Giới thiệu hồi 1 tuồng hát bội Nôm đa hồi Tây Du Ký

Con người cần có một chí hướng để theo đuổi

 

Tổng quan: Năm 1952, ở tận cựcNam nước Việt là tỉnh Châu Đốc, ông NamCư Nguyễn Đình Triêm, một người cháu nộicủa Nguyễn Đình Chiểu, khi giới thiệutiểu sử Bùi Hữu Nghĩa trong quyển Bùi Hữu Nghĩa, Thơ Vănvà Vở Tuồng Kim Thạch Kỳ Duyên có nhắcđến hai tuồng hát bội Tây DuMậu Tòngcủa Bùi Hữu Nghĩa. Tuy ông Nam Cư không nói gìđến nguồn tài liệu dẫn đến sựtuyên bố nầy, nhưng với cung cách làm việccủa ông, chúng tôi tin tưởng rằng  lời xácquyết trên mang nhiều giá trị khả tín chođến khi có ai đó trình làng bằng chứng nói khácđi. Trước tới giờ, một vài tác giả khinói tổng quát về hát bội cũng có nhắcđến tuồng Tây Du,nhưng không nhắc gì về tác giả, cũng khôngdẫn chứng một câu nào của tuồng đồsộ 100 hồi (độ 4000 trang) nầy. Lý do làtuồng còn ở dạng chữ Nôm và hiện tạichỉ Thư Viện TrườngViễn Đông Bác Cổ ở Paris lưu tồn đượcmột bản viết tay thôi, không ai thấy ở đâu nữamột bản nào khác. Tuồng quá dài, sao chụpđược toàn bộ cũng khá vất vã, phiên âmcũng mệt mà đọc hết chắc cũng ngấtngư, cho nên giới thiệu toàn bộ chưa chắcđã hữu ích về mặt giải trí… Chúng tôi tùy theohoàn cảnh và khả năng phổ biến của mình mà giới thiệu từng hồimột, không nhứt thiết đi theo thứ tự nào,độc giả cũng không nhứt thiết phảiđọc nguyên văn từng hồi sẽ đượcchúng tôi phiên âm sau nầy. Không nhứt thiết vì hát bộilà thể văn xa xưa lời lẽ đã cao kỳ màvăn chương lại nhiều chữ cổ xưa khóhiểu tường tận. Giải quyết phần nào tìnhtrạng đó bước đầu chúng tôi xingiới  thiệu tómlược và nêu ra ý nghĩa mỗi hồi khi có  thể được.

Cũng xin nhắclại là tác phẩm được nhiều ngườithưởng thức của Trung quốc vào Việt Nam dưới thể văn xuôi viếtbằng Hán Văn. Người Việt ở những thếkỷ 18-20 mô phỏng theo đó lầnlượt theo thời gian tạo nên những hình thứcvăn nghệ khác nhau:

a.     Thế kỷ18 đầu 19 viết lại thành tuồng hát bội vì thời nầy loạivăn nghệ trình diễn phổ biến đó chẳngnhững ăn khách lại còn gần như là thểloại giải trí độc nhứt. Từ đây ta cónhững tuồng như Tây Du Ký, Tam Quốc Chí, Kim ThạchKỳ Duyên, đi tiên phong và sau nầy xuất hiệncơ man nào là những tuồngpho như Chinh Đông, Chinh Tây, Bình Liêu hay nhưng tuồng đồ Hàm Hoà, ĐinhLưu Tú, Trần Trá Hôn, tuồngthầy Sơn Hậu.. Hầu hết những tuồngtrong sưu tập hơn ba mươi tuồng mà Thư ViệnHoàng gia Anh Quốc tặng cho chánh phủ VNCH trước năm75 đều là tuồng xuất hiện ở giai đoạnđầu thế kỷ 19….

b.    Sau giai đoạn tuồng thì đếnthời đại của truyện-thơtức là trích đoạn hay diễn nguyên một câuchuyện trong tác phẩm Trung quốc ra thơ. Ban đầulà thơ thất ngôn Đường luật, trước18, sau đó là lục bát ở cuối 18 sang đầu 19.Giai đoạn nầy là thời nở rộ của nhưngtruyện thơ phóng tác rất có giá trị như ĐoạnTrường Tân Thanh, Phan Trần, Nhị Độ Mai, LưuNữ Tướng, Trung Quân Đối… có thể kểthêm Lục Vân Tiên… Đó là thế kỷ 19, khi ngườidân thích nằm nhà ngâm nga, trong thâm tâm ẩn tàng khuynh hướngđề cao sự biền ngẫu, tính ước lệvà sự nói ít hiểu nhiều của điển cố,thành ngữ. Họ lúc nầy đã bớt đi nỗi saymê trống kèn và rạp hát của hát bội như ngườicủa thế kỷ trước.

