Về Trương Vĩnh Ký và một số vấn đề văn bản, lối nhìn...

Những nămcuối thế kỷ XX có một hiện tượng tiêucực và đặc biệt ngày càng trầm trọng,đó là việc các nhân vật lịch sử và văn hóa ViệtNam liên tục bị hạ bệ, vẽ trấu:Nguyễn Huệ, Gia Long, Nguyễn Du, NguyễnTrường Tộ, Trương Vĩnh Ký, ... cũngnhư một số lãnh tụ, tướng lãnh bấtkể phe phái nào. Có khi là những nỗ lực đi tìmsự thực lịch sử, có khi là những đánh giálại, có khi gián tiếp chửi bới một chếđộ, phe nhóm, có khi vì kỳ thị tôn giáo hay vì mặccảm, dị ứng, biến ứng, có người riêngrẻ, lại có những tổ chức qui mô. Sựkiện 30-4-1975 đã chứng minh vai trò của „hoả mù“ tuyêntruyền, phản thông tin trong cuộc chiến tranh đó!Trong một tình cảnh chung của người Việt lúcnày sống chết với ... lịch sử, vớihiện tượng hồi ký tạp loại, nhất làtiểu thuyết lịch sử, dã sử. Dĩ nhiên đócũng là lý do trong nước gần đây (4-2000), tạiđại hội Nhà văn lần thứ 6, việc sángtác về các đề tài lịch sử đãđược Ban Chấp hành Hội Nhà văn đềra như là một phương hướng nhiệm vụcần thiết cho ngũ niên tới, 2000-2005 (1). “Hoảmù“ cứ thế mà tiếp tục thôi ! Dĩ nhiên,Trương Vĩnh Ký không thoát những đòn hỏa mùđó! Từ ngày ông qua đời đến nay và quanhiều cuộc đổi đời, đã có nhiềucông trình biên khảo và nghiên cứu về ông, khen có chê có.Trong bài này chúng tôi với chủ ý đặt lạimột số vấn đề nghiên cứu căn bản,do đó chỉ xin nêu ra một số sai lầm và nghivấn về con người và sự nghiệpTrương Vĩnh Ký, một người ViệtNam-kỳ, theo đạo Thiên chúa, làm việc cho Pháp và làngười mở đường báo chí và văn họcchữ quốc ngữ ở hậu bán thế kỷ XIX.Ông sống đồng thời với Phan Thanh Giản,Nguyễn Đình Chiểu, Tôn Thọ Tường, PhanVăn Trị, ... nhưng mỗi người mộtcuộc đời khác nhau, đại diện cho các khuynhhướng người Việt lúc bấy giờđối với thực dân Pháp thôn tính Nam-kỳ.

 

1. Người tathường phê phán Trương Vĩnh Ký làm việcvới kẻ thù ngoại bang tức người Pháp.

Bước đầu là làm thông ngôn choHải quân Pháp là những người sẽ đánhchiếm lục tỉnh. Phê phán dễ nếu khôngđặt vào hoàn cảnh của đương sự. Saukhi đi tu đạo Thiên-Chúa không thành và du học từnăm 14 tuổi ở Poulo Penang, ông về thọ tangmẹ năm 1858 (2), lúc đó 21 tuổi và nay mồ côicả cha lẫn mẹ, cũng là lúc triều đình vuaTự Đức gay gắt cấm đạo, từnăm 1848 đến năm 1861 sáu lần ra chiếucấm đạo, như chỉ dụ 13 (1860) nói rõ khôngcho người theo đạo làm quan chức và nếuđang làm quan phải bỏ đạo nếu không sẽbị hình phạt („thắt cổ chết ngay“). Cóđạo là một „tội hình“, Trương Vĩnh Kýsẽ làm nghề gì nếu không làm rẫy ruộng,nhưng ông lại mồ côi, không thân thích! Năm 1860, sau khitrốn khỏi trường Cái Nhum nơi ông tá túc vàdạy trẻ em, vì bắt đạo, ông phải trốnlên Sài-Gòn ở và làm việc cho giám mục Lefèbvre, nên khingười Pháp cần thông ngôn gấp vì không thểtiếp xúc với dân chúng, chính giám mục này đã tiếncử Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn cho trung tá Hảiquân Jauréguiberry, tư lệnh Sài-Gòn. Lúc này thànhGia-Định đã thất thủ, Trương Vĩnh Kýlập gia đình năm 1861 ở Chợ Quán. Nhưng côngviệc này không được lâu vì Trương Vĩnh Kýđã có thái độ và quyết tâm làm theo ý nguyệncủa ông. Theo một tài liệu ông Nguyễn ĐìnhĐầu mới tìm thấy, Trương Vĩnh Kýtừng tỏ ra dù hợp tác với Pháp, vẫn cho họbiết ông có con đường của ông. Một bứcthư của chỉ huy trưởng D’Ariès gửi đôđốc Charner đề ngày 21-5-1861 đề cửTrương Vĩnh Ký : “trongsố người Nam nói được ngôn ngữ củachúng ta chỉ có một người tên là Petrus Ký là biếtkhá rành rẽ có thể giữ các chức vụ Ngàimuốn thiết lập bên cạnh các thẩm quyền quânsự của chúng ta“, nhưng D’Ariès than phiền tháiđộ hợp tác lơ là của người thanh niên 23tuổi này: „từng là nhân viênSở Sự vụ bản xứ Sài-Gòn, ông ta đã bịsa thải vì thiếu mẫn cán và tận tụy, rấtthông minh, rất có khả năng làm tốt công việc,nhưng ông ta dần dà đánh mất sự tintưởng tạo được. Tôi không muốn chỉđịnh ông ta để ngài chọn làm thông dịch viêncho các hội đồng chiến tranh của chúng ta“. Dùvậy vị tổng chỉ huy Charner nói trên vẫnchọn Trương Vĩnh Ký và đưa ra cácđiều kiện để D’Ariès chuyển lạihọ Trương ”40 đồng một tháng và phảiluôn có mặt tại Sài-Gòn“. Nhưng Trương Vĩnh Kýkhông chấp thuận điều kiện đó và nhântiện bộc lộ tư cách của ông khiến D’Arièsbực tức trong thư sau đề ngày 28-5-1861: „Tính kiêu căng và các yêu sáchcủa ông ta hơn tất cả những gì chúng ta cóthể tưởng tượng về ông ta (...) đòi 110đồng với quyền làm công việc mà ông ta ưathích và rút lui khi nào không còn thích hợp...“ (3). Léonard Charnerlà người đã đánh hạ đồn Chí Hòa ngày24-2-1861.

14tàu chiến của liên-quân Pháp và Tây-ban-nha bắn vào cửaHàn (Đà Nẵng) lần đầu ngày 1-9-1858, và cũngnhư sau này tấn công Bắc-kỳ lần thứnhất (1873), người Pháp đều gặp nhiềukhó khăn vì người Việt theo đạo Thiên-Chúađã không hưởng ứng nổi dậy làm nộiứng như người Pháp tiên liệu. Ngày 17-2-1859,hải quân Pháp và Tây-ban-nha đã chiếm thành GiaĐịnh, rồi đến tháng 12-1861 chiếm hếtba tỉnh miền Đông Nam-kỳ, đưa đếnhoà ước Nhâm Tuất (5-6-1862). Trương Vĩnh Ký raĐà Nẵng làm thông ngôn trong việc ký hoà ước vàđòi bồi thường chiến phí này, ông đã tỏra có khả năng nghị luận và thẳng thắn khiphải tế nhị giữa hai bên, đã đượccả hai phe để ý. Cho nên tháng 6-1863 cụ Phan ThanhGiản đã yêu cầu Trương Vĩnh Ký làm thông ngôncho phái đoàn đi Paris và Madrid xin chuộc lại batỉnh miền Đông - trong khi đó một sốngười như „sử gia“ Vũ Ngự Chiêu sai lầmkhi nói ông làm cho Pháp, tức theo phái đoàn Pháp. Không thành, vàrồi ba tỉnh miền Tây cũng bị Pháp chiếmnốt. Cụ Phan Thanh Giản đã phải uốngthuốc độc tự vận ngày 20-6-1867 sau khi đànhnộp thành Vĩnh Long cho Pháp để tránh chết chóc chongười dân vì cụ đã thấy và hiểu ta khôngthể chống cự lại khí giới tối tân củangười Pháp. Trương Vĩnh Ký lựa chọn con đườnghợp tác sau mới rõ ra là ảo tưởng vìngười Pháp không thực tâm „khai hóa“, nhưng lúc đó,họ Trương không có lựa chọn khác. Đó chỉlà bước đầu vì Trương Vĩnh Ký đi xahơn và để lại cho hậu thế một gia tàivăn hóa quan trọng mà chúng ta nên bình tâm luận xét. CụPhan hiểu thế yếu đã tự xử cho trọnđạo quân-thần, Hoàng Diệu và Nguyễn TriPhương tự tìm cái chết cũng cho phải đạo.Cụ Nguyễn Đình Chiểu ở hoàn cảnh khác,cũng trốn tránh kẻ thù, không hợp tác. Tấtcả trung thành với đạo nho, hôm nay có ngườiphê bình là „hủ nho“ (4). Trong bối cảnh lịch sửđó, Trương Vĩnh Ký đã lựa chọn conđường hợp tác với kẻ thù và mong chờcơ hội để người Pháp hiểu conngười Việt Nam, cũng là cách đểngười công-giáo trở về với dân tộc -như Nguyễn Trường Tộ sau này, chứng minhvới người Pháp là người Việt theođạo Thiên-Chúa không hẳn sẽ dễ bảo, dễtheo Pháp để phản bội lại dân tộc! Hôm naychúng ta phê bình dễ dàng, vì không sống trong hoàn cảnh. Cònphê bình hợp tác với kẻ thù, sau ông, „chúng ta“ cũngđã hợp tác với kẻ thù Trung-Hoa rồi Pháp vàMỹ ! Nếu suy luận từ những thư tín củacác vị thừa sai thì cũng nên xem lại những láthư mà ông Nguyễn Đình Đẩu đã khám phá nhưnói trên! Ngoài ra, cũng nên ghi nhận Trương Vĩnh Kýtừng làm thông ngôn cho sứ thần Tây-ban-nha yếtkiến vua Tự Đức năm 1870 và làm việc chođại sứ nước này ở Trung-Hoa năm 1874!

 

2. Trương Vĩnh Ký làmbáo cho Pháp

GiaĐịnh Báo lúc đầu là mộtthứ công báo của chính quyền thực dân Pháp, nhưngtừ 1869 (nghị định 189 ngày 16-9-1869), TrươngVĩnh Ký, một cộng tác viên từ 1865, đượccử làm Chánh-tổng-tài và Huình Tịnh Paulus Của làmchủ bút, Tôn Thọ Tường, Trương Minh Ký, v.v.,trong ban biên tập. Gia Định Báo được thêmphần truyền bá chữ quốc ngữ, khuyến khíchdùng thứ chữ này để viết báo viết văn -báo khuyến khích độc giả viết chuyện ởcác địa phương họ ở bằng chữquốc ngữ; và cổ động cho lối họcmới. Từ 4 trang lên 16 trang. Vô tình, Gia Định Báođã đóng vai trò tiền phong truyền bá cái về saugọi là văn học chữ quốc ngữ. Đếnnăm 1874, J. Bonet được cử làm chánh tổng tàithay Pétrus Ký, thì tờ Gia Định Báo trở lạivới vai trò thông tin tuyên truyền cho chính quyềnthuộc địa và rút lại 4 trang như trước.Trương Vĩnh Ký chỉ làm báo cho Pháp một thờigian ngắn trong suốt quá trình hoạt động vănhóa của ông. Ngoài ông ra, làm báo theo lệnh Pháp hay nhậntiền của Pháp còn có Nguyễn Văn Vĩnh, PhạmQuỳnh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Hồ BiểuChánh, Nguyễn Đức Quỳnh, ... Nếu thêm danh tínhcác khuôn mặt lớn khác đã làm báo cho Pháp, Trung-cộng,Liên Xô, cho Mỹ trước và sau 1975,... danh sách sẽ dàira!

 

3. Chữquốc ngữ

TrươngVĩnh Ký thông thạo nhiều thứ tiếng và cảchữ Nôm chữ Hán, nhưng ông đã có cái nhìn thựctiễn khi cổ động việc xử dụngchữ quốc ngữ để thay thế hai thứchữ không đến được dân gian. Ông viết,phiên âm và phiên dịch các tác phẩm chữ Nôm, Hán quachữ quốc ngữ, mà các bản dịch Tứ ThưNgũ Kinh đã là những công trình quí hiếm vìtrước đó chưa bậc tiền bối nào đãdịch ra chữ Nôm! Ông lại soạn tự điểnvà viết sách văn phạm tiếng Việt, làm chuyệnđến lúc đó chưa ai làm qui mô. Trong bộ SơHọc Qui Chánh (Manuel des écoles primaires) gồm 3 tập màcuốn đầu Syllabaire Quốc ngữ xuất bảnnăm 1876, Trương Vĩnh Ký đã cho biết „Chữ quốc ngữ phảitrở thành chữ viết của đất nước.Phải như thế vì lợi ích và sự tiến hóa.Vậy, người ta nên tìm cách phổ biến thứchữ này bằng mọi phương tiện ...“ (5)

CuốnChuyện Đời Xưa (6) của TrươngVĩnh Ký in năm 1866 là ấn phẩm văn xuôiđầu tiên bằng chữ quốc ngữ; chúng tôinhấn mạnh ấn phẩm vì trước ông đã cónhững bản viết tay bằng chữ quốc ngữcủa các vị thừa sai và tu sĩ ngườiViệt, như Bento Thiện đã viết về lịchsử Việt Nam năm 1659, và đã có những cuốntự điển của A. de Rhodes (Đắc Lộ),Tabert và Phan Văn Minh, v.v. Tập từ điển củaTabert (1838) có phụ lục chuyện Inê Tử ĐạoVăn gồm 560 câu thơ lục bát.

