Giới Thiệu Một Thơ Hậu: Hậu Trần Minh Khố Chuối

 

Một khía cạnh củavăn học Miền Nam: ThơHậu

 

Giới thiệu mộtThơ Hậu:

 

HẬU  TRẦN-MINH KHỐ CHUỐI

 

Soạn-giả: TAM-GIANG.

Nhà xuất bản ThuậnHòa, Chợ Lớn 1967

 

 

 

Thế kỷ  20 từ đầu cho tới cuối thập niên 60 ở MiềnNam có sự nở rộ của truyện thơ bình dân viết bằng Quốc Ngữ. Đó là một sự kéo dài của truyện thơ bình dân viếtbằng chữ Nôm của hai thế kỷ trước đó trên toàn quốc. Gọi là truyện thơ bình dânvì văn chương mộc mạc, từ ngữ lắm chỗ vụng về nhiều thì là mà, lắm chữ đưa đẩy không cần thiết (chữ rày, chữ vân vi, chữ vậy thì chẳng hạn) và nhứt là không có điển cố - hay cómà rất ít-, trái lại có nhiều câu lạc vận hay thường bị cho vần ở chữ thứ tư. Đặcbiệt về sự in ấn, loại nầy thường in bằng tập 16 trang với bìa một là tựa truyệnkèm theo hình minh họa một cảnh trong truyện với hai câu thơ phụ đề, trang bìabốn là danh sách ấn phẩm của cùng nhà xuất bản. Ba nhà xuất bản loại nầy là PhạmVăn Thình, Phạm Đình Khương và Thuận Hòa hoạt động từ thập niên 30 cho tới hếtthập niên 60 của thế kỷ 20 ở vùng Chợ lớn sau nầy là một phần của Sàigòn.

Sựxuất hiện và suy tàn của loại truyện thơ nầy theo những bước sau:

1.    Cuốithế kỷ 19 sang đầu 20, những nhà Nho phiênâm có sửa chữa một vài chữ, các truyện Nôm mà họ thấy cần phổ biến sang quốcngữ. Đó là những đóng góp của Petrus Trương Vĩnh Ký, Huình Tịnh Của, TrươngMinh Ký, Nguyễn Chánh Sắt, Trần Phong Sắc… Thời nầy chỉ là sự chuyển chữ viết từhình thức xưa (Nôm) sang hình thái mới (Quốc ngữ) không có sự góp phần của ngườiphiên âm về tư tưởng hay tài nghệ ở mặt văn chương. Chỉ có sự đóng góp công sứcgiới thiệu để bảo tồn những di sản văn hóa do tổ tiên lưu truyền lại mà thôi.

(Thơbình dân giai đoạn 1.)

2.    Haithập niên sau đó là 10, và 20 thì có sự xuất hiện của những truyện thơ được viết thẳng bằng quốc ngữ. Đây là những đónggóp tim óc và văn học của người sáng tác. Có người thì viết bằng sự tưởng tượngcủa mình, như
Hồ Biểu Chánh với U Tình Lục, 1913.Có người thì dựa trên những truyện Tàu hay rút ra từ những truyện dài của Tàunhưng chưa bao giờ đã có bản viết trướcbằng chữ Nôm mà chỉ do họ gợi hứng từ truyện xưa để sáng tác. Đó là trường hợpcủa Trần Phong Sắc, Đặng Lễ Nghi…

3.    Thậpniên 30, 40 thì là sự lớn mạnh củahai thể loại trong hai giai đoạn nêu trên. Bây giờ không phải là thời đại của sựphiên âm với sự sửa chửa rụt rè nữa mà là sửalại bổn cũ một cách ngang nhiên, nghĩa là từ bản phiên âm của giai đoạn 1người ta sửa lại cho xuôi câu trọn ý, có khi thêm cả đoạn 4, hay 6 câu. Loại thứhai là viết thẳng bằng quốc ngữ cũng đã xuất hiện nhiều hơn. Đây là thời của NguyễnVăn Khỏe, Đặng Lễ Nghi, Nguyễn Bá Thời… của những người cộng tác với nhà in J.Viết hay nhà xuất bản Phạm Văn Thình.

