Thế kỷ của văn học quốc ngữ, thế kỷ XX

Trước khi ngườiPháp chiếm Việt Nam ba từ thông dụng ‘quốc ngữ’, ‘quốc âm’,‘quốc văn’ được dùng để chỉchữ Nôm, là thứ chữ dùng rộng rãi trong dân chúngnước Việt. Các bài thơ viết bằng chữNôm của Nguyễn Thuyên vì vậy được gọilà thơ quốc ngữ. Cũng dùng trong nghĩa đó cácnhà văn xưa thường đề tên tác phẩmcủa mình với cụm từ quốc ngữ nhưQuốc Ngữ Ca của Tả Ao, Quốc Âm Thi Tậpcủa Nguyễn Trãi...Lý Văn Phức, trong NhịThập Tứ Hiếu nói rằng mình muốn lưu gia phạm nên truyền quốc âm.Ta không lạ khi thấy các quyển Y Dược QuốcNgữ Ca, Quốc Ngữ Gia Truyền, Quốc NgữMạch, Quốc Ngữ Mạch Ca ... cũng như cácquyển Quốc Âm Ca Dao Tập, Quốc Âm Ca Thi, Quốc ÂmDiễn Thi, Quốc Âm Diễn Tự, Quốc Âm DụngDược Gia Truyền, Quốc Âm Phú... đượcviết bằng chữ Nôm. Khi người Pháp chiếm xongViệt Nam thì ý nghĩa của từ quốc âm, quốcngữ, quốc văn bị đổi nghĩa. Ai cũngbiết bộ sách thông dụng Quốc Văn Giáo KhoaThư. Ai cũng nghe câu nói danh tiếng của NguyễnVăn Vĩnh: Nước Nam ta sau nầy hay hay dở làcũng ở chữ quốc ngữ. Vậy thì chữquốc ngữ là thứ chữ do các cố đạoBồ Đào Nha dùng các yếu tố trong chữ La tinhđể ghi âm tiếng Việt, chớ không còn là thứchữ thuộc khối vuông mượn từ các yếutố chữ Hán như trước nữa. Nhiều sáchvỡ còn ghi nhóm từ chữquốc ngữ mới, nhưng càng về sau thì tínhtừ mới rớt mất lần đi. Những chủnhân ông mới của nước ta muốn chánh thứcloại bỏ chữ Nôm, thứ chữ biểu ý, có nhiều khuyết điểmđể thay bằng thứ chữ mới biểu âm, đơn giản,dễ học, là sản phẩm xa gần dính dángđến họ... (1)

Cũng giống nhưtrường hợp ở các nước Nhật Bản vàTrung Quốc trong việc phiên âm văn tự của hainước nầy bằng mẫu tự La tinh, các cốđạo Tây phương ban đầu đặt rachữ quốc ngữ Việt Nam chỉ nhằm mụcđích giản tiện cho họ trong việc họctiếng địa phương để giao tiếp vàtruyền giảng mà thôi. Họ theo nguyên tắc ghi chép, theoký hiệu, tiếng nói của quốc gia mà mình đươngtruyền đạo. Họ không có ý định làm ramột thứ chữ mới cho dân Việt, cũng khôngnhằm ý hướng thay thế hệ thống chữ cũvốn từ lâu ăn sâu vào đời sống văn hóacủa dân tộc nầy. Tuy nhiên thứ chữ mớiđược đặt ra nhờ ưu điểmdễ học, dễ nhớ, dễ in, dễ viết.. nênđã đi ra khỏi phạm vi họ đạo, vềsau lại được chánh quyền hổ trợđể quảng bá, dần dần trở thành thứchữ chánh thức của cả nước, đánhbạt thứ chữ quốc ngữ cũ, rồi theothời gian đã trở thành loại văn tự chánhthống của nước Việt ta.

Không phải chữ quốcngữ không có những khuyết điểm (2) . Nhiềungười còn coi các dấu giọng là khuyếtđiểm và muốn thay thế bằng các con chữ trongmẫu tự La Linh mà chữ quốc ngữ chưa dùngđến như j, z, f... Chữ quốc ngữ cũngkhông thể ghi hết các âm địa phương củangười Việt cho nên chúng ta có tình trạng giọngMiền Trung khác với chữ viết ở các dấu vàcác âm cuối. Nhưng các khuyết điểm nầy nếusửa chữa thì chữ quốc ngữ sẽ trởthành quá rắc rối, mất ưu điểm đơngiản vốn là yếu tính cơ bản của nó.Cuối cùng thì trong gần ba thế kỷ sanh thành vàhơn một thế kỷ tăng trưởng, vớithật nhiều đề nghị sửa đổinhưng không bao giờ được áp dụng (3) chữquốc ngữ đã giữ vai trò thật sự là văntự của nước ta tuy rằng về hình thứcnó không khác mấy với lúc được sáng chế. Sosánh chữ quốc ngữ ngày nay với bản in Phép Giảng Tám Ngày của A.De Rhodes ta sẽ thấy ngay điềuđó.

Trong bao nhiêu nămđược sử dụng, thứ chữ nầytất nhiên ghi lại được đời sốngtinh thần của dân tộc cũng như ghi lạimột nền văn chương mới của ngườiViệt mà chúng ta gọi là nền văn chươngquốc ngữ của văn học Việt Nam. Và chođến bao giờ mà chữ quốc ngữ còn tồntại thì văn học quốc ngữ vẫn còn tiếntriển không như các loại hình văn học Hán Nômđã thực sự đứng hẳn trong đờisống văn chương Việt.

Tuy không ai hoang tưởng màcho rằng chỉ vì những tiện lợi củachữ quốc ngữ cho nên văn học Việt Namthế kỷ 20 nở rộ, chỉ riêng bướcđi của thế kỷ nầy không thôi cũng bằngmấy lần của cả từ thời lập quốcđến hết thế kỷ 19, nhưng ai cũngnhận rằng chính hình thức đơn giản củachữ quốc ngữ góp một phần quan trọng,phần còn lại là các yếu tố khác như dân tộcbớt bị câu thúc chặt chẽ trong tưtưởng, giao tiếp dễ dàng với các trào lưuvăn minh, sự phát triển vượt bậc củanền in ấn phát hành, tình trạng dân trí đượcnâng cao... Khi làn sóng văn minh Tây Phương đếnđâu thì tất cả mọi thứ nơi đóđều nở rộ, đó là chuyện đươngnhiên, cho nên văn học quốc ngữ --nói cách khác lànền văn học Việt Nam khi thật sự giaotiếp với các trào lưu tư tưởng TâyPhương cho tới ngày nay-- có vai trò thu nhận nhữngsức tiến bộ trong tư tưởng Âu Tâyđể từ đó lấy đà kiến tạo mộthình thái văn học mới cho người Việt nganghàng với các nền văn học khác trên thế giới.Sự thành công hay thất bại của vai trò nầy tùythuộc vào ý thức trách nhiệm của nhữngngười làm văn nghệ và các cách sử dụngvăn nghệ của từng chánh quyền của mỗigiai đoạn, đám đông quần chúng chỉ đóngvai trò vô cùng thứ yếu mặc dầu lúc nào cũngđược đề cao là quan trọng.

Vậy thì đặc tínhVăn học quốc ngữ trong hơn một thếkỷ vừa qua như thế nào?

