Phạm Cao Dương,Phạm Việt Tuyền, nhà văn Quyên Di soi sáng vấnđề thanh niên ở trên đất mới tạm dung.Nhà thơ Đỗ Quý Toàn xây dựng những cơ sởtinh thần cho một tình gia tộc đang bịđời sống mới làm cho hao mòn. Nhìn chung, các ông KimĐịnh, Hoàng Văn Chí, Đỗ Quý Toàn có những suynghĩ mới, bước ra khỏi những tù túngcủa sách vở bằng những lập luận có giátrị thuyết phục được kết lạivới nhau theo một hệ thống, đưa rađược nét quan yếu của một chỉnhthể ý tưởng thuần nhứt.

Có sự lơ là ở nhữngngười thật chuyên môn về các vấn đềnày, nhưng nhìn chung các vị vừa được kểtên trên kia có quần chúng và số quần chúng đó tạonên sự kéo dài Việt tính như đã nói.

Công tác văn hóa, phần nghiên cứuViệt học để xây dựng nền tảngđời sống tinh thần của người Việtchớ không phải phần trình bày cho ngườingoại quốc – có, nhưngrõ ràng đang ở trong tình trạng chậm phát triển.Lý do vì người đi vào lãnh vực nầy cầnphải được đào luyện lâu dài, ngườiđược đào luyện trước đây ởngoại quốc không phù hợp với nhu cầu hiệntại của cộng đồng.

Công tác văn chương trái lại pháttriển rầm rộ về mặt viết – về mặt đọcchưa phát triển bao nhiêu nếu ta quan sát trên số sáchbáo bán – Phải công nhận chúng ta có một lựclượng mạnh mẽ người có khả năngviết được vài truyện, sáng tác đượcmột số bài thơ, dễ dàng viết vài bài báo. Công tácdễ dàng, không đòi hỏi lắm kiến thứcthủ đắc lâu dài và thời gian đào luyện.Viết – viết – viết. Mỗi người góp chút ítphần mình, tổng kết chúng ta cùng nhau tạo dựngnền văn chương hải ngoại.

Nhưng người viết vănlại đụng đến một vấn đề quantrọng khác: vấn đề chính trị trong tác phẩm:đem cái thời thế hiện tại vào hay cứ coi nhưthời thế không có mặt cứ diễn tảnhững điều có tính cách trường cửu hơn,có vẻ văn chương, có vẻ cao trọng hơn?

Nhìn tác phẩm hải ngoại tathấy tính chất thời thế đã lấn áp. Cáithời thế khiến tác giả phải bôn ba, khiếnđau xót khi ngoái cổ nhìn lại quê nhà, khiến sữngsờ khi nhìn ra biển đông, khiến chau mày khiđối đầu cuộc sống mới vớinhững khả năng gảy đổ của nó. Tínhthời thế càng mạnh hơn nếu quá khứ củatác giả càng bám sâu vào quê hương, sự hoài vọngvề dĩ vãng càng mạnh. Mỗi người viết làmột cá nhân đặc biệt nên cùng chung thời thế,cùng chung chiều sâu quá khứ nhiều nhà văn lạikhai thác về tình yêu, về nhân tính, về tình bạn,về kỷ niệm, về sự bất vụ lợi,về một hình ảnh quê hương, về một hànhvi quân tử, về sự cao cả của tình yêu… Nhưngviết cách nào thì màu sắc thời thế vẫn cómặt nếu không nói là nổi bật. Và đó là yếutính của văn chương hải ngoại trong giaiđoạn nầy. Người viết phục vụ chođảng cộng sản ở quê nhà không đượcnhắc đến cái thờithế đó. Họ phải dùng đến cái thời đại xãhội chủ nghĩa của họ. Tính thờiđại nầy lại được phủ bằngmột lớp hào quang đặc tính cách mạng và hiệnthực xã hội chủ nghĩa. Đặc tính cách mạngthật ra chỉ là hình thức chửi bới hệthống chính trị khác với cộng sản. Đặctính XHCN chẳng qua là những điển hình tưởng tượng nhà văn, theo yêucầu giai đoạn, của nhà nước, tưởngtượng ra để làm khuôn mẫu uốn nắnquần chúng, hay tập cho quần chúng theo một phảnxạ có điều kiện. Điển hình tưởngtượng (lý tưởng) nầy có quá trình hình thànhđi ngược với điển hình trong vănchương truyền thống:

·       điển hình “tiêu biểu” trong từ hìnhảnh nhà văn rút ra hình ảnh tiêu biểu vănchương truyền thống: xã hội => ghi lạitrong văn chương.

