Văn-Học miền Nam qua một bộ “văn học sử” xuất-bản trong nước

Miền Namđây là Việt-Nam Cộng-Hòa và nền văn-họccủa những năm 1954-1975. Văn hóa và nềnvăn-học của miền Nam sau những cuộcthanh lọc, bắt bớ và cấm đoán, vẫntiếp tục bị những bất thường và quáigở của một thế giới văn hoá, biên tậpcố tình làm cho sai lạc. Ai cũng biết sau ngày cưỡngchiếm miền Nam 30-4-1975, văn-học và văn hóaViệt-Nam Cộng-Hòađã bị cấm đoán, phủ nhận như thếnào qua nhiều đợt tấn công, dàn cảnh. Nay, đã35 năm sau, chiến thuật đó vẫn còn ởmột nước Việt Nam hô hào cái gọi là'cởi mở', 'kinh tế thị trường'. Mớiđây, chúng tôi được đọc bộ Văn-HọcViệt-Nam Nơi Miền Đất Mới trên 4 ngàntrang gồm 4 tập của soạn giả NguyễnQ. Thắng (NXB Văn Học, Hà-nội). MiềnĐất Mới ở đây được soạngiả bao gồm miền Nam Lục-tỉnh và miền NamCộng Hòa; và trongcác tập 3 và 4 chủ yếu vẫn là những câyviết của đảng CSVN gồm nằm vùng, ly khai,tập kết, gởi vô Nam hoặc những cây viếttừng có mặt thời Việt Nam Cộng Hòa nhưngsau này sinh hoạt với các hội và báo chí của Cộngsản Việt Nam. Đặc biệt Nguyễn Q. Thắngđã xen vào đónhững nhà văn của miền Nam 1954-1975 nhưng vì ôngcó thể nói hãy còn tuân theo một “chính sách” hay “chỉthị” nào đó, do đó chưa thể là một bộvăn-học sử đúng nghĩa – nghĩa là ghinhận, tổng kết và phê phán các tác-giả vàtác-phẩm như đã xuất hiện và sinh hoạt một thời.

 

Những phê phán, nhận xét có thể cónhững chủ đích chính trị

1- Cốtình nêu sai danh-tính các nhà văn thời Việt-NamCộng-Hòa:Ngoại trừ trong một số trích (nguyên) văn, toànbộ sách của Nguyễn Q. Thắng không nêu đích danhcác nhà văn qua các bút hiệu đã dùng, đã quenvới người đọc và đã đi vào văn-họcsử như Mai Thảo, Nhã Ca, DươngNghiễm Mậu, VõPhiến, mà lại dùng tên thật (tên khai sanh) củahọ để làm tiêu đề cũng như đánh giá.Mai Thảo trở thành Nguyễn Đăng Sinh (tập 3,tr. 1233, ẩn biếm ý dancing chăng, trong khi tênthực thật của Mai Thảo là Nguyễn Ðăng Quý)với chú thích rằng phần này được làmđể thông tin về sinh hoạt báo chí và thơtự do. Nhã Ca lúcđược gọi là Thu Vân, lúc lại là TrầnThị Thu Vân. Võ Phiến thành Đoàn ThếNhơn, Trùng Dương cólúc là Trùng Dương Nguyễn Thị Thái, v.v.

Nhàvăn học sử khi viết về các tác-giảvăn-học đều phải ghi bút hiệu là chính,chỉ ở những phần tiểu sử mớinhắc đến tên thật, hoặc giả tác-giảđó dùng tên thật để sinh hoạt văn-họcnghệ thuật thì mới ghi tên thật: giáo-sư NguyễnVăn Trung có các bút hiệu Hoàng Thái Linh, Phan Mai, nhưng cácbút hiệu này chỉ được sử dụng hạnchế và khi xuất bản tác-phẩm tên thật củaông được ghi thì nhà viết văn-học đương nhiênphải dùng tên thật của ông. Nguyên Sa ngượclại là một nhà thơ nhà văn khi ký Nguyên Sa và khi viết sách giáokhoa triết học (Descartes nhìn từ phươngĐông, Luận lý học, Luận Triết học, v.v.) thì ký Trần Bích Lan; dođó khi viết về nhà thơ Nguyên Sa người tacó thể nói đến những sách giáo khoa mà ông làtác-giả, dĩ nhiên là không thể ngược lại,viết về “nhà thơ Trần Bích Lan” vì không hề có nhà thơTrần Bích Lan dù Nguyên Sa và Trần Bích Lan là mộtngười.

·Lê Vĩnh Hòa đượcghi trong tiểu sử là “em ruột văn sĩ ĐoànThế Nhơn...” (tập 4, tr. 270 – từ đâycác chú thích đều trích từ tập 4) - thay vì Võ Phiến!

