Nỗi nhớ qua năm tác giả: Xuân Vũ, Hồ Trường An, Kiệt Tấn, Nguyễn Tấn Hưng, Phùng Nhân

Sau hơn một phầntư thế kỷ bó mình sống ở ngoài nước,người Việt chúng ta thường vẫn sốngvới những quá khứ đã ngày càng rời xa, vớinhững mảnh đất con người ngày càng thayđổi hoặc biến dạng, với những thânquyến bạn bè mới nhi-bất-hoặc đãcổ-lai-hy. Cũng trong thời gian đó, nhiều nhà vănđã có công ghi lại những nỗi nhớ, những quávãng và kỷ niệm, thơ mộng hoặc hiệnthực. Trong bài này chúng tôi ghi lại một số nhậnxét tổng quát về một số nhà văn có liên hệmật thiết với vùng tỉnh Mỹ Tho - Bến Tre.Trong chương tổng quan đầu tập VănHọc Việt Nam Thế Kỷ XX: Một Số HiệnTượng Và Thể Loại,chúng tôi đã có dịp nhận xét rằng sau 1975, ởhải ngoại đã có hiện tượng đặcbiệt ‘văn chương miệt vườn’, vì đâylà lần đầu trong lịch sử ngườimiền Nam lục tỉnh phải bỏ nước rađi: một văn nghệ "miệt vườn"nở rộ. Có thể nói với biến cố 30-4-1975,trong hoài niệm người miền Nam đã làm sốnglại một "mảng" văn học trướcđó âm thầm và bị lơ là. Miền Nam cộng hòa làcủa chung, nhưng người miền Nam lầnđầu phải bỏ quê hương đông đảođã thành công ghi lại quá vãng văn hóa, tình tự conngười và những thú điền viên không còn nữahay không còn hy vọng tìm lại! Võ Kỳ Điền,Kiệt Tấn, Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Văn Ba,Sĩ Liêm, Nguyễn Thị Phong Dinh (Nguyễn Vĩnh Long),Nguyễn Thị Long An, Huỳnh Hữu Cửu, v.v. Nếuở giai đoạn ngay sau 1954, văn học miền Namghi nhận sự đóng góp mạnh mẽ củangười miền Bắc và Nghệ Tỉnh Bình khihọ phải rời quê cha đất tổ, phảivượt tuyến lội sông hoặc băng rừng quaLào, thì sau 1975, là thời của người miền Nam"lục tỉnh" (1). Nhưng vào những nămcuối thế kỷ XX, "mặt trận" vănchương "miệt vườn" lặng lờhơn, người viết ít lại và ít tác phẩmhơn. Tính chất khai phóng của văn học miềnNam dần mất phần nào khía cạnh bộc phát hồnnhiên văn chương và tình ý được lăng-kínhtâm và trí thức gạn lọc hơn. Khói Sóng Trên Sông(2000) của Nguyễn Văn Sâm (2) là một thí dụđáng kể!

 

XUÂN VŨ

 

Toàn bộ tác phẩm củaông từ trước 1975 đến nay, là cuộcđời từ kháng chiến đến chốngCộng, từ những ngày Thanh niên tiền phong Việtminh thời 1945, tập kết ra Bắc 1955, trở lạimiền Nam 1971 và hồi chánh. Nỗi nhớ ở đâylùi xa nhất, thời miền Nam hãy còn là đấtthuộc địa Pháp, thuở thanh xuân của tác giả.

Phần chính tác phẩmcủa Xuân Vũ viết về kinh nghiệm kháng chiếnvà cộng sản Hà-Nội. Bộ Đường ĐiKhông Đến khởi từ 1973 đến 1996 gồmnăm tập, hồi ký vượt đường mònHồ Chí Minh. Kế tiếp là bộ 2000 Ngày ĐêmTrấn Thủ Củ Chi viết chung với Dương Đình Lôi, gồm 2250 trang. Bộ Văn NghệSĩ Miền Bắc Như Tôi Biết, đã in 3tập cho đến 1998 là những chân dung lồng tìnhcảm, ứng xử của con người Nam-bộ XuânVũ. Cùng chủ đề còn có các tập bút ký, tiểuthuyết: Cách Mạng Tháng 8 Cha Đẻ Còng Số 8,Sông Nước Hậu Giang, Bùn Đỏ, Kẻ SốngSót, Đỏ Và Vàng,... và các tập truyện ngắn ThiênĐàng Treo, Thiên Đàng Treo Đứt Dây, Ông Lão ThổiBong Bóng, Con Người Vốn Quí Nhất, Tự-VịThế Kỷ,... Qua đó, ông đã liên tục vẽlại chân dung và hành trình của những con ngườiNam-bộ chân thành yêu nước bị lợi dụngtập kết, bị lừa và lợi dụng suốt haicuộc chiến tranh 1945-54 rồi 1957-1975. Ngườiđọc nhận chân những giả trá củaViệt-cộng, những mưu mô, mánh khóe, những"đòn" chính trị, những tầm thườngcủa những khuôn mặt "lớn"! Xuân Vũtự thuật cuộc đời ông, cũng là củanhiều người, cho thấy hận thù của ôngđối với tập đoàn lãnh tụ và chếđộ cộng sản Hà-Nội. Những phảnứng, kình chống của những người bịlợi dụng này ở ngay giữa lòng Hà-Nội cũng lànhững phản ứng, kình địch với mộtthứ tâm địa và con người đấtBắc,.. "Kỳ Cục là cảm giác đầu tiêncủa tôi đối với cộng sản" (3). Lỡtập kết ra Bắc, ông "trốn" chếđộ, vào Nam để phải chứng kiếnnhững tàn khốc của con đường mòn mang tênlãnh tụ miền Bắc, bộ Đường ĐiKhông Đến đã làm chứng cho những đàyđọa có-một-không-hai này! Rồi chuyện trongbưng, chuyện chính trị, xã hội và cả tình áinhững nhân vật của cục R.

