Chế độ công an trị và luật rừng

Chánh sách công an trị

Milovan Djilas, Phó Tổng Thống của nước Cộng sản Nam Tư đã bị bỏ tù vì ông đã can đảm vạch trần các tội ác của chủ nghĩa Cộng Sản và trong tù, ông gởi tác phẩm The New Class qua New York xuất bản vào năm 1957. Nói về công an và luật pháp ông viết:

Dưới chế độ Cộng Sản, mọi người phải biết cái gì được làm, cái gì bị cấm và ai có quyền cấm. Luật lệ đối với Cộng Sản không cần thiết, quyền lực nằm trong tay đảng được hổ trợ bởi hệ thống công an mật vụ. Vai trò lãnh đạo của đảng không thấy ghi trong các đạo luật thành văn, không thấy trong văn kiện nào cho phép công an có quyền theo dõi, bắt bớ, tra tấn người dân, không thấy ở đâu nói rằng Tòa án, Viện kiểm soát phải báo cáo cho đảng và công an, nhưng sự thực là như vậy.

Các phương tiện của Cộng sản sử dụng có bản chất vô nhân đạo và thô bạo và để đạt được quyền lực tuyệt đối, họ không từ chối bất cứ thủ đoạn nào. Cộng sản đã biến tài sản của nhân dân thành tài sản của giai cấp mình, hứa hủy bỏ nhà nước cùng với tiến trình dân chủ hóa, nhưng trong thực tế họ càng lúc càng củng cố quyền lực để được độc tôn. Cộng sản đã trung thành với nguyên tắc “mục đích biện minh cho phương tiện, và phương tiện là Đảng”
(Milovan Djilas. The New Class. London: Thames&Hudson, 1957. Chapter: The Party State, p.70,71, trích dịch).

Ngoài ra, mặc dù Cộng sản dư biết lý thuyết Karl Marx hôm nay chỉ là một đống giấy vụn lỗi thời và Hồ Chủ tịch của họ chỉ là một tên ma đầu dâm đảng (xem phụ lục), nhưng chúng vẫn lập hình tượng để núp bóng tiếp tục áp dụng những nguyên lý mà Djilas đã mô tả.

Trên thế giới, không một nước nào có một lực lượng an ninh khổng lồ như VN, nếu tính theo tỉ lệ dân số. Theo Carl Thayer, GS Học Viện Quốc Phòng, Đại học New South Wales thì VN có khoảng 6,7 triệu người làm việc toàn thời và bán thời trong ngành an ninh và quốc phòng trên tổng số 43 triệu người dân trên thị trường lao động. Nói khác đi, cứ 6 người lao động thì có một người là công an hay bộ đội (Polash Ghost. VN: a police state where one-in-six works for security forces, 29/08/2013).

Không kể số tài sản mà công an và bộ đội trấn lột bằng tham nhũng, ăn cắp, ăn cướp, không kể những tác hại vật chất và tinh thần mà họ tạo ra cho người dân và đất nước, chỉ với tiền lương thôi, nếu tính mỗi người trung bình lãnh 100 USD một tháng, ngân quỹ quốc gia phải tốn 8 tỉ mỹ kim để nuôi lực lượng công an quân đội nầy.Theo báo cáo của Cổng Thông Tin điện tử của Bộ Tài Chánh, ngân sách chi của VN năm 2014 là 1 006 700 tỉ VNĐ tương đương với 48 tỉ USD, như vậy chỉ lực lượng nầy đã tốn 17% ngân sách chi của quốc gia. Ngoài ra, còn phải kể thêm Bộ Chính trị Trung ương của Đảng có 2895 đảng viên cao cấp phải tốn 1294 tỉ đồng gần tương đương với 100 triệu USD tiền lương, dĩ nhiên không kể tiền tham nhũng không thể biết được (nhưng chắc chắn là khổng lồ vì đây là các loại cá mập).

Luật pháp chỉ là trò hề

Đúng như Djilas đã nói, luật pháp ở Việt Nam chỉ là trò hề. Điều nầy đã minh chứng rõ rệt qua cái bìa của quyển sách “Bộ Luật Dân sự và Văn bản hướng dẩn thi hành 2014” với bức hình của diễn viên hài kịch ăn khách ở VN tên là Công Lý, ở trần, mặc cái quần đùi thật ngắn chỉ đủ che hạ bộ dang hai tay làm cán cân công lý. Luật pháp là bức tường thành bảo vệ công lý cho người dân. Khi bộ sách Luật dùng cho các nhà luật học, các quan tòa, cho người dân đã bị hạ thấp đến cái hình thức thô tục như vậy thì thấy rõ chế độ cộng sản là một chế độ không có luật pháp.

Bà Ngô Bá Thành, chuyên viên xách động xuống đường thời VNCH, được đảng Cộng Sản trả ơn bằng cách đưa vào Quốc Hội và phong cho chức Chủ nhiệm Ủy Ban Pháp Luật đã tuyên bố: “VN có một rừng luật nhưng lại chuyên xài luật rừng”.

