Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) và những bước đầu của văn-học chữ quốc-ngữ

Nguyễn Văn Vĩnh là một nhà báo vànhà văn lớn của miền Bắc, đã có nhữngđóng góp đáng kể cho nền văn hóa Việt Nam nóichung và nền báo chí nói riêng những năm đầuthế kỷ XX. Dù được đào tạo trong môitrường Pháp và thân Pháp, ông đã tỏ ra có nhữngcông trình tích cực cho dân tộc. Ông học TrườngThông ngôn, rồi làm thư-ký ở các Tòa Công sứ Lào Cai,Kiến An, Bắc Ninh cùng lúc làm cộng tác viên cho hai tờbáo tiếng Pháp Courrier de Hai Phong và Tribune Indochinoise củaFrançois-Henri Schneider và cuối cùng làm ở Tòa Đốc-lýHà Nội. Năm 1906, ông được cử đi dựhội chợ đấu xảo ở Marseille,được dịp tiếp xúc với kỹ nghệ inấn và báo chí (thăm tòa báo Revue de Paris, nhà xuất bảnHachette và NXB Từ điển Larousse). Trở vềvới quyết tâm truyền bá chữ quốc ngữ, ôngxin thôi việc công chức thuộc địa, mở nhàin, làm chủ bút nhiều tờ báo và viết báo, dịchthuật văn thơ.

Năm 1907, ông cùng với Dufour mở nhà inđầu tiên ở Hà Nội và làm biên tập viên phầnchữ quốc-ngữ cho tờ ĐăngCổ Tùng Báo (1907-1909) do Schneider sáng lập, tờ báođầu tiên viết bằng chữ quốc ngữtại miền Bắc (trong khi Nam-kỳ đã có nhiềutờ báo chữ quốc-ngữ đã xuất hiện trongsuốt gần 40 năm trước đó : Gia Định Báo 1865, Phan Yên Báo 1868, Nam-Kỳ Địa Phận 1883, Nông Cổ Mín Đàn 1900, Lục Tỉnh Tân Văn 1907,... ). Đăng Cổ Tùng Báo vốn là ấn bảntiếp tục tờ Đại-NamĐồng Văn Nhật Báo chữ Hán có từ năm1892, được xem như công-báo và sốngđược hơn 2 năm. Với Nguyễn VănVĩnh, tờ Đăng Cổ Tùng Báo đã là bướcđầu của ông đóng góp trong việc phổbiến tiếng Việt và mở đầu cho mộtnền văn-học mới, rời bỏảnh-hưởng Bắc-thuộc của chữ Hán. Trêntờ này đã xuất hiện những bài viết tài hoavà thực tế của ông ký dưới các bút hiệu Tân NamTử, Đào Thị Loan.

Sau khi tờ ĐăngCổ Tùng Báo đình bản, Nguyễn Văn Vĩnhđảm nhiệm hai tờ báo tiếng Pháp Notre Journal (19-10-1908), Notre Revue (1910) ngoài Bắc vàlàm chủ bút tờ LụcTỉnh Tân Văn ở Sài-Gòn. Tờ Notre Journal làm cơ quan liên lạc cho viên chức ViệtNam phục vụ trong guồng máy bảo-hộđồng thời giúp người Pháp hiểu biếthơn về Việt Nam. NotreRevue chỉ ra được 12 số.

ĐăngCổ Tùng Báo đóngcửa vì lý do chính-trị thì cũng vì tình hình chính-trịmà ngày 15-5-1913 người Pháp cho ra mắt tờ Đông-Dương tạp-chímà số đầu đã có bài viết 'Vụ một tráiphá' lên án người Việt Nam yêu nước đãtổ chức vụ ám sát do Việt Nam Quang PhụcHội tổ chức tại Hôtel Hanoi ngày 22-4-1913. Tờ Đông-Dương tạp-chílúc đầu được xem như là một phụbản của tờ LụcTỉnh Tân Văn trong Nam và cho đến số 85(31-12-1914) tờ báo chủ yếu nhắm chính-trị vàthương mại. Từ số 86 (10-1-1915) đếnsố 102 (31-12-1916) tạp-chí thiên về văn-họcnhiều hơn với những trang văn-học, vớinhững truyện dịch, biên khảo vềlịch-sử, giáo dục, phong tục, văn-hóa, v.v. vàđây là phần đóng góp tích cực cho văn-họcnước nhà. Vẫn François-Henri Schneider làm chủnhiệm, Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút. Cùng lúcphụ trách chủ bút Đông-Dương tạp-chí,Nguyễn Văn Vĩnh quản nhiệm thêm tờ Trung Bắc Tân Văn cũngcủa Schneider. Năm 1919, Schneider rút lui vì già yếu,Nguyễn Văn Vĩnh toàn quyền quản lý, đãbiến thành nhật báo và mua lại nhà in. Năm 1919, Đông-Dương tạp-chítrở thành Học Báo songngữ Pháp-Việt, bài soạn theo chương trình củaNha tiểu học Bắc-kỳ, mở đường chonhững tờ báo có tính sư phạm và luyện thi sau này.Cùng năm này, với Emile Vayrac, Nguyễn Văn Vĩnhmở ban tu-thư 'Âu-Tây Tư Tưởng/La pensée del’Occident' chuyên xuất bản các tác-phẩm Pháp dịch raViệt văn chủ yếu là của Nguyễn VănVĩnh. Tờ Đông-Dươngtạp-chíHọc Báo quitụ được nhiều trí thức và khoa bảngcủa Bắc-kỳ như Trần Trọng Kim, NguyễnĐỗ Mục, Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh,Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn, Nguyễn BáTrạc, Tản Đà, Nguyễn Hữu Tiến, ThânTrọng Huề, v.v.  Dùngười Pháp lúc thành lập tờ Đông-Dương tạp-chí đã có mụcđích chính-trị nhưng vô tình tờ báo đã đinhững bước đầu đóng góp phổ biếntư tưởng, học thuật Âu-tây và cổ truyềnĐông-phương, và đã tích cực truyền bá chữquốc-ngữ khiến sẽ đượcsử-dụng rộng rãi bởi các trí thức tân-họccũng như cựu-học.

