Song Thi với tâm sự thiết tha qua tuyển tập thơ văn “Dỗ Giấc Đêm Dài”

''DỗGiấc Đêm Dài'' là tác phẩm văn chương thứhai của nữ sĩ Song Thi. Đây là một tuyểntập thơ văn bát ngát tình người, tình quêhương tổ quốc. Và dướingòi bút của chị, tiềm lực đấu tranhchống bạo lực luôn luôn thao thức; ngọn lửachính khí vẫn cháy âm ỉ, hễ gặp cơ hộithuận tiện là chúng bùng lên, soi rõ cái hoài bảo và cái tâmnguyện của tác giả đối với đấtmẹ quê cha.

Dù dướihình thức thơ hay văn xuôi, dù là ở mỗi tácphẩm nào, Song Thi vẫn là một cây bút đem tấm lòngnhân hậu, đem thiên lương ra chống đốicái Ác, cái dối láo bất lương. Chị không chạytheo cam ngôn mỹ từ ngụy trang những điêu ngôn xảo ngữ,  hay những tư tưởnguốn éo cầu kỳ để nhận định tìnhtrạng khốn cùng của đất nước và hoàncảnh lầm than của dân tộc. Có như thế,chị  khỏi rơi vàolưới bẫy của kẻ thù chúng ta là bọnCộng Sản. Chị nhìn thời cuộc, chủnghĩa, chính kiến  bằngtrái tim chân thành, bằng ý thức đơn giảnnhưng rất thù thắng, bằng một trực giáctrong sáng tuyệt vời. Những cây bút đấu tranhnhư chị càng ngày càng hiếm hoi. Nhưng dân tộcchúng ta nói chung, kiều bào chúng ta nói riêng không hoàn toàntuyệt vọng đâu. Trước đây chúng ta đã cóTạ Ty, Bắc Phong, Vũ Kiện, Lê Khắc Anh Hào,Hồ Công Tâm, Nguyễn Mạnh An Dân, Võ Kỳ Điền,Diệu Tần, Vũ Nam... (nam), Thanh Phương, Vi Khuê,Nhã Ca, Điệp Mỹ Linh, Linh Linh Ngọc, TrầnMộng Tú, Hoàng thị Đáo Tiệp... (nữ). Gầnđây, bên các đấng râu mày bỏ cuộc rấtnhiều chỉ còn Hồ Công Tâm, Hải Bằng, LêKhắc Anh Hào, Thy Lan Thảo... Riêng bên nữ giới  còn có thêm Song Thi, Trương Anh Thụy,Ngô Minh Hằng, Dư thị Diễm Buồn, Ý Nga...Niềm tin tất thắng, sự tồn tại củachính nghĩa, sự bại vong của cái Ác  làm sao tắt lịm trong cuộcbút trình của Song Thi và của những bạn đồnghành của chị được?

 

*   *   *

Trướchết chúng ta hãy bàn về thơ của Song Thi trong''Dỗ Giấc Đêm Dài''.

Về hìnhthức, ''Dỗ Giấc Đêm Dài'' không phải gồmnhiều bài thơ suông đuột. Tác phẩm vẫn cótình ý sâu sắc,  có ngôn từkhông trơn nhẵn tầm thường. Trong vănchương của vài cây bút đấu tranh cho chínhnghĩa, những tình ý, những ngôn từ tuy đã vàođược cõi thơ nhưng vẫn không vùng vẫyđược trong môi trường thơ, không thểthắp hào quang cho thơ được. Song Thi vốn không chọn nhiềungữ pháp hoa lệ, không nhiều cụm từ mớilạ, không có luôn cách diễn tả cầu kỳ. Nhưngchị vẫn săn tìm những tình ý rất đặcbiệt làm cho thơ lồng lộng nét sáng tạo, làm chotừng câu theo reo lảnh lót trong cõi ấn tượng vàcõi thưởng ngoạn của độc giả. Nhưthế khi làm thơ hay viết văn xuôi, Song Thi không làmmột người thợ thêu, đưa đẩy từngmũi kim tinh xảo trên nền lụa óng ả.Chị  không thích hình thànhnhững bức tranh thêu kết hợp bằng thứchỉ ngũ sắc lòe loẹt . Chị cũng không làmmột nghệ nhân kim hoàn chạm trổ những nét timỉ chăm chút trên món trăng sức bằng bạc,bằng vàng hay bằng bạch kim. Chị làm thơ trơnngọt, thống khoái như con én đưa thoi trong ánhthiều quang tươi sáng, thoải mái như con cávẫy vùng dưới lớp nước trong vắt, làmcho độc giả không vật lộn một cách quámệt nhọc với chữ nghĩa và với ýtưởng của chị.

                               Anh đừng tìm anhtrong thơ tôi viết

                               Góc hồnhoang không có mặt anh đâu

                               Vần tênanh tôi quên mất từ lâu

                               Dấuhỏi ngã không dấu nào ghi đúng

                              Vùngkỷ niệm anh như trang giấy mỏng

                               Gió sang mùacũng đủ chóng bay đi                         

                               Khúc sông dàitôi không thấy vết ghi

                               Mặt biểnrộng sao vết tăm chẳng thấy?

                                    (''Chớ Tìm'',trang 77)

 

Một vùngsương muối mênh mông

Một vùng giólạnh, một vùng thông reo.

Một vùng chânnúi lưng đèo

Mâythương khắc khoải còn treo ngọn ngành.

Rưng rưngcất bước viễn hành

Mộttrời ảo ảnh ai dành cho tôi!

Buồn saothương nhớ không nguôi

Tôi qua biểnBắc nhắn người biển Nam.

Nhắncồn cát mịn giùm thăm

Dã tràng giúpđếm, sóng gầm giúp nghe?

Non cao nhắcđón gió hè

Suối sôngnhắc đợi chuyến về hồi hương...

Sầu riêngnghìn mối trăm thương

Miên man trởgiấc đêm trường ngẩn ngơ.

(''ẢoẢnh'', trang 152)

     

Chớ dẫntôi về trên đường xưa

Rợp bóng tregià che nắng trưa

Gió chao tà áongười yêu cũ

Nướcđọng ân tình trên vũng mưa.

*

Đừngvội bảo tôi thăm suối sông

                                Nuối tiếc hương xưa lạcgiữa giòng

                                Đemlưới chài trăm câu ước hẹn

                                Vớt ngànthương nhớ buổi chiều đông.

                                                *

                                Tôi chưavề thăm biển của tôi

        Vết bước chân xưađã mất rồi

                                Mượn dấu dã tràng mongvẽ lại

                               Thủytriều rồi cũng xóa mà thôi.

(''NgủYên'', trang 80)

 

Thư xưavỏn vẹn mấy hàng :

Báo tin Mẹmất ngút ngàn từ đây !

Áo tang khôngđủ vải may

Khăn tan khôngxé, củi thay hương trầm

Ván thô sáumiếng vừa tầm

Khít khaođủ lịm Mẹ nằm duỗi chân.

Mẹ đikhông tiếc dương trần,

Em đichỉ tiếc một lần tiễn đưa.