·       điển hình “tưởngtượng” từ khuôn chỉ thị nhà văn từđó coi là điển hình trong văn chương CS: do đảngđặt ra => tưởng tượng trong đờisống.

Cách mạng và hiện thực xã hội lànhững tiển đề hiến pháp dùng biện minh chotính nhân dân, tính dân tộc, tính nhân đạo, tínhđảng…những danh từ đẹp đẽđược đặt ra để che đậymột mục tiêu phía sau: chuyên chính vô sản củamột thiểu số.

Văn chương hải ngoại khôngcó những vấn đề rắc rối như vậynằm với nó. Không có những thuộc tính có trước nó do nhu cầu củamột giai đoạn chính trị nào mà phát sinh từ:

1.)      Phảnứng của con người trước thời thế, phản ứng do một thứ tìnhcảm hoàn toàn nhân tính, không bị câu thúc bởi giáođiều và ràng buộc nào.

2.)      Sử tínhcủa một người với quá khứ, một thứ tâm tình với nhữnggì đã qua, đã mất của dân tộc nói chung và nhàvăn nói riêng.

Nói cách khác, văn chương hảingoại phát sinh từ con tim tự do của ngườiviết, phản ứng của họ trước hoàncảnh ảnh hưởng lên đất nước và dântộc họ. Tùy phản ứng chậm hay nhanh, tácdụng sâu đậm hay bề ngoài, tùy quan điểmtrọng khinh của họ đối với nhữngvấn đề hiện tại của cuộc sốngmới, chúng ta có những nét khác nhau của vănchương hải ngoại.

Trong hiện tại, thế hệ ditản một và hai, phản ứng với thời thếtạo thành một trạng huống hải ngoạiđậm nét ở thânphận tha hương, lưu đày và nhữngđiều có thể được gọi là “chốngcộng điên cuồng” như những người phíabên kia thường nói. Sử tính đối với quákhứ tạo nên tình tự yêu thương những khungtrời quê hương đã mất.

Hiện tại hình ảnh quêhương được diễn tả bằng mộthay nhiều đoạn trong chuỗi quá trình sau:

-        Một vàicảnh quê hương như một thứ gì đó quý giábây giờ được nhớ lại, nhắc lạibằng những cách mô tả nhiều cảm tính.

-        Hình ảnhđó dính liền với những sự kiện xảy racho nhân vật chính, thường mang bóng dáng tác giả.

-        Loáng thoáng vàinhân vật phụ rất có tình người, rất nhânbản.

-        Tác giảtiếc rằng khoảng sống rất đáng sốngđó – đã mất – ngày nay không còn tìm thấy ở quênhà.

Tùy theo sự khéo léo, sự dụng côngcủa người viết, những điều mô tảtrên đem đến thêm một vài ý nghĩa khác cho bài viết(tình yêu chịu đựng – tuổi trẻ Việt Nam –quê nhà đã mất – kiếp người – tình gia đình –hào hùng dân tộc – đời đáng sống v.v…)

Tùy theo kỹ thuật viết, tácgiả xây dựng được những tác phẩm mangtính chất văn chương hay chỉ là những kểlể riêng tư, nhưng hồi ký góp mặt bằngsự kiện trong tác phẩm chớ không bằng chính tácphẩm. Nói cách khác, kỷ niệm quê hương chỉ làchất liệu để cấu tạo truyện chớkhông thể tự nó tạo thành một tác phẩm vănchương.

