Về truyện dị thường, nhân đọc Đoạn Đường “Hốt-Tất-Liệt” của Lâm Chương

Nhữngtruyện ngụ ngôn, thần tiên, hoang đường, quáiđản hay dị thường đã xuất hiệntừ nhiều thiên niên kỷ trong văn học thếgiới cũng như Việt Nam. Có những truyệnnặng ngụ ngôn, có truyện huyền hoặc, quáidị, siêu nhiên, triết lý, mang hình thức dụ-ngôncủa Kinh thánh, có không gian tuyệt vời thơ mộng,có những hí họa phúng thích cuộc đời, cótruyện là hợp loại cả hai ba thể hoặchơi rời xa đến gần thể giảtưởng (science-fiction). Một cách tổng quát, cóthể chia làm hai loại chính: truyện huyền thoạiliên hệ đến bộ lạc, giống nòi, tậpthể, trong khi loại thứ hai, chúng tôi tạm gộpchung dưới danh xưng "truyện dịthường" (fantastic), lấy con người làmđối tượng, dị thường từnhững sự việc và cuộc sống bìnhthường. Huyền ảo, hoang tưởng nhưngkhông xa thực tại, truyện dị thường ởgiữa trực giác và kinh nghiệm, giữa mơước và thực tế khó khăn, là một phốihợp huyền sử và thực tại. Huyền sửchứa đựng những ẩn số văn hóa củamột quá khứ thật và hoang tưởng cũngbắt nguồn từ tâm thức con người, từnhững xúc tác của cuộc sống trên con người.Về nội dung, các tác giả kể chuyệnngười xưa, chuyện súc vật, cây cỏ, nhưngđa số đều có ngụ ý, có tâm tình, u uẩnhoặc nhẹ nhàng, và ý vị hiện tại. Có thể làchuyện hoàn toàn riêng tư của tác giả hoặccủa một thế giới mà người đọckhông biết đến hoặc không thể hình dung đượcnếu tác giả không nói đến. Sau 1986, vì nhiều lýdo lịch sử, xã hội và văn học, thểtruyện dị thường đã nẩy nở, nhiềutác giả mới, kể cả tác giả đã thành danhtrước đó cũng đã chuyển qua thể này.Nguyễn Huy-Thiệp, Trần Vũ, Trần Long Hồ,Hồ Minh Dũng, Nam Dao, v.v. và nay Lâm Chương vớiĐoạn Đường Hốt-Tất-Liệt do nhàVăn Mới xuất bản cuối năm 1998 đãxử dụng thể loại đặc biệt này. Tácphẩm của họ như những nhắc nhởvị thế làm người của mỗi người vàthực tại đất nước quê hương. Chúngcó những bức xức, thao thức, nhiệt tình, vănchương lôi cuốn, tài tình và nhiều tính thuyếtphục. Dĩ nhiên tác giả chúng phải công chính và trên hếtlà tình yêu chân lý và một thành thật trí thức !

Cóthể nói có một hiện tượng truyện dịthường trong văn học Việt Nam đươngđại. Truyện dị thường trở thànhphương tiện viết chuyện hôm nay, cho phép tácgiả nhìn vào cuộc sống trước mặt, kểcả những bất thường và phi lý. Qua chúng, tácgiả tỏ thái độ với thời cuộc,với hôm nay, với quyền bính và kẻ thù. Tác giảkhông thể tránh bàn đến tâm lý con người ởmột giai đoạn lịch sử, một giaiđoạn mà tác giả nghĩ đã đến lúcphải đưa ra ánh sáng, đưa ra công luận, đãđến lúc mà con người không thể sống nhưcũ, nên sống bằng tình nghĩa hơn là sốngmột cuộc đời thế gian bị bủa vâybởi những phỉnh gạt to lớn của tậpthể nhân danh một lý tưởng nào đó. Hôm nay có lýtưởng tưởng chắc như đá đã rõ ra mùmờ, trở thành phương tiện cho những ýđồ tối ám, hèn kém, ... Những con người vàsự việc vẫn hay bị hay được cái nhìn"sử thi", nhị nguyên, xếp loại là tàn ác, thùnghịch, quỷ ma,... Nay dưới con mắt conngười hôm nay và các tác giả truyệndị-thường xếp loại lại, nhìn lại,họ rơi vào loại đối nghịch. Thiện ác vôlường và thuyết tương đốiđược hiện đại hóa. Qua những việcvà người mà tác giả thấy "có vấnđề". Viết chuyện hiện thực qua cáchdị thường, các tác giả còn nhắm kêu gọicải đổi, giải phóng bằng cách cho thấythực trạng của hôm nay, của con người saubao lầm lỗi và hy sinh. Ở nhiều tầng lớp xãhội khác nhau! Chuyện dị thường khôngđến từ cốt truyện hãi hùng, mà đếntừ cảnh đời xáo trộn tàn nhẫn, qua cái nhìntrực giác, thông suốt của tác giả xuyên qua cái bìnhthường, cái hiện thực, từ thời gian bịcắt đứt, từ hiện tại hay từ mộtthời điểm có hay không có liên hệ với quákhứ gần xa.