c.     Đầu thế kỷ 20, khi tiếp xúcvới Tây phương thì hình thức truyện thơ luibước, nhường chỗ cho truyện văn xuôi viết bằng Quốc Ngữ.Truyện Tàu lúc nầy lan tràn vì dễ đọc, dễ hiểu.Những nhà xuất bản như Đức Lưu Phương,Tín Đức Thư Xã… phổ biến loại nầyđến cả những vùng hẽo lánh của cả nước.Những nhà Nho như Phan Kế Bính, Đông Châu ngoài Bắc,những nhà văn tiên phong như Nguyễn Chánh Sắt, TrầnPhong Sắt, Tô Chẩn trong Nam, đua nhau dịch, in truyệnTàu.

d.    Dĩ nhiên sau đó thì là giai đoạn củatruyện Tàu dưới dạng tuồng cải lương (1923-1985), video

Tuồng Tây Du Ký mà chúng tôidự định phiên âm nằm trong giai đoạn đầutiên của sự xâm nhập truyện Tàu vô nướcViệt. Vấn nạn đặt ra là ta có nên bỏ công làmchuyện nầy trong thời điểm hiện tại?

Câu trả lời tùy theo nhãnquan văn hóa, văn học hay chánh trị. Cũng có thểlà quan niệm tồn cỗ hay tân tiến. Riêng chúng tôi khi làmcông việc rất ít được khích lệ nầy chỉvì lý do thấy vàng rơi nên tiếc mà thôi.

Vâng, tác phẩm của ông bàmình xưa nên coi như vàng của toàn dân, không nên đểcho rơi mất theo thời gian chỉ bởi vì chúng ta cáchxa với người xưa về cảm quan thưởngthức cũng như trình độ văn chương dínhdáng với vốn cỗ.

(NVS, TX, 2008, CA, 2015)

Tây Du Ký Hồi 1. Hồi Một theo đúng sự diễn tiếncủa nguyên tác Tây Du Ký tuy rằng tác giả dùng tài nghệmình thêm vào những tư tưởng có tính cách triết lývà nhân văn khiến bổn tuồng trở nên có ýnghĩa và hay ho hơn nguyên bản.

Một viênchức của Thượng Đế có nhiệm vụquan sát trần gian là Đại Lý Nhãn Thần một bữakia ngó xuống trần gian thấy có sự kiện lạ:Một hòn đá nứt hai sanh ra một con khỉ, ông tâu trìnhvới Thượng Đế và được dạyrằng đó là chuyện bình thường: khỉ đá dotinh khí của trời đất tạo thành nên chẳng cóchi là quái dị.

                    Dưới hạ giớivật sanh thiên vạn,

                    Thạch Hầu chăng  thiên địa trữ tinh.

                    Vậy thần mâu linh nhãn(1-2) riêng minh,

                    Thử thường sựhá tua quái dị!

Trong khi đó conkhỉ đá Thạch Hầu sống vui vẻ hòađồng với đàn khỉ bình thường ở núiHoa Quả nước Ngao Lai. Một bữa kia chúng khỉđến một cái thác lớn bèn thách thức nhau nếukhỉ nào vào trong thác mà ra được an toàn thì đượctôn làm vua khỉ. Thạch Hầu nhảy xuống lặnqua bên kia thác, thấy một phong cảnh khác thường:Có thạch động, có cầu sắt ai đó xâydựng sẵn từ lâu:

Giang san kỳ dị giang san!

Cảnh vật lạ lùng cảnh vật!

Khái vô thủy, vô ba kinh lật,

Cánh hữu quang, hữu nhãn khả quan.

Có thiết kiều một tòa rõ ràng,

Trong cầu ấy thông vào thạchhuyệt.

Thạch hầulặn ra khỏi thác, rũ bầy khỉ vào cùng nhau khámphá và sau đó trụ nơi đây làm động củađàn sau khi bắt chúng giữ lời hứa tôn mình làm vuagọi là Thạch Hầu Vương. Từ đó các loàithú khác đều đến xưng thần như loàiVượn, loài Gấu, loài Ngựa… Hoa Quả sơnbiến thành nơi qui tụ nhộn nhịp của loài thúmà đầu đàn là Thạch Hầu Vương.