Tờ TrungBắc Tân Văn (1913-) từ 1919 biến thành nhậtbáo 4 trang sống đến năm 1945, với phụ trangTrung Bắc Chủ Nhật chuyên về văn-chương.Các ông Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Bá Trạc chuyên về xãluận, Nguyễn Đỗ Mục dịchtiểu-thuyết Tàu và Nguyễn Văn Vĩnh bao sânphần còn lại. Năm 1931, Nguyễn Văn Vĩnh cho ratờ L'Annam Nouveauđể làm cơ quan ngôn-luận đối đầuvới tờ Nam-Phong tạp-chí trong cuộc tranh luậnchính-trị với Phạm Quỳnh 'Chế độtrực trị và chế độ quân chủ lậphiến'. Nguyễn Văn Vĩnh tư tưởng duy tân cấptiến đã đề ra chủ thuyết trựctrị, trái ngược với chủ trương quânchủ lập hiến của Phạm Quỳnh, chủtrương sau này sẽ đưa họ Phạm vào Huế làm thượngthư.

Thật vậy, Nguyễn Văn Vĩnh cònlà một nhà chính-trị. Ông là người luôn lên tiếngphản đối chính sách hà khắc của Phápđối với thuộc địa, là ngườiViệt Nam đầu tiên và duy nhất đã hai lầntừ chối huân chương Bắc đẩu bộitinh của chính phủ Pháp ban tặng, và cũng làngười đã cùng với bốn người Phápviết đơn gửi chính quyền đông Dươngphản đối việc bắt giữ cụ Phan ChuTrinh. Ông còn là người Việt Nam đầu tiên gianhập hội Nhân quyền Pháp năm 1907, cũng là nămông dạy ở Đông-Kinh Nghĩa Thục (NguyễnVăn Vĩnh là người thảo điều lệ vàviết đơn xin thành lập, đồng thời làgiáo sư dạy tiếng Pháp, dạy viết văn và diễnthuyết), sau đó ông còn đắc cử vào Hộiđồng Tư-vấn Bắc-kỳ. Vì thế cuốicùng chính quyền thuộc địa của Pháp ởĐông-Dương đã bỏ rơi ông.

Ông Nguyễn Văn Vĩnh, tuy vậy đãkhông thể kiếm sống bằng nghề báo của mình.Tòa báo và nhà in của ông vỡ nợ. Gia sản của ôngbị tịch biên. Ông bỏ đi đào vàng ở Lào vàmất ở đó ngày 1-5-1936 vì sốt rét, trong conthuyền độc mộc trên dòng sông Sêpôn, một tayvẫn nắm chặt cây bút còn tay kia là tập giấyđang viết dở phóng sự "Một tháng vớinhững người đi tìm vàng". Báo giới miềnBắc bấy giờ đã phong tặng ông danh hiệu“Thủy Tổ Nhà Báo Bắc Kỳ”.

Văn viết của Nguyễn VănVĩnh giản dị, bình thường, có tính phổ thông,đại chúng, hay dùng thành ngữ và tục ngữ dân gianViệt Nam, tỏ ra ít ảnh-hưởng văn biềnngẫu và dùng điển tích Hán văn, và cú pháp gọngàng, sáng sủa theo tiếng Pháp. Tự nhận mình là"Người Man di hiện đại", nhà báoNguyễn Văn Vĩnh đã có những cách nhìn mới trongnhững vấn đề lớn-nhỏ củađời sống xã hội, chính-trị cũng nhưvăn-hóa. Phẩm chất "Tân Nam tử" của ôngtỏ rõ cả trong việc mở chuyên mục"Nhời đàn bà" trên tờ Đăng Cổ Tùng Báo, tờ báo tiếngViệt đầu tiên ở Bắc kỳ và lấy búthiệu Đào Thị Loan.

Sự cố gắng kiên trì củaNguyễn Văn Vĩnh đã góp phần rất quantrọng trong việc truyền bá kiến thức và vănhoá phương Tây trong dân Việt, và cổ võ việc dùngtiếng Việt để viết báo, viết văn.Nguyễn Văn Vĩnh là một nhà báo đa dạng :viết tin tức, xã luận, làm thơ, khảo cứu, vàdịch tiểu thuyết, kịch và cả phóng sự("Từ triều đình Huế trở về" và "Một tháng vớinhững người đi tìm vàng" đăng trêntờ L'Annam nouveau). Ởbất cứ lãnh vực nào ông cũng đều chứngtỏ tầm nhìn xa, trình độ học thức caorộng và nét sắc sảo như các bài viết nghịluận của ông dù tương đối ngắnnhưng nội dung phong phú đề cập đếnđủ mọi vấn đề.