4.    Sauđó là thời của truyện thơ hậu. Người sángtác cũng như người xuất bản giờ đây thấy tác phẩm sẽ dễ tiêu thụ hơn nếu códính dáng đến tác phẩm đã xuất hiện trước đó. Có thể là một nhơn vật (như ThầyViên là ông thầy bói giỏi như thần xuất hiện nhiều lần ở truyện thơ Nôm), có thểlà con cái của nhơn vật. Vì hầu hết nhơn vật đều là hậu duệ của nhơn vật ở thơchánh người ta bèn gọi loại thơ mới xuất hiện nầy là thơ hậu. Thơ hậu có nghĩalà thơ sau, tiếp theo thơ đã có trước mà tôi gọi là thơ chánh. Thiệt ra thơ hậu chỉ là một sự bắt chước tuồng hậu, chỉ tiếc là tuồng hậu chỉ xuấthiện một lần ở tuồng San HậuTiểu San Hậu mà thôi, nếu có tuồng hậuthì đã dính vô tuồng chánh rồi. (Đó là trường hợp của tuồng Trần Trá Hôn).

5.    Cuốithập niên 60 thì cả truyện thơ bình dân và thơ hậu đều suy tàn và biến mất. Buôn bán không được, nhữngnhà xuất bản loại nầy đóng cữa. Độc giả không thích truyện thơ nữa mà thích tiểuthuyết văn xuôi của Dương Hà, Ngọc Sơn, Dương Trữ La, Tùng Long, Ngọc Linh, HồBiểu Chánh trước đó và những người viết thuộc nhóm Sáng Tạo và nhóm Tiểu ThuyếtMới sau nầy viết về những đề tài thành phố và chiến tranh…

***

Thơ hậu quốc ngữnhiều lắm, hầu như tất cả truyện thơ đều có thơ hậu. Thơ hậu mặc dầu trênnguyên tắc là tiếp theo thơ chánh nhưng không nhứt thiết người viết thơ hậu phảilà người sửa lại bổn cũ để in thơ chánh. Thí dụ Thơ Trần Minh Khố Chuối người tânsoạn là Nguyễn Văn Khỏe, còn người viếtthơ hậu là Tam Giang. Nhiều khi mộtthơ chánh có hai thơ hậu cũng chẳng sao. (Trường hợp thơ Lục Vân Tiên).

Thời nầy nhữngngười viết thơ hậu nhiều là Nguyễn Văn Khỏe, Nguyễn Bá Thời, Lê Ngọc Mai…

Vài thơ hậu tacòn được biết:

Hậu Trần Minh    Tam Giang

Hậu Chàng Nhái  Nguyễn Văn Khỏe

Hậu Dương Ngọc Nguyễn Văn Khỏe

Hậu Trò Đông      Đinh Công Thống

Hậu Ngọc Cam     Đinh Công Thống

Hậu Vân Tiên       1. Trần Phong Sắc 2. ?

Hậu Nàng Út        Nguyễn Bá Thời

Hậu Tống Tử Vưu         Nguyễn Bá Thời

Hậu Lâm Sanh     Nguyễn Bá Thời

Hậu Nam Kinh     Lê Ngọc Mai

Hậu Con Cám      Lê Ngọc Mai

Hậu Thạch Sanh              ?

Hậu Phạm Công CúcHoa   ?

Hậu Thoại Khanh            ?

Hậu Bạch Viên                 ?

Hậu Chàng Nhái              ?

Những dấu hỏi làbiểu hiệu của sự mất mác tài liệu mà đến nay chúng tôi vẫn chưa tìm được. (Ai đó cho xinthì cảm ơn vô cùng.)

Nói chung thơ hậucó đặc tính sau:

1.    Cấutạo cũng giống giống như thơ chánh, vẫn là trungbị nạn, nịnh thắng lớn rồi qua thời gian nịnh thua to mất mạng hay bị đày,trung thắng thế xử phạt hay thưởng ban.

Ở thơ hậu TrầnMinh thì là gia đình hai ông quan trong triều bị ép bức phải từ quan, con cái đứathì bỏ vô rừng đốn củi kiếm ăn tối ngủ nhờ miếu cổ, đứa thì lưu lạc bị cướp bắtlên bắt xuống, giam cầm đánh khảo nhưng cuối cùng rồi thì cũng yên, kẻ gây họabị bắt, người bị nạn thành công trở về.

2.    Tiết nghĩa củanhân vật chánh luôn luôn được giữ vẹn. Ở thơ hậu Trần Minh thì là tiết nghĩacủa nàng Xuân Nguyệt quyết giữ vẹn lời hứa hôn của cha gã cô cho một người màmình chưa biết mặt chỉ biết tên là Trần Hà, dầu cho gươm kề cổ, dầu cho roi vọtnát da thịt cũng không chịu thay đổi, quyết giữ lời hứa của cha mà cô coi nhưduyên trời đã định cho mình…

