Ảo tưởng và thực tế qua một vài tác phẩm của văn chương phản kháng trong nước

Dân không phải  không biết, nhưng không dám nói,không dám viết.

 (BáoSGGP ngày 11-6-86)

                                                              Bài viết hơn hai mươi năm trước!(NVS)

 

Hiện nay ai cũng biếttrong nước đang có phong trào phản kháng. Mứcđộ trở thành mãnh liệt và công khai từ khiNguyễn Văn Linh tuyên bố đổi mới và cỡitrói cho văn nghệ trong buổi họp cùng với anh emvăn nghệ sĩ toàn quốc hai năm trước,từ khi những người cựu kháng chiếntừng quyền thế một thời, bây giờ bịđẩy ra ngoài rìa, ngồi với nhau thành lập CâuLạc Bộ Kháng Chiến ra báo nói lên tiếng nói củanhóm mình nói riêng và tiếng nói người thấp cổ bémiệng không nắm chức vụ nào trong chính quyền nóichung. Khó lòng mà chủ trương rằng nhữngngười như Huỳnh Văn Tiểng, Trần VănTrà, Trần Văn Giàu, Nguyễn Hộ…không mang trongđầu họ những lý thuyết, đườnglối đấu tranh, phương pháp suy luận, quanniệm tự do, quyền lợi và nghĩa vụ củangười dân … theo cung cách của người Cộngsản- ít nhất là cho tới ngày hôm nay. Chấp nhậnnhư vậy là vô lý khi mà hầu hết nhữngngười này đã bỏ hơn bốn mươinăm suy nghĩ, làm việc theo kiểu ngườiCộng sản. Những hành động của họ bâygiờ- lên tiếng công kích chính quyền chuyên chính vôsản về mặt bản chất hay mặt hiệntượng ta chưa cần xét vội- nếu khôngphải sinh ra từ lòng yêu nước thì là kết quảcủa những hành vi vô cùng can đảm. Họ đãphản tỉnh và đã thấy được phần nàochủ thuyết mình theo đuổi bấy lâu nay không cònphù hợp nữa. (Trong trường hợp họ không hèvới chính quyền mất nhân tâm hiện tạiđể diễn một màn đối lập cụidọn đường cho cuộc bầu cử traoquyền phải có khi những ông bình vôi ở BắcBộ phủ ở vào thế chịu chấp nhậngiải pháp đa đảng. Chuyện cụi nầy cóhay không đều ngoài khả năng xét đoán củangười viết. Hiện tại, thiên về giảthiết cho rằng họ đối lập thiệt,đối lập vì “nhữngngười Cộng sản đã làm băng hoạiđất  nước này”, nói theo cách nói của PhạmXuân Ẩn, không phải là điều hợp lý).

Nhà nước Cộng sảnViệt Nam bây giờ đang chịu ba mặt giáp công: nhómquân sự công thần lên tiếng tấn kích về vấndề bè phái và suy thoái trong đảng, các nhà báo trẻchưa bao giờ có dính dấp gì với chế độMiền Nam trước đây phơi bày một cách khôngvị nể các mặt băng hoại của xã hội,các nhà văn con đẻ của chế độ đưalên những điều xấu xa cốt lõi có tính bảnchất của chế độ Xã hội Chủ nghĩa.Trước hiện cảnh không mấy gì tốtđẹp của xã hội Việt Nam mà ba lớpngười trên chứng kiến từ khi thốngnhất đến nay, ảnh hưởng trong quầnchúng của ba mặt tấn kích này, mặc dù không mộttiếng súng, chưa một chết chóc nào từ phía chínhquyền cũng vô cùng rộnglớn. Gián tiếp e ngại những ảnhhưởng nguy hại cho chế độ, mới đâyVõ Nguyên Giáp khi trả lời cuộc phỏng vấncủa một ký giả Pháp có nói là : “ …người ta luôn luôn muốn đi quá mau”.Thật ra đợi cho tới bây giờ mới “nói”cũng đã là quá chậm. Cách mạng và thay đổi nàocũng có vẻ quá mau đối với nhữngngười thụ hưởng ân sủng của chếđộ, muốn kéo dài chế độ cho mìnhhưởng lợi, đối với quần chúng, sựtồn tại ngày nào của áp bức là “quá chậm” ngàyđó.

Quá chậm nhưng cuối cùngsự tấn công vẫn đã nổ ra, và chắc chắnsẽ tạo ảnh hưởng như một thứ ngòinổ châm vào hầm thuốc súng – mặc dù những côngkích có thể không muốn như vậy – vì vậynhững ngày sắp tới sẽ dài nhất cho chếđộ Hà Nội. Giai đoạn sinh tử củahọ là lúc này, ở vào thế tiến thoái lưỡngnan: diệt trừ những tiếng nói kia thì mang thêmtiếng xấu có thể tạo nên những phảnứng dây chuyền nguy hiểm, làm lơ cho các nhóm công kíchcó chỗ phát tiết thì có thể lâm vào tỉnh trạngdưỡng hổ di họa, nguy cơ càng ngày càng lớnđến một lúc nào đó sợ không thể kiểmsoát được…

TrầnVăn Giàu, nhân vật quantrọng của Câu Lạc Bộ Kháng Chiến trong mộtbài nói chuyện ứng khẩu tại đây tấn côngthẳng kiểu người miền Nam về sự thamquyền cố vị của những người ngồichót vót trên cao hiện tại “Làmquan trong đảng và nhà nước phải luân phiên…làm lâuquá, hư. Làm lâu quá sẽ bè đảng, rồi phảitự tư tự lợi” và sự suy đồicần cải tổ không tư vị, không tiếcthương, không thỏa hiệp: “Trước hết phải chỉnh đốnĐảng, không chỉnh đốn Đảng thì không làmđược việc gì. Chỉnh đốn Đảnglà mười ngàn, hai mươi ngàn, một trăm ngàn, haitrăm ngàn, ba trăm ngàn cũng được, nhữngngười không xứng đáng là Cộng sản thìphải loại bỏ nó đi”.