Một số thơ dịch củaNguyễn Văn Vĩnh rất cách tân về hình thức, cóthể đã là nguồn gốc của Thơ Mới saunày. Trên Đông-Dươngtạp-chí số 40 (1913), Nguyễn Văn Vĩnh đãdịch thơ ngụ ngôn của La Fontaine, dịch giảđã cẩn thận báo ông dịch theo lối gieo vậncủa Pháp:

"Ve sầu kêu ve ve,
Suốtmùa hè.
Đếnkỳ gió bấc thổi,
Nguồncơn thật bối-rối.
Mộtmiếng cũng chẳng còn,
Ruồibọ không một con.
Vácmiệng chịu khúm-núm
Sangchị Kiến hàng-xóm,
Xincùng chị cho vay,
Giămba hạt qua ngày.
-Từ nay sang tháng hạ,
Emlại xin đem trả.
Trướcthu, thề Đất Trời!
Xinđủ cả vốn lời.
TínhKiến ghét vay cậy;
Thóiấy chẳng hề chị
-Nắng ráo chú làm gì?
Kiếnhỏi Ve như vậy.
Verằng:
-Luôn đêm ngày,
Tôihát, thiệt gì bác.
Kiếnrằng:
-Xưa chú hát!
Naythử múa coi đây.
(Đông Dương Tạp Chí, 1914)"

Thơ có vần ôm và số chữ đãthoát qui luật thơ Đường, đãđược xem như là một cách mạng về hìnhthức, gần 20 năm trước khi xuất hiệnbài Tình Già của Phan Khôi.

Nguyễn Văn Vĩnh đã lập raHội dịch sách "để dịch ra tiếngbản-quốc các sách hay của Đại  pháp và của nước Tầu….chúng tôi tin rằng: sự dịch sách có ích lợi cho dân talắm..." (ĐăngCổ Tùng Báo, 810, 25–7–1907).Ông còn là dịch giả tiên phong. Lúc đầu ôngthường dịch các tác phẩm học thuật tưtưởng của các bậc danh sĩ nổi tiếngnước Pháp như Pascal. Về sau, ông dịch thơ,tiểu thuyết và hài kịch như thơ ngụ ngôn LaFontaine, truyện cổ tích Perrault (Truyện Trẻ Con), hàikịch của Molière (Trưởng Giả Học Làm Sang,Người Biển Lận, Giả Đạo Đức,Bệnh Tưởng), tiểu-thuyết của Emile Vayrac,của Balzac (Miếng Da Lừa), Victor Hugo (Những kẻkhốn nạn), Alexandre Dumas (Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ),Mai Nương Lệ Cốt của Abbé Prévost, Tê-Lê-Mác PhiêuLưu Ký của Fénélon, Qui-li-ve Du Ký của J. Swift, v.v.từ tiếng Pháp sang tiếng Việt và cả chữ Hán, chữ Nôm, và dịch Nôm raPháp. Ông là người Việt-Nam đầu tiên dịchTruyện Kiều sang tiếng Pháp (trước ông đã cóbản dịch của  Abel delMichels - Kim Vân Kiều Tân Truyện xuất-bản năm1884); đăng trên Đông-Dương tạp-chítrước khi in thành sách. Bản dịch của NguyễnVăn Vĩnh khá đặc biệt vì ngoài việc dịchcả câu, ông còn dịch nghĩa từng chữ và chú thíchrõ các điển-tích liên hệ.

Các tác-phẩm dịch thuật củaNguyễn Văn Vĩnh đã giúp cho người dânViệt Nam tiếp xúc với những tư tưởngmới, hay, của Tây phương (Luận Lý Học,Triết Học Yếu Lược, Chuyện Các BậcDanh Nhân Hy Lạp) và cả biết đến những nétđặc sắc của văn hóa của chính dân tộcvà của á-đông. Về điểm này, ông đã làmột trong những người đầu tiên bắcchiếc cầu nối giữa hai nền văn hóaĐông-Tây. Văn học dịch thuật đã đóng mộtvai trò quan trọng và lót đường trong quá trìnhhiện đại hóa văn-học Việt Nam giaiđoạn nửa đầu thế kỷ XX. Thậtvậy, phong trào dịch truyện Tàu mạnh lên từkhoảng năm 1904 với đóng góp của các truyệndịch Chinh Đông Chinh Tây, Thuyết Đường, PhongThần, các truyện võ hiệp, ở Bắc thì có TamQuốc Chí là tiểu thuyết dịch đầu tiênbằng chữ quốc ngữ xuất bản ở HàNội (Phan Kế Bính, 1907), rồi những Đông ChuLiệt Quốc, Tây Sương Ký của NguyễnĐỗ Mục đăng trên Đông Dương tạpchí và Trung Bắc Tân-văn, các bản dịch và phiên âmtruyện Hán Nôm của ta như Vũ Trung Tùy Bút, Lĩnh NamChích Quái, Truyền Kỳ Mạn Lục, Việt Lam Xuân Thu.Các dịch giả khác đã diễn dịch tác phẩm tiếngPháp ra chữ quốc ngữ: Trương Minh Ký làngười đi tiên phong với Truyện Phan Sa DiễnRa Quốc Ngữ (1884) gồm truyện và thơ ngụngôn La Fontaine; Tê-Lê-Mác Phiêu Lưu Ký,... Trần Chánh Chiếuký Kỳ Lân Các dịch Tiền Căn Báo Hầu (Le Comte deMonte-Cristo của Alexandre Dumas, đăng Lục-Tỉnh Tân-Văn. Ở ngoài Bắc,những tác phẩm dịch đầu tiên là củaNguyễn Văn Vĩnh và xuất hiện trên Đông Dương tạp chí;tuy nhiên, với Phạm Quỳnh và Nam Phong tạp-chí thì sự tiếp nhận vănhọc Pháp mới trở thành thực sự và có ýhướng, đường lối rõ ràng, nhất làvề thể-loại tiểu-thuyết.