Tha hương, nhớ quê, đốichiếu với quê hương dễ thương ngàytrước và quê hương đáng tội nghiệp bâygiờ, văn chương hải ngoại dễ dẫnngười đọc đến câu hỏi vì đâu, tại sao và sẽcó được câu trả lời tích cực khiđối chiếu với hoàn cảnh bản thânngười đương thưởng thức tácphẩm. Tác giả chỉ trình bày. Mọi suy diễn ranguyên nhân và giải quyết nguyên nhân đó bằng cách nào khôngthuộc nhiệm vụ của người làm vănchương nên không nhất thiết phải có lờibuộc tội và kêu gọi sự lên đườngchống giặc trong tác phẩm – như kiểu văn chươngphục vụ chính trị của XHCN.

Văn chương hải ngoại phát xuấttừ hoàn cảnh thực tế, lấy con ngườiđã mặt cụthể ngoài đời – khác với thứ vănchương đối nghịch nó lấy con người chưa có mặt, chưahiện hữu – làm trọng tâm, lấy phản ứngtrước những bất công làm sức đẩy,lấy kỷ niệm làm chất liệu, nên mang tínhchất thực, phản ánh đời sống chớ không bắt đờisống phản ánh nó. Nó không muốn mang sứ mạngcải tạo đời mà để độc giảtự làm chuyện đó.

Vì tính chất tự do của vănchương ngoài hệ thống cộng sản, nó đượcthực hiện bằng nhiều lối viết khác nhau,nhiều biến hóa trong kỹ thuật xây dựngtruyện, thiên hình vạn trạng trong văn phong cho nên nóđóng góp vào việc làm mới ngôn ngữ, mở nhữngcon đường mới trong lãnh vực nghệ thuậtcũng như suy tư. Đó là một thứ vănchương khác xa với thứ bị câu thúc ở quê nhà hay thứ vănchương cò mồiđược sự yểm trợ của đảngnhưng được tuyên rằng chống đảng, kiểu Cù Lao Tràm, Đứng trước biển, Saođổi ngôi ở quê nhà bây giờ.

Tính thời thế đã nói ở trên xácđịnh thái độ của người viếtđã đành, địa bàn tác phẩm xuất hiện càngcho thấy rõ lập trường hơn. Viết báo theođuôi cộng, đăng ở các tờ báođược ủng hộ tài chánh của đảngtừ bên nhà. Sáng tác phẩm không–nói–gì–đến hay nóinhưng điều thất lợi cho cộng sảnđăng trên các tạp chí hình thành do sự hy sinh cậtlực của những người hùng tâm đởm khíkhắp nơi có cộng đồng Việt. Những báonầy do cá nhân thực hiện hay do một nhóm đềulàm mà không càn, không nhận tài trợ từ bên nhà.

Nhắc lại, yếu tính củavăn chương hải ngoại không năm ởchỗ khuynh hướng chống cộng, thươngnhớ quê hương, kêu gọi tình người. Nhữngtính chất nầy chẳng qua là sự thể hiện tínhthời thế của văn chương hải ngoạivà sử tính của tác giả. Chừng nào yếu tố thời thế mất đi (ViệtNam không còn bị đảng cộng thống trị,chừng nào đường lối tiêu hủy nhân tính conngười của chế độ cầm quyền bênnhà không còn nữa, chừng nào hết chuyện bithương xẩy ra trên bước đường tìmtự do…) và yếu tốsử tính bị tiêu diệt (những thế hệtừng chứng kiến đời sống tự do ởmiền Nam hay những người từng có kinh nghiệmvề chế độ mất nhân tính ở miềnBắc, như Thế Giang, Xuân Vũ) thì vănchương hải ngoại tự nó sẽ biếnchuyển có thể là chú ý đến đời sống,sinh hoạt của cộng đồng nhiều hơn,viết về những vấn đề có tính cáchtrường cữu nhiều hơn.