Không thể nào nói hết được các “thành tích” của đảng và công an trong việc đàn áp và trấn lột người dân, bài viết chỉ giới hạn trong lãnh vực nhân quyền và truyền thông mà công an và công lý luật rừng đã sử dụng để khủng bố những nhà tranh đấu nhân quyền, những nhà văn, nhà báo độc lập (độc lập hiểu theo nghĩa là không giống với 99% văn nô, nhà báo của đảng).

Muốn bắt ai thì bắt

Cái luật rừng mà chế độ thường đem ra áp dụng là điều 88 của bộ Hình luật đã được CS tùy tiện dẫn giải để muốn bắt ai thì bắt, muốn bỏ tù ai thì bỏ tù như ông Nguyễn Quang A , một nhà tranh đấu nhân quyền trong nước đã nói với đài VOA.

Các hành vi chống nhà nước theo đìều 88 được các cơ quan tư pháp, bộ côngan hiểu, giải thích và áp dụng như sau: Hành vi tuyên truyền nhằm giảmlòng tin với đảng Cộng Sản, với chế độ XHCN, phá hoại sự thống nhất về chính trị,tư tưởng trong xã hội, xâm phạm sự vững mạnh của chính quyền và chế độ XHCN.Hành vi xuyên tạc, đả kích các chủ trương, chính sách của đảng CS và nhà nướctrong các lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý cán bộ, công chứcnhà nước…Hành vi lợi dụng những tiêu cực khoét vào những khó khăn trước mắt, thổiphòng những khuyết điểm trong quản lý kinh tế, quản lý xã hôi làm cho ngườikhác không tin vào chế độ và sự lãnh đạo của đảng CS, sự quản lý điều hành củabộ máy nhà nước.

Giải thích như vậy, bất cứ người dân Việt Namnào cũng có tội khi phát biểu ý kiến.

Ngoài ra còn nhiều điều khoản ác ôn khác như điều 258 (xâm phạm lợi ích của nhànước, của đoàn thể nhân dân), điều 79(hoạt động nhằm lật đổ chánh phủ) mà các ông “tòa nhân dân” tùy tiện áp dụngtheo lịnh của đảng. Đảng điều khiển tất cả tòa án , các thẩm phán đều là đảngviên trung kiên. Liên đoàn Luật sư thìnằm dưới sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc,một cơ quan ngoại vi của đảng cũng như BộTư phápHội Luật gia Việt Nam.Nói tóm lại, luật pháp của Việt Nam là luật pháp của đảng.

Từ nhiều năm nay, CS đã bắt giam không xét xử hay xét xử với những bản ánphi lý hàng trăm tù nhân lương tâm, những người tranh đấu cho tự do, nhân quyền,những người can đảm vạch trần những thối nát của chế độ.

Theo Phúc trình của Phóng Viên KhôngBiên Giới (Reporters sans Frontières= RSF) năm 2012, Cộng Sản đã bắt giam166 người và kết án 48 người với tội danh là phá hoại an ninh trong đó có nhữngbloggers, những nhà tranh đấu đòi hỏi nhân quyền. Đầu năm 2013, CS bắt giam 14giáo dân trong đó có 8 bloggers bị kết án âm mưu lật đổ chính quyền. RSF kết luận Việt Nam là nhà tù lớnthứ nhì trên thế giới đối với các bloggers sau Trung Quốc.

Human Rights Watch (HRW) cũng cho biết tình trạng công an sắc phục và công an giả dạngcôn đồ sách nhiễu, đe dọa, bắt giam, tấn công các nhà hoạt động cho nhân quyềntiếp tục gia tăng trong năm 2014, sự đi lại của các chức sắc giáo hội bị kiểmsoát và hạn chế, công an và chánh quyền lợi dụng các công trình phát triển kinhtế để cướp đất của người dân vẫn tràn lan. Theo Phúc trình 2015, trong năm2014, VN đã kết án 29 nhà hoạt động bất đồng chính kiến và bắt giam ít nhứt 13nhà tranh đấu nhân quyền trong đó có các blogger được nhiều người biết đến như AnhBa Sàm (Nguyễn Hữu Vinh), Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Bùi Thị Minh Hằng. Chỉtrong tháng 12 năm 2014, chánh quyền đã bắt nhà văn Nguyễn Quang Lập, chủ biêntrang mạng Quê Choa, blogger Nguyễn Đình Ngọc, bút hiệu Nguyễn Ngọc Già cộngtác viên thường xuyên cho Dân Làm Báo,và Hồng Lê Thọ chủ biên trang mạng Người Lót Gạch. Điểm đặc biệt GS Hồng Lê Thọlà một Việt Kiều yêu nước ở Nhựt, đã tận tụy phục vụ đảng trong thời “Chống MỹCứu Nước”, nhưng với CS bạn và thù không có ranh giới.,

Việt Nam là kẻ thù của Internet

Đó là cái tựa của Tổ chức Phóng viênKhông Biên Giới , trong bản phúc trình công bố ngày 10 tháng 3 năm 2013nhân Ngày Thế giới chống lại sự kiểm duyệt không gian ảo (Journéemondiale contre la cyber - censure).

