Đôi điều về thời điểm ra đời địa danh Bình Thủy

Bình Thủy là một làng cổ ở Cần Thơ, nổi danh “địa linh nhânkiệt” với nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng cùng nhiều công trình kiến trúc cổkính. Từ trước đến nay, địa danh Bình Thủy vẫn được giải thích bằng giai thoạivề Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt đi tuần thú và đặt tên cho vùng đất này, năm 1852.Tuy nhiên, theo những sử liệu mà chúng tôi cất công sưu tầm, địa danh Bình Thủyđã tồn tại từ trước đó.

Giai thoại về vùng sông nước bình yên

Từ trước đến nay, có nhiều tài liệu giải thích về tên gọiBình Thủy (Cần Thơ); trong đó, được nhiều người chọn làm căn cứ là tư liệutrong cuốn “Cần Thơ xưa” của nhà nghiên cứu Huỳnh Minh. Tựu trung cách giảithích của các tài liệu đều giống nhau khi cho rằng, làng Bình Thủy xưa có têngọi là làng Long Tuyền, trước đó nữa có tên là Bình Hưng, sau đổi thành BìnhPhó. Tác giả Huỳnh Minh kể rằng, thời có tên là Bình Hưng, Bình Phó, vùng đấtnày có hoa màu, ruộng đất chưa được khai thác triệt để, dân cư thưa thớt. Nguồnnước chảy trong lành, trong lưu vực từ cồn Linh đến xã Thới Bình, sông sâu màkhông có sóng to gió lớn. Mãi đời vua Gia Long thứ 15 (năm 1816), long cuộc trổra, làng Long Tuyền ngày càng xinh đẹp, trù phú.


Làng cổ Bình Thủy – Long Tuyền có từ rất lâu và đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập “Tốp 5 ngôi làng cổ có niên đại hàng trăm năm nổi tiếng của Việt Nam”. Trong ảnh: Đình Bình Thủy được sắc phong vào năm 1852.

Đến thời Tự Đức thứ 5 (năm Nhâm Tý 1852), quan Tuần phủHuỳnh Mẫn Đạt ngồi thuyền đi tuần thú vùng đất Long Tuyền, vừa đến cồn Linh thìgặp phải trận cuồng phong, sóng to gió lớn khiến ai nấy đều kinh hoàng. Mộtviên quan tùy tùng sau khi xem địa cuộc đã bẩm với quan Tuần phủ họ Huỳnh rằng:“Nơi xa xa kia có chỗ yên lặng cho thuyền đến đó núp gió, ắt an toàn”. QuanTuần phủ thuận lòng, cho cả đoàn tuần thú vào một vàm rạch và quả nhiên, nướcêm như hồ, “xem ra có long cuộc”. Sau khi hỏi dân làng thì quả nhiên nơi đây làmột vùng sông nước bình yên, hoa màu thịnh vượng, dân an cư lạc nghiệp. Tuầnphủ Huỳnh Mẫn Đạt khen địa thế như “rồng nằm” và tuyên bố với dân làng rằng: “Nayta nhờ theo dòng nước đến đây mà được bình yên vô sự. Vậy ta đặt tên cho chỗnày là Bình Thủy”.

Tác giả Huỳnh Minh còn thông tin thêm, sau đó cụ Tuần phủ họHuỳnh đã dâng sớ tâu với triều đình và vua Tự Đức đã ban sắc phong thần chođình Bình Thủy cũng trong năm 1852.

Địa danh Bình Thủy có từ năm 1852?

Căn cứ vào giai thoại và thời gian trên, nhiều người vẫn mặcđịnh địa danh Bình Thủy ra đời vào năm 1852 và giai thoại về quan Tuần phủHuỳnh Mẫn Đạt là cách giải thích ý nghĩa địa danh.


Văn bản xin xây cất chùa Long Quang vào năm 1835.