(''ThưChị'', trang 148)

Ngôn ngữcủa thơ Song Thi không bí hiểm, ý tình trong trẻo.Nhưng ngôn ngữ không quá dễ dãi, ý tình không quá hởhang bộc tuệch. Bởi đó, đọc phớt quathơ chị, chúng ta không bắt gặp ngay nhữngđiều gì chị muốn nói. Phải bỏ một chútthời gian, chúng ta mới tìm ra những gì tác giảđang nói và sắp sửa nói. Chỉ cần một chútsuy nghĩ, chúng ta mới bắt gặp trọn vẹnnhững ý tình chị đã diễn tả. Như vậy,chị đã thành công một phần nào trong công việcsáng tác. Nếu đọc thơ của ai đó, chúng tahiểu ngay tức khắc ý tình của tác giả, chúng takhông còn thú vị nữa. Miếng cơm càng nhai lâu chúng tamới khám phá ra cái hậu vị ngọt ngào của nó.Nhưng nếu gặp loại thơ hủ nút, ý tình chôngiấu kỹ quá, chúng ta chỉ có nước nhứcđầu và mệt hốc hác mà thôi. Thời tiềnchiến, nếu đọc thơ của các bà HằngPhương, Vân Đài, Anh Thơ, Thu Hồng, ta hiểutức khắc thế giới thi ca của họ. Nhưngkhi đọc thơ của Mộng Tuyết, Ngân Giang vàMộng Sơn, chúng ta phải ngẫm nghĩ mới tìmthấy cái ẩn mật kỳ thú trong ngôn ngữ củathơ họ.

Lạinữa, chúng ta thấy gì qua những đoạn thơ màbút giả vừa trích ở trên. Phải chăngđiệu thơ lục bát của Song Thi chẳngnhững rất tha thiết mà còn đượm mộtchút ngọt ngào của tình ý ca dao, một chút đậmđà của thơ Nguyễn Bính? Thử hỏi chúng ta khilàm thơ lục bát, nếu thơ chúng ta khôngđượm hơi hướm mộc mạc củaca  dao và của Nguyễn Bínhthì thơ chúng ta cũng phảng phất một chút khóisương của thơ Huy Cận, của thơ CungTrầm Tưởng. Cho nên, chỉ có loại thơ támchữ mới hoàn toàn là thơ của Song Thi, mớithuần chất sáng tạo của chị. Dù sao, thơlục bát của chị vẫn phản ảnh  trung thực tâm tình của chị(qua bài  ''Ảo Ảnh'') vàcũng vẽ nên một cách sống động nhữngcảnh bi thảm trên quê hương (qua bài ''ThưChị'').

Trong thếgiới thi ca của Song Thi, chúng ta đôi lúc bắt gặpmột không gian bao la lồng trong thơ. Hoặc cũng cóthể thơ của chị mở một không gian bát ngáttrong tâm hồn và trong trái tim người đọc:

Triều dângsóng cuốn xa khơi

Tôi đigiữa sóng mồ côi một mình

Triều dângsóng dậy bình minh

Tôi đigiữa sóng với nghìn nhớ thương

Triều dângsóng vọng quê hương

Tôi đigiữa sóng vấn vương nỗi niềm...

(''SóngTriều'', trang 52)

Không gianrộng khi tấm lòng thương yêu của nhà thơmở rộng. Song Thi họa hoằn lắm mớiviết về tình yêu đôi lứa. Chị trảinguồn cảm hứng của mình lên tình yêu nhữngđối tượng rộng rãi hơn, nhữngđề tài lớn hơn: đó là non sông nướcViệt nằm bên bờ Thái Bình dương:

                              Tôi vẫn yêumột người yêu bé nhỏ

                              Nằmtrải dài đón gió muôn phương

                              Tình  kết chung muối mặnđại dương

                              Xõa tóc rốicho Thái Bình nổi sóng

                              Tôi yêuNgười vì Người là mộng

                              Là Biểnxanh, là Mây bổng trên trời

                              Là Núi cao, làSông nước quê tôi

                              Là chữS  ân tình ghi nét đậm

                              Ngưòi Yêuơi, dẫu cách xa vạn dặm

                             Tôi yêuNgười, Người cũng vẫn yêu tôi...

                        (''Tôi Có Người Yêu'', trang32)

*   *   *

Về phầnnội dung, thơ của Song Thi trong ''Dỗ GiấcĐêm Dài'' vẫn là phần nội dung trong thi tập''Đất Tạm Dung''. Có thể bảo phần thơở quyển sau là phần nối dài của quyểntrước. Bởi vậy đường lối sáng táccủa chị là đuờng lối nhất quán,trước sao sau vậy. Quân thù của chúng ta hãy cònlộng hành trên đất nước Việt Nam. Dĩnhiên một kẻ ưu thời mẫn thế nhưchị Song Thi thì làm sao không còn thao thức trong đêmđen của lịch sử bị tổn thương? Làmsao không chờ đợi hoài hoài một bình minh tươisáng của dân tộc?

                                   Chẳng lẽđi hoài đêm ba mươi?

                                   Lạclõng chân mềm có hổ ngươi?

                                  Đếm thêm tóc bạc sầu vong quốc

                                   Pháođón giao thừa hận chẳng vơi.

*

                                   Chẳnglẽ đi hoài đêm ba mươi?

                                   Bao nhiêunăm bảng lảng qua rồi?

                                   Nén nhang aiđốt đêm trừ tịch?

                                   Gióquyện hương cùng mây nước trôi...

*

                                   Khắckhoải buồn ơi, đêm ba mươi!

                                   Nhà ai kíncửa dửng dưng thôi

                                   Khóisương đan phủ lòng thương nhớ

                                   Tuyếtlấp hồn đau tê cứng môi.

*

                                    Chẳnglẽ đi hoài đêm ba mươi

                                    Ngày mairạng sáng ở bên trời

                                    Quê xarực rỡ mùa sum họp

                                    Trởbước tôi về non nước tôi.

                                    (''Đêm BaMươi'', trang 162)

Quê hươngcòn dưới bạo quyền, nhưng kiều bào chúng tađa số quên quốc hận, lơ là với quốcnhục. Tuy vậy Song Thi vẫn không quên. Tinh yêunước của chị trước sau như một.Đó là thứ giấy hồng cẩm tiên điểm saokim nhũ dùng để viết liễn Tết, dù giómưa sương giá vẫn không làm nó phai lạt sắcthắm rực rỡ như nước mực sontươi. Trong khi đó, lòng ái quốc của đasố nhà thơ bừng lửa tranh đấu lúcđầu và trong một thời gian ngắn ngủi,tắt lịm dễ dàng. Lòng son của họ giốngnhư giấy hồng đơn đằm thắm màuđỏ trộn sắc xám trân châu, hay như giấy kimtương lộng lẫy màu hồng quê, cũngđiểm sao kim nhũ; nhưng cả hai thứ  giấynày  không dẻo dai và mau chóngphai màu lợt sắc.       

                                 Đếm những lần xuân... Lại đếmthêm!