Chủ trương thanh lọcđảng viên nhưng vẫn nói rằng mình tintưởng đảng Cộng sản và lớn tiếngphủ nhận nguyên tắc đa đảng, TrầnVăn Giàu thực tâm không tin tưởng những gì mình nóiđâu, ông ta chỉ đưa lá chắn “giữ vững lậptrường Mac-Lênin” lên che cho mình khi bắn phát súngthần công vào thành trì đảng để tránhtrường hợp bị dội ngược lại.Đây là một thái độ khôn ngoan của nhữngngười già nhiều mưu lược. Ta nên chútrọng đến những điều đòi hỏicủa Trần Văn Giàu hơn là chú ý đến nhữnggì ông ta nói rằng mình tin tưởng ở đảngCộng sản Việt Nam và “ đánh chết cái nếtkhông chừa” thần phục tuyệt đối Nga sô.

NguyễnHộ trong bài nói chuyệncũng hôm ấy tấn công thẳng vào sự đàn ápcủa chính quyền đối với nhóm của ông ta “Tờ báo Truyền thống KhángChiến đã sai lầm gì mà cấm cố nó? Chẳng qualà nó nói mạnh đụng chạm đến lãnhđạo nên lãnh đạo tỏ ra khó chịu vàđập nó thôi. Mà như vậy là sao? Là trù dập,định kiến, không dân chủ”.

Đây có lẽ là nhữnglời tố cáo đầu tiên và duy nhất thẳng lêncác cấp lãnh đạo Cộng sản, những tốcáo khác chỉ đưa ra hiện tượng ởcấp dưới hay nói chung chung mà thôi.

Khi phát súng đã nổ vào thànhtrì lãnh đạo thì trận chiến không thể dừnglại được.Ta có thể thấy trướcviệc Câu lạc bộ sẽ phải chịu những áplực nặng nề hơn trong tương lai haynhững khó khăn đến cho chính con người củaNguyễn Hộ, Trần Văn Giàu.

***

 

CâuLạc Bộ Kháng chiếnđại diện cho tiếng nói của từng lớpcông thần bất mãn, vấn đề của họđặt ra vì vậy có tính cách chính trị nhiều hơnvà “chung chung” hơn, không đi vào chi tiết. Ngườidân thì sao? Họ có thấy những sai trái của chínhquyền ? Họ có là nạn nhân của những sai tráiđó ? Và cách nói của họ?

Lật bất cứ tờ báonào ta cũng có thể nhìn thấy câu trả lời.

Các báo Sài gòn Giải Phóng,Tuổi Trẻ đăng các thiên phóng sự sôi nổivề sự xuống dốc của chế độnhư cửa quyền, tham ô, đĩ điếm cờbạc, những vấn đế mà trước đâymột vài năm được bao che bưng bít không chochường lên mặt báo, hay có lên thì đãđược cắt xén thế nào cho tình trạng trởthành một sự kiện hư hỏng mang tính cách cụcbộ - thuộc về hiện tượng chứ không phảibản chất.

Tuổi Trẻ số 1543 –1544  phát hành tháng Giêng 1990đăng tệ nạn mãi dâm trá hình “masage” mà các cơ quanđảng cũng có dính vào với lời bình luậnnhức nhối: “Nhữngthỏa hiệp ma quỷ, ngấm ngầm, sự quảnlý chạy theo doanh thu, câu khách của nhà hàng, cả NhàNước lẫn tư nhân…đã xô đẩy mộtsố - tất nhiên vào con đường mãi dâm”,hay rõ rànghơn:”Sẽ còn đau lòng hơn khi chính chúng ta – Nhà Nước– đã hợp pháp hóa một hình thức kinh doanh trên thân xácphụ nữ: đó là hoạt động massage. Cácchủ chứa cũ hầu hết đều có tiềnán tiền sự là người đầu  tiên đánh hơi thấy khảnăng tổ chức mãi dâm trá hình trong vụ massage.”

Ta cần lưu ý tính cách giatrọng của lời tố cáo khi tờ báo không nóiQuận A, quận B, cơ quan X, cơ quan Y mà nhắcđi nhắc lại mấy chữ Nhà Nước coinhư những ung nhọt này sinh ra với sựđồng tình hay cố tình lơ là của nhữngngười đang ngồi trên chóp bu, nhữngngười đại diện cho Nhà Nước.Sựdung túng, lơ là có thể vì tiền, tiền vào ngân sách (mộtphần, dĩ nhiên): “ Trung bìnhmỗi điểm masage, mỗi năm nộp cho ngân sáchđịa phương trên dưới mườitriệu đồng. Trong tình hình hiện tại, con sốđó là cả một vấn đề. Phải chăng vìthế mà người ta đã sẵn sàng đổi cảtrụ sở của cơ quan nhà nước đi nơikhác, lấy chỗ cho massage như trụ sở …”

Tố cáo sự xấu xa củachế độ bằng hình thức phóng sựđiều tra ai ai cũng thấy rằng nhà báo chỉđánh ngọn roi nhẹ vào chế độ - kiểucủa người mẹ cưng con đánh mà ngại conđau, chớ chưa phải là ngọn roi trừngphạt của người cha – Hình ảnh xấu quácụ thể nên những điều được nêu lêntrên mặt báo đã trở thành cá biệt và đơnlẻ.. Nói cách khác, cái xấu được trình bàydưới hình thức phóng sự chỉ có tính chấthiện tượng: Thành phố Hồ Chí Minh có hiệntượng mãi dâm trá hình chứ không có những tệnạn khác…Nhà báo, ở đây phải ghi công hàngđầu cho nhà văn Nguyên Ngọc thấyđược điểm căn bản đó nên khiđiều khiển tờ Văn Nghệ ông cho đi thêm mộtbước dài hơn trong sách lược tấn kích,sử dụng một thể loại ở giữa vănchương và sự thật: thểký. Căn cứ vào sự thật để xây dựngmột bài văn hơi có tính chất văn chương,tâm tình, nhà văn viết ký vừa có lá mộc chắnđạn hữu hiệu khi bị quan trên vặn vẹo,vừa có tính chất thuyết phục với đạiđa số người bình dân ở sự giảm thiểutối đa “tính hư cấu” và tăng cườngtối đa “tính cụ thể”.

