Nhân đọc Kinh Pháp Cú Tây Tạng của Thiền Hữu Nguyên Giác

Tập sách mỏng nhưng nặng ký Kinh Pháp Cú Tây Tạng do Nguyên Giác dịch và ghi nhận đến với tôikhông gây bất ngờ vì Nguyên Giác viết về những vấn đề có tính cách chuyên sâu vềPhật giáo cũng đã nhiều. Cuốn nầy là cuốn thứ 9, đó là chưa kể những bài báo liênquan đến vài vấn đề thuộc về kinh kệ Phật giáo rải rác chưa in thành sách.

KinhPháp Cú tức là bản gom góp lại những câu ngăn ngắn lời Đức Phậtdạy khi ngài còn tại thế. Những đệ tử của Phật sau đó kết tập lại và xếp theo từngloại cho người đời sau dễ học, dễ thấm. Với sự bành trướng của đạo Phật, Kinh Pháp Cú được viết lại, diễn dịchra nhiều ngôn ngữ mà chúng ta biết nhiều nhất qua:

1.    ChữPali, Việt dịch có vài bản, bản quan trọng nhứt do Hòa Thượng Thích Minh Châu,Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh Sàigòn, trước 1975.

2.    ChữHán, Việt dịch có thể tới mấy chục bản dịch, đầy đủ hay không, bản được chú ýnhứt là bản của Thiền Sư Nhất Hạnh, người nổi tiếng là có nhiều ảnh hưởng lêntín đồ Phật giáo Âu Mỹ.

3.    ChữSanskrit, chưa có bản Việt dịch trực tiếp hay gián tiếp nào, thiền hữu  Nguyên Giác - tôi thích gọi ông là thiền hữu vì ông có một đời sống và sựlàm việc về Phật học quá hơn một cư sĩ - dịch gián tiếp qua ba bản Anh Ngữ.

Trong quá khứ và trong tương lai, những bản Kinh Pháp Cú xuất hiện nhiều, từ giớitu hành xuất gia cũng như từ những người ngoài yêu thích đạo Phật hay thuần túythích văn chương tư tưởng. Chắc chắn rằng rồi sẽ có các bản dịch  từ dòng Sanskrit, qua những bản tiếng Anh khác mà có thể thiền hữu NguyênGiác chưa tìm thấy.

Với một sự suy luận bình thường, ta thấy ngay bản Kinh Pháp Cú nào cũng không thể đúngnguyên văn lời Phật dạy vì kinh qua sự nhớ lại, sự  kết tập, sự chuyển hóa từ ngôn ngữ nầy quangôn ngữ khác và qua cách dịch, cách sắp xếp nội dung của từng người có thamgia vào việc hình thành bản dịch  ra ngônngữ của quốc gia mình.

Thiền hữu Nguyên Giác dịch qua ba bản tiếng Anh mà ôngcó được và ông đã tham khảo cẩn thận. Người muốn hiểu Kinh Pháp Cú rồi đây chắc hẳn sẽ thích bản dịch nầy vì nó là vănxuôi, vốn dĩ dễ hiểu và khó đi lạc vào sự bóng bẫy mơ hồ của ngôn ngữ thi ca từcác bản Hoa ngữ.

Ấn tượng là sự xắp xếp nội dung của bản kinh từ dòngSanskrit: Nhập tâm người đọc ngay, cái nguyên lý tinh túy của Phật đạo được đưara đầu tiên: Lý vô thường: Tất cả mọivật trên thế gian này  đều chịu luật vô thường,sẽ bị hủy diệt, phải tan biết theo thời gian trước hay sau thôi. Một con người cụthể nào đó, người danh tiếng, đương làm hùm làm hổ trên chánh trường, người bìnhthường như kẻ viết hay độc giả của bài nầy, rồi sẽ chết, sẽ biến mất khỏi trầnthế sớm hay muộn.

Với nguyên lý đó người đọc sẽ chờ đón những ‘lời khuyên’ bằng các phẩm kế tiếp như đừngtham, đừng ái dục, nên thanh tịnh, nên khả ái, nên giới, nên thiện hạnh, nên giữgìn lời nói, nên chính đính việc làm, nên có lòng tin, nên có lối sống của ngườixuất gia hành chánh đạo…

Đó là những điều cốt tủy của chương Một với 12 phẩm,mà tôi nghĩ rằng tín đồ Phật giáo hay cư sĩ theo đó mà hành cũng đã đủ lắm rồi.Những chương tiếp theo, 2, 3, 4  bàn sâuhơn về những vấn đề căn bản - tiếng chuyên môn gọi là phẩm- của đạo như Niệm, Tạp,Tự Ngã, Niết Bàn, Như Lai, An Lạc, Tâm, Cái Thấy. Những phẩm khác như Danh Vọng,Ghét, Nước, Hoa, Ngựa, Sân, Số Lượng,  TỳKhưu, Bà La Môn… tôi cho là những phẩm phụ mà người tu hành hay khách tìm hiểuđạo có thể lướt qua khi đọc kinh nầy những lần đầu. Về sau, với thời gian dùngcho sự tinh tấn, những phẩm thứ yếu nói trên nếu được nghiền ngẫm cũng là rất hữuích.