Loại thứ hai gồmhồi ký và truyện viết về miệt vườn,chuyện đồng quê và xã hội thời thanh bìnhcũng như thời chiến và hậu chiến: TấmLụa Đào, Cô Ba Trà, Quê Hương Yêu Dấu, Trăng KiaChưa Xế, Vàng Mơ Bông Lúa, Những Độ Gà Nòi,Xóm Cái Bần, Buồng Cau Trổ Ngược, v.v. Trongkhi các tập Ngọc Vùi, Hột Xoàn Là Của Trời Cho,...là chuyện cộng đồng người Việt ởhải ngoại. Ngoài ra mới 1999 đây, ông đã xuấtbản truyện do chính ông bằng tiếng Anh, The Survivor(Kẻ Sống Sót) như một tiếp tục sứmạng với độc giả tiếng Anh!

Xuân Vũ có trí nhớ, có tàicộng với cái duyên con người Nam-bộ kểchuyện đa dạng, ngôn ngữ hồn nhiên, khi tròntrịa, khi dài dòng, khi lý luận cho ra lẽ,...  Mỹ Tho với ông là nơi ông"từng ăn những ổ bánh mì ba-tê gan tuyệttrần, đến nay tôi vẫn chưa tìm thấy ởđâu ngoài Mỹ Tho thành phố nguy nga của tuổihọc trò tôi, nơi tôi nghe Trần Văn Trạch hátnhững bản nhạc tình đầu tiên, nơi tôibiết "hôm nay lạnh mặt trời đi ngủsớm" của Xuân Diệu..." (4).

Viết đối với XuânVũ "là một việc khó khăn, cao quý, gian khổ vàđau khổ, - lắm khi còn đầy đe dọa.Nhưng nếu chết đi mà còn được tái sinhtheo thuyết luân hồi của nhà Phật, thì tôi xinđược tiếp tục cầm bút đểviết nốt những gì còn bỏ dở ở kiếpnày. Ôi, cây bút gầy gò nhỏ bé! Nhưng nếu không có nóthì loài người chỉ là một lũ ngườicâm" (5).

 

HỒ TRƯỜNGAN

 

Mỹ Tho là quê ngoại và lànơi ông trải qua thời niên thiếu với ngôitrường Nguyễn Đình Chiểu. Qua gần 40 tácphẩm đã xuất bản, chuyện miệtvườn với Hồ Trường An đã là mộttrường thiên tiểu thuyết, trong đó các nhânvật tiếp nối nhau, các chuyện tình, ghentương và những khung cảnh gia đình miệt quêcũng như tỉnh lỵ. Ông chứng tỏ sống vàbiết nhiều, đời lính và làm văn nghệcủa ông trước 1975 đã giúp ông không ít trong việcsáng tác chủ yếu từ khi sống tị nạn ởPháp.

Đọc HồTrường An dễ thấy cái hoa hòe trãi rộng củaông có khi làm người đọc bối rối, lạclỏng, không phải như trong câu chuyện dài tìnhtiết của Xuân Vũ, hay dài cố ý của phim bộ,mà là ở chi tiết, hình dung từ, cái trang điểmthêm khi đã đủ tươm tất! Cách đặttên nhân vật lại là một đặc điểm kháccủa ông: tên đặt cho nhân vật quá đẹp khônghợp với hoàn cảnh địa lý thôn quêthường dùng tên cục mịch hơn, "dân gian"hơn. Chỉ lấy thí dụ cuốn Phấn Bướm, nhân vật nào là DiễmLăng, Lệ Phỉ, Phương Tần, Mỹ Cần,mà ngay thú vật, bồ câu được gọi làXuyết Cẩm, Ánh Tuyết, Như Băng, Hoàng Hạc,ngựa thì Đạm Lớn, Đạm Nhỏ, Bích,Huyền Ô,... Tên món ăn dù không cao lương mỹvị vẫn được tác giả âu yếmbác-học đặt tên!

Từ những tác phẩmđầu tay Lớp Sóng Phế Hưng (1985), PhấnBướm, Hợp Lưu (1986), Đêm Chong Đèn,Ngát Hương Mật Ong,... đến nhữngtiểu thuyết sau này như Trang Trại Thần Tiên, VùngThôn Trang DiễmẢo, Chân Trời Mộng Đẹp, Tình Sen Ý Huệ (1999)và những tập truyện ngắn Tạp Chủng,Chuyện Miệt Vườn, Chuyện Quê Nam, Chuyện MaĐất Tân Bồi,..., Hồ Trường Anđưa người đọc trở về và sốnglại với miền đất Tiền và Hậugiang như Mỹ Tho, Trung Lương, Vĩnh Long, RạchGiá,...,  với đủhạng người, dân quê, nửa quê nửa thành thị,người Minh Hương, dân ruộng rẫy, thươnghồ, đào kép cải lương, trẻ già,... chungđụng trong một không khí mát lành của chốn quê màcũng đầy hâm hấp dục tình, tự nhiên nhưthời tiết, như con nước phù sa,... Ngườiđọc cũng được nhìn thấy nhữngcảnh đẹp miền quê, những căn nhà lợpbằng lá dừa nước, những mảnh đờisống của các thập niên 1950, 60, 70. Trong tác phẩmcủa Hồ Trường An có những biến cốnhưng thường là đời sống bình nhật,...với những tiếng nói lanh lảnh, ngọt ngào,những tiếng chửi có vần du dương,... Trongkhung cảnh đất lục-tỉnh hoặc giữaParis xứ người - như truyện Tên, Thứ,Hỗn Danh thú vị!

Trích đoạn tiếng thankhóc của một cặp thương hồ: "- Hồiđó tui biểu anh đi tập hát cải lương, anhkhông nghe; anh nghe lời ông bầu gánh Rương Đenđi theo nghề hát bội. Giờ đây hát bộihết thời, không ai thèm coi. Gánh Rương Đen rãtại chợ Lách, may mà tui còn chút đỉnh tiền muachiếc ghe để về đây vớt phân thiên hạ.Vớt ba cái thúi tha hoài, rồi chẳng biết ngày nàovề quê quán đây! Năm cùng tháng tận rồi mà mìnhchưa mua được chai rượu, con vịtđể dành ăn Tết.