Người ta đã cho rằng vì ông làm taysai cho thực dân và vì là người theo đạo Thiên-Chúanên cổ động chữ quốc ngữ là chữcủa thực dân và nhà Chung. Phạm Long Điềnnhấn mạnh ý này nhất. Ở đây cũng nên nêumột hiểu lầm khác: trước nay dư luậnvẫn cho rằng các vị thừa sai người Bồrồi Pháp đã buộc người Việt theođạo Thiên-Chúa phải dùng chữ quốc ngữ và cóngười còn gán tội người Thiên-Chúa giáo đãđồng hoá chữ Nôm và Hán là chữ của „ngoạiđạo“. Đây chỉ là một thuần suy diễnthiếu căn bản lịch sử. Những khám phágần đây ở Việt Nam của nhóm các linh mụcThanh Lãng và Nguyễn Hưng đã góp phần làm sáng tỏsự „mất gốc“ của người Việt Nam theođạo Thiên-Chúa : chỉ riêng thế kỷ XVIII, các nhàtu hành và giáo dân đạo Thiên-Chúa đã biên soạnkhoảng 14 tác phẩm chữ Nôm gồm khoảng 1triệu hai trăm ngàn chữ với bốn ngàn hai trămtrang hiện còn tìm được, trong khi trong cùng thờigian, họ chỉ biên soạn khoảng 700 trang chữquốc ngữ, tức sáu lần ít hơn (7)! Vậyđồng hoá người theo đạo Thiên-Chúa vớichữ quốc ngữ làm „mất nước“ và mất„hồn nước“ tựu trung cũng chỉ mộthuyền thoại, một suy diễn thiếu cănbản lịch sử! Ngoài ra có những tu sĩ ViệtNam đã có cái nhìn nếu không dân tộc thì cũng đitrước thời đại, như linh mục Lữ-YĐoan đã diễn dịch Kinh Thánh thành Sấm TruyềnCa năm 1670. Ông đã dùng những ý niệm và ngôn ngữcủa tam giáo á-đông và văn hóa dân gian Việt Namđể hiểu và diễn dịch Kinh Thánh và giới giáoquyền từ thời đó đã không cho phổ biếnvì „trái“ luật đạo - cho đến thời Vaticanothứ hai (1962-65) (8). Một trí thức dù theo đạovẫn không mất gốc, Trương Vĩnh Ký sau nàycũng đi theo con đường của ông! Sựthực thì chữ quốc ngữ trước hết làmột phương tiện cho các nhà truyền giáo dùng trongnội bộ giúp nhau ghi lại và hiểu tiếngViệt, rồi đến các cộng đoàn đạo,đến giữa thế kỷ XVIII chữ quốcngữ phát triễn hơn vì lý do cấm đạo vàviệc xử dụng bắt đầu tiện lợi.Theo nhà nghiên cứu Rolland Jacques, chữ quốc ngữ lúcđầu chủ yếu mô tả phát âm nhằm giúpngười ngoại quốc mới học, nhưngvề sau khi đã phổ biến đối vớingười Việt thì khía cạnh âm-vị-họcđược ưu tiên hơn, dấu vết hãy còn đótrong các tự điển và tranh luận về các cách phiênâm Nôm ra quốc ngữ (9)!

Thứnữa là lý luận chữ quốc ngữ là chữcủa thực dân xâm lược. Đây là một suydiễn khác. Chữ quốc ngữ nguyên do các thừa saingười Bồ-đào-nha và người Nhật sangtruyền đạo ở Việt Nam từ nhữngnăm 1620 lập ra để tiện lợi hoá việcbiên chép và giao thiệp. Linh mục Đắc Lộ(Alexandre de Rhodes) chỉ là người đã phụ tráchviệc tu chính lại những tự điển đã cólúc đó nhưng phổ biến hạn chế trong nộibộ, và in ấn cuốn sách chữ quốc ngữđầu tiên : Tự điển Việt-Bồ-La / DictionarivmAnnamiticvm Lvsitanvm, et Latinvm...(xin chú ý: Việt-Bồ-La chứ không có chữ Pháp trongcuốn tự điển này cũng như cuốn kểsau!), và Phép Giảng Tám Ngày.../ Cathechismvs pro ìs.... Ôngđã tổng soạn lại những công trình trướcđó của các thừa sai người Bồ (10) và lúc linhmục Đắc Lộ người Pháp in ấn cuốntự điển nói trên năm 1651, Pháp chưa đemhải thuyền chiếm Việt Nam vì lúc đó là thờicủa Bồ-đào-nha và Tây-ban-nha làm chủ mặtbiển, và đến một thế kỷ rưỡi sau,khi giám mục Bá-Đa-Lộc cầu cứu vua Pháp giúp chúaNguyễn Ánh, vua Louis XVI dù đã ký hiệp ướcVersailles hứa giúp chúa Nguyễn vẫn không hề nghe theođể lợi dụng cơ hội xâm chiếm ViệtNam ! Thứ nữa, giáo sĩ Đắc-Lộ điá-đông truyền giáo đã thề phục vụ vuaBồ-đào-nha. Suy luận có thể diễn dịchtừ sinh quán Avignon của ngài ở Pháp. Ngộ nhậnthứ hai do câu văn A. de Rhodes viết tường trìnhchuyến đi lần sau. Trong Divers voyages et missions (Paris,1653) đoạn cuối chương 19, phần 3, ôngviết như sau : „J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaumedu monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de toutl’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que j’ytrouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos Pères et nos Maitres ences Églises...“. Chữ „soldats“ ở đây phải hiểutheo nghĩa thứ nhì là „chiến sĩ“ mà phải là„chiến sĩ phúc-âm, nhà truyền giáo“, thứ nữa khôngnên quên sinh quán của ngài là đất của giáo hoàng! LínhPháp vào năm 1653 chưa lên đường đi chiếmthuộc địa mà Hội Truyền giáo Paris cũngchỉ được lập sau đó, năm 1661!Những người chỉ tra từ điểnthường, đã cố ý bới móc chi tiết với ýbôi xấu, bẻ quặt lịch sử dễ rơi vàocái bẫy kiến thức chủ quan, thiên kiến hoặcám ảnh paranoiac! Cuốn A. de Rhodes Người ĐầuTiên Vận Động Pháp Chiếm Việt Nam Và ChữQuốc Ngữ (11) là một thí dụ điển hình,một thủ thuật khả nghi, vơ địch chínhtrị làm đồng minh để chống địchtôn giáo, thu góp bài viết mù mờ lý luận, thườngđã cũ 30, 50 năm và cũng không cho biết diễnbiến tư tưởng các người viết, coithường độc giả ! Trong nước, saunhiều „cơn bão“, cái nhìn của người nghiêncứu đã theo sự thật. Mới đây trong GiaoLưu Văn Hóa Và Ngôn Ngữ Việt Pháp của ViệnNgôn ngữ học do Tòa đại sứ Pháp ởHà-nội giúp xuất bản, Lý Toàn Thắng đã đánhgiá lại sự đóng góp của Alexandre de Rhodes đốivới sự thành hình chữ Quốc ngữ kếtluận de Rhodes chỉ là người đóng góp mộtphần và chữ quốc ngữ của ông dù khá hoànchỉnh vẫn chưa có hình thức như nay, do đó„cũng không thể nói là ông đã kiện toàn hay hoàn thànhchữ quốc ngữ“ (12) mà nên dành công đó cho Pigneau deBéhaine!

Thậtra chỉ là một tình cờ của lịch sử màchữ quốc ngữ đã trở thành công cụ caitrị của người Pháp. Phải nói chínhngười Pháp đã „lợi dụng“ thứ chữ lúcđó đã thông dụng trong giới tu hành đạoThiên-Chúa để làm ngôn ngữ công văn và hành chánh, sauđó người Pháp mới có ý muốn ngườiViệt quên đi văn hóa dân tộc để dễđồng hoá khi cho dịch Hán Nôm ra quốc ngữ. Vàchính người Pháp đã đánh sai dư luận, nhưGeorges Taboulet trong La Geste francaise en Indochine đã viết „ChaAlexandre de Rhodes đưa Kitô giáo và nước Pháp vàoViệt Nam“ (13). Một loại tuyên truyền chính trị !Người Việt thiển cận đã không thamchiếu và đã lập lại luận điệu của... thực dân! Dĩ nhiên có những vị thừa saithực dân như giám mục Puginier đã tiếp tay chonước Pháp của họ khi đánh Bắc-kỳlần thứ nhất, nói là để vinh danh „nướcChúa“ thật ra chỉ vì quyền lợi nướchọ, hai thế kỷ sau câu viết gây hiểu lầm(ngoan cố) của A. de Rhodes nói trên! Ngoài ra lịch sửcũng ghi rằng các sĩ quan hải quân Pháp đãngần ngại dùng các giáo sĩ trong việc đánhchiếm Nam-kỳ cũng như Bắc-kỳ! Phápđến để bảo vệ người theođạo đã trở thành huyền thoại, vì đóchỉ là cái cớ, phương tiện cho mưuđồ xâm lăng của thực dân! Và chữ quốcngữ đã là công cụ của Pháp, trong thực tếlịch sử cũng không hẳn vậy vì sau vàibước đầu, thực dân Pháp đã thay thếchữ quốc ngữ bằng chữ Pháp trong chươngtrình giáo dục, chữ quốc ngữ trở thành thứyếu, „chỉ là ngôn ngữ thông dụng chứ khôngphải là một ngôn ngữ văn hóa“, nói theo Bằng Giang(14). Trương Vĩnh Ký đóng góp cả đờivới tin tưởng ở chữ quốc ngữ, trongkhi thực dân chỉ lợi dụng chữ quốcngữ khi cần đến; nhưng cũng nhờ nhữngtiền bối như ông, nếu không nước ta đãrơi vào tình trạng của Phi-luật-tân!

Khôngnhững cổ động chữ quốc ngữ,Trương Vĩnh Ký còn có một chủ trươngrất dứt khoát về tiếng Việt. Có hai khíacạnh: thứ nhất ông chủ trương dùngtiếng Việt của tổ tiên khởi từ Bắcsau Nam tiến, thứ tiếng tìm thấy trong vănchương truyền khẩu và một số truyện Nômnhư tuyện Kiều, Phan Trần,... Tức không phachữ Hán, như thầy giảng Lữ-Y Đoan đã làmvới Sấm-truyền ca trước thờiTrương Vĩnh Ký. Câu văn cũng đượcTrương Vĩnh Ký chăm sóc và nếu so sánh các vănbản lúc đầu như bài viết trên Gia-ĐịnhBáo và Chuyện Đời Xưa (1866) với các bài viếtcuối đời ông sẽ thấy có sự „tiếnbộ“ tức hợp lý, sáng sủa và dễ hiểuhơn. Chính Phạm Long Điền cũng công nhậntiếng Việt của Trương Vĩnh Ký, HuìnhTịnh Paulus Của, .. không có nhiều lỗi chánh tảnhư tiếng Việt trên sách báo trong Nam hồiđầu thế kỷ XX (15)! Các nhà nghiên cứu vănhọc đã gọi đó là trường phái TrươngVĩnh Ký, đồng thời và sau ông có Nguyễn TrọngQuản, Trương Minh Ký, ... Nhưng bên cạnh cónhững người Nam viết sai theo nói sai. Chính đó làlý do văn viết trong Thầy Lazarô Phiền dễhiểu hơn nhưng đã bị trường phái „bìnhdân“ lấn lướt! Mà ngày nay hai khuynh hướngviết ngôn ngữ miền Nam này vẫn còn thấy rõở Lê Xuyên, An Khê, Ngọc Linh, Võ Kỳ Điền,Nguyễn Tấn Hưng, Phùng Nhân, ... hoặc NguyễnVăn Sâm, Hồ Trường An, Kiệt Tấn.

 

4. Ông đã viết rấtnhiều sách báo giới thiệu đất nước vàcon người Việt Nam, dĩ nhiênbằng tiếng Pháp: Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs,Précis de géographie de l’Indochine, Produits de l’Annam, Dictionnairebiographique Annamite,v.v. Ngoài ra ông còn biên soạn nhiềubộ sách khảo cứu bằng tiếng Việt nhưĐại Nam Tam Thập Nhứt Tỉnh Thành Đô,... Ônglà người đầu tiên làm cái việc mà ngày nayngười ta gọi là Việt-Nam-học, sau ông có G.Dumoutier, L. Cadière, v.v. Vì là người đầu tiên làmviệc một cách khoa học nên đã bị nghi làm rapport cho„Tây“ chăng ? Những công trình này đã đượcgiải thưởng của Hội địa lý Pháp vàđược „quốc tế“ nhìn nhận như nhữngtài liệu căn bản. Tưởng cũng cầnnhắc ở đây công dìu dắt Trương Vĩnh Kýở bước đầu của một nhà truyềngiáo người Pháp, Bovillevaux, người đã có công pháthiện Đế Thiên Đế Thích, Trương VĩnhKý vẫn hay nhắc đến với tên Việt „cốLong“ (3), bạn của thân sinh ông thuở sinh thời, trongthực tế là cố đạo duy nhất đã ảnhhưởng lên Trương Vĩnh Ký nếu có!

