Một ý hướng dẫn đến đoạn ái bằngtuệ trí:

Truyện Thơ Trương Thiện Hữu

Nguyễn Văn Sâm

 

Cách nay hơn 10 năm, trong một lần xem tủ sách sưu tập của một nhân vậtchơi sách tiếng tăm ở Saigon trên đường Trương Minh Giảng cũ, tôi được cho phépsao chép quyển truyện Nôm ít người biết đến: TrươngThiện Hữu Diễn Ca 張善有演歌. Bản văn viết bằng thứ chữNôm cực đẹp trên giấy mỏng của thời xưa gồm 40 tờ, mỗi tờ2 trang viết một mặt, xếp đôi lại theo cách thông thường của sách xưa - như vậysách gồm cả thảy là 80 trang.

Sách còn tốt, không bị cuốn góc, khôngmất chữ, ch Nôm viết chân phương, gần như là không sai lỗi, li văn gin d.Mỗitrang mặt bên lề trái đều có hàng chữ nhỏ Tịnh Minh hiệu 並明 号 (tên hiệu là Tịnh Minh) Nguyễn Quang tự lục 阮光字(NguyễnQuang chép chữ) Tuy vậy ở trang cuối cuối cùng của sách lại có hàng chữ NguyễnThành Quang tự lục 阮誠 光 字 錄. Như vậy người dịch và viết chữ Nôm truyện nầy là ông Nguyễn Thành Quang 阮誠 光  tự hiệu Tịnh Minh.Ở trangđầu và trang cuối sách, có hàng chữ: Kỷ Hợi niên, thập ngoạt, thập lục nhật 己 亥 年 拾 月 拾 陆 日nghĩa là chép sách năm Kỷ Hợi, tháng 10, ngày 16.Tươngứng với năm Kỷ Hợi dương lịch phù hợp nhất với thời gian sách được chép có thểlà các năm 1839, 1899 hay 1959. Biết đại cương là như vậynhưng chưa vi phiên âm và giải quyết vấn đề chung quanh tácphẩm vì nghĩ đây là bn dch/mô phỏng mt truyn bình dân ca Trung Hoa, phn tư tưởng ca cá nhân ông Tịnh Minh chắc không có là bao, chúng tôi xếp cất, để thời giờ làm chuyện khác.

Gần đây người bạn đồngsong ở trường Đại Học Văn Khoa Saigon thời đầu thập niên 60, anh Nguyễn HiềnTâm, nguyên Giáo Sư trường Trung Học Hoàng Diệu, Sốc Trăng trong thập niên 60, có ý muốn hai đứa cùng bắt tay vào việcphiên âm và sơchú với lý do bảo tồn di sản Việt, tôi nghĩ đó là việc đáng làm. Bất cứ công trình nào lớn nhỏ đối với vănhọc Việt, văn hóa Việt, vẫn đáng thực hiện nếu có thời giờ và có cái tâm. Vàchúng tôi đã bắt đầu…


Trương Thiện Hữu là tên người, cũng có thể là tên một truyện,trong tập Kim Cổ Kỳ Quan theo sự mách của người viết bản Nôm ở đầu sách.

Kim Cổ Kỳ Quan, là một sưu tập các truyện lạ lùng của Trungquốc được lưu truyền vào thời Minh1. Ở miền Nam nước Việt ta, những năm thật sớmcủa đầu thế kỷ 20 nhiều truyện trong tác phẩm nầy đã được dịch sang quốc ngữ đăngtrên tuần báo Nông Cổ Mín Đàm - doCavanaggio và Lương Khắc Ninh chủ trương - dưới ngòi bút của Nguyễn Chánh Sắt.Trên tuần báo LụcTỉnh Tân Văn - do Nguyễn Văn Của, TrầnChánh Chiếu, Lê Hoằng Mưu chủ trương - cũng cóvài bản dịch của Nguyễn Dư Hoài. Những bản dịch đó đều bằng văn xuôi quốc ngữđã in trên báo, ai có phương tiện đều có thể tìm đọc được2.