Tổng quan ta có thểthấy các đặc điểm sau:

1 - Văn Học Quốc Ngữ, ngay từ nhữngnăm đầu tiên, cố gắng tạo nên hình dạngcủa mình, cho có mặt cái đã. Chuyển qua mộtdạng chữ viết mới với những cánh rừngmịt mùng chưa khai phá trước mặt, ngườiviết không thể một sớm một chiều vứtbỏ các cách thế suy nghĩ của viết lách cũxưa vốn mang nặng từ lâu. Họ cũng chưacó kinh nghiệm để đi thẳng vào nhữngthể loại viết mới như văn xuôi, truyệnngắn, truyện dài dầu đã thấy các thểloại nầy thành công và đang thịnh hành trong vănhọc Tây phương. Với những trở ngạiđó, Văn Học Quốc Ngữ một thời gian dàiban đầu chỉ là mộthình thái khác của Văn học chữ Nôm. Nó chỉkhác mới ở loại hình văn tự mà không khácmới về mặt tư tưởng cũng như cácthể loại sáng tác. Nói cách dễ hiểu giai đoạnđầu Văn Học Quốc Ngữ là Văn Học ChữNôm hóa dạng.

2 - Có hình dạng rồi, mặc dầu còn thật mơhồ, Văn Học Quốc Ngữ cũng đã mạnhdạn tiếp tục bước trên con đườngđịnh hình. Công việc quan trọng nhưng khôngtốn nhiều suy nghĩ là dịch các sáng tác phẩm ngoạiquốc sang quốc ngữ bằng văn xuôi, thểloại mà văn chương chữ nôm trước đâyrất ít dùng, giờ đây thức giả ai cũngthấy hai nước Trung Hoa và Pháp dùng nhiều. Việcdịch thuật kiểu nầy có thể đượccoi như công phu tập tành làm cho trơn tru cách viếtquốc ngữ sau nầy. Giai đoạn nầy cũng làgiai đoạn đi vào quảng đại quần chúngbằng những chuyện ngoài đời đượcviết bằng các sáng tác ngắn hơi xuất bảndưới hình thức các tập sách mỏng hay in trên báochí. Tư tưởng văn học thuần túy của giaiđoạn nầy không có bao nhiêu, người viếttruyền bá lại những tư tưởng có sẵn dothu thái được trong khi học khi đọc hơnlà sáng tác ra từ chính nội tại suy tư của mình.

3 - Khi đã định hình rồi thì Văn Học QuốcNgữ như tin tưởng hơn ở mình. Vớinhững kinh nghiệm về câu văn trong việcdịch, với những hình thức mượn củavăn học nước ngoài Văn Học Quốc Ngữlớn mạnh thật sự với sự rần rộcủa các truyện ngắn, truyện dài, thi ca, các tácphẩm khảo cứu v.v. Đây là giai đoạn thật sự có mặtcủa một nền văn học với tất cảnhững cá biệt và vai trò của từng tưtưởng, từng thời kỳ, từng ngườiviết...

4 - Sau khi cực thịnh, Văn Học Quốc Ngữ dotầm ảnh hưởng sâu rộng của nó trongquần chúng nên bị lợi dụng hay bị cuốn hútvào vòng chánh trị phe nhóm nhứt thời. Văn Học QuốcNgữ từ đây bị phân hóa theo bước đitruân chuyên của dân tộc. Những năm cãi cọgiữa duy tâm và duy vật trước khi đấtnước chia hai, những năm thù nghịch tô hồng,bôi bẩn, một chiều do sự lưỡng phân thànhhai nền văn học Quốc-Cộng và hai khuôn mặtvăn học trong-ngoài nước Việt... đều cónguyên ủy từ ảnh hưởng quá mạnh củavăn học quốc ngữ trong dân chúng. Văn họcthời nầy không giống như thời xưa, cách xavới chánh trị, gần gũi với dân chúng và xuấtphát từ cái tâm không nhiễm trần lụy củangười viết. Thời nầy, đa phần vănhọc không phản ảnh được nội tâmthật sự của tác giả mà biểu lộ phầnlớn con đường chánh trị họ bướctheo, dầu ý thức hay không ý thức, trực tiếp haygián tiếp.

Mỗi giai đoạn,nếu đi sâu vào chi tiết ta có thể chia làm nhiềugiai đoạn ngắn hay những sự kiện nổibật (khuynh hướng, nội dung, thể loại...)những nhân vật tên tuổi gắn liền vớivăn học (nhà văn, nhà thơ, nguời viết sáchbáo... ) cũng như những trường hợp đingoài con đường tổng quát của trào lưu.

Vậy thì dựa theo nhậnxét trên ta có thể chia Văn Học Quốc Ngữ thànhba giai đoạn chính:

  • Giai đoạn đầu: 1862 - 1897

Giai đoạn nầy bắtđầu từ năm 1862, năm người Pháp đánhlấy và đặt nền cai trị ở ba tỉnhmiền Đông Nam Kỳ đến năm 1897, là năm rađời của tờ báo Nam Kỳ Địa Phậnở Sàigòn (hay những năm gần đó như 1898,năm Trương Vĩnh Ký từ trần, 1901, nămtờ Nông Cổ Mín Đàm xuất bản.)

Thời gian nầy chữquốc ngữ mới thật sự bước vào vùng ánhsáng ra mắt quảng đại quần chúng trong khichữ Nôm và chữ Hán đã có mặt và đươngchống trả lại để khỏi bị đàothải. (4) Là thứ chữ đi sau, đượchợp thức hóa bởi tân trào và dùng bởi nhữngngười gọi là theo tân trào, được yểmtrợ bởi những người ‘theo Hoa Lan đạo’mặc dầu hiện tại đang có thế giá và vai tròchánh trị (5) nhưng chữ quốc ngữ lúc khởithủy không được số đông đảongười theo. Thời nầy còn để lạibiết bao giai thoại về những gia đình giàu có khibị làng xã chỉ định con cái phải theo họcchữ quốc ngữ đã mướn người đihọc thế để con mình ở nhà theo mấy chữchi hồ giã dã gọi là nối gót con đường thánhhiền của ông bà. Câu thơ của Trần TếXương vất bút lôngđi lấy bút chì là một lời mỉa mai thứchữ của tân trào hơn là một sự biểuđồng tình của người theo mới. Thờinầy nếu ai dùng chữ quốc ngữ để sángtác thì chắc chắn rằng họ cũng là ngườiđã được đào luyện trong nền họcvấn cũ, họ vì vậy cảm thấy thoải máitrong việc viết bằng chữ Hán chữ Nôm hơn làthứ chữ mới cho nên khi viết bằng quốcngữ thì họ suy nghĩ và đi theo những khuôn phépcủa chữ Nôm, chỉ chuyển dịch điều mìnhviết ra loại hình quốc ngữ mà thôi. (6)

Đọc bài thơ TuyệtMạng (7), bài Nhứt Nhựt Thanh Nhàn hay bài thơThường Bả Nhứt Tâm Hành Chánh Đạo (8)của Trương Vĩnh Ký không ai nghĩ rằngnhững bài nầy được viết bằng quốcngữ. Ai cũng thấy rõ ràng rằng cảm hứng,nghệ thuật, cung cách diễn tả, cách dùng chữđều không khác gì sáng tác của các nhà văn Nôm HuìnhMẫn Đạt, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị,Tôn Thọ Tường (9), Nguyễn Khuyến củathời kỳ nầy. Đọc bài thơ quốc ngữLên Chơi Núi Điện Bà (10) của SươngNguyệt Anh, ai cũng thấy rằng những yếutố văn chương và tư tưởng không khác gìhết với Bà Huyện Thanh Quan.

Một tác giả khuyếtdanh, với bài Ngũ Canh Vãn đăng trong tờ họcbáo Thông Loại Khoá Trình của Trương Vĩnh Ký vàonăm1889 (11):

Chạnh lòng khoăn khoáitưởng lo xa,

Mới đó sao canh đã đến ba.

Sương bủa hòa trời sao rải rác,

Tuyết giăng khắp núi nguyệt dần dà.

Bâng khuâng sầu thúc khôn cầm lụy,

Thốn thức (11B) buồn tuôn biếng nói ra.

Những mảng so đo tìm lẽ hỏi,

Hỏi ai hơn hỏi tấm lòng ta....