Việcgiới thiệu này của ông đã bị các ông Mẫn Quốc,Phạm Long Điền, ... kết án là cung cấp tàiliệu cho thực dân dễ chiếm hữu lãnh thổViệt Nam. Đây là nói đến cuốn Chuyến ĐiBắc-kỳ năm Ất Hợi và bản báo cáo đínhkèm gửi đô đốc Duperré! Ông Mẫn Quốckết án ông có „nhiệm vụ đặc phái“ làm „ giánđiệp, tình báo, giòi trong xương giòi ra“(16). PhạmLong Điền kết : „Chuyến đi Bắc-kỳcủa Trương Vĩnh Ký năm 1876 không ngoài mụcđích xem xét tình hình để báo cáo tường tậncho Soái phủ Nam-kỳ và từ đó, Soái phủNam-kỳ chuẩn bị tiến quân ra Bắc trong mộtcuộc xâm lăng đại qui mô nhằm đặt toàncõi Đông dương dưới quyền thống trịcủa thực dân Pháp“ (17). Có thể Trương Vĩnh Kýngây thơ vì quá thành thật và tự tin vào vai trò trung giancủa mình mà không thể ngờ là người Pháp lợidụng ông chăng ?

 

5. Phương pháp nghiêncứu của Trương Vĩnh Ký đã khoa học,bằng giả thuyết và văn bản.

Đếnhậu bán thế kỷ XX bên Âu tây mới có thuyếtđề cao văn bản, thế mà Trương VĩnhKý ở hậu bán thế kỷ XIX đã xử dụngđể nghiên cứu văn học ! Trương VĩnhKý đã xử dụng phương pháp khoa học tiếnbộ so với phương pháp biên niên sử theo Trung Hoacủa thời đó, ông là người đầu tiên biênsoạn lịch sử Việt Nam mà lại bằngtiếng Pháp. Hai tập Petit cours d’histoire annamite (Giáo TrìnhLịch Sử An-Nam) xuất bản năm 1875 và 1877,cả hai tổng cộng khoảng 462 trang. Tập 1viết về thời lập quốc đến nhàhậu Lê (2874 AD - 1428), tập sau từ 1428 đến 1875.Ông là người đầu tiên đã chứng minh lịchsử Việt Nam đã khởi đầu từ hơn4000 năm, theo ông thời xa xưa nhất của lịchsử Việt Nam khởi từ năm 2874 trước Công-nguyênvới 20 đời vua Hồng Bàng, 18 đời vua HùngVương và đời Thục An Dương Vương(tr. 7-17). Vận dụng, khai thác nguồn văn thưtịch và truyền thuyết, truyện cổ, ông đãdựng cơ sở lịch sử cho thời „huyềnsử“, ông dựng lại đời sống, conngười và xã hội thời xa xưa đó . Theo ông, „các sử gia biên niên xưanhằm xu nịnh vua chúa, đã đặt ra nhữnghuyền thoại để khẳng định thiênmệnh của nhà vua. Còn dân gian thì trong các chuyện truyềnkhẩu, đã biết ngược dòng thời gian xa xôitrong cái thời điểm mà lịch sử không còn dấuvết, có chăng chỉ còn dấu tích trong các ngọnnguồn thâm sâu huyền hoặc của thần thoại.Người ta không thể coi thường nhữngchuyện kể ở những thời xa xưa, bởi vìmặc dù chúng có khó hiểu, thậm xưng, hoặc khôngchặt chẽ nhưng người ta vẫn có thể rútra, từ sự tưởng tượng và cả nhữngnhận thức sai lầm trong đó, những kiếnthức về những cái có thể có thực, hoặc ítra là một phương hướng một dấu vếtkhả dĩ dùng được để tìm ra sựthực“ (18).

Thậtvậy, ông đã vận dụng nhiều phương phápkhoa học và là người đi đầu viếtlịch sử dân gian thay vì chỉ chú trọng giới vuachúa quan quyền, mà khi viết về mỗi triềuđại ông cũng đã viết về đờisống xã hội cũng như các khía cạnh kinh tế,văn hóa, ngoại giao, v.v.. Không bị ràng buộc nhưcác quan sử lịch triều, sống ở đấtthuộc địa, lại có một căn bản báchọc, nhờ đó ông có cái nhìn tổng quát và chứngtỏ cố gắng khách quan. Khi viết chuyện vua Lê ChiêuThống chết bên Tàu được liệm đểđưa về chôn ở quê nhà, khi liệm người tađã tìm thấy tim vua còn tươi đầy máu, ông bàn „Đó chỉ là một chuyệnbịa đặt không căn cứ, kết quả củanhững trò phỉnh gạt thô bỉ và phạmthượng” („C’est une invention fantaisiste, le résultat dequelque grossière et profane mystification“ (tr. 207). Ông đã luậncông tội các triều đại xưa và vinh danh các anhhùng dân tộc. Ngòi bút trở nên đanh thép khi viếtvề Hai Bà Trưng : „Suốt149 năm (111 av CN đến 38 CN) nước An nam đãphải chịu đựng cái ách của các viên quan caitrị Trung quốc. Nhưng cuộc đô hộ rồicũng phải bị tiêu diệt, như tất cảnhững gì bắt nguồn từ những quá độcủa bạo lực: ách đô hộ đã bị bẻgãy bởi bàn tay của một người phụ nữ“(19).Hay khi xét mặt trái chuyện Sĩ Vương : „Sĩ Vương đã dunhập sang ta nền văn học Trung quốc, cũngnhư đạo lý Khổng Tử, ép buộc nhân dân An-namphải tiếp nhận làm của mình, và cấm dùngthứ chữ viết phiên âm đặc biệt riêngcủa người An-nam. Vì biện pháp nghiệt ngã ấymà người An-nam đã hoàn toàn mất đi thứchữ viết riêng của mình“. (20).

Xétchuyện xưa đưa đến phê phán nặng nềchuyện nay : „Dù ngườiAn-nam là công dân của nước Pháp hay của Bắc,Trung kỳ đều có chung một nguồn gốc. Dùbị ngăn chia (với phần còn lại nướcViệt) vì vận mạng chính trị, chúng tôi vẫnphải phản đối mạnh mẽ cái chếđộ cai trị lầm lạc đã biến dân chúngthành bầy thú của vua, và là một sự bóc lộttrầm trọng, có tội với xứ sở“. Ôngliền ghi chú xin lỗi :“Nhưngxin người đọc đừng giận tôi vì trong tôitràn ngập một nỗi buồn cay đắng khithấy đất nước phải ra nông nỗi này,chuyện đáng ra không đáng phải xảy ra“ (21).Đây là lần hiếm hoi ông lộ rõ bất bìnhđối với vua quan Tống-nho nhà Nguyễn. BộĐại Nam Việt Quấc Triều Sử Ký xuấtbản sau (1879) (8) cũng được viết ngoài vòngcương tỏa của triều đình nhà Nguyễn,như bộ của Trương Vĩnh Ký, nhưng bộsử của họ Trương có cái nhìn quán triệt vàtổng quan hơn nhiều! Cụ Nguyễn Văn Tốtrong bài tiếng Pháp „Petrus Ký“ trên tập Kỷ yếucủa Hội Trí tri Bắc-kỳ năm 1937 đã dành 10trong 42 trang để phân tích và phê bình cuốn sử này,đã đề cao phương pháp sử có cơ sở :„… Đã đến lúc tính uyênbác Nam kỳ thay thế cho những quyển sách cũkỹ ấy, đến lúc đó loại trừ, mộtmặt, tất cả những thứ tạp nhạpgọi là thông tin mượn ở sách vở Trung quốcvà mặt khác dành một vị trí xứng đáng chonhững dữ kiện chính xác và phong phú rất mực dosử ký ta cung cấp“ (22). Trương Vĩnh Kýcũng đã để lại một bản thảo “Truyện Đất Nam-kỳlịch sử Đàng Trong” bằng chữ quốcngữ viết năm 1864 „xưng tụng các chúa Nguyễnbằng vua“(23). Ông còn tỏ ra là một nhà ngôn ngữhọc thông thái, với những công trình nghiên cứuvề ngôn ngữ Việt, á-đông và nhiều nướcnhư Étude comparée sur les langues, les écritures, les croyances et lesmoeurs de l’Indochine, Analyse comparée des principales langues du monde, v.v.Những công trình được nhiều nhà nghiên cứuViệt và Âu-Mỹ đánh giá cao như J. Thomson trong Dix ansde voyages dans la Chine et l’Indochine (1873), J. Bouchot trong Un savant etcompatriote cochinchinois : Petrus J.B. Trương Vĩnh Ký (1925),cả nhà ngữ học Cao Xuân Hạo trong nước quabài „Trương Vĩnh Ký trong lịch sử ngôn ngữhọc VN“. (24).

 

6. Nhưng trên hết, quasự nghiệp để lại, Trương Vĩnh Kýđã chứng tỏ có chủ trương làm công tácvăn hóa cho dân tộc.

Nổitiếng bác học quốc tế, tinh thông hơn haichục sinh và tử ngữ, ông lại cổ võ luân lý Nhogiáo, ông là người có nhiều ấn phẩm vềđạo lý hơn các nhà văn hoá tiền phong chữquốc ngữ khác như Huình Tịnh Paulus Của,Trương Minh Ký. Hành trang của Trương Vĩnh Ký làcủa một con người trí thức, ngoài nhữngchức chính thức khi làm việc với Pháp, suốtđời cặm cụi vì văn hóa, có khi trong nhữnghoàn cảnh khó khắn về tài chính và cô đơn khôngđược người đồng thời thônghiểu cho, còn người Pháp dĩ nhiên lợi dụnghơn là hợp tác về văn hóa! Trong Sĩ-ViệnThư-Phổ tức Catalogue sách xuất bản của ôngin năm 1894, ông đã bày tỏ tư duy của mình,một ý tưởng dẫn đạo công việc củaông : „Vì cũng nghĩ thếcục ngày nay như những lớp sóng xô tình ngườiđến chỗ phụ nghĩa, chính đạo mỗingày một suy đồi, thuần phong mỹ tục ngàycàng bị buông xuôi“ (25). Trái với ngộ nhậncủa nhiều người, ông không hề dịch sách Phápra quốc ngữ và không hề giới thiệu văn hóaPháp; có chăng là ông giới thiệu văn hóa vàđất nước Việt Nam bằng tiếng Pháp. Ôngcũng là soạn giả nhiều cuốn tựđiển đã xuất bản hoặc mới inthạch bản. Ông giới thiệu địa lý, lịchsử văn hóa của Việt Nam với hy vọng ngườiPháp hiểu dân tộc nhược tiểu bị trịhơn. Ông không hề khuyến khích, cổ độngđồng bào ông học tiếng Pháp, theo văn hóa và phongtục ngoại lai. Suốt đời dù làm với Pháp haykhông, ông chỉ mặc bộ áo dài thuần Việt! Thônghiểu chuyện thế giới, nhìn thấy sựtiến bộ về khoa học và kỹ thuật củangười, ông đã có sẵn kết luận cho dântộc ông, con đường mà ông đã vạch và điđến cuối đời. Hợp tác với chínhquyền thực dân nhưng con người và tâm hồn ôngvẫn gắn chặt với đất nước,tổ tiên, ông vẫn coi mình là đồng bào vớingười Trung Bắc. Ngược lại, TrươngVĩnh Ký luôn đề cao và phổ biến đạo lýđậm truyền thống dân tộc. Khi làm việc lãnhlương của chính quyền Pháp, như khi làm GiaĐịnh Báo, ông lợi dụng để phổbiến thơ văn yêu nước, phiên âm ra quốcngữ - nhờ đó mà thơ văn này có thêm dịp maylưu lại cho hậu thế. Vào cuối đời,hết được người Pháp trọng dụng,ông vẫn bền chí biên soạn sách vở và trựctiếp lo việc xuất bản. Năm 1888, TrươngVĩnh Ký xuất bản tạp chí Thông Loại Khóa Trình(Miscellannées ou Lectures instructives pour les élèves des écoles primaires,communales, cantonales et les familles - bìa tiếng Pháp nhưngruột tựa và bài vở quốc ngữ, đểdễ qua mắt thực dân chăng?) với mụcđích cổ động phong hóa cũ, phổ biếnvăn hóa dân tộc kể cả văn thơ chống Phápcủa Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn TriPhương, Bùi Hữu Nghĩa,... nhưng thiếuvốn, tạp chí chữ quốc ngữ tư nhânđầu tiên đó chỉ ra được 18 số(tháng 5 đến 10-1889). Từ số 4 tăng từ 12 lên16 trang và ngoài TVK ra, từ số 6 tăng cường thêmHuình Tịnh Paulus Của, Trương Minh Ký, Trần ChánhChiếu, Lương Khắc Ninh,... Mỗi số giá 60 xuthời bấy giờ bằng giá một tạ lúa, bưuđiện chưa có, người mua phải đếntận Chợ Quán để mua!

TrươngVĩnh Ký dịch trọn bộ Tứ Thư, Ngũ Kinhnhưng đến khi qua đời mới chỉ xuấtbản được hai cuốn là Đại Học vàTrung Dung (1889) của bộ Tứ Thư. Còn hai cuốnLuận Ngữ và Mạnh Tử chỉ mới in ởdạng thạch-bản. Trong khi Võ Phiến đề caoPhạm Quỳnh trừu tượng hóa tiếng Việt(TK21) thì giáo sư Nguyễn Văn Trung đã thán phụcTrương Vĩnh Ký đã dịch cả phần siêu hìnhhọc trong khi ngôn ngữ ta lúc đó chưa có sẵnchữ (26)! Trương Vĩnh Ký chăm sóc ra bộhọc báo Thông-Loại Khoá-Trình để phổ biếnvăn hóa và thơ văn dân tộc, cả thơ văn yêunước của Nguyễn Đình Chiểu, Bùi HữuNghĩa, Nguyễn Tri Phương, Phan Văn Trị,...