Thiền hữu Nguyên Giác nói với tôi ông khổ công tìm tòimới biết được ba bản Anh dịch từ bản Sanskrit của Kinh Pháp Cú, ông cũng nói  làkhi dịch mình tốn nhiều thời giờ và công sức, đến nỗi lắm lần nghĩ rằng mình sẽbỏ cuộc vì  quá mệt và xụi tay trong việcđánh máy tới lui sửa chữa. Rồi thì Trời cho, Long Thần Hộ Pháp đã giúp cho tayhết xụi, đã giúp ông có đủ sức khoẻ để hoàn thành  hạnh nguyện.

Ai có cơ duyênsẽ sở hữu được quyển sách quí  Kinh Pháp Cú Tây Tạng nầy. Ai có đạo Tâm sẽ đọc và thấm nhuần phẩm đầuvà các phẩm căn bản  đã nêu trên, ai xuất gia nên đọc và nghiền ngẫm toànbộ quyển kinh.  Nói chung kinh nầy đưara  triết lý của đạo Phật dưới hình thứcđơn giản nhứt, dễ lý hội nhứt và theo một trình tự hợp lý nhứt. Ở đây ta khôngthấy sự bắt đầu bằng nguyên lý Tứ Diệu Đế: Sanh, Lão, Bịnh, Tử, và phương phápdiệt khổ, diệt tử bằng con đường Bát Chánh Đạo cao xa. Ở đây cũng không có mô tảĐịa Ngục với những cuộc trừng phạt kinh rợn của Phật giáo biến thể thành Phậtgiáo bình dân. Ở đây là những nhận định xác thực và những lời dạy cho chúngsanh diệt trừ ham muốn làm cho con người bị phóng ngã, mê lầm trong cuộc đời vốnlà ảo hóa, vô thường.

Để giúp bạn đọc chưa có sách, xin được trích ra vàicâu kệ quan yếu ở phẩm  căn bản: Phẩm Vô Thường:

Kệ3.Những gì hợp đều sẽ tan, những gì được tạotác đều sẽ hư rã. Những gì được sinh ra đều sẽ chết. Chỉ trong tịch lặng mới cóhạnh phúc.

Kệ11.Tất cả trái chín đều sẽ phải rơi và hư vữa;tương tự, ai đã sanh ra cũng đều mang nỗi sợ chết.

Kệ12.Đời người y hệt chiếc bình đất sét chói sángtừ người thợ gốm; tất cả cũng đều rồi bị tan vỡ.

Kệ23.Cuối đời người là chết, tất cả chúng sanhrồi cũng sẽ lìa đời, trong khi đó, kết quả những việc thiện và ác  họ đã làm trong đời sẽ vẫn theo sát họ.

Kệ24.Người làm ác sẽ rơi xuống địa ngục, ngườilàm lành sẽ rơi vào cõi hạnh phúc. Người sống với chánh pháp  sẽ không phạm lỗi, sẽ thành tựu Niết bàn.

Cả quyển sách không thấy mô tả Địa Ngục như chỗ Âm Ti theo hình ảnh  trừ gian diệt bạo của Tàu, cũng không có cảnh Niết Bàn với nhà vàng, cây ngọc, núi kim cương, nơi con người khôngcần làm việc cũng có thức ăn ngon, giàu sang, phú quí.    Kinh Pháp Cú Tây Tạng nầy Rơi xuống địa ngục, đã được giải thíchbằng  cái tâm khổ não, cái cảnh khổ phảichịu của đời sau hay chính đời nầy (Xem chuyện Địa ngục ở miền Dương gian trong tập Chuyện Giải Buồn của Paulus Của, bản in Saigon, 1887).  Thànhtựu Niết bàn được giải thích bằng cái tâm tĩnh lặng mà ta thấy rải ráctrong toàn  quyển kinh, nhứt là phẩm  Tâm. Xin trích ra đây vài ba  bài kệ về vấn đề nầy.