Con đường sáo ngữcủa thơ nôm vẫn còn để lại dấuvết sau đậm trên bài thơ nầy: tuyếtgiăng khắp núi, không cầm lụy, buồn tuôn biếngnói... Đó là chưa kể chính hình thứcĐường luật đã làm cho ngườiđọc khó phân biệt được đâu là thơquốc ngữ, đâu là thơ nôm.

Đọc một đoạnthơ sau, bạn nghĩ rằng đây là sản phẩmbằng quốc ngữ hay bằng chữ Nôm, nó có gốctích bên Tàu hay bên Tây?

Có người phú quí trênđời,

Huình Trâm tổng trấn ở nơi tây thành.

Lòng nhơn đạo, nết hiền lành,

Xa xôi mến đưc, gần quanh đẹp lòng.

Một ngày rảo bươc thơ phòng,

Xem hai bức tượng, xét đồng tài nhau.

Phút đâu nghe động cửa lầu,

Giựt mình ngước mặt day đầu ngó ra.

Thấy công tử bước vào nhà,

Tuổi xuân tươi tắn, mặt hoa vui mầng.

Hỏi rằng ’gặp hội long vân’

Bảng rồng tên đứng đặng lầnnầy chăng?

Con là An-Pháp thưa rằng...

Thưa đấy là phầnđầu của truyện Phú Bần Truyện Diễn Ca(12) của Thế Tải Trương Minh Ký. Đây làbản dịch ra quốc ngữ một quyển tiểuthuyết Pháp thời đó. Dịch giả đã sửdụng thể lục bát mà nguyên tác chúng ta có thểquyết đoán rằng được viết bằngvăn xuôi. Lý do cũng dễ hiểu thôi, Trương MinhKý vẫn còn chịu ảnh hưởng của nềnvăn học Hán Nôm với sự lấn lướtcủa các thể loại văn vần, ông viết vănvần dễ dàng hơn viết văn xuôi.....

Giai đoạn nầy có tácgiả lại in tác phẩm mình bằng hai thứtiếng, khi thì bằng quốc ngữ, khi thì bằngchữ Nôm (13). Ông Trương Minh Ký viết nhiều sách,in quyển Như Tây Nhựt Trình của mình bằngchữ Nôm. Bản quốc ngữ cũng phát hành khoảngthời gian nầy (14). Có tác giả, vì lý do nầy khác,được dịch tác phẩm mình từ quốcngữ ra chữ Nôm (15). Điều nầy càng cho thấyrằng đối với người chú trọngđến văn chương Việt Nam thời nầychỉ có sự thay đổi về hình thức văntự, chứ chưa có sự thay đổi dứt khoáttrong bất kỳ yếu tố gì của sự tạothành một tác phẩm văn chương.

Thời nầy, đểcủng cố chữ quốc ngữ, để cho dân chúnglàm quen với thứ chữ mới, các tác giả quantrọng lo viết sách dạy chữ quốc ngữ,(Trương Minh Ký, Petrus Ký), soạn tự điển(Petrus Ký, Huình Tịnh Của ) sưu tập các câu ca dao,tục ngữ (Huình Tịnh Của, Petrus Ký), ghi chép cáctruyện kể trong dân gian (Huình Tịnh Của, Petrus Ký).Vì chưa muốn đoạn tuyệt hẳn vớinền văn hóa Hán học nên các tác giả nầy cũnglo dịch thuật các tác phẩm nho gia có giá trị lâu dài(Petrus Ký), phiên âm và chú giải các tác phẩm đượcviết bằng chữ Nôm (16) (Huình Tịnh Của,Trương Minh Ký, Petrus Ký) hay cố gắng diễntả những vấn đề đương thờibằng quốc ngữ (Trương Minh Ký, Huình TịnhCủa, Petrus Ký). Nhìn chung các công trình nầy thật là có giátrị, cho tới nay cả trăm năm sau, không mấyai có công nghiệp vượt qua những vị nầy.Bộ tự điển Đại Nam Quốc Âm TựVị (1896) của Huình Tịnh Của là công trình khoahọc, nghiêm túc, kế thừa được những gìcác cố đạo đi trước đã làm còn ghilại được thực trạng của ngôn ngữViệt Nam cuối thế kỷ 19, đến bao giờcòn có người nghiên cứu văn học thế kỷ18, 19 , còn có người muốn biết trướcđây ông bà chúng ta nói chuyện bằng những ngôn từnhư thế nào, sinh hoạt ra sao thì quyển tựđiển nầy còn có ích lợi thực dụng (17).Quyển Như Tây Nhựt Trình cho thấy đượctinh thần hiếu học, muốn biết thậttường tận, thật nhiều chuyện khi tácgiả đến một vùng đất lạ; các bảnphiên âm tuồng Phong Thần Bá Ấp Khảo, Tuồng ThúyKiều là sự giữ gìn thật hữu hiệu phầnnào tài sản quý giá của dân tộc (18). Các công trình vănhóa của Petrus Ký là những viên gạch vững chãinhứt để lót con đường xa lộ thênh thang quốcngữ về sau nầy, việc đi sâu vào từng tácphẩm của ông cũng không phải là chuyện dễdàng vì ông rẽ sang nhiều ngành quá chuyên môn. Riêng quyểnNữ Tắc ông phiên âm cẩn thận và chú thíchtường tận đến nay ta khó lòng làm hơnđược đối với một quyển nôm nàođó tương tợ. Cũng nhờ có ông mà tác phẩmnầy tồn tại vì cho tới ngày nay chúng ta không cònthấy ở đâu chứa bản chữ Nôm NữTắc nữa! (18B) Quyển Đại Nam Quốc SửDiễn Ca ông phiên âm và xuất bản cách đây hằngtrăm năm cho đến bây giờ các bản in lạiđều dựa một phần lớn trên công trình đóvới những thêm thắt thật nhỏ, không đángkể, đó là chưa kể có những sửa chữa làmcho sai lìa nguyên tác! Quyển Phong Hóa Điều Hành củaông, tuy là sự thu góp túi khôn của các hiền sĩmượn từ các sử sách và chuyện đạo Tây phươngnhưng cũng đưa ra được nhữngchuẩn thằng của con người phải sốngxứng đáng con người trong thời đại giaotiếp với Tây Phương. Các bài Kiếp Phong Trần,Bất Cượng... nói lên quan niệm sống Trung dung,thanh bần, bất cầu của ông. Nói một cách khác,về tư tưởng Trương Vĩnh Ký xa gầnmuốn đặt ra những cương chỉ cho conngười quân tử mới trong hoàn cảnh mới cóbóng dáng người cai trị mắt xanh mũi lõ trên quêhương chúng ta.

Về văn từ, nhìn chung,ta có thể thấy trong bất cứ sách nào củanhững người thời nầy là một thứvăn chương không có mục đích làm văn chương,thứ văn-chương-đời-sống-hằng-ngàyđể sự thấm nhuần của ngườiđọc được tối đa về mặt ýtưởng.