3.    Dùng rất nhiều từđặc trưng của Miền Nam. Ở thơ Hậu Trần Minh  ta có thể thấy : lanh quanh, trên tay (tức trênquyền), dã dượi, trễ tràng, bảng lảng bơ lơ, rậm rì, mắt híp mi cong, giây gàn,sỏi cấn, đá lăn, chạy băng, nói ra nói vào, thối chức, hú hí, vơ vét bốn bên babề, sự thật tỷ tê, bi bô chuyện trò, cười nói bi bô, ngóng đất trông trời, đượmđà, khấp khểnh bôn ba, đứa đứa bơ phờ, đôi mắt lờ đờ thâu canh, cho tao nhấmchút, lũ liệt, tìm túi lần rờ, đêm ngày kéo rốc, pháo nổ ành ành, giáo gươn lũliệt, đương sức hung hăng, mắt chẹt, mệt nhừ, lăng xăng rộn ràng, vướng phải dướichân dây chằng, nổi trận cam qua, phát pháo kéo ra bời bời…

4.    Cónhiều sơ hở trong câu chuyện haytrong chi tiết. Ở Hậu Trần Minh thì là:

-Thái Sư trongtriều lập một đảng cướp rất lớn, bắt người cướp của, quân sĩ rất nhiều có thể đánhtriều đình xất bất sang bang mà trước đó không ai biết gì hết.

-Trong một nước đượcca tụng là Triều đình pháp luật chăm lo/Mưa hòa gió thuận không lo đói nghèo vậy mà có đảng cướp ngang nhiên bắt kẻcô thế, giết người yếu đuối, có người nghèo khó làm ngư phủ sống trên sông, cókẻ làm tiều phu ngủ nhờ miếu thần....

- Ngọn giáo cóthể chặt địch thủ bay đầu: Liền bị mộtgiáo đầu bay lên thành.(?)

5.   Thời đại của câu chuyện trong thơ hậu vìtheo thời đại của thơ chánh nên hầu hết đều xảy ra trong triều đình, với nhơn vậtvăn võ thao lược, với vua cha, công chúa và các quan Thái sư, Đô Đốc …

***

Tuy không phải lànhững kiệt tác văn chương – vì tác giả muốn như vậy để tác phẩm của họ thấm sâuvào tâm não của quần chúng- nhưng truyện thơ bình dân Miền Nam và thơ hậu đãlàm tròn được giai trò giải trí và giáo dục cho người dân ở các vùng dân cư mà loạithơ nầy tới nơi. Những người đàn bà từ trong đầm, trong trảng, trong xẽo xa xôihẻo lánh một sớm theo ghe, theo đò đến tiệm tạp hóa ở chợ thế nào cũng đem về mộtxấp truyện thơ mua cho gia đình mình hay giùm mua cho bà con chòm xóm. Trên đườngghe xuôi về thế nào người trên ghe cũng ê a hết một hai cuốn, nếu có đứa nhỏ đitheo thì sự tiêu thụ cốt truyện càng mau lẹ hơn.

Kết quả là ngườibình dân nghèo khổ ít học cũng biết một số truyện thơ, thuộc lòng những câu hayho và hiểu điều hay lẽ phải, hiểu lẽ nhơn quả của câu thiện ác đáo đầu chung hữu báo, thích khái niệm tiền tài như phấn thổ, nhơn nghĩa tựa thiênkim.

Người Miền Nambình dị, chơn chất, hiếu khách, rộng lòng, ít tính toán so đo chắc chắn là nhờphần nào những quyển thơ bình dân rẽ tiền, giá mỗi cuốn chỉ có hai đồng bạcNgân Hàng Quốc Gia Việt Nam! Và chùm thơ hậu của nó nữa, đứng kế bên cạnh để kiệntoàn những điều mà thơ chánh chưa làm được.

Một lần, cáchnay 2 thập niên, nghe một người bạn cao niên thích đề cao văn chương bác họcnói với tôi thơ hậu là thứ ‘tào lao’tôi đã thấy có gì không ổn. Vâng, thơ hậu như một cái chái rơm cất dựa kề cănnhà lá truyện thơ chánh, cả hai so với nhà lầu cao từng là truyện thơ Nôm bác họcthì  tào lao thiệt tình, nhưng tào lao đâykhông phải là thứ để liệng vô thùng rác mà là một thứ từng có ích cho dân tộc cầnđược nâng niu, một thời chúng đã sưởi ấm tình cảm cho biết bao người ở chốn xaxôi, đã là lời dạy đạo đức mà người được dạy đã thấm vào tâm thức sâu kiểu mưadầm ướt đất một cách toại nguyện biết bao nhiêu thế hệ rồi,  những kết quả tốt đẹp đó truyền chuyển tới bâygiờ vẫn còn.

Thơ hậu và truyệnthơ bình dân quí lắm chớ! Quí vô vàn!

 

Nguyễn Văn Sâm(Dec 4, 2015)