Tuy nhiên, căn cứ vào nhiều sử liệu có được, chúng tôi đưara 4 lập luận khẳng định rằng, địa danh Bình Thủy đã có từ trước năm 1852. Đầutiên, đó là văn bản về việc xin xây cất chùa Long Quang (Di tích Lịch sử- Vănhóa quốc gia, tọa lạc ở phường Long Hòa, quận Bình Thủy) hiện còn được lưu giữtại ngôi chùa này. Theo đó, năm Minh Mạng thứ 16 (1835), tăng Võ Văn Quyền cóđơn xin Tuần phủ An Giang và tri huyện Vĩnh Định cho xây dựng chùa (lúc bấy giờtên là Long Trường). Một phần lá đơn tạm dịch như sau: “Tôi là tăng Võ VănQuyền, trụ trì chùa Long Trường, sinh năm Đinh Tỵ 1797, ba mươi chín tuổi, quánlàng Bình Thủy, tổng Định Thái, huyện Vĩnh Định, bẩm rõ cho quan xét soi rằng,do nhân duyên nên vào năm Gia Long thứ 6 (1807), tôi đầu phục thọ trì giáo phápvới Thiên An Hòa thượng ở chùa Linh Quang. Đến năm thứ 13 (1814), tôi phátnguyện thế độ. Qua năm thứ 16 (1817) được nhận vào tăng giới. Đến năm Minh Mạngthứ 5 (1824) tôi trở về bổn quán là làng Bình Thủy tự thân tạo lập một tòa amnhỏ sùng tu đạo Phật…”. Lá đơn được tri huyện Vĩnh Định phê vào mùng 9 tháng10, năm Minh Mạng thứ 16 (1835), và có dấu triện của quan Tuần Phủ An Giang.Thiết nghĩ, đây là căn cứ khoa học và đủ tin cậy để khẳng định, ngay từ năm1835 đã có làng Bình Thủy, thuộc huyện Vĩnh Định.

Căn cứ thứ hai là năm 2005, NXB Tổng hợp Đồng Nai ấn hànhcuốn “Gia Định Tam gia”, giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp thơ văn và tuyểnchọn các tác phẩm tiêu biểu của 3 nhân vật nổi tiếng ở Gia Định thời Nguyễn làTrịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tĩnh và Lê Quang Định, do học giả Hoài Anh biên dịch,chú giải. Trong cuốn sách này, ở trang 181, có giới thiệu bài thơ “Bình Thủyquy phàm” của Trịnh Hoài Đức. Bài thơ làm theo thể thất ngôn bát cú, tạm dịchlà “Bình Thủy buồm về”. Trong đó, 2 câu kết là:

“Hương gia cận tiếp bồng song hạ
Cổ duệ tà dương chước túc cô”

Tạm dịch là: “Làng quê gần tiếp với cửa bồng. Mái chèo khuabóng trời chiều, chuốc ly rượu trắng sẵn có”. Phải chăng, “làng quê gần tiếpvới cửa bồng” chính là tác giả đang miêu tả vàm rạch Bình Thủy, hai bên là đìnhBình Thủy và Nam Nhã Đường? Điều đáng chú ý là Trịnh Hoài Đức (1765-1825) làmquan dưới thời Nguyễn. Căn cứ vào năm sinh, năm mất của học giả họ Trịnh, cóthể khẳng định, làng Bình Thủy đã rất nổi tiếng từ trước năm 1852 khá lâu, ítnhất là trước năm 1825.

