Người nhìn thấy những vấn đề văn hóa của thời đại mình: Nguyễn Văn Vĩnh
Thử tưởng tượng ta sống vào đầu thế kỷ 20, người Pháp đã đặt vững nền đô hộ của họ lên đất nước Việt Nam rồi. Người sáng suốt thức thời nhìn ra bên ngoài thấy văn minh rực rỡ của các nước Âu Mỹ trong khi dân ta thì còn quá nhiều hủ tục cùng thói hư tật xấu trong cuộc sống khiến cho sự phát triển xã hội bị trì trệ. Chữ viết cho cả nước thì là thứ chữ Hán của nước lớn láng giềng dùng cả ngàn năm nay nhưng chỉ cho một thiểu số nhứt định có khả năng tài chánh và thời giờ học tập, hoặc thứ chữ Nôm biến thái từ chữ đó, học rất mất thời giờ, báo chí thì cao siêu quá hay tầm thường quá, không đến tay người dân hoặc là chẳng bổ ích gì cho họ...

Thấy như vậy rồi thì phải giải quyết và giải quyết cách sao cho được việc. Đó là trường hợp Nguyễn Văn Vĩnh với những công trình trước tác của ông và những tờ báo do ông điều hành, nhứt là tờ Đông Dương Tạp Chí mà ông đã sáng lập và điều khiển suốt thời gian dài.

Tình trạng u tối của đất nước thời nào cũng có. Những yếu kém văn hóa của một dân tộc tùy theo thời mà hiện diện, người bình thường ở thời điểm nào đó chỉ thấy được những khuyết điểm của đất nước mình khi thời gian đã đi qua mà thôi. Nhận chân được nó ở ngay chính thời điểm mình đang sống cần phải có những nhạy cảm đặc biệt hay suy luận sắc bén hơn người. Nhảy vào hiện trướng, bắt tay thực hiện bằng phương tiện gì mình có - hoặc tạo ra phương tiện nếu chung quanh chẳng có gì mình có thể sử dụng được - để xây dựng lại, tu bổ lại những khuyết điểm thì sẽ trở thành người có công với văn hóa và dân tộc.

Nhưng thấy vấn đề đã khó vì chúng ta nằm bên trong nó, dễ dàng coi đó là chuyện bình thường, tạo dựng được cái mới, hay ít ra là cải tổ để đi đến tình trạng khá hơn càng khó thập bội. Xây đấp được cái xứng đáng, có giá trị lại càng khó gấp trăm ngàn lần. Bởi vậy trong lịch sử của một dân tộc, vĩ nhân có mặt không nhiều.

Hàn Thuyên thấy cần phải dùng chữ Nôm để viết văn cách đây 5, 6 thế kỷ. Hồ Quí Ly thấy cần phải dùng tiền giấy và dùng chữ Nôm trên giấy tờ cho triều đình. Trương Vĩnh Ký thấy cần cho phổ cập những tác phẩm Việt đến tận tay người Việt, Huình Tịnh Của thấy cần có một tự điển đồ sộ, đầy đủ cho người Việt được giải thích bằng tiếng Việt, Cao Văn Lầu thấy cần phải thay đổi bản đờn xưa thành bài ca vọng cổ, Hồ Biểu Chánh thấy cần phải cho số đông dân chúng thấy được thế thái nhân tình, Phan Khôi, Nguyễn Thị Kiêm thấy cần phải đổi thơ cũ sang thơ mới, Thanh Tâm Tuyền thấy phải cổ động và viết thơ tự do, nhóm Sáng Tạo thấy phải viết văn sáng sủa trong khi bấu chặt lấy đời sống đương thời. Những vị tạo nên âm nhạc cải cách, những người tạo nên tuồng cải lương… cũng thế mà thôi. Những người nầy thấy điều cần phải làm, phải cải tổ, phải tạo cái mới. Họ đã làm gì đó để thực hiện được điều họ đã viễn kiến. Thời thế thuận lợi thúc đẩy cho công trình của họ được dùng lâu dài hay thời thế đi ngược lại khiến công lao của họ đổ sông đổ biển không thực hiện được, đó là chuyện khác...

Thấy vấn đề làm cho ngu dân và trì trệ đất nước, Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện viết những biểu điều trần về cải cách, nhưng thời thế chẳng chìu lòng các ông. Những thí dụ về trường hợp nầy không thiếu, chẳng những ở văn hóa mà thôi, trong bất cứ lãnh vực nào cũng có: quân sự, chiến lược, chánh trị, âm nhạc, giáo dục... Sự thất bại tạo nên những anh hùng vô danh lót đường cho người đi sau, vô danh không để lại tên tuổi mình trong lịch sử, nhưng tạo một chút trơn tru cho con đường con đường vốn dĩ chông gai để những thế hệ sau tấn tới dễ dàng hơn.

Xin trở về với Nguyễn Văn Vĩnh.