Mấy truyện ký “Bông Lúa Nổi Giận”. “Công Lý, Đừng Quên Ai” và “Nơi Ấy Bây Giờ”vìvậy mới là ngọn roi mây mà chính quyền đauthấu mây xanh khi bị vụt tới. Các tác giả HàVăn Thủy, Lâm Thị Thanh Hà…đi vào thực tế,xuống đến tận các thôn hẻo lánh, đốidiện với cái xấu, đối thoại vớinạn nhân, tâm tình với những phẩn uất,thỉnh thoảng xen vào những nhận xét thật cơbản, đưa đến cốt lõi vấn đề.Chẳng hạn trong Nơi Ấy Bây Giờ “Sự trấn áp bằng máy phóngthanh không chỉ dành riêng cho những gia đình ngụy quân,theo Mỹ mà cả những gia đình cách mạng chícốt tiêu biểu cho làng nầy…hay “Những ngày sau đó, đoàn chỉ đạocủa ông Sáu Kiên rút về, huyện ủy Giá Rai cửđoàn cán bộ khác gồm hai mươi ngườixuống Long Điền Đông A để làm những côngtác khác: củng cố đoàn thể quần chúng, các phongtrào văn nghệ thể dục, thể thao để làmgiảm bớt không khí nặng nề, căng thẳng. Cònchuyện lúa, phân, tiền và sự kiện “Bảy Liên Xô”tạm dừng lại, để tính sau.. Nghĩa là cơthể của Long Điền Đông A trong cơn đauquằn quoại được tạm thời tiêm mộtmũi thuốc an thần, còn liều thuốc lấy dânlàm gốc, chưa ai dám sử dụng trong lúc này”.

Trong “CôngLý Đừng Quên Ai”, lời kết cuối bàiđưa người đọc đến mộtcảm giác bàng hoàng mà hình thức truyện ngắn khóthể có: “Tôi bước ravề và bỗng muốn kêu lên thật to. Nhưng tôi đãkịp kìm mình lại, bởi chợt nhớ cái câu chính tôiđã khuyên vợ chồng anh Nhiên: “Công lý sẽ không bỏquên ai. Hãy cố đợi, và đừng nói gì, làm gìbậy mà thành có tội”. Bây giờ, cũng chính là cái câu tôiđang tự khuyên mình”.

Thể ký là đứa con tưsinh của văn chương, chưa phổ thông lắmtrong Miền Nam trước đây và cũng chưathấy có vẻ gì phát triển được ởhải ngoại, có sức mạnh riêng của nó đãđành, còn làm được chuyện không ngờ: ghilại những bài hát dân gian phổ biến hạn chếtrong một vùng, trong một giai đoạn ngắn mà giátrị xác tin không ai có thể đặt vấn đềđể bàn cãi. Tôi xin ghi lại bài hát sau thấy trong “Nơi Ấy Bây Giờ” nhưmột tài liệu sống về lời ta thán của nhândân dưới ách của chế độ bạo tàn,về chuyện cường hào ác bá đỏ:

            “ Bán phân thì bán bằng tiền,

            Cuối mùa lấy lúa làmphiền nhân dân.

            Dân ta tức giậnđấu tranh,

            Bắt dân nhốt khám tanhbanh xã nhà”.

Ký mạnh do tính chất bám víutrên sự thực, nhưng nhược điểm củanó cũng ở đây, không có tính chất tổng quát nênkhông đại diện được điều tác giảnói trên một bình diện cao hơn, ngườiđọc mãi vụ vào những sự thựcđược trình bày nên không thể đẩy ý nghĩacủa bài viết vào những vấn đề trừutượng có thể đặt ra. Hình thức vănnghệ cao cấp hơn được một đạiđa số nhà văn dùng đến khi tình trạngcỡi trói văn nghệ lên đến tuyệtđỉnh của nó vào năm 1988.

Cái xấu được phô bàybằng hình thức truyện ngắn đầy đủđặc tính văn nghệ, như sự tấn côngbằng tác phẩm văn chương, có sức mạnhcử đỉnh bạt sơn của nó. Nhà văn đãthu nhặt nhiều hiện tượng cá lẻ riêngbiệt mới tạo được thành mộtđiều khái quát và phô diễn điều đódưới hình thức vắn nghệ. Phản ứngcủa văn nghệ sĩ vì vậy có thật nhiềutác dụng, đó là lực lượng trừ bịcuối cùng của hình thức tranh đấu ôn hòa. Quakhỏi lực lượng này, tình trạng đổ máucủa hai phe chắc chắn sẽ xảy ra mà là sựthắng hay bại còn tùy thuộc ở sức mạnhcủa quần chúng và hoàn cảnh.