·Về hai nhà văn Y Uyên vàDoãn Dân, ông Nguyễn Q. Thắng chỉ ghi năm mấtcủa Doãn Dân; còn Y Uyên thì “mất năm 1969 đangđộ tài hoa nẩy mở”(tr. 827) nhưngkhông ghi rõ chết vìđạn pháo của ai (Việt Cộng!) trong khi các tayvăn nghệ năm vùng ở miền Nam vô bưngchết thìđược ghi lý do chết: Lê Vĩnh Hòa thì “hi sinh trongmột trận chống càn tại Long Mĩ, Xẻo Giá...”(tr. 270); Trần Triệu Luật thì “hi sinh trênđường công tác ở Tây Ninh (cùng nơi cùng ngàyvới) Trần Quang Long”. TTL được đề caotrong một mục từ riêng (51- TTL, nhà văn chiếnsĩ) cũng như TQ Long (42- TQL với thi đề'nghiêng nón'“!

·Về Luân Hoán thì một chitiết trong tiểu sử nếu không đượcnhắc đến vẫn còn hơn là ghi như NguyễnQ. Thắng: “Những năm 60 ông (LH) bị động viênvào quân trường Thủ Đức một thời gianrồi trở về đời sống dân sự” vì phải thêm rằng sauThủ Đức, nhà thơ Luân Hoán ra chiếntrường và bị đạn pháo “quân thù” làm mấtmột chân! Hay khi viết về nhà văn Lê TấtĐiều “Sau năm 1975 ông (LTĐ) định cư (?)ở Hoa Kì và ngheđâu vẫn có tác-phẩm in ở nước ngoài” -một nhà nghiên cứu, tác-giả của bao bộ sách hàngvạn trang, mà chỉ biết “nghe đâu”! Cũng vì ngheđâu nên mới viết về nhà văn “HồTrường An, dược sĩ, nhàvăn” (mục từ 32): “Từ năm 1977 địnhcư ở Pháp. Chưa có tác-phẩm in thành sách, nhưngcó nhiều truyện ngắn trên các tạp chí ở Sài-Gòn trướcnăm 1975”. Còngọi Viên Linh là “hoàng đế”, “nhà độc tài”văn-học, như mục đề 28 về nhà vănViên Linh, là hơi … quá, dù có thể cốt ý bênh çô PhươngThảo tức Vũ Hạnh. Thiển nghĩ vớivăn-học miền Nam thời 1954-1975, Viên Linh vừa làmột nhà thơ, nhà văn vừa là một chủ biêntạp chí (Thời Tập) có công, dĩ nhiên khôngphải công kiểu Vũ Hạnh!

2- Nhữngthiếu sót, sai lầm có chủ đích:

Trongphần về giáo sư Nguyễn Văn Trung (tập4, trang 7-54), mở đầu chương 8-Các Văn GiaHiện Đại, Nguyễn Q. Thắng ghi rằnggiáo-sư Trung còn cóbút hiệu Nguyễn Nam Châu. Thực ra, NguyễnNam Châu (bút danh Hoài Kim Yến) là một giáo sư đại học Huếnhững năm cuối thập niên 1950, viết nhiềubài trên tạp chí Đại Học và là tác giảnhững cuốn Sứ Mệnh Văn Nghệ NhữngNhà Văn Hóa Mới (1958). Sau này ôngNguyễn Nam Châu trở về Bỉ thi tiến sĩ và làmgiáo sư đại học và không lâu trước khimất đãxuất bản một tập sách nhìn lại chủnghĩa Marx (1). Nguyễn Q. Thắng còn ghithời trước 1975, giáo-sư Nguyễn VănTrung sinh hoạt trong một số lực lượng,hội đoàn “dưới sự chỉ đạotrực tiếp, có lúc gián tiếp của lựclượng cách mạng nội thành” mà không dẫnchứng bằng cớ, dễ khiến hiểu lầm vàtrong trường hợp này sai lầm rất nghiêmtrọng [Sự thật là trước 1975, giáo-sư Trungđã công khaiphản chiến qua các sinh hoạt văn-hóa giáo dụccũng như đã ký Tuyên cáo chung với Huỳnh TrungĐồng và Nguyễn Ngọc Hà nhóm HướngVề Đất Việt ủng hộ MTGPMN năm 1969].Trong phần trích văn tác-giả Nguyễn Văn Trung,Nguyễn Q. Thắng trích lại một phầnchương 5-Văn-học trong vòng tay chính trị của hồi ký “Nhữngchặng đường đã qua” của giáo-sưTrung, nhưng trong phần tiểu sử lại nhắcviệc Phạm Công Thiện phê bình các tác-phẩm của giáo-sưTrung [“Đối với tôi, NVT không chỉ là tên anh, mà làtượng trưng cho sự nông cạn, nô lệ, phásản của giới trí thức Việt-Nam hiện nay.Tên ấy gợi lên sự học vấn lừng khừng,suy tư thiếu máu, cóp nhặt thiếu thông minh, kiêungạo ngu xuẩn, lưu manh nguy hiểm”. Chính ông chobiết “Tôi đã tàn bạo khi viết những dòng trên. Phải tàn bạo. Không thể nhẹ nhàng,không thể cảm thông, trao đổi với hạngngười trên”(HTTT bản 1967, tr. 157)], mà Nguyễn Q. Thắng lại khôngghi nhận những 'feedback' về việc ấy mà giáo-sư Trungđã ghi lạitrong cùng tập Hồi ký đã kể; hơn nữanếu quan sát đãthấy bài phê bình của Phạm Công Thiện đã khôngxuất hiện trong các lần tái bản tập HốThẳm Của Tư Tưởng (phụđề 'đặt lại căn nguyên tưtưởng hôm nay. Thểvà tính') [Trích: Lời mởđầu về lần tái bản thứ ba do NXBPhạm Hoàng, 1970 : Quyển Hố thẳm của tưtưởng này đã đánh dấu một giai đoạn củangười viết, một giai đoạn phủnhận triệt để. Sau sự phủnhận triệt để này là Sự im lặng củaHố thẳm. Không thể nàođọc Hố thẳm của tư tưởng mà khôngđọc Im lặng hố thẳm mà không thấy Hốthẳm của tưtưởng. Lần tái bản thứ banày, người viết đã tự tiện xoá bỏ bài viết vềluận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Trung vì bàiấy chỉ có tính cách giai đoạn và nhất là chỉcó tính cách tượng trưng. Sau sựtượng trưng là Thực Tại viết hoa vàThực Tại bắt chéo.] nhưng lạiđược một nhóm Phật tử ở Huế inlại thành tập mỏng Phê bình luận án tiến sĩtriết học của Nguyễn Văn Trung (cũng là tựa chươngsách HTCTT) năm 1973.