Một hôm ThạchHầu vương tâm sự với đàn khỉ rằngmình sung sướng hiện tại đó nhưng sợrằng mai kia sẽ chết đi, về chầu DiêmVương, không còn được sống ở nhân gian nữa.

 Ta anhưởng thiên phò địa trợ,

Khoát tay các biệt mấy thu.

…..Sợ ngày sau vãng cảnh tang du,

Ắt bị gã Diêm vương lão tử.

Huống nhứt đán hoàng tuyềnviễn khứ,

Sao đặng làm vật giữa nhân gian?

Chúng khỉ nghexong bàn rằng chỉ có ba bậc khác phàm là Phật, Thầnvà Tiên mới thoát khỏi sanh tử mà thôi. Thạch HầuVương nghe vậy liền quyết chí rời bỏHoa Quả sơn ra đi cầu mong học đượcphép trường sanh bất tử. Trên đường đicũng có những gian nan và phải ứng phó với đời.Đầu tiên là phải đóng bè vượt biển:

Chỉ non xanh bẻ một cành tùng,

Làm bè nổi qua miền đại hải.

Kế đếnlà phải sống chung đụng với ngườiđời. Ở trong rừng núi ra lõa lồ thân thể nênphải có quần áo mặc vào thân trước là không khácngười thiên hạ, sau là che chở những ấm lạnhcủa thời tiết. Chuyện nầy cũng không phảidễ dàng gì:

Có ngư nhân thả lưới buông câu,

Giả mãnh thú đoạt tha y phục.

Cuộc truy tìm nơicó Thánh Thần để học hỏi, Hầu Vươngtốn gần cả chục năm ở Nam (Bộ) châu nhưngchẳng gặp được đấng mình mong tìm, chỉthấy toàn là người đời với những lo lắngcho cuộc sống ngắn ngủi, những tranh danh đoạtlợi, tham sân si, những kẻ khinh người ngạomạn, những kẻ vô tâm – tóm lại, chỉ gặp toànngười đờitầm thường, nên Hầu Vương lại quyếtđi xa hơn nữa, đi ra biển, vượt đếnvùng đất xa xôi hơn bên kia bờ đại hải làlà nước Hóa Châu với lòng mong tìm được đạo:

Kể từ thửa Hoa Sơn viễnbiệt,

Qua Nam Châu tám chín năm dư.

Ngỡ Thánh Thần Tiên Phật sởcư,

Hay những đứng công danh lợilộc.

Dốc học đạo bao nài khónhọc,

Nổi bè qua đại hải Tâydương.

Nghe Hóa Châu nhiều chốn thươnglang,

Ắt có đứng Thần Tiên tạithử.

              Sự kiện cóngười đương trên đường tới đâytìm học đạo đã được vị Tiên trưởngđương dạy đạo ở Hóa Châu biếttrước và cho đồ đệ ra đón. Có sựhiểu lầm xảy ra khi Thạch Hầu nói mình từ ĐôngThắng Thần Châu đến, Tiên Trưởng không tin vìvùng đó quá xa, xưa nay chưa từng có ai từ đóđến đây được. Thạch Hầu trình bày rằngmình đã đi qua biết bao nhiêu sơn trùng đại hải,cả chục năm mới tới được chốnTây Bộ Châu nầy. Cuối cùng thì Thầy cũnghiểu trò, hiểu luôn gốcgác đặc biệt của trò nên ưu đái đốixử thân tình sư phụ đối với đệ tử.

Hầu Vương:

Tôi vốn không danh tánh quê hương,

Ngụ Đông Thắng Thần Châuđịa giới.

Non Hoa Quả ấy nơi qua lợi,

Động Thủy Liêm là chỗ nhàn du.

Bồ Đề:

Truyền Tiên chúng môn đồ,

Tương phàm trần cản xuất.

Thiệt những lời hư sức,

Vậy cũng gọi tu hành! 

Hầu Vương:

Lời tôi vốn thiệt chơn thành,

Cúi lạy tôn sư nghiệm lại.

Bồ Đề:

Nghe lời ngươi rất trái,

Sao còn gọi chơn thành.

Thắng Thần Châu biết mấy lộtrình.

Nam Chiêm Bộ lưỡng trùng đạihải.

Sao tới đặng Tây Ngưuđịa giái,

Nhữ chơn thành tua khá thuyết lai.