Nhưng ngày nay “ hiệntượng” bao trùm khắp mọi nơi. Khi đâu đâucũng bày ra hiên tượng thì hiện tượng đãbiến thành bản chất. Khi cái xấu đã ởkhắp mọi chỗ thì môi trường đó là mộtmôi trường xấu, chế độ quản lý môitrường đó là một chế độ xấu. Ta cóthể thấy ngay những cái xấu đó trong hầuhết các báo chí Cộng sản bây giờ. Ngườiđọc không có những rung động lâu dài đếntận cùng khi đọc chuyện “khai thác thịtngười” dưới hình thức các phòng tắm hơiđược viết bằng thể văn phóng sựở báo Tuổi Trẻ. Cái xấu lồ lộ quá. Cụthể quá. Ta thấy nhiều người làm giàu, tabiết chắc rằng nhiều cô gái đã tan nátđời hoa khi chính quyền làm ngơ cho khai thác dịchvụ này. Nhưng ta không thấy cái tâm tình của mộtcô nào đó một cách cụ thể, một cách vănchương. Cái xấu được phơi bàydưới hình thức văn chương vẫn có vẻnào đó cao trọng và nhiều tác dụng hơn các hìnhthức khác. Đi sâu vào lòng người hơn. Tấn côngvào những vấn đề trừu tượng hơnnhưng cấp thiết hơn. Truyện hiện thựccó giá trị tố cáo cao hơn ký một bậc nữa vìdù sao ký vẫn còn bám víu trên chi tiết và hiệntượng – chỉ ở một nơi chốn nào đóthôi và trong vấn đề nhất địnhđước nêu ra thôi – trong khi truyện là hình thứctổng quát hóa các điều được nóiđến, nếu truyện có giá trị tố cáo thìsự tố cáo không chỉ dừng lại trên mặthiện tượng mà đã đi vào mặt bảnchất. Văn chương phản kháng ngày nay ởViệt Nam được dân chúng tin và chính quyền sợhãi vì được hỗ trợ bằng những cảnhcó thật xảy ra trước mắt mọingười hằng ngày. Người Cộng sản dùngvăn chương bao nhiêu năm nay minh họa cho sựtốt đẹp của xã hội Cộng sản mà khôngthành công vì văn chương minh họa một đàng màhiện thực phơi bày một nẻo, vănchương minh họa tô điểm cho một xã hộitrên lý thuyết sẽ trở thành hiện thực nhưngquá lâu ngày mà xã hội đó khồn tiến bộ gì nênđã trở thành vẽ vời cho một viễn tượngkhông biết đến bao giờ mới có, một xãhội viễn mơ không biết có nằm trong mộtnơi nào đó của tương lai vô tận hay không.

Văn chương phản khángtố cáo xã hội hiện tại ở Việt Namnhưng không cường điệu hóa những sai lầmđang có của xã hội.. Nhà văn chưa dámbước ra khỏi sự thực che chở phần nàocho an toàn bản thân. Khi nói lên những xấu xa của xãhội, nhà văn đứng trước vấnđề lương tâm, mình như một tấmgương phản ánh, “ mộtcái gương khách quan, không thiên vị, đánh giá chính xácđầy đủ toàn hình người soi, mách bảonhững nét chưa hoàn chỉnh,tô từng chi tiết hòa hợp trên nét mặt, vóc dángngười đứng trước nó” (Ma Văn Kháng,truyện Mẹ  Và Con,1981 )

Không thể làm khác hơn,mặc dầu điều nói hôm nay phản hoàn toàn vớiđiều mình đã nói trong bao nhiêu năm trước:

            “ Vẫn biết rằngngười cầm bút như tôi

            Phải hát về nhữnggì đã hát

            Những cuộc sốnggọi tôi về sự thực

            Và cho tôi ngôn ngữ rạchròi”.

                                    (Sự thực của chúng ta … Nguyễn Bá )

và có thể tiếng nói của mìnhphải được trả giá bằng chính sinh mạngcủa mình. Nhà văn phải chọn con đườngđúng, chính nghĩa, sự thực, không thể làm kháchơn được, không thể đồng lõa vớicái Ác:

                        “ Lúc cái thiện còn yếu hơncái ác;

                        Lấnlướt trong chùa là quỷ sa tăng,

                        Thì giá nói lên sựthực

                        Đổi ngangsinh mạng chính mình!”

                                    ( Sự thực của chúng ta …Nguyễn Bá )

            Nguyên tắc viết đã được suy gẫm,quyết tâm viết đã được đặt ra,sự nở rộ của phong trào văn chươngphản kháng đương nhiên phải có.

            Nhìnchung, truyện ngắn đối kháng hiện nay ởViệt Nam có thể chia làm hai thứ loại, tả chânhiện thực và phân tích tâm lý.

            Ởloại tả chân hiện thực người viếtchủ ý mô tả tệ trạng, thảm cảnh, bấtcông…để gián tiếp chứng minh cái xấu củachế độ. Trong lối viết này sự kiện vàchất liệu thực của cuộc đời giữvai trò chính. Điều được mô tả nói lênnhững gì tác giả muốn diễn tả, nhân vật,chỉ là những bóng mờ trước sự phong phúcủa dữ kiện cho nên phần nội tâm, nỗithất vọng của nhân vật bị tác giảlướt qua. Nhân vật Răng trong “ Ngườichưa có chiến công” của Vũ Bảo ( trong tậptruyên ngắn Tướng Về Hưu ) nghĩ gì ta khôngbiết, nhưng ta biết được tệ trạngcấp chỉ huy trong quân đội không chịuđộng não suy nghĩ, chỉ biết khen thưởngchiến công cho những người “ tự gây thêm khókhăn cho mình để rồi sau đó lại dũngcảm khắc phuc hậu quả của chứng bệnhcẩu thả vừa gây ra để lập mộtchiến công nổi bậc hơn anh em khác”, cònngười chăm chỉ, phòng xa, không cẩu thả -khiến cho không có vấn đề mà phải giảiquyết – thì không được khen thưởng, khôngđược kết nạp vào đảng, Vũ Bảotố cáo chế độ vụ hình thức, tổchức đã đi vào nề nếp cứng nhắcchỉ biết ghi công, khen thưởng “ dựa trên bềmặt thấy được của sự kiện” màkhông nhìn thấy nguyên nhân sâu xa của những cơcực không cần thiết, tạo nên những chiếncông đó, Theo Vũ Bảo, nếu người ta biếtcẩn thận, tiên đoán, thương yêu đồngđội thì một số lớn việc xấu đãkhông xảy ra và người ta sẽ khỏi cựckhổ giải quyết những khó khăn đó.

            Đứa Con Ông Giáo Già VàĐứa Con…” của Sao Mai cũng thuộc loạitả chân hiện thực này, nói lên tính cách bè phái và tìnhtrạng nghèo đói nhưng không cho thấy tâm tình củaông giáo hay thằng con bị đánh đến gần hóađiên của ông.

            Muốnnhìn thấy tâm tình nhân vật, người đọcphải khai thác tâm trạng nhân vật trong các truyện màtôi tạm gọi là những tác phẩm phân tích tâm lý.