TrongLên Rừng Thăm Bạn, anh Khan sống làm rẫy trênrừng, xa vợ con, sống "một mình nhưngười ở ẩn". Nơi đây đờisống con người khó khăn vì thú rừng hayđến rẫy phá hoại. Con người lúc nào cũngtrầm tư, lo lắng, "trông giống một hìnhtượng cô đơn, im lặng ngồi chịu đựngvới thời gian" (tr. 15). Khan từng bị tù họctập lâu năm, khi được thả, anh đãđổi lối sống. Nay anh giữ thế thủ vàmạng sống. Như ngụ ngôn con sáo. Nhưng nào yên, vìđám heo rừng và khỉ cứ đến quấy phá.Loài khỉ phá phách cũng như con người, cũngđi theo bọn, cũng có tiền sát, thứ lớp;những chiếc thùng thiếc khua động cũnghết làm chúng sợ sau những lần đầu.Người tuyệt vọng đành tìm cách bắt khỉlàm sao để chúng hết còn trở lại quấy phá.Con nào bị bắt được, người cắtlông trên đầu rồi sơn màu lên đầu lênmặt rồi thả: chúng sẽ hết thể nàonhập bầy trở lại vì những con cùng bầy naykhông còn nhận ra bạn nữa, mà những con bị sơncàng đuổi theo xin nhập bầy thì lại càng bịbọn kia cao chạy xa bay nhanh hơn, chúng bị tránhnhư những con vật quái đản! Anh Khan tự xemmình như những "con khỉ người" bịđồng loại xa tránh: "giữa vùng rừng núiViệt Nam, có những 'con khỉ người' đang bịsơn mặt, họ có bảo vệ đượcchăng?" (tr. 24). Họ ở đây là Hội BảoVệ Súc Vật thường có ở những xã hộivăn minh Âu Mỹ.

TruyệnNgười Khách có một ẩn dụ khác. Xóm Gò Chùa nghèokhó sống với đầy tai họa bất trắc vìbị đủ thứ võ lực kiểm soát (liên minh giáophái Cao-Đài, Việt Minh, Tây và cả trộmcướp): con người đày đọa conngười. "Kiểm soát, bảo vệ, tuyêntruyền, trộm cướp cũng đều là kẻmượn hình giả danh. Bên ngoài ai dám vô đây lộnghành... Mạng người lúc bấy giờ rẻ nhưheo chó" (tr. 26). Hai Diên đến với xóm nhưngười khách nhưng sự hiện diện của ôngđã "như giải tỏa được cái áplực vô hình đè nặng tâm can": dân ngủ yên hơn,làng xóm thật an bình. Người khách dù được xemlà "hùm thiêng", lang sói có kiêng dè tạm thời, cũngcó lúc không cãi được mệnh trời, vẫn bịbí mật thủ tiêu, bởi người cùng giống:"Không biết phe nào?" (tr. 29). Phe Ác, phe quỷ !    

Địangục trần gian hay địa ngục quá khứ bàngbạc khắp tuyển tập gồm 17 truyện củaLâm Chương vẫn là chiến tranh. Cuộc chiếnđã tàn nhưng tro vẫn âm ĩ như chưa lụitắt và có những mảnh củi có lúc vẫn bừnglửa cháy, kể cả khi con người đã xa cáchmột đại dương. Lâm Chương phê phán mọiphía. Một bên là những tên đồ tể "nằmtrên bụng đàn bà mà xua quân vào trận mạc. (...) Baogiờ thấy những phường cẩu trệ bấtnhân, chiếm giữ những ngôi vị trọng yếuquốc gia, là điềm báo trước một chếđộ suy tàn. Đó là quy luật của mỗi lầnlịch sử sắp sang trang" (tr. 189). Một cuộcchiến tranh phức tạp, không lằn ranh rõ rệt.Đoạn Đường Hốt-Tất-Liệt chính làđoạn trường cay đắng. Nhữngngười lính địa phương phải đốiđầu với một đối phương không rõmặt, dùng tình báo điều tra gì rồi thì kẻ thù đíchthực vẫn là bất ngờ. Tên du kích bị trungđội bắn bị thương không ai khác hơn là"thằng Hon" con Tám Đê chủ lò đườngtrong vùng, hắn trốn lính và suốt ngày mọingười tưởng hắn chỉ chẻ trúc đanlồng để đi gát cu. Bạn thù không biên giới,nhưng hận thù và những cái chết thì lại khôngtránh được!