Giáo sư Nguyễn Văn Trung đã viết trong hồi kýcủa ông: “Sau đảo chánh 01/11/1963, ông Phạm CôngThiện xuất bản cuốn Hố Thẳm TưTưởng, dành một chương phê phán luận ántiến sĩ của tôi với một thái độ khinhbỉ, trịch thượng, mạt sát thậm tệ.Cuốn sách bán chạy, dư luận bàn tán sôi nổivụ “ông Phạm Công Thiện phê phán ông Nguyễn VănTrung”, chờ đợi tôi lên tiếng đối đáp;nhưng cho đến nay tôi vẫn giữ im lặng, khôngcó một lời nói công khai nào. (…) Tôi và ông Thiện gặpnhau ở tòa báo BáchKhoa với sự chứng kiến của anh Lê NgộChâu. Trong bữa gặp gỡ đó, ông Thiện thúnhận với tôi đại ý như sau: Tôi viết bài phêbình anh để thỏa mãn những uất ức bấtmãn của giới Phật giáo coi anh là tiêu biểu cho tríthức Việt Nam nói chung và trí thức Công giáo nói riêng. Tôixin hứa với anh sẽ bỏ bài đótrong lần tái bản sách sắp tới. Ông Phạm công Thiện đã giữ lờihứa.” (Chương IV- Ông Phạm Công Thiện).

3-Những đánh giá và xếp loại vônghĩa, lỗi thời:

Đâylà trường hợp các nhà văn nữ miền Namthời ấy Túy Hồng, Trùng Dương, NguyễnThị Thụy Vũ, kể cả Nhã Ca, đều bịNguyễn Q. Thắng gán cho nhãn hiệu 'vô sỉ'. Theo ông,các này mà ông gộp chung là “những ngườicùng nhóm là một thứ 'vô sỉ'(cynique) trong vănchương. Nghĩa là họ đem những cái khôngđáng phô trương ra quảng diễn không chút e dè (NTTVtr 455, TD tr. 872, NTH tr.. 629, …)” . Nguyễn Q. Thắng thêmrằng Nguyễn Thị Thuỵ Vũ làm công việc này “khánhiệt tình trêntừng trang văn”, còn tác-phẩm nhà văn Trùng Dương“đều được dựng nên bởi nhân sinh quan vàthế giới quan một cách “hiện sinh”, buông xả vàgần như vô sỉ” (tr. 872, 873). Nặng nề nhấtlà với nhà văn Túy Hồng mà Nguyễn Q. Thắng chorằng cùng với các nhà văn nữ kia “từng gây nênhiện tượng văn-học có tính nhục cảmdồn nén thể xác của các cô gái lỡ thì... (một cách) tiêu biểunhất” (tr. 538). Đây là thứ ngôn ngữ của VũHạnh và Tin Văn (của Nguyễn Ngọc Lương,Trần Bạch Đằng chi phối, điềukhiển)!