Tiếng người đànông lè nhè:

- Tao biểu mày nín. Số taolà số bần cùng, dẫu có đi theo cảilương, thì cái giọng thùng thiếc bể chắc gìtao được làm kép chánh đâu. Nghề hát bội lànghề ông cha tao nuôi các cô, các chú, anh chị em tao đã haiđời rồi, lẽ nào tao phụ nó..." (BèoBọt, Tạp Chủng, tr. 18).

Tính dục có khithường trực, như bản năng, có khi như làtác động của tiềm thức, của quá khứ.Nói chung là cái tự nhiên, bộc phát, như hơi thở,như ăn uống. Nhưng nhìn kỹ, toàn bộ tácphẩm của Hồ Trường An có thể nói có cáithế giới của giống thứ hai (deuxième sexe), cónữ tính, màu hồng, ở những không khí, tâm lý dịudàng hoặc sôi xục ở bên trong, ở cái hồn nhiên,thật thà dễ tin người, ở những đam mêđắm đuối không thể thắng, ngừng,ở những món ăn, cách ăn cách mặc, ở yphục, ở những dáng điệu, bộtướng, bộ đi, ở cái không khí đào hát,cải lương, đời như kịch tính, ởcách đặt tên nhân vật nhất, v.v. Tóm, của màu mè,của mùi và lẳng! Khi tả những tiếng hát, cóthể "quỉ khốc thần sầu", có thểvô danh, Hồ Trường An tỏ ra không khác gì một bácsĩ chuyên viên chăm sóc dây gân hay thanh đới, thanh âmcủa người ca sĩ! Nếu truyện và thơ TrânSa toát một "nam-tính" thì toàn thể tác phẩmcủa Hồ Trường An mang một"nữ-tính" rõ rệt, bao trùm!

Hồ Trường An trongmột vài tiểu thuyết đã sai thời gian tính,như khi để một bà già đầu thập niên 1950lý luận ăn nói như sau 1970. Cả về y phục,kiểu cách,... vì chi tiết, mỹ hóa, kỹ xảo quá cóthể khiến người đọc đâm nghi ngờđọc tiểu thuyết hơn là chuyện phong tụcmiệt vườn!

Nhưng cũng nhờ trínhớ tốt, trong cả chi tiết, do đó không lạkhi ông là người thành công nhất ở hải ngoạiviết về cuộc đời sự nghiệp các danhca, đào cải lương, tài tử phim ảnh, hoặcgiới văn nghệ sĩ, báo chí, v.v. với Cõi KýỨc Trăng Xanh, Chân Trời Lam Ngọc, Giai ThoạiHồng, Theo Chân Những Tiếng Hát ,...! Và rõ rệt làông chịu ảnh hưởng truyện bình dân Tàu như Phấn-TrangLầu,... và truyện "nghĩa hiệp", "áitình tiểu thuyết" như của Hồ BiểuChánh, Nguyễn Chánh Sắt, Lê Hoằng Mưu, Phú Đức,...Cả một truyền thừa nhiều biền ngẫu, nhạc tính!

 

KIỆT TẤN

 

Kiệt Tấn sống hiệnsinh hết mình, sống thật, trong đời sốngcũng như tình yêu. Nhân vật Kiệt nổi loạn,sống và đòi sống, bất kể hậu quả. Ônghết mình vì không giấu diếm với ngườiđọc. Một tâm hồn thẳng tuột, không sợmất lòng, không cả rào đón lo "an ninh" cho "cánhân"!

Trong tiểu thuyết LớpLớp Phù Sa, ông viết về phong tục và đờisống xưa khó khăn, tình con người hảohớn và băng đảng hội kín. Tình cảmđặc biệt tràn đầy, cảm động trong NụCười Tre Trúc về người mẹ, về"nụ cười tre trúc rì rào". Trong nỗinhớ, giữa những người thân và bạn bè còn cónhững bà-già-quê-hương bán hàng rong mà tác giả đãgặp. Năm Nay Hoa Đào Lại Nở (NCTT) chính là nỗi nhungnhớ quê nhà qua một bà bán đậu phọng, nỗinhớ mỗi năm hoa đào lại nở ở xứngười!

Ông hay trích thơ nhạc, câuhát cải lương, cả ngay trong câu văn, may mà tácgiả thường cẩn thận cho in chữ nghiêng:"... Vài con vịt xanh đỏ xinh đẹp nhởnnhơ trên mặt sông. Vịt nằm bờ mía rỉa lông,cám cảnh thương chồng đi họcđường xa. Vịt đưa mỏ rỉa lôngchăm sóc sự phình nổi của mình. (,...). Thôi thì emchẳng yêu tôi, leo lên cành bưởi nhớ ngườirưng rưng. Bứt rời em, tôi còn biết sốngvới ai?" (EƠBĐT, tr. 99).

Vấn đề xác thịttrở nên yếu tố không thể thiếu củađời sống nổi loạn đó. Tình dục ở Kiệt Tấn không là vấnđề để bàn, mà phải sống, phảihiện sinh, với điên cuồng nhiệt tình, vớitối đa cảm xúc. Trong nhiều tiểu thuyết vàtruyện ngắn khác nhau, người đọcđược gặp lại hơn một lầnnhững cô Út thời học trò nhỏ, cô Tuyết bán quán ởBắc Mỹ Thuận, Hoa bến đò Rạch Miễu,những cô gái mắt xanh tóc vàng Michèle, Danielle ở XómHọc (Quartier Latin) Paris, Diane, Danyèle, Louise củađất Quebec, Canada mà nhân vật ông dịch là Ca BáĐại. Chưa kể những chuyện ăn chơinhậu nhẹt bên những cánh hồng nơi chỗ tốităm (Sáng Dậy Nghe Em Khóc, Những Đoá Hạnh PhúcKhông Ngờ trong ThươngNàng Bấy Nhiêu). Nhưng bên cạnh vẫn có nhânvật Ánh xuất hiện ở những lúc cầnthiết để "chà răng", đưa tácgiả trở lại thực tế cuộc đời.Tính chất tự-truyệnkhiến tác phẩm ông thành công, dù có khi sốngsượng, như chung người yêu, Hoa, Liên, Diane,...Không theo khuôn luân lý của đa s, chính KiệtTấn đề cập đến nhưng lại chođó là một cách nhìn của xã hội cần phép tắcvà lễ nghi để trị an nhưng theo ông "đôilúc càng trị loạn, loạn càng dữ" (Thư ChoLộc, Nghe Mưa, tr. 242). Nhân-vật xưng Tôi từng thú "gian lận trong tìnhyêu" vì với đàn bà, ông tự thú "có trái tim tật nguyền ... chỉ biết si tình và đam mê thôichớ không biết yêu" (Nghe Mưa, tr. 245).  