BằngGiang trong Sương Mù Trên Tác Phẩm Trương VĩnhKý sau khi lược qua cuốn Sơ Học Vấn Tâncủa Trương Vĩnh Ký đã thú nhận : „Đọc hết tác phẩm,người ta tưởng tác giả là một nhà Nho chínhtông chớ không phải là một người thuộcđạo dòng (Thiên-Chúa giáo)“ (27). Trương Vĩnh Kýcó cái nhìn tổng hợp, ông muốn dung hòa cũ mới .Theo ông, „học thì chẳngphải là học cho biết chữ, cho thuộc tiếngmà thôi, mà lại phải học nghĩa lý, phép tắc,lễ nghi, cang thường luân lý là giềng mối mà xửtrí trong việc ăn ở trong đời với thiênhạ ấy là lịch là thanh. Nên phải do cựu tùng tânmới là phải, chẳng nên mới chuộng cũ vong màmang tiếng yểm cựu nghinh tân...“ (28). Đểnhấn mạnh cái nhìn tổng hợp cần thiết chongười Việt Nam này mà khi xây trường trunghọc mang tên ông ở Sài-Gòn đã có câu đốiđược khắc trước cổng (nay đãbị Hà Nội đục bỏ) : „Khổng Mạnh cương thường tu khắccốt / Tây Âu khoa học yếu minh tâm“. Một lờinhắn nhủ khác, ghi lại ở đầu sách Petitcours d’histoire annamite, nhắm kẻ hậu sinh : „Cho học trò các trườngđất Nam-kì. Ớ các trò trai, ta xin kiếng sách nầycho các trò vì làm nó ra là làm cho các trò coi (...). Đến sau, khi anh em học đã thành tài, biếtbắt, biết hạch được, thì xin hãy dongthứ cho kẻ lớp trước anh em, vì nhữngkẻ ấy thuở trước chẳng cóđược những phương tiện mà học-hànhnhư anh em bây giờ nhờ...” (tr. 4).

Ônglại chứng tỏ tài cao về chữ Nôm lúc bấygiờ chưa có tự điển và gần như aiviết sao thì viết. Chính Nguyễn Văn Tố tronglời Tựa cuốn Trương Vĩnh Ký của Lê Thanhđã ghi nhận: „Những truyệnnôm như truyện Kiều, truyện Phan-Trần, mà ôngdịch ra quốc ngữ đầu tiên, tất cũng cóchữ sai, nhưng không nên vin vào đấy mà phê bình, vìchữ nôm của ta là một thứ chữ không có tựđiển, mỗi người viết một cách, khó lòngđọc cho đúng ngay: thử lấy một quyểnnôm nào chưa ai dịch ra quốc ngữ mà đọc xem,có lắm chữ không tài nào đọc nổi, thếmới biết cái tài học của Trương Vĩnh Kýđáng tôn trọng, đáng kính phục biết bao nhiêu“. Cảvề chữ Hán: „Về Hánvăn ông có dịch bộ Tứ thư và quyển Minh Tâmbảo giám ra quốc ngữ, kể cũng có công vớiHán học khi gần tàn, và tỏ ra là một nhà nho gồmcả văn học Âu Á, mà vẫn giữ đượctính cách người Đại Nam“ (29). Cụ NguyễnVăn Tố cũng như Lê Thọ Xuân ở trong Namvốn là những học giả uyên bác. Riêng về cụNguyễn Văn Tố, nhà văn Võ Phiến xếp vàolớp nhà phê bình „chỉ nói cáisai cái quấy“ (30) tức không bao giờ khen ai (!).Vậy mà cụ Nguyễn Văn Tố đã khenTrương Vĩnh Ký đủ bề! Xin đừng suydiễn rằng cụ Tố cũng lãnh lương Pháp vìlàm việc tại trường Viễn-đông bác-cổ(EFEO)!

 

7. Trương Vĩnh Ký inthạch bản cuốn Vân Tiên Chú Giải năm1887 để dùng ở trường Thông ngôn, sau đócuốn Lục Vân Tiên Truyện phiên âm đượcxuất bản năm 1889, với quảng cáo „bản nhỏ, bán rẻ tiềncho người ta mua mà coi, chính chữ lại không saichạy nguyên bản“ (31). Người nay nêu ba vấnđề : Trương Vĩnh Ký là ngườiđầu tiên phiên âm Kim Vân Kiều Truyện năm 1875, 14năm trước cuốn Lục Vân Tiên. Tại sao?Phạm Long Điền trong bài báo trên Bách Khoa đãdẫn kết án Trương Vĩnh Ký „có chủ đíchchánh trị núp dưới chiêu bài văn hóa“ khi in cuốn KimVân Kiều Truyện diễn quốc ngữ năm 1875,14 năm trước phiên âm cuốn Lục Vân Tiên (1887).Theo ông Phạm Long Điền, Trương Vĩnh Ký đãkhông nhìn thấy sự tiêu biểu văn hóa củatruyện Lục Vân Tiên trong Nam cũng như niềm hãnhdiện người của vùng đất quá mớivới chốn „ngàn năm văn vật“ mà đã „lại tiếp nhậnđứa con tinh thần của đất Bắcđể rồi Kim Vân Kiều Truyện diễn quốcngữ ra chào đời đúng một năm trướckhi họ Trương lên đường thăm sĩ phuđất Bắc trong một chuyến đi đầy bímật...“. Thứ hai, Phạm Long Điền lạithêm lý luận Trương Vĩnh Ký hay Tôn ThọTường muốn đề cao Kiều vì thân thế„đáng thương hơn đáng trách“. Như lời TônThọ Tường vịnh Kiều „Để lòng thiên cổ thương rồi trách /Chẳng trách chi Kiều, trách Hoá công“ (32). Và sau cùng, theohọ Phạm, Trương Vĩnh Ký xuất bản Kim VânKiều trước để chuẩn bị chuyếnđi Bắc Kỳ năm sau, 1876! Thuần suy diễn !Chúng tôi chỉ thấy qua toàn bộ sự nghiệp,Trương Vĩnh Ký vẫn tự hào là ngườiViệt, yêu văn chương và văn hóa dân tộc, yêutiếng Việt của Kim Vân Kiều, đến cảquên phiên âm Lục Vân Tiên của miền Nam yêu dấucủa ông cho ... hậu sinh như ông Điền hài lòng.Trương Vĩnh Ký xuất bản „trễ“ có thể vìđã có bản phiên âm năm 1873 của G. Janneau (Paris) vàbản dịch ra tiếng Pháp năm 1864 của Aubaret ! Tuyra sau nhưng chính bản phiên âm của Trương VĩnhKý mới là bản đã góp phần đáng kể trongviệc san định văn bản Lục Vân Tiên xuấtbản hiện nay. Họ Phạm quên giáo sư NguyễnVăn Trung của ông, trong Chữ Văn Quốc NgữThời Kỳ Đầu Pháp Thuộc lúc đó (1974) đãlý luận rằng thực dân Pháp dùng chữ quốcngữ có ích cho công việc cai trị hành chánh củahọ mà còn ích lợi cho việc phục vụ mục tiêuxâm lược tinh thần người bản xứ (33).Trương Vĩnh Ký có thật đi chung đườngvới thực dân đâu!

 

8. Trương Vĩnh Ký còncó công đem hột giống những cây ăn trái từ„Miền Dưới“ tức Mã Lai, NamDương và Java như chôm chôm, sầu riêng, măngcụt, mãng cầu, ... đem về trồng trướchết ở Cái Mơn (Vĩnh Long) miền quê ông. Trong thờigian sáu năm tu học ở Penang, mỗi lần hè vềthăm mẹ, ông đã có dịp đem trái cây „MiềnDưới“ về, hột sanh cây, một ươm hai, saunhiều năm đã thành đặc sản miềnlục tỉnh. Đây là một việc có thể chínhTrương Vĩnh Ký cũng không ngờ đến. ÔngQuán Phong trong một bài báo (34) đã kể rõ công củahọ Trương đối với nhà nông nhà vườnNam-kỳ lục tỉnh ! Trong khi đó có những nhóm nóibâng quơ suy luận đã do các nhà buôn Nam Dương, MãLai đem sang mà không hề trích dẫn văn liệu! (35).Nguyễn Tấn Hưng trong một trường thiêntiểu thuyết có tính cách tự sự, Một GiấcMơ Tiên 3, cũng đã ghi nhận „chính ông (TVK) đã dunhập chiếc áo bà ba và rất nhiều cây ăn tráilấy giống từ Mã Lai và Nam Dương như bòn bon,lôm chôm, mãng cụt, sầu riêng, sa kê,.. „(36).

 

9. Trương Vĩnh Kýđã là một „tay sai“ đắc lực cho Pháp?

Trênđã bàn qua, nay thêm vài chi tiết : Khi Trương VĩnhKý ra Huế được vua Đồng Khánh sắc phongchức Cơ Mật Viện Tham-tá ngày 12-4-1886, sau thêmchức Hàn Lâm Thị Giảng Học Sĩ dạy vuatiếng Pháp. Ông ra Huế vì tình bạn với Paul Berttổng-trú-sứ lưỡng kỳ (Bắc và Trung-kỳ)mới được bổ nhiệm lúc bấy giờ(8-4-1886). Trước khi nhậm chức, Paul Bert đãgặp Trương Vĩnh Ký, nhờ cả ông soạn giùmbài hịch (thư 22-3-1886) mà cuối cùng chính họTrương đọc trước Vua, trình bày 7điểm để cứu vãn tình hình bất an gaycấn giữa Pháp-Việt và lương-giáo! Nhưngvị toàn quyền muốn áp dụng chính sách trấn anhơn là độc trị gây ra kháng chiến. Hàm Nghi nàykhông tại vị lâu, ông mất mấy tháng sau đó, ngày11-11-1886. Trương Vĩnh Ký nay như có vai trò dòm ngó hànhtung triều đình để báo cáo cho Pháp, nên ông từchức trở về quê nhà sống thanh bần ởChợ Quán, cho đến khi qua đời, 1-9-1898. Từngày 5-10-1886, Trương Vĩnh Ký đã viết thư choPaul Bert từ Sài-Gòn và ông toàn quyền này hiểu conngười họ Trương đã phải mời ôngtrở ra Huế. Trương Vĩnh Ký chỉ thậtsự ở Huế sáu tháng. Huế, nơi lúc đóTống Nho cực thịnh, quần thần bắtchước đàn anh Trung Hoa khinh rẻ người theoÂu-tây (bạch quỉ) hoặc biết tiếng lang-sa,nơi sẽ bỏ thi Hương sau cùng, hơn 20 nămsau Nam-kỳ và 4 năm sau Bắc-kỳ. Ông bỏ vềSài-Gòn viết sách, do tự ý chứ không phải vì bịbó buộc hay cách chức như nhiều ngườinghĩ (37). Có chăng là Paulin Vial vốn là thượngcấp của Trương Vĩnh Ký ở Nam-kỳ và khôngưa ông, ngày 11-12-1886 đã viết thư chỉ thịTrương Vĩnh Ký phải báo cáo về 6 tháng làmviệc cạnh vua và nhắn đừng trở ra Huếnữa : “... Tốt hơn làông không nên trở ra Huế nữa vì xét về mặtquyền lợi của đất nước thì thiếtyếu nước Pháp phải được thay mặtở thủ phủ ấy bằng một người duynhất, đại diện chính thức, mà không có nhânvật nào khác ở bên cạnh vị đại diệnấy để hưởng một thế lực, có lúcsẽ ảnh hưởng trái ngược trở lạitrên người đại diện chính thức ấy“.Vua Đồng Khánh ban cho Trương Vĩnh Ký biệthiệu Nam Trung Ẩn Sĩ và vẫn trao đổi thưtừ với ông đến khi vua mất, 25-12-1888! PaulBihourd và Noel Pardon toàn quyền kế nghiệp Paul Bertcũng như xử lý Paulin Vial đều không dùngTrương Vĩnh Ký, vì họ không tin ông. TrươngVĩnh Ký thân thiết với Paul Bert và theo thuyết ông nàychủ trương hoà hoãn, bình định, trong khinhững người Pháp khác chỉ muốn áp đặtguồng máy thống trị toàn cõi Việt Nam! Nhưvậy, người Pháp dùng Trương Vĩnh Ký nhưngthường vẫn ngại ông. Joseph Chailley-Bert trong cuốnPaul Bert au Tonkin (38) viết về Trương Vĩnh Ký : „Để thêm người làmviệc cho vua, Paul Bert đã cho vào Cơ Mật Việnmột nhà trí thức nổi tiếng của nướcNam-kỳ thuộc địa tên Trương Vĩnh Ký.Đây là người vẫn được ngườiPháp bàn tán tranh cãi đặc biệt và có những ý kiếnquá trớn“ . Phải chăng quá trớn cho quyềnlợi Pháp? Trong một văn thư gửi toàn quyềnNoel Pardon, văn thư cuối cùng liên hệ vớicầm quyền Pháp, họ Trương trình bày nhữngưu tư và giải pháp ông nghĩ để giảiquyết những rối loạn ở Đông dương!Nhiều lần Trương Vĩnh Ký đã tậndụng chức vụ để bày tỏ vớingười Pháp những ưu tư của ông đối vớingười dân thường, như trong tường trìnhngày 28-4-1876 về Bắc kỳ, tường trình vốnbị nhiều người lên án làm chỉ điểm choPháp chiếm Bắc-kỳ sau đó. Ông ưu tưtrước hiểm họa chiến tranh hao ngườitốn của như cụ Phan Thanh Giản trướcđó đã bày tỏ qua cử chỉ nộp thành và quyên sinh!Biết thua thiệt, nên „bất cượng chớcượng làm chi“ (tựa sách viết năm 1882), do đóông muốn dựa vào kẻ mạnh khoa học và giáodục, hầu mong dân nước mình tiến bộ theo!Hơn nữa, khác với Phạm Quỳnh, TrươngVĩnh Ký không bao giờ kết án những ngườiViệt chọn con đường yêu nước võ trangchống Pháp và cũng không hề nịnh hót chính phủthuộc địa để được quyềnlợi vật chất.