Nhàvăn Nhã Ca có lẽ bị nặng nề nhất trongbột gọi là văn-học sử này. Với mụcđề “35-Thu Vân, nhà văn dùng tính dục đểgiải quyết vấn đề” mấy ai nghĩ làNguyễn Q. Thắng nói về nhà văn Nhã Ca? Ở trang639, “Thu Vân” biến thành “Trần Thị Thu Vân”, và khiviết về thơ Nhã Ca, không, về nhà thơ Thu Vânchớ, thì ôngNguyễn Q. Thắng viết như sau: “Bà còn là một thi sĩ vớinhững thi đề có giá trị nghệ thuật củamĩ tính thi ca hiện đại có thể nói thơ bà ThuVân vượt trên văn bà Thu Vân”. Sau đó ông trích bàithơ nổi tiếng của bà nhưng lại cắtmất một phần tựa đề chỉ vì trùng với bút hiệuthật của bà (Nhã Ca!): “Bài … Ca thứ nhất”!

Nhàvăn Nhật Tiến khi viết về các nhà vănnữ này đã nhẹ nhàng nhận xét rằng “.. những tác-phẩmviết táo bạo của giới cầm bút phụ nữ,gây cho độc giả một ấn tượng mớimẻ về những ý tưởng muốn thoát ly cái vỏphụ nữ Á-đông thuần túy...” (BáchKhoa, 1967). Gần đây, nhà thơ Du TửLê thì khẳngđịnh rằng “Nhã Ca, nhà văn nữ nói “không” vớidục tính” trong bài viết cùng tựa đề trên tờNgười Việt (CA) số6-4-2010.

Bộ sách của ông Nguyễn Q. Thắng đãkhiến người đọc nhận thấysự hiện diện quẩn quanh của một chỉthị nào đó của bộ chính trị!

Cáchnhìn của mấy cây viết “phải đạo” nhưVũ Hạnh, Lữ Phương, Trần TrọngĐăng Đàn, và nay Nguyễn Q. Thắng đã làmột cái nhìn mang tính xã hội, chính trị của mộtquan niệm macho toàn trị, tức không mang tínhvăn-chương; quan niệm 'bao cấp' này đãlỗi thời và rất bất cập! Khoảng 10 nămtrước, chúng tôi đã có dịp viết vềđề tài Tính dục và nữ quyền này: “Phảiđến Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, NguyễnThị Thụy-Vũ, Trùng Dương vănchương mới trở thành phương tiện chonữ quyền và quyền sống. Thật vậy, từcuối thập niên 1960, người viết nữ đã mạnh bạo đi xahơn, tự tin hơn và những vấn đềphụ nữ được chính thức trương lênchữ nghĩa. Cái Tôi, nhân vật chính, nội dung, tìnhcảm, tình yêu, tình dục,... không còn là của riêngnhững nhà văn thơ phái nam (...) Văn chươngdục tính hay có dâm tính lại do người nữviết hình như hấp dẫn hơn vì cũng hình như cótính tự thuật nhiều hơn. Vì từ nay, người nữ làm chủcon người, tư duy, tình cảm và cuộc đời của họtrong văn chương. Làm người nữ, vớivăn chương! Simone de Beauvoir trong Le Deuxième Sexe(1949) đã phátđộng cái ý thức nữ quyền đó khi hô hào “On nenait pas femme, on le devient”. Trong vănchương, trong ngôn ngữ, vì là cái có thực, có sựsống. Như vậy, viết trở thànhhành động tự xác định của ngườiphụ nữ, trở thành phát ngôn viên chính thức củacon người phụ nữ, tiếng nói chính thức vàtừ tình dục(…) Không đóng vai luân lý, đạo đức nhưngđối với văn chương dục tính, thiểnnghĩ tính văn chương sẽ không ở lâu vớinhững quẩn quanh tình dục không lối thoát. Khôngbắt buộc phải hướng thượng, nhưngnếu nhân vật, hành động và nội dung củavăn chương cứ bị tình dục, thân xác giam hãm tù đày,định nghĩa về văn chương hình nhưđã bị hãmhiếp một cách tội nghiệp vậy! Đây làchỗ khép lại của nhiều thập niên thửnghiệm kể từ khi nhóm Sáng-Tạo đề nghịbuông thả và khai phá tình dục trong văn chương...”(2).