Ông thấy được khả năng thực dụng và tiềm năng của chữ quốc ngữ. Ông viễn kiến về sự đóng góp của thứ chữ nầy trong việc mở mang dân sinh nhờ sự rõ ràng, chính xác, nhờ sự dễ học, dễ in, và nhất là sự dễ diễn tả của nó trong bất cứ tình huống nào. Trong khi đó thì hai thứ chữ Hán - Nôm vẫn còn ngự trị và chưa chịu rút lui. Người ta còn quyến luyến chúng vì chúng đã ở với ông cha mình quá lâu rồi, người ta còn trọng vọng chúng vì chúng có thể đem đến lợi danh và quyền chức. Chữ quốc ngữ không có lợi thế đó lại còn bị mang tiếng vì có nguồn gốc xa lạ từ những giáo sĩ Tây phương và cưỡng bức dân chúng dùng do nghị định của người bão hộ ngoại quốc. Phải làm sao cho chữ quốc ngữ vượt lên đè bẹp hai thứ chữ kia thì dân tộc ta mới đở mất thời giờ học tập hai thứ chữ đã bị quá thời. Câu nói thời danh của ông rồi sẽ trường tồn như câu của Nguyễn Du “bất tri tam bách du niên hậu, thiên hạ thùy nhân..”. Nguyễn Văn Vĩnh đã viết: ‘Nước Nam ta mai sau này hay dở cũng là ở chữ quốc ngữ’. Thấy được vần đề, hô hào để gây chú ý, làm sao thực hiện cho chữ quốc ngữ phổ cập, Nguyễn Văn Vĩnh cho ra đời và sống chết với Đông Dương Tạp Chí.

Dĩ nhiên tờ báo sẽ kéo theo biếtbao nhiêu chuyện khác, nhưng chắc chắn rằng côngtác phổ thông chữ quốc ngữ đến tuyệtđại đa số quần chúng là điều chánhyếu. Người đề cao chữ quốc ngữ,đem thứ chữ nầy đến dân chúng khôngphải chỉ có một mình Nguyễn Văn Vĩnh, cũngkhông phải ông là người đầu tiên (những nhàvăn Nam Kỳ cuối thế kỷ 19) hay là ngườicuối cùng (những người nghiên cứu vềchữ quốc ngữ gần đây), nhưng ông Vĩnh làngười quyết tâm đi hết đoạnđường của công việc phải làm, dầugặp muôn vàn khó khăn. Việc đi hết conđường đó gồm có việc dịch thơLafontaine, dịch không biết bao nhiêu là truyện dài củaPháp, kể cả dịch Truyện Kiều sang tiếngPháp.

Thấy hủ tục và thói xấu củadân chúng bình dân, ông viết “Xéttật mình” , nêu lên những khuyết điểmcủa lý hào hương chức, của nhữngngười chỉ biết ăn ngon mặc đẹp,còn chuyện xã hội làng nước thì chẳng biết điềugì cần phải bỏ điều gì cần phải theo.Câu nói thời danh của ông ‘AnNam ta gì cũng cười, hay cũng cười, dởcũng cười, một cái cười mọi sựhết nghiêm trang.’ cho tới nay vẫn còn giá trị. Xéttật người mình, Vĩnh còn viết ‘Nhời đàn bà’ đưa ra nhữngđiều tệ hại người ta áp đặt lênphụ nữ, đè nén họ, khiến họ cóđời sống như nô lệ, như máy móc kế bênngười chồng vô tích sự làng nhàng luôn luôn đemchiêu bài sĩ nông côngthương ra để làm lá chắn.

Thấy rằng chống Pháp trong khithực lực nước Nam không có gì là conđường hao tổn tài lực, ông chủtrương Pháp Việt đề huề đểdựa vào những luật lệ hành chánh mà cải cách dânsinh, tạo con đường dễ thở chongười dân bị trị bằng cách mởtrường, ra báo, chỉnh đốn cách cai trị dânxã.. trong khi đó thì du nhập những tư tưởngTây phương tiến bộ

Con đường ông tạo ra nhiềubiết bao nhiêu, những ngươi chung quanh đồngthời đã cùng ông thực hiện đượcnhiều biết bao nhiêu. Cái giá trị của NguyễnVăn Vĩnh và nhóm Đông Dương Tạp Chí càng ngàycàng thấy rõ hơn nếu ta có thời giờ đithẳng vào chính văn và kết nối những bàiviết với những vấn đề và hoàn cảnhcủa thời nó xuất hiện: người Pháp làm chúatể đất nước, mọi khinh động đềusẽ bị bóp chẹt trong trứng nước.

Mấy chục năm qua, từ 1954đến mãi gần đây, ở miền địađầu nước Việt, vì mục tiêu chánh trịngười ta mạt sát ông là bồi bút, là kẻ theo Tây..khiến công nghiệp của ông bị che lấp mộtthời gian. Rồi lỗi lầm cũng phảiđược sửa, uy tín của Nguyễn VănVĩnh được phục hồi, cái giá trị côngviệc làm của ông càng được phát huy hơn.Tất cả nhờ ông có viễn kiến những gìcần sửa đổi và đã thực hiện hếtsức mình cho những điều đã theo đuổi chođến hết đời mình dầu muôn vàn khó khăn,áp lực, kể cả cái chết đau thương.