Kiệt Tấn và nhân-vật của ông đùatình với phái nữ, tinh nghịch với đời,với ông anh (Lệ Dung Sang Tề, Thư Cho Lộc,...) vàbạn bè (ông viết bút ký thăm Montreal và Toronto cũngđặc biệt lạ lẫm). Nhưng nghĩ cho cùng,Kiệt Tấn hay nhân vật trong tác phẩm của ông,đều có ý dùng kinh nghiệm sống đểvượt lên trên, làm người. Cái hết mình, "dzô,dzô", "100%" trong truyện Kiệt Tấn, chính làNam-tính rất địa phương đó. "Ông hôn chùnchụt..." diễn tả đặc biệt chi liđộng tác, tình cảm sâu, nặng như mùi cảilương. Trong các truyện nhiều chi tiết trởlại như  những thamchiếu, tiếp nối. Như ba truyện ngắnBến Đò Trao Thơ, Người Em Xóm Học và Em Điên Xõa Tócđã mở đầu cho truyện Vườn ChanhMiệt Biển (NCTT).

Mộtđặc điểm nữa ở Kiệt Tấn tự-kỷcái rốn, không chấp nhận nhận xét của kẻkhác! Và mặt khác không biếtnhững nổi loạn, sống hết mình của ông có ảnh hưởng gì đến conngười tác giả không, vì truyện Em Điên Xõa Tóc(sau in trong Nụ Cười Tre Trúc, 1987) chứngtỏ người viết truyện đã từng sốngtrong bệnh cảnh đó!

Nói chung, tính chất tựtruyện, hiện thực trong tác phẩm của KiệtTấn đã làm mạnh thêm tính lãng t và có phầnthi vị. Tựu trung chuyệnăn chơi, đam mê, lầm lỡ,... của nhân vậtxưng tôi hay Kiệt đã là những tác phẩm khá thơmộng và thành công để lại nơi ngườiđọc sự quí mến, dĩ nhiên là vớingười đọc không đạo đức giả!Sống thật vì theo ông, hạnh phúc chỉ là mộtcảm giác (Nghe Mưa, tr. 243). Cũng nên ghi lạiđây quan niệm về truyện ngắn khác ngườicủa ông: "Tôi có quan niệm về truyện ngắnhay hoặc dở như sau: Tôi tưởng tượngđộc giả là người nữ. Khi sáng táctruyện ngắn, tác giả rủ độc giả làmtình. Nếu cả hai đều đã đời,truyện ngắn thành công. Nếu chỉ có một bênđã đời, truyện ngắn thất bại. Nếukhông có bên nào đã đời, truyện ngắn thảmbại..." (Nghe Mưa, tr. 243).

Ngoài ra, cái sôi nổi, hếtmình của Kiệt Tấn đã được thểhiện dưới một hình thức khác cũng vốnlà sở trường của ông khi bắt đầunhập làng văn nghệ: thica. Ở những ngày tháng đời mà kỷ niệm vàkinh nghiệm sống trút lại trong sinh mệnh bithương của tập thể, đất nước,năm 1986, ông đã viết nêntập trường thi ViệtNam Thương Khúc xuất bản năm 1999 gồm 3100câu song thất lục bát, tiếng ca của nhữngđau thương, hệ lụy thăng trầm củađất nước, của con người Việt-Nam.Nhà văn Nguyễn Văn Sâm khi giới thiệu đãviết "Đó là cái không khí tình người bạt ngànthương yêu gia đình và đồng loại củanhững nhân vật nạn nhân, đó là sự dẫydụa cố thoát khỏi nghịch cảnh củanhững người bị con quái vật địnhmạng kéo vào lò tai ương. Đó là một hơithơ trong suốt không bao giờ lạc vận,được phụ họa bằng những chữ dùngtrang nhã mà chính xác. Dĩ nhiên tất cả tình tiết vàsự kiện lịch sử xảy ra trước đây,người đọc đã cất kỹ trong ký ứcsẽ được trí đón nhận trở vềmột cách thích thú vì Kiệt Tấn dùng những sựkiện đó làm nền cho câu chuyện của mình..."(7). Trường thi như một bản lịch sử kýức đau buồn, nhắc nhở những tangthương khổ nạn của dân tộc kéo dài cảthế kỷ, được mở đầu như sau:

"Thân đất kháchmột mình xui nhớ

Hương đêm dầndần nở khúc thương

Cửu Long Hồng ThủyGiang Hương

Ba sông một mẹ đauthương ngút trời

Ba chục Tết tơibời xương máu

Triệu hồn oan lảođảo đòi nương (...)"

Kiệt Tấn trong ThưNgỏ đã cho biết ông đã kết thúcđược là  nhờ ‘rungcảm phù sa’ (8):

"Trời xanh hỡinỗi này có thấu

Thương khúc vang vangtấu chín từng

Phong ba rần rật tưngbừng

Ba mươi năm giặcnghe lừng vọng lên

Ba chục khúc trổi nêntrường hận

Hận ngút trời quốcvận đào điên

Đảo điên sông núi bamiền

Việt-Nam Thương Khúcsử truyền thiên thu"

Trường thi khai mở mangnét lục-tỉnh của Thơ Ba Mén nhưng hơi thơ tiếp rõ là xavới những vần thơthiết tha nhưng trầm buồn của Bình NguyênLộc. Và cũng xa hẳn những nổi loạn tâmhồn tuổi trẻ của những Điệp KhúcTrái Phá (NXB Sáng Tạo, 1966):

"đêm hôm đó

khi trúng đạnngười lính giận dữ

chửi thề

rồi phun ra một búng máu

sáng hôm sau

người nông dân mang cày rađồng nhìn thấy vũng máu

chửi thề

rồi xẻ đườngcho máu đi vào đất

mạ gieo xuống

mạ không buồn đếmxỉa máu của bên này bên kia

mạ mọc lên

bình thản

tốt tươi

khỏe mạnh"

(Trong Cơn Binh Lửa).