Những điều đãđược viết ra ở hải ngoại từ 1975đến giờ không phải được thúcđẩy từ một sứ mạng, từ mộtnhiệm vụ, hay một công tác nào hết, chẳng qua lànhững âm thanh phát ra domột số hoàn cảnh chi phối tâm tình có sựhủy hoại nhân tính của con người Việt Nam thìphải có người viết văn Việt Nam nói lêncảm nghĩ của mình. Thế thôi! Sự kiệnnầy kéo đến chuyện nhiều ngườiviết vì “bất bình tắcminh”. Họ không là nhà văn chuyên nghiệp (chođến một thời điểm nào đó) hay phủnhận tính cách nhà văn của mình. Trong bức thưgởi đồng bào nhân buỗi lễ ra mắt hồiký “Thép Đen”, tác giả Đặng Chí Bình nhấnmạnh: “Viết không phải để trở thành nhàvăn, mà để nhân loại, ít ra là ngườiViệt Nam quốc gia hiểu biết thế nào là bảnchất đích thực của cộng sản”.

Nhà văn Nguyễn Đức Lập nóimình không viết truyện ngắn mà viết chuyệnngắn. Từ chuyện, truyện ở đây không hàm chưasự khác biệt trong tên gọi một thể loạivăn chương mà kéo đến quan điểm củangười viết là kểlại những chuyện đã nghe thấy nhưmột cách thế bày tỏ ý nghĩ chính trị màngười viết kéo từtrong trí tưởng tượng ra một sốđiều, sắp xếp lại để tạo nênmột tác phẩm, một chuyện ngắn. Sự quantrọng nằm ở chỗ phủ nhận tính cách nhàvăn ở mặt sáng tạo và tưởng tượngcủa mình, trong trường hợp nầy NguyễnĐức Lập muốn nói mình lấy chất liệutừ thực tế của dân chúng.

Nhà văn Võ Kỳ Điền nhiềulần xác nhận mình không là nhà văn, không viếtđể thành nhà văn, không đủ sức đểthành nhà văn (mặc dầu ông gọi bạn bè viếtvăn bằng từ “văn hữu”), ông viết vì “tứcmình tụi nó”, trong trường hợp nầy Võ KỳĐiền viết văn như một phản ứngkiểu Lục Văn Tiên bẻ cây làm gậy chống nhauvới bọn cướp ngày Phong Lai.

Những thái độ trên ngoài sựkhiêm nhường còn có ý nghĩa như không coi trọng,không tin tưởng ở tác dụng văn chươngvề mặt văn chương mà tin tưởng ở tác dụng chính trị củađiều mình viết đối với sự tiêuhủy nhân tính của chế độ đang cầmquyền ở quê nhà.

Như vậy, sự băn khoăncủa người viết ở hải ngoại ngoàinhững vấn đề nhức đầu khác còn cóvấn đề viết văn như một phươngtiện phục vụ chính trị, hay viết nhưmột cách thế phục vụ văn chương.

Ngả về bên kia, bên này có thểngười viết chính mình không thấy, không đặtthành vấn đề, nếu có ai hỏi thì cũng khôngtrả lời được một cách rõ ràng. Chính toàn thểtác phẩm nói lên quan điểm của tác giả. Dĩ nhiênkhông có vấn đề tuyệt đối ở cựcchính trị hay cực văn chương, bởi vìdiễn ra ý nghĩ thành chữ, diễn tả các sựkiện dưới dạng một câu chuyện đãsống ở hải ngoại, sự kiện viết ởhải ngoại trong lúc nầy luôn luôn bao hàm một tháiđộ chính trị. Ý niệm phân loại vì vậychỉ có tính chất tương đối, và đểcho được xác đáng, tác phẩm phảiđược làm căn bản để khảo sát.Cuộc sống, hành vi, thái độ, kể cảnhững phát biểu bằng lời nói của tác giả lànhững yếu tố ngoài văn chương chỉ xácđịnh quan điểm chính trị của mộtngười mà không xác định được tháiđộ chính trị của tác giả bằng vănchương do những tác phẩm của ông ta.