Bản Trương Thiện Hữu Diễn Ca 張善有演歌nầy trái lại bằng văn vần, dướidạng chữ Nôm, viết tay, chưa từng được khắc in cho nên chưa bao giờ được giớithiệu3.

Hơn trăm năm rồi, hơi chậm - nếu con số 1899 là chính xác, không phảilà năm 1830 hay 19594 –nhưng đã đến lúc ta, nếu trong khả năng,nên đưa bản văn nầy ra ánh sáng.

Điểm quan trọng của truyện nầy là tư tưởng Phật giáo, biến thái rathành một hình thức thật bình dân cho phù hợp với căn cơ của đại đa số dânchúng.

Chuyện kể về vợ chồng Trương Thiện Hữu. tuy giàu có nhưng mộ đạo, ănchay làm lành, xây cầu đắp lộ, giúp người nghèo khó neo đơn, thế nhưng cuối đờilại không như ý!

Giàu quá họ chơi sang làm hònnon bộ có lan can bịt bạc để trang hoàng. Trong làng có người Triệu Ngụy Yênnhà nghèo quá đổi, mẹ chết không tiền chôn cất nên đến cạy ăn cắp vài chỗ bịt bạcđó đem bán lấy tiền lo ma chay cho mẹ với lời nguyện kiếp nầy không trả lại đượcnguyện kiếp sau đầu thai lên làm con của chủ nhân ra công làm mọi trả món nợ màmình buộc lòng vay.

Cách đó không lâu sau, trong một lần đi hóa trai xin tiền xây dựng lạingôi chùa mình tu đã mục nát theo thời gian, một thầy sãi ở núi Đài Sơn tới nhàvợ chồng Trương Thiện Hữu và đã trú ngụ qua đêm. Vì tin tưởng gia đình nầy nhưmột gia đình cư sĩ thiện tâm nên thầy sãi Đài Sơngởi lại đây số vàng 100 lượng mình đã tởihành được của bá tánh để tiếp tục công việc hóa trai. Trương Thiện Hữu sauđó có chuyện phải vắng nhà, người vợ thấy tiền tối mắt đã từ chối trả lại vàngcho thầy sãi và thề bán mạng rằng mình chưa từng biết thầy, cũng chẳng có nhậngiữ của cải gì của thầy gởi. Thầy sãi bỏ cuộc về chùa và chết sau đó không lâu,vì thất vọng quá sức do bị nói ngược khiến công việc chỉnh trang chùa không thành.

Năm nọ vợ Thiện Hữu sanh đôi đặng hai thằng con trai. Lớn lên, một tênphá tiền như nước của cha mẹ, một đứa chăm chỉ cặm cụi làm ăn để cha mẹ giàukhá thêm mỗi ngày. Quá tuổi trưởng thành chút ít thì cả hai đều lăn ra chết tứctưởi, đột ngột. Và rồi người vợ của Thiện Hữu cũng bị bịnh mù mắt, qua đời sauđó không lâu. Trương Thiện Hữu ngạc nhiên và bất bình về biến cố bi thương xảyđến cho gia đình mình, trong khi ông đã ăn chay làm phước bao nhiêu năm nay,nên đâm đơn kiện lên Thiên Tào.

Một hôm nọ ông đương ngủ, hồn được rước xuống Âm Ty để nghe giải trìnhsự việc. Diêm Vương cho biết rằng người vợ bị mù và chết sớm do kết quả việclàm sai trái của bà, hiện đang đền tội ở Âm Ty vì tráo trở giựt dọc và mắc lờithề dối. Rằng hai đứa con ông vốn là hồn hai người lạ, một người đến để trả nợvà người kia đến để đòi nợ. Thiện Hữu hỏi hai người con của mình - bây giờ đãtrở lại thành Ngụy Yên và thầy sãi Đài Sơn - họ đều xác nhận là đúng như vậynghĩa là chỉ nhìn Thiện Hữu như thân phụcủa họ trên cuộc đời trần gian của kiếp vừa qua mà thôi, chẳng phải hồn phụ miên viễn cho nên xuống Âm Ty rồithì nhìn nhau xa lạ -.