Hầu Vương:

              Đệ tử biêu (1-18) dương đạihải nhai,

              Đănglâm Tây Bộ thập niên tài.

              Natừ vạn thủy thiên sơn hiểm.

              Tráquá Thần-Tiên nguyện sát lai.

Bồ Đề:

     Việclộ trình nhữ thuyết an bày,

     Nhữbẩm thụ như hà tính khí?

       Thầy hỏitánh tình thì Hầu vương trả lời rằng mìnhkhông có cái tánh - tầm thường - của conngười, mình không khinh mạn, không sân hận. Mộtđiều căn bản của người muốnhọc đạo Thần Tiên:

Người đều có thị phi liêmsỉ,

Tôi vốn không nhân vật tính tình.

Ai mắng tôi tôi chẳng mạn khinh,

Ai đánhmỗ mỗ không sân hận.

       Hỏi vềcha mẹ thì Tiên Trưởng còn ngạc nhiên hơn khi nghevề thân thế của Thạch Hầu:

Cha mẹ đâu mà nói mà rằng,

Trời đất trổ nên hình nêntướng.

              HoaQuả sơn trung nhứt thạch sanh,

              Tíchthiên niên hậu sản ngô hình.

              Cốvô phụ mẫu sanh thành đức.

              Bịthực tiền do nguyện kiến minh.

 Tiên TrưởngBồ Đề rút ra được kết luậnrằng đây là một nhơn vật đặc biệtthọ tinh khí của trời đất bèn có lòng thươngnên suy tính lựa chọn cho Thạch Hầu một cái tên….Đặc biệt ban đầu ông tính đặt chohọ Hồ, nhưng ôngsuy nghĩ lại khi chiết tự chữ Hồ thấykhông hay vì không thể dạy dỗ được bènđổi lại, ban cho chữ Tôn:

Nhĩ thân tuy bỉ lậu trần ai,

Chân tiền kiếp hồ tôn thựcquả.

Tựu thân thượng (1-19) thủ thatính thị,

Ngô tứ lai nhĩ tánh viết Hồ ,

Nhưng mà:

              …..Cổgiảlão dã,

              Nguyệtgiảâm dã.

              Lão,âm bất năng hóa dục,

              Giáonhĩ tánh Tôn.

Và đặt chomột cái tên mang màu sắc triết lý căn bản củaPhật và Đạo: Hiểu được sự vi diệulẽ Không, Hư:

Ngươi chính dùng chữ Ngộ phân minh.

Tôn Ngộ Không tên gã chớ khinh,

Cho biết nẻo pháp danh không trọng.

Từ đây Tôn Ngộ Không ở lại động chămchỉ học đạo với thầy Bồ ĐềTổ Sư. Tôn Ngộ Không không còn là một con thú trờisanh mà trở thành một người, một người đãhiểu lẽ Tính Không, một người đươngrèn luyện để đạt được cái điềumà mình quyết đạt cho được bất cứnhững khó khăn nào: Trườngsanh bất tử, không sợ lão Diêm Vương bắtvề khi hết số.

***

Đặcbiệt của hồi 1 của tuồng Tây Du nầy vềphương diện ýtưởng ta thấy có 4 điều đáng đểý:

1.     Sự quyếtchí của nhân vật Thạch Hầu.

2.     Con ngườinói chung rất tầm thường.        

3.     Ởđời có những hoàn cảnh không thể thựchiện cái chí mình được.

4.     Thần Tiêncũng có sự giận dữ hay phán đoán sai như conngười.

Hai điều 1 và 4 đãđược nói đến ở phần trên với nhưngcâu trích dẫn từ nguyên văn của tuồng, nay xin giớithiệu đơn giản về những ý 2 và 3.

Trong khi đi đường gặptinh những người mong tìm chút công danh như văn nhơn,như võ sĩ, thậm chí kẻ bất tài vô tướngcũng không ngoài mục tiêu đó:

Ta tuy rằng không chút tài năng,

Cũng lướt tới họa trúng khoa vô dụng!

Điềuđặc biệt là những người nầy đềubị con quỷ vô tâm, ích kỷ ngự trị trong lòng nên khôngmuốn giúp đở thiên hạ mặc dầu thấyngười đó ngu ngơ cần giúp đỡ.

Nói chi đứa không hay không biết,

Điều đi ta kẻo tối kẻotrưa. (1-10)

Đàn ông đãthế, đàn bà cũng không khác gì. Hãy xem sự ngu ngơcủa Thạch Hầu vương được đànbà đối xử ra sao khi anh ta xuống nơi thị tứ,không biết chợ là cái gì, tại sao người ta đếnđó đông quá…

Hầu Vương:

Xem việc chi cũng lạ,

Người ta họp rất đông.