Mộtquan niệm khác mà Nguyễn Q. Thắng hay nói đến vàgán cho vài nhà văn, là sadisme. Theo cáctừ-điển thì sadisme có nghĩa là “thói loạndâm gây đau” trong y-học và một cách tổng quát chỉnhững trò, những lối sống và cả bút pháp “chủkhoái lạc bạo tàn”. Bút pháp của nhà văn Duy Lammà Nguyễn Q. Thắng gọi là “nhà văn của dònghọ” đẵ được ông gọi là “bút phápnặng tính sadique của văn-chương hiệnđại tây phương”(tr. 256). Em ông, nhà văn ThếUyên thì được xem là “một nhà văn thuộctrường phái sadique như ông tự nhận “có lẽtôi hơi sadique”“ (tr. 325). Khuynhhướng này nhà thơ Nguyên Saở Miền Namđã là ngườiđầu tiên sử dụng. Sadisme là một ý niệm, một style,nếu áp dụng vào lãnh vực văn chương thìcũng chẳng có gì tai hại cần phải nhấnmạnh. Sau này ở hải-ngoại, trong Hồi Ký,Nguyên Sa đã nhắc lại ý niệm này khi nói đếnviệc Vũ Hạnh phê bình đánh phá tiểu-thuyết Yêucủa Chu Tử (và đưa đến vụ ám sáthụt Chu Tử của nhóm Đặc công quyết tửThành Đoàn “Bắn chết Chu Tử để trả thùcho Vũ Hạnh”): “phê bình hiện thực xã hộicủa Vũ Hạnh là cộng-sản trong hình thức thôbạo và bán khai nhất, kiểu văn thơ nào khôngđúng với đường lối là tiểu tưsản, là phản động, là “văn-hóa Bolsa”, là cánhcửa Lý Bá Sơđã hé mở”.Thứ phê bình đề cao người cùng phe phái, tậpđoàn của mình mà bôi đen, xóa bỏ người khácnày Nguyên Sa đã gọi đích danh là “sa đíchvăn-nghệ”: “sa đích là tên bị bệnh cuồng dâm,biết mình yếu kém, bất tài vô tướng …trở thành những tên thù hận nhan sắc, giếtchết người đẹp, bằm vào khuôn mặt giainhân rồi hãmhiếp, để tìm thấy trong hành động manrợ cả quyền uy lẫn thoả mãn dục tình. Phêbình hiện thực xã hội là đỉnh cao của phêbình “sa đích” văn-nghệ” (3).

4-Bất nhất về thời gian:

Vớinhững nhà văn Việt-Nam Cộng-Hòa sống sót và thoátrời khỏi nước được, vềsau tiếp tục sinh hoạt ở hải ngoại,Nguyễn Q. Thắng dừng tiểu sử họ vàngừng ghi tác-phẩm của họ ở mốc 1975, trongkhi các nhà văn của Việt Nam cộng sản hay theoCộng thì lạiđược tỉ mỉ tiểu sử và tác-phẩmđến ngày xuất bản bộ sách (2008-9). Một điểm khác nữa là Nguyễn Q.Thắng thường tríchcác tác-phẩm đã đăng báo hơn là từvăn bản đã xuất bản của các tác-phẩm vàtác-giả đó. Vậy đây là một tuyểntập văn-học qua báo chí hay văn-học sử? VõPhiến trước khi xuất bản các tuyểntập về văn-học miền Nam 1954-1975, đã cất công viết mộttập Tổng quan, trong khi bộ sách của Nguyễn Q.Thắng chỉ là một sưu tập và tiểutruyện về các tác-giả miền Nam với nhữnggiới thiệu có tính thương mại hơn là đivào nội dung!

Xembộ sách của Nguyễn Q. Thắng không khỏi nhớđến dĩ vãng tàn độc đối vớinền văn học của những kẻ sống ởmiền Nam, trong vùng Việt Nam Cộng hòa bị chiếnbại, đã bị 'kẻ thắng' xóa bỏ bằngnhững nghị định và chiến dịch: Nghịđịnh 20-8-1975 của Lưu Hữu Phướcbộ trưởng Thông tin văn hóa của chính phủCách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam - nghịđịnh cấm lưu hành sách báo xuất bản tạimiền Nam trước đó. Nghị quyếtĐại hội Đảng lần thứ IV (1976) ghi rõ nhiệm vụ phải “quétsạch ảnh hưởng của tư tưởngvà văn hóa thực dân mới” ở miền Nam (Tríchtừ Văn Hóa Văn Nghệ Miền Nam DướiChế Độ Mỹ Ngụy (Hà Nội: Văn Hóa,1977), tr. 8). Tháng 3-1976, từng đoàn từng đoàn cánbộ càn quét tịch thu hết sách báo xuất bảndưới thời chế độ cũ, để đốt,“tẩy”. Chiến dịch thanh toán “bọn văn nghệsĩ phản động” khởi đầu sáng 3-4-1976,hai ngày sau vụ nổ công viên con rùa đường Duy Tân:công an lùng bắt hầu hết văn nghệ sĩ và tríthức. Sau đó là tù đày, cải tạo, và khi nghi bóngnghi gió lại tiếp tục càn quyét thu vén sách Việt NamCộng Hòa như vàotháng 3-1981, nhà cầm quyền ra hẳn một cuốn danhmục sách và tác-giả (56, theo NHL Hồi Kí 3, tr. 167)bị cấm lưu hành. Những gì không xuất phát từ văn họchiện thực xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vôsản tức theo mô hình miền Bắc đều phảixóa bỏ, phủ định, vì “mảng” văn học nàybị kết án là “đồi trụy hóa con người”, “phụcvụ xã hội tiêu thụ miền Nam” tức mộtthứ “văn học phục vụ chính trị phảnđộng”, phản cách mạng - những cái nhãn hiệucó thể làm tiêu mạng sống con người!Từ 1975 đến nay có hơn 20 cuốn sách phê phán xuyêntạc nền văn nghệ Việt Nam Cộng Hòa: văn học tay sai chothực dân mới cũ nhưng đáng sợ nhưnhững trái bom! Như vậy, ngay sau khi “chiến thắng”,các cán bộ và cả guồng máy liền gấp rút tấncông và thủ tiêu những thành tích văn-hóa văn-họcở miền Namtrước khi họ đến.