XómVen Rừng là bức tranh của một vùng xôi đâu mà biêngiới không chỉ ở bìa rừng cứ ngày mỗilấn vào sâu mà còn ở lòng người dân. Sự"chiến thắng" của một bên rồi cũngkhông như lòng người mong đợi: "Nhữngngười cùng đi một hướng với ba tôi ngàyấy, trở về trong sự huênh hoang, nhưng chẳnggiúp ích được gì cho dân trong xóm. Xóm tôi đã nghèo, bâygiờ càng nghèo hơn. Bọn nhỏ chúng tôi đãtrưởng thành, phải cật lực cày xớiđất đai để kiếm miếng ăn từngbữa. Không có đám trẻ nhỏ nào như chúng tôi ngàyấy, chạy theo đuổi bắt những trái dầurơi rụng, cánh xoay tít mù bay trong gió. Cái trườnghọc mái tôn bên cây dầu, bây giờ, trở thành nơinhốt bò của dân trong xóm. Sự đổi thay lạthường này, làm cho cái trường chỉ còn là dấutích của chuyện một thời quá khứ xaxăm" (tr. 75). Trường mái tôn là công trình dân sựvụ của phe chính quyền cũ và trái dầu không khácgì những ảo tưởng của người lớntrong xóm. Thân phận con người bị chiến tranh vùidập. Sống giữa những lằn đạn,"làm người thời này, khổ như chó hoang.Phải tản cư đến một nơi tươngđối an toàn hơn" (Xóm Cũ, tr. 129). Họ sẽphải tản cư nhiều lần mà thảm kịchcuộc đời cứ vẫn tiếp diễn!

Tànbạo của phe kia trong chiến tranh đã trở thành hàihước, hụt hẫng sau "chiến thắng".Những mệnh đề "dân tộc sẽthắng", "xứ sở quậtcường",  "chínhnghĩa", v.v. không đưa đến kết luậnđương nhiên. Sau một dâu bể, mọi lờinói, hành động, kết luận đều gây suynghĩ, có sức mạnh bủa vây làm nhức nhốinhững vùng nhận thức quen thuộc hay nếp nghĩ"chính thức", bình thường đã quen. Mụ Kênlà người của "cách mạng" đã trởthành sát nhân vì tự trở thành nạn nhân của chính mình,của huy chương thổi phồng vì nhu cầu. HaiQuắn trong Giải Quyết Cấp Thời cảđời hy sinh cho cùng lý tưởng như mụ Kên,cuối cùng chỉ mơ ước "cái đít có gâncủa gái miền Nam" như chị Tư Rô, khôngđược, bèn dùng đại đít bò trong chuồngcủa hợp tác xã. Người Thượng đơnsơ khi đã bị lợi dụng, họ thấy"những ai đến với buôn bản vùng cao, mang cáidáng dấp phi lao động, chỉ biết đứngnhìn, hỏi những câu ngớ ngẩn, và chỉ trích phêbình , lý thuyết suông mà chẳng làm được gì,họ đều gọi là cán bộ" (tr. 21).

"Chiếntranh như con quái vật khổng lồ, theo nó thì bị nóăn nuốt, cưỡng lại thì bị nó chàđạp. Đàng nào cũng chết, chỉ cóđiều chết trước hay sau mà thôi" (tr. 16). LâmChương ở lứa tuổi kinh qua đã nhiều, ôngđã dám nhìn thẳng nói thẳng nhiều trục trặckhó nói. Anh chuẩn úy mới ra trường nhát gan nhưnghay liều mạng trong Định Số đượcnhiều dịp ca tụng là anh hùng gan dạ. Cái tâm củaLâm Chương ở đó: thành thật, tự xét, tựtrách trước khi trách người và ngoại giớicũng như quyền lực và định mệnhbủa vây. Khi lâm trận, một thiếu uý trungđội trưởng bị cấp chỉ huy bỏrơi, đến lượt ông cũng bỏ rơithuộc hạ để thoát thân nhưng khi đã an toàn,người sĩ quan đó "dửng dưng nhưkẻ mất hồn. Không buồn, không vui. Mọi cảmxúc đã bị tê liệt hết rồi" (Một VùngHung Bạo, tr. 145). Người lính hay người tùhọc tập ở Lâm Chương không ăn to nóilớn, không giả hình cũng không tự cao tựđại, có chăng là những khuất phụcđịnh mệnh, những bất lực vì bị tróitay, những tìm vui tạm bợ trong nhục nhã cuộcđời! Tìm cách sống còn, "dưỡng sinh",thay vì cứ chắc lưỡi như những conThạch Sùng thời đại "nằm trằntrọc nuối tiếc hoài một thời quyền uy sonvàng đã mất. Cánh cửa quá khứ đã khép lại.Nhưng cái dư âm vi vu còn đủ sức ném baongười qua cửa tử. Nuối tiếc và thốnghận là chất cường toan bào mòn tâm phế"(tr.189), hay trở thành nạn nhân của "sự vô vọnggiết người" vì "không thấyđược ánh sáng phía cuối con đường vô vọng"(tr. 187).