Năm 2015, VN “được” kể là một trong 6 quốc gia có chính sách tự do báo chítồi tệ nhất thế gìới. Thứ hạng tự do báo chí của VN năm 2015 (số liệu năm 2014)hạng 175 trong số 180 quốc gia. So vớivùng Đông Nam Á, VN là quốc gia có quyền tự do báo chí thấp nhất, thua cả MiếnĐiện (hạng 144) vốn là quốc gia có chế độ quân phiệt đã cầm tù bà Aung San Suu Kyi,nhà tranh đấu nhân quyền đoạt giải Nobel, thua cả Campuchia (hạng 139) và Lào(171). So với thế giới, VN chỉ hơn Trung Quốc (176), Syria (177), Turkmeistan(178), Bắc Hàn (179). Ở cuối bảng vẫn luôn là Eritrea (180). Không phải lần đầutiên VN bị liệt kê vào sổ đen về tự do báo chí như vậy, mà từ năm 2008, VN luônnằm trong danh sách 10 quốc gia có chỉ số tự do báo chí thấp nhất thế giới.Ngoài ra, RSF còn điểm mặt 39 hungthần đối với báo chí trên thế giới (Predators of Freedom of Information) trongđó có Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, mà dân VN gọi là Trọng lú, bởi lẽ ngoài biệttài sắt máu với báo chí, Trọng lú còn là tay sai đắc lực cho Trung Cộng. ChínhTrọng lú đã xác nhận “ tại VN, báo chí có quyền hành nghề tự do, miễn làkhông chỉ trích đảng Cộng Sản”. Thử hỏi với một chế độ cực kỳ thối nátvà độc tài mà không ai được quyền đụng tới thì chỉ có bọn ngu xuẩn mới ăn ngượcnói ngạo như vậy. Theo dự trù, Trọng lú sẽ viếng nước Mỹ năm 2015, và chờ xemphản ứng của dân Mỹ vì theo “truyền thống” , cứ mỗi lần một lãnh tụ cộng sản ranước ngoài là mỗi lần báo chí có dịp diễu cợt về tác phong và sự ngu dốt.

Internet là phương tiện truyền thông pháttriển kỷ lục trong 10 năm qua tại VN. Đến đầu năm 2015, VN có 39. 8 triệu ngườisử dụng internet, chiếm 44% dân số. Ngoài ra còn phải kể thêm 28 triệu ngườidùng internet di động (theo WeareSocial, January 2015). Sự phát triển phương tiệntruyền thông nầy đã giúp dân chúng tiếp nhận nhanh chóng những tin tức trong nướcvà ngoài nước, do đó chính quyền cộng sản không ngừng tìm đủ mọi cách để ngănchận những tin tức bất lợi cho chính phủ và khủng bố những cá nhân, đoàn thể sửdụng hay phổ biến nguồn thông tin nầy.

Chính trong chính sách ấy, tháng 7/2013, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã banhành nghị định 72, theo đó các người sử dụng internet và trang mạng xã hộichỉ được quyền trao đổi thông tin cá nhân của mình, không được phép trích dẫnvà tổng hợp, phổ biến tin tức từ báo chí hoặc các trang mạng khác. Ngoài ra,các công ty Internet nước ngoài như Google,Facebook phải đặt một máy chủ tại Việt Nam để chánh phủ có thể kiểm soát nộidung nếu cần. Nghị định 72 như vậy hủy diệt sứ mệnh căn bản của Internet làtrao đổi thông tin liên mạng và quốc hữu hóa tất các công ty internet. Thôngtin sẽ hoàn toàn bị kiểm soát, bị bưng bít và các biện pháp trừng phạt người sửdụng cũng như cơ quan cung cấp dịch vụ internet được xử lý theo quan điểm độcđoán của chính phủ. Với nghị định nầy, VN bị xem như một quốc gia côn đồ (étatvoyou) mà trước đây Trung Quốc cũng đã ban hành những biện pháp tương tự vớiGoogle, nhưng sau cùng phải hủy bỏ. Nghị định 72 đã khơi dậy lên sự phản khángcủa cả thế giới.

RSF tuyên bố: Sự ra đời của nghịđịnh nầy là cuộc tấn công tàn khốc nhất nhắm vào quyền tự do thông tin. RSFyêu cầu toàn thể cộng đồng quốc tế lên án một cách nghiêm khắc nếu chính quyềnVN thực thi nghị định 72.

Liên Minh về Quyền tự do trên Mạng (Freedom Online Coalitiongồm 21 quốc gia: Hoa Kỳ, Anh, Ái nhỉ Lan, Áo, Canada, Đức, Pháp, Hòa Lan, PhầnLan, Thụy Điển,Tiệp Khắc, Costa Rica, Estonia, Georgia, Ghana, Kenya, Latvia,Maldives, Mễ , Mông Cổ, Tunisia) cũng ra thông cáo chung cho rằng Nghị định72 không phù hợp với nghĩa vụ của VN đối với Công Uớc Quốc Tế, cũng như đối vớicam kết của VN với Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.(Freedom OnlineCoalition Joint Statement on VN’ decree 72).