Gần đây đã có vài cử chỉ có tính “xétlại”. Và tác-phẩm của nhà văn Việt Namở hải ngoại được xuất bản ởtrong nước dĩ nhiên đã qua gạn lọc (gầnđây thêm Kiệt Tấn - Em Điên Xỏa Tóc, HoàngKhởi Phong - NgườiTrăm Nam Cũ). Riêngtác-phẩm của các nhà văn Việt-Nam Cộng-Hòa từng bị cấmđoán sau 1975, nay cũng được tái bản (nhưcủa Dương Nghiệm Mậu, Lê Xuyên, Thế Uyên,Nhật Tiến, v.v.), vậy màNguyễn Q. Thắng làm công việc gọi là văn-họcsử lại không cho biết Phi Ích Nghiễm là DươngNghiễm Mậu! Khi giới thiệu các truyện ngắncủa Dương Nghiễm Mậu được NXBPhương Nam hợp tác với NXB Văn Nghệ xuấtbản năm 2007, Phạm Xuân Nguyên đã có cái nhìn thích đáng hơnNguyễn Q. Thắng: “Văn chương dân tộcViệt Namthế kỷ XX, do nhiều hoàn cảnh lịch sử và lýdo khác nhau, đã không thuần nhất và thống nhất. Có một thực tế đã trở thành lịchsử là trong giai đoạn 1954 - 1975 đấtnước bị chia thành hai miền lãnh thổ với haithể chế khác nhau và dướihai thể chế trên hai miền lãnh thổ ấyđã tồn tại hai nền văn chương khácbiệt về ý nghĩa chính trị. Nhưng ởnhững tác giả và tác phẩm tiêu biểu, ở bên nàyhay bên kia, đó đều là vănchương đúng nghĩa, tức là có giá trị nhânbản, nhân văn đối với con người. Tôntrọng lịch sử thì phải thừa nhận mộtthực tế khách quan là văn chương Việt Namthế kỷ XX có các bộ phận khác nhau, và đểhình dung bức tranh đầy đủ về vănchương dân tộc thì phải có sự tổng hợp,thống nhất các giá trị văn chương đíchthực từ các bộ phận cấu thành ấy. Độ lùi thời gian và hoàn cảnh chínhtrị xã hội hiện thời của đấtnước đã tạo điều kiện cho việcnày. Trên tinh thần đó, “Tủ sách văn họcmiền Nam trước 1975” do Nhà xuất bản VănNghệ và Công ty văn hóa Phương Nam phối hợpthực hiện là một ý tưởng và công việccần thiết và hợp thời, trên cả haiphương diện chính trị và văn chương,đáng được trân trọng và ủng hộ.Lựa chọn in lại những tác phẩm có giá trịvăn chương của các nhà văn nhà thơ từngsáng tác ở Sài Gòngiai đoạn 1954 – 1975 là nhìn văn học ở tưcách văn học dưới con mắt lịch sử.Hơn thế, đó còn là đưa trả lại chovăn chương nước nhà những giá trịxứng đáng của nó và đem lại cho độcgiả văn chương những tác phẩm họcần biết, cần đọc để hiểuđầy đủ, toàn diện hơn nềnvăn chương dân tộc thế kỷ XX. Có thờiném đá đi và có thời lượm đá về.

Bốntập truyện ngắn của DươngNghiễm Mậu (Đôi mắt trên trời, Cũngđành, Nhan sắc, Tiếng sáo người em út)vừa được ra mắt ở Nhà xuất bảnVăn Nghệ là trên tinh thần này. Đọc nó,độc giả sẽ được phát hiệnmột nhà văn xuất sắc với một lốiviết hiện đại, thấm đầy chấthiện sinh, đi sâu vào thân phận con người,phơi bày những cảnh ngộ làm người trongmột thế giới nhiều bất trắc, phi lý. Do đó đọc ông khôngthể đọc theo kiểu ngoại quan mà phảibằng con mắt nội quan...” (4). Công việc văn-hóacủa nhà xuất-bản Phương Nam và lậpluận của những người làm văn-họcnhư Phạm Xuân Nguyên đã bị Vũ Hạnh và một chiến dịchchống đối với đủ hăm dọa nhưngay sau 1975. Vũ Hạnh vẫn là ngườicầm đầu chiến dịch: “…Đem những vũkhí độc hại ra, sơn phết lại, rêu rao bày bánlà một xúc phạm nặng nề đối với danhdự đất nước!”.Lịch-sử đất nước và lịch-sửvăn-học chắc chắn đã ghi “công” của “vua” Vũ Hạnh!