Trongchiến tranh, con người bị chà đạp đãđành, nhưng khi hòa bình đã "vãn hồi", conngười vẫn bị thời đại nghiền nát,tha hóa đến độ phi lý. Những tàn bạo và bikịch nhỏ lớn vẫn còn đó, giữangười với người! Trong truyện Mây Bay Qua,người tù học tập được thả vềvới người cha và một người con gái vẫnao ước thành vợ gã, nhưng hoàn cảnh éo le, trongđợi chờ, Mây đã phải bán thân. Đểngười cha già khỏi buồn, dù "thươngcuộc đời" Khang, nàng đã phải bỏ đixa một cuộc tình mới chớm nở.

TrongChỉ Còn Một Nơi Trở Lại, một đứanhỏ mười hai tuổi vì đánh con một ông xãủy mà phải ở tù, đến khi đượcthả, về nhà thì người thân đã bỏ vào Nam,đành "xin vô tù lại" bằng cách đánh cắpxe đạp đúng ngày "Chúa ra đời đểchuộc tội, cứu rỗi cho loài người"nhưng đứa nhỏ thì nghi ngờ "Sao cháu vẫnkhốn khổ? Cháu không tin đâu!". Người tùhọc tập "nhìn theo cái dáng gầy còm, thấtthểu của nó, nghĩ thầm, không biết bây giờChúa đang ở đâu?" (tr. 68).

Conngười đối với con người "nhamhiểm và gian trá. Họ biến tù nhân thành những con mađói, và hạ xuống ngang hàng với súc vật" (tr.16). Trong Chuồng Người, người tù họctập đã phải sống chung đụng với tù hìnhsự sống như con người thời tiềnsử đến độ ăn thịt sốngđể tồn tại. Tù hình sự đượcđi mổ lợn được xem như mộtđặc ân, do đó "phải nạp cho thằngđội trưởng hai cục thịt bằng ngón châncái. Không có, tụi nó thụi vào bụng cho mà thổhuyết". Nhưng bằng cách nào? "Thằng Ný móchọng, ụa mửa. Đồ ăn nhớt dãi, tuôn tràoxuống thau. Thằng bưng thau, bóc lên những miếngthịt còn dính lòng thòng nhớt dãi, đưa lên miệng,ăn. Một thằng khác, đang đói, cũng ăn. Cóthằng nhăn mặt: "Gớm quá!" Thằngbưng thau, nói : "Gớm gì? Từ bụng kia sangbụng này thôi!" (tr. 176). Ngay cả đồ ănngười nhà đi thăm đem đến cho tù cũngtheo cùng phương pháp, không thể để dành ăntừ từ: "Nếu đem vào trại, mấythằng đầu gấu, chúng nó giành giật cả.Thế nên cháu xơi hết tại chỗ" (tr. 176). Vàkhi đã ở đáy vực thì con người cólương tri cũng phải đành đoạn mấtcả lòng thương hại đối vớiđứa trẻ tù hình sự: "Không! Tao thươngtao còn chưa đủ. Có đâu thương tới mày.Thằng quỷ!" (tr. 66). Rồi sau lại tựxỉ vả mình "Khốn nạn! Nó trở lại tù,sao tôi lại mừng?" (tr.67). Quelle misère humaine!Địa ngục trần gian về một khía cạnhnào đó nằm ngay trong tâm thiện hay ác của conngười! Nhưng trong tập truyện Đoạn ĐườngHốt-Tất-Liệt, vẫn có những tình cảm cao quýsót lại, dù từ kẻ chiến thắng, như Sao Nhót,bạn thời tuổi nhỏ của Lâm Sún, nơi riêngtư đã khuyên bạn thuộc phe "thua":"Ở lại đây, mày bị chuyện gì, tao khôngđỡ nổi. Mày nên lánh mặt đến địaphương khác, khai man lý lịch, tạm sống mộtthời gian, chờ tình hình xem sao. Tao "đánhhơi" thấy việc xử lý bọn mày khôngđơn giản đâu" (Vật Đổi SaoDời, tr. 59).