Ớ người kia lại mỗ hỏicùng,

Việc chi những đàn bà xao-xác?

Thị nhân:

Thằng ở đâu bá-láp,

Sao không biết chợ đông!

Mặt mũi rất lạ lùng,

Hèn chi mà hỏi giả.

Hầu Vương:

Hỏi: Xómchợ mà làm chi?

Thị nhân:

Xóm chợ đây bán tôm bán cá,

Xóm chợ phường đi bán đi buôn.

Cũng có người cầu lợiđến muôn,

Cũng có kẻ xâm hao đến vốn.

Lại nói:

Nói làm chi việc bán,

Về kẻo trẻ nó trông!

Vâng! Về kẻo trẻ nó trông, đólà tấm lòng của người mẹ, người vợ,nhưng sự kiện những người nầy không bỏra chút ít thời giờ tối thiểu giải thích chongười chưa biết chính là do lòng ích kỷ giậtdây, do sự vô cảm điều khiển khiến họ chỉnghĩ đến những thứ thuộc về mình…

Nói chung Thạch Hầu vươngchỉ gặp những bá tánh tầm thường, nhưngbá tánh thời nào cũng vậy, tạo nên bức tườngvô hình giửa người với người, bứctường đó được phá vỡ chút nào đó lànhờ những người từ bi, vị tha, có lòng vớingười khác…

Một nhân vật ngoài đờicó đủ đức tánh trên là lão tiều phu mà ThạchHầu Vương gặp khi đến Tây Bộ châu, ông nầytuy nghèo nàn, công việc làm cực nhọc để sanhnhai, nặng gánh mẹ già nhưng khi ra ngoài thì vui thú thảnhthơi và sẵn sàng đứng lại lâu để trảlời những câu hỏi của Thạch Hầu vương,chỉ dẫn ân cần nơi cần phải đến:

Ngươi vốn đã có lòng phỏngbái,

Ta nỡ nào còn dạ ẩn tàng.

Chốn linh đài phương thốn caosan,

Miền tà nguyệt tam tinh có động.

Có một đứng Thần Tiênđạo thống,

Danh Bồ Đề đạo hiệuTổ Sư.

Môn đồ đắc tam tứ báchdư,

Nhĩ tòng thử Nam hành bất viễn.

      Nhờ sự hướngdẫn của Lão Tiều, Thạch Hầu đến đượcnơi mình cần đến như ta đã biết.

     Ta thấy rõ lòngbiết ơn của Hầu vương khi bịn rịnchia tay với Lão Tiều cùngnhau lộ thượng phân khâm, điều nầy cóđược vì         hai người cùng chí hướng tuy mỗicá nhơn mỗi hoàn cảnh, một đàng không gia đình,không thân thích nên thong dong thực hiện      chí lớn củamình, một đàng vì gia cảnh đơn chiết nên quayqua giữ tròn hiếu đạo gọi là an ủi.Đời có sự bi đát trong sự kiện coi         ra thiệtlà bình thường!

Lời ngươi phân thậm đáng,

Khốn vận mỗ đa nan.

Vả cha đà sớm tách suối vàng,

Còn mẹ hỡi náu nương nhà bạc.

Thêm nỗi nhiều phen cơ khát.

Vậy nên hái củi dưỡng thân.

Trong thờ thân chưa đặng tấcphân,

Sao học đặng tiên nhân đạiđạo?

Tác giả muốn nói gì khi đưara hình ảnh Lão Tiều với những trao đổi tâmtình cùng người khách lạ Thạch Hầu ở chỗnầy? Tôi không muốn đi tìm chính văn Tây Du Ký phổbiến đầu thế kỷ 19 ở Việt Nam để kiểm chứngxem có đoạn nói về chi tiết nầy hay không. Dầusao khi viết dông dài ở chỗ nầy Bùi Hữu Nghĩachắc chắn có lý do: Tạo cho người đọcmột sự suy nghĩ. Đó là điểm son củangười phóng tác không phải ai cũng có được…

 

NguyễnVăn Sâm Victorville, CA. Nov. 29-2015

(Viết theo tuồng hát bội Tây Du Kýhồi 1, bản phiên âm của Nguyễn Văn SâmNguyễn Hiền Tâm).



Nguyễn Văn Sâm