Người Pháp đã không :“bằng lòng“về Trương Vĩnh Ký nhiều lần khác. Như khiông lo cho học sinh được triều đình Huếgửi vào Sài-Gòn học trường thông ngôn, cóngười đã nghi ông „phản“ Pháp và chăm lo chotriều đình Huế, viên thống đốc Nam-kỳlúc đó chỉ trả lương chức Đốchọc cho ông và có khi còn bày trò trả lương trễ choông! Chính những trò đời này và ông dư sức đãhiểu tâm địa người Pháp sau một thờigian „hợp tác“, cho nên sau đó cho đến chết ôngsống thanh bần, lo viết và in sách để phổdương văn học và văn hóa Việt Nam.

Ởđây xin ghi sai lầm, xuyên tạc của ông ĐỗMậu trong Tâm Thư khi ông này tố cáo „vai trò cố vấn bí mật của ông ta(Trương Vĩnh Ký) do cha đỡ đầu là PaulBert trong cuộc „đánh lừa chiến lược“với quan lại chóp bu của triều đình TựĐức trong chuyến công du Bắc-kỳ 1876, tạođiều kiện cho bọn Pháp đánh chiếmBắc-kỳ lần thứ hai...“(39). Đỗ Mậughi là viết theo tài liệu của Đỗ Quang Hưng.Ông Mậu xuyên tạc vì trong tài liệu của ôngĐỗ Quang Hưng (40), không thấy viết nhưthế. Sau nữa, ông Mậu sai lầm lớn, vì năm1876, Paul Bert còn ở Pháp, đến 1886 mới quaĐông-dương và khi ở Pháp Paul Bert làm hội viênviện Hàn Lâm và là nghị sĩ, không làm linh mục vàtừng là người chống giáo-hội Thiên Chúa Giáo vìông theo phe Cách mạng - nên khi qua nhận chức mới, ôngchủ trương không thiên vị người theođạo Thiên Chúa vì phải bảo vệ tư do tôn giáocho mọi người! Và theo ông, nếu một sốnước Âu châu tiến chiếm thuộc địa cácnước khác thì đó là những quy luật tấtyếu của lịch sử (41). Vả chăngBắc-kỳ đã bị Pháp chiếm năm 1885 sau khiđã ký hoà ước Giáp Thân 1884! Có chăng là vuaĐồng-Khánh du hành ra các tỉnh Bắc Trung-kỳ vàbị nghĩa quân nhiều lần uy hiếp phảitrở về sớm, có phải là do lời cố vấncủa Trương Vĩnh Ký hay không thì chưa thấyvăn liệu xác nhận!

 

10. Trương Vĩnh Kýtin đạo Thiên-Chúa nhưng không hề tin theo đạomà trở nên mù quáng, bất công, nhất là khiđụng đến quyền lợi tổ quốc.Trước việc cấm đạo, ông đã lêntiếng : „Người An-Namđâu có thù ghét đạo Gia-Tô! Họ chỉ bất bìnhvà phản đối những hành vi quá mức củamột số linh mục dựa vào sự che chở củaquân đội và chánh quyền Pháp-lang-sa, để tiếptục thi hành những việc bạo ngược. Bởivì, xét cho kỹ, Gia-Tô giáo và Phật giáo chẳng khác nhau baonhiêu“ (42).

TrươngVĩnh Ký cũng không xin theo quốc tịch Pháp hay ânhuệ như những người cộng tác lớn khác.Trong một thư ông trả lời bạn: „Đại phàm văn minh là ởtinh thần, chớ không ở vật chất. Ta muốnvăn minh như người Tây thì cố hết làphải luyện lấy tinh tâm trí não để bổlấy tinh thần văn minh, chớ nếu tâm não tavẫn hủ bại dã man, mà ta chỉ ghé cái danh hiệuvào sổ văn minh, khoác cái y phục của ngườivăn minh, đó là giả dạng văn minh, thì tôi erằng không xứng đáng, và có điều bấtlợi về sau nữa (...) Vả chăng mỗinước riêng một tộc loại và để duyhệ tinh thần. Nước Nam ta tổ tiên HồngLạc (...) gia phả truyền lại bốn ngàn nămnay, nhứt đán ta dân tịch theo Tây, phục sắc theoTây, biến hết làm tây, không còn cái dấu tích chi làngười Nam nữa, đó ta là loài Tịch Đàm vongtổ, rồi tới đời con cháu ta nó theo cái giaphả mới của ta mà đốt quách cái gia phảcũ của tổ tiên đi, quên đứt làngười Nam, thì giống ta còn cũng như mất, màcái gương diệt chủng tự ta treo lêntrước. (...) Người ta sẽ cho tôi là nhunhược, nhút nhát; tôi đã làm như vậy vì tôi sợmuốn thoát thân ra khỏi một hoàn cảnh khó khăn.Vào dân Tây tôi sẽ mất hết uy tín, uy lực của tôivà đã mất hết tín nhiệm của Vua, củatriều đình và của đồng bào tôi. Không lý trờisanh tôi ra là con quạ, bây giờ biểu tôi thì một hainói tôi là con cò sao đặng? Nên là điều trái tựnhiên hết sức“ (43). Trong một thư trảlời Blamcsudé, Trương Vĩnh Ký còn viện dẫnlịch sử. phong tục và luật pháp để giảithích thêm. Ông Mẫn Quốc trong bài viết trên Nghiên-cứuLịch-sử (44) của Hà-nội thì cắt trích dẫnrồi suy diễn cho là Trương Vĩnh Ký khôn ngoan khôngtheo quốc tịch Pháp vì sợ mất uy tín với vua quanta và không phục vụ được cho Pháp!

TrươngVĩnh Ký cả cuộc đời làm báo, soạn sách,để lại khoảng hơn trăm tác phẩmlớn nhỏ. Ông làm những việc đó toàn thờigian cả cuộc đời trong khi ông lãnh lươngcủa Pháp khoảng 20 năm. Về chính trị ông đãcô đơn; nhưng ông đã làm với lòng yêunước, muốn nước được hùngmạnh, dân tộc được trường tồn.Mặt khác, lúc bấy giờ thực dân Pháp muốn xửdụng chữ quốc ngữ như là công cụ,phương tiện đô hộ; nhưng ông cũng nhưHuình Tịnh Paulus Của và các vị tiền bối kháclại tận dụng kẻ hở đó để gâydựng một nền văn học hiện đại.Đi xa hơn trong thái độ tìm hiểu tiền nhânđã làm gì trong những hoàn cảnh đặc biệt thìtốt, nhưng nếu phê bình gay gắt họ, thì aisẽ phê phán những cá nhân và tập thể đã nhậnviện trợ hoặc chịu áp lực của Hoa Kỳ,Trung-quốc, Liên Xô, Pháp để đè nén nhân dân, gâychiến tranh chống những đế quốc nghịchthù qua anh em mình hoặc để làm những việcgọi là „làm mới“ văn học? Và thế nào là yêunước? Lịch sử sẽ luận xét sự „yêunước“ của tất cả, từ những vịCần vương, Văn thân Tống Nho tổ chứcchống Pháp, chống chữ quốc ngữ, từnhững Trương Vĩnh Ký, Nguyễn TrườngTộ, ... tích cực xông xáo với khả năng và cơhội, Trần Chánh Chiếu, Phan Bội Châu, Phan ChuTrinh,... chủ trương minh tân và duy tân, đến cácnhà cựu học Đông-Kinh nghĩa thục chủtrương dùng chữ quốc ngữ, hoặc NguyễnVăn Vĩnh, Phạm Quỳnh, v.v. !

 

11. Hạ giá TrươngVĩnh Ký có Phạm Quỳnh.

Cùngnão trạng với Phạm Duy Tốn kỳ thị vàtự hào văn hóa ngàn năm văn vật đốivới người đất mới, vô Nam làm báo viếtbài trên Lục-tỉnh Tân-văn chê nhà văn nhà báo trong Namnhư Lê Hoằng Mưu, Tân Dân-Tử,.. đã bị họphản đối. Riêng Phạm Quỳnh có thể vì ghentương hay nghe lời quan thầy người Pháp, trongbút ký „Một Tháng Ở Nam-kỳ“, đã viết vềTrương Vĩnh Ký : „Nay cómột ông Nam-kỳ bàn về các vấn đề ấymột cách rất kỳ khôi đọc đến khôngthể nhịn cười được tuy lờilẽ có lắm chỗ quá đáng „nôm na là cha mách qué... ÔngTrương chẳng qua là một nhà làm sách giáo khoathường cho con nít học mà thôi đã có công gì vớiTổ quốc. Chẳng dám khinh gì người trướcnhưng những danh sĩ nước Nam cứ như ôngTrương cả thì cũng không lấy gì làm vẻ vangcho nước lắm“ (45). Ngài chủ bút Nam-Phongtạp-chí cũng làm báo cho Pháp, hơn nữa lại làm chotrùm mật thám Đông-dương là Louis Marty, ngài đãtổng quát hóa cái viết của người Nam vốn cóhai trường phái một bình dân viết theo lốiđang nói, và một theo trường phái TrươngVĩnh Ký, viết đúng tiếng Việt của ông bàtừ Bắc theo nam-tiến (8). Khoảng năm 1934, trêntờ Phụ-Nữ Tân-Văn có cuộc tranh luậnvề chữ viết của người Nam, nhà văn PhanKhôi đã tuyên dương lối viết tiếng Việtcủa trường phái Trương Vĩnh Ký và chê lốiviết Nam „bình dân“ kia sai lầm. Và không lẽ ngài họPhạm quên Trương Vĩnh Ký từng đượcquốc tế tuyên dương là nhà bác-học từnăm 1874, chưa kể những huân chương nhiềunước khác ngoài Pháp và là hội viên nhiều hộichuyên gia quốc tế !

PhạmThế Ngũ trong Việt Nam Văn Học SửGiản Ước Tân Biên: Văn Học HiệnĐại 1862-1943 (1963) đề cập một cách sơsài về cái mà ông gọi là „sựmanh nha văn quốc ngữ ở Nam-kỳ“. Theo giáosư Phạm, hai ông Pétrus Ký và Paulus Của là những „vì sao mọc quá sớm... dóng lênnhững tiếng chuông có giá trị song „điệu caohọa quả“, họ đã „làmtài liệu cho một nền học Việt Nam, nhưngnền học này đã không được thiếtlập nên công việc ấy bị bỏ rơi“. Lý dovẫn theo ông, „vì Nam-kỳkhông hiến hoàn cảnh thuận lợi cho sự pháttriển của văn học, nhất là văn họcquốc gia“. Giai đoạn „manh nha“ này đã chỉ „đề xướng lênnhững công việc mà rồi nhóm Nam Phong ngoài Bắctiếp tục“ nhưng đã „làm được một việc mà nhóm Nam-phong khôngdám làm, ấy là cuốn tự vị Việt Nam“,rằng „quốc văn dođó trong nhiều năm về sau ở Nam Kỳ chỉbày tỏ trong hình thức báo chí phổ thông, với trìnhđộ trí thức khá ấu trĩ hoặc ở tác phẩmtiểu thuyết cho một công chúng hạ lưu dễ dãi“(46). Cái „manh nha“ đó thật sự đã gây thành nếp,thành phong trào mà chúng tôi đã có lần chứng minh trong bài„Miền Nam khai phóng“ (47). Và hoàn cảnh mà giáo sư Phạmnói đó, thật ra một phần do người Pháp khihọ chuyển nền cai trị thực dân ra Hà Nội,lập phủ Toàn quyền, trường Viễn ĐôngBác Cổ (EFEO) và viện đại học, vì ngườiPháp đã hiểu người Nam-kỳ tuy học tiếngPháp và có vẻ chịu đồng hóa nhưng trong thựctế người Nam-kỳ rất thủ cựu dântộc chủ nghĩa. Theo thiển ý giáo sư họPhạm đã tỏ ra khá chủ quan và hẹp hòiđịa phương khi cho rằng „Nam-kỳ không hiến hoàn cảnh thuận lợi chosự phát triển của văn học, nhất là vănhọc quốc gia“!

Giáosư Nguyễn Văn Trung thời trước 1975 cũngtheo quan niệm chung đó, đã nghiêm khắc phê phán tácphẩm văn học thời Pétrus Ký là „nghèo nàn“, ngưngđọng, vì các Pétrus Ký, Paulus Của chỉ là nhữngviên chức ăn lương của thực dân đểthực hiện chính sách „vănhóa, báo chí, giáo dục của thực dân“, lợidụng chữ quốc ngữ và văn học chữquốc ngữ cho việc „trựctrị và đồng hóa“. Dù vậy ông cũng đã nhìnnhận Pétrus Ký „có tư cáchhơn ... vì làm chính trị thì làm một cách kín đáo, cònlàm văn hóa thì chỉ làm văn hóa thuần túy trong chínhsách của thực dân, không như Phạm Quỳnh hay TônThọ Tường“ (48). Trong khi việc ngườiPháp cưỡng bách dùng chữ quốc ngữ chỉ vìngười Pháp muốn tiêu diệt truyền thốngđạo lý, luân thường xuất phát từ sáchvở Nho học, người Pháp sợ những sách nàynhắc nhở ý thức về đạo lý dân tộctrong đó có lòng ái-quốc! Trong Nam, người Pháp dùng báochí chữ quốc ngữ để thông tin, cai trị,nhưng những người cộng tác nhưTrương Vĩnh Ký có đầu óc khai-phóng, thứcthời, đã lợi dụng để đặt nềnmóng cho văn học chữ quốc ngữ. Các nhà nghiêncứu văn học của Hà Nội như MẫnQuốc, Tô Minh Trung, Hồ Song, Nguyễn Anh, Hoàng Văn Lân,Trần Huy Liệu,... ở trong quỹ đạo „yêunước“, chống „đế quốc“ và vinh quangthắng Pháp thời trước 1975, thắng Mỹtrước Đổi Mới 1986, không thể có lờilẽ tốt và công bằng hơn với TrươngVĩnh Ký ngoài luận điệu xem Trương Vĩnh Kýlà „tên tay sai đắc lực“, là „một nhân vậtphản diện điển hình của nhân dân ta“ (37) hay„phản quốc, làm đặc vụ, tay sai, tình báo chođịch“ „giòi trong xương giòi ra“ (16)! Trong cùngchiều hướng tố cáo và xóa bỏ, Phạm LongĐiền và Nguyễn Sinh Duy (49) sau mấy bài báo trên BáchKhoa đã xuất bản Cuốn Sổ Bình SanhCủa Trương Vĩnh Ký đầu năm 1975. Haiông xóa toàn bộ sự nghiệp văn hóa củaTrương Vĩnh Ký vì theo hai ông các tác phẩm củaTrương Vĩnh Ký phục vụ cho quyền lợi củaPháp. Một trong những lý luận là sách TrươngVĩnh Ký được người Pháp mua cho, bình tâm màxét thì cũng thường, vả lại hai ông quên bộThông-Loại Khoá-Trình mà Trương Vĩnh Ký chăm chútđã phải đình bản vì thiếu nợ nhà in. Sau 1975không thấy hai ông lên tiếng, chỉ biết hai ông là sinhviên của giáo sư Nguyễn Văn Trung và nhà xuấtbản Nam Sơn đã in sách hai ông. Hai bài báo nói trênkhiến ông Vương Hồng Sển đau lòng, „lấy làm tội nghiệp cho nhàhọc giả tiền bối miền Nam, chếtđược dựng tượng, mà nay có trẻ nhỏdám đến đái dưới gốc chân tượng“(50) (Có người trích lại câu này và cắt nghĩa theonghĩa đen mà không hiểu trẻ nhỏ là họVương ám chỉ hai hậu sinh họ Phạm vàNguyễn kia !).