Viếtvăn-học sử mà gọi Nguyễn Đăng Sinh làMai Thảo, Đoàn Thế Nhơn thay cho Võ Phiến, Thu Vân và TrầnThị Thu Vân thay vì Nhã Ca, v.v. thì quả là bất thườngthật! Không lẽ những danh tính nhà văn Mai Thảo,Dương Nghiễm Mậu, Võ Phiến, Nhã Ca, v.v. hãy cònnhạy cảm và gây dị ứng đến thế sao? (Dĩ nhiên không thể có Hồ Hữu Tường, Duyên Anh, NguyễnMạnh Côn, v.v. trong bộ sách của Nguyễn Q.Thắng!). Cũng cần nhắc lại lànhững nhà văn nhà thơ của miền Nam bịgiấu tên trong bộ sách của Nguyễn Q. Thắngcũng là trong số 10 vị từng đượcgọi là Những Tên Biệt Kích Của Chủ NghĩaThực Dân Mới Trên Mặt Trận Văn-Hóa TưTưởng cũng là tựa sách do nhà xuất-bảnVăn-hóa in năm 1980 và tái bản nhiều lần. Tậpnày gồm 10 chương, nêu đích danh 10 nhà vănmiền Nam để xóa bỏ sự nghiệp văn-hóa vàvăn-học của họ, những người theohọ là nguy hiểm nhất vì ảnh-hưởng “di hại” lâu dài. 10 “biệtkích” đó là Vũ Khắc Khoan, Doãn Quốc Sỹ, Nhất Hạnh,Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mău,Mai Thảo, VõPhiến, Hồ Hữu Tường và Nhã Ca.

Mộtnền văn-học giấu mặt, danh xưngđảo lộn,... thì làm saođến gần được sự thật mà lạicòn lớn tiếng kêu gọi hòa hợp hòa giải? Vàphải chăng nền “học thuật một nửasự thật” này đã khiến cho một giảng viênđại học sư phạm đã không biết TựLực Văn Đoàn là gì hoặc Khái Hưng,Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam là ai (Chươngtrình Ai là triệuphú? của đài truyền hình Hà-nội, 1-2007).

Thậtra giới nghiên cứu - giáo-sư hay nhà phêbình, biên khảo,phần lớn vẫn là cán bộ hay đảng viêncộng-sản, do đó nói chung họvẫn làm theo chỉ thị. Những nghiên cứu tựkhoe là “khoa học” (trên các tạp-chí như NghiênCứu Văn Học, Văn Hóa Nghệ An, v.v.) cũngchỉ là chiếu theo chính sách và nghị địnhcủa đảng và Nhà Nước. Một điềukhác không thuyết phục được người làmvăn-hóa miền Nam cũ là đám người làmvăn-hóa theo chỉ thị này từ thời chiến-tranhNam-Bắc đến nay thường gọi văn-họcViệt Nam cộng hòalà “văn-học tại các đô thị miền Nam”.Đây là tuyên truyền đã cũ của thờichiến-tranh trước 1975 vì Hà-nội làm như vùng nôngthôn và núi rừng là đã thuộc về chúng và miền Nam Cộng hòachỉ thu gọn lại ở các vùng đô thị mà thôi.Cụm từ “đô thị bị tạm chiếm” từngđược các nhà viết lịch-sử văn-họcsử dụng để chỉ các vùng “quốc-gia” vàcả “thực dân” trong thời gian từ 1945 đến1954 tại Hà Nội. Không lẽ ngàn nămnước ta bị người Hán xâm chiếm, họcũng phải gọi Việt Nam là vùng bị … tạmchiếm? Và các “đại thi hào” của miềnBắc như Tố Hữu, Chế Lan Viên từngngự yên hàn ở “đô thị Hà-Nội” mà làm thơnhư đang ở chiến trường với cácđồng chí!