Hoangdã trong chuyện hiện thực! Thượng Du, NiềmThương Nhớ, thượng du tức Hoàng Liên Sơn,là nơi người thua trận bị vùi dập thânthế và thể xác. "Ở đây, không đo thờigian bằng kim đồng hồ. Trưa nghebắt-cô-trói-cột kêu trên đầu núi, biết đangmùa hạ. Đêm nằm nghe cú rúc ngoài đầu hồi,biết đang mùa đông. Thung lũng ít chịu mặttrời. Âm khí núi rừng pha trong sương đục,nhòa nhòa lán trại. Cái lạnh rờn rợn nhiễm vào người,lâu dần thành quen. Thiên nhiên tập cho con ngườibiết chịu đựng. Về với thiên nhiên,thở cùng cỏ cây (...) Quên chuyện ngày trước.Bỏ chuyện ngày sau. Sống đời hoang dã. Thúrừng vô tâm, không biết buồn. Ai nặng thất tìnhlục dục, dễ bỏ mình giữa chốn thâmsơn" (tr. 184). "Không vì mặc cảm đọađày, mà con người ghét cả thiên nhiên".Người tù chấp nhận số phận, xem cựchình hành xác đốn cây cuốc đất như"một cách tập dưỡng sinh" rồi lâuđến nỗi anh "tưởng như hồn và xácchẳng dính dấp gì nhau". Anh trở nên vui sốngvới người hoang dã hồn nhiên "thươngnhững hồn cô quạnh" "về đậu trênngọn rừng tru thảm khốc", anh "thấmthía muốn trở thành người Tày ngườiDao", sống giữa những ngọn lữa khói,"tin bất cứ điều gì huyền bí" vì"trong tuyệt vọng tinh thần còn có chỗ thiêngliêng làm chỗ dựa" (tr. 186). Hoang dã mà thấm thía!Ở đâu những lý tưởng cao siêu mà conngười vun xới? Và văn minh? "Nơi miền caothôn bản, súng đạn là thứ duy nhấttượng trưng văn minh của người miềnxuôi"" (tr. 184). Khi được thả, ngườitù như lưu luyến, không muốn rời "vòngkiềm tỏa"  củatrại tù, nơi có những người bạn đãnằm xuống và thiên nhiên, người bạn mới!

TrongQuỷ Loạn, thần thánh, hồn ma đượcnhiều lần nói đến. Khi con người bắtđầu thành công như Điệt, tưởng mình lànhất, mắng cả thần thánh sau một lầnbị "thánh" phạt: "Làm thần, thụhưởng hương khói. Không lo vun bồi côngđức phù trì dân làng. Chỉ gây nỗi sợ hãi,lấy sự hành tội người khác làm điềulinh hiển. Mai sau ta thành đạt, sẽ ra lệnh phábỏ miếu này". Khinh đời ngạo thế,Điệt sẽ thi rớt, trốn lính vào chùa tu cũngkhông được lâu vì theo hắn nơi đó"chỉ là những thứ dung tục thối tha khôngngửi nổi. Giáo chủ đã chết mấy ngàn nămrồi. Bọn đệ tử đang lao đầuvề địa ngục". Và quỷ đỏ sẽhoành hành. "Khí thế Cách Mạng như dầu sôi.Cuộc đổi dời diễn ra nhanh nhưcướp cạn. Nền tảng xã hội bịbứng tận gốc. Vô lại, đầy tớ, ănmày nhảy lên làm ông chủ. Trí phú địa hào bỗngchốc hóa thành tên đầu đường xó chợ.Sấm ký rao truyền quỷ loạn. Nhà nhà đóngcửa. Đêm đêm nghe tiếng ma tru rợn tóc. Quỷđỏ hiện hình giữa ban ngày, quấy nhiễu. Dântình ta thán. Âm khí xung thiên. Mây mù vần vũ. Mốngtrời vắt ngang đỉnh núi. Điềm báo thiên taichết chóc...". Khắp nơi là nhà tù, dĩ nhiênĐiệt bị bắt, vẫn giữ tính ươngngạnh, bị đi làm xâu công trường thủylợi. "Thời Cách Mạng, ai mang tiếng Ngụy, bađời con cháu không ngóc đầu lên được.Điệt còn độc thân, quyết không lấy vợ,tuyệt đường con cái, khỏi chịu cái dihọa đời sau". Ngày kia Điệt vung xẻngđắp đê chém tét đầu một tên đốccông, tên kia bắn gục Điệt, lôi trong túi áo có"bức thư ngắn như một lời nguyền:"Ta chết, thề làm ma báo oán kẻ phũ nhậnthiên địa quỷ thần". Miếu Thành Hoàngbị phá bỏ sau đó nhưng những kẻ phámiếu "bỗng nằm lăn ra, hộc máu mà chết.Có người nói, chúng ăn bị trúng độc. Cũngcó người nói, chúng bị hồn ma của Điệtvật chết" (tr. 181). Ma quỷ sẽ tiếptục quấy phá người tù nay đã tị nạn ởxứ người, ma quỷ trở về thật hayảo ảnh, hay từ tâm tưởng (Chuyện Không BìnhThường) ?

