Tây Du Ký Hồi 1 - Giới thiệu

 

Giới thiệu hồi 1 tuồng hát bội Nôm đahồi Tây Du Ký.

Con người cần có một chí hướng để theo đuổi.

 

Nguyễn Văn Sâm

 

Tổngquan: Năm 1952, ở tận cực Nam nướcViệt là tỉnh Châu Đốc, ông Nam Cư Nguyễn Đình Triêm, một người cháu nội củaNguyễn Đình Chiểu, khi giới thiệu tiểu sử Bùi Hữu Nghĩa trong quyển Bùi Hữu Nghĩa, Thơ Văn và Vở Tuồng Kim ThạchKỳ Duyên có nhắc đến hai tuồng hát bội TâyDuMậu Tòng của Bùi HữuNghĩa. Tuy ông Nam Cư không nói gì đến nguồn tài liệu dẫn đến sự tuyên bố nầy,nhưng với cung cách làm việc của ông, chúng tôi tin tưởng  rằng lời xác quyết trên mang nhiều giá trị khả tín cho đến khi có ai đó trìnhlàng bằng chứng nói khác đi. Trước tới giờ, một vài tác giả khi nói tổng quát vềhát bội cũng có nhắc đến tuồng Tây Du,nhưng không nhắc gì về tác giả, cũng không dẫn chứng một câu nào của tuồng đồsộ 100 hồi (độ 4000 trang) nầy. Lý do là tuồng còn ở dạng chữ Nôm và hiện tạichỉ Thư Viện Trường Viễn Đông Bác Cổở Paris lưu tồn được một bản viết tay thôi, không ai thấy ở đâu nữa một bản nàokhác. Tuồng quá dài, sao chụp được toàn bộ cũng khá vất vã, phiên âm cũng mệtmà đọc hết chắc cũng ngất ngư, cho nên giới thiệu toàn bộ chưa chắc đã hữu íchvề mặt giải trí… Chúng tôi tùy theo hoàn cảnh và khả năng phổ biến của mình mà giới thiệu từng hồi một, không nhứtthiết đi theo thứ tự nào, độc giả cũng không nhứt thiết phải đọc nguyên văn từnghồi sẽ được chúng tôi phiên âm sau nầy. Không nhứt thiết vì hát bội là thể vănxa xưa lời lẽ đã cao kỳ mà văn chương lại nhiều chữ cổ xưa khó hiểu tường tận. Giảiquyết phần nào tình trạng đó bước đầu chúng tôi xin giới  thiệu tóm lược và nêu ra ý nghĩa mỗi hồi khicó  thể được.

Cũng xin nhắc lại là tác phẩm được nhiều người thưởngthức của Trung quốc vào Việt Nam dưới thểvăn xuôi viết bằng Hán Văn. Người Việt ở những thế kỷ 18-20 mô phỏng theo đólần lượt theo thời gian tạo nên nhữnghình thức văn nghệ khác nhau:

a.       Thế kỷ 18 đầu19 viết lại thành tuồng hát bội vìthời nầy loại văn nghệ trình diễn phổ biến đó chẳng những ăn khách lại còn gầnnhư là thể loại giải trí độc nhứt. Từ đây ta có những tuồng như Tây Du Ký, TamQuốc Chí, Kim Thạch Kỳ Duyên, đi tiên phong và sau nầy xuất hiện cơ man nào lànhững tuồng pho như Chinh Đông, ChinhTây, Bình Liêu hay nhưng tuồng đồ HàmHoà, Đinh Lưu Tú, Trần Trá Hôn, tuồngthầy Sơn Hậu.. Hầu hết những tuồng trong sưu tập hơn ba mươi tuồng mà ThưViện Hoàng gia Anh Quốc tặng cho chánh phủ VNCH trước năm 75 đều là tuồng xuấthiện ở giai đoạn đầu thế kỷ 19….

b.     Sau giai đoạn tuồng thì đến thời đại của truyện-thơ tức là trích đoạn hay diễnnguyên một câu chuyện trong tác phẩm Trung quốc ra thơ. Ban đầu là thơ thất ngônĐường luật, trước 18, sau đó là lục bát ở cuối 18 sang đầu 19. Giai đoạn nầy làthời nở rộ của nhưng truyện thơ phóng tác rất có giá trị như Đoạn Trường TânThanh, Phan Trần, Nhị Độ Mai, Lưu Nữ Tướng, Trung Quân Đối… có thể kể thêm LụcVân Tiên… Đó là thế kỷ 19, khi người dân thích nằm nhà ngâm nga, trong thâm tâmẩn tàng khuynh hướng đề cao sự biền ngẫu, tính ước lệ và sự nói ít hiểu nhiều củađiển cố, thành ngữ. Họ lúc nầy đã bớt đi nỗi say mê trống kèn và rạp hát của hátbội như người của thế kỷ trước.