                                  Bao nhiêuXuân gối mỏi chân mềm

                                  Ghe neobến lạ mong trừ tịch

                                  Thuyềnghé lạc bờ đợi nửa đêm.

                                  Hỏinước, nước đau niềm cá nổi

                                  Gạnnon, non xót cảnh chim chìm

                                  Đónđưa Xuân sắc thêm lần nữa

                                  Nhốt kín giao thừa tậncuối tim.

                                                (''ĐếmNhững Lần Xuân'', trang 195)     

Song Thi vànhững người bạn chung tâm huyết vớichị làm sao khỏi đau lòng trước đa sốnhững kẻ khi ra hải ngoại chỉ với mụcđích trốn cộng mà không có ý nghĩ chống cộng?Khi an cư lạc nghiệp hoặc vinh thân phì gia trênđất nước tạm dung rồi thì họ chỉnghĩ tới hưởng thụ. Nhục nhã nhất làbọn lòn cúi kẻ thù để được vềthăm Việt Nam cốt khoe của cải và cốtchơi bời trụy lạc chứ không phải cốtviếng thăm, giúp đỡ người thân còn sốngsót hay viếng thăm mái từ đường xưa cùngmồ mả tổ tiên.

Về cầmbó bạc trên tay

MuaThương bán Khó kéo dài khổ đau

Xua tình cốtnhục đi mau

Đón têncướp nước chia nhau miếng đường.

Em vềđón gió một phương

Em vềdẫm nát mảnh vườn quê cha

Em mang gấmvóc lượt là

Nối tay chogiặc cướp nhà tổ tiên.

Em đi chohết ba miền

Vỗ taycười cợt vung tiền làm vui

Thù chung nămcũ đã vơi.

Hận chung emcũng đã nguôi lâu rồi.

(''HỏiThăm'', trang 106)

Đốivới những kẻ vong bản ấy, chị chỉthan van, bộc lộ nỗi niềm của mình tuy bằngmột giọng chì chiết đắng cay, nhưng chịkhông để tình cảm bung vỡ thành những lờigào thét phẩn nộ. Chị biết tự chếđể khỏi vừa bù lu bù loa vừa nguyềnrủa, chửi bới bọn chúng. Vốn là một nhàthơ tình lý đồng cân, chị giải bày cho họhiểu nỗi đau khổ lầm than củađồng bào chủng tộc, những u uất mang nặngcanh cánh bên lòng của mình:

    Em cóthương về cho núi sông

                                       Mười lăm năm nước chảy xuôi dòng

                                       Mườilăm năm đá chau mày khóc

                                        Mâyphủ ngang trời, em biết không?

*

                                        Em cóthương và em có hay

                                        Bao nhiêu năm nước mắt đongđầy

                                        Cây xanh héo úa vì caynghiệt

                                       Ruộng bỏ hoang tàn em có hay?

*

                                        Em cóthương và có xót xa

                                        Phongba vùi dập chốn quê nhà

                                        Đau thương loang lổ tươmthành máu

                                        Cùngcực in hằn trên lớp da.

*

                                        Emđã xa và em đã quên

                                        Haimươi năm chửa cạn ưu phiền

                                        Thêm bao nămđá tan thành cám

                                        Nước chảy xuôi dòng trôi mất tên.

*

                                        Em ngất ngư chìm trong biển quên

                                        Buồn cho phố cũ đổi thay tên

                                        Xómthôn thay xác nên tù ngục...

                                         Emsống quê người, thương gác bên.

                                    (''Em CóThương?'', các trang 90, 91)

Có nhữngkiều bào về thăm Việt Nam, thấy  các thành phố có những chungcư nguy nga, những tòa kiến trúc tráng lệ nênđổ hô là đất nước đã phúcường, đã lột xác thành đất nướcvăn minh tân tiến. Họ có biết đâu ở thôn quêhay ở các xó xỉnh tối tăm trên đấtnước, đa số lê dân nghèo khó, ốm đói,sống lây lất như lũ ma đói. Cái thiênđường mà họ rêu rao đối với tácgiả Song Thi vẫn chỉ là một thiên đườnggiả. Đó cũng như khuôn mặt rỗ chằngchịt của một cô gái già được lớpson  phấn dầy cui tô trétlên. Đó cũng như tấm thân còi cọc đầyvết sẹo của cô gái xấu xí được yphục bằng nhung gấm lộng lẫy,được nữ trang bừa bộn hào nhoángđấp điếm lên.

Cái gọi là XãHội Chủ Nghĩa được xây dựng trênảo tưởng điên khùng của ông Karl Max, trên ácmộng của dân lành thì thực tế làm sao đápứng cho  bọn CộngSản hoang tưởng và cuồng tín thành sự thật?Đó chỉ là cái phù du giả tạo ẩn núp saunhững hình người cười toe toét trong nhữngtấm tranh cổ động, trong khi đó tác giảnhững tấm tranh ấy nghèo túng thiếu ăn. Chúng chỉgợi cho kẻ nhẹ dạ, kẻ mê muội cái hình bóngphất phơ của thiên đường, cái ảoảnh rực rỡ trong giấc mơ phù phiếm mà thôi.

    Thành quách emđang thấy ở xa

                           Chừngnhư đô thị sắc nguy nga

                                        Emơi có biết thiên đàng đó

                                       Làchốn âm hồn chứa bóng ma.

*

                                       Bước lại gần đi, mở mắt trông

                                        Emơi có thấy máu loang hồng

                                       Khổ đau thấm ướt vành khăn lệ

                                       Người khóc cho người giữa hố chông.

*

                                      Sặc sỡ cờ treo như rủ rê

                                       Sángđèn nhung lụa chốn âm mê

                                       Hồn trơn, ýtrợt, tình đi lạc

                                      Giận kẻ ngu ngơ hối hả về.

*

                                      Thảm máu em về cứ dẫm lên

                                       Máutừ đồng nội góc trời quên

                                      Máutrên thành phố người đông đúc

                                       Đóchốn ''thiên đàng'' không có tên.

                                                (''Thiên ĐàngGiả'', trang 121)

Cái thiênđường đích thực xa xưa đã thậtsự mất rồi. Người lưu vong trở vềthaăm lại ngơ ngác trước cuộc đổithay; Xin đọc:

                                        Có người đứnggiữa cơn mưa

Dangtay đứng đợi nắng mưa trở về.

Ngõhoang xóm vắng cận kề

Soãichân muốn bước bên lề phố đông.

Chèoghe trên nước ngược dòng

Đêmđen tối mịt tưởng trong ánh đèn.

Ngẩnngơ giữa chợ đua chen

Ngỡnhư đóng cổng cài then quanh mình.

Bướcchân lên thác xuống ghềnh

Tưởngđi suốt cuộc hành trình gấm nhung.

Dòđây hỏi đó mông lung...

Có ai biếtđược tên khùng mất quê.

Ra đimất lối quay về

Thất thơgiữ một chân hề lưu vong.