Ngoài ra, hơn 500 trí thức trong nước và ngoài nước đã ký một Tuyên cáochung lên án Nghị Định 72 là vi hiến và đi ngược lại các cam kết của VN với quốctế về vấn đề nhân quyền, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên chủ tịch Hội Tin Học VN, người đầu tiên ký vào bảng Tuyên cáo đã nói với đài VOA ngày 29 tháng 8 năm2013 là “ Những điều khoản của nghị định nầy rất mơ hồ, là cái cớ để nhà chứctrách muốn bắt ai thì bắt, muốn bỏ tù ai thì bỏ tù”.

Trước những phản ứng nầy, Thứ Trưởng Bộ Thông Tin và Truyên thông Lê Nam Thắng(con của Lê Đức Thọ) đã trả lời: Nghị định 72 là nhằm bảo vệ sở hữu trí tuệvì có người sao chép lại nội dung các trang báo rồi đăng lên trang mạng củamình để lấy quảng cáo. Câu trả lời trên là một lối ngụy biện trơ tráo, lậtlộng, bởi lẽ nếu muốn bảo vệ tài sản của người dân thì cứ áp dụng các luật về bảnquyền hiện hành, cớ sao phải làm luật để kiểm soát người sử dụnginternet ? Vã chăng, với một quốc gia mà tham nhũng, cướp đất là quốc sáchthì nói chuyện bảo vệ tài sản nhân dân là trò cười. Đảng Cộng Sản Việt Namkhông hề biết nhục khi nói láo.

Đánh phá trang mạng thù nghịch

Từ nhiều năm qua, chính phủ đã dùng nhiều thủ thuật hèn nhát để đánh phácác trang mạng mà cộng sản cho là phản động, kiểm soát người sử dụng internet,kiểm duyệt thông tin. Tướng Vũ Hải Triều, Phó Cục trưởng Tổng Cục An Ninh đãngông nghênh tuyên bố ngày 05/05/2010 là các chuyên gia kỹ thuật của cơ quan củaông đã đánh sập 300 trang mạng có nội dung “không phù hợp”. Đến nay, số trang mạnglớn nhỏ bị đánh phá lên đến cả ngàn. Theo RSF,Việt Nam có một đạo quân cảnh sát internet khoảng 80 0000 người chuyên theo dõibloggers, đánh phá các trang mạng, và nghe lén điện thoại những người bị tìnhnghi. Nhiều trang mạng bị tấn công thường xuyên như trang mạng Bôxit, Talawas, Anh Ba Sàm, Dân Làm Báo,Quan Làm Báo… bằng nhiều cách như tung virus, tung tin giả, thay đổi nộidung, thay đổi mật mã, không cho độc giả truy cập, từ chối dịch vụ (DistributedDenial of Service = DDoS). Việc đánh phá các trang mạng trong nước còn dễ dànghơn so với các trang mạng, các blog ở hải ngoại bởi lẽ đa số các cơ quan, côngty cung cấp dịch vụ internet là công ty quốc doanh như VNPT (VN Post and Telecommunication) chiếm 75% thị trường., công tyVietTel của quân đội. Công ty FTP Telecom, tuy là của tư nhân nhưngphải tùy thuộc vào bande passante của cơ quan nhà nước.

Thông thường, các công ty cung cấp dịch vụ internet có thể ngăn chận, kiểmduyệt bằng tên miền DNS (domain name server), Man-in-the-middle attack =Attaque de l’homme du milieu (chận bắt những dữ kiện gởi qua trang mạng httpsmà cả hai đầu không biết), kiểm soát lý lịch cá nhân khi đăng ký (phải có địachỉ hộ khẩu, kê khai nghề nghiệp, chỉ có 3 quốc gia trên thế giới áp dụng thủ tụcnầy là VN, Trung Quốc và Bắc Hàn). Các công ty tư phải tuân theo những chỉ thịcủa chính quyền thí dụ như văn thư số 2545/VNVT đóng dấu tối mật ngày07/06/2013 của Bộ Viễn Thông gởi cho các công ty cung cấp dịch vụ internet nhưsau: Để bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự xã hội, ngăn chận các thế lực thùđịch vả phản động lợi dụng Facebook để tuyên truyền chống phá đảng và nhà nướcta, yêu cầu các đơn vị khẩn trương ngăn chận truy cập đến trang mạng xã hội Facebooktheo địa chỉ IP, website đính kèm.

Với bằng chứng nầy nầy, không ai có thể nói khác hơn VN hôm nay là một nướcđộc tài lạc hậu nhất thế giới về phương diện truyền thông. Ngoài ra, thủ tướngBa Dũng đã ra chỉ thị: các bộ, ngành, các địa phương, cán bộ, công chức,viên chức không xem, không sử dụng, loan truyền và phổ biến thông tin đăng tảitrên các trang mạng phản động như Dân làm Báo, Quan làm Báo, Biển Đông… (côngvăn số 7169/VPCP-NC).