Bài thơ Dòng Sông Và ConThuyền Hai Mươi Tuổi diễn tả những cảnh tàn khốccủa cuộc chiến tranh huynh đệ, với những tàn bạo và phi lýchỉ tăng cường độ theo thời gian. Bàiviết cho người bạn vừa nằm xuốngở lứa tuổi đôi mươi:

"Còn nhớ gì không Gia

trong những đêm đen nào

lũ chó mực cất cổ tru thảmthiết bên những căn nhà trụi nóc

Rồi theo đó chiến tranh trở về

với chiếc cày lửa và mầmđạn đồng

gieo mạ xuống ruộng vườn chúngta

Nơi đó mọc lên những cây than đentuyền

và lũ quạ mun ủ rũ đôi mắttròn số không

(...) Nhớ gì không nhớ gì không hở Gia?

nhớ gì không

những người đàn ông không có thìgiờ để làm tình

những người đàn bà không có thìgiờ để cưu mang

những bào thai không có thì giờ đểchào đời

những trẻ thơ không có thì giờđể nô giỡn

những cơ thể non không có thì giờđể già nua

ngững kẻ bạc đầu không có thìgiờ để chu toàn cái chết

Còn nhớ gì hở không Gia?

con mắt chó trung thành rơi trên nềnđất cứng

bà già cụt đầu lõa lồ bên bờmương

đứa nhỏ chết cứng trênđỉnh vú xanh

những phát chày vồ những cơn lửatáp

người đàn bà rái cá bà mẹ xõa tócđiên

những kẻ tật nguyền bị tratấn

những kẻ âm thầm gục dướigầm cầu

những kẻ bị thủ tiêu trong rừngvắng

Nhớ lấy Gia!

nhớ lấy hết những bi thươngđó

để mai kia

vào những đêm mùa hè thật vắngvẻ

mày kể lại cho giun dế nghe

chuyện con thuyền đứt neo

dật dờ trên dòng sông hai mươituổi

Gia ơi!

mày hãy tâm sự tuổi hai mươi củamày

với cỏ cây câm nín

giữa khuya bưng tối

đìu hiu

của đêm hè" (1965).

 

 

NGUYỄN TẤNHƯNG

 

Không khí tác phẩm củaNguyễn Tấn Hưng thu hẹp trong cuộc đờicủa một số nhân vật khởi đầu làmhọc trò ở quê lên Mỹ Tho trọ học vớinhững cuộc tình đầu đời, vụng về,nơi lớp học, vườn cây. Sau thành sinh viên lênSài-Gòn rồi phận trai thời chiến nhập ngũ,theo binh chủng Hải quân, theo thời gian thành sĩ quanlên đến chức Trưởng phòng nhì Vùng 4 duyênhải Phú quốc (MộtThuở Làm Trùm, Một Chuyến Ra Khơi, Một TrờiMột Biển,...). Sau 1975 là cuộc sống thahương, hội nhập, vươn lên (Một Đời Để Học, Một NỗiBuồn Riêng, Một Cảnh Hai Quê). Nhưng rồi quêhương Mỹ Tho và quá khứ thanh xuân của ôngtrở lại ám ảnh mạnh mẽ (bộ MộtGiấc Mơ Tiên)!

Quá khứ và hiện tạicùng sống động, do đó có khi thứ tựthời gian như bị xáo trộn, hay vì trí nhớ bịhành vì quá nhiều tầng và thứ lớp chồngchất! Mỗi truyện của ông như có dàn sẵn, cóđầu có đích hẳn hòi, hầu như không cónhững lững lơ con cá vàng! Nhưng với NguyễnTấn Hưng, khi cần, lý trí vẫn thắng tìnhcảm, kể cả tình yêu; khi thấy không đi tớiđâu với một cô là nhân vật nam rút lui có trậttự, không phiền hà, thù oán...! (MCHQ, Ta Tắm Ao Ta). Trong Một Giấc Mơ Tiên,lang bạt tình ái từ nhà lên tỉnh, "sống bao nhiêunước cũng vừa, trai bao nhiêu gái cũng chưabằng lòng", phải "bồ trong bịch ngoài",từ Hồ Điệp, Hoài Hương ở sôngrạch, vườn cây, vai chị cũng không tha,đến tỉnh thành như Mỹ Hạnh, HồngNgọc đều là gái có chồng, trải qua nhữngmặn mà dục tình cứ như truyện dành chongười lớn, v.v. thế mà cuối cùng Hiếutrở về quê lấy người yêu thuở nào!

Trong bộ Một TrờiMột Biển, anh sinh viên Hải quân Tần vớingười con gái gặp gỡ tình cờ: "Hiềnbỗng dưng mềm nhũn trong tay Tần, (...) Từngkhuy áo bật nút và, theo bản năng, bàn tay chàng ve vãnbờ vai trần, mơn mởn thịt da. Hương congái ngào ngạt tỏa ra từ đôi ngực đào tơ,lồ lộ, không mặc áo sú-cheng. Nàng bất giác rùng mình,nổi da gà, khi những ngón tay chàng chạm vào đầuvú, phớt qua phớt lại... rồi nắn bóp,cương lên, săn gọn trong lòng bàn tay chàng..." (tr.177).

Gần đây ông tổngkết mọi chuyện vô hai bộ trường thiêntiểu thuyết MộtTrời Một Biển (1994) và Một Giấc MơTiên. Bộ sau hoàn thành nhưng chưa xuất bản, tuyvậy có dịp đọc qua bản thảo và tríchđoạn trên một số tạp chí, chúng tôi có cảmtưởng Nguyễn Tấn Hưng muốn nhìn lại,vẽ lại bối cảnh tuổi trẻ của mìnhlồng trong bối cảnh chung của miền Nam ởhai mươi năm trước ngày 30-4-1975. Ý tổng hợp,không muốn để sót, dàn trải nhiều chươngtập là truyện tình anh sinh viên sư-phạm tên Hiếu,dàn trải theo nghĩa tình yêu cho người tỉnhnhỏ, mà cả người đô thành.

