Hát Bội


Lối hát tuồng, còn gọi là Hát Bội du nhập vào Việt Nam vào thời điểm nào chưa được minh xác nhưng có truyền thuyết ghi rằng vào thời Tiền Lê năm 1005, một kép hát người Tàu tên là Liêu Thủ Tâm đến Hoa Lư và trình bày lối hát xướng thịnh hành bên nhà Tống và được vua Lê Long Đĩnh thâu dụng, bổ là phường trưởng để dạy cung nữ ca hát trong cung .

Sang thời nhà Trần, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn bắt được một tên quân nhà Nguyên tên là Lý Nguyên Cát vốn là kép hát. Vương tha tội chết cho Cát và sai dạy lối hát đó cho binh sĩ. Cát cho diễn vở Vương mẫu hiến đào để vua ngự lãm cùng các triều thần xem. Ai cũng cho là hay.

Tuy nhiên người đầu tiên đặt nền móng cho nghệ thuật tuồng Việt Nam là Đào Duy Từ (1572-1634). Ở Miền Trung Việt Nam trở ra gọi Tuồng do chữ “Liên Trường” là kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn. Từ “liên trường” do ngôn ngữ địa phương mà thành “luông tuồng”, “luôn tuồng”...

Chúng ta không biết được chính xác là bộ môn Hát Bội đã từ miền Trung vào miền Nam từ năm nào, nhưng theo sử sách ghi lại thì vào mùa Xuân năm 1760, khi người con trai thứ chín của Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1739-1765) tên Hạo (Hiệu) bị bịnh chết, Chúa vô cùng đau xót nên hạ lịnh cấm dân gian không được ca hát trong một trăm ngày. Sau một trăm ngày đau buồn đó, Chúa cho người vào Trấn Biên (đất Biên Hòa ngày nay) gọi những “con hát” (Hát Bội) ở đó ra Phú Xuân để biểu diễn cho Chúa xem, như vậy là vào năm 1760, tại miền Nam đã có những đào kép hát hay và nổi tiếng nên Chúa mới biết đến.

Sang thế kỷ 20 với sự ra đời của cải lương và kịch nói thu hút nhiều khán giả, nghệ thuật tuồng suy yếu nhiều tuy có cố gắng phục hưng với loại tuồng xuân nữ, tức là tuồng diễn theo đề tài xã hội tân thời và hát theo điệu “xuân nữ”. Loại tuồng này pha phong cách cải lương, đánh võ Tàu... Dù vậy giới hâm mộ tuồng càng ngày càng ít.



Bài viết
_______
  1. Bài xây chầu Hát Bội. Đỗ Văn Rỡ
  2. Danh nhân Tây Ninh - Nghệ sĩ Năm Đồ. Đào Anh Dũng
  3. Đinh Bằng Phi: Vương mang gánh nghĩa, gánh tình. Thanh Hiệp
  4. Đôi điều về tiếng trống chầu trong nghệ thuật Hát bội (phần 1). Nguyễn Hồng Vĩnh
  5. Đôi điều về tiếng trống chầu trong nghệ thuật Hát bội (phần 2). Nguyễn Hồng Vĩnh
  6. Giới thiệu nghi lễ ĐẠI BỘI trong các dịp cúng đình, miễu. Đỗ Văn Rỡ
  7. Hát bội chớ... tuồng chi! Nguyễn Trung Hiếu
  8. Hát bội, đờn ca tài tử và sự hình thành cải lương từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 (phần 1). Nguyễn Đức Hiệp
  9. Hát bội, đờn ca tài tử và sự hình thành cải lương từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 (phần 2). Nguyễn Đức Hiệp
  10. Hát Bội hay Hát Bộ?. Nguyễn Tú Ngân
  11. Hát bội hay hát bộ? Vương Hồng Sển‎
  12. Hát bội Nam bộ: Cần khơi dòng sông cạn. Phạm Thái Bình
  13. Hát bội - nét đẹp văn hoá đang dần bị lãng quên. Liêu Lãm
  14. Hát Bội - Théâtre Traditionnel du Việt Nam. Huỳnh Khắc Dụng
  15. Mạn đàm về ngày giỗ Tổ sân khấu Vĩnh Thông
  16. Nghệ nhân may áo hát bội cuối cùng ở ĐBSCL. Diễm Thư
  17. Những điều cơ bản về nghệ thuật hát bội. Quân Nguyễn
  18. “Sự tích và nghệ thuật hát bộ”: quyển sách bằng quốc ngữ đầu tiên khảo về Hát Bội. Nguyễn Phúc An
  19. Tam vị Thánh Tổ Không rõ tác giả
  20. Tổng quan tình hình nghiên cứu và tư liệu về kịch bản tuồng Nam bộ trước năm 1945. Nguyễn Thị Huyền Trang
  21. Văn bản tuồng hát bội kho tàng văn hóa Việt Nam bị quên lãng. Phạm Trọng Chánh
  22. Xây chầu và Đại bội trong lễ Kỳ yên ở miền Nam. Vĩnh Thông