(''HềLưu Vong'', trang 102)

 

*   *   *

Rải rácđâu đó những hình ảnh thân thương trênđất nước, những kỷ niệm hạnh phúclen lỏi vào thi ca của Song Thi. Đó là những ámảnh không nguôi trong ký ức của chị như vếtxâm bám chặt suốt đời trên da. Và đó cũng lànhững ngọn lửa thiêng giúp chị nuôi vữngbền tình yêu đối với giang sơn chủngtộc để chị tranh đấu chống bạoquyền không bằng súng ống giáo gươm mà bằngngòi bút nhiệt thành  vấnvương linh hồn Tổ Quốc. Chị xứng đánglà kẻ đi theo những bậc thi nhân ái quốctiền bối trong đo có nhà chí sĩ Nguyễn ĐìnhChiểu với hai câu thơ lục bát bất hủ:''Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm''/''Đâm mấy thằng gia bút chẳng tà''.

      Nhớ gốcđa bên bờ dậu xanh

                                          Làng xưa ẩn bóngkhóm tre lành

                                         Một mái hiên đình sơn thếp bạc

                                         Một rặng dừa đón ánh trăng thanh.

                                                                       *

                                         Nhớ tiếng chuông chùa ngân vẳng xa

                                         Trầm hương thơm thoảng cõi ta bà

                                          Áonâu cung kính bên bàn Phật

                                          Bàikinh chiều gợi nhớ thiết tha.

                                                                       *

                                         Nhớ cánh đồng trải ngàn lúa non

                                         Hồn quê ấp ủ chén cơm ngon     

                                          Áo aitay xắn trong mùa gặt

                                          Chiều mục đồng cahát véo von.

                                                                       *

                                         Nhớ đô thành con đường Duy Tân

                                         Đường mang tình ái tuổi thanh xuân

                                         Gốc me đón đợi giờ tan học

                                          Lárụng vàng non, lá bâng khuâng (1).

                                                                       *

                                         Nhớ nhịp cầu bắc nối sang sông

                                          Hômxưa áo trắng có còn không?

                                          Có đủ sáuvày mười hai nhịp

                                          Uuất tràn khuấy đục nước trong (2).

                                                                       *

                                         Nhớ biển xanh nước trời bao la

                                          Ngútngọn thùy dương trên bãi xa

                                         Bọt biển có tràn trên cát mịn ?

                                          Có dãtràng đợi ngắm sao sa (3).

                                                                       *

                                         Nhớ gió đồi thông thoảng mặt hồ

                                          Noncao rày phủ đắp khăn sô

                                          Có ailên viếng vùng cao đó

                                          Háigiúp nụ hồng đã héo khô (4).

            (''Thư TìnhĐêm Xuân'', các trang 164, 165)

.................................

 (1) Sài Gòn, (2) Huế, (3) Nha Trang, (4)Đà Lạt

 

Đã cónhững ngày xa xưa, có lẽ vào thuở tác giảđang độ hoa niên hay vào thời kỳ thanh xuân,chị đã từng tuần tự phơi  lụa tím, lụa xanh, lụađỏ trong nắng đẹp miền Nam, đãsống trong tình yêu thơ mộng, đã bơi lội trongbiển  hạnh phúc bao lavới ngươi yêu. Nhưng rồi giông bão tràn tớiquê hương đất nước, chị phải rahải ngoại. Kỷ niệm cũ vẫn sống mãitrong ký ức của chị. Nhưng trên đất kháchchị không còn phơi những thứ lụa có màu thuởtrước nữa. Chị phơi lụa trắng vớitâm nguyện để tang cho Tổ Quốc. Chịphơi lụa vàng với hoài bão dựng lại ngọncờ xưa. Với tấm lòng thành khẩn thiết tha,chị mong rằng khi bóng cờ đỏ không còn trên giangsan gấm vóc của chúng ta, chị sẽ trở vềViệt Nam, làm lại từ đầu, tức là phơimàu khăn tím trong xóm cũ làng xưa.

                                        Bạt giótrời lên cơn bão giông

                                       Giâyphơi khăn đỏ máu loang hồng

                                       Tìnhngưng không kết thành mơ ước

                                        Nắng trở đem buồncho nhớ mong.

                                                            *

                                       Khăn trắngmang phơi thấy xót xa

                                       Aiphơi tang khó trắng quê nhà?

                                       Dungxứ tạm người chan chứa hận,

                                       Nhụcnhằn dầu dãi bước Kinh Kha.

                                                *

                                      Đấttạm hong phơi tấm lụa vàng

                                      Cờ bay trong gió nắng xuân sang

                                       Sào giây nốithẳng ba đường máu

                                      Quốchận vơi đầy chung ý mang.

                                                             *

                                        Aimơ chút nắng buổi hoàng hôn

                                       Nắng chở mây xa trở nước nguồn

                                       Khăn đỏ đi rồi thôi ác mộng

                                        Tôivề phơi lụa tím cô thôn.

                                    (''PhơiLụa'', các trang 108, 109)

Chúng ta đãtừng đọc loại thơ văn dĩ tảiđạo nói chung, loại văn thơ ái quốc nói riêng,chúng ta chỉ bắt gặp những đườngcũ lối mòn, những ngôn từ quen thuộc, nhữngý tình  như đúc cùng mộtcái khuôn. Ở thi ca của Song Thi, chúng ta vẫn thấynhững yếu tố, những tính chất mà tôi vừakể. Nhưng  chị vẫntạo cho thơ mình những cái kỳ đặc hơn,le lói thần trí sáng tạo lấp lánh hơn. Chịbiết trồng vài thứ kỳ hoa dị thảo hai bênđương cũ lối mòn. Chị canh cải đôichút ngôn từ cho đặc sắc hơn mà khỏicần thêu hoa dệt gấm. Chị nhìn sâu vào niềm rungcảm của mình để tìm những ý tình thâm thúyhơn. Nhưng dù gì thì dù, chị vẫn giữ nguyênvẹn cái văn dĩ tải đạo của mình nhưmột tín đồ ngoan đạo giữ vẹn tấmlòng tín nguỡng kiến cố của mình. Nhưngười trinh nữ trong điện thánh Hỏa Giáo bênxứ Ba Tư giữ mãi vết thủ cung sa đỏthắm trên cánh tay trắng nõn như ngó sen ngó cầncủa mình. 

Sau đây là bài''Áo Thêu'' nói lên nỗi niềm tha thiết, cái tâm nguyệncủa kẻ hướng về một lý tưởng,một đất nước và một ngọn cờ. Xin đọc:

                                          Chị gửi cho em chiếc áo dài

                                           Thêucành hoa bướm với mây bay

                                           -Hoa tươi có nở trời bên ấy

                                          Bướm có sụt sùi, mây có bay?

                                                                       *

                                          Chị gửi cho em chiếc áo vàng

                                           Thêucành hoa cúc đón xuân sang

                                - Sao không thêu áo màu tơitả

                                           Loang lổ trên nền thước gấmsang?

                                                                       *

                                           Chị gửi sang emchiếc áo rồng

                                          Đếm bao nhiêu vẩy, mấy chờ mong

                                          ThiênLong uốn khúc vờn châu ngọc

                                          -Thừa chỉ kim nào thêu núi sông?

                                                                       *

                                          Một chiếc áo thêu màu lúa thơm

                                          Đồng xanh vương thắm buổi chiềuhôm

                                          Lụa thêu trên áo tròn như mộng...