Trương Thiện Hữu bấy giờ mới hiểu ra lẽ nhân quả của đời sống, mới hiểucán cân tạo hóa và sự thúc đẩy để vận hành cuộc đời, ông không thắc mắc nữa vềchuyện biến thiên bi thương của gia đình mình, chỉ xin được chia sẻ nhục hìnhcho vợ nhưng Diêm Vương phán rằng: Tội vợ,vợ chịu, chồng về dương gian. Ai làm nấy chịu. Hồn Trương Thiện Hữu vì vậy đượcđưa trở lại dương thế, nhập vào xác.

Thiện Hữu tỉnh lại, ngộ ra lý chứng nhân quả cùng sự báo ứng ở đời nầyvà cả ở chốn Âm Ty khi con người giả từ dương thế, nên quyết tâm dứt bỏ tất cảcủa cải thế gian, giao tài sản cho làng giữ gìn việc cúng kiến dòng họ mình, ôngphân phát tặng người nghèo khổ tất cả mọi thứ từ nhà cửa đến vật dụng. Với hai bàn tay trắng còn lại ông quyết lòng theoPhật đạo mong thoát kiếp luân hồi vì đã hiểu ra lẽ tạm bợ vô thường báo ứng.

Người viết truyện nầy muốn truyền bá luật nhân quả một cách thiệt dễ hiểuđể gây ấn tượng đối với đại đa số dân chúng,

(1) rằng ở đời nếu ta làm việc gian ác thì sau nầy sẽ bị đày đọa,

(2) rằng con cái ta phá giachi tử hay xây dựng sự nghiệp nhà đều vốn là những kẻ xa lạ chẳng liên quan gìvới ta, ta thiếu nợ nó hoặc nó thiếu nợ ta lúc nào đó kiếp nầy hay kiếp trướcchưa thanh toán xong,

(3) rằng trong đời sống nếu ta làm điều sai trái vô nhân dầu cả giađình đều hưởng lợi nhưng khi chết đi thì tội tình chỉ một mình gánh chịu.

Truyện, như vậy sẽ giúp người nghe dứt bỏ được sự ràng buộc quá đáng của cha mẹ đối với con cái, chấm dứt sựthương yêu vô lý hay lo lắng tích trữ của cải vốn liếng quá hơn sự cần thiết củachúng, khiến bậc cha mẹ có những hành vi như con bệnh tinh thần không còn biếtphân biệt giữa tình thương và sự nô lệ mù quáng.

Sự trình bày như vậy có ích lợi đối với đời sống hằng ngày, nhờ tạo đượcnhững con người làm lành bỏ ác nhưng cũng có thể tạo ra thái độ lãnh cảm, dửngdưng, xa lạ hay lợi dụng giữa nhữngngười trong gia đình nếu nghĩ không thấu đáo thông điệp mà người viết truyện muốntrao truyền.

Ta nghĩ thế nào về sự lỏng lẻo của gia đình, của xã hội khi mọi người đềutin tưởng rằng con là nợ, vợ là oan gia,cửa nhà là nghiệp báo? Ta nghĩ thếnào về hành vi đợ vợ bán con cho kẻngoại nhân ở tuốt những xứ xa xôi mình không bao giờ biết? Ta nghĩ thế nào khinhìn những người cha người mẹ nhắm mắt bất nhân tạo cho con cái quyền kế thừavô lý ăn trên ngồi trốc trong khi dân đen cả nước biết bao nhiêu người tài giỏihơn, kinh nghiệm hơn? Vô cảm với số phận con cái hay bất công với ngườichung quanh để xây dựng cuộc đời chúng mộtcách quá đáng đều là những thái cựckhông đúng với vai trò của con người trong xã hội mà gia đình là nền tảng vàcon người là cá thể tự do. Nghĩ rằng sự có mặt của con cái như là kẻ nợ mình / kẻ mình nợ sẽ tổn thương rấtnhiều đối với kết cấu của gia đình và xã hội.