Thời nầy một ngôi saoloé lên trong một công việc mà chưa ai làm trướcđó là viết truyện ngắn theo lối TâyPhương: ông Nguyễn Trọng Quản. Văn NguyễnTrọng Quản gọn gàng, sáng sủa, kể truyệnkhông rườm rà, hợp lý tuy rằng nghệ thuậtdựng truyện của ông chỉ là nghệ thuậtbước đầu của truyện ngắn. Nhìn chung,giá trị lịch sử của truyện ngắnTruyện Thầy Lazarro Phiền mở đầu chosự bứt xiềng ra khỏi những vướng víuràng buộc với văn chương Hán Nôm của thểloại sáng tác bằng văn xuôi vốn chỉ mới lànhững bước chân mò mẫm dè dặt từ HuìnhTịnh Của và Petrus Ký trong các Truyện Khôi Hài vàTruyện Đời Xưa. Tiếc rằng NguyễnTrọng Quản viết chỉ độc có truyệnđó rồi thôi-- dầu rằng ông có quảng cáo mộtcuốn nữa đã viết xong. Không có ai theo chân ôngliền sau đó nên thể loại truyện ngắnvắng mặt một khoản thời gian tươngđối dài, phải đợi mấy chục năm saumới trở lại trên địa bàn văn chươngmiền Bắc bằng các sáng tác của Phạm DuyTốn, Nguyễn Bá Học... (19)

Thời nầy cũng có lácđác vài tác phẩm liên quan đến chánh trị,hoặc là ủng hộ tân triều, hoặc là kểtội tân triều cùng những người theo chân bọnhọ. Vè Khâm Sai, chống Pháp, chúng ta chỉ thấyđược dạng quốc ngữ do TrươngVĩnh Ký in trong Thông Loại Khóa Trình nhưng không chobiết trước đây nguyên văn đượcviết ở dạng nào. Khảo cứu các tác phẩmnầy thuộc một đề tài tổng quát vềvăn chương hay tư tưởng Việt Nam, phùhợp hơn đề tài Văn Học Quốc Ngữvốn dĩ giới hạn trong hình thức.

Vè Khâm Sai, có đoạn sauđáng được trích dẫn:

Sau lên Phong thữ, Nghĩa dõngtứ vi.

May chẳng hề chi, nhờ ba chú Pháp.

Thân qua Yển giáp, Trở lại La Thanh.

Từ ấy thất kinh, vừa làm vừa sợ.

Tướng chi, tướng dỡ! Vị luyện quântinh.

Chẳng có Tây binh, e không khỏi chết... (20)

Bài Tân Trào Nhơn Chánh Ca, thânTây, sau khi ca tụng Tân trào làm nhiều điều haynhư là: sửa cầu (tu-kiều), bồi lộ, đàokinh, trồng trái (chưởng đậu), sưu thuếcó hạng thứ lề luật, lập nhà thương,lập dây thu lôi, làm nhà dây thép.... tác giả khuyênngười dân:

Nắng bề nào phải choxuôi đỡ bề,

Làm ăn theo phận thú quê.

Thính thiên thuận mạng chớ hề thày lay,

Phận mình bụi bụi tro bay,

Dễ đâu châu chấu chống nay xe rồng... (21)

Tóm lại, bướcđầu trong việc vun trồng cho lớn mạnh câytùng bách Văn Học Quốc Ngữ là công trình củanhững cây bút cự phách trong vùng lưu dân tân địaNam Kỳ. Về sau Miền Bắc ngàn năm vănhiến mới nối tiếp với những tác giảlàm việc không biết mệt mỏi của các nhómĐông Dương Tạp Chí Và Nam Phong Tạp Chí.

Thời kỳ nầy, dầuquốc ngữ mới manh nha người ta đã thấy ảnhhưởng của nó cho nên các xu hướng chánh trịcũng phản ảnh trên các sáng tác thời đó.

  • Giai đoạn hình thành: 1897 - 1930

Những sáng tác ngắn hơi:

Các sự kiện nổibật của giai đoạn nầy là những sáng tácngắn hơi có tánh cách thời sự ở trong Nam và hai tờbáo quan trọng đến con đường họcthuật Việt Nam ở ngoài Bắc.

Sau khi các tờ báo Nam Kỳ(Địa Phận, 21 10 1897), và Nông Cổ Mín Đàm (1 81901) xuất hiện và sống mạnh, các ngườiviết lách thời đó đã thấy rằng chuyệnthời sự vốn được quần chúng ưathích hơn chuyện văn chương chữ nghĩathuần túy cho nên trong hai thập niên đầu củathế kỷ 20 chúng ta có thật nhiều những tácphẩm ngắn hơi, viết bằng thể lục bátbình dân, nói về chuyện thiên hạ sự: Chuyện congái kén chồng, rồi lỡ thời, chửa hoang (Vè congái kén chồng của Đặng Văn Chiểu (22) ).Chuyện vợ lớn vợ bé (Vè con cua của PhạmThành Kỉnh, Vè vợ Tây của Trần Thiện Thành, VèVương sinh mê mèo bỏ mạng của Lê Trung Thu, Vèvợ lớn vợ bé, Vè vợ nhỏ đánh vợlớn của Nguyễn Đăng Hưỡng, Vè vợlớn vợ bé đánh ghen của Đinh Thái Sơn. Cácchuyện về du côn, tù rạc, cờ bạc, hút sách...(Thơ Sáu Nhỏ, Thơ Sáu Trọng, Thơ Cậu HaiMiêng, Thơ Năm Tỵ, Thơ Vân Tiên ghiền, Thơ VânTiên Cờ Bạc)... .

Xem bảng quảng cáo sáchmới in ra tháng 9 1915 của nhà xuất bản J. Viếtta thấy tính chất thời sự được nhàxuất bản chú ý: Vè cô Năm nhỏ, Vè thiện ácđáo đầu, Vè cứu vật vật trả ơn, Vècác thím đánh bài giờ, Vè Châu Thành Sàigòn, Vè gái du gianghồ, Vè anh hà tiện, Vè giải oan cho vợ chệtvợ chà... (23) Thư Viện Quốc Gia Pháp còn chứa nhiềucác quyển loại nầy như: Vè Chết Chém LêHườn Nhi Long, Vè Ông Già Mười Bảy CướiGái Bảy Mươi, Vè Cô Năm T. Chôn Con, Thơ MẹGhẻ Giết Con Ghẻ, Thơ Mừng Đại PhápQuốc Với Đồng Minh Thắng Trận, ThơTuồng Lính Tập Đi Tây, Thơ Phan Xích Long HoàngĐế Bị Bắt, Vè Máy Bay....

Tôi cho rằng ngườiviết văn thời nầy đã coi chữ quốcngữ như phương tiện hữu hiệu nhứtđể nói với đám đông quần chúng vềchuyện hằng ngày, chuyện trời ơi đấthỡi thấp tè tè trên mặt đất: chuyện lưutruyền trên cửa miệng của giới bình dân. Nóđã thật sự là công cụ ghi nhận của thểloại văn chương truyền miệng, nó nhắmvề những chuyện đầu môi chót lưỡicủa con người sống thật sự sốngở trên đời. Hết rồi thời của vănchương chữ nôm với công chúa công nương,đi đâu cũng có vài ba tỳ nữ. Hết rồithời của Hoàng tử, công tử tướng văn,tướng võ, hoàng hậu, vua cha... Bởi vậy vănviết lúc nầy không có bộ áo trau chuốt, tươmtất, đã dài dòng còn lập đi lập lại nhưngười nói chuyện đương tìm ý, kiếmtừ. Cũng vì đặc tính bình dân về mặt vănchương đó ta thấy được rõ ràng nhưcụ thể trước mắt ta đời sống xãhội của thời đại, một đờisống không phải được đánh bóng bằngnhững mài gọt, cắt xén của từng lớp nhàvăn khoa bảng, chức quyền ở trên cao thờitrước hay tầng lớp học thức Tây phươngxa rời quần chúng sau nầy.

Đọc một đoạnthơ Sáu Nhỏ:

Bây giờ khó nỗi vẫyvùng

Quản Long đánh chửi vốn không có chừa.

Ma tà cai đội không vừa

Không có đút nhét sớm trưa hành hà.

Luận suy thôi lại thở ra

Vận thời xét lại thiệt là chẳng yên.

Khôn cùng thảm thảm phiền phiền

Ngồi buồn nhớ đến Tôn quyền Châu Do.

Ở đời cuộc thế đắn đo

Nhiều năm đày đọa cam go thân mình.

Lâm râm khấn với thiên đình

Nửa đêm thình lình phá khám Long Xuyên.