                                           -Lúa lép bên nhà có đủ cơm?

                                                                       *

                                         Chị gửi sang em tà áo bay                                                

                                         Của người thiếu phụ mắt hoen cay

                                          Khóccon vượt biển mồi cho cá

                                         Chồng chốn lao lung vướng đọa đày

                                                                       *

                                          Xinchị thôi đừng gửi áo thêm

                                          Quêhương bày bán dưới đèn đêm

                                          Tetua vá víu màu sang cả

                                         Gạt lũ chim non yếu cánh mềm.

                                                                       *

                                         Chị nhé thôi đừng gửi áo thêu

                                         Lầm than phủ giấu lớp nhiễuđiều

                                         Gấm nhung không ấm lòng cô lữ

                                          Chị gửi sang giùm tiếngquốc kêu.

                                                                       *

                                         Chị nhé xin thôi đừng gửi áo!

                                         Giữ gìn mà phủ bọc giang san

                                         Đau thương kết chỉ luồn trong máu

                                          Kimnào thêu được nét tan hoang?

                                    (các trang 84, 85)

 

*   *   *

Bướcsang tản văn, Song Thi vẫn không buông bỏđường lối, khuynh hướng đả phá cáiÁc để duy trì và phát huy cái Thiện của mình.Giọng điệu văn chương miền Namthường véo von, bộc trực, xí xọnđượm hơi hướm của ngôn ngữ dân quê.Văn phong của Hồ Biểu Chánh, Vương HồngSển, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, bà Vân Trang, bà NguyễnThị Thụy Vũ, nhất là của Lê Xuyên đềuquê rít quê rang nhưng rất quyến rũ mặn mà, gây chođộc giả ngoài cái kiến thức uyên bác, còn thêmniềm thú vị đậm đà. Văn phong củalớp sau như Xuân Vũ, Phạm Thăng, Hồ TrườngAn, Kiệt Tấn, Nguyễn Văn Sâm, Võ KỳĐiền, Phùng Nhân, Nguyễn Văn Ba, Nguyễn TấnHưng, Sĩ Liêm...(nam), Phượng Khánh, Phương HoàiNam, Nguyễn Thị Ngọc Nhung, Tiểu Thu, Hồng Lan,Dư Thị Diễm Buồn... (nữ) cũng quê mùa khôngthuốc chữa, nhưng vẫn mở đầu tiếngnói của một thế hệ đau thương mấtmát vì chiến tranh, vì hoàn ảnh vong gia khứ quốc.Đó cũng  phản ảnhđược tiếng nói vang vọng từ lòngđất nước Nam Kỳ Lục Tỉnh thânthương. Cho nên họ cũng không cần thuốcchữa làm gì. Trái lại, dù áp dụng ngôn ngữ Nam Kỳnhưng văn phong trong thơ Song Thi, bút pháp trong văn xuôicủa chị, chẳng những không quê mùa mà đôi lúc cònđượm âm sắc cao sang thanh thoát. Chị khôngcần chuốc lọc mà văn phong bút pháp chị vẫntrong sáng như pha lê và óng ả như mặt gỗ cẩmlai, gỗ giáng hương, huỳnh đàn giồi bóng.Chị không õng ẹo mà bút pháp vẫn quyến rũ ởgiọng điệu đoan trang thùy mị.

Phần vănxuôi có những bài tùy búy như ''Kỷ Vật TrongĐời'', với tính chất thuyết thoại (lanarration)  trộn lẫnhồi ức (flash back), nhắc lại thuở học tròvới quyển lưu bút cùng các khuôn mặt bạn bècủa tác giả. Chị cũng nhắc lại quyển lưu bút ghi bút tích các vănnghệ sĩ , nhắc luôn thời kỳ tác giảviết văn, làm báo, làm phóng viên chiến trường vàvài món kỷ vật lúc chi  cùngchồng con vượt biên.

Tập lưu bút thuở học trò mang cáitên ''văn vẻ đượm mùi học trò'': Lưu BútNgày Xanh mà thời kỳ tôi còn trung học gần nhưđứa học trò nào cũng có. Tập lưu bút củatôi thật dầy với hàng trăm nét bút kỷ niệm,ngay trang đầu là ảnh của ''chủ nhơn''  với mái tóc kết hai chiếcbím dài và nụ cười thật tươi, thật vôtư. Bạn bè của tôi suốt những năm trung họchầu hết đều có mặt trong đó. Ảnhngười nào cũng được trang trí hoa hòebằng những tấm carte postale thuở đó có cảnhtuyết mùa đông, lá mùa thu, có hoa mùa hè sáng rỡ lấplánh đày kim tuyến. Miền NamViệt Nam của tôi khôngcó bốn mùa nhưng tập lưu bút có đủ hình ảnhXuân Hạ Thu Đông! Cho đến bây giờ, đãmấy mươi năm qua, từng trang lưu niệmvẫn hiển hiện rõ trong trí nhớ tôi: ảnh Caothị Nhung, bạn lớp nhì, đôi mắt mơ màng, tômàu son thật đậm; ảnh Nguyễn thịChỉnh, cũng môi son đậm nhắc tôi tiếngcười trẻ hơ năm học lớp nhất;ảnh ''học trò ngoan nhất lớp'' Đào thị Lêtrong bộ y tá trắng có chữ thập trên mũ (dạođó có phong trào chụp ảnh giả trai, giả  tá v.v..., không ngờ sau này Lêcũng đi vào ngành y tế để trở thành nữhộ sinh bệnh viện Từ Dũ); ảnh Lý thịThảo, hai chị em Nguyễn thị Nâu và Nguyễnthị Kim Liên, ảnh Hồ thị Ngọc, NguyễnNgọc Ninh và nhiều lắm, nhiều lắm... Cácbạn nam cũng đầy đủ : Trưởnglớp Nguyễn Huy Phú đội nón hướngđạo cười vui; Nguyễn Hiếu Tín nướcda bánh mật, ''đi khu'' trong Phong Trào Bảo Vệ HòaBình, sau anh trở về Sài Gòn trở thành con sâurượu vì bất mãn lỡ ngu dại lao đầu vào'' đảng cướp''; Lý Thanh Điền vắnsố chết trận, có cặp chân mày  châu lại rất gần;Phạm văn Ne, Nguyễn Hữu Kỳ, Nguyễn vănHội và Giang văn Vui bốn ''yên hùng'' không bao giờthiếu mặt trong những cong tác văn nghệ xãhội...Còn nhiều, nhiều nữa..., những bạnhọc trò mà ngày nay có đứa còn ở lại quê nhà, cóđứa trôi giạt khắp Năm Châu, có đứathất lạc mất tung mất tích...

Thời gian ''lăn lộn'' trong làng báo và giớivăn nghệ, tôi có thêm một tập lưu bút khác.Tập lưu bút này rất trang nhã không có ảnh nhưng cóthủ bút các nhà văn, nhà thơ, nhà báo như Bình NguyênLộc, Nguyễn Ang Ca, Giang Tân, An Khê, Lý Cẩm Tâm, NgôTỵ, Anh Quân, Ngọc Linh v.v... Tập kỷ niệmđầy những trang chưa viết thì biến cố75 xảy đến.