c.     Đầu thế kỷ 20, khi tiếp xúc với Tây phương thì hình thứctruyện thơ lui bước, nhường chỗ cho truyệnvăn xuôi viết bằng Quốc Ngữ. Truyện Tàu lúc nầy lan tràn vì dễ đọc, dễ hiểu.Những nhà xuất bản như Đức Lưu Phương, Tín Đức Thư Xã… phổ biến loại nầy đến cảnhững vùng hẽo lánh của cả nước. Những nhà Nho như Phan Kế Bính, Đông Châu ngoàiBắc, những nhà văn tiên phong như Nguyễn Chánh Sắt, Trần Phong Sắt, Tô Chẩntrong Nam, đua nhau dịch, in truyện Tàu.

d.     Dĩ nhiên sau đó thì là giai đoạn của truyện Tàu dưới dạngtuồng cải lương (1923-1985), video

Tuồng Tây Du Ký mà chúng tôi dự định phiên âm nằm trong giai đoạn đầutiên của sự xâm nhập truyện Tàu vô nước Việt. Vấn nạn đặt ra là ta có nên bỏ cônglàm chuyện nầy trong thời điểm hiện tại?

Câu trả lời tùy theo nhãn quan văn hóa, văn học hay chánh trị. Cũng cóthể là quan niệm tồn cỗ hay tân tiến. Riêng chúng tôi khi làm công việc rất ítđược khích lệ nầy chỉ vì lý do thấy vàng rơi nên tiếc mà thôi.

Vâng, tác phẩm của ông bà mình xưa nên coi như vàng của toàn dân, khôngnên để cho rơi mất theo thời gian chỉ bởi vì chúng ta cách xa với người xưa vềcảm quan thưởng thức cũng như trình độ văn chương dính dáng với vốn cỗ.

(NVS, TX, 2008, CA, 2015)

 

 

Tây Du Ký Hồi1.  Hồi Một theo đúng sự diễn tiến của nguyên tác Tây Du Ký tuy rằng tácgiả dùng tài nghệ mình thêm vào những tư tưởng có tính cách triết lý và nhânvăn khiến bổn tuồng trở nên có ý nghĩa và hay ho hơn nguyên bản.

Một viên chức của Thượng Đế có nhiệm vụ quan sát trầngian là Đại Lý Nhãn Thần một bữa kia ngó xuống trần gian thấy có sự kiện lạ:Một hòn đá nứt hai sanh ra một con khỉ, ông tâu trình với Thượng Đế và được dạyrằng đó là chuyện bình thường: khỉ đá do tinh khí của trời đất tạo thành nênchẳng có chi là quái dị.

                    Dưới hạ giới vật sanh thiên vạn,

                    Thạch Hầu chăng thiên địa trữ tinh.

                    Vậy thần mâu linh nhãn (1-2) riêng minh,

                    Thử thường sự há tua quái dị!

Trong khi đó con khỉ đá Thạch Hầu sống vui vẻ hòa đồngvới đàn khỉ bình thường ở núi Hoa Quả nước Ngao Lai. Một bữa kia chúng khỉ đến mộtcái thác lớn bèn thách thức nhau nếu khỉ nào vào trong thác mà ra được an toàn thìđược tôn làm vua khỉ. Thạch Hầu nhảy xuống lặn qua bên kia thác, thấy một phongcảnh khác thường: Có thạch động, có cầu sắt ai đó xây dựng sẵn từ lâu:

Giang san kỳdị giang san!

Cảnh vật lạlùng cảnh vật!

Khái vô thủy,vô ba kinh lật,

Cánh hữuquang, hữu nhãn khả quan.

Có thiết kiềumột tòa rõ ràng,

Trong cầu ấythông vào thạch huyệt.

Thạch hầu lặn ra khỏi thác, rũ bầy khỉ vào cùng nhaukhám phá và sau đó trụ nơi đây làm động của đàn sau khi bắt chúng giữ lời hứatôn mình làm vua gọi là Thạch Hầu Vương. Từ đó các loài thú khác đều đến xưngthần như loài Vượn, loài Gấu, loài Ngựa… Hoa Quả sơn biến thành nơi qui tụ nhộnnhịp của loài thú mà đầu đàn là Thạch Hầu Vương.