Mở mấy chú tôi bị xiềng

Khám đường thả tội nó liền tuôn ra.

Trước sau lính gác ma tà

Trống quân hồi một tựu mà phủ vây.

Quản Long quở mắng vang dầy

Làm sao đến nỗi hội nây rộn ràng (24)

Các việc phiên âm quốcngữ thời bây giờ thật là rần rộ. Mỗitác phẩm nôm thường được hai ba, có khibốn phiên giả chuyển hệ sang quốc ngữvới những thêm thắt, sửa đổi mà các vịnầy gọi là ‘bổn cũ soạn lại’. Việcphiên âm với toàn quyền sửa lại bổn cũnhư vậy dĩ nhiên làm mất đi tính cách chân xáccủa nguyên bản Nôm, nhưng ngược lại cũngthúc đẩy được việc đọc,đưa tới tay số đông đảo quần chúngmột tác phẩm kiện toàn hơn, trong khi trướcđó việc đọc những tác phẩm Nôm vốn làcông việc của một số ít ỏi người cóhọc hành và tiền bạc. Tất cả hàng mấychục truyện thơ bình dân như Lý Công, Chiêu QuânCống Hồ, Thạch Sanh Lý Thông, Lâm Sanh Xuân Nương,Thoại Khanh Châu Tuấn, Nam Kinh Bắc Kinh, Nàng Út, ÔngTrượng Tiên Bửu... được phổ biếnlà nhờ giai đoạn sửa lại bổn cũnầy, một giai đoạn không ai phủ nhậnđược công trình chuyển biến từ hìnhthức Nôm sang hình thức Quốc Ngữ.

Một số người saumột thời gian làm công việc dịch thuật vàsửa lại bổn cũ, cảm thấy tintưởng ngòi bút của mình hơn bèn bỏ công raviết tuồng, viết truyện thơ, sáng tác truyệnngắn. Đó là các ông Nguyễn Chánh Sắt, Trần PhongSắc, Đặng Lễ Nghi... Những ngườinầy mở đường cho các nhà văn sáng tác sauđó hằng chục năm như Lê HoằngMưu,Trương Như Toản...

Giai đoạn nầy cósự chuyển hình từ thi phổ sang ca khúc vớisự phổ biến rộng rãi của chữ quốcngữ. Mặt đờn ca hồi những thập niênmười phát sinh ca cải lương đã đành,mặt in ấn các bài ca thời nầy thúc đẩysự hoàn thành mau chóng hơn thể loại văn hóađặc biệt của thế kỷ nầy. Khôngthể kể hết các bản in và ngườiđặt, chép bài ca, chỉ xin ghi lại một vài: Bài CaCải Lương, Bài Ca Lục Vân Tiên, Bài Ca Sáu Trọng(25), Bài Ca Thập Nhị Tứ Hiếu, Bài Ca Tình Nhân, Bài CaTứ Tài Tử, Bài Ca Lục Tài Tử, Bài Ca Bát Tài Tử,Bài Ca Thập Tài Tử, Bài Ca Thập Nhị Tài Tử... vàxin ghi nhận rằng về nội dung các bài ca vẫn bámvào các đề tài trong những tác phẩm giờ đâyđã được chuyển sang quốc ngữ, chứkhông tự mình đứng riêng như một tác phẩmđộc lập phát xuất từ trí tưởngtượng của người viết. Các bài ca nầy lànhững viên gạch căn bản, giá trị, chúng sẽhợp nhau lại thành lâu đài cải lươngchừng độ chục năm sau đó.

  - Vai trò của báochí:

So sánh với báo chí, sách vởthua xa việc phổ cập trong quần chúng. Báo chícũng dễ dàng trong việc viết lách vì mỗi mộtsố có thể chứa thật nhiều đề tài khácnhau, phục vụ cho nhiều người trình bộbất đồng và sở thích khác biệt. Sách vở nóinhiều đến các tờ báo đầu tiên là GiaĐịnh Báo, Đại Nam Đồng Văn Nhựt Báov.v.. cũng vì lẽ đóng vai trò lịch sử của nó,xuất hiện sớm. Từ rất lâu ông TrươngVĩnh Ký với nhận định của mình, đã choxuất bản một tờ học báo để giớithiệu các vấn đề liên quan tới văn họcViệt Nam bằng quốc ngữ, đó là chuyên san ThôngLoại Khóa Trình Miscellanées (5- 1888). Ông nói trong số ramắt tờ học báo nầy cái tôn chỉ và mục tiêucủa mình:

 Coi sách lắm nó cũng nhàm; nênphải có cái chi vui pha vào một hai khi, nó mới thú.Vậy ta tính làm ra một tháng đôi ba kỳ, một tậpmỏng mỏng nói chuyện sang đàng quốc chí, pha pháchlộn lạo, xào bần để cho học trò coichơi cho vui. Mà chẳng phải là chơi không vô íchđâu: cũng là những chuyện con người ta ởđời nên biết cả. Có ý, có chí thì lâu nó sẽthấm...’ (26)

Đó không phải là tờ báođúng nghĩa mà là tờ học báo cho nên ảnhhưởng trong học giới và học sinh thì nhiềumà tác dụng trong quần chúng thì không có mấy. ThôngLoại Khóa Trình sống không đầy hai năm thìđình bản vì người chủ trương khônglấy lại được vốn bỏ ra hằngkỳ. Tiếc thay! Nhìn chung Thông Loại Khóa Trình mạnhvề phương diện sưu tập, bảo tồn màvắng bóng những nhận định cũng như sángtác đương thời. Riêng giá trị bảo tồn tưliệu thôi, Thông Loại Khóa Trình cũng đáng cho ta trântrọng bởi vì ta khônggặp đâu khác rất nhiều bài đặc biệttrong đó, nhứt là Lời Truyền Thị của TônThọ Tường, Vè Khâm Sai của nghĩa quân kháng Pháp.

Phải đợi đếnhai tờ Nam Kỳ Địa Phận và Nông Cổ MínĐàm vai trò của báo chí quốc ngữ mới nổibật. Nông Cổ Mín Đàm (濃賈茗談, Causeries sur l’Agriculture et deCommerce) số đầu tiên ra ngày 1 tháng Tám, 1901, sốngrất lâu, hơn hai mươi năm, thay đổinhiều chủ bút chủ nhiệm nên đườnglối cũng đổi thay... một sự khảo sáttường tận về tờ báo nầy là việc khókhăn, ở đây chúng tôi chỉ nói đạilược về giai đoạn hai năm đầu tiênnó xuất hiện.

Đây là một tuần báo, 8trương, khổ 1/4 tờ báo lớn ngày nay. Chủnhơn (=nhiệm ) là người Pháp rành tiếng Việtvà sống rất lâu và làm ăn lớn ở Việt Nam tênCanavaggio, chủ bút là nhà văn Lương Khắc Ninh,tục gọi là Hội Đồng Ninh vì ông có mấynhiệm kỳ làm Hội Đồng Quản Hạt .

Trong số ra mắt cóviết lời trần tình của chủ nhơn và lý do làmbáo đáng cho ta chú ý:

Hai mươi năm chẵn ở miền Nam thổ,nay đã tiệm thành cơ chỉ qui mô. Đườngthiên lý tục tình dầu khác, đạo cang thường lễnghĩa như nhau. Nơi nơi cũng tạo doan hồphu phụ. Việc hiếu sự nay đà rang rảnh, tìnhthê nhi thêm lại rịch ràng (27). Vậy nên công việctừ hưu, vui theo thú thê trì nông cổ. Thương namthổ dường như cố thổ, mến Nam nhơnquá bằng Tây nhơn, muốn sao cho nông cổ phấn hành,sanh đại lợi cùng nhau cộng hưởng. Vậynên sức lập nên nhựt báo, thông tình nhau mà lạirộng chỗ kiến văn, lần lần liệu tacử đồ đại sự.