(''KỷVật Trong Đời'', các trang 314, 315)

 

* ''ChuyệnNhững Dòng Sông'' cũng là thiên tùy bút nhắc nhởngười bạn gái đồng nghiệp tênPhương khi cả hai cộng tác cho Đài Tiếng NóiHoa Kỳ ( đài VOA ). Chúng ta thừa biết đó lànữ sĩ Thanh Phương, người cầm búthơn 3/ 4 cuộc đời. Tác giả và chị ThanhPhương trước kia ở bên nhánh sông ĐồngNai từ sông từ Biên hoà chảy ngang thành phố SàiGòn,  ra Nhà Bè rồi tuôn rabiển.  Chẳng biết cóphải con sông có nối liền số mệnh cả haitrong việc cầm bút, trong côn việc làm phóng viên choĐài Tiéng Nói Hoa Kỳ hay không? Nhưng nó nối liềntấm lòng cảm thông của cả hai với nhau dù  tác giả sống bên bờ biển thuộc tiểu bang Oregon(Hoa Kỳ), còn chị Thanh Phuơng sống bên bờ sôngSeine trên nước Pháp:

Hai đứa tôi ở cách nhau haiđầu cầu và một dòng sông. Phương ở bênkia cầu Trương Minh Giảng, tôi ở bên này sôngcầu Kiệu. Dòng sông thì không có tên nào nhất đinh:ở hướng Càu Kiệu thì gọi là sông CầuKiệu, hướng Trương Minh Giảng thì cứgọi là sông Trương Minh Giảng. Tựu trung, đâylà nhánh sông nhỏ chi lưu của sông Đồng Nai,đổ từ Biên Hòa xuống Thủ Đức, CầuSơn, mạch lớn chảy qua Thị Nghè, hợplưu với sông Sài Gòn chảy vòng dưới dạcầu Tân Thuận, qua Nhà Bè để ra cửa Soài Rạpvà tuôn ra biển.

Mạch sông nhỏ len lỏi đổihướng chảy về Càu Bông làm gạch nốigiữa Đa kao và Gia Định, men về phía TânĐịnh làm ranh giới cho Xóm Chùa và một vùng ruộnglúa nhiều lau lách. Tôi biết rõ đám ruộng này vìthuở học lớp Đệ Thất, Đệ Lục,tôi vẫn  thường theomấy đứa bạn vào Chùa Vạn Thọ trong Xóm Chùađể lạy Phật mỗi khi chuẩn bị kỳthi lục hay tam cá nguyệt. Chúng tôi kéo nhau ra sân sau chùangồi học bài. Chùa ở sát bờ sông, nhìn qua bên kiađám ruộng lúa, ở tít mù xa, đám bạn tôi nói đólà hướng đường Chi Lăng Phú Nhuận, và cóvài lần, chúng tôi mạo hiểm mướn xuồngbăng qua sông hái lúa trộm, ép trong sách học trò...,nhưng chứa bao giờ tôi được đi ngảtắt đó mà đến Phú Nhuận cả.

Từ Xóm Chùa, con sông nhỏ tiếp tụcchảy luồn dưới gầm cầu Kiệu, lằngạch nói giữa Tân Định và Phú Nhuận, nhưmối liên hệ giữa đường Hai Bà Trưng vàVõ Di Nguy. Nhánh sông nhỏ càng đi tới càng khó khăn khiphải chen lách giữa những khu nhà sàn càng ngày càng bànhtrướng. Khúc sông cuối cùng bị nghẽn lối saukhi đã cố gắng chui qua cho được thêm haichiếc cầu Công Lý và Trương Minh Giảng.

(các trang 273,274)

Gặp lạinguời bạn gái đồng nghiệp năm xưa bêndòng sông Seine chảy thao thao, có thuyền chở du kháchngoạn cảnh hai ben bờ sông (bateau- mouche), tác giảđược chị Thanh Phương cho biết con sôngchảy qua khúc cầu Trương Minh Giảng đãnghẹt ứ vì rác rến lấp đầy. Cả haicùng buồn cảnh quốc phá gia vong và cảnh thahương ngộ cố nhân. Dòng sông bị bít lốiở đây ẩn dụ hay tượng trưng chomột điều gì? Có phải là mạch cảm thôngcủa tình đồng bào, của mạch sống dạtdào của Đất Mẹ thiêng liêng bị ngănchận bởi bạo quyền của chế độhiện tại trên cố quốc hay không?

*''Người Bán Trăng'':  nóivề cảnh khốn cùng của một người mù hátdạo trong chuyến xe buýt sau cuộc đổiđời. Anh hát bài thơ ''Hàn Mặc Tử'' của TrânThiện Thanh  với 2 câumở đầu: ''Ai mua trăng? Tôi bán trăng cho''/ ''Khôngbán tình duyên ước hẹn hò''.Sau đó, anh ta hát trongSở Thú bên cạnh loại ác thú bị giam cầm.Đất nuớc nghèo, thú trong chuồng thiếu ăn,ngưòi ăn mày ốm đói. Chỉ có các anh nón cốithấy loài thú lạ mà từ bấy lâu nay dướichế độ Xã Hội Chủ Nghĩa ở ngoàiBắc không có,  tỏ ra thích thúthôi.

           

*''Người Nghệ Sĩ Tên Nhơn'': Chàng họa sĩtên Nhơn tuy cùng vợ đã đến định cưtrên đất nước Hoa Kỳ, nhưng anh không thíchứng với đời sống hiện tại ởđây. Anh không đủ sức làm phu khuân vác, anh không cóvốn liếng Anh ngữ để học ngànhđiện tử. Anh đành thất nghiệp, vẽ tranhbán lai rai. Anh rất ghét màu đỏ vì đó là màu cờCộng Sản nên anh cố tránh đưa màu máu dữdằn này vào các họa phẩm của anh. Cuốitruyện, anh lại chết vì bạo bệnh.

     ''Người Nghệ Sĩ TênNhơn'' cũng như ''Người Bán Trăng'' là haibức tranh xã hội rất sống động trên haixứ sở khác nhau. Nhưng cả hai truyện ngắnđều có một mẫu số chung: sự điêuđứng của những kẻ mất nước.

           

* ''Con ThằnLằn'': Nhân vật tên Lân mắc bịnh suyễn kinh niên,chạy chữa thuốc Tây, thuốc ta đều vôhiệu nghiệm.  Khi chàngđi quân dịch, có một lần nhờ ngườiibạn tên Ánh giúp chàng qua cơn bệnh suyễn ngặtnghèo bằng cách cho chàng nuốt con thằn lằn bạch.May mắn cho Lân vào ngày hấp hối của chếđộ Cộng Hòa của Miền Nam Việt Nam, chàngcùng Ánh qua đảo Guam và rồi định cư ởHoa Kỳ. Ở hai nơi này, chàng không có con thằn lằnbạch để trị suyễn. Trên đấtnước Hoa Kỳ chỉ có con thằn lằn xanh vìđưọc nuôi bằng rau cỏ, trông gớm ghiếc,không thể nuốt trôi. Ánh gửi thư về Việt Namxin thằng bạn khác tên Sơn gửi qua con thằnlằn bạch cho Lân. Nhưng Sơn chỉ gởi xác khôcon thằn lằn  dán ở gócbức thư? Sơn cho biết ở Việt Nam bâygiờ, thằn lằn khó kiếm. Các nhà tối tân có máyđiều hòa không khí rất kín mít nên thằn lằn khôngthể chui vào. Còn trong các nhà nghèo, người không cóđủ cơm ăn thì đâu có gì để dành cho loàivật.   