Căn cứ thứ 3 cũng từ năm mất của học giả Trịnh Hoài Đức bởiông là tác giả của cuốn biên khảo nổi tiếng “Gia Định thành thông chí”. Trongcông trình này, ở quyển II- Sơn Xuyên chí, phần trấn Vĩnh Thanh, sử liệu ghirõ: “Sông Cần Thơ, ở bờ Tây sông Hậu Giang, rộng 8 tầm, sâu 5 tầm, cách trấnlỵ, về phía Nam 210 dặm rưỡi, ở bờ Tây làm thủ sở đạo Trấn Giang, phố chợ đôngđúc, khách buôn tụ họp. Đến ngã ba, ngách Bắc chuyển sang Đông 1 dặm rưỡi, đếnsông Bình Thủy ra Hậu Giang. Trước nửa dặm, đi về Bắc, chuyển sang Đông 1 dặm,ra Ô Môn mà đến Hậu Giang”. Rõ ràng, trong phần này, khi tác giả miêu tả sông CầnThơ đã có nhắc đến sông Bình Thủy. Nhiều học giả cho rằng, công trình “Gia Địnhthành thông chí” được Trịnh Hoài Đức viết dưới thời Gia Long (1802-1820). Tuynhiên, cho dù thời gian nào thì cũng không thể quá năm 1825 khi ông mất. Vìvậy, căn cứ này cũng cho thấy sự ra đời sớm hơn năm 1852 của địa danh BìnhThủy.

Cuối cùng, chúng tôi căn cứ vào việc cụ Thủ khoa Bùi HữuNghĩa, người con của làng Bình Thủy- Long Tuyền đỗ Thủ khoa tại khoa thi năm ẤtMùi, đời vua Minh Mạng thứ 16 (năm 1835). Chúng tôi tra cứu trong cuốn “QuốcTriều Hương Khoa Lục” của cụ Cao Xuân Dục, công trình biên niên các kỳ thiHương ở nước ta dưới thời Nguyễn, trong đó có “lý lịch trích ngang” đơn giảncủa hơn 5.000 người đậu Cử nhân từ năm 1807-1887. Trong khoa thi năm 1835 tạiTrường Gia Định, do Tuần phủ Khánh- Thuận Hoàng Quốc Điều làm Chủ khảo, Án sátKhánh Hòa Hà Đăng Khoa làm Phó Chủ khảo, đậu 9 người, trong đó cụ Bùi Hữu Nghĩađạt giải Nguyên (Thủ khoa). “Lý lịch” của cụ được vinh danh là: “Bùi Hữu Nghĩa.Người thôn Bình Thủy, huyện Vĩnh Định. Làm quan tới chức tri huyện”. Như vậy, từnăm 1835 (thời Minh Mạng thứ 16), địa danh Bình Thủy đã có, chẳng những vậy cònlà địa danh hành chính ở trấn Vĩnh Thanh. Tuy nhiên, căn cứ chỉ mang tính thamkhảo vì cụ Cao Xuân Dục viết sách này sau năm 1852; vì vậy có hai khả năng: cụCao sao chép y “lý lịch” của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa thời điểm thi 1835 hoặc cụCao viết theo đơn vị hành chính lúc đương thời.

Qua những sử liệu trên, có thể thấy rằng, địa danh Bình Thủyđã có từ trước năm 1852. Tuy nhiên, giai thoại về quan Tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạtđược vùng đất này che chở “sóng yên gió lặng” là một câu chuyện đẹp, thể hiệnđịa thế, long cuộc của vùng đất Bình Thủy xưa (và cả hôm nay). Người viết bàinày mong muốn nêu ra một số lập luận để làm sáng tỏ hơn về lịch sử một vùng đấtcổ xưa của Cần Thơ và hy vọng được tiếp nhận nhiều ý kiến phản hồi từ độc giả.

Tài liệu tham khảo:

  • “Gia Định thành thông chí”, Trịnh Hoài Đức, Đào Duy Anh hiệu đính, chú thích, NXB Giáo dục, 1999;

  • “Cần Thơ xưa”, Huỳnh Minh, NXB Thanh Niên, 2001;

  • “Gia Định tam gia”, NXB Đồng Nai, 2005;

  • “Quốc Triều Hương Khoa Lục”, Cao Xuân Dục, NXB Lao động, 2011.