Tài liệu
_______
Sách:
  1. Đào Tấn và hát bội Bình Định. (eBook) Quách Tấn - Quách Giao
  2. Hộ sinh đàn. (eBook) Đào Tấn
  3. Nghệ Thuật Sân Khấu Việt Nam. (eBook) Trần Văn Khải
  4. Sổ Tay Hát Bội . (eBook) Huỳnh Ngọc Trảng

    _______

    Thưa các bạn,Đa số các bạn đọc email nầy đều là người cao tuổi nhưng không chịu già. Hẳn các bạn có nghe nói về hát bội nhưng chắc có bạn chưa được nghe một vở tuồng “vô dĩa” vào ngày có khi các bạn chưa sinh ra. Hôm nay tôi biếu các bạn một đoạn nhỏ nghe coi nó ra làm sao.

    Đoạn nầy được ghi vào dĩa đá (nặng, rớt bể như cái dĩa bằng sành). Dĩa đá là loại dĩa làm bằng nhưa Bakelit (cao su trộn lưu huỳnh, lúc đó chưa có plastic) Loại nầy có ở Việt Nam vào khoảng 1930 trở đi. Đoạn hát bộ nầy được vô dĩa khoảng thập niên 1940.

    Bắt đầu khoảng 1950 thì hết còn ghi âm vào dĩa đá, mà sang loại dĩa nhựa (plastic, không bể) Dĩa nhựa lúc đó cũng là loại 78 tours, to như dĩa đá. Sau đó một ít năm mới có loại dĩa 45 tours, nhỏ hơn, và sau nữa mới có loại dĩa 33 tours to hơn.

    Tôi khá rành dĩa hát và máy hát vì gia đình tôi bán dĩa hát và sửa máy hát tại tiệm HongKong Store của thầy Chung Tốt (Giáo Sư Anh Văn, có lẽ đầu tiên, của trường Collège Le Myre De Villers., sau đổi thành Trung Học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho).

    Thời dó tôi nhỏ xíu, khách vào mua tôi phải hát cho họ nghe (quay máy hát dĩa, chớ tôi đâu biết ca hát cổ nhạc). Vì là dĩa mới, tôi không được hát hết mặt dĩa, chỉ hát cho họ nghe âm thanh năm ba câu thôi.

    Nay nghe lại âm thanh ngày xưa thấy bồi hồi xúc động. Ba tôi, “thợ máy bách khoa” đã qua đời lấu lắm rồi, lúc đó chạy giặc Việt Minh, từ đồng quê lên tỉnh chỉ có hai cha con, cả gia đình còn lại sau đó mới chạy theo lên. Lúc đó ba tôi sửa hát máy, nối giây thiều, sửa đèn “măng xông” và bán dĩa hát, tiệm bán dĩa duy nhất tại Mỹ Tho thời đó.

    Huỳnh Chiếu Đẳng
    20-10-2015

    Trích đoạn sau đây các bạn sẽ nghe là Vở tuồng hát bộ “Linh Miêu Tráo Chúa” đoạn bà Hoàng Phi nhận diện Bao Công:

          Trích đoạn “Linh Miêu Tráo Chúa”

    _______

    Video:
    Lễ “Xây Chầu Đại Bội” tháng 5, 2013 tại
    Miếu Bà Tây A, phường Bình Trung Tây, quận 2
     
    Tuồng hát bội “Thất Nam Dương Thành”