     

* ''SợChuột'': Đây là chuyện tai nạn nhưng làchuyện vui. Tác giả sợ chuột từ nhỏ, dùlà  thứ chuột đồngnuôi sống bằng lúa nếp có thịt tinh khiếtthơm ngon. Khi định cư trên đấtnướcHợp Chúng Quốc, tác giả khổ vìchuột hí lộng trong nhà mình nên chị tìm cách trừchuột. Nhưng không ngờ, chị giếtđược vợ chồng con chuột cuối cùngbằng thứ thuốc làm chúng khát nước nên rờitổ để uống nước tới căngbụng mà chết. Chúng dể lại lũ con trong ổchuột dưới sàn ván trong căn bếp. Bầychuột con chết vì thiếu sữa mẹ, mùi thốitha bốc lên khó chịu. Trải bao ngày vợ chồngchị phải chịu trận, không kiếmđược chỗ nào để tìm ra chuột chết.Sau cùng, cạy sàn ván lên, chị mới hay nguyên do tựsự. Cơn ác mộng chấm dứt, nhưng dù trongcơn ác mộng hay vào lúc kết cuộc của cơn ácmộng ấy chị diễn tả bằng lối vănôn nhu lẫn dí dỏm để thay đổi khong khí utrầm, thê thiết của các mẩu truyện khác.

           

* ''HọcTrò'': Nhân vật xưng tôi (có thể là tác giả) ngàyxưa đi dạy lớp bình dân học vụ cho cácbậc lão nhiêu mù chữ, được họ ''dạ thưa cô'' một cáchcung kính dù đương sự van xin họ nên gọi mìnhbăng con hay bằng cháu. Nhưng họ không nghe vì họtôn trọng lời dạy Đức Khổng Tử qua câu''quân sư phụ'', làm cô thầy thì chỉ có dướivua mà thôi.

Trên đấtMỹ, nhân vật xưng tôi dạy tình nguyện miễnphí tiếng Việt cho lũ choai choai thuộc hạnđầu bò bướu cổ. Nhưng nhờ sụtận tâm và sự tế nhị của đươngsự mà lớp học được suông sẻ. Khônghiểu có phải do hồn thiêng Tổ Quốc và  do tiền nhân phù hộ, hoặcdo dòng máu chủng tộc luân lưu trong huyết quảncủa lũ học trò hay không mà chúng học mau giỏitiếng mẹ đẻ, chẳng những chúng nói rựaràng tiếng Việt mà còn có đứa viết thưvề Việt Nam cho bà ngoại bằng tiếng Việt nữa.Món quà thưởng tinh thần này làm nhân vật xưng tôihạnh phúc đến nỗi không sao cầm được nước mắt.

           

* ''Sue'': Đâylà người bạn đồng nghiệp Mỹ củatác giả tên Sue khi cả hai làm việctại hảng điện tử Textronix tại Oregon.Đây là người phụ nữ da trắng giàu lòngtừ thiện, không phân biệt chủng tộc màu da.Chị ta lấy chồng gốc người Phi Châu.Chị ta giúp đỡ dân tị nạn ĐôngDương và những ai đang khốn khó. Chị tađã nuôi đứa bé Căm-bốt mồ côi, nuôi luôn haithằng bạn lạc loài của nó. Hơn 10 nămtrước, Sue đã ly dị chồng vì anh ta đãtằng tịu với một phụ nữ khác. Nhưngchị vẫn ở vậy để nuôi ba đứa conruột, ba đứa con nuôi và một  bà mẹ già.

Khi tác giảviết truyện ngắn này thì Sue đã thiên cư vềNew York. Mẹ chị ta đã chết. Chị ở chungvới cô trưởng nữ cũng lấy chồnggốc Phi Châu như chị ta. Rồi một hôm, Suegọi điện thoại cho tác giả để hànhuyên, để nhắc nhở những ngày cùng làm việcchung với tác giả ở hảng Textronix.

Đây làmột khúc hoan ca tán tụng một tâm hồn thu nhỏtự ái (kết hôn với người đàn ông da màu màkhông mặc cảm, giúp tha nhân mà còn bị eo sèo bởimiệng lằn lưỡi mối, ly dị ngườichồng phản bội mà không thù oán). Sue thu nhỏ tựái  vẫn chưa đủ màcòn nới rộng tình bác ái thêm bao la. Một nhân vậtnhư thế  chúng ta khó gặpở trong cuộc đời. Nhưng đối vớicây bút tin cậy cuộc đời như Song Thi thì mớicó được cơ duyên kỳ diệu đưađẩy tới để chị kết bạn vớiđương sự . Có vậy, tác giả mới códịp viết về cuộc đời củađương sự để rọi ánh sáng tin yêu vào tâmhồn độc giả giữa cuộc sống lọclừa, dối trá và tàn ác này.

           

(*) ''ThưKhông Niêm'': Đây là chuyện tình bạn bè của 5 họcsinh gồm có Tin, Vui, Ne, Kỳ, Hội và cô nữ sinhPhạm thị Minh Trí (tên cúng cơm của tác giả).  Họ là những học sinh tràntrề nhiệt huyết, thường làm công tác từthiện cho xã hội và công tác văn nghệ cho nhàtrường. Thật ra, Tín hoạt động hăng saycho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, bị bắt,trốn tù và chạy vào mật khu. Sau ngày sụp đổcủa Miền Nam Việt nNam, Tín trở về Sài Cònvới thân vóc gầy gò, khuôn mặt tiều tụy,thường xa lánh các bạn cũ. Vui, Kỳ, Hộinghĩ rằng Tín không muốn dây dưa với bạncũ vì hắn không muốn họ lợi dụng tình bạncố tri  để khỏibị họ xin xỏ điều này điều nọvới hắn. Nhưng thật ra, Tín chán ngán chếđộ mà trước kia hắn cho là  lý tưởng cao quý củađời mình. Khi tác giả vượt biên vàđược định cư trên đấtnước HợpChúng Quốc, được nghe bạncũ kể lại rằng Tín bây giờ dùng rượuđể quên nỗi thất vọng vì đi sai lầmđường để rồi đút đầu vàomột chủ nghĩa không đáp ứng đượccái lý tưởng xa xưa của mình.