Phải hiểu sự ra đi của vợ con như là kết thúc một quá trình sanh-hoại tự nhiên của tạo hóa để ta không bị ràng buộc dolòng thương xót quá đáng với những hình bóng cũ, ta dễ dàng cát ái với những gìđã qua mà sống cho cái còn lại hiện tại, giống như câu ca dao xưa đã dạy: Cái cuốc lặn lội bờ cừ/ Sống lấy chết giảnhư ta lấy mình5. Trương Thiện Hữu hiểu đều đó nhờ sự giảithích của Diêm Vương6, ông không còn nhớ thương hay giận hờn hai đứacon của mình nữa, ông không lo lắng về sự bị trừng phạt của vợ ông nữa, ông chútâm tu dưỡng cái tâm mình trong giai đoạn mới của cuộc sống: Tu đạo Di Đà, trởvề với chân tâm, với bản lai diện mục của mình.

Nhưng mấy ai dừng lại được ở chỗ phải dừng và thấy đường hướng đúng phảiđi như Trương Thiện Hữu? Người đời nghe chuyện nhân quả về vợ con trong chuyệnTrương Thiện Hữu phần nhiều chỉ nghĩ đến người mắc nợ mình mà không nghĩ đến phầnmình mắc nợ người. Họ nghe chuyện vợ con nguyên ủy là người xa lạ kết hợp kiếpnầy vì duyên nghiệp, vì tương ứng, thì lắc đầu xua đuổi ý nghĩ đó, biện minh bằnglý do dòng máu, núm ruột, chăn gối tình nghĩa… và họ có thể làm bất cứ chuyệngì, kể cả thật ác độc với người chung quanh, với cả dân tộc nếu cần, để đem lợilộc về cho con cái, cho người phối ngẫu. Họ thấy Trương Thiện Hữu xả phóng cảgia tài thiên vạn của mình, còn lại tay không đi tu chắc sẽ chê là không tưởng,mê tâm… Và cái thông điệp của truyện gởi đến nhân gian bao nhiêu năm nay - đốivới con cái phải phải phân phân thôi, luôn luôn nhớ câu nhà đều ăn cả tội mang một mình, không làm bậy, biết đoạn ái, cát tình đúng lúc để tu dưỡng thân tâm của mình -chắc gì đã có người nghe, người theo?

Xuất hiện cuối thế kỷ 19 lại nằm im trong tủ sách bấy lâu nay, tác phẩmnầy cũng chỉ ảnh hưởng tới số người Việt Nam có thể đếm được trên đầu ngón tay.Điều đáng nói là sự hiện diện của nó cho thấy lòng tin nơi lý nhân quả báo ứngcủa người thời đó. Điều truyện muốn nói đã nói, nói có hữu lý hay không chẳngthành vấn đề, truyện có thể tạo những phản ứng phụ hay không, người viết nguyênthủy cũng chẳng quan tâm, miễn là chuyên chở được phần nào điều mình cần nói.

Trở về năm truyện nầy được dịch sang Nôm. Chúng tôi căn cứ trên cáchdùng chữ của bản văn. Chẳng hạn như chữ phânrày, thôi mới, vậy thì, vậy vay, vậymà, bây giờ, một khi.. những chữ nầy vốn không thêm nghĩa cho câu văn,được sử dụng nhiều lần để đưa đẩy câu vănkhi bí vần.

Cách nhập truyện thiệt làcông thức, dùng Trước bày đời vua… giốngnhư nhiều truyện Nôm xưa mà thời gian xuất hiện được coi như là thế kỷ 197.

Cách giới thiệu nhân vật quantrọng bằng nhóm từ: Có người quê ở, cách giới thiệu nhân vật phụ thì: có người cũng ở…. như là mấy chữ có người thực hiện được phép mầu biếnhóa làm cho hiển hiển nhân vật ra trước mắt độc giả không bằng!  Bắt đầumột sự kiện sắp được mô tả thì dùng chữ rày.Chuyển tiếp thì dùng thoát đoạn, nầyđoạn8 . Cuối câu nói thì thường cầu viện chữ vay…

Ngoài ra tác phẩm còn có quá nhiều chữ có thể gọi là độc dụng của ngườimiền cực Nam không thấy có mặt ở miền ngoài như dòm nhắm, biểu đừng9,xong xả…

