Thánh Nữ Chân Kinh (2)




Xin giới thiệu bài 2trong tập Thánh Nữ Chân Kinh. Bài nầy có tựa là Đệ Nhị Thánh Mẫu Ca:

Cũng như bài trên, đâylà lời khuyên dạy đàn bà con gái. Đạo Mẫu, Đàn chầu văn của các thánh nữ thì nhữngbài dạy đương nhiên nặng về phần phụ nữ.Bài không chút nào dạy gì về phái nam. Vàdạy người phụ nữ phải ăn ở thế nào từ khi trẻ đến khi già. Tôi nghĩ kinh kệ giúpích cho người tu hành bao nhiêu thì những bài chân kinh giúp ích cho người trầnthế bấy nhiêu. Hai mặt đối chọi của hai cuộc sống. Có thể nói đơn giản là một phía thì thuần túy tôn giáo, mộtphía thì dựa vào chút nào đó của tín ngưỡng thần quyền để dạy con người sốngcho phải đạo, ở đây là dạy cho phái nữ. Những người theo đạo Mẫu ở các đàn lúc đócó thể nghĩ rằng lời dạy của thầy đồ, của sách vở bình thường, kể cả lời khuyêncủa cha mẹ cần phải được nâng trọng lên nên đã khai thác mặt dạy dỗ bằng nhữngbài Chân Kinh của các Thánh Nữ.

Lời dạy không cao siêugì, nhưng phát ra từ những bài chân kinh sẽ dễ được truyền bá nhờ người đọc/họccó sự tin tưởng thần quyền linh thiêng từ nguồn gốc của nó.

Trời sanh ra phận đànbà.
Ở cho đoan chính người ta trông vào.
Điêu ngoa đừng học nhiều điều,
Sớm khuya canh cữi dệt thêu việc thường.
Ra vào một mặt dịu dàng,
Thờ cha nuôi mẹ lại càng kính thêm.
Mọi đường trong ấm ngoàiêm,
Họ hàng đẹp ý chị em mừng lòng.
Đến khi xuất giá theochồng,
Khăng khăng giữ một chữ tòng dám sai.
Khuyên chồng kinh sử dùi mài,
Bằng chồng trễ nãi liệu lời ngăn can.
Chớ buông lời nói phụphàng.
Vang nhà ồn cữa xấu chànghổ ai!
Đến kỳ nguyệt mãn cóthai,
Bớt đường trăng gió chớ lời quàng xiêng.
Mới sanh trai gái thảohiền,
Sung lư khóa bếp miên diên nhà chồng.
Đến khi thờ cha mẹ chồng,
Mùa hè quạt mát mùa đôngchăn mền.
Trước sau một mặt thảohiền,
Bằng chồng mệnh bạc dạ bền sắt son.
Kiên trinh như đá chẳng mòn,
Thờ chồng khuya sớm, nuôi con tháng ngày.
Gái thời một việc vámay,
Trai thời kinh sử theothầy dạy khuyên.
Ngày ngăn cữa, tốichong đèn.
Mong cho con cái sớm nênnoi lòng.
Khăng khăng giữ một chữtòng,
Sá nài thuyền bách giữadòng lênh đênh.
Khó nghèo bao quản phậnmình.
Trước sau giữ lấy chữtrinh dám dời.
Đêm thu tỏ bảo mấy lời,
Khuyên chị em ơi để dạ.

Đây là lời khuyên chongười phụ nữ từ lúc trẻ đến lúc già. Lờikhuyên đơn giản không đi vô chi tiết nhưngthiệt là đầy đủ.

Lúc nhỏ thì đoan chính, không điêu ngoa, cử chỉ và lời nói nên dịu dàng, chămlo viêc canh cữi dệt thêu, thờ cha kinh mẹ, giữ cho trong nhà êm ấm thuận hòa,đối xử sao cho họ hàng vui lòng.

Lúc có chồng thì giữ một lòng với chồng, khuyên chồng đừng trễ nãi trogn việc học tập,không nên tạo xào xáo gia đìnnh, lời phụ phàng (nặng nề) nên tránh. Khi đã thaikỳ thì tránh bớt chuyện gần gũi và giữ lời giữ miệng để con sanh ra được thảohiền. (Ý này quá hay). Trong khi đó thìthờ kính cha mẹ chồng, để ý đến những gì cha mẹ chồng cần, nhứt là chuyện về sứckhỏe, coi sóc nhà cửa của cải để để tài sản được phát triển…

Khi chồng chết thì kiên trinh ở vậy nuôi con, dạy con gái vámay thêu thùa, dạy con trai học hành chăm chỉ, không quản nghèo khó để giữ lòngmình kiên trinh trước cám dỗ…

Ta thấy rằng những lờidạy trên chẳng khác gì với lời dạy tam tùng tứ đức của nhà Nho, nghĩa là khôngmới.

Nhưng tại sao lại lạicó chuyện hầu đàn, chầu văn và những bài chân kinh kiểu nầy lưu truyền? Không hẵnlà lúc đó -đầu thế kỷ 20- con người mất đạo đức mà bởi vì lúc đó người ta cảmthấy những lời dạy bằng phương tiện nầy hữu hiệu hơn cách thế của đời thường.

Với sự biến đổi của xãhội, các lời dạy trên vài điều đã không còn phù hợp, nhứt là về phương diện giátrị cá nhân và quyền làm người của phụ nữ, Những nhà văncủa Tự Lực Văn Đoàn đã nói thẳng bằng tác phẩm của mình như Đoạn Tuyệt, Lạnh Lùng..,và đã được đón nhận nhiệt ttình

Chân Kinh cũng mất đi sựtin tưởng do sự nhận thức của con người về thần linh và những gì được giao truyềntừ thần linh cho nên chân kinh đã hầu như biến mất. Các nơi thờ tự trở về vị trítín ngưỡng thuần túy, không mang theo ý nghĩa dạy dỗ như hồi đầu thế kỷ trước.Các đàn, các bài chầu văn dần dần bị triệttiêu hay biến thái.

Dầu sao những bài chân kinh đã làm tròn vai trò tíchcực của nó, đã góp phần vào sự giáo dục- nhứt là cho người phụ nữ - và cáigia đình nền nếp ngày xưa ở Bắc Việt chắc chắn rằng có sự góp phần tích cực củanhững bài chân kinh nầy.

Ghi chú: Bốn chữ sung lư khóa bếp 充閭跨灶, chúng tôi đọc mà không tin tưởng mấy cách đọcnầy lắm. Có thể đọc khác như Xông lò,khóa bếp hay gì đó. Xin đưa ra nhờ cácbậc thức giả chỉ giáo.