Nhìn chung các tác giả hải ngoại khiviết có ý thức hay không đều đang dùng vănchương để diễn tả thái độ chínhtrị của mình. Dưới tác dụng của tínhthời thế có thể có sự phối hợp ởbốn trường hợp nhiều – ít với tính cáchvăn chương cùng là nhiều – ít thái độ chínhtrị tùy theo từng tác giả. Nhưng trườnghợp nào cũng là nói lên tiếng nói nhân bản chungcủa người Việt hải ngoại đốivới thái độ đáng chê trách của bạoquyền bất xứng ở quê nhà.

Và vì vậy, cũng như bất cứsinh hoạt nào khác của người Việt hảingoại, văn chương hải ngoại sẽ bịđánh bằng những đòn thù, những tấn côngcủa người bên kia. Số đặc biệt vềvăn hóa người Việt di tản, tờ báo sốtháng 10/87 của “HộiNgười Việt Namtại Ca–na–đa” đã làm công việc đó một cáchkhá tích cực đáng được phe cánh khenthưởng.

Mặc dầu các bài viết đượcche đậy không khí hằn học, số báo vẫn chothấy lý luận một chiều và những nhận xéttừ lòng thù hằn, phe nhóm. Xin chỉ trích lại vàxếp loại, không bình luận vì không cần thiết.

1. Thiênvị và chụp mũ:

* ‘Giống như không khí văn họcvà nghệ thuật ở Sài Gòn thời trước, không khísáng tác văn thơ của người Việt hảingoại đượm mùi chống cộng gay gắt… Trừmột số sáng tác rất lẻ tẻ của nhữngcây bút trong phong trào người Việt yêu nước,hầu như toàn bộ sáng tác văn học ởnước ngoài đều bị bao trùm phủ kín bởikhông khí chống cộng dày đặc vừa gay gắtvừa thâm độc và không có phản kháng.’ (Vĩnh Xương – Vài nét vềcộng đồng người Việt và những sinhhoạt văn hóa của Việt kiều di tản, trang36)

* ‘Về giá trị văn họcnghệ thuật, cũng vẫn theo người trong ngànhnhận định thì đến nay vẫn chưa cóđược một tác phẩm nào có tầm vóc.’ (Bình Minh – Tình hình xuất bảnsách sau 1975 tại hải ngoại, trang 54)

* ‘Du Tử Lê có chân thật nhưng khôngđặc sắc với bài “Khi tôi chết hãy đem tôi rabiển”. Hình ảnh kém táo bạo, kém ăn sâu bằngNguyễn Hồi Thủ ví mình như “tấm gỗ mục”.’(Trước SinhTuyển tập thơ văn 90tác giả VNHN 1975 – 1981,trang 59 – 60)

2. Phê phánchủ quan, bêu xấu, lý luận hàm hồ buộc tộingười khác:

* Giống như báo chí Sài Gòntrước kia, chất lượng báo chí củangười Việt nói chung là thấp. Nhữngngười cầm bút, trừ một số đã có kinhnghiệm ở Việt Nam,phần lớn là “tay ngang”. Họ viết báo, hầuhết theo ý kiến và ý đồ chủ quan, không ngạitung tin vịt, chụp mũ, không ngại tâng bốc lêntận mây xanh hay hạ xuống tận vực thẳmbất cần sự thật như thế nào. Những mâuthuẫn phe phái xảy ra thường xuyên (đồngthời đó cũng là một thủ thuật gây căngthẳng để câu khách); các tờ báo thường “đánh”nhau kịch liệt. Báo nầy ủng hộ Hoàng CơMinh, cho đó là người hùng, báo khác thì gọi ông ta là “conbọ nước”, rồi chưởi nhau. Hiện nay, haitờ báo ở Toronto, vốn cùng một “nôi” đãchưởi nhau thậm tệ, đánh nhau khôngthương tiếc. Những cuộc đấu nhaunầy không phải chỉ dừng trên bút mực, mộtsố vụ án mạng đã xẩy ra nhất là ởMỹ (trước đây đã có vụ ký giảĐạm Phong bị giết, gần đây lại cóvụ án Hoài Điệp Tử chủ bút báo Mai và vụ ámsát cây bút Quốc Dân Đảng Cao Thế Dung. Dĩ nhiênbáo chí cũng không bỏ qua cơ hội để chụpmũ cho cộng sản…’ (VĩnhXương – bài đã dẫn trang 37)