Bịt miệng báo chí

Năm 2014, Việt Nam có một lực lượng cơ quan truyền thông khổng lồ: 845 tờbáo, 3 đài truyền hình quốc gia, 67 đài phát thanh truyền hình trung ương và địaphương, 90 báo và tạp chí điện tử, 215 trang tin điện tử tổng hợp, với khoảng18 000 nhà báo có thẻ và 5000 phóng viên không có thẻ (theo VN Economy ngày31/12/2014) nhưng gần như tất cả đều nói chung một ngôn ngữ của đảng.

Các tổng biên tập phải là đảng viên trung kiên, ngay cả với báo thể thao,báo nhi đồng, người đứng đầu cũng do đảng bổ nhiệm. Các ký giả đều là cán bộ,công an, muốn hành nghề phải có thẻ. Các tổng biên tập báo, đài phát thanh, đàitruyền hình phải trình diện hàng tuần ở Bộ Thông Tin và Truyền Thông (bộ 4T) đểnhận chỉ thị và báo cáo hoạt động của cơ quan. Bộ 4T lại phải chịu sự chỉ đạo củaBan Tuyên giáo Trung ương của Đảng về đường lối thông tin. Như vậy, các cơ quanngôn luận có khi thoát khỏi gọng kềm của Bộ Thông tin nhưng có thể bị Ban Tuyêngiáo trừng phạt vì đi “chệch hướng”. Thí dụ như hồi cuối năm 2012, khi Trung Quốcleo thang trong việc bắt bớ ngư dân, tàu đánh cá VN và sinh viên xuống đường chốngTrung Quốc, ban Tuyên giáo ra chỉ thị yêu cầu các đài phát thanh cũng như cáccơ quan ngôn luận chính thức của đảng như NhânDân, Thanh niên, Lao Động, Tiền Phong không được loan tin, hình ảnh, vàphải sửa đổi các tin tức. Đối với các đài truyền hình ngoại quốc phát sóng tạiVN, các công ty nầy phải thuê người biết tiếng Anh, tiếng Pháp xem trước để kiểmduyệt, loại bỏ những tin tức, hình ảnh “có vấn đề”, do đó chương trình phải chậmlại nửa giờ để cho các người kiểm duyệt lọc tin. Bưng bít, xuyên tạc, ngụỵ tạotin tức là sở trường tinh vi của phóng viên, ký giả. Họ viết theo lịnh của đảng,bóp méo sự thực, cốt sao có lợi cho đảng. Trường hợp điển hình là hồi tháng 8năm 2013, các cơ quan truyền thông tại VN đã truyền tin đi là Đại sứ Mỹ tại VN,ông Davd Shear tuyên bố là “nhân quyền tại VN đã có những cải thiện đáng kể…”.Đó là một tin láo khoét khiến tòa đại sứ Mỹ phải lên tiếng cải chánh, thực lànhục nhã cho VN.

Tuy bị kềm kẹp, thỉnh thoảng vẫn có những ký giả có lương tâm dám viếttrung thực những điều tay nghe mắt thấy, nêu lên tệ trạng tham nhũng và bấtcông xã hội. Thiểu số ký giả can đảm đi theo “lề trái” nầy thường phải đi tù vàcác tổng biên tập bị cách chức. Thí dụ như khi báo chí loan tin tiền in củacông ty Techbank của Lê Đức Minh,(con của cựu thống đốc ngân hàng Lê Đức Thúy) không có phẩm chất thì hai tờ báoThờiĐại Công Lý bị đình bản và6 tờ báo khác như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Công Luận….bị cảnh cáo. Một vụ khủng bốbáo chí khác hồi tháng 5/2008 là hai tờ báo ThanhNiênTuổi Trẻ phanh phui vụtham nhũng khổng lồ PMU-18 liên quan đến các lãnh đạo chóp bu, hai phó tổngbiên tập là Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Việt Chiến bị bắt giam và 7 nhà báo bị thu hồithẻ hành nghề. Tháng 9/2012, Nguyễn Hoàng Khương, cũng là ký giả báo Tuổi Trẻ,cũng viết bài tố cáo tham nhũng và cũng bị 4 năm tù. Tội danh của các bị cáo: pháhoại quốc gia, tiết lộ bí mật nhà nước.

Gần đây, ngày 09/02/2015, Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an ra quyếtđịnh khởi tố báo Người Cao Tuổi theo điều 258 Luật hình sự, rút giấy phép trangweb của tờ báo nổi tiếng chống tham nhũng này (nguoicaotuoi.org.vn). Tổng biêntập Kim Quốc Hoa bị cách chức, thu lại thẻ nhà báo và bị truy tố ra tòa.

Nói tóm lại, về quyền tự do báo chí nói riêng và nhân quyến nói chung, VN bịxếp chung với 47 quốc gia không có tự do trên thế giới theo báo cáo củaFreedom House công bố hồi tháng 1/2013. Theo báo cáo nầy, trong số 195 nướctrên thế giới có 90 nước tự do, 58 nước bán tự do, và 47 nước không tự do trongđó VN gần ở cuối bảng. Theo bảng xếp hạng của bất cứ cơ quan quốc tế tranh đấucho nhân quyền nào, Việt Nam vẫn đội sổ.