Cùngchiều hướng này nhưng động cơ cóthể „đa diện“ hơn, có ông Đỗ Mậutừng làm ủy viên (bộ trưởng) và phó thủtướng „văn hóa“ của đệ nhị cộnghòa, gần đây về nước lên đài truyềnhình, đã gọi Trương Vĩnh Ký là „tên đạiphản quốc, một tên Việt gian dùng văn hóa, báo chígiúp thực dân Pháp thống trị Việt Nam“ (51). Ởhải ngoại còn có các nhà khoa bảng nhóm Giao Điểm,„sử gia“ Vũ Ngự Chiêu và „tác giả“ Lê TrọngVăn! Trong nước, người cộng sảnvốn chỉ có một thái độ hạ bệTrương Vĩnh Ký vì mặc cảm (!) với dânNam-bộ, vì dị ứng với chuyện „yêunước“ theo chủ trương của họ, nênđã hạ tượng, xóa tên trường, nhưng nayđã có những tiếng nói tuy rời rạc nhưngđã có, của Sơn Nam, Nguyễn Văn Trấn, NguyễnĐình Đầu hay của Nguyễn Văn Hoàn củaViện văn học là người đã phát biểurằng Trương Vĩnh Ký là „một nhà văn hóa lớn không chỉ riêng củaNam-kỳ“ và đã nhìn nhận rằng „bộ phận văn học quốc ngữ đãphát sinh và phát triển trong một không gian chính trị - xãhội phức tạp... „!

TrầnChánh Chiếu chủ báo Lục-Tỉnh Tân-văn và làngười từng vận động phong trào Minh Tân saulại hổ trợ cụ Phan Bội Châu đã viếtvề Trương Vĩnh Ký khi hô hào dựng tượng -về sau bị Pháp can thiệp „lấy lại“ chủđộng: „Ông nầy khi sanhtiền tuy là nhà nước tin cậy mặc dầuchớ chẳng hề ỷ thế mà hại quêhương, chỉ vẽ cho các quan Lang-Sa biết phongtục lễ nghĩa của con nhà Annam cho khỏi chỗxích mích nhau, làm cho mẹ gà phải thương con vịt.Đêm ngày lo nghĩ đặt sách này dịch sách kia cho kẻhậu sanh dễ học. Thật(!) là quan thầy củacả Nam-kỳ“ (52). Học giả Nguyễn VănTố trong bài viết bằng tiếng Pháp đã nói ởtrên đã tóm lược thân thế Trương Vĩnh Kývào ba tiếng „Science, Conscience et Modestie“ (bác-học, tâmthuật và khiêm tốn) (22)! Trong bài Tựa cuốn TrươngVĩnh Ký Biên-Khảo của Lê Thanh đã dẫn,học giả họ Nguyễn đã liệt TVK vào hạngnhững nhà lập ngôn bất hủ : „Nước ta có đức TrầnHưng-Đạo là bậc lập đức, vua LêLợi và vua Gia Long là bậc lập công, ông Phan phu-Tiềnđời Trần và một vài ông sứ thần nữa làbậc lập ngôn. Văy thì hạng người làm sáchđể dạy đời là một hạng trong bahạng người bất hủ ấy. Ông Trườngvĩnh Ký có thể liệt vào hạng người đó,vì không những Hán học uyên thâm, Pháp học uyên bác, ônglại còn tinh thông các thứ chữ ở Viễn đông(...) thực là một nhà bác ngữ uẩn súc, nướcta chưa từng có bao giờ....“ (53).

Nhàphê bình văn học Lê Thanh từ Bắc vào Sài-Gòn nghiêncứu tác phẩm và văn khố ở nhà thờTrương Vĩnh Ký ở Chợ Quán đã viếtlại cảm tưởng năm 1943: „Hơn một lần, nghiêng mình trên di cảo vàng úa,tôi cảm thấy tâm hồn tôi săn lại, khi thấy,bằng những dòng chữ rời rạc, tiên sinh ghinhững nỗi lo phiền, buồn tủi, tôi đãcảm thấy lạnh trong tâm hồn khi đọcmấy chữ mà trên ấy tôi nhận thấy sựđau đớn nhiều hơn sức mạnh, tôi đượcbiết rằng, vì quá tận tụy cho nhà, cho nước,cho văn chương, tư tưởng mà tiên sinh đãphải trả cái giá đắt bằng cả cái sứckhoẻ và sau cùng, cả cái đời tiên sinh“ (54).

ThuầnPhong thì khen Trương Vĩnh Ký khi so sánh với PhạmQuỳnh: „Trương VĩnhKý là người học trò thứ nhứt của chữtây và đã cộng tác với Pháp trong cuộc địnhđoạt vận mệnh quốc gia ta, đáng lẽ ratạp chí ấy ông phải làm tay sai cho Pháp đểđàn áp dư luận, thâu phục nhân tâm cho Pháp vàđể tận diệt dấu tích chữ Nho và tinhthần ái quốc trong tâm hồn nhân dân ta, như về saunày (1917) Phạm Quỳnh đã ra làm tạp chí Nam-Phong choLouis Marty một cách khôn khéo. Song trong tạp chí đó,người ta không thấy manh tâm ẩn ý nào theo Phápphản dân, không tìm được sự có mặt củaPháp, ngoại trừ mươi hàng dạy tiếng Phápở cuối mỗi số...“ (55) . (Mà phần nàychưa chắc đã do Trương Vĩnh Ký soạn dù ônglà Chánh tổng tài tờ báo!).

BằngGiang trong Sương Mù Trên Tác Phẩm TrươngVĩnh Ký trình bày Trương Vĩnh Ký có „giải pháp phi truyềnthống, mặc dầu có đối kháng nhưng không cómột lần nào Trương Vĩnh Ký công khai xúc phạmđến danh dự của nghĩa quân là nhữngngười yêu nước kháng chiến, vì chứng tỏhọ Trương cũng nhìn nhận tinh thần đóở những người (qua bức thư gửi cho PaulBert ngày 5-10-1886) hay những phong trào nghĩa quân cầnvương hoặc Văn thân“ (56).

 

12. Vấn-đềdiễn tiến tư tưởng của tác giả :

Nhiềunhà biên soạn sách hay rơi vào sai lầm hay thiếu sót khitrích dẫn các tác giả mà cuộc đời đã thayđổi tư tưởng nhiều lần, thayđổi vì đổi đời, vì chính kiến, ýthức hệ, hoặc tiến bộ, chính xác và qui môhơn. Các sách và bài báo của các giáo sư Lý Chánh Trung,Nguyễn Văn Trung, các linh mục Chân Tín, NguyễnNgọc Lan trước 1975 được viết trong hoàncảnh chiến tranh ý thức hệ tư bản-cộngsản, thiên tả vì họ chủ trương một xãhội không tư bản; sau 1975, tư tưởng và lýtưởng của họ đã đổi khác trong mộtxã hội độc tài, chuyên chính, sau một thời gianngắn hồ hỡi vui chiến thắng và thốngnhất, họ đã có những sách báo không còn chungchiều hướng. Lữ Phương, linh mụcTrần Tam Tĩnh, có những sách báo nặng nề phê phánngay sau „chiến thắng“ 30-4-1975 nhưng sau thờiĐổi mới, họ có còn nghĩ như vậy không?Giáo sư Nguyễn Văn Trung trước 1975 phê phánnặng nề Trương Vĩnh Ký và „bất công“ vớivăn học miền Nam như chính ông thú nhận (26)nhưng sau 1987 ông đã có những bài viết „công bằng“hơn nhưng đôi khi gây nghi ngờ thêm (57)! Trích dẫnPhạm Long Điền hay Nguyễn Sinh Duy nên hiểu haiông đều là sinh viên chịu ảnh hưởng củagiáo sư Nguyễn Văn Trung trước 1975 (58). Hơnnữa phải hiểu mục đích chống TVK thờibấy giờ như Phạm Long Điền lộ chothấy „cho nên bài học TVK cònlà bài học lớn, súc tích, đầy ý nghĩa chongười trí thức cũng như người cầmbút hôm nay suy gẫm chọn một thế đứng trêncon đường đi tới của lịch sử dântộc“ (59).

Luậnán của Cao Huy Thuần tựa đề Christianisme etcolonialisme au Vietnam, 1857-1914 (Université de Paris, 1968) trước1975 đã bị một nhóm người có mưu đồtiêu cực dịch ra tiếng Việt, năm 1988 ởhải ngoại „nhà xuất bản“ Hương Quê ởCalifornia in lại (Đạo Thiên Chúa Và Chủ NghĩaThực Dân Tại Việt Nam 1857-1914), tác giả khônghề hay biết, do đó không thể xem bản dịchtiếng Việt là của ông Thuần. Chính ông Thuầnđã đính chính việc này trên tờ Thời Luậnở Los Angeles số ra ngày 1-7-1988, trong đó tác giả còncho biết luận án của ông chỉ có một „mụcđích khoa học“! Vậy mà nhiều người đãxem con thuyền phương tiện đưa ngườisang sông là mục đích, rồi tôn thờ con thuyền!Hơn nữa, trong bản in năm 1990, Les Missionnaires et lapolitique coloniale française au Vietnam 1857-1914 (60), tác giả đãlược bớt nhiều trang, nên có thể xem như ôngcập nhật hóa luận án hơn 20 năm trước.Để chứng tỏ lương thiện trí thức(„honnêteté intellectuelle“), người viết ít ra phải nóirõ đó là những gì tác giả trích dẫn đã viếtvào giai đoạn nào. Xin nhắc ở đây là các câyviết thuộc hệ cộng sản như Phan CựĐệ, Vương Trí Nhàn, Hoàng Ngọc Hiến,Chương Thâu, Trần Văn Giàu, ... đã „tiến hóa“tư tưởng nếu không muốn nói là „mâu thuẫn“từ thời 1954 đến nay, về văn họctiền chiến, phong trào Thơ Mới, Tự Lựcvăn-đoàn, Phạm Quỳnh, Nam-Phong tạp-chí,v.v. Chế Lan Viên khi chết đã để lại DiThảo như để nói thật lòng tức phủnhận hết những lách, né trong quá khứ! Nhưvậy nay đã đầu một thế kỷ và thiên niênmới, đất nước lòng người đã trãiqua nhiều chuộc chiến tranh chống thực dân vànội bộ, sao lại phải khơi những tro tàn 30,50 năm trước mà chính người liên hệ đãthay đổi, mở mắt và hoàn cảnh đã khác?Với hậu ý gì ?

 

13. Vấn đề thư tịch:

Mấtnước, mất tất cả, do đó thư tịchvà văn hóa cũng không tránh bi trạng đó! Nhữngngưởi có chút bận tâm cho lịch sử, vănhọc sử và thư tịch học không thể khôngbất bình trước hiện tượng có nhữngấn phẩm không tôn trọng văn bản và bảnquyền tác giả; hơn thế nữa còn cắt xén tácphẩm của người khác, thu góp bài làm mộttuyển tập (anthology) rồi ghi tên người thulượm là „tác giả“, hay trích dẫn sai nguyên văndĩ nhiên vì có dụng ý, hoặc thu góp bài và thư tín riêngtư mà không hề xin phép các tác giả. Ngoài cuốn PétrusTrương Vĩnh Ký Tuyển Tập (35), còn có cácấn phẩm kể sau xin nêu tượng trưng : A. deRhodes Người Đầu Tiên Vận Động PhápChiếm Việt Nam Và Chữ Quốc Ngữ (11), ThiênHồ! Đế Hồ! (của Chương Thâu bịMr Le ở hải ngoại thêm bớt bài, từ bài gốccuả cụ Phan Bội Châu), Ki Tô Giáo Từ ThựcChất Đến Huyền-Thoại (có một sốbài hoặc phát biểu riêng, in không xin phép tác giả). Cóhiện tượng „cầm nhần“ cố tình lẫnlộn tác giả (author / auteur) với người chủbiên hoặc chủ trương (editeur intellectuel / éditor)ở Âu Mỹ là người đứng ra mời hoặcchủ trương dĩ nhiên xuất bản vớisự thỏa thuận của các các tác giả. Nhiềutuyển tập in ở hải ngoại rất mậpmờ điểm này, thường để tênngười sưu tập và đánh máy (chứ không hẳnđã là chủ biên) vào chỗ của tác giả, nhưcuốn Việt Nam Những Sự Kiện LịchSử Trong Thế Kỷ 20, ... Trong nước dù saovẫn ghi rõ tên người sưu tầm giới thiệuvà ở chỗ khiêm tốn hơn! Tưởngtượng nếu là người Hoa kỳ hay Pháp, Anh...thì đây là những vi phạm luật pháp! Mà „honnêtetéintellectuelle“ bị „quí vị“ này hiếp đáp hơikỹ ! Cùng những „quí vị“ này lại hay nói đếnlòng „yêu nước“. Thiển nghĩ chỉ có một tìnhyêu nước khi thành thật, không mưu đồ,điều kiện, tình đó không thể có ở nhữngtrò lộng giả thành chân, ăn cháo đái bát và vô ơnvới tiền nhân !