            Nếuở nhóm trên người đọc cảm nhận sựđớn đau trên khía cạnh thân xác của nhân vật,thì tác phẩm của nhóm dưới vẽ cho ta sự êchề, tuyệt vọng. Ê chề không phải bịức hiếp, bị bạc đãi mà vì bị mất lòngtin, bị đối đầu với sự thậtphũ phàng, một sự thật mà trước đâydầu có trí tưởng tượng phong phú đếnđâu họ cũng không dám nghĩ đến. Cáctruyện loại này ta có thể kể “ Con Rắn”, “ NgườiThợ Làm Móng Tay” của Dương Thu Hương, “ Về Nhà Trước CơnMưa” của Trang Thế Hy, “Thời Gian” của Cao Duy Thảo.

            “ Thời Gian”là mộttrường hợp đối kháng tinh tế, mộtphản ứng ngầm. Truyện đi theo mộttriết lý “thôi thì cứđể cho người ta sống trong ảotưởng, trong sự thật thêu dệt theo sự suynghĩ của người ta, đừng đánh thứchọ dậy, đừng chỉ cho họ cái thựctế ở ngoài, dù cái thực tế đó thực muônphần. Đánh thức sự mê ngủ của họ,họ sẽ chết trong thất vọng”. Tôi liêntưởng những người Cộng sản thứctỉnh nhìn những người Cộng sản chưathức tỉnh một cách bao dung khi đọc truyệnnày của Cao Duy Thảo. Một bà mẹ trong bao nhiêunăm trời tin tưởng con trai mình đã hy sinh cho “cáchmạng ” mặc dù chưa bao giờ phát hiệnđược xác anh ta và mặc dù có nguồn tintrước đây “ bác sĩLong (con bà) nhởn nhơ trong một trại chiêu hồi”hay “trước nữa có một thằng cha lang băm nàođó sau khi chiêu hồi, tự xưng là bác sĩ ra mởphòng mạch châm cứu…”. Bà sống trong một niềmtin chắc nịch con mình “khônglàm cái chuyện nhục nhã ấy đâu”.Trong niềm tinđó bà sống, trong niềm tin đó bà mạnh khỏeđi đó đi đây cố xác minh trường hợp“yêu nước, cách mạng” của con bà, trong niềm tinđó bà vui lòng nhắm mắt. Mà không phải một mình bàsống trong ảo tưởng khác hẳn sự thựcnhư vậy, thiên hạ còn biết bao ngườinữa, như cô Phượng em anh Long trong truyện,như bà mẹ của nhân vật chính trong truyện Về Nhà Trước CơnMưa…

            Thời Gian” đượctôi cho vào loại mở đầu những chốngđối.  Thật ra đâylà giai đoan thất vọng của những nhà vănphản tỉnh mà chưa thể nói ra rõ ràng vì chưađược phép. Không thể nào một nhà văn cungđình, bồi bút, khiếp nhược, sợ hãi dámđặt vấn đề sống trong một niềmtin không thật. Nhà văn CaoDuy Thảo chắc đã băn khoăn nhiều khi ôngviết: “Tôi không thể nói rasự thực kia…Tôi khe khẽ gật đầu, lòngthầm nhắc thôi đừng nói thêm một điềugì nữa. Hãy cứ để cho Phượng và bà mẹtin những điều mà cả hai đều hẳngnghĩ như vậy…” . Bịt mắt họ lạiđể họ chỉ thấy màu xanh của ảotưởng còn hơn mở mắt họ ra cho họthấy một màu đen khổng lồ của sựthật”

            Ýtưởng đó hao hao giống Ma Văn Kháng khi nhà văncho nhân vật của mình nhắc đến câu nói củaNam Cao:

            “…Năm chục năm sốngthui thủi một mình, con nghĩ thương bà quá!”

“Rồi cũng quen đi con ạ.”

Chị đáp, tưởng nhưlấy lệ mà giọng lại nghẹn đắng, nhưngHóa nhấc bát cơm, chép miệng thật già dặn:

“Ông Nam Cao nói khổ mà không biếtkhổ là thế đấy!” (Mẹ Và Con – 1981 ).

Ảo tưởng về tưcách và sự thật dối trá của đảngđược diễn tả tượng trưng quatruyện Con Rắn của DươngThu Hương cũng là điều đáng nói.Truyện nói về một cô thiếu nữ yêungười tình của mình hết lòng, một ngày kia côrơi xuống tận cùng của hố thẳm thấtvọng khi khám phá rằng vị hôn phu đã phảnbội mình một cách bỉ ổi. Phản bội, anh takhông xứng đáng tình yêu trong trắng của mình đãđành, tệ hơn nữa anh ta còn dối quanh đểche tội, còn đổ trút trách nhiệm cho ngườikhác, còn mưu này kế nọ để lấp liếm,chạy tội. Người thiếu nữ trong truyệncủa Dương Thu Hương sau một thời gianbuồn bã phấn vân tìm hiểu cuối cùng đã dứtkhoát cắt đứt cuộc tình, hủy bỏ hônước “ tình yêu còn lạichút ít, nhưng lòng kính trọng hoàn toàn đã mất”.

            DươngThu Hương muốn ta liên tưởng đếnnhững người đặt trọn niềm tin vàođảng Cộng sản, đã lầm lạc trao cảquảng đời thanh xuân của mình để rồi vềgià như mấy ông già trong Câu Lạc Bộ Kháng Chiếnnhận chân ra sự lừa lọc bất xứng thìđã quá trễ. Vỡ mộng, những người nàychưa cắt đứt tình với đảng tứcthời, nhưng càng sống trong tình trạng mấtniềm tin họ càng khám phá thêm sự bỉ ổi,cuối cùng đành phải lên tiếng chống lại.