Nhữngnăm gần đây, chúng tôi từng đượcđọc những nghiên cứu của mấy giáo-sư vàluận án của sinh viên trong nước, nội-dung cóvẻ thoáng (tức cởi mở hơn) đã dám bàn đến nhữngđề tài từng bị xem là cấm kỵ trướcđó như thơ Nguyên Sa, thơ truyện Thanh TâmTuyền, nhóm Sáng Tạo, các văn thơ hiện sinh, v.v.nhưng họ vẫn gọi văn-học đó là “văn-họctại các đô thị miền Nam” hay ở “trong khubị chiếm” - như gần đây Trần Hoài Anh cóluận án tiến sĩ được xuất-bảnvới tựa đề Lý Luận Phê Bình Văn Học Ở ĐôThị Miền Nam 1954-1975 (Hội Nhà văn, 2009) - sau đó ông tiếptục viết về văn-học `đô thị` miềnNam với cuốn Văn-Học Nhìn Từ Văn-Hóa (Thanhniên, 2012). Đó cũng là lý do khi trong nướcviết về văn-học miền Nam thì chỉ nói đếnnhững văn thơ và báo chí tuyên truyền của cánbộ ở các vùng bưng biền và thứđến là những văn-nghệ sĩ nằm vùngnhư Sơn Nam, Trang Thế Hy, Vũ Hạnh, v.v. màgọi họ là những “nhà văn yêu nướctrong các thành thị miền Nam”!

Năm2012, đến phiên sách Võ Phiến được táibản, bắt đầu với tập tuỳ bút Quê HươngTôi, nhưng lại ghi tác-giả là Tràng Thiên (NXB Nhã Nam & NXB ThờiĐại): “Tác giả tên thật là Đoàn Thế Nhơn,sinh ngày 20.10.1925 ở Bình Định. Nhà văn nổi tiếng ởmiền Nam thời 1954 – 1975. Viết nhiều loạivăn: tuỳ bút, truyện ngắn, tiểu thuyết,thơ, tiểu luận, phê bình, đàm thoại…Quê hươngtôi gồm tập Đất nước quê hương innăm 1973 và một số tuỳ bút khác cùng loại”. Mùa Hènăm 2013, 2 nhà NhãNam và Thời Đại xuất bản thêm Tạpvăn Tràng Thiên gồm 20 bài viết. Cả 2 tập tùybút này đã là đối ttượng cho một buổitọa đàm tại Hà-Nội ngày 9-10-2013 với mộtsố nhà văn “tiến bộ”. Thu Tứ, con của nhàvăn Võ Phiến mới đây trong bài viết “Trườnghỡp Võ Phiến”đăng trên diễn đàn gocnhin.net tháng 8-2014 đã gâyscandal về văn-học và chính-trị. Ông cho biếtchính ông đã và sẽ tiếp tục sửa văn bảntác-phẩm của cha mình để xuất-bản trongnước (đã: 2 cuốn Quê Hương TôiTạp văn Tràng Thiên nói trên: “Cả hai tácphẩm này đều do chúng tôi chọn lựa và biêntập, theo sự ủy quyền từ lâu của thânphụ. Chúng tôi cố chọn những tác phẩm vửagiá trị nhất vừa hoặc không chứa hoặcchứa rất ít nội dung chính trị. Nếu có nộidung chính trị, khi biên tập chúng tôi loại bỏhết. Mục đích của việc chọn và bỏnhư thế là đưa những thành tựu vănhọc đỉnh điểm của văn nghiệp Võ Phiến đến vớingười đọc mà không gây hại cho nước.Chúng tôi đã tưởngmình thế là chuđáo với nhà với nước!”). Sẽ, vì ông cho biết có tổchức muốn tái-bản tác-phẩm `chống Cộng`của Võ Phiến.

Saubộ sách Văn-Học Việt-Nam Nơi MiềnĐất Mới của Nguyễn Q. Thắng là vụNguyễn Đức Tùng in tập ThơĐến Từ Đâu (bị kiểm duyệtcắt bỏ nhiều bài và đoạn) gồm nhữngphỏng vấn một số nhà thơ trong ngoài và sauđó là vụ Hội thảo văn học Việt –Mỹ sau chiến tranh được tổ chứctại Hà Nội cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm nay,2010, vụ trước còn có lời ra tiếng vào, vụ sau chỉ có báoNhà Nước Việt Nam đưa tin. “Con đườngvăn học Việt Nam vào Hoa Kỳ”: tên nghe kêunhưng con đường đó chỉ đi rấtgiới hạn từ Hà-nội đến Trung tâm WilliamJoiner ở Boston rồi trở về, không quá khứ xahơn cũng không có tính truyền thống lẫnvăn-học!

Chú-thích:

  • NguyễnNamChâu. Karl Marx, Con Đường Huyễn Hoặc. Orange Ct, CA:NXB Hoàng Nguyên, 2003. Theo. Đỗ Hữu Nghiêm, Nguyễn NamChâu (20/3/1929-2005) vốn tên thật là Nguyễn Văn Chiênvà từng là nhạc sĩ thánh ca với danh hiệu HoàiChiên.
  • NguyễnVy Khanh. “Tản mạn về dục tính và nữ quyền”in Văn-Học Việt NamThế Kỷ XX: Một Số Hiện Tượng vàThể Loại (Đại Nam, 2004). Chương 10.
  • NguyênSa. Hồi Ký (Irvine CA: Đời,1998). Tr. 33 và 221-222.
  • ThểThao & Văn Hóa,13/4/2007.

NT, ngàysong thất năm 2010