 

14. Người Việt Namcó truyền thống trọng chữ tín, sĩ diện vàdanh dự nhưng không có những hành độngngoạn mục như người Nhật (có nhưnghiếm hoi Phan Thanh Giản, Hoàng Diệu, Nguyễn TriPhương, một số sĩ quan Việt Nam Cộnghòa,..), thành ra mới có chuyện người sốngviết hồi ký để tự đề cao, tựđính chính đồng thời bôi xấu ngườichết hoặc đối nghịch và bôi nhọ nhau trênbáo chí, đối xử tàn tệ với bạn hơncả với kẻ thù. Có người dựa trên kẻchết để tự dánh bóng, để làm chính trị,... Trương Vĩnh Ký, „toàn-cầu bác-học danh-gia“được quốc tế công nhận từ năm1874, thông thạo trên 20 thứ tiếng, mà sống khiêmtốn, sống theo lễ nghĩa căn bản có thểlỗi thời, vác ngà voi cho tập thể và hậuthế...! Quí học giả, nhân sĩ Nguyễn VănTố (22, 29), Đào Duy Anh (61), Hồ Hữu Tường(42), Vương Hồng Sển đã có những nhậnxét đáng kể. Cụ Vương cụ thể trongcuốn Nửa Đời Còn Lại (1996), cuốn innhững bài viết cuối đời, đã kếtluận về những „cái gương sáng suốt“: „Trương Vĩnh Kýđứng đầu, chí khí như họ Từđời Tam quốc, sống đất Tây mà lòng vẫnhiên ngang, không theo phò tá mà vẫn một lòng vì cốquốc, nước nhà, tuy tượng đồng bịhạ bệ mà nghe đâu sẽ có ngày xây dựng lạinhư cũ...“ (62). Cả Nguyễn Đình Đầu(3), Nguyễn Văn Trấn, Đỗ Quang Hưng (40)xuất thân từ đảng cộng sản Việt Nam,các ông đều tôn vinh công trạng của TrươngVĩnh Ký đối với văn học và văn hóanước nhà. Nguyễn Văn Trấn cho rằng TVK khôngsợ phỏng tay khi „thànhthật đưa tay ra nắm lấy tay người Pháp,ông muốn nhờ ở sự gần gũi với châu âu,đem lại văn minh tiến bộ. Mà văn minhtiến bộ chỉ tồn tại trong sựđồng song phát triển của trí tuệ, đạođức và hạnh phúc“ vì „TVKbản thân không để mất gì hết, từ quốctịch đến quốc hồn, bộ khăn đóng áodài...“ (63). Tiếng nói những „hậu sinh“ vì tịhiềm tôn giáo, địa phương hoặc mưuđồ chính trị hoặc cá nhân có thể sẽ baymất, ấn phẩm của họ sẽ bị đàothải, nhưng hiểm nguy đánh giá sai lịch sửcòn đó, vì nói như một nhà tuyên truyền giỏi,cứ nói dù sai, sẽ có cái gì đó lưu lại ! Hôm nay vớitài liệu thư tịch dù thất lạc nhưng vẫncòn, mà con người đã xuyên tạc như thế,người ở các thế hệ sau sẽ hiểuthế nào !

HồHữu Tường từng xét trường hợpTrương Vĩnh Ký là „cái quátrình từ một nhà trí thức hợp tác với ngoạibang đế đến một bậc sĩ phuđối với thời đại của mình“ (64).Thiển nghĩ hơn thế nữa, Trương VĩnhKý là hành trình rất trí thức của một conngười „mất gốc“ (theo đạo, làm việc choPháp, sống ở đất thuộc địa) lúcđầu đời, đi đến một conngười thuần thục yêu nước và văn hóa dântộc ! Xin mở một dấu ngoặc rằng sáchsử từng ghi lại rằng gia đình NguyễnNhạc vốn theo đạo Thiên-Chúa nhưng khi anh em TâySơn nổi dậy thắng thế đã bỏđạo. Tuy nhiên Nguyễn Lữ, một người anhkhác của vua Quang Trung sống thời thế kỷ XVIIImà đã có cái nhìn tổng hợp về tôn giáo, đãchấp nhận hành lễ theo nghi thức đạoThiên-Chúa (65) và cũng không cấm những tín ngưỡngkhác bắt đầu phát triển ở Nam-hà.

Vìnguồn gốc, quá khứ, tín ngưỡng, chiến tranhvà chính trị, v.v., người Việt đến nayvẫn đối đầu nhau trong nhiều vấnđề liên hệ đến dân tộc và đấtnước. Thiển nghĩ chúng ta sẽ mất hết,mất cả cái „nhau“ chúng ta vẫn nghĩ còn („Chúng tamất hết chỉ còn nhau“). Có những cái mất mát màchúng ta coi như định mệnh hoặc bất khảkháng vì người sống không thể làm đượcgì để níu kéo ngoài việc tưởng nhớ, nhưnhững chiến sĩ đã nằm xuống vì lýtưởng, những nạn nhân chiến tranh, những đồngbào chết dưới lòng biển, ... Nhưng đốivới người chết và nhất là các tiền nhân,tổ tiên, thiển nghĩ chúng ta khó có thể chấpnhận thái độ phỉ báng một cách hàm hồ, ác ý.Dù gì thì Trương Vĩnh Ký vẫn là người có liênhệ đến lịch sử thời người Phápđến thôn tính Việt Nam, đã năng nổ ra tay,với lập trường phục vụ tổ quốcvà dân tộc, đã tích cực đương đầuvới „ngoại lai“, tiếp nhận và thu thập tinh hoacủa „người“, giúp người Việt đếnvới khoa học, tiến bộ, làm giàu học thuật,đồng thời đã giúp đồng bào của ông làmngười Việt về mặt đạo đức,văn hóa! Ngay sau „chiến thắng“ 30-4-1975, Hà Nộiliền phá bức tượng Trương Vĩnh Ký ởcông viên gần dinh Độc Lập (66), đổi têntrường Petrus Trương Vĩnh Ký và phá bứctượng bán thân trong khuôn viên trường dựngtừ 9-1928 (67); đến nay dù Đổi Mới và saunhiều thay đổi, tượng A. de Rhodesđược dựng lại, Trương Vĩnh Kývẫn bị xóa, không phục hồi. Vì lý do chính trịchăng? Tượng A. de Rhodes được dựnglại, „tuyên truyền“ rằng ông là ông tổ chữquốc ngữ chỉ gây thêm ngộ nhận, „mây mù“, vìmuốn làm vui lòng người Pháp chăng? Đểtrường Viễn-đông bác-cổ mở lại ởHà-nội, để người Pháp nghiên cứu và in sáchHán-Nôm - việc Trương Vĩnh Ký đã từng làm!Một trí thức Nam-kỳ, theo đạo Thiên-Chúa,.. hìnhnhư vẫn là ám ảnh chính trị của guồng máyđộc tài cộng sản? Mới hiểu tại saohơn thế kỷ trước, Trương Vĩnh Kýđến chết vẫn ôm một tâm sự buồn, ghilại rõ nhất ở hai câu kết „bài thơ tuyệtvọng“ :

Cuốn sổ bình sanh công vớitội,

Tìm nơi thẩm phán để thừakhơi“! (68)

 

Chú-thích:

 

(1)       Phương hướngnhiệm vụ thứ năm : “Tiếp tục dòng chảykhông đứt đoạn của ký ức văn hóa,Hội Nhà Văn tạo mọi điều kiện đãymạnh sáng tác về đề tài lịch sử vàchiến tranh cách mạng...“ (Hữu Thỉnh. “Báo Cáocủa Ban chấp hành Hội nhà văn khóa V...”. VănNghệ, 17, 22-4-2000, tr. 6). Ngoài ra, Nguyễn HữuSơn (Viện văn-học) trong bài „Sáng tác vềđề tài lịch sử“ (Văn-Nghệ 24, 16-9-1999, tr.6) đã ghi nhận: “... bởi tâm lý tự cường mongmuốn khẳng định bản lĩnh văn hóa dântộc trong bước chuyển gia tốc giao lưu vàhội nhập quốc tế; hơn nữađược kích thích bởi những địnhhướng lớn của Đảng và Nhà Nướctrong việc bảo tồn, phát huy bản sắc truyềnthống dân tộc khiến cho tâm thế sáng tác‘hướng về cội nguồn’ ở các nhà văn càngcó dịp nảy nở và phát triển...“.

(2)       “Sử gia“ Nguyên Vũ(Vũ Ngự Chiêu) đã cho rằng Trương Vĩnh Kýbị thân mẫu “bán“ cho cha cố người Pháp (ParisXuân 1996. Houston : Văn Hóa, 1997, tr. 68). Đã bị bán màTVK vẫn về thăm mẹ mỗi hè và khi mẹmất đã về thọ tang! Thật ra cậu bé TVK 3tuổi mồ côi cha được cố đạo Tám(người từng được ba cậu là lãnh binhTrương Chánh Thi che chở khỏi bị sát hại vìcấm đạo) và sau là cố Long nuôi cho ăn học chữHán trước chữ quốc ngữ và latinh. Riêng TVKđã có lần tự nhận là „con nuôi“ củanước Pháp cộng hòa!

(3)       Bài nói chuyện tại Nhàvăn hóa lao động thành phố Hồ Chí Minh ngày11-10-1998 và tường thuật lại trên báo Thanh Niênsố ra ngày 21-10-1998. Không thấy sử gia Vũ NgựChiêu nhắc đến mấy lá thư này!

(4)       Xem tranh luận vềthơ Lục Vân Tiên trên tạp chí Văn Học (CA)các số 141, 142, 148, 149 (1-9, 1998).

(5)       Trích lại từ BằngGiang. Sương Mù Trên Tác Phẩm Trương Vĩnh Ký.(TpHCM) : Văn Học, 1993, tr. 41.

(6)       Nguyên tựa là : ChuyệnĐời Xưa Lựa Nhón Lấy Những Chuyện HayVà Có Ích. Sài-Gòn. 1866. 74 tr.

(7)       Thanh Lãng. „Thử thiếtlập hồ sơ về hai người con gái : mộtcon của Phật, một con của Chúa“, tr. 14 in VềSách Báo Của Tác Giả Công Giáo (Thế Kỷ XVII-XIX): TàiLiệu Tham Khảo. (TpHCM: Trường Đại họctổng hợp Tp HCM, Khoa Ngữ Văn, 1993), và „Tiếng vàchữ người Sài-Gòn“ (di cảo). Dòng Việt, 6, 1999,tr. 158-179.

(8)       Xem Nguyễn Vy-Khanh.„Tiếng Việt qua một số tác phẩm“ tr. 63-91 InVăn Học Và Thời Gian. (Westminter, CA :Văn-Nghệ, 2000), và tập Sấm Truyền Ca(Montréal :Tạp chí Y Sĩ, 2000. 186 tr.).

(9)       Rolland Jacques. „Bồ ĐàoNha và công trình sáng chế chữ quốc ngữ : phảichăng cần viết lại lịch sử?“ ĐịnhHướng, 17, mùa Thu 1998, tr. 18-62; tr. 40.

(10)     Theo linh mục ĐỗQuang Chính, linh mục Dòng Tên Francisco de Pina người đãdạy tiếng Việt cho linh mục Đắc-Lộ,sau chết đuối ở cửa biển Đà Nẵng,mới chính là „một trong những người đầutiên đem mẫu tự abc vào tiếng Việt“ (LịchSử Chữ Quốc Ngữ 1620-1659. Sài-Gòn : Ra-Khơi,1972, tr. 89). Chính A. de Rhodes trong lời Tựa cũng ghithừa hưởng công của Jaspar d’Amaral và Barbosa. Vềdấu vết chữ quốc ngữ, xem R. Jacques. „Undocument de linguistique comparée, japonais-chinois-vietnamien, rédigé à Macaoen 1632“. Định Hướng, 19, mùa hè 1999, tr. 141-157; 21,mùa đông 1999, tr. 86-106, và Nguyễn Khắc Xuyên. Ngữpháp tiếng Việt của Đắc Lộ 1651 . GardenGrove, CA : Thời Điểm, 1993; Giáo Sĩ ĐắcLộ. http://vietcatholic.net/

(11)     Garden Grove, CA : GiaoĐiểm, 1998. 299 tr.

(12)     “Về vai trò của Alexandrede Rhodes đối với sự chế tác và hoàn chỉnhchữ quốc ngữ“ in Giao Lưu Văn Hóa Và NgônNgữ Việt Pháp (TpHCM : NXB TpHCM, 1999), tr. 236.

(13)     Paris: Maisonneuve, 1955-56, tome 1,quyển 1, chương 1, trang 9-22. Hà Nội cũng theo lýluận này để kết án A. de Rhodes có mưuđồ xui người Pháp xâm chiếm nước ViệtNam.