Lừa gạt thế giới

Cộng Sản lưu manh trong việc sử dụngcác tù nhân chính trị như những con tin để trao đổi các quyền lợi chính trịtrong các cuộc thương thuyết quốc tế. Cứ mỗi lần Cộng Sản phóng thích một tùnhân chính trị có uy tín trong công luận thế giới là mỗi lần CS có âm mưu traođổi một ân huệ ngoại giao, muốn làm bộ chứng tỏ một nhượng bộ để đặt yêu sách.Từ mấy mươi năm nay, CS luôn sử dụng dùng chiến thuật xảo quyệt nầy. Chỉ cầnđan kể vài thí dụ.

Khi Hiệp định Mậu dịch Song phương (Bilateral Trade Agreement BTA) giữa VNvà Hoa Kỳ bắt đầu thương lượng, tháng 9 năm 1998, CS phóng thích ba nhà tranh đấunhân quyền “có giá” là BS Nguyễn Đan Quế, GS Đoàn Viết Hoạt, GS Nguyễn ĐìnhHuy. Đó là cái giá để Hiệp định được ký kết vào tháng 7 năm 2000.

Sau khi được đắc cử vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ (United Nations HumanRights Council) hồi tháng 11 năm 2013, VN tìm cách đánh bóng mình, tạo ra mộthình ảnh mới như tôn trọng nhân quyền và chuẩn bị đến Genève để trả lời trước Ủy Ban Kiểm Điểm Phổ Quát về Nhân Quyền(Universal Periodic Review UPR) vào tháng 2/2014, chánh phủ CS trả tự do cho 4tù nhân chính trị hàng đầu, đã từng chống đối chế độ quyết liệt và đã bị kết ántù nhiều năm là Nguyễn Tiến Trung, Vi Đức Hồi, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Hữu Cầu.

Rồi đến tháng 9, CS thả thêm hai tù nhân người Mỹ gốc Việt là Trần Tư vàNguyễn Tuấn Nam, nguyên là đảng viên, bị tù chung thân vì can tội “trốn đi nướcngoài, trở về nước chống lại chính quyền”. Việc trả tự do nầy cùng lúc với chủtịch Hội Đồng Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ Martin Dempsey đến VN để thương thuyếtviệc Mỹ bỏ cấm vận bán võ khí cho VN. Rõ ràng là CS sử dụng các tù nhân chínhtrị như dụng cụ để thương thuyết, đúng như lời của Đặng Xương Hùng, nguyên ĐạiSứ Cộng Sản tại Thụy Sĩ: Bắt ai, thả ailà do Bộ Công An và Bộ Ngoại Giao quyết định. (BBC, 13/9/2014).

Tại VN, quyền lực hoàn toàn thuộc Bộ Chính trị Trung ƯơngĐảng và Bộ Công An, Quốc Hội chỉ là bù nhìn. Ngày 5 tháng 2 năm 2015, Quốc Hội VN phê chuẩn Công Uớc Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn(United Nations Convention Against Torture), nhưng trước đó, tháng 10/ 2014,khi Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang chuyển Công Uớc cho Quốc Hội để phê chuẩn, BộTrưởng Công An Trần Đại Quang ngạo nghễ tuyên bố: Chúng tôi không áp dụng trực tiếp các qui định của Công Ước chống tratấn tại VN. Điều nầy xác nhận, chẳng những Cộng Sản không tôn trọng luật lệtrong nước mà cả các công ước nhân quyền quốc tế, VN xem như tờ giấy lộn. Điềukhôi hài là một quốc gia phi nhân quyền như VN lại được bầu vô Hội đồng NhânQuyền Liên Hiệp Quốc, nhiệm kỳ 2014-2016, và càng khôi hài hơn là Văn Phòng CaoỦy Nhân Quyền tại Bangkok lại tuyên dương sự phê chuẩn công ước của VN là “mộtbước quan trọng trong việc ngăn ngừa sự tra tấn”. Thì ra, về nhân quyền, LiênHiệp Quốc hôm nay chỉ là cơ quan phát bằng khen thưởng thay vì là cơ quan chếtài, cũng tương tự như Ngân Hàng Thế giới, thuộc LHQ, dù biết rõ VN là quốc giacực kỳ tham nhũng mà mỗi năm vẫn bơm tiền cho VN.