Kệ10.Người có tâm nghiêng về ác  sẽ tự mang sầu khổ tới…

Kệ11.Người có tâm nghiêng về thiện  sẽ tự mang hạnh phúc tới; hạnh phúc đó khôngai mang tới cho mình, dù là từ ba, mẹ và người thân khác.

Kệ61.Người sống trong sạch sẽ được an lành;người có tâm được phòng hộ toàn hảo sẽ hạnh phúc, tất cả những ai chệch hướng theo bản năng thô bạo[tương lai] tương lai sẽ xuống cảnh giới quỷ đói.

Vậy thì  sung sướnghay sầu khổ, Địa ngục hay Niết bàn cũng  từ cái tâm  sa đà hay hướng đối nghịch với nó là tâm thiện, tâm tĩnh lặng, không tranhkhông tham.

Bao nhiêu đó đã đủ để người thiện tri thức nương theomà sống đời sống đạo hạnh. Xin tán thán công đức của thiền hữu Nguyên Giác trongviệc tìm kiếm  những bản Anh dịch để cóthể hoàn tất công việc rất có giá trị của mình.

Qua bao nhiêu thời gian và không gian, những lời dạy củaĐức Phật trong các bản Kinh Pháp Cúđược suy diễn thêm, được bình dân hóa cho phù hợp với số đông người đời nêncó  những hình ảnh cụ thể về cảnh giới trên trời (Niết Bàn), về địa giới dưới đất (Âm Ti, Địa Ngục), tôi nghĩ rằngđó cũng là lẽ bình thường  vì sự tạp đa củaxã hội với biết bao nhiêu là mức độ của sự Ngộ, sự Tĩnh Lặng, sự hành thiện, hành ác.. mà các nhà Phật học thườngdùng hai chữ căn cơ để giải thích. Văn chương có tính cách hướng về tu hành theo  căn cơ tuy vậy cũng đã góp phần tích cực thiệtnhiều cho người đời. Tây Du Ký làtrường hợp dễ thấy nhứt. Các tác phẩm nhỏ hơn, ngắn hơi hơn, chưa đi ra khỏi địabàn nước Việt Nam như Sãi Vãi củaNguyễn Cư Trinh,  như Chuyện Trương Thiện Hữu (NVS, phiên âmvới tựa mới Tội Vợ Vợ Chịu), như ChuyệnTrương Ngáo tức Người Đi Đòi Nợ Phật, như các truyện về Phật Bà Quan Âm, như các Giảng Xưa của ông Sư Vãi Bán Khoai…cũng đã góp phần làm lớn mạnh con người - vềmặt đạo đức- của vùng đất mà các tác phẩm nầy xuất hiện.

Đọc Kinh PhápCú Tây Tạng để thấy rằng tại sao nguyên nước Tây Tạng trở thành nước của Phậtgiáo. Nhìn tổng quát hơn, đọc Kinh PhápCú các bản Pali, Hoa ngữ, Sanskrit để hiểu tại sao có những bản kinh khónhư Kinh Hoa Nghiêm được lưu truyềnbao ngàn năm nay, và cũng có những niềm tin bị coi là mê tín, dị đoan như Hồi Dương Nhơn Quả, như Nhân Quả Báo Ứng.  Sự khác biệt nầy theo tôi suy cho cùng sinhra từ sự giải thích theo chiều hướng bác học hay bình dân mà thôi. Nói cách khác,Kinh Pháp Cú nói chung đứng ở giữahai đối cực, một đầu là các kinh khó học, khó hiểu của các vị cao tăng, một đầulà các niềm tin về đầu thai trong Lục đạo, về Địa ngục, Niết bàn.

Chúng tôi, người biết quá ít về đạo Phật, chưa từng sốngnhư một cư sĩ, xin không dám bàn thêm, chỉ xin tán thán công đức của người giới thiệu bản Kinh Pháp Cú Tây Tạng nầy, nhờ đó được dịp đọc lại những lời giáohuấn của Đức Từ phụ mà sám hối những lỗi lầm đã qua của  mình. Cũng xin nhân dịp nầy có mấy vần thơ(thẩn) được khơi nguồn từ một câu kệ trong sách, xin trình cùng chư độc giả:

Ngọnđuốc không buông bỏ,

Sẽcháy tay người cầm.

Lòngtham cùng dục vọng,

Khácthể dây buộc thòng,

Tróithân kẻ mê tâm,

Đẩyhồn đời đời khổ.

Những sai lầm có trong bài giới thiệu nầy, xin đượcmang và thành thật sám hối.