Những điều nầy hợp lại cho ta kết luận rằng bản văn phải ít nhất đượcviết ra trước U Tình Lục của Hồ BiểuChánh10 và xuất hiện ở đồng bằng Cửu Long. Nói rõhơn là dịch giả bản Nôm đã thấy lòng mình cộng hưởng với những điều viết trongnguyên bản và đã cảm khái lẽ đạo lẽ đời nên phóng bút viết nên tác phẩm nầy vớimục đích đánh thức lòng của giới bình dân, thôn dã. Đẩy mạnh hơn lý luận nầy,ta có thể kết luận mà không sợ sai rằng Tịnh Minh 並明 là một cư sĩ Phậtgiáo, một nhà sư nói theo nghĩa rộng của từ nầy viết ra vì mục đích truyền bá lẽđạo.

Diễn dịch lại bằng ngôn ngữ Việt, cách nói Việt, chắc chắn rằng ông TịnhMinh Nguyễn Thành Quang muốn đem tâm sự ngậm ngùi của mình ngõ cùng ai hay!

Bạn đọc hỏi phần văn chương của truyện có gì lạ để ta phải nói tới?

Xin trả lời là người xưa dịch tácphẩm từ chữ Hán sang chữ Nôm đều là sángtác lại về mặt kỹ thuật nên một chữ dùng gợi cảm, một đoạn mô tả tài hoa đềulà công của người dịch. Chinh Phụ Ngâm,Đoạn Trường Tân Thanh, Tỳ Bà Hành, Chức Cẩm Hồi Văn11,Trường Hận Ca, Xích Bích Phú… là những thí dụ. Trương Thiện Hữu Diễn Ca không được xếp vào các trường hợp trên nhưngmột vài đoạn của truyện như đoạn tống táng Ác Hữu, đoạn Thiện Hữu qui định phânphát gia tài… và những cáo trạng viết bằng thể tứ tự là những đoạn văn đáng chúý về mặt văn chương.

Chúng tôi phiên âm, giới thiệu âu để hiểu phần nào tín ngưỡng người Việt Nam cuối thế kỷ 19, nghĩ rằng cũngkhông phải đã làm điều vô ích, trên mây!

Tựa và năm viết của truyện thơ Trương ThiệnHữu      Trang đầu của truyện thơ TrươngThiện Hữu

Quyển sách chúng tôi cho xuất bản dưới tựa đề Tội Vợ Vợ Chịu, nhà xuất bản Viện Việt Học,CA, USA, 2013, mà bài nầy là Lời Vào Sách, phần phiên âm và chú thích là côngtrình chung của hai người bạn, có thể kẻ nhiều người ít, nhưng đã đồng thuận trênmọi chi tiết, bài viết nầy riêng một mình tôi, Nguyễn Văn Sâm, chấp bút và chịutrách nhiệm về những bất cập nếu có.

Victorville, CA 10-10-2010

(Viết theo bản phiên âm củaNguyễn Văn Sâm và Nguyễn Hiền Tâm

Mọi góp ý về bài nầy và quyểnTội Vợ Vợ Chịu xin gởi về samnguyen20002002@yahoo.com)

 

[1] Dò hết các truyện trong Kim Cổ Kỳ Quan vẫn không thấy chuyện Trương Thiện Hữu, chưa biết giải thích như thế nào về điều nầy! Cóthể là sách Kim Cổ Kỳ Quan có nhiều bảnin khác nhau mà điều kiện của chúng tôi chưa đủ để biết hết.

2 Tuần báo Nông Cổ Mín Đàm 農賈茗談 ở Việt Nam, một Thư Viện ở Sàigòn có 150 số đầu tiên, ở Pháp còn giữ lạiđược những vi phim hơn một chục năm của tờ tuần báo nầy, qua nhiều đời chủ bút

3 Chúngtôi không biết gì về ông Tịnh Minh Nguyễn Thành Quang 並明阮誠光, chỉ biết ông là người Nam do cách viết chữ Nôm củaông và nhiều chữ dùng rặc ròng Nam kỳ, quí vị đọc vào truyện sẽ thấy điều nầy.Riêng hai câu thơ rất được phổ biến ở Miền Nam được ông viết ở trang 40a rấtđáng chú ý: Mượn coi thời chẳng tiết chi𠼦时庒節之/ Coi rồi khôngtrả mất công đi đòi耒空呂𠅎𠫾. Chữ phiên âm ra phải là tiết, như cách viết chánh tả thường thấy ở Miền Nam, đặc biệt lậpđi lập lại nhiều lần trong tác phẩm TuồngÔng Giacob và Các Con, nhà in Jh Nguyễn Văn Viết, Sàigòn 1927.