Trên thế giới, Cộng Sản chỉ “nể”hai quốc gia: thứ nhất là đàn anh Trung Quốc vì bảo kê cho CS cầm quyền để thahồ tham nhũng dù biết là Trung Quốc đang chiếm lãnh thổ lãnh hãi và thứ hai làHoa Kỳ, thỏa hiệp giai đoạn để buôn bán và tẩu tán tài sản khi rút lui. Về điểmsau nầy, phụ tá ngoại trưởng Hoa kỳ Tom Malinowski, sau 5 ngày viếng thăm vàquan sát tình trạng tôn giáo ở VN hồi tháng 10/2014 đã cảnh cáo “… chính phủHoa Kỳ muốn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam, kể cả quan hệ hợptác an ninh và đi đến kết thúc đàm phán HiệpĐịnh Kinh Tế Đối Tác Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans - Pacific Partnership Agreement gọi tắt là TPP),nhưng những điều đó chỉ xảy ra với điều kiện tình trạng nhân quyền tại Việt Namphải được cải tiến nhiều hơn nữa. Trong năm nay Việt Nam đã trả tự do cho 12 tùnhân lương tâm, nhưng nhà nước lại bắt giam 12 người khác. Chính phủ Việt Namphải cải tổ luật pháp, để thực hiện đúng những điều được ghi trong hiến phápban hành 2013 về quyền tự do của người dân, và thi hành đúng những điều nhànước đã cam kết với cộng đồng thế giới…” (HKkêu gọi VN cải thiện nhân quyền- RFA 26/10/2014).

Kết luận

Việt Nam hôm nay là một quốc gia hậutiến nếu kể về lợi tức đầu người, chậmtiến nếu kể về kỹ thuật, lạc hậunếu kể về chính sách truyền thông của nhà nước, nhưng tiến bộ về sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại. Thay cholời kết luận, trước tiên chúng tôi có hai nhận định:

  1. Về việc sử dụng các phương tiện truyền thông, một hiện tượng khó hiểu là người dân VN tuy nghèo về lợi tức nhưng không nghèo về việc trang bị các phương tiện truyền thông hiện đại. Thống kê mới nhứt của công ty khuyến mãi quốc tế về thiết bị truyền thông We are social (tháng 1/2015) , cung cấp nhiều dữ liệu quan trọng vể lãnh vực nầy mà chúng tôi trích dẫn như sau:
    • Dân số VN: 90.7 triệu.
    • Số người sử dụng internet: 39.8 triệu (44% dân số)
    • Số giờ sử dụng internet: trung bình 4giờ/ mỗi ngày (5g10 với desktop và laptop; 2g40 với mobile). Về điểm nầy, VN chỉ đứng sau Phi Luật Tân (6g30/ngày) nhưng ngang hàng với các quốc gia lân bang như Thái Lan, Singapore, Mã Lai, Đại Hàn. Trong vòng một năm, từ tháng 1/2014 đến tháng1/2015 có 10% người sử dụng gia tăng.
    • Số thuê mua dịch vụ (accounts) điện thoại di động: 28 triệu (31% dân số) nhưng số máy điện thoại di động các loại lên đến 127 triệu máy (141% dân số.). Chỉ trong 12 tháng qua có 40% gia tăng. Con số kỷ lục đối với một quốc gia nghèo với 17% dân có lợi tức dưới 1.25 USD một ngày là mức nghèo cùng cực theo Liên Hiệp Quốc. Người nông dân gặt lúa mang theo điện thoại dù thiếu buổi ăn trưa, người phu quét chợ quần áo tả tơi cũng có điện thoại di động. Mặc dù đó là một xu thế xã hội thời đại nhưng hiện tượng bụng đói mà cầm tay điện thoại đắc tiền là điều cần tìm hiểu chính xác hơn,nhưng không phải là đề tài của bài viết nầy. Người VN già trẻ bé lớn nghèo giàu đều có điện thoại di động, smartphone, tablet, thậm chí một người có hai cái. Để làm gì ? Để xem vidéo (22%), chơi games(18%), tìm đọc tin tức, gởi tin (16%), mua bán e-commerce (14%)… (nguồn: wearesocial.com Vietnam.1st, Jan, 2015).

  2. Quyền tự do ngôn luận đã được gần như tất cả các quốc gia trên thế giới tôn trọng như đệ tứ quyền, chỉ có VN và 2 đồng chí cộng sản là Bắc Hàn và Trung Quốc cùng vài quốc gia nhỏ độc tài là còn kềm kẹp truyền thông.

Chánh sách khủng bố các bloggers, các nhà tranh đấu nhân quyền , công anđàn áp các cuộc biểu tình vì bị tham nhũng cướp đất, vì chống lại Trung Quốc, tuycó tạo nên sự oán hận và khinh bỉ của dân chúng đối với chế độ nhưng vẫn còn lạclỏng trong sự thờ ơ của giai cấp trí thức, trung lưu có tiền, có thế lực bởiích kỷ, hèn nhát và nhứt là bị nhồi nhét những tuyên truyền của chế độ từ nửathế kỷ qua. Về điểm sau cùng, phải hiểu là hiện nay tại Việt Nam có 72% ngườidân dưới 45 tuổi là những người không biết gì về chiến tranh “Mỹ Ngụy”, về tựdo dân chủ, và 30% người sinh ra sau năm 1986 là thế hệ không có kỷ niệm gì vềnền kinh tế xếp hàng cả ngày (XHCN). Sống trong chế độ bưng bít truyền thông,tuyên truyền tội ác “Mỹ Ngụy” và truyền thanh truyền hình ru ngủ, đồi trụy hóaxã hội bằng các sản phẩm giải trí phi văn hóa, người VN tuy có điện thoại cầmtay nhưng vẫn chưa thực sự hiểu biết được thế giới tự do dân chủ bởi các bức tườnglửa đã ngăn chận, kiểm duyệt truyền thông bất lợi cho chế độ.