* “12 năm hiện hữu, cộngđồng người Việt vẫn chưa thậtsự ổn định. Tình hình Việt Nam vẫn là một trongnhững yếu tố có ảnh hưởng trực tiếpđến cộng đồng. Dù đã có khốilượng sáng tác văn học nghệ thuật kháđáng kể và số lượng các văn nhân, nghệsĩ không phải là ít. Tuy nhiên, không khí chung vẫn còn mangnặng dư âm của cuộc chiến tranh và các chiếndịch chống cộng của đế quốc đãxảy ra trên đất nước” (Vĩnh Xương – bài đã dẫn, trang 41)

* Nhóm nhà văn nhà thơ lưu vongkể trên đang xây dựng cái gọi là một nềnVăn học Việt Namlưu vong ở hải ngoại. Nhiều người chorằng việc làm nầy quả đầy tham vọng vàkhông tưởng. Lướt qua những sinh hoạt và sángtác của những cây bút mới và cũ, bà con chúng tadễ dàng nhận ra những tham vọng bàng bạc trongnhững lời kêu gọi, những bài tùy bút, truyệnngắn, truyện dài và cả trong việc in ấnxuất bản tác phẩm.

Mối nhà văn dường như làmột ốc đảo, trong việc tranh giành ngôi thứ,người cũ thì muốn giữ vị trí đầuđàn để lèo lái đàn em vì họ cho rằng vănhóa lưu vong mà có được bởi vì họ có mặt,họ là tiêu biểu cho sự liên tục văn hóa, họlà cái còn cho cái đã mất nên họ là chính thống. Còn cácnhà văn mới thì cho rằng họ là những thựctế của đời sống lưu vong, họ gầngũi với cuộc sống nầy hơn nên họxứng đáng là đại biểu. Chính vì thể màđã xảy ra nhiều hiện tượng giành giựtđấu đá bôi chụp lẫn nhau. Có ngườibảo sinh hoạt văn hóa di tản tạođược nhiều ồn ào nhưng lại là cáiồn ào của một phiên chợ chiều”. (Tố Tâm – Đôi điều suynghĩ về một nền văn học lưu vong,trang 42)

* Mỗi người tuy một vẻnhưng mẫu số chung vẫn là chống phá cáchmạng Việt Nam,lôi kéo cộng đồng người Việt ởhải ngoại theo họ đi vào hố thẳm củasự mất gốc, lưu vong vĩnh viễn (Tố Tâm – bài đã dẫn,trang 15)

3. Dùngchữ hồ đồ với dụng ý bêu xấu.

* ‘Tủ sách của người Việthải ngoại gồm khá đầy đủ sách ởSài Gòn xưa, nghĩa là các sáng tác của Tự LựcVăn Đoàn, của các cây bút của chế độCộng Hòa như Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ, Nhã Ca,Văn Quang, Thụy Vũ…

Sau hơn mười năm hiệnhữu ở nước ngoài, những cây bút cũ củaSài Gòn (hầu hết là những cây bút của chếđộ, chứ không có những cây bút phản chiến)đã hoạt động lại nhưng rõ ràng cái hăngsay và sáng tạo không còn nữa. (VĩnhXương – Bài đã dẫn , trang 38).

* ‘Về ngành sân khấu, trong nhữngnăm đầu, người Việt ở Pháp, ởCanada và nhất là ở Mỹ đã thành lập mộtsố ban kịch, một số đoàn cảilương. Nhưng trình diễn được đôi bavở, sống một vài tháng, một năm là lầnlượt rã đám, tan bầy (VĩnhXương – bài đã dẫn, trang 41).