4 Con số1959 bị loại vì thời nầy người dịch truyện Trung Hoa ra văn vần đã khó có, viếtbản dịch bằng chữ Nôm, trên giấy mỏng là việc có xác xuất quá nhỏ, coi nhưkhông thể xảy ra. Con số 1839 không hữu lý vì thời ấy Lục Tỉnh là vùng đất mới,chưa ổn định về nhiều mặt việc dịch/mô phỏng một tác phẩm theo cách Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Dungoài Bắc hay Song Tinh Bất Dạ củaNguyễn Hữu Hào chưa có điều kiện để thực hiện. Con số 1899 vì vậy khả thể đượcchấp nhận nhứt.

5 Trích Quốc Phong Đệ Nhất Thi 國風第一詩, bản Nôm, in trong quyển Sáu Truyện Thơ Nôm đầu thế kỷ XX, do GS Nhan Bảo và TS Thích ĐồngVăn giới thiệu, xuất bản ở Sàigòn năm 2006. Trong sách nầy chữ [谷鳥] được phiên thànhcóc, chúng tôi đọc cuốc là âm địa phương của quốc. Câu nầy cũng có chữ giả là âm địa phương của trả.

6. Vaitrò Diêm vương ở đây ta nên hiểu như biểu tượng, có thể là một nhà sư, một ngườiam hiểu Phật đạo, một thiền giả, một cư sĩ, một học giả, một nhà văn… giảithích có uy tín, đầy chứng cớ thuyết phục để người nghe dứt bỏ lòng oán tráchmà tìm về đạo. Người xưa sáng tạo ra vai trò Diêm Vương trong truyện để tạo tốiđa niềm tin cho người đọc. Tới giờ đây cái điểm mạnh một thế kỷ trước có thể đãtrở thành nhược điểm nhưng nhiệm vụ và kết quả tích cực của sự giải thích thì vẫncòn đó.

7 Thơ LýCông: Trước bày đời vua Bửu Vương. ThơTống Trân: Trước bày đời vua Thái tông/Trị vì thiên hạ Tây Đông an hòa…

8 Giốngnhư truyện Tàu chuyển tiếp qua đoạn khác, nói sang hoạt động của nhân vật khácthì dùng: Đây nói về

9 Ca dao ởMiền Bắc: Con đã bảo mẹ rằng đừng. Mẹ ấmmẹ ớ mẹ bê ngày vào..

10 Cụ Hồ Biểu Chánh viếttiểu thuyết bằng thơ lục bát U Tình Lụcvào thập niên đầu của thế kỷ 20 trước khi viết thiệt nhiều tiểu thuyết bằng vănxuôi để trở thành nhà văn hàng đầu về mặt nầy của Miền Nam tiền bán thế kỷ 20.

11 Ít người biết,xin trích thiệt ít: Lang quân từ lãnh chiếu trời,/Quét thanh ong kiến phủ nơibiên thùy/Cúi đưa bền đọng lòng quì/Hà kiều muôn dặm nguyện ghi một lời/ Bang sầuđẩm ướt khăn hồng/Cúi dâng lời tặng nên công trọng niềm/ Trăm năm phận cảiduyên kim/ Chớ sao biển ái mựa chìm nguồn ân…. So sánh với nguyên bản ít tình cảmhơn nhiều: Quân thừa hoàng chiếu an biên thú/ Tống quân tống biệt hà kiều lộ/Hàmbi yểm lệ tặng quân ngôn/ Mạc vong ân tình cánh trường khứ. (Trích bản Nôm sưu tập của NVS.)