Một hôm Thạch Hầu vương tâm sự với đàn khỉ rằng mìnhsung sướng hiện tại đó nhưng sợ rằng mai kia sẽ chết đi, về chầu Diêm Vương,không còn được sống ở nhân gian nữa.

 Ta an hưởng thiên phò địa trợ,

Khoát tay cácbiệt mấy thu.

…..Sợ ngàysau vãng cảnh tang du,

Ắt bị gã Diêmvương lão tử.

Huống nhứtđán hoàng tuyền viễn khứ,

Sao đặng làmvật giữa nhân gian?

Chúng khỉ nghe xong bàn rằng chỉ có ba bậc khác phàm làPhật, Thần và Tiên mới thoát khỏi sanh tử mà thôi. Thạch Hầu Vương nghe vậy liềnquyết chí rời bỏ Hoa Quả sơn ra đi cầu mong học được phép trường sanh bất tử. Trênđường đi cũng có những gian nan và phải ứng phó với đời. Đầu tiên là phải đóngbè vượt biển:

Chỉ non xanhbẻ một cành tùng,

Làm bè nổiqua miền đại hải.

Kế đến là phải sống chung đụng với người đời. Ở trongrừng núi ra lõa lồ thân thể nên phải có quần áo mặc vào thân trước là không khácngười thiên hạ, sau là che chở những ấm lạnh của thời tiết. Chuyện nầy cũng khôngphải dễ dàng gì:

Có ngư nhânthả lưới buông câu,

Giả mãnh thúđoạt tha y phục.

Cuộc truy tìm nơi có Thánh Thần để học hỏi, Hầu Vươngtốn gần cả chục năm ở Nam (Bộ) châu nhưng chẳng gặp được đấng mình mong tìm, chỉthấy toàn là người đời với những lo lắng cho cuộc sống ngắn ngủi, những tranhdanh đoạt lợi, tham sân si, những kẻ khinh người ngạo mạn, những kẻ vô tâm – tómlại, chỉ gặp toàn người đời tầm thường,nên Hầu Vương lại quyết đi xa hơn nữa, đi ra biển, vượt đến vùng đất xa xôi hơnbên kia bờ đại hải là là nước Hóa Châu với lòng mong tìm được đạo:

Kể từ thửaHoa Sơn viễn biệt,

Qua Nam Châutám chín năm dư.

Ngỡ ThánhThần Tiên Phật sở cư,

Hay nhữngđứng công danh lợi lộc.

Dốc học đạobao nài khó nhọc,

Nổi bè quađại hải Tây dương.

Nghe Hóa Châunhiều chốn thương lang,

Ắt có đứng ThầnTiên tại thử.

              Sự kiện có người đương trên đường tới đây tìm học đạođã được vị Tiên trưởng đương dạy đạo ở Hóa Châu biết trước và cho đồ đệ ra đón.Có sự hiểu lầm xảy ra khi Thạch Hầu nói mình từ Đông Thắng Thần Châu đến, TiênTrưởng không tin vì vùng đó quá xa, xưa nay chưa từng có ai từ đó đến đây được.Thạch Hầu trình bày rằng mình đã đi qua biết bao nhiêu sơn trùng đại hải, cả chụcnăm mới tới được chốn Tây Bộ Châu nầy. Cuối cùng thì Thầy cũng hiểu trò, hiểuluôn gốc gác đặc biệt của trò nên ưuđái đối xử thân tình sư phụ đối với đệ tử.

HầuVương:

Tôi vốn khôngdanh tánh quê hương,

Ngụ ĐôngThắng Thần Châu địa giới.

Non Hoa Quảấy nơi qua lợi,

Động ThủyLiêm là chỗ nhàn du.

BồĐề:

Truyền Tiênchúng môn đồ,

Tương phàmtrần cản xuất.

Thiệt nhữnglời hư sức,

Vậy cũng gọitu hành! 

HầuVương:

Lời tôi vốnthiệt chơn thành,

Cúi lạy tônsư nghiệm lại.

BồĐề:

Nghe lờingươi rất trái,

Sao còn gọichơn thành.

Thắng ThầnChâu biết mấy lộ trình.

Nam Chiêm Bộlưỡng trùng đại hải.

Sao tới đặngTây Ngưu địa giái,

Nhữ chơnthành tua khá thuyết lai.