* ‘Đời bỗng dưng thừa’ doNam Á in. Tập gồm 74 bài thơ theo ý riêng của tôi làrất xoàng, không thể hiện một sáng tạo nàovề ý thơ, thể thơ, nhịp điệu, kếtcấu. Nhiều bài thơ chính trị, thời sự cốtình hô khẩu hiệu nhiều hơn là sáng tác thơ. Vìthế mà khó hiểu được vì sao “trùm vănnghệ” Duyên Anh lại coi Hà Huyền Chi là người “mangtín hiệu sáng tạo của thời đại anh” (Vềsau thì mới biết rằng đấy là thủ thuậtquen thuộc của các tay “trùm văn nghệ” đốivới các đàn em của mình.’) (Ca dao – Đôi nét về dòng thơ ngườiViệt di tản, trg 46–47)

* ‘Trong khi đó 12 năm lưu vong,người cầm bút chính thống đáng lẽ phảinói lên được những nỗi khó khăn của bàcon Việt kiều trong sự hội nhập vớicuộc sống mới, những khuynh hướng kỳthị đã xảy ra ở Mỹ, Úc đối vớicộng đồng người Việt. Đã không nóiđược, các nhà văn này còn lôi kéo bà con Việtkiều vào hố thẳm của sự mất gốclưu vong vĩnh viễn, không có ngày về v.v… Quanđiểm đó là chính thống hay chăng?’

Nói chung, khuynh hướng sáng tác củacác tác giả di tản hơn 12 năm ở hải ngoạithật ra chỉ mang hình ảnh “gà què ăn quẩncối xay” với những đề tài cũ ríchđược nhai đi nhai lại từ hai khuynhhướng chính: Chống đối chế độXHCN, xoay quanh những đau xót lưu vong. Đào sâu cáihận tù đày, cải tạo vượt biên vàđồi trụy hóa con người. Nghiêm túc mà nói chưacó một quan điểm nào đứng đắn.’ (Tố Tâm – Bài đã dẫn,trang 43).

4. Dùngchữ và lý luận nhập nhằng có lợi cho phe nhómcủa họ:

* ‘Một nền văn hóa của dântộc phải gắn liền với lịch sửcủa dân tộc đó, lịch sử của Việt Nam ngày nay.Những người làm văn hóa lại càng không thểhiểu sai lệch. Nó liên tục từ Cách Mạng tháng 8đến trận Điện Biên Phủ lừng lẫychấm dứt chế độ thực dân của Phápđem lại độc lập cho nửa nước và Chiếndịch Hồ Chí Minh lịch sử đã cáo chung chếđộ thực dân của Mỹ, thống nhấtđất nước thân yêu sau 30 năm chia cắt. Làmvăn hóa chính thống là phải viết chođược những trang sử hào hùng đó của dântộc mình” (Tố Tâm – Bàiđã dẫn, trg 43).

5. Nhữngsai lầm ấu trĩ.

* ‘Kể cả Bắc Mỹ và Tây Âu, cókhoảng 50, 70 người thường có thơđăng báo. Trong số đó, người ta đềuthấy lại những tên tuổi quen thuộc của dòngthơ chính thống của chế độ Việt NamCộng Hòa như Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Viên Linh, DuTử Lê, Hà Huyền chi, Mai Thảo. Nhiều ngườitrong số nầy vẫn còn đeo đuổi nghề báo,nghề xuất bản. Nguyên Sa làm báo Đời, Du TửLê làm báo Cánh Tay Phải, Viên Linh làm trong ngành xuất bản”(Ca dao – bài đã dẫn, trang 46)

* ‘Viên Linh và Du Tử Lê mỗingười in được một tác phẩm. Nguyên Sa,Thanh Tâm Tuyền chưa trình làng một tập thơmới nào.’ trang 47)

*        “Ngàyphóng xe đi làm phu hốt rác,

 Đêm về nằm nướcmắt chứa chan”.

                                      (ViKhuê – Mai mốt tôi về)

(Ỷ Lan– Nỗi lòng nhớ nước và tâm tư tha hươngtrong thơ của người Việt di tản – trang 51)

 

***

Điều đáng ghi nhận là vềtương lai của văn học lưu vong, họ,những người theo phe ca tụng chế độ bênnhà, chỏi ý nhau, một người cho rằng sẽmất trong khoảng cuối thế kỷ (Tố Tâm –trang 45). Một người hy vọng nó sẽ biếndạng theo chiều hướng khác, chiều hướngkhông chống đối, không vạch cái xấu củahọ nữa (Ca dao, Bài đã dẫn, trang 49).