Trong Đông cảnhnước Cao Ly, Nhựt Bổn, nước Xiêm La cùngnước Đại Thanh đâu đâu cũng đềucó công văn nhựt báo. Há Lục Tỉnh anh hùng trí dõng,lại khoanh tay ngồi dậy mà xem, không thi thố cùngngười trục lợi...

Tờ báo bằng giọngvăn nhiều tính biền ngẫu, sai nhiều lỗichánh tả nên hơi xưa so với tờ Nam KỳĐịa Phận xuất bản cùng thời. Báo viếtnhững bài có tính cách cổ động cho công việc pháttriển canh nông, chấn hưng thương nghiệp,giải thích khế ước và thương hội.. .Để đỡ khô khan thỉnh thoảng báo cóđăng các truyện sáng tác hay truyện dịch từsách Tàu, dưới dạng văn xuôi hay văn vần,của Lương Khắc Ninh, Nguyễn Viên Kiều, NguyênLiên Phong, Nguyễn Khắc Huề, Nguyễn ThiệnKế, Đặng Quí Thuần, Lương Hòa Quí, TrầnGiải Nguơn, Nguyễn Dư Hoài, Nguyễn Chánh Sắt,Nguyễn Viết Khuông, Thổ Châu thơ sanh, Nam Songthị, Trần Khắc Kỷ, Lê Hoằng Mưu, TôNgọc Đường.... Chính các người nầy,với các bài của họ, tạo nên sự lớnmạnh của Văn Học Quốc Ngữ trong nhữngbước đầu, ít nhứt là trong Nam Kỳ LụcTỉnh. Từ năm thứ hai tờ báo mở ra mụcThi Phổ đăng thơ của các bạn đọc vàvăn hữu cộng tác. Các thơ nầy phần lớntheo thể Đường luật và xướng họathù tạc nên giá trị văn chương không nhiều.

Các bài sưu tầm vănchương trong Nông Cổ Mín Đàm nhìn chung giá trịbảo tồn cũng giống như TLKT trướcđó. Bản dịch Tam Quốc Chí ký tên Canavaggio là bảndịch Tam Quốc Chí ra quốc ngữ đầu tiênở nước ta, trước bản dịch củaPhan Kế Bính hơn một thập niên, đăng hơnnăm năm từ số 1 đến số 210 là cácsố báo mà chúng tôi tham khảo được trướcđây. Một số người ngờ rằng bảndịch nầy là của Lương Khắc Ninh,điều đó không có gì làm bằng chứng. Xét về vănphong của Lương khắc Ninh thì ta thấy khôngphải, ông nầy dùng nhiều biền ngẫu, chữsử dụng cao kỳ mà dư thừa trong khi bảndịch Tam Quốc Chí đúng là hình thái văn xuôi, không cónhững tiểu đối, chữ dùng lại dễhiểu bình dân, tỏ ra là tài lực của một ngườiít chịu ảnh hưởng của Hán học.

Đó là chuyện đầuthế kỷ ở trong Nam, sau đấy một thậpniên ở ngoài Bắc chúng ta có hai tờ báo nổi bật,tạo thế đứng vững mạnh cho Văn HọcQuốc Ngữ là Đông Dương Tạp Chí và Nam PhongTạp Chí.

- Đông Dương Tạp Chí: (1913-1919) số đầutiên ra mắt là ngày 15-5-1913. Do tình hình chánh trị, ĐôngDương Tạp Chí được người Pháp cho rađời với mục đích tuyên truyền cho côngcuộc đô hộ và dè-bỉu những chốngđối. Dần dần về sau các người chủtrương đã khéo léo lèo lái thành một tờ báo vănnghệ và học thuật rất phong phú. Trần TrọngKim viết về Sư Phạm, Nguyễn Văn Tốtrích tuyển Pháp văn, Phạm Duy Tốn viếttruyện ngắn, Phan Kế Bính và Nguyễn ĐỗMục dịch thuật các tác phẩm Hán văn, NguyễnKhắc Hiếu nghị luận về thi ca, NguyễnHữu Tiến , Nguyễn Bá Trạc, Thân Trọng Huềviết những điều thuộc về tưtưởng và học thuật Việt Nam...

-  Phong Tạp Chí: (1917-1934) là tờ báo cóảnh hưởng trong giới trí thức thờinầy, do Phạm Quỳnh chủ trương và viếtgần như tất cả các mục. Lúc nầy quốcngữ đã lớn mạnh lại càng lớn mạnhhơn khi Phạm Quỳnh hô hào phổ biến quốcngữ bằng cách dung hợp với tư tưởng Tâyphương. Do sự làm việc cần cù và nhiệt tâmông đã đem rất nhiều điều mới lạtrong sách vở Tây Âu thời đó diễn dịch raquốc ngữ khiến cho thứ chữ viết nầycó dịp cọ xát với các vấn đề khó khănđể chứng tỏ khả năng diễnđạt của mình. Cho đến ngày nay nhữngđiều viết trong Nam Phong Tạp Chí phần lớnvẫn còn giá trị, tờ báo đáng được trântrọng như nó đã được trân trọng là disản văn hóa của dân tộc trong bao lâu nay.

Về hai tờ Đông Dương Tạp Chí và Nam PhongTạp Chí, Giáo Sư Dương Quảng Hàm kếtluận rất cô đọng và chân xác:

Ông Vĩnh có công diễn dịch những tiểuthuyết và kịch bản của Âu Tây và phát biểunhững cái hay trong tiếng Nam ra; ông Quỳnh thì có công dịchthuật các học thuyết tư tưởng của TháiTây và luyện cho tiếng Nam có thể diễn đạtđược các ý tưởng mới. Đối vớinền văn hóa cũ của nước ta thì ông Vĩnhhay khảo cứu những phong tục tín ngưỡngcủa dân chúng, mà ông Quỳnh thường nghiên cứuđến chế độ văn chương củatiền nhân.

Văn ông Vĩnh có tính cách giản dị củamột nhà văn bình dân, văn ông Quỳnh có tính cách trangnghiêm của một học giả. Tuy văn nghiệpcủa mỗi người có tính cách riêng, nhưng hai ôngđều có công với việc thành lập quốc vănvậy (28).

Thập niên 30 trong Nam cómột tờ tạp chí rất quan trọng là PhụNữ Tân Văn, với tờ nầy các vấn đềcải cách xã hội được đặt ra, cũng nhưvấn đề Thơ Mới được cổđộng mạnh mẽ lần đầu tiên.

  • Giai đoạn cận đại và hiện đại: 1932 - 2000

Giai đoạn nầy khôngthể nói bằng một hai trang giấy vì đây là giaiđoạn sung mãn nhứt của VHQN, chỉ xin tómlược vài điểm chánh:

Những năm tiềnchiến: 1932-1945: Thi ca nổi bật với những cáchmạng về lề luật thi ca cũng như tiếtđiệu. Đặc điểm của thời nầytổng quan là lãng mạng, với những chuyện yêuthương và đau khổ. Các thi sĩ phần nhiềunỗi danh vì biết nhìn thật sâu vào tâm hồn mìnhdể diễn tả những tình trạng tế vi ai cũngcảm nhận nhưng không thể tự mình diễntả.

Những năm kháng chiến(1945-1954) Sàigòn trở lại là cái nôi của văn họcvới tràn ngập truyện ngắn và thi ca cổđộng cho việc lên đường chống thựcdân và đề cao công cuộc kháng chiến. Những nhàvăn nầy sống ở thành phố, phần nhiềukhông trực tiếp nhận chỉ thị từ phía lãnhđạo công cuộc kháng chiến thời đó. Họviết bằng trí tưởng tượng, bằng cái tâmbất bình của con người. Cùng thời gian nầy,ở vùng kháng chiến những nhà văn chịu ảnhhưởng của Cộng Sản viết theo chỉthị dù rằng họ có lợi thế đượcnhiều người đọc hơn và có nhiều thựctế để quan sát.