Trước Phạm Quỳnh thì đã cóNguyễn Văn Vĩnh nhưng các nhà văn-học sửthường không đánh giá đúng mức công trình củanhững người đi những bước tiềnphong như ông. Nguyễn Văn Vĩnh không là ngườicó công khai sáng chữ quốc ngữ nhưng là ngườiđã cổ võ cho chữ quốc-ngữ và đóng góprất lớn cho việc thành lập nền văn-họcmới. Các tờ Đông-Dươngtạp-chí, Học Báo, Trung Bắc Tân Văn đã thu hútđược nhiều trí thức, nhà giáo  và nhà văn và đã tạo rađược một phong trào theo đuổi làm mạnhnền văn-học chữ quốc-ngữ từ phôi thaiđến vững mạnh, tự tin. Đầu thếkỷ XX, khi tờ Gia-Định Báo ra những số chótthì Nho giáo và văn học Hán-Nôm đã bắt đầu tàntạ : Chu Mạnh Trinh mất năm 1905, Trần TếXương mất 1906 và Nguyễn Khuyến mất năm1909,... đã là những đại diện cuối cùng.Văn học chữ quốc ngữ mở một chântrời mới mà những bước tiền phong, vậnđộng, đã khởi đầu từ miền Nam 35năm trước đó. Đến khi hai đất"ngàn năm văn vật" và thần kinh gia nhậpdòng quốc ngữ, Việt Nam đã tiến đếnmột nền văn học mới ngày càng trưởngthành, vững vàng, với nhiều hiện tượng và biếncố hơn cả những thế kỷ văn họcchữ Hán-Nôm trước đó. Việt Nam bị thựcdân Pháp đô hộ, ảnh hưởng Pháp ngày càng mạnhvà ảnh hưởng Hoa Hán ngày càng xa dần.

Với chính sách thuộc địa buộchọc chữ quốc ngữ này, nếu lúc đầuđã có những người trốn tránh hoặc thuêmướn người đi học thế thì từ naychữ quốc ngữ đã phổ cập hơn, thìđến đầu thế kỷ XX, chính ngườiViệt dùng chữ quốc ngữ để phổbiến văn chương, văn hóa Việt Nam đểgiáo dục, mở mang dân trí để canh tân theo thờiđại và thế giới. Và phổ biến một cáchtích cực cho văn học dân tộc. Nhờ đó màtác-phẩm thơ văn chữ Nôm được quốcngữ hóa: truyện Kiều, Lục Vân Tiên, truyện HoaTiên, Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca,... từ 1903đến 1912. Những công trình này là một đóng góprất đáng kể, khiến người miềnđất bị ngoại bang cai trị vẫn gầnvới kho tàng văn hóa dân tộc. Vừa bảo tồnvăn hóa chung, các nhà văn hóa này còn giúp canh tân đấtnước qua phương tiện tân thời củachữ quốc ngữ và các tác phẩm dịch thuật làmnhịp cầu đến gần với văn hóa và tưtưởng nhân loại. Dĩ nhiên ở giai đoạn đầu,các sách dịnh thuật đã chiếm phần quantrọng, nhất là về phần tiểu thuyết,truyện Tàu. Từ năm 1901 đến 1932, 30 dịchgiả khác nhau trong Nam đã xuất bản 70 bộtruyện Tàu. Năm 1907, truyện Tam Quốc Chí do PhanKế Bính dịch được xuất bản ở HàNội, đã được Phạm Thế Ngũ xem là"cuốn sách đầu tiên của văn họcquốc ngữ", thật ra chỉ đúng cho miềnBắc vì chính cuốn Chuyện Đời Xưa củaTrương Vĩnh Ký in năm 1866 mới là ấn phẩmvăn xuôi đầu tiên 74 trang bằng chữ quốcngữ được xuất bản! Giai đoạnvăn học phôi thai này cũng đã có những tácphẩm nghị luận thời sự hoặc lý luận:lời sắc bén mà nội dung yêu nước cũngquyến rủ không kém, nhắm cổ động lòng yêunước và chống thực dân. Hãy đọc đôi dòngtrích từ Văn Minh TânHọc Sách (1906), một tác phẩm vô danh xuất phát từphong trào "nghĩa thục": "Trầm ngâm suynghĩ cho cùng, để tìm kế mở mang dân trí giữamuôn nghìn khó khăn, thì ta thấy có sáu đường:một là dùng văn tự nước nhà ...".