            DươngThu Hương, viết truyện này cho mình, cho nhà văn nóichung, cho Nguyên Ngọc của “RẻoCao” ngày trước và của các anh điều hànhtờ Văn Nghệ gần đây, cho Nguyễn Quang Sángtrong “ Quán RượuNgười Câm” ngày trước và của “ Con Khướu Xổ Lồng”,“Hát Bội” gần đây, cho Trang Thế Hy của “Nắng Đẹp Miền QuêNgoại” ngày trước và của “ Về Nhà Trước Cơn Mưa” ngày nay…

            “ Về Nhà Trước CơnMưa”  là sự thấtvọng ê chề cho chính bản thân mình khi hoàn cảnh xãhội vây khổn khiến mình không thể làm đúng theobản tính của mình. Ông già bán nước đá cụcrất muốn làm điều nghĩa khi chứng kiếnđiều thương tâm, không phải vì ông muốn chứngtỏ mình là người dõng mà vì cái trắc ẩn chi tâm trong lòng ông còn manh mà xã hộinghèo đói, lừa lọc vẫn chưa tiêu diệtđược. Vậy mà cuối cùng ông đành bỏrơi thằng nhỏ đáng thương đó khi nó mãinằm ngủ một cách ngây thơ. Thân ông, ông còn khôngthể cưu mang, làm sao có thể cưu mang thêm mộtđứa nhỏ, làm sao có thể bảo vệ nguyêntắc “dõng” khi biết chắc cuộc sống của mìnhvốn đã bấp bênh? Nghề, nghiệp vụ củaông đâu có thể gọi là một cái nghềđược. Và rồi ông đành làm người “ kiến nghĩa bất vi ” vìhoàn cảnh như mình không nhiều. Không nhiều saođược khi xã hội đang ở tận cùngcủa sự nghèo đói?

            Tuyvậy ở truyện nầy TrangThế Hy không nhằm vào chỗ tố cáo cái xã hộitạo nên sự nghèo khổ của những gia đìnhngủ đường, của những ngườiđàn bà không đủ cơm ăn khiến phảibỏ rơi đứa con thân yêu để tìm sinh lộcho mình, Trang Thế Hy muốn đả kích cái xã hội làmtiêu mòn nhân tính của con người sống trong đó,một xã hội mà ai cũng chỉ biết lo cho mình, quaylưng lại với sự đau khổ củangười khác.

            “ÊChề” được nói đến lần đầutiên trong văn chương phản kháng là truyệnngắn “Thợ Làm Móng Tay”của Dương Thu Hương, (đượctuyển chọn trong Truyện Ngắn Việt Nam 1945 – 1985). Có thể nhiều nhà phê bình không đồng ý thờigian xuất hiện của sáng tác mang khuynh hướngphản kháng đi quá xa trong quá khứ như vậy (1984),mặt khác, truyện này cũng không rõ nét phản khánglắm. Tuy nhiên tôi tìm thấy một ánh sáng le lói của sự thất vọng,một tiếng thở dài tiếc cho hình ảnh mình xâyđắp về một chuyện gì với thậtnhiều tốt đẹp, huy hoàng, bỗng sự thựchiện ra và khổ thay sự thực đó lại làphản diện của hình hảnh trong trí – như kiểucác cuộc hôn nhân không đem lại hạnh phúc chongười trong cuộc – thấy nhan nhản trongtruyện ngắn ở Việt Nam bây giờ. Tôi khônggọi hình ảnh trong trí là ảo tưởng hay lýtưởng, nhưng ít ra đó là những hình ảnhđẹp. Hình ảnh đẹp mà người chịhọ tên Bê của thằng cu Sáng mang trong đầuvề nó không sao phai mờ được theo thời gianlà hình ảnh một đứa nhỏ lễ phép, vuivẻ, ấp ủ một chí khí rất đáng phục: “ Nó bắt đầu làm nhữngđộng tác kỳ cục, khi xoay trái, khi xoay phải, haichân cà tầng như con gà chọi. Tay nó cầm con dao cùn đâmchọc tứ tung, hai ống chân gầy nhưng lanhlẹn nhảy nhót làm bụi tro bay lên, nóng sực. Tôingồi nhìn Sáng, ngây người vì cảm phục. Mộtchập Sáng đổ mồ hôi, nó ngồi xuống, haimắt sáng rực nhìn tôi:

-        Thế nào, chị sợ không?

-        Sợ, ai dạy mày thế ?

-        Chú Cổn, chú bảo em phải tậpvõ cho giỏi, lớn lên khi giết thằng Tây đãbắn chết bố em.

            Tôi im lặng ngắmđôi lông mày dài đen lánh trên đôi mắt đen, cặpmá lấm tấm bụi tro với mồ hôi củađứa em trai, lòng tràn đầy niềm khâm phục vàyêu mến. Hình ảnh ấy đã rung động trái timtôi mạnh mẽ, nó trở thành một vết sáng lung linhtrong ký ức tuổi thơ ”.

            Vậy mà hai mươimấy năm sau chi Sáng đi tìm đứa em mình trong Nam –có lẽ vẫn còn đấy ắp hình ảnh ngày xưatrong đầu về nó – thì thằng cu Sáng từng “..một người thợ sửa móng tay lành nghề, anhxoay trái, xoay phải, lúc lấy thứ này, lúc lấythứ khác mà không lần nào đụng hoặc vấpmột vật gì trong gian buồng chật hẹp”… “ Hai côgái bước vào sửa móng chân. Sáng múc nước lạicho họ dầm. Xong xuôi nó quay lại một ngườikhách khác, một bà nạ dòng có khuôn mặt đẹp, tayđeo cặp vòng đá lúc lỉu, chân bà ta đã ngâmnước nóng từ lâu. Sáng quỳ xuống nhẹ nhànglấy bàn chải cọ xát hàng móng chân, lớp thuốcngâm đã bở và những móng chân người đàn bàchẳng mấy chốc bong hết thuốc, đểlộ màu ngà bẩn. Sáng nắm lấy từng bàn chânmột, nâng lên gối và lấy bấm móng tay cắtsửa. Cậu ta ngắm nghía cẩn thận, mắtchăm chú theo dõi từng mảng sừng trắng rơixuống. Dưới bàn tay Sáng, móng chân người đànbà dần dần hiện ra như mười hạtđào nhỏ và đẹp. Cắt xong, Sáng lấy dũamài cho các đầu móng chân trơn nhẵn. Chiếc dũađưa qua đưa lại nhẹ nhàng. Bàn tay Sángtrắng xanh, những ngón tay dài ẻo lả. Một taymắm lấy gót chân người đàn bà, tay kiađưa dũa, thỉnh thoảng ngón út duỗi ragạt nhẹ lớp bụi trắng bám trên làn da”.