Những năm đấtnước lưỡng phân (1954-1975) Đấtnước bị chia hai kéo theo sự phân cách về suynghĩ của hai Miền Nam Bắc. Sàigòn tự do trong suynghĩ nên người viết muốn viết gì thì cứviết miễn là có một chút kỹ thuật và vănchương. Kết quả là có nhiều tác phẩm nhảmnhí xuất hiện. Những tác phẩm có giá trị vănchương lại đem đến ảnh hưởngtiêu cực trong việc đối đầu với sựxâm lăng của quân đội Miền Bắc khi phân tích nhữngtai hại bi đát của chiến tranh, sự phi lýcủa cuộc đời, cổ võ cho cuộc sốngbuông trôi. Hà Nội trái lại định hướngtất cả mọi sinh lực của nhà văn trongviệc sáng tác yểm trợ cuộc chiến củahọ nên sản xuất ra những quyển sáchtưởng tượng về sự chiến đấuthần thánh của nhân dân trong việc chống Miền Nam,chống Mỹ, và bôi lọ đến tuyệt cùng chánhquyền và nhân dân Miền Nam.

Những năm trong và ngoàinước (1975-?) Đây là sự kéo dài của giaiđoạn lưỡng phân với những thay đổinho nhỏ ở cả hai phía. Bên ngoài tình yêu quê hươngđược tô đậm, bên trong những đề tàixây dựng được trát hồng. Sự thayđổi nầy tuy vậy vẫn không xóa đượctính chất thù hằn trong văn chương ở hai vùngtrong và ngoài nước...

o O o

Cũng nên nhắc lạirằng trong hai giai đoạn đầu của Văn HọcQuốc Ngữ thì các hệ thống khác của vănhọc Việt Nam như truyền khẩu, Hán, Nôm vẫnhiện diện, mặc dầu mờ nhạt khóisương hơn thời kỳ chưa có chữ quốcngữ. Ở những giai đoạn sau, các loại hìnhvăn học Hán, Nôm chết khô dần như những dòngsuối cạn nguồn mùa nắng, chẳng còn âmhưởng gì ngoài sự mua vui nho nhỏ của vài bangười trong các văn đàn khép kín, hoài vọng vềmột dĩ vãng không thể nào có lại được.Văn chương truyền khẩu cũng vậy ởcác giai đoạn sau của Văn Học Quốc Ngữkhông còn được coi trọng nữa vì hình thứcvăn tự đã được coi là ổn định,chuyện in ấn đã dễ dàng, chỉ còn lạinhư những hình thức biếm nhẽ, chống đối,khinh mạn.. người ta kể nhau nghe để làm tròcười trong vài ba người bạn, không ảnhhưởng đến ai... Hát hò cũng mất dần theohình thái sinh hoạt mới của thời đại vànhững ảnh hưởng bất lợi của cuộcchiến vô lý triền miên, chỉ còn lại trong ký ứcvà tâm tưởng của những người lớntuổi may mắn nghe được vài câu trong thờikỳ tàn tạ của loại hình văn họcđặc biệt nầy.

Văn Học Quốc Ngữđã trưởng thành quá mau, trong vòng một thếkỷ mà từ không thành có. Từ có thành một bảnsắc riêng của cả dân tộc. Tiếc rằng ởnửa thế kỷ sau, về mặt viết lách, quánhiều chất xám của dân tộc tiêu phí vô ích chonhững mục tiêu chánh trị vốn không có bao nhiêu giátrị đối với đường dài củalịch sử, đó là chưa kể những bài viếtđáng lẽ có đã không có được vì ngườiviết không thể cầm bút hay bị bức tử.Đáng lẽ sinh ra và lớn lên trong lúc chiến tranh baotrùm đất nước nhà văn phải cho rađời được những tác phẩm dính dángđến chiến tranh mà đi vào lòng người nhưcủa Đỗ Phủ, Cao Bá Quát, Victor Hugo, Gogol, A. Tolstoy.... đằng nầy ta chỉ có quá nhiều nhữngtiếng cãi cọ chửi bới chắc chắn không vuilòng những thế hệ con cháu mai sau...

Nguyễn Văn Sâm (Port Arthur, TX, April 1998)

 

Ghi chú

(1) Một nghị địnhnăm 1896 công nhận chữ quốc ngữ mới và dùngtrong một số trường hợp trong thơ từcông chứng, năm 1903 bắt buộc có bài thi Pháp văntrong tất cả các kỳ thi của Triều đìnhHuế.

(2) Xem Hồ Ngọc Cẩn - Văn chương An Nam, Hồng Kong, Imp. de la Missions-Étrangères, 1933, trang 167-172

(3) Chẳng hạn mộttrăm năm trước ông Trương Minh Ký có mộtđề nghị nhỏ, có vẽ hợp lý và tiếtkiệm được thì giờ trong việc viết in làkhông đánh dấu sắc trên các chữ đã đọcđúng âm mà không cần dấu, nghĩa là chữ củacác vần at, ăt, ât, et, êt, ot, ôt, ơt, uc, ưc, ut,ưt.... chẳng hạn như hát, thác, cốt.. thì chỉcần viết hat, thac, côt ...là đủ. Trương MinhKý đã thực hành trong các bài viết của mình, nhưngcho đến nay vấn đề cũng đâu vào đó,không nhúc nhích gì.

(4) Giai đoạn nầy cáctuồng hát bội Nôm xuất hiện thật nhiều,nhiều đến nỗi ta có thể gọi văn Nôm giaiđoạn nầy là giai đoạn của tuồng.

(5) Lời nói với bổnđạo, trong Thông Loại Khóa Trình,

(6) Đọc tác phẩmcủa Phan Chu Trinh ta thấy nhiều bài thơ của ôngở cả hai dạng quốc ngữ và nôm . Tuy nhiênphần quốc ngữ thì ít hơn phần nôm nhiều.

(7) Phạm Thế Ngũ,VNVHS, GUTB, quyển 3, trang 78.

(8) Nhứtnhựt.... Ước ao ngày một khỏi ưuphiền, Trọn bữa thanh nhàn giã thể tiên. Trầnlụy vẫn rằng miền thế tục. Phong quangđưọc gọi cảnh thiên nhiên; Non cao chí cả ailà thú. Cõi tỉnh lòng trung bậc tợ hiền; Cái khúc nghêthường nghe khéo rộn, Lời ông Phương Sócđáng nên khen.

Thường Bả...Thường gìn mối đạodốc tay dương, Bả-chả đâu hề trễtánh gương. Nhứt chí từng thơm danh bắcquyết, Tâm tình trải rạng tiếng ĐôngDương. Chuyên vòng nghĩa lý noi long mực, Hành sựvăn từ dãi dấu hương. Chánh ý bày hay, mongđổi tục, Đạo hằng giữ trọn ít aithương.

(9) Về trường hợpTôn Thọ Tường, ta có nhiều lý do để tinrằng ông viết bằng quốc ngữ. Tài liệu cònlại ca tụng rằng ông học chữ quốc ngữrất mau sau khi đã nổi danh hay chữ trong hệthống Hán, Nôm. Bài truyền thị của ông khi làmĐốc Phủ Sứ ở quận Vũng Liêm, còn inlại trong tập san Thông Loại Khóa Trình, tháng 6 1889, trang12-13 chắc chắn nguyên bản phải là quốc ngữvì những lý do chánh trị. Trích:

Ra lời truyền tỏvới nhân dân, Làm người phải biết giảchơn. Chớ khá nghe lời huyển hoặc. Xưa sáutỉnh súng đồng giáo sắt. Binh lương tiềntúc chứa chan. Ô le tàu hải rỡ ràng. Thành tỉnh pháođài nghiêm nhặt....