Sốngthời nhiểu nhương, nội tâm và ngoại cảnhmấy khi như một, mấy khi gặp gỡ! Cảnhvật thiên nhiên cũng tàn bạo như chiến tranh,như bất khả cảm thông. Thiên nhiên trở thànhnhững cái bẫy tàn nhẫn, trở thành kẻ thù."Chiến tranh đã làm cho con người sợ hãicảnh trí thiên nhiên, e dè mọi sự câm nín, lặng im.Tất cả đều như đang đợi chờmột đột phá tan hoang.Con người bây giờ,chỉ muốn làm rạp hết những cỏ cây, sanbằng những gò nổi, lấp hết những hốhầm để xua đi những rình rập, ẩnnấp, đe dọa chết chóc hằng ngày" (MộtVùng Hung Bạo, tr. 137). Khi đã ở chốn tù đày trênvùng ngược Thượng du, người tù chiêmnghiệm mới nhận ra "Thời gian lặng lẻtrôi qua" và thiên nhiên có biến đổi dù chậmchạp. " "Thiên địa vô nhân". Núi rừngkhông vì một ai hết. Trời đất lặng thinh.Bốn mùa vẫn luân chuyển nắng mưa. Hoa lá trên ngànvẫn xanh thắm. Không vì mặc cảm đọađày, mà con người ghét cả thiên nhiên" (tr. 194). Vìthiên nhiên sẽ là nơi trú ẩn của những tâmhồn bị đày đọa!

Chuyệncứu rỗi ư? Trong thế giới củaĐoạn Đường Hốt-Tất-Liệt, Chúa,Phật đều như vắng mặt! Chỉ còn conngười với nhau. Chỉ có tác oai tác quái, không nhânnhượng! Còn người nữ? Nếu ngườinữ của Nguyễn Huy Thiệp là tinh hoa, là tìnhngười, là cứu rỗi, thì với Lâm Chương,người nữ như bóng mờ, có khi như một ámảnh hay ham muốn trong hoàn cảnh bất khả dĩnhư chị Tư Rô với Hai Quắn trong GiảiQuyết Cấp Thời, như chị Ban đẫy đàtrong Xóm Cũ. Riêng cô Năm trong Mây Bay Qua là một cứu rỗitrễ tràng, bi đát, con người bị hoàn cảnh vùidập ngay cả trong tình cảm!  

"...Thế nhân ơi, đổi đời, trông thấy

mặttrời chân lý cháy như rơm" (tr. 95).

Tácgiả triết lý về lịch sử, tuyên chiếnvới độc quyền chân lý, dù giọng văn nhẹnhàng, dù với giọng của kẻ thua thiệt.Đề tài kỳ dị hay bất-bình-thường, chitiết hoang đường hay có-thể-có, tác giả dùngnhững hình ảnh khi ảo khi thực của đờisống để phê phán hay đập vỡ nhữngảo tưởng. Truyện dị thường khôngngừng ở một vài chi tiết, chúng đi tới cùngnguyên lý, căn nguyên, đụng tới bản chất.Với mục đích đưa ra ánh sáng những kinhnghiệm của quá khứ, dù là của một thờiđại vừa trãi qua, tác giả cố đưa ra cáihằng số, cái bất biến từ những sựviệc và biến cố lịch sử và thời sự,cố đưa ra cái chân lý bất biến của conngười dù ở dưới chân trời nào. Tác giảthể loại này còn có thể "xúc phạm"người từng cùng phe, người trên hoặcngười đã chết - những anh hùng và nhữngngười đã gieo nhân, nghiệp. Các truyện dịthường có giá trị dự báo lịch sử, và giátrị báo động cũng như nhận địnhlại lịch sử, từ những tro tàn của quákhứ và huyền sử. Sự thật lịch sử cóthể cần đến thời gian dài, nhưng vănchương có thể đóng vai trò đặt vấnđề lịch sử gay gắt và nhanh chóng hơn,nhờ tro chưa tàn, lửa lòng chưa nguội. Văn chương"giải mã" lịch sử sớm dù ít nhiềuchủ quan và đầy cảm tính.