Với người ở hàng ngũcộng sản, văn chương ở hải ngoạimất là điều đáng mừng, nếu không mấtthì cũng biến dạng sang một thứ rễ phụcủa văn chương địa phươngđể những điều xấu của CSVN và nhómcầm quyền không bị phơi bày. Từ muốn, mongmỏi đến hành động để đạtđiều muốn đó người cộng sản cónhững kế hoạch. Những bài báo vừa kểnhững số báo Đất Việt, Đoàn Kếtgần đây là những phần nhỏ của kếhoạch. Khen phần nào (những bài nói đếnđiểm tiêu cực của cộng đồng hảingoại, của chế độ miền Nam, những tâm sự ly hươngđau xót) tảng lơ phần nào (vạch trần tính phinhân của chế độ Việt Nam bây giờ) là phầnnhỏ của kế hoạch…

Các phần nhỏ đó cộng vớicác hành vi chính trị cụ thể khác (gây chia rẽ, bôilọ, chụp mũ, khủng bố, kiện cáo, cho vàohồ sơ đen…) trong tương lai sẽ là nhữngtrở ngại cho sự phát triển của văn họchải ngoại. Biết, nhưng cộng đồnghải ngoại – và văn thi sĩ – có đủ bình tâmđể đối phó hữu hiệu và có kếhoạch không, chinh đó mới là điều quan trọng.

*

*    *

Trong số báo vừa nói, nhiềungười viết thường nhắc đến tìnhcảm ly hương, nhớ nhà trong văn chươnghải ngoại, mập mờ coi đó như mộtsự nhớ thương đất Việt Nam hiệnđại, một sự mong mỏi đượctrở về thấy lại quê hương bây giờ. Tôithấy mình cần ghi lại nơi đây để tránhsự ngộ nhận hay giải thích cưỡng ép saunầy: “Sự nhớ quê đó nếu không là mộtbiến thái của lòng yêu khoảng đời đã quacủa tác giả, cũng là một tình yêu về cái quêhương Việt Nam nói chung không có dính dáng gì hếtvới nước CHXHCN từ sau 1975 tức là sau ngàyvăn chương hải ngoại nẩy những hạtmầm cần thiết: “Xưa ông Tế Hanh nhắctới chuyện “làng tôivốn làm nghề chài lưới, nước bao vây cáchbiển nửa ngày sông” ông tha thiết “đến cuối thôn kia hơi cỏvướng, hương đồng quyến rũ hát lênvang”. Ông Huy Cận bâng khuâng về tràng giang, ông xúcđộng về đêm mưa, thì ngôi làng, conđường, sông dài, đêm mưa dính liền vớikhông gian Việt Namnói chung chớ không dính dáng gì đến một nướcViệt Namđang nằm dưới ách thực dân Pháp lúc đó.

Cũng vậy, thi sĩ Hồ Dzếnhkhi tả người con gái mới lớn nhìn mây trắngbay (Kiểu Bùi Hàng, Vân hoành Tần lĩnh…) bằng mấycâu thơ tê tái:

                   ‘Thuở trước quê em ởBắc,

                   Vô Nam từthưở lên mười,

                   Mây trắng ngày ngày xatắp,

                   Thương quê embuồn khôn nguôi.’. (Lờivề)

Ông muốn diễn tả một nỗilòng, một tâm trạng và nếu có thể được,một thái độ, nhưng chắc chắn miềnBắc thân yêu được hướng về đó khôngphải là Miền Bắc có hành chánh Pháp tham lam, có quânđội Nhật hoàng hống hách. Tác giả không muốnliên hệ gì đến chỗ quê hươngđược nhớ về và chế độ chánhtrị đáng ghét của nó lúc đó, Chắc chắnnhư vậy.

Và bạn có nhớ quê nhà của bạnkhông? Nếu có thì là cái quê nào. Xin trả lời thànhthật với chính bạn, không cần nói ra cho mọingười biết.