Từ các nhận định trên, việc tranh đấu cho nhân quyền VN,hơn bao giờ hết phải tích cực với các cuộc tranh đấu đòi hỏi chánh phủ VN phảichấm dứt chế độ kiểm duyệt thông tin, chánh sách khủng bố bloggers, bằng các cuộcvận động với công luận và chính giới các quốc gia có ảnh hưởng chính trị vàkinh tế với Việt Nam. Người Việt tị nạn cần đóng góp, mỗi người một cách, vào nỗlực nầy cùng với các nhà tranh đấu trong nước. Bao giờ người dân trong nước nhậnbiết được thực sự thế nào là bổn phận và quyền lợi của một con người có tự do,có nhân quyền, bấy giờ họ mới nỗ lực tranh đấu đòi hỏi tự do nhân quyền cho họ.Và lúc bấy giờ 127 triệu chiếc máy điện thoại di động của họ không phải chỉ làthứ trò chơi xa xỉ lố bịch mà thực sự là một thiết bị hữu dụng trọn vẹn cho mọitiện ích của đời sống và giải phóng con người thoát khỏi nghèo đói, độc tài vàu mê.

 

Lâm Văn Bé (tháng 4-2015)

Trích trong tập: ViệtNam: 40 năm sau Tháng Tư Đen

 

Phụ lục: Mặt thật của giàHồ

CộngSản xây lăng Hồ Chí Minh, dựng hình tượng Hồ, học tập tư tưởng Hồ , nhưng thựcsự Hồ là tên dâm dục, vô đạo đức. Báo Life pháthành ngày 5/8/1957 có đăng bài viếtvà hình ảnh với tựa The Kissingest Communist (Người Cộng sản hôn nhiều nhất) để nói cách ôm hôn khả ốcủa HCM nhân dịp viếng thăm Ba Lan như sau:

Khi Hồ Chí Minh, chủ tịch của nước cộng sảnmiền Bắc, đến thăm xứ Poland tuần rồi trong dịp đi viếng 9 quốc gia cộng sản,ông ta bất ngờ thay đổi phong cách từ một người ÁChâu trầm lặng trở thành người du khách hăm hở. Cung cách của ông ta biểu hiện qua lốihôn giữa những đồng chí với nhau, nhưng điều này không được người ta tán đồng,ngay cả những người Nga uống rượu Vodka cũng không làm như thế. Đây là lầnviếng thăm long trọng của Hồ Chi Minh tại Âu Châu, nơi mà xưa kia ông ta đãlang thang như một bồi nhà hàng, một phụ tá thợ chụp hình, và một người làmcách mạng được cộng sản bí mật huấn luyện. Như một nhà cách mạng Cộng Sản đãchiến thắng ở miền Bắc VN, ông ta được tiếp đón trọng thể bởi những thành viêncủa Đảng Polish.

Hồ Chí Minh với dáng dấp yết ớt nhưngmạnh bạo chọn những người phụ nữ mà ông ta ngắm nghía. Ông ta dùng những ngóntay bám vào đầu, vào cổ hoặc lưng , rồi ông ép sát người để hôn người đó vớinhững sợi râu nhám xù xì. Với cô Lisa Larson của tờ báo Life, ông tacợt nhả nói “Nếu tôi là người đàn ông trẻ, tôi rất có thể yêu cô.”

Hồ Chí Minh còn là tên ấu dâm

Bức ảnh đăng trên báo Straits Times 17/3/1959 cảnh HCM ôm hôn say đắm mộtem bé tạo nên sự ghê tởm của dân chúng Indonesia

Hành động sàm sỡ đó của HCM được lập lại ởIndonesia khoảng 2 năm sau. Báo Indonesia Straits Times ngày 8/3/1959đăng tựa lớn là: President Ho is told to stop kissing girls. It’s a violation of IndonesiaCustoms…(Chủ tịch Ho được báo hãy ngưng hôn những em bé gái. Nó vi phạm các phong tục của Indonesia.Chủ tịch HCM của Bắc Việt 68 tuổi đã bị thông báo không chút vị nể là hãy chấmdứt hôn hít các em gái Indonesia và tôn trọng giáo điều của Hồi giáo. Báo chíIndonesia đã chỉ trích về việc chủ tịch Hồ thường xuyên hôn hít trong chuyếnviếng thăm chính thức 10 ngày từ Java đến khu nghỉ mát Bali. Ông A,N. Firdaus,Tổng Thơ ký Giáo hội Hồi Giáo tuyên bố: Những hôn hít ấy vi phạm luật Hồi Giáomà 90% là tín đồ …)