HầuVương:

              Đệ tử biêu (1-18) dương đại hải nhai,

              Đăng lâm Tây Bộ thập niên tài.

              Na từ vạn thủy thiên sơn hiểm.

              Trá quá Thần-Tiên nguyện sát lai.

BồĐề:

     Việc lộ trình nhữ thuyết an bày,

     Nhữ bẩm thụ như hà tính khí?

       Thầyhỏi tánh tình thì Hầu vương trả lời rằng mình không có cái tánh - tầm thường -của con người, mình không khinh mạn, không sân hận. Một điều căn bản của ngườimuốn học đạo Thần Tiên:

Người đều cóthị phi liêm sỉ,

Tôi vốn khôngnhân vật tính tình.

Ai mắng tôitôi chẳng mạn khinh,

Ai đánh mỗ mỗkhông sân hận.

       Hỏivề cha mẹ thì Tiên Trưởng còn ngạc nhiên hơn khi nghe về thân thế của ThạchHầu:

Cha mẹ đâu mànói mà rằng,

Trời đất trổnên hình nên tướng.

              Hoa Quả sơn trung nhứt thạch sanh,

              Tích thiên niên hậu sản ngô hình.

              Cố vô phụ mẫu sanh thành đức.

              Bị thực tiền do nguyện kiến minh.

              Tiên Trưởng Bồ Đề rút ra được kết luận rằng đây là một nhơn vật đặcbiệt thọ tinh khí của trời đất bèn có lòng thương nên suy tính lựa chọn choThạch Hầu một cái tên…. Đặc biệt ban đầu ông tính đặt cho họ Hồ, nhưng ông suy nghĩ lại khi chiết tựchữ Hồ thấy không hay vì không thể dạy dỗ được bèn đổi lại, ban cho chữ Tôn:

Nhĩ thân tuybỉ lậu trần ai,

Chân tiềnkiếp hồ tôn thực quả.

Tựu thânthượng (1-19) thủ tha tính thị,

Ngô tứ lainhĩ tánh viết Hồ ,

Nhưng mà:

              …..Cổ giả lão dã,

              Nguyệt giả âm dã.

              Lão, âm bất năng hóa dục,

              Giáo nhĩ tánh Tôn.

Và đặt cho một cái tên mang màu sắc triết lý căn bản củaPhật và Đạo: Hiểu được sự vi diệu lẽ Không, Hư:

Ngươi chínhdùng chữ Ngộ phân minh.

Tôn Ngộ Khôngtên gã chớ khinh,

Cho biết nẻopháp danh không trọng.

Từ đây Tôn Ngộ Không ở lại độngchăm chỉ học đạo với thầy Bồ Đề Tổ Sư. Tôn Ngộ Không không còn là một con thútrời sanh mà trở thành một người, một người đã hiểu lẽ Tính Không, một người đươngrèn luyện để đạt được cái điều mà mình quyết đạt cho được bất cứ những khó khănnào: Trường sanh bất tử, không sợlão Diêm Vương bắt về khi hết số.

***

Đặc biệt của hồi 1 của tuồng Tây Du nầy vềphương diện ý tưởng ta thấy có 4 điềuđáng để ý:

1.    Sự quyết chí củanhân vật Thạch Hầu.

2.    Con người nóichung rất tầm thường.  

3.    Ở đời có nhữnghoàn cảnh không thể thực hiện cái chí mình được.

4.    Thần Tiên cũng cósự giận dữ hay phán đoán sai như con người.

Haiđiều 1 và 4 đã được nói đến ở phần trên với nhưng câu trích dẫn từ nguyên văn củatuồng, nay xin giới thiệu đơn giản về những ý 2 và 3.

Trongkhi đi đường gặp tinh những người mong tìm chút công danh như văn nhơn, như võsĩ, thậm chí kẻ bất tài vô tướng cũng không ngoài mục tiêu đó:

Ta tuy rằngkhông chút tài năng,

Cũnglướt tới họa trúng khoa vô dụng!

Điều đặc biệt là những người nầy đều bị con quỷ vôtâm, ích kỷ ngự trị trong lòng nên không muốn giúp đở thiên hạ mặc dầu thấyngười đó ngu ngơ cần giúp đỡ.