Thửngừng lại ở tập 4 -Một Kiếp Nổi Trôi, là đoạn đờithầy giáo Hiếu sau khi ra trường, về dạyhọc ở tỉnh nhà, chàng như con thoi qua lại bangười nữ, phân thân trong tình yêu. Một loạiđoạn cuối của một tình trường. MỹHạnh bạn học sư phạm nay ở ĐàLạt, đã lập gia đình với Tâm không quân, nhưngcứ mãi bị ám ảnh chuyện buồn riêng, sốnglãnh cảm với Tâm nhưng vẫn liên lạc vớiHiếụ Tình cũ không rủ cũng tới, tình cũnhư mới với Hiếu khi cùng đi coi thi tú tài ởxứ Thần-kinh. Cô học trò Hồng Ngọc bỏchồng Long Khánh trở về thuê nhà ở Bến Tresống vụng trộm với thầy khi đã cóchửa, tình cờ đến tình cờ đi, khiếnHiếu cứ mơ tưởng và tin nàng mang thai concủa mình. Tình vợ chồng đầy mặc cảmvới Hồ Điệp sống ở quê nhà Mỹ Thovới đứa con trai tên An lên sáu, trong tập nàychớp nhoáng đến trường bộ binh ThủĐức thăm Hiếu khi chàng thụ huấn ởđó, chớp nhoáng xuất hiện.  Thêm Lãm Thúy, cô cháu chú Tiều ởquán nước Chợ Gạo nơi Hiếu đóng quân,một dây dưa lỏng lẻo nhất, không tì vết!

 Hiếu, một con ngườisống với bổn phận và trách nhiệm, nhưngcũng bay bướm, dễ dãi với tình. Làm thầygiáo, khi chiến tranh sôi động đã lênđường nhập ngũ và sống những giây phúttàn cuộc của chiến tranh. Ra trường, vềlại quê nhà giữ đồn bót ở Chợ Gạo,rồi cuối cùng bổ xung về vùng rừng U MinhHạ tăng phái bảo vệ căn cứ hỏalực Biện Hai. Cuối đời này, làm sĩ quangiữ an ninh trục lộ chính và xa tất cả,Hiếu hay nhậu say để tìm quên, quên nhữngngười nữ một thời đam mê không biếtmệt!

Nguyễn Tấn Hưng yêu vàsống với tình, qua văn chương, ở thểtrạng... quá khứ! Có thể buồn vì đã là quákhứ, đã qua mất, nhưng trong cái buồn đó,người đọc cứ mường tượng tácgiả vui sướng được sống lạinhững mảnh đời đó! Có người viếttự truyện và hồi ký để tiếc nuối và buồnđau, Nguyễn Tấn Hưng thì ngược lại.Những cái trắc trở của cuộc đời vàtình yêu mà Nguyễn Tấn Hưng nói đến rồi ra cũng ngọt ngào, tròntrịa, đâu ra đó, không tàn nhẫn, oái ăm. Côhọc trò Hồng Ngọc ôm bụng chửa bỏ đikhông để lại dấu vết, với Hiếuchỉ như một tiếc nuối, một nghi ngờthoáng qua, mà không là nỗi bất hạnh lớn lao! Côbạn đồng học rồi đồng nghiệpMỹ Hạnh, sau những ngày cùng đi coi thi bên nhau vàcả gần gũi xác thịt một cách tự nhiênlẫn chút lãng mạn đó, rồi đường ainấy đi, chồng vợ ai nấy về, nhung nhớthì có mà quyết liệt tìm lại nhau thì không! Phảichăng đấy là nhân sinhquan con người lục-tỉnh? Có mặn mà, hếtmình, nhưng khi đã ra đi, đã mất thì cũngchẳng chết ai! Không hận tình mà cũng chẳngbiện bạch, làm lớn chuyện!

Nguyễn Tấn Hưng"thật" khi tiểu thuyết hóa quá khứ,cuộc đời. Thật trong ý muốn sống lại,làm sống lại, nhưng ở những chươngcuối, tính thời sự và lý tính của ngườiviết khiến trường thiên tiểu thuyết nhưkhựng lại, như không thật - dù vẫn biếtđấy là tiểu thuyết! Hiếu quẩn quanh ởnhững chi tiết, diễn biến thời sự aicũng đã biết. Ở đây, Nguyễn TấnHưng đã để dữ kiện choán hết chỗvà đánh mất cái tài tiểu thuyết hóa của mình!

Ngoài ra, trong truyện củaNguyễn Tấn Hưng hay có cảnh sex: tình dục được ông tả như làhậu quả tất nhiên của tình yêu, bất kể hanhthông hay trục trặc. Khi còn là học trò, tình dục cònngại ngần, đến khi lên Sài-Gòn trọ học thìmãnh liệt hơn, tìm kiếm hơn, đến khi đãlà sinh viên sĩ quan hay ra trường hải quân, tìnhdục bất kể ngày mai. Mỗi giai đoạn mộtcường độ và "lập trường" khácnhaụ Nhìn chung, toát cái không khí xác thịt tự nhiên,với những quan sát đặc biệt chi tiết và tâmlý dành cho nhân vật nữ trong khi tác giả hay lơ là nhânvật nam, như cố tình khỏa lấp chất tựtruyện chăng?

Toàn bộ tiểu thuyết cóthể được coi như một tác phẩm liên-văn-bản, nói theo ngôn ngữthời thượng liên mạng. Riêng tập 4 gồm 11chương, mỗi chương có thể đứng riêngở dạng truyện ngắn, nhưng người đọcvẫn bị cốt chuyện thu hút bắt phảiđọc tiếp! Không còn là những vụng trộmtuổi trẻ hồn nhiên như ở tập đầucủa bộ trường thiên, nhưng ở đâyvẫn thấy sức sống của những cô gái đôimươi thể hiện qua lời nói, suy nghĩ, nhưHồng Ngọc trêu chọc bạn gái muốn vềsớm với chồng: "...Con quỉ cái nầychắc nó đang... nứng tới!" (XTTN).