(10) Bút tích bài thơ nầy dobà Sương Nguyệt Anh viết tặng thi sĩ Tô NgọcĐường khi bà lên chơi núi Bà Đen ở Tây Ninh vàođầu thế kỷ 20. Tài liệu nầy lầnđầu tiên đăng trong Văn Hoá Nguyệt Santrước 1975, sau được trích lại trong HuìnhMinh, Tây Ninh xưa và Nay.

(11) Nên nhớ rằng đó lànăm đăng trên Thông Loại Khóa Trình, năm sáng tácchắc còn trước đó nhiều.

(11B) Để ý là ngưòixưa phát âm hơi khác chúng ta ngày nay. Cho tới cuốithế kỷ 19 họ nói khoăn khoái (thay vì khoan khoái),thốn thức (thay vì thổn thức)…

(12) Bản in lần thứhai, Sàigòn, Imp. Commerciale Rey, Curiol et Cie, 1896. Dịch giảđề tên sách nguyên tác là Riche et Pauvre, nhưng không ghi têntác giả. Sẵn đây cũng xin đính chánh rằng GiáoSư Phạm Thế Ngũ trong tác phẩm thượngdẫn trang 76 đã ghi lộn là của TrươngVĩnh Ký. Thư Viện Quốc Gia Pháp, ký hiệu 8o. Ya.33, có cả chữ ký của Trương Minh Ký.

(13) Thư Viện Quốc GiaPháp, ký hiệu B. 126, có cả chữ ký của tác giả,ký tặng ông Abel Des Michels. In năm Canh Dần (Canh DầnTân San) phát hành do nhà Quảng Thạnh Nam (Quảng ThạnhNam phát tập) tàng bản do nhà Thiên Bửu Lâu ở vùngPhật Trấn, Quảng Đông.

(14) Điều nầy thì xinthú thiệt là ghi lại theo trí nhớ trong một lầnnói chuyện với một nhà nghiên cứu lão thành chuyênviết về văn chương Miền Nam. Tớigiờ chúng tôi cũng chưa tìm được bảnquốc ngữ. TVQG Pháp trong Catalogue du Fonds Vietnamien không ghigì về tác phẩm nầy. Khi viết xong bài nầy thìđược mách là thư Viện trường ViễnĐông Bác Cổ, Paris có, ký hiệu 8o 589, quyển nầyin ở Sàigòn năm 1889, nhưng chưa liên hệđược để xem mặt mũi quyển sách songtịch nầy ra làm sao!

(15) Ông A. Des Michels trongquyển Contes Plaisants Annamites, Paris, Ernest Leroux, 1888, đãdịch và cho in hai mươi truyện đầu trongquyển Chuyện Đời Xưa của TrươngVĩnh Ký ra chữ Nôm. Trong quyển sách tam ngữ Pháp-Việt- Nôm nầy phần chữ Nôm không thôi cũng là 65trang, là một tài liệu quý cho người bướcđầu học chữ Nôm. Mặt khác cũng cho tathấy phần nào ‘bản lai diện mục’ chữ nôm cuốithế kỷ 19.

(16) Thường các bài vănngắn khuyết danh khi được Petrus Ký phiên âm ôngđề là dịch ra chữ quốc ngữ và chúgiải. Các tài liệu nầy ở Việt Nam khó tìm nên ítngười thấy, GS Phạm Thế Ngũ công nhậnrằng mình chỉ biết được Chuyện ĐờiXưa, hai bài Trương Lưu Hầu phú và NgưTiều Trường Điệu, một vài đoạntrong Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi.. chonên rất nhiều trường hợp công trình phiên âm vàchú giải của Trương Vĩnh Ký đượcnhiều người coi lầm như là công trình sáng táccủa ông. Ngay trong phần giới thiệu Gia ĐịnhPhong Cảnh Vịnh Trương Vĩnh Ký viết: ‘Cókẻ nói bài vịnh nầy là do ông Ngô Nhân Tịnh ngụở xứ Trà Luộc làm ra mà chơi. Nhưng vậychẳng biết có thật hay không..’ vậy mà hầuhết các sách đều xếp vào loại do ông sáng tác.Về việc chú giải, nếu ngày nay ta phục côngviệc mằn mò tốn nhiều công sức nhưng giúpích thật nhiều cho người không có cựu học vàthời giờ thì ngay lúc đương thờiTrương Vĩnh Ký cũng không được sựhổ trợ của bao nhiêu người. Ông than thở:‘Bấy lâu nay ta hay in thơ phú ra mà có chú giải kĩ càngcó ý cho kẻ coi sách sẵn có trước mắt nhữngtruyện tích trong kinh điển mà ra cho thông hiểukhỏi tìm hỏi kiếm sách vở cho lâu lắc mấtcông. Mà nghe lại coi có nhiều người không vụtất những lời chú giải làm chi, nên ta in ra thêmtrước đầu sách một bài rút cươngtruyện lại cho biết đầu đuôi cớ tíchtruyện mà thôi.’

(17) Quyển tựđiển đồ sộ nầy nhiều ngườikhen. Ông Nguyễn Văn Y làm một luận văn Caohọc Văn chương Việt Nam (MA, Saigon 1966) vềquyển nầy trong khi ông Phạm Thế Ngũ coi nhưmột công trình không vần thiết. (VNVHGUTB, q3, trang 82).

(18) Hai tuồng nầy chúng tôichưa sưu tầm đuợc bản Nôm mà lạigặp cũng hai tuồng nôm cùng đề tài nhưngthoại khác. Ông bà ta xưa viết nhiều, chỉtội là chúng ta không bảo tồn được bao nhiêu.

(18B) Bài nầy viết năm1998, cách nay, 2009, hơn10 năm, bây giờ ngườiviết đã có trong tay bản Nôm Nữ Tắc nầyrồi, nhưng còn biết bao nhiêu bản phiên âm quốcngữ do Petrus làm mà nay chúng ta vẫn chưa tìmđược bản Nôm.

(19) Tôi xếp truyệncủa Nguyễn Trọng Quản vào loại truyệnngắn mà không xếp vào loại truyện dài vì truyệnnầy quá ngắn và chủ đề quay về mộttrọng điểm và không mô tả ngoài đề tài chungnhư các truyện dài thường có.

(20) Trương Vĩnh Ký chođăng lại trong Thông Loại Khóa Trình số 11 tháng Banăm 1889, có ghi: Nguyên của ông Thông Phán Tần ởQuảng Nam chép cho.

(21) Thông Loại Khóa Trình, tháng4 1889, Trương Vĩnh Ký ghi lại cả năm sáng tác1888 của tác giả Lê Đắc Nghi tự Lê NgọcChất.

(22) Maison J. Viết, Sàigòn, 1915.

(23) Ghi lại theo mẩuquảng cáo của nhà J. Viết. Ngay cả Thư ViệnQuốc Gia Pháp ở Paris cũng không có cả nhữngquyển nầy.

(24) Thơ Sáu Nhỏ, par Lê MinhĐiều, Sàigòn , 1914, trang 11-12. Ya. Pièce 417

(25) Huình Văn Liêng chuyểnsang quốc ngữ (?), Sàigòn, J. Viết 1916.

(26) Trích Bảo (như là lời nói đầu ngày nay) ThôngLoại Khóa Trình, số ra mắt , không đề tháng,năm 1888, trang 3.

(27) Chúng tôi không biết vềtiểu sử của ông nầy nhưng câu ‘tình thê nhi thêmlại rịch ràng...’ khiến ngờ rằng Canavaggio cóvợ Việt Nam. Nhứt là ông ở Việt Nam quá lâu vàđã dịch được truyện Tam Quốc sangquốc ngữ.

(28) Việt Nam Văn HọcSử Yếu, trang 419