Nói chi đứakhông hay không biết,

Điều đi takẻo tối kẻo trưa. (1-10)

Đàn ông đã thế, đàn bà cũng không khác gì. Hãy xem sựngu ngơ của Thạch Hầu vương được đàn bà đối xử ra sao khi anh ta xuống nơi thịtứ, không biết chợ là cái gì, tại sao người ta đến đó đông quá…

HầuVương:

Xem việc chicũng lạ,

Người ta họprất đông.

Ớ người kialại mỗ hỏi cùng,

Việc chinhững đàn bà xao-xác?

Thịnhân:

Thằng ở đâubá-láp,

Sao khôngbiết chợ đông!

Mặt mũi rấtlạ lùng,

Hèn chi màhỏi giả.

HầuVương:

Hỏi: Xóm chợ mà làmchi?

Thịnhân:

Xóm chợ đâybán tôm bán cá,

Xóm chợphường đi bán đi buôn.

Cũng có ngườicầu lợi đến muôn,

Cũng có kẻxâm hao đến vốn.

Lạinói:

Nóilàm chi việc bán,

Vềkẻo trẻ nó trông!

Vâng!Về kẻo trẻ nó trông, đó là tấm lòng của người mẹ, người vợ, nhưng sự kiện nhữngngười nầy không bỏ ra chút ít thời giờ tối thiểu giải thích cho người chưa biếtchính là do lòng ích kỷ giật dây, do sự vô cảm điều khiển khiến họ chỉ nghĩ đếnnhững thứ thuộc về mình…

Nóichung Thạch Hầu vương chỉ gặp những bá tánh tầm thường, nhưng bá tánh thời nàocũng vậy, tạo nên bức tường vô hình giửa người với người, bức tường đó được phávỡ chút nào đó là nhờ những người từ bi, vị tha, có lòng với người khác…

Mộtnhân vật ngoài đời có đủ đức tánh trên là lão tiều phu mà Thạch Hầu Vương gặpkhi đến Tây Bộ châu, ông nầy tuy nghèo nàn, công việc làm cực nhọc để sanhnhai, nặng gánh mẹ già nhưng khi ra ngoài thì vui thú thảnh thơi và sẵn sàng đứnglại lâu để trả lời những câu hỏi của Thạch Hầu vương, chỉ dẫn ân cần nơi cần phảiđến:

Ngươi vốn đãcó lòng phỏng bái,

Ta nỡ nào còndạ ẩn tàng.

Chốn linh đàiphương thốn cao san,

Miền tànguyệt tam tinh có động.

Có một đứngThần Tiên đạo thống,

Danh Bồ Đềđạo hiệu Tổ Sư.

Môn đồ đắctam tứ bách dư,

Nhĩ tòng thửNam hành bất viễn.

Nhờ sự hướng dẫn của Lão Tiều, Thạch Hầu đến được nơimình cần đến như ta đã biết.

Ta thấy rõ lòng biết ơn của Hầu vương khi bịn rịn chiatay với Lão Tiều cùng nhau lộ thượng phânkhâm, điều nầy có được vì hai người cùng chí hướng tuy mỗi cá nhơn mỗi hoàncảnh, một đàng không gia đình, không thân thích nên thong dong thực hiện chílớn của mình, một đàng vì gia cảnh đơn chiết nên quay qua giữ tròn hiếu đạo gọilà an ủi. Đời có sự bi đát trong sự kiện coi ra thiệt là bình thường!

Lời ngươi phânthậm đáng,

Khốn vận mỗđa nan.

Vả cha đà sớmtách suối vàng,

Còn mẹ hỡináu nương nhà bạc.

Thêm nỗinhiều phen cơ khát.

Vậy nên háicủi dưỡng thân.

Trong thờthân chưa đặng tấc phân,

Sao học đặngtiên nhân đại đạo?

Tácgiả muốn nói gì khi đưa ra hình ảnh Lão Tiều với những trao đổi tâm tình cùngngười khách lạ Thạch Hầu ở chỗ nầy? Tôi không muốn đi tìm chính văn Tây Du Kýphổ biến đầu thế kỷ 19 để kiểm chứng xem có đoạn nói về chi tiết nầy hay không.Dầu sao khi viết dông dài ở chỗ nầy Bùi Hữu Nghĩa chắc chắn là có lý do: Tạocho người đọc một sự suy nghĩ, đó là điểm son của người phóng tác khôgn phải aicũng có được…

 

Nguyễn Văn Sâm Victorville, CA. Nov. 29-2015

(Viết theo tuồng hát bội Tây DuKý hồi 1, bản phiên âm của Nguyễn Văn Sâm và Nguyễn Hiền Tâm).