Qua những mảnh tình,những cái vui nơi ruộng, vườn, nay vẻlại, theo trí nhớ, Nguyễn Tấn Hưng nhưmuốn sống lại và luôn chung thủy với quá khứ,quê hương, với con người Mỹ Tho, vớiđời lính, đồng thời cũng chứng tỏông có lòng với văn chương. Ông trân trọngtuổi trẻ, quãng đời cũ, những thứđã mất dù có thể đây đó nơi xứngười hoặc qui hồi cố hương, vẫncó thể tìm thấy, vẫn chỉ là những mảnhvụn, dư vang!

Sau những quãng đờilính huy hoàng dù đầy gian nan, hiểm nghèo,được đậm nét ở những chuyếnhải trình, ở một thuở làm "trùm", nhữngbến đợi, những neo bến, bộ MộtGiấc Mơ Tiên đây cái lõi là tình yêu, là cái sốngtrẻ, sống hết mình, dễ mến, trong cảnhững bê bối, lang bạt!

Thường thường tácgiả bắt đầu truyện bằng những màntả cảnh, như đầu truyện Dòng Sông CủaTùng (Một Chuyến ra Khơi,1990): "Vào mùa khô, cái nắng của những làng quêmiền Nam kéo dài dai dẳng. Trẻ con trần truồngrong chơi. Bụi đóng lớp dầy trên phiến lá,trên hàng rào... Con đường mòn heo hút, mặt cátđất gồ ghề trắng bệch, thỉnhthoảng một chiếc xe bò chất đầy lúa,một người đàn bà gánh hai bó rơm to hơnngười uể oải, lê thê. Quang cảnh đìu hiuvắng vẻ, không còn sức sống, không có dấuhiệu hoạt động. Mảng đất giồngbỏ lâu không xới, cỏ mọc xen lẫn rơmrạ phủ lên mấy lớp..." . Truyện thêmthắt thơ văn, ca dao, câu hò,... làm cho truyện trởnên hấp dẫn, dễ theo dõi! ("Nhún mình như thểnhún đu" (CPQC, MGMT)); "Mặc dù tiết tháng bảynăm nay chẳng có mưa dầm sùi sụt, cũngchẳng có toát hơi may lạnh buốt xương khôvốn rất thích hợp cho sự lang thang củanhững hồn ma đói khát..." (DTĐTT, MGMT)),

Điểm đặcbiệt trong thơ văn Nguyễn Tấn Hưng là dùthơ hay văn, đều là những mảnh, nhữngkhía cạnh của một tâm hồn, đứng riêngcũng đặng mà để chung cũng xong. Nhữngmột-nửa, những tiểu-truyện, những giây phútchạnh lòng, những nhung nhớ bất chợt,...Một Giấc Mơ Tiên gồm nhiều tập nhiềuchương, nhưng mỗi chương có thể"sống" thoải mái mình "yên". Tập thơvà nhạc Một Thoáng Trong Mơ cũng trong chiềuhướng sáng tác:

"Có ai về Mỹ Tho

Nhớ theo sông Bảo Định

Thả trôi ra tận vàm

Tắm mát dòng Tiền Giang(...)

(Về Mỹ Tho).

Tính chất tự truyện bao trùm nhưng với NguyễnTấn Hưng hầu như là chuyện thật không thêmbớt, chuyện gốc nghèo, chuyện ông Trùm nhậnhối lộ,... chẳng hạn, nhờ vậy truyệncó ý tích cực, tố giác, vạch tội, dễđược người đọc cảm tình hơn!

 

PHÙNG NHÂN

 

Từ tập truyện VếtThương Vẫn Mở (1992) đến các tiểuthuyết Xóm Nhị Tì (1994), Vàm Đất Cả Cao(1995), Phùng Nhân viết về con người và xã hộiở miền đất Mỹ Tho, Bến Tre, ngày xưa vàhôm nay. Tác giả khởi viết tiểu thuyết khiđã mất quê hương, nơi đó có những conngười và mảnh đất chứ không phải làmột tổ quốc trừu tượng! Với mộttâm tình thiết tha. Ông cho người đọc nhìnthấy những tâm lý nhân vật đặc biệtlục tỉnh, chân chất nhưng nhiệt thành, dứtkhoát khi cần. Những con người đã góp phầnlàm nên lịch sử. Các nhân vật trong Vàm ĐấtCả Cao từ Bảy Ngân người đã có công khaiphá vùng đất Cả Cao sau theo kháng chiến cứunước, con là Huy bị chết vì chế độmới phải "trừ gian", đến thằngcháu Út Hậu, con Bông... đã sống chết vớinhững hệ lụy của đất nước.

Xóm Nhị Tì là bức tranh vân cẩucủa một xóm nghèo ở ngoại ô thị xã Mỹ Tho,thời gian và chế độ thay đổi nhưng conngười lúc nào cũng sống với những bậntâm thường ngày, những nhân tình thế thái. Tập Vết Thương VẫnMở có những truyện thành công, có tính cách tiêubiểu cây viết Phùng Nhân hơn. Chuyện độ gà màlại nhằm ngày mùng một Tết dưới chếđộ cộng sản là một thí dụ đángkể. "Nuôi được một con gà nòi đãkhổ, nhưng đến lúc đá lại còn khổhơn. Cờ bạc thì còn lén lút, chớ đá gà thì nhưdậy giặc. Thậm chí như mấy bà bầu coi gàđá mà còn ngứa ngáy tay chưn! Miệng la chếtmầy chưa... chết chưa mậy!!! Hà huống gìmấy người nóng tánh... (...) Con Ô Bông đưa mỏvào cánh mằn lông, thỉnh thoảng trụ bộbước đi vài bước rồi dừng lại.Cặp cựa ánh lên sắc thép xanh rờn. Ông Hai Bắcbồng lên phun nước sương vào hai bên nách. Con ÔBông trụ bộ, cho hai mũi cựa giao nhau. Thôi rồi,đích thị là cặp song đao của Tiểu LongNữ và Dương Quá!!! Trên chốn giang hồ nầy còn ai dámđối đầu. (...) Khi tiếng chuông vừadứt, thì ông búng nhẹ vào cọng lông thép của Ô Bông.Tức thời, con Ô Bông lạng sâu thêm vài bước,rồi bất ngờ cất cẳng đá tạt ngang,một đòn rất độc. Nhưng con ChuốiLửa tránh được, đồng thời hai conxấn vào, như hai mãnh hổ giành mồi. Con nào cũngmuốn đem hết đòn hiểm độc của mìnhra để hạ đối phương, con Ô Bông bịcựa đùi trước, yếm lông bắt đầumáu nhuộm, bạc xuống sáu, rồi ăn năm. Ông Hai Bắc hétlên: "Ô Bông; đòn 'tảo địa bàn môn' đâu mà conchưa chịu hạ". Dứt lời ông, thì con Ô Bôngghịt cái lông dây của con Chuối Lửa đá mộtđòn thẳng cẳng. Con Chuối Lửa bị đâmphụt bộng chết tươi, giòng máu nóng trào ra hai khóemiệng..." (tr. 8, 18-19). Công an du kích kêu loa cấm đágà, con Ô Bông phải đi đá nơi xa nhưng khi thắngthì bị du kích cộng sản đang làm khán giả lộbộ mặt thật nổ súng bắt cắp con gà vôđịch của Hai Bắc! 