Từ năm 1913, người Pháp chuyểnnền cai trị thực dân ra Hà Nội, lập phủToàn quyền, hội Khai Trí Tiến Đức (1919) màPhạm Quỳnh là tổng thư ký, trường ViễnĐông Bác Cổ (EFEO) và viện đại học, vìngười Pháp đã hiểu người Nam-kỳ tuyhọc tiếng Pháp và có vẻ chịu đồng hóanhưng trong thực tế người Nam-kỳ rấtthủ cựu dân tộc chủ nghĩa và có thể hếtcòn những người trí thức và tai mắt dễ thaotúng như những Nguyễn Văn Vĩnh, PhạmQuỳnh, v.v. Nguyễn Văn Vĩnh là hội viên năngđộng của hai học hội Trí Tri, và Khai TríTiến Đức. Người Pháp cho ra Đông Dương tạp-chí (15-5-1913-) rồi Nam-Phong tạp-chí (1-7-1917đến 12-1934). Từ khi chế độ khoa cửlịch triều bị bãi bỏ năm 1915 ở Bắc và1919 ở Trung, giới Nho học bị giao độnglớn. Chữ quốc ngữ và chế độ caitrị thực dân thắng thế. Lúc đầu chếđộ thực dân ép dùng chữ quốc ngữđể dễ đồng hóa dân ta bằng ngôn ngữ,bỏ thi chữ Hán cũng với thâm ý bóp nghẹt tưtưởng cần vương phục quốc tronggiới sĩ phu mà lúc bấy giờ phương cáchVăn thân cũng đã lỗi thời. Về giáo dục,người Pháp ra nghị định bắt dùng tiếngPháp làm chuyển ngữ, tiếng Việt trở thànhphụ, nhưng những phong trào Minh tân, Duy tân, Đông Kinhnghĩa-thục hổ trợ, vận động chochữ quốc ngữ đồng thời gây lòng yêunước, ảnh hưởng sâu đậm trong quốcdân và giới trí thức khiến thực dân phảicấm đoán. Những bậc sĩ phu này chỉ thunhận những cái hay của người và liên tụcnhiều thế hệ tìm cách cứu quốc và kiếnquốc. Họ chủ trương dùng "giáo dụcquần chúng để canh tân xứ sở" khiếnthực dân Pháp bị "gậy ông đập lưngông" bèn đóng cửa nghĩa-thục và bắt tùđày các nhà giáo! Nếu ở miền Nam từ 1865,những người cộng tác với Pháp có đầu óckhai-phóng, thức thời, đã lợi dụng đểđặt nền móng cho "văn học chữ quốcngữ", thì ở ngoài Bắc, người Pháp đãdùng báo chí Đông-Dươngtạp chí, Nam-Phong tạp-chí để thực thi"sứ mạng khai-hóa" mà toàn quyền Albert Sarrautđã rêu rao - nhưng trong thực tế, ông ta biếtảnh hưởng văn hóa Trung-Hoa qua tân-thư,tân-văn nguy hiểm không thua gì hiểm nguy nướcĐức, ông ta muốn trí thức Việt Nam chỉhướng về Pháp như cứu rỗi duynhất!  Từ đây ảnhhưởng của thực dân Pháp mới thật sựxâm nhập vào nếp sống và văn chương ViệtNam! Chính sách "tầm thực" và "chia đểtrị" cũng bắt đầu gặp đấtdụng võ! Nguyễn Văn Vĩnh khởi xướngtổng hợp Đông tây với chiêu bài "Pháp Việtđề huề", phỏng dịch văn chươngPháp ra tiếng Việt và Việt ra tiếng Pháp như KimVân Kiều, để lại câu bất hủ"Nước ta sau này hay dở là nhờ ở chữquốc ngữ" (Lời tựa của cuốnTruyện Kiều). Phạm Quỳnh tiếp nối conđường của Nguyễn Văn Vĩnh, chủtrương dung hòa Đông-Tây, thu nhận hết của Tâyphương về khoa học kỹ thuật, phươngpháp, về tổ chức và cả triết lý, nhưngđược cái ông nghĩ "hồn Việt Nam" thìriêng tư và nền giáo dục mới sẽ đào tạongười trẻ hướng về Tây phương. Cáinguy cho việc tồn vong dân tộc là mất cái hồnViệt Nam đó. Do đó ông chủ trươngđồng thời bảo tồn cổ học và quốctúy. Sau nhiều năm chống Pháp bằng vũ khí,lập chiến khu như Hoàng Hoa Thám, bằng văn hóanhư Đông Kinh Nghĩa Thục, ... không thành công, PhạmQuỳnh quan niệm : "Vận mệnh nước Nam làliền với nước Pháp" và chủ nghĩaquốc gia của ông trước nhất là bảo tồntiếng Việt một cách đơn giản :"Truyện Kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta cònnước ta còn".

Nguyễn Văn Vĩnh và nhóm ĐôngDương tạp chí đã sớm nhận thấy ởchữ Quốc ngữ là một thứ vũ khí lợihại cần thiết cho dân tộc ta trong sựnghiệp phục hưng nước nhà. Trong bài "NgườiAn-nam nên viết chữ An-nam" trên ĐăngCổ Tùng Báo số ra mắt ngày 28/3/1907, có  thể xem là bài báo tiếngViệt đầu tiên của ông, Nguyễn Văn Vĩnhđã cổ võ việc dùng chữ quốc-ngữ:

“Nước Nam xưa nay vẫn có tiếngnói, mà tiếng An-nam lại hay được một điềulà cả nước nói có một thứ tiếng, chữMán, Mọi ở nơi rừng rú không kể.Nhưng vốn chỉ có một tiếngnói, không có chữ viết; đến khi học chữtầu, rồi mới lấy chữ tầu ghép ra thànhmột lối tiếng, gọi là chữ nôm. Chữ nôm tuyviết quấy quá cũng thành ra dạng chữ, nhưngkhông có mẹo mực gì, ai muốn viết thế nào thìviết, thường phải cao đoán mới đọcđược thông. Vả, vốn trước khi có chữnho, thì nước mình văn-chương không có, hóa cho nênvẫn gọi chữ mới ấy là nôm na, ngườinào có tài thường không thèm dùng đến. Học hành,luận lý, vẫn phải dùng chữ tầu; luật phéptrong nước, giấy má việc quan đều dùnhchữ tầu cả. Ai không biết chữ tầu nghenhư vịt nghe xấm. Một người chỉhọc được một mình mà thôi.Và học được thông chữ nho thìthật là khó lắm : chữ là như dấu bịađặt ra để viết ý nghĩ người ta, màtừ xưa nay An-nam bao nhiêu người học chữnho, dễ hồ đã mấy người, bụng nghĩthế nào lại viết ngay ra được thành chữnhư thế? Thế ra chỉ học để ngâm-nga màthôi. Nói cho phải, thì là chỉ học để đi thiđỗ làm quan là mãn nguyện.Than ôi! Tiếc thay! Khi nước ta mớitrông thấy chữ tầu, cả nước chẳng aicó tài mà bắt chước đặt ra chữ mình theonhư tiếng nói : lại phải làm ngay sự dảntiện : mượn chữ người làm chữ nhà. Rõra lối làm biến (sic) chỉ đợi người làmsẵn mà dùng!Thôi cũng may! Bây giờ nhờ cóngười phương tây đến, bầy ra chữquốc ngữ, chắp vần theo như chữ cácnước Phương Tây; có mẹo mực, ba là ba,bốn là bốn, không thể sai được mà họcdễ biết là bao nhiêu! Sáng ý thì chỉ vài ngày, nguđần thì trong một tháng cũng phải thông.Chữ quốc-ngữ có đã non mộtthế kỷ mà vẫn ít dùng, vì văn-chương từtrát, vẫn cứ theo lệ cổ dùng chữ nho (. ..) Nayở Chương-trình Tân-học, nhà-nước đãđịnh ai cũng phải học chữquốc-ngữ, thế là một cái ơn to nhà-nướclàm cho nước Nam đấy. Chữ nho hay, cũng nênhọc, nhưng trước hết phải thông chữnhà. Còn chữ người học thêm cho rộng, nhưthể người Âu-châu, học phụ thêm chữHi-lạp, chữ Latin.Ông nào có tài, làm sách, làm chuyện hay bâygiờ, nên làm bằng chữ quốc-ngữ. Có nhiềusách hay tất tiếng nôm cũng hóa ra hay. Ngẫm mà xem!Thơ phú đời sau dùng điển Thúy-Kiều, Nhịđộ-Mai, hay là điển trong các sách hay khác, sắplàm ra, kém chi sâu-sắc bằng điển lấy trongTứ-thư, Ngũ-kinh ". Nguyễn Văn Vĩnh lại đưavấn đề này lên báo Đông-Dươngtạp-chí năm1913: "Bảnquán định đem hết những bài luận hay vềcác công nghệ, về việc buôn bán, dịch ra quốcvăn cho người Annam được tậnhưởng". Trên số 2 của cùng tạp chí, ôngđã cổ động người Việt Nam họcchữ Quốc ngữ để thay thế chữ Hán vàchữ Nôm:

"Mởngay tờ nhật báo này ra mà ngẫm xem bấy nhiêuđiều luận trong báo, thử nghĩ: giá thửluận bằng chữ Nho thì có mấy ngườiđọc được, mà trong những ngườiđọc được, thì có mấy ngườihiểu cho hết nghĩa. Thế mà chữ Quốcngữ, thì không những là người biết chữQuốc ngữ đọc được, hiểuđược, một người đọc cả nhànghe cùng hiểu được, từ đàn ông chođến các bà (không dám nói đàn bà sợ các bà quở)trẻ con cũng nghe được mà chỉ với chúngta trong cuộc luận bàn thế sự thì có phải nó vuiviệc ra là bao nhiêu".Rồitrên Đông-Dương Tạp Chí số 40, trong bài “Tiếng Annam “ một lần nữa Nguyễn VănVĩnh đã cổ động kêu gọi xây dựngmột nền tảng quốc văn học thuậtmới, với căn bản chữ quốc ngữđược xem là chữ viết của tương lai:“...Nay muốn cho văn tự nước Nam có kinhđiển thì bao nhiêu những bậc tài hoa, nhữngngười có học thức trong nước  phảichuyên về nghề văn quốc ngữ.  Các bậcdanh nho thì nên bỏ quách cái tài ngâm hộ cho ngườiđi, chỉ học cho biết để mà nhân cái haycủa người làm cái hay của mình mà thôi.  Cácbậc có Pháp học thì tuy rằng cái ngoại tài ấyphải chuyên làm cách tranh cạnh, làm mồi kiếm ăn,nhưng nếu muốn nhân việc lập thân mà lại cóích cho đồng bào mình thì phàm luyện được chúctài nào của người thì cũng nên dùng quốc vănmà phát đạt nó ra cho cả người đồng bangđược hưởng. Nào báoquốc ngữ, nào sách học quốc ngữ, nào thơquốc ngữ, văn chương quốc ngữ, án kýhành trình, tiểu thuyết nghị luận, tờ bồiviệc quan, đơn từ kiện tụng, nên làm toànbằng văn chữ quốc ngữ hết cả. Cả đến những cách cao hứng vịnhđề, tình hay cảnh đẹp, câu đối dán nhà,tứ bình treo vách, câu phúng bà con, lời mừng bạnhữu, đều nên dùng quốc văn hết thảy, màcốt nhất là phải tập lấy lối văn xuôi,diễn dịch như in lời nói cho rõ ràng, cho nhấtđịnh, phải khiến cho lời văn chươngtheo lời mẹ ru con, vú ấp trẻ, lời anh nóivới em, vợ nói với chồng chớ đừngđể cho văn chương thành ra một cách nóilối, mà tiếng nói vẫn cho là nôm na.  Văn chươngphải như ảnh tiếng nói và tiếng nói phảinhờ văn chương hay mà rõ thêm, đủ thêm ra. Lạicòn một điều khẩn yếu nửa ra muốn chovăn quốc ngữ thành văn chương hay khỏithành một tiếng nôm na mách qué, thì cách đặt câu, cáchviết, cách chấm câu phải dần dần cho có lệcó phép, mà lệ phép thì phải theo ý nhiều ngườiđã thuận, chớ đừng ai tự đắclối của mình đem ý riêng ra sửa đổi thóiquen”. Ngoài việc cổ võviệc dùng chữ quốc-ngữ, khi có dịp làNguyễn Văn Vĩnh tấn công thứvăn-chương lệ thuộc chữ Hán, như khi bànvề cái hay của vănchương bằng chữ Hán, ông đã cho đó là cái “hayvô dụng” : “bất quá câu văn thú, chỉđến rung đùi là cùng, chớ chẳng độngđược lòng ai, vì người đọc biếthay, mà người nghe như vịt nghe sấm vậy (ĐDTC số 9).

Khi kết luận về Nguyễn Văn Vĩnh và nhóm ĐôngDương Tạp Chí, Vũ Ngọc Phan trong bộ NhàVăn Hiện Đại đã viết như sau : “Nguyễn Văn Vĩnh làmột người rất có công với quốc văn ...là vì ông đã đứng chủ trương một cơquan văn học vào buổi mà đối với vănchương, mọi người còn bỡ ngỡ. Ônglại hội họp được những cây bút cótiếng, gây nên được phong-trào yêu mến quốcvăn trong đám thanh niên trí thức đươngthời ...  (vềĐông-Dương Tạp-Chí) Người Tây học cóthể thấy trong đó những tinh-hoa của nềncổ-học Trung-Hoa mà nước ta đã chịuảnh-hưởng tự lâu đời; người Hánhọc có thể thấy trong đó những tưtưởng mới của Tây phương là nhữngtư tưởng mà người Việt-Nam ta cầnphải biết rõ để mà thâu thái.  Những bài bìnhluận, những bài tham-khảo về Đông-phươngvà về Tây-phương đăng liên tiếp trong Đông-DươngTạp-Chí, ngày nay giở đến, người ta vẫncòn thấy là những bài có thể dựng thành nhữngbộ sách biên tập rất vững vàng và có thể giúp íchcho nền văn học Việt-Nam hiện đại vàtương-lai “ (Bản Thăng Long Sài-Gòn 1961, Tập I, tr.169).