Hoánchuyển dị thường của thực tại vàovăn chương, nhiều dị thường củacuộc đời tưởng bình thường đãđược Lâm Chương đưa ra trướccông luận. Nói chung, ngòi bút ông cẩn trọng và nhạybén, xuất từ kinh nghiệm sống. Giọng vănđơn giản, trong sáng, dĩ nhiên bên trong chấtchứa nhiều phức tạp và tầng lớp tâm linh.Chính kinh nghiệm và tâm cảm chân thành của tác giảđã đưa đến sự tinh tế, côđọng. Như đoạn tả sự việc"thân bị kiềm chế, mà ý chí thì phất phơnhư chuyện đùa. Tưởng như hồn và xácchẳng dính dấp gì nhau". Một cai tù đã phê bìnhcách lao động khá "thiền" của tù cảitạo: "Giơ cuốc lên, cò ỉa. Hạ cuốcxuống, mối xông". Nhưng anh tù lại lấy làm lýthú vì câu nói ngộ nghĩnh mà quên cái hậu quả taihại sau khi bị phê bình. Anh tù đã sửng sốt vì câuphê bình đó. "Diễn tả động tác chậm,không có cái chậm nào bằng. Từ từ giơ cuốclên, chậm như ngừng lại, thời gian lâuđủ để con cò đậu trên cái cuốc vàỉa. Hạ xuống cũng chậm, đến nỗitrước khi nhấc cuốc lên, thì mối đã xây thànhtổ. Một lối diễn tả độc đáo.Rất bình dân mà cũng rất tuyệt vời." (tr.188-189).

 

*

Thểtruyện dị-thường đương đạimở ra một chân trời mới, cho ngườiviết cũng như người đọc, mộttự do văn chương tuyệt vời! Các tác giảđã chứng tỏ tài huyễn hóa văn chương,như một trở về với người xưavăn hóa cũ, với nền tảng, nhưng vẫn làmột thẩm mỹ văn chương mới, chứkhông phải chỉ vì muốn trốn thực tại haytránh những vấn đề của xã hội hoặcnhững tranh luận khoa học nhân văn cấp báchcủa hôm nay. Thực vậy, truyệndị-thường là cách bám chặt thực tại cóhiệu quả lớn, bám và định nghĩa lại cácquan hệ. Ban đầu chúng có vẻ là hình thái hình thànhbởi ám ảnh quá khứ hoặc ảo tưởngcủa tập thể. Đám đông không thể sángsuốt nhận chân ra cái ám ảnh đang hủy hoạitập thể, họ sẽ có thể mở mắtnếu phải đi đường vòng qua ngã vănchương, qua ngã truyện dị-thường. Thểnày do đó có thể nói là dấu hiệu của một xãhội trưỡng thành, đang-trưỡng-thành,trưỡng thành khi tự mở mắt với nhữnghài kịch nghĩa luôn bóng bẩy.

Khácvới văn chương "minh họa, sử thi" và"tâm lý chiến", truyện dị-thường cóthể không phục vụ cho một ý thức hệ hay tínngưỡng, nhưng tự nó, loại truyện này nuôidưỡng nhiều tin tưởng về một thờiđại dù bị lột mặt nạ nhưng chưachắc có thể thay thế. Truyện dị-thườngdùng những chiếc mặt nạ làm nên bởi thựctại tái dựng, cốt để dễ tra vấn, làmrung chuyển chính nền móng tưởng vững chắc,mà không hẳn có thể đưa ra những thay thế.Truyện dị-thường do đó hình như có vẻliên hệ với những giai đoạn giao thời,khủng hoảng, con người và tập thể phảitìm lại bản ngã, khi mọi giá trị đã gẫyđổ. Nước Việt Nam sau 1986 đã cần có"những ngọn gió Hua-Tát" thổi mạnh trênmột xã hội trì trệ, dở bết, đểgiải phóng con người khỏi những bế tắccủa ý thức hệ và văn hóa lỗi thời.Ngọn gió "truyện dị-thường" chứngtỏ sự trưỡng thành tái sinh của xã hộiđó. Cũng như Tướng Về Hưu, Con GáiThủy Thần, Những Người Thợ Xẻ, v.v.của Nguyễn Huy Thiệp, Ông Kỳ Lân, Áo Thanh Cao, SưPhụ, Thầy Bắt Bóng, v.v. của Trần Long Hồ,Lên Rừng Thăm Bạn, Thượng Du, NiềmThương Nhớ, v.v. của Lâm Chương đãmở rộng thế giới dị thườngđồng thời đẩy con người vào vựctối của lý trí, đã cung cấp cho tưởngtượng tập thể với những quỉ quái vàđịa ngục mà bình thường không ai dám nghĩ tưởngđến. Đáng sợ, nhưng chính những con ma nàyđến để giải phóng những hãi sợtập thể, cũng là dịp khiến ngườiviết phải tân tạo nghệ thuật thẫm mỹcủa mình, hiện đại hóa văn chương. Thànhra truyện dị-thường là một giải phóng!