            Tôi cho rằng những nhà văn khi ý thức rằngmình phải viết lên những điều phản khángchế độ trước khi “lệnh cỡi mở ” ra đời đãthấy thực tế của ảo vọng chủnghĩa Cộng sản nhưng họ không thể nói ra rõràng nên đã diễn tả mờ mờ ảo ảo (truyện Người ThợLàm Móng Tay ) hay chọn chính sách lấp che ảo vọngđó, thôi đừng gợi lên nữa, cứ đểđêm tối của sự thật báo trùm vậyngười người khổ ít thấy khổ hơn(truyện Thời Gian ).

***

            Ýniệm tự do đã đánh mất cần phải tìmlại là khao khát của tất cả mọi ngườivà ý niệm kẻ ngu hèn đương đượcthời nắm chóp bu quyền thế là hai nét cănbản dễ chạm nọc chính quyền nhất nên nhàvăn phản kháng phải viết lách thế nào chongười đọc hiểu mà lãnh đạo khôngthể nói được, Nguyễn Quang Sáng làmđược điều đó trong hai truyện ngắnngắn “ Con KhướuXổ Lồng” và “HátBội” . Khung trời của ConKhướu là khung trời rộng bên ngoài cái lồngson, là tình yêu,  chớ khôngphải là nước đường và chủ nhân đãtập quen cho nó. Ngoài trời thênh thang nó tự do baylượn, gió mưa không đáng kể, nó phảisống khác với số phận đen tối củamột số đồng loại không may. Con Khướucủa Nguyễn Quang Sáng khước từ sự nhân danhche chở những gió mưa để được làmkiếp chim đúng nghĩa: “ Chimthì phải bay. Chim bay”. Bởi vì “ Tạo hóa cho loài chim đôi cánh là để bay,nhưng trong trời đất này có biết bao con chim khôngđược bay”.

            Nguyễn Quang Sáng đùngẩn dụ, ông viết tượng trưng. Cũngvậy, trong truyện ngắn “HátBội” ông viết về một thằng nhỏkhờ khạo, đần độn, nhưng khi cảbọn trẻ chơi trò đóng tuồng thì nó lạiđược làm vua vì làm vua thì khỏi làm gì hết, quádễ, khỏi trật, mọi chuyện đã cóngười khác cong lưng ra làm.

            Cóthể cách viết của Nguyễn Quang Sáng không rõ ràng, ýniệm chống đối, phản kháng hơi mơhồ, điều ông đưa ra có tính cách chung chung, hai nghĩa,ông viết theo cách của một người dọdẫm vào vùng nguy hiểm bước một chân về phíatiến bộ nhưng chân kia sẵn sàng rút lại phía sau.Thật ra trong thế giới Cộng sản mà nóiđược kiểu Nguyễn Quang Sáng cũng đã khárồi. Trước sự bạo tàn của chuyên chính, khôngphải ai cũng có thể đấu tranh kiểu xung kíchnhư Dương Thu Hương, Tràn Mạnh Hảo,Lưu Quang Vũ, Nguyễn Huy Thiệp. Vấn đềlà điều chuyên chở và ý nghĩa do nhà vănđưa ra, công phá trực diện hay gián tiếp tùy theotính khí của mỗi người.

            Nguyễn Linh trong “Dưới Tán Rừng Còn Lại”viết trực tiếp bao nhiêu thế mà khi muốn nóiđến sự vong ân và thay đổi của nhữngngười quyền thế, lãnh đạo, vẫnphải xa xa gần gần dùng con rạch và cái nắngđể chửi xéo: “ Hàng riamép màu phèn tua tủa khẻ rung rinh, ông già Tư bấtchợt rủa thầm con rạch. Hừ, thứđồ rạch nhỏ xíu mà cũng hung dữ! Cònnắng nữa, mầy cũng hung hăng gắtđến nhức mắt. Táo nhớ ngày xưa bay đâucó vầy!”

            Vănchương phản kháng đã có, những vấnđề phản kháng đã được đặt ra,nhưng ta thấy được những phản ứnggì ở những con người bị hiếp đáp, bóclột, nhất là những người Miền Namthẳng tánh trước giờ sống trong khung cảnhtự do?

            Đólà thái độ cương quyết, đươngđầu đến cùng, chấp nhận nguy hiểm vàcái chết nếu cần. Ông Bảy Liên Xô (trong Nơi Ấy Bây Giở)  biết tụi nó dàn cảnhđể bắt mình đã tính ăn thua đủ nênlận lưng con dao, đến chừng tụi nó liệumòi không xong, rút di, anh mới chịu “bước vào cánh cửa phía trong, vén vạt áo saulưng rút con dao, dắt vào kẹp vách”. Ông già TưĐấu ( trong DướiTán Rừng Còn Lại) bị tụi nó đòi đốncây của mình làm nông trường một cách vô lý đãthách thức và phản ứng đúng điệu bộcủa người nông dân yêu thương đấtđai, cây cối của mình:

            Tụi bây ra tay đi”.

            Một tiếng búa, rồinhiều tiếng búa bổ vào thân cây vang dội. Cảngười ông Tư run tê tê nhu người bị chém.Tưởng chừng như ông sẽ gục ngã  hẳn xuống luôn bên mâmrượu giữa nền nhà. Nhưng không, ông vùng dậynhư một chiếc lò xo. Cây mác thông nằm trong kẹtvách được rút ra đánh sạt một cái. Ôngchạy bay ra rừng như một cơn lốc. Ông gào to:

            “Tụi mầy giết…taođi…”.