* * *

Sau hơn ngàn năm (bốn lần)Bắc-thuộc, nước Việt Nam đã chìmđắm trong văn-hóa Bắc-thuộc, từ tổchức chính trị, luật pháp, xã hội đến ngôn-ngữvà sinh hoạt văn-học nghệ-thuật. Hãy gọigiai đoạn này là Bắc-thuộc để phân biệtvới thực dân Pháp, dù cả hai đều là thực-dânvới mục đích 'cao đẹp' là 'khai hóa' (hay'bảo hộ') toàn là mỹ từ nhưng thực rahọ đều muốn làm chủ, thống trị và chiphối quốc-gia thua kém. Mỗi thực dân (Trung-Hoa, Pháp)có những mưu đồ khác nhau do nguồn xuất phátđịa lý và văn-hóa. Người Hán (rồi Hoa) và Phápcuối cùng đều rút quân đội và guồng máy caitrị khỏi Việt Nam nhưng thực-dân văn-hóavẫn ở lại qua nhiều hình thức và quá sâuđậm khiến nay thế kỷ XXI đã là thờicủa hiện đại Âu-Mỹ (với những hìnhthức thực-dân mới !) mà phần lớn trí thứcvà sĩ phu vẫn không thoát-ly được và hơnnữa, vẫn thần phục và 'cõng rắn cắn gà nhà'(biên giới Lạng Sơn và các đảo Hoàng Sa!). Dướithời Bắc-thuộc, đã có những nỗ lựcvươn lên chứng tỏ thực lực dân tộcvới những Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ XuânHương, Cao Bá Quát, v.v. nhưng vẫn chưavượt thoát được sự lệ thuộcBắc-thuộc đó, qua ngôn-ngữ sử-dụng,điển tích, tứ, ý và thể-loại văn thơ,v.v. Ngay từ đầu thời thuộc địaCochinchine, ở miền Nam lục-tỉnh đã có nhữngnỗ lực canh tân, hiện đại hóa đấtnước. Khác với thời 'văn-hóa chung' Nho giáo (vàPhật giáo) trước đó, văn-hóa (và phó sánvăn-học, văn minh vật chất, ..) nay khác hẳn,như là một đoạn tuyệt với thếgiới cũ lịch-triều. Như vậy có thể xemnhững nhà văn hóa tiên phong này đã mở một kỷnguyên Hậu Bắc-thuộc, nhưng không phải dễ vìảnh-hưởng Bắc-thuộc hãy còn quá nặng và cóthể xem như xã hội Việt Nam khi người Phápđến, đã là một chư hầu về văn-hóacủa Trung quốc hay nói cách khác, Ta và Người đãnhập làm một. Nhiều nhà văn đã sử dụngchữ quốc ngữ và phương tiệntiểu-thuyết, thể-loại của Âu-tây đểtiếp tục một thứ văn-hóa Bắc thuộcnhưng cũng có những nhà văn như HồBiểu-Chánh tiến xa hơn, làm một tổng hợpvăn-hóa (syncrétisme) qua tác-phẩm của mình, có thể xemnhư là một nỗ lực vươn ra ngoài khuônkhổ văn-hóa Tây thuộc? Sĩ phu và trí thứcViệt-Nam khi mở trường Đông-kinh nghĩathục và khơi động các phong trào Duy tân đầuthế kỷ XX, một trong những mục đích hàngđầu là về văn hóa, là làm sao hiện đạihóa đất nước song hành và hỗ trợ côngcuộc chống thực dân Pháp. Đối mặt vớisự xâm nhập và bành trướng của chủnghĩa thực dân, tân thư và giáo dục đãđược đề cao đúng mức, chữquốc ngữ đã được sử dụng nhưmột phương tiện để hiện đạihóa đất nước. Nhưng tư tưởngnền tảng vẫn là chống đuổi thực dân,muốn một Hậu Tây-thuộc dân chủ, hiệnđại. Từ đầu thế kỷ XX, PhanBội-Châu, Trần Chánh Chiếu và các sĩ phu Duy tân,Đông-du (sau những Trương Vĩnh Ký, NguyễnTrường Tộ, v.v. của thế kỷ trước)đã thất vọng về những cái gọi là'truyền thống', là ảnh-hưởng Nho họcđều là những tàn tích Bắc-thuộc, do đóđã nỗ lực hiện-đại, Âu-hóa đấtnước và con người qua Tân thư và conđường Nhật-bản, nhờ vì ý thức dântộc ngày càng rõ với giới sĩ phu. Nguyễn VănVĩnh là một trong những bậc sĩ phu đó!

Mặt khác, ngôn-ngữ (Hán, Anh, Pháp, v.v.)đã là phương tiện của quyền lựccủa các đế quốc, thực dân đặt lênđầu lên cổ dân thuộc-địa hay bịtrị. Do đó các dân tộc cựu thuộc địaphải biết tận dụng ngôn-ngữ củađế quốc (và tiếng Anh của đế quốcInternet) để hội nhập/đáp ứng vớiđiều kiện của quốc-gia mình và đểkiến dựng một nền văn-học quốc-giađộc lập như Hoa-kỳ, Úc, Gia-nã-đại,Ấn, ... đã làm. Phóng tác, phỏng dịch, dịch thuậtnói chung là một nghệ thuật, một công trìnhvăn-hóa. Dịch khởi từ văn-hóa, của cảhai văn-hóa - gốc và dịch. Dù sao thì các nềnvăn-hóa đều mang tính lai căng vì từng nhậnchịu nhiều ảnh-hưởng, đồng hóa, traođổi, do đó cần một chuyển đổi liêntục mới lột trần được tình cảm vàphụ thuộc văn-hóa. Từ đó dễ hiểu tínhtổng hợp và pha trộn (syncrétisme) mà các nền vănhóa đều có.

Chữ quốc-ngữ đã tác độngđến tư duy và ảnh hưởng lên đờisống văn hóa! Chữ quốc-ngữ, một trớtrêu của lịch sử, đã là phương tiệnđể phát triển văn hóa, khai mở một nềnvăn học mới, mà còn chứng tỏ là khí-cụthống-nhất ngôn ngữ và văn tự, từ ảiBắc đến mũi cực Nam. Sự hình thành vàsự sử-dụng của chữ quốc-ngữ nhưlà ngôn-ngữ hành chánh đã trở thành văn tựcủa Việt Nam và đã đóng vai trò quan trọng trongviệc hình thành một nền văn-học mới từnửa cuối thế kỷ XIX bắt đầu từmiền Nam. Đây là điểm quan trọng vì trướcđó Việt Nam ta qua bao thế kỷ đã không thoátđược tình trạng Bắc thuộc vềvăn-hóa và không có một văn tự riêng có tính quốcgia và phổ quát - vì ngay cả chữ Nôm cũng chỉ cómột thiểu số sử-dụng được vàcũng không là một văn tự thống nhất. Trongkhi đó, nước Nhật và các quốc-gia Âu-tây xuấtphát từ chữ la-tinh đã hình thành đượcvăn tự riêng và từ đó bước nhữngbước nhảy vọt. Hãy thử tưởngtượng nếu không có chữ quốc-ngữ thìViệt Nam ta đang ở đâu?

NguyễnVy Khanh (27-2-2009)