(14)     Văn-Học ChữQuốc Ngữ ở Nam kỳ 1865-1930. TpHCM : Trẻ,1992. Tr. 295.

(15)     Phạm Long Điền,“Trương Vĩnh Ký trong quĩ đạo xâm lăngvăn hóa của thực dân Pháp“ Bách-Khoa, 408, 11-1974, tr.40.

(16)     Mẫn Quốc.„Trương Vĩnh Ký, một nhà bác học trứ danhđã ngang nhiên đóng vai đặc vụ tình báo, làm tay saiđắc lực cho giặc Pháp“. Nghiên-Cứu LịchSử, 60, 3-1964, tr. 40.

(17)     Phạm Long Điền.Bđd, tr. 37.

(18)      “Les monuments littéraires étant raresdans le pays des ... qu’elles prennent naissance aux sources obscures de lamythologie“ (v. 1, p. 5-6) Avant-propos. Petit cours d’histoire annamite àl’usage des écoles de la Basse-Cochinchine. Saigon : Impr. du Gouvernement,1875-1877.

(19)     “Pendant 149 ans, l’Annam eut à subirdes gouverneurs chinois. Mais cette domination périt, comme tout ce qui tientde la violence, par ses excès: Le joug fut brisé par les mains d’une femme“.Op. cit., p. 23.

(20 )     “Ilintroduisit la littérature chinoise en entier, (...). Les Annamites perdirentcomplètement leur propre écriture par suite de cette mesure rigoureusementemployée“. Op. cit., v. 2, p. 27.

(21)     “Nous n’oublierons point qu’Annamitesde la France, ou Annamites de la Cochinchine et du Tonquin, nous avons desorigines communes. Bien que séparés par les destinés politiques, nous nousélèverons de toutes nos forces contre ce système erroné d’administration,contraire à la saine économie politique, qui fait du peuple le bétail des rois;qui n’est que l’exploitation maladroite et criminelle d’une nation par la castedes fonctionnaires avides et ambitieux“. (Op. cit., v. 2, p. 251); „Je demandepardon de cette digression, que la centemplation des faits historiques m’aarrachée. On ne m’en voudra point, si un sentiment de tristesse amère medomine, lorsque je considère ce que sont devenus ces pays et ce qu’ils auraientpu être“ (p. 252).

(22)     “Petrus Ký“. Bulletin del’enseignement mutuel du Tonkin, t. XVII, nos 1-2, janv-juin 1937, p.25-67. Trích theo Bằng Giang, Sđd tr. 39.

(23)     Vân-Đằng TrầnVăn Rạng. “Trương Vĩnh Ký với TruyệnĐất Nam-kỳ“. Văn (TpHCM), 11-1990, tr. 102.

(24)     Phụ lục, tr. 160-168 InTrương Vĩnh Ký, Nhà Văn Hóa. Sđd; và VềSách Báo... (chú 7).

(25)      Trích theoBằng Giang, Sđd tr. 132.

(26)     Giáo sư Nguyễn VănTrung đã nhiều lần cho biết: : „Có thể chúng tôicũng có trách nhiệm phần nào trong việc dẹpbỏ tượng Trương Vĩnh Ký vì nhiều nămtrước 1975, chúng tôi đã đề ra một cuộcvận động phê phán Phạm Quỳnh, TrươngVĩnh Ký về phương diện chính trị và vănhóa“ (Trương Vĩnh Ký, Nhà Văn Hóa . Sđd, tr. 44);„Trước 1975 tôi đã viết nhiều bài, sách phê phánnghiêm khắc Trương Vĩnh Ký đặc biệtvề chính trị, hơn nữa tôi còn gợi ý khuyếnkhích một vài bạn trẻ đi vào con đườngđó như Phạm Long Điền, Nguyễn Sinh Duy.Những loạt bài phê phán của chúng tôi đã gây phiềnmuộn bất mãn trong giới văn hóa miền Nam lúcđó đặc biệt hai người Hồ HữuTường và Vương Hồng Sển...“ (“RFI phỏngvấn nhân dịp 100 năm ngày giỗ Trương VĩnhKý“, Đi Tới, 13, 9-1998, tr. 22. In lại trong Nhận-ĐịnhX (Montréal : Tác giả xb, 1999), tr. 151).

(27)      Trích theoBằng Giang, Sđd, tr. 56.

(28)      Trích theoBằng Giang. Sđd, tr. 134.

(29)     “Tựa“. Lê Thanh. TrươngVĩnh Ký Biên-Khảo. Hà Nội : Tân Dân, 1943 (Phổ Thôngbán nguyệt san, 9-1943), tr. 4.

(30)     “Phỏng vấn nhà vănVõ Phiến về bộ sách ‘Văn Học Miền Nam’“. VănHọc (CA) 169, 5-2000, tr. 10.

(31)     Bằng Giang. Sđd, tr. 65.

(32)     Phạm Long Điền.Bđd, tr. 35.

(33)     Nguyễn Văn Trung. Chữ,Văn Quốc Ngữ Thời Kỳ Đầu PhápThuộc. (Sài Gòn : Nam Sơn, 1974), Xuân Thu tb, 1989, tr. 42.

(34)     Quán Phong. “TrươngVĩnh Ký“. Nắng Mới (Montréal), 21, 6-1993, tr. 20-24.

(35)      PétrusTrương Vĩnh Ký Tuyển Tập. (San Diego: ViệtNam/Mr Le, 1996), tr. 89. (Ngoài bìa ghi „tác giả“ là Cửu Long LêTrọng Văn, trang trong ghi „tác giả giữ bảnquyền“ và ghi thêm “mọi trích dịch, in hay sao ... phảicó sự đồng ý của tác giả“ - Ngườiđọc tự hỏi ai là „tác giả“ và không biết ông„tác giả mới“ này đã xin phép các tác giả nguyênbản chính chưa!).

(36)      Tríchbản thảo.

(37)     Như Tô Minh Trung.„Trương Vĩnh Ký tên tay sai đắc lựcđầu tiên của chủ nghĩa thực dân Pháp tronglịch sử nước ta“. Nghiên Cứu LịchSử, 59, 2-1964, tr. 45 (Lập lại ý bài của H.H.„Giới thiệu TVK“ đã đăng trước đó(NCLS, 56, 11-1963, tr. 13-23) là loạt bài mở đầu„cuộc bình luận về TVK“ kết thúc với TrầnHuy Liệu („Nhận định về TVK“. 63,6-1964, tr.29-31)).

(38)     Paul Bert Au Tonkin. Paris : G.Charpentier, 1887.

(39)     Tâm Thư. Houston, TX :Văn-hóa, 1995, tr. 99-100.

(40)     Đỗ Quang Hưng. MộtSố Vấn Đề Lịch Sử Thiên-Chúa Giáo ỞViệt Nam. Hà Nội : Trường đại-họctổng hợp, khoa lịch sử, 1990. Ông Hưngtường trình và có kể công của Trương VĩnhKý, lời phê duy nhất, nếu có thể xem đó làlời phê, là khi ông gọi Trương Vĩnh Ký là „tríthức nửa dân tộc“ (tr. 68).

(41)     Thư in lại trong JeanBouchot. Un savant et un patriote Cochinchinois : Pétrus J.B.Trương Vĩnh Ký. Sài Gòn : Nguyễn Văn Của,1927, tr. 65.

(42)     Trích theo Hồ HữuTường. „Hiện tượng Trương Vĩnh Kýhay hóa trình từ người trí thức đến kẻsĩ phu“. Bách-Khoa, 404, 5-9-1974, tr. 22.

(43)     Dương Mạnh Huy,„Một người tốt của nước ViệtNam“, Lục Tỉnh Tân Văn 1927 (Trích theo BằngGiang. Sđd, tr. 94-95).

(44)     Mẫn Quốc. Bđd, tr.43.

(45)     “Một tháng ởNam-kỳ“. Nam-Phong tạp-chí 17 (1919), Trích từNguyễn Văn Trung. Nhận Định X. Sđd, tr. 150,chúng tôi trích lại với dè dặt vì chúng tôi không tìmthấy câu trích trong bản in lại trong Hành TrìnhNhật Ký (Yerres : Y Việt, 1997).

(46)     Tập 3. Sài Gòn : Tác giảxuất bản, 1965, tr. 84-85.

(47)     Nguyễn Vy Khanh. “MiềnNam khai phóng“, tr. 15-61 In Văn-Học Và Thời Gian.Sđd.

(48)     Chữ, Văn QuốcNgữ Thời Kỳ Đầu Pháp Thuộc. Sđd,tr. 44, 86 và 112-115.

(49)     Nguyễn Sinh Duy.„Thương xác cùng học giả Hồ HữuTường về hiện tượng TrươngVĩnh Ký“, Bách Khoa, 406, 10-1974, tr. 15-25.

(50)     Vương Hồng Sển.Hơn Nửa Đời Hư . Tp Hồ Chí Minh : NXBTổng hợp, 1992, tr. 232.

(51)     Tâm Thư. Sđd, tr. 83.

(52)     “Ông Đốc Ký“. Lục-TỉnhTân-văn số 29, 4-6-1908. Trích lại theo NguyễnVăn Trung (Trương Vĩnh Ký, Nhà Văn Hóa,Sđd, tr. 34) . Câu này được nhiều sách báo tríchdẫn lại nhưng sai, hoặc thành „ông thầy củacả nước và của cả Nam-kỳ“, hoặc „ôngthầy đạo lý của Nam-kỳ“! Những chữ innghiêng không có ở nguyên bản đăng lại!

(53)     Lê Thanh Sđd. Tr. (3).

(54)     Lê Thanh. Sđd, tr. 10-11.

(55)     Đồng-NaiVăn-tập, 3, 1966, tr. 43-44, trích lại theo BằngGiang. Sđd, tr 63.

(56)     Bằng Giang. Sđd, tr. 187.

(57)     Như bài viết „Nghivấn về tác giả Lục Vân Tiên“. Khởi Hành(CA), 45, 7-2000, tr. 7-10 : ông chủ trì ông là ngườiđầu tiên lập lại nghi vấn của M.E. Villardtrong một bài báo xa xưa tháng 8-1880 nghi rằng Lục VânTiên xuất phát từ Bắc từ ... thờithượng cổ, và vô danh!

(58)     “RFI phỏng vấn nhândịp 100 năm ngày giỗ Trương Vĩnh Ký“. Bđd,chú 25.

(59)     Phạm Long Điền.Bđd, tr. 41.

(60)     New Haven, CT : Council on SoutheastAsia Studies, Yale Center for International and Area Studies ; Amiens, France :Centre de relations internationales et de science politique, Universitéd’Amiens, 1990. 420p.

(61)      “Người đầu tiên cócông khiến văn học ta thành sinh-diện mới ấylà Trương Vĩnh Ký (...), một nhà học giảtrứ danh ở Nam-Việt ngay từ khi Nam Việtmới thành thuộc địa đã dùng chữ quốcngữ để chuyển tả những văn Nôm hay(...) rồi lại dùng Việt ngữ để phiêndịch sách Tàu (...), sách Tây (...) và trứ thuật các sáchchuyện đời xưa, phép lịch sự an nam, cờbạc nha phiến, bằng một trhứ văn rấtgiản dị“. (Việt Nam Văn Hóa Sử Cương. Sài-Gòn : Bốn Phương, sd, tr. 276).

(62)     Nửa Đời CònLại (Westminster, CA : Văn nghệ, 1996), tr. 369.

(63)     Nguyễn Văn Trấn. TrươngVĩnh Ký, Con Người Và Sự Thật. TpHCM : Ban Khoa-họcxã hội thành ủy, 1993, tr. 210. Sách bị tịch thu saukhi in, nhưng hiện có ở nhiều thư việnMỹ.

(64)     Hồ Hữu Tường.Bđd, tr. 19.

(65)     Lê Thành Khôi. Le Viêt Nam :histoire et civilisations, le milieu et l’histoire. Paris : Minuit, 1955,tr. 310-311.

(66)     Bức tượng nhà báchọc Trương Vĩnh Ký được dựngtừ năm 1927 ở công viên gần nhà thờ chánh toàSài-Gòn lúc đầu do dân chúng và nhà báo hô hào thu góp đúctượng từ năm 1908, sau nhà cầm quyềnngười Pháp muốn „lôi kéo“ về cùng phe đã hoàn thànhđúc tượng và khánh thành, khi kháng chiến chốngPháp nổi dậy ở Sài-Gòn năm 1945 vẫnđược tôn trọng không bị phá đổ nhưtất cả các tượng hình dấu vết củathực dân khác. Nhưng đến 30-4-1975 thì bứctượng bị giật đổ vì bị kẻ„chiến thắng“ xem như là tàn tích của ... quá khứ! Giáo sư Nguyễn Văn Trung cũng đã thú nhậnđã hiểu sai việc dựng tượng nên đãmạnh tay với Trương Vĩnh Ký trước 1975 (TrươngVĩnh Ký, Nhà Văn Hóa. Sđd, tr 46).

(67)      Vớithiên kiến, „sử gia“ Nguyên Vũ VNC đã sai lầm gáncho „chính phủ Nam-kỳ tự trị của y sĩNguyễn Văn Thinh lấy tên Petrus Ký đặt chotrường học bản xứ lớn nhất SG“từ năm 1946 (Sđd, chú 2, tr. 70). Trong thực tếlịch sử, trường khai giảng khoảng tháng 9năm 1927 với tên Collège de Cochinchine, đến ngày18-12-1927, thống đốc Blanchard de la Brosse ra quyếtđịnh đổi tên thành Petrus Trương Vĩnh Kývà năm sau khánh thành tượng đồng TVK bán thân vàtrường trở thành Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký.

(68)     Đào Văn Hội. DanhNhân Nước Nhà. Sài-Gòn : Tác giả tái bản, 1948, tr.223.

 

NguyễnVy Khanh

5-2000