Tácgiả truyện dị-thường có thể mơmộng thiết tha hay nghiêm khắc lạnh lùng, cái chủquan của tác giả vẫn có thể độngđến nhiều người. Mặt khác, tác giảkhông những "thấy" và "hiểu" conngười và việc đương đại, ông/bà cònphải đồng cảm, thấu hiểu, "dính"vào người và việc đang là đối tượngcủa tác phẩm. Của người ở trong cuộc!Truyện hư cấu hay giả định, độcgiả không cần biết bao nhiêu phần trăm sựthật hay hư cấu, họ chỉ cần "theo"văn chương tác giả, "tin" vào kinh nghiệmcủa tác giả! Mặt khác, truyện dịthường phúng thích và châm biếm chính trị và xãhội, Đoạn Đường Hốt-Tất-Liệtcó yếu tố khả dĩ "phiền" chếđộ vốn nghi ngờ mọi trào phúng, hí họa ngoàinhững minh-họa-được-phép.

Điểm-đếncủa Đoạn Đường Hốt-Tất-Liệttheo chúng tôi là đã gióng lên tiếng nói đích thựccủa con người hôm nay, cho bây giờ và mai sau, khi còncó thể lên tiếng và sau một thời gian đã khôngthể lên tiếng. Truyện của Lâm Chương nhưcó sức mạnh giải thoát của tâm thức, tâmthức ông, tâm thức những người cùng cảnhngộ và "kinh nghiệm" như ông. Thay vì tụngA-di-đà hay lạy-Chúa, Lâm Chương lên tiếng nóicủa ông qua nghệ thuật viết  của con người từngsống trong bùn đen của những cơn kinh hoàngđất nước, của chiến tranh, củatrại cải tạo, trở về nhà tù lớn vàlạc lõng giữa một nước hợp chủng xalạ! Tác giả đã xử dụng ngôn ngữ nhưhệ thống tín hiệu và xử dụng vănchương nghệ thuật như khả năng củacảm xúc. Lâm Chương nhận thức đượcbi hài kịch của cuộc đời và ông chia xẻvới người đọc, có người cùng hoàncảnh, tâm cảnh, với một ngôn từ trựctiếp dù phải dùng dụ ngôn, hình ảnh, v.v. Chính cáidị thường đã đưa ngườiđọc tìm lại, nhìn lại, nhận chân nhữngthực tại của dời sống bình thường vàcủa vũ trụ nhân sinh. Trong truyện dịthường, ngôn ngữ thường là một hệthống tín hiệu cao độ với những ẩndụ đa nghĩa. Đọc truyện của LâmChương không thể ngừng ở câu chuyện hay khúcký ức đó. Người đọc phải hiểu cáitiềm ẩn sau những sự việc, hành độngdù bình thường đến thế nào, hoặc cái nguyênnhân hoặc hậu quả không thể tả. Khingười đọc như bị bỏ rơi vìchuyện lửng lơ thì biết đâu đó là cái Vô ngôn,cái thông điệp, cái nhắn nhủ. Ngườiđọc Đoạn ĐườngHốt-Tất-Liệt bình thường sẽ thươngcảm thân phận con người, người Việt Nammột thời, nhưng nếu tâm cảm xâu xa sẽnhận ra cái tâm của tác giả, ông nói với mọingười mà như đồng thời ông tìm tri kỷ!Những truyện khác của Lâm Chương đăngtrên các tạp chí gần đây như Gió Ngược,Những Ngày Mắc Cạn, Cận Kề Biên GiớiTử Sinh, ...  cho thấy ôngcàng đi sâu vào ngõ kiếm tìm này, xét con người vì conngười thay vì phân biệt nhị nguyên, bạn vàđịch !

 

*

Truyệndị thường hiện đại trở nên mộthiện tượng và là một nghệ thuật thẫmmỹ của phúng thích mơ mộng là chính thể loạitiên báo chủ nghĩa biểu hiện đươngđại, một loại thẩm mỹ hiệnđại, một nghệ thuật mời gọi tácgiả cũng như độc giả cùng sống mộtkinh nghiệm của quá khứ, một kinh nghiệm ởbiên giới của thực và giả, giữa hợp lý vàphi lý, giữa bi và hài, giữa xấu và đẹp,giữa sướng khoái và hãi hùng, qua trung gian các nhânvật của tác phẩm. Một sống chung nhiều khirất căng thẳng hay gây ra những cái hụt hẫnggiữa phát và nhận, giữa bày và đón. Vậy là sau1986, văn chương Việt Nam như cũng gópphần vào việc tra vấn quá khứ để tìmlại năng động đang-tìm-lại của tậpthể. Phải chăng đây là nguyên lý "cùng tắcthông!" đã được nói đến trongĐạo đức kinh?

 

OldQuebec, 12-1-1999