Nhân vật, đốithoại đặc sắc của vùng đất, rấtlục tỉnh, phong phú, rất riêng! Những phươngngữ, những điệu và nhạc trong lời nói.Rồi những đặc sản địa phươngnhư cơm gạo nàng sen, rau đắng biển, rauBồ Ngót, những con cá thòi lòi, cá dược, cá sửu,cá chẽm, cá bóng bèo, cá óng sao, những con rắn hù ri, v.v.

Nói chung, truyện của PhùngNhân đặc biệt bình dân, cuộc đờingười nghèo tri túc tiện túc, vẫn hạnh phúc, lúcnào cũng lạc quan vui sống, cả trong khó khăn,nhọc nhằn, bất hạnh, vẫn le lói tia sáng...của tình người, của những hy vọng! Ông có ócquan sát bén nhậy, dù cách diễn tả có khi hơinặng, bắt người đọc phải theo dõi.

Nói chung, tác phẩm cả nămtác giả nói trên đều có tính chất tự truyện. Đây là một thể loạivăn chương có sáng tạo, có nỗ lực củatác giả, dĩ nhiên khác với hồi ký vốn vănchương chỉ là phụ! Kiệt Tấn, NguyễnTấn Hưng, Xuân Vũ nhiều tính tự truyệnhơn Phùng Nhân và Hồ Trường An, hai tác giả sauđã tiểu thuyết hóa mỗi người màu mè riêng!Tự truyện ở đây là một nhu cầu tựnhiên, một thiết yếu cho cuộc sống ở xaquê-hương, đất nước!

Đặc tính thứ nhìnữa, là cả năm từng sống nhiều nên dồidào chi tiết và nhân vật riêng của địa phương. Có lẽ vì thế màcả năm có những tương đồng vì cùngở một vùng Tiền giang nên cùng ngôn ngữ chăng!Nam-tính ở văn phong du dương thơ nhạc và câuhát cải lương mà còn thấy ở những cámdỗ luân lý, xa gần như có những gươngphải theo, những phong tục phải gìn giữ.Những tình cảnh và răn đe thiện ác, nhữngnhân sinh quan, triết lý Á-đông! Xuân Vũ là một trong nhữngnhà văn viết nhiều với tâm huyết muốnthuyết phục. Phùng Nhân nhiều địa phươngtính nhưng văn chương thì phải ghi nhậnKiệt Tấn, Nguyễn Tấn Hưng và HồTrường An!

Nếu phải phân biệt sosánh, ta có thể nói người đất Bắc giỏilàm văn chương, thích làm "mới" hình thức,khuynh hướng mới, làm văn học và nghiên cứu,thì người Nam sống văn chương, nếu có làmvăn chương thì vẫn khác ở chỗ dài dòng, chitiết, đối thoại, ở câu chuyện, v.v. . Dù gìthì nếu người đọc đã từngbước dưới những con đườngngợp bóng cây với người tình tươi mát, nhínhảnh, từng với nàng tung tăng ở nhữngvườn xoài, mận... ở Trung Lương,từng thưởng thức mì vắt ở chợMỹ, từng qua lại những phà Rạch Miễu,đến Mỹ Tho, Kiến Hoà vì tình hay vì trốn cái nóngvà xô bồ của Sài-Gòn,... đều không khỏi bângkhuâng khi đọc năm tác giả này!

 

Chú-thích

1-        Nguyễn Vy Khanh. Văn Học Việt Nam Thế Kỷ XX:Một Số Hiện Tượng Và Thể Loại (Glendale CA: Đại Nam, 2004), tr. 81; Chủ Đề (Portland OR), 2, Hè 2000, tr. 85.

2-        Nguyễn Vy Khanh. "Đọc Khói Sóng Trên Sông củaNguyễn Văn Sâm". Văn CA, 42, 6-2000. tr. 84-91; VănHọc Và Thời Gian (Westminster CA: Văn Nghệ, 2000),tr. 317-328. Liên hệ đến Mỹ Tho gần đây cóNguyên Nhi với Con GáiNgười Gác Đèn Biển (1999) và Quái Phong (2000) nhưng địa phương tínhđã phai nhạt ít nhiều!

3-        Lời Tựa, Tự Vị Thế Kỷ (LosAlamitos CA: Xuân Thu, 1990), tr. V.

4-        Xuân Vũ. "Tựa". Đỏ Và Vàng (LosAlamitos CA: Xuân Thu, 1990), tr. 10.

5-        Trích giới thiệu của Xuân Vũ ở đầutập 3. Văn Nghệ Sĩ Miền Bắc Như TôiBiết (Los AlamitosCA: Xuân Thu, 1998).

6-        "Thư Cho Lộc". NgheMưa (Los Alamitos CA: Xuân Thu, 1989), tr. 243.

7-        Kiệt Tấn. Việt Nam Thương Khúc (Paris:An Tiêm, 1999), tr. XIII.

8-        Sđd, tr. XIX.     

 

Nguyễn Vy Khanh

8-8-2000