            Rồi ông lăn lội lên huyện khiếu nạivới Huyện ủy, Sáu Giai, là người trướcđây vợ ông đem mạng mình đỡ đạngiùm cho, cái mả còn nằm bên canh nhà từ ấy. NhưngSáu Giai bây giờ không còn là Sáu Giai ngày trước khiến ôngbực quá. Đôi môi runggiật từng cơn, mắt đỏ ngầu, cụclộ hầu chạy lên chạy xuống, ông hét lớn:“Tao chống”.

            Vậy mà sau khi dạy dỗ, chửi bới Sáu Giai,thấy tên nầy xuống nước ông lại mủilòng, “nghe lòng mình bối rối. Hối hận vì đãnặng lời với người bạn năm xưa”.Cái mủi lòng của ông, sự tin tưởng nơi cônglý của cấp trên, tin tưởng nơi ngườibạn ngày xưa mình từng làm ơn cho nó đã nhưsợi dây thắt cổ “treoông tòn teng trên nhánh cây rừng cạnh mả vợ ông” .Khi nghe ông Tư Đấu uất ức tự vẫn, SáuGiai, không làm gì coi cho được, “vẫn với tác phong bình tĩnh của mộtngười lãnh đạo, anh chỉ dừng lạiở chỗ cúi đầu và sụt sịt mũi trongchiếc khăn tay ”. Rồi thôi, mọi chuyên sẽ qua,sẽ trôi vào quên lãng của thời gian chập chùng,kiểu ông Đại Sứ Mỹ rửa tay sau khi hoànthành công việc giao những người Đồng Minhcủa mình ngày hôm qua cho Cộng sản trong truyện “ Những Kẻ Bị Hy Sinh BênBờ Sông Danuble” của V.C Ghorghiu.

            Nhưngvới người đọc thì cái chết của ôngTư Đấu không vô ích, số phận khốn khổbi thương của người đàn bà khi chốnglại tập đoàn tham nhũng đỏ bị chúngbắt cóc giữa đêm khuya cũng không vô ích. Ngòi bấtmãn sẽ lan tràn khắp nơi và những nhân vật TưĐấu, Bảy Liên Xô, người đàn bà trongtruyện sẽ bước ra ngoài đời trong mộttương lai không xa để tạo một vậnhội mới thật sự cho Việt Nam sau hơnnửa thế kỷ trì trệ vô ích vì đườnglối giành độc lập và xây dựng đấtnước của người Cộng sản Việt Nam.

            Chínhsách mà nhà văn tự cho phép mình không phơi bày ra ánh sángđiều cần nói, theo thời gian không còn hữuhiệu nữa, nhất là khi Nhà Nước vì lý do bắt buộc từ phía xa,đã yêu cầu nhà văn nói thật, nói rõ, đừngsợ sệt.

            Đượcđà, những tiếng kêu than tuôn ra đướinhiều hình thức nhức nhối chính quyền, làmnhột nhạt người lãnh đạo, những MaVăn Kháng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Mạnh Tuấn,Nguyễn Duy, Cáo Duy Thảo, mở những loạt tácphẩm dò đường, Nguyễn Huy Thiệp, TrầnMạnh Hảo, Dương Thu Hương, Nguyễn Bá, RumBảo Việt, Lưu Quang Vũ, Nguyễn ĐứcThọ, Nguyễn Quang Sáng… bức phá để tạomột cao trào. Lãnh đạo bị nhột, cởi mởbị buột lại, thay đổi Tổng Biên Tậpđược thi hành, trù dập được thựchiện… nhưng những tiếng nói lương tâm đãbay ra, ảnh hưởng đã có. Những tác phẩm màchúng ta gọi là văn chương phản kháng từ trongnước đã đóng vai trò thông điệp cho thếgiới thấy sự thấp kém của chế độViệt Nam bây giờ, đồng thời cũng là mộtcuộc rửa mặt xứng đáng của ngườicầm bút tại quê nhà mấy chục năm quá hènnhục im lặng hay vỗ tay khen thưởng cho chếđộ.

            Sĩkhí của người cầm bút càng cao thì ngòi nổ cóthể phá tung sự bền vững của chếđộ càng mạnh và kết quả càng nhanh.

            Tôitin tưởng điều đó. Tôi không một chút nghingờ nào trên sự “đánhcụi” của anh em viết văn nơi quê nhà.

***

            Cáikhổ của nhà văn biết phàn kháng không chỉ nằmở chỗ thấy vấn đề, nỗi khổcủa họ còn do sự hiện diện của nhữngcây bút khác, hèn hạ và ác độc, ve vuốt chếđộ, bao che cho sức mạnh phản độngcủa chính quyền, sẵn sàng tấn công ngườicấp tiến tiên phuông bằng những hình thứcchụp mũ tồi tàn. Mặc dầu trong năm 1988Trần Độ đã trấn an nhóm văn cấp tiếnrắng “ phải để chonhà văn cảm nhận cuộc đời, xúcđộng và suy ngẫm cuộc đời theo ý thứccủa mình ”, chúng ta không cảm thấy an tâm cho sốphận của các nhà văn phản kháng vì lựclượng nhà văn phản động vẫn còn quámạnh, họ sẵn sàng làm vui lòng chủ nhân đểnhận ân sủng cuối mùa, kiểu Đặng AnhĐào khi anh ta lớn tiếng rằng nhân vật phảndiện của Dương Thu Hương “ minh họa cho ác cảm của nhà văn ” trong khinhân vật chính diện nạn nhân thì bị gọibằng danh từ “phía bên kia”và bị khiếu nại rằng được tác giảviết tự nhiên hơn. (Hoàiniệm, mặc cảm, định kiến trong NhữngThiên Đường Mù, tạp chí Sông Hương, trang87).

            Mongrằng sự lo lắng kia không có cơ sở. Mongrằng những lẽ phải nói lên bằng cả sanhmạng của những nhà văn can đảm củaphong trào phản kháng không trôi vào hư vô, vô ích và chúng ta, nhàvăn, cũng như độc giả ở hảingoại, không phân hóa vì những nhận định có tínhcách cảm tính.