Bức thưkhông niêm của tác giả viết cho Tín vẫn là bứcthư thông cảm để chị chia sớt nỗikhổ tâm của người bạn cũ. Niềm thông cảmcủa chị đối với người bạnxưa không vì chính kiến, chủ nghĩa mà hao hớt,lụn tàn. Nguyễn Hiếu Tín, Phạm văn Ne,Nguyễn Hữu Kỳ, Giang văn Vui được tácgiả nhắc lại trong truyên ngắn ''Kỷ VậtTrong Đời''.

 

* ''ChiếcQuan Tài Quỳnh Đàn'': người bác của tác giảlà một trưởng giả có hai đứa con traiđầu theo Cộng Sản. Nhưng người conthứ ba là một chiến sĩ phe chủ nghĩaQuốc Gia. Cô con gái kế là giáo sư Hội ViệtMỹ; còn cô út thuộc thành phần tiểu tư sản,có sạp vải ngoài chợ Đa Kao. Người bácchỉ mong có ngày đất nước thanh bình, con cái bácsẽ quay về dể bác chia gia tài gồm ngôi nhàđồ sộ của mình. Nhưng khi Cộng Sản bạo chiếm Miền Namthì nhà bác bị sung công, tụi chúng dành cho bác căn phốnhỏ có thể  bày cổhậu sự bắng gỗ huỳnh dàn. Tác giả đãnhắn nhủ với người bác ấy như sau:

Con vẫn nhớ rõ một buôi trưanắng cháy, lũ nửa người nửa ngợm thaodượt ''đánh trận trong thành phố'' đã leo theoống máng xối lên nóc nhà Bác và trổ xuống theođường nhà tắm, cầu tiêu. Bác giận dữđi tìm tên chỉ huy để phản đối,khiếu nại về hành động xâm nhập gia cưmà không xin phép, thằng chỉ huy tuổi đáng cháungoại Bác đã hách dịch hỏi ngược Bác: ngàychúng tôi đánh vào Sài Gòn chúng tôi có cần xin phép ''chú'' haykhông?

(trang 284)

Đây chỉlà một trong muôn ngàn thí dụ điển hình củabọn cướp được chủ nghĩa tồitệ ủng hộ (cướp đất, cướpnhà, cướp gia sản, cướp cả tự do suynghĩ, tự do tín ngưỡng...). Xưa kia, nhà thơngụ ngôn La Fontaine có bảo: ''Lý luận kẻ mạnhbao giờ cũng thắng thế''.Có lẽ câu ấyđúng trong trường hợp của tên chỉ huy kia

 

* ''ĐóaHồng Cho Quê Hương'': Đó là thời gian tác giảlàm việc cho hảng

điệntử Textronix. Vào chiều 30 tháng Chạp, chịnhớ  cái Tết nơi quê nhànên khóc tức tưởi các bạn đồng nghiệpngơ ngác không hiểu vì sao chị khóc như thế.Tới chừng rõ nguồn cơn tự sự, ông TedWollam, xếp của chị hôm sau đến chịmột bình có cắm hai đóa hồng vàng và tấmthiệp Happy New Year.

Hai mươinăm sau, tác giả về hưu. Ông Wollam cũng đãhồi hưu trưóc đó khá lâu. Các bạn đồngnghiệp của chi phân rẽ tứ tán, nhưng hai đóahồng còn sáng mãi trong ký ức và trong niềm cảm kháisâu xa của chị. Lại nữa, đây là một câuchuyện tin yêu giữa con người với conngười, nhất là con người có tổ quốcđối với con người mất nướcsống nơi khách địa với tâm trạng  bơ vơ lạc loài.

           

* Sau hết,chúng ta có thể xem  cáctruyện ngắn ''Thư Gửi Chị'', ''Chị Hai Tôi'',''Hiếu Bình'', ''Mối Lo Của Người Chị''thành 4 chương của một truyện vừa.Chuyện kể: người chị lớn của tácgiả (trong truyện gọi là Chị Hai) khi còn ởViệt Nam, sau cái chết của anh học sinh Trầnvăn Ơn, chị cùng nhóm sinh viên học sinh chốngchính quyền Thuộc địa Pháp. Nhưng chị sa vàolưới bẫy của bọn Việt Minh, thứCộng Sản trá hình mượn chiêu bài chống Tâyđể dụ dỗ những kẻ ái quốc chân chínhtheo chủ nghĩa chúng . Chị Hai bị chánh quyền Tâybắt giam, nhưng nhờ ông thân sinh của chịvốn là bạn thân của Thủ Tướng Nguyễnvăn Tâm dàn xếp, chị được phóng thích vàđược sang Pháp du học. Trên đất Pháp,chị vẫn mê say chủ nghĩa Việt Cộngđể chống Mỹ mà chị cho rằng đó làbọn Đé Quốc bởi vì chị nghe lời tuyêntruyền xảo trá của Việt Công về vụ Mỹdội bom B 52 trên đất Bắc. Sau khi đỗbằng kỷ sư ngành dêt, chị về Miền Bắcvới tinh thần phục vụ quê hương.Trước đó, chị lấy chồng ở Pháp,nhưng sinh đứa con độc nhất là Hiếu Bình trên đấtBắc. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Miền Nam rơi vào taygiặc Cộng, chị trở về Sài Gòn phục vụcho ''bọn họ''. Chị có vẻ thất vọng vì  những lý do như sau:

Hai vợ chồng chị ở trong mộtchung cư chỉ tiêu vừa rộng hơn một sàngỗ trải chiếu đủ hai người nằm;chiếc thùng dựng xe đạp chở từ Pháp vềđược dựng lên vừa làm vách phòng, vừa làmkệ tủ. Bếp là một lò duy nhất kê sáttường lâu ngày ám khói đen kịt. Cầu tiêu làcầu công cộng để người ta lấy phân bónrau cải. Chị vui,  hãnhdiện vì thời gian đầu ''nhà nước''đưa chị và các bạn Việt Kiêu yêu nước''của chị lên mút tầng mây bằng những lầntuyên dương các chị là những ''phụ nữbắn máy bay Mỹ''  Suốtthời gian ở Hà Nội, chị không hề  được ăn  nước mắm, nướcmắm của chị là loại nước tương phathêm muối, chị không dám ăn một miếng thịtvì chỉ tiêu của hai vợ chồng gom lại chỉđủ mua thịt cho thằng con cưng Hiếu Bình.

Cũng theo lời chị tiết lộtrong những lúc vui miệng: chỉ ''tuyên dương''được vài năm đầu, ''nhà  nuớc'' bắt đầubỏ rơi  những''Việt  kiều yêunước''. Không những ''nhà nước'' làm lơvới những hy sinh cao đẹp của chị cùng cácbạn chị, mà cứ đôi ba tháng, công an cứ''gọi'' chị đến văn phòng để vấnnạn chị một câu được lập đilập lại nhiều lần: ''Chị ở Phápđược đầy đủ tiện nghi,đời sống sung túc... Chị về đây làm gì?Chị là thành phần cộng sản Pháp, có phảichị về để làm gián điệp cho Phápchăng?''.

(''Chị HaiTôi'', trang 302)

Chị Hai cóphải người Cộng Sản thuần túy không? Cólẽ là không. Chị vẫn còn nặng óc gia đình, đólà cái óc lụn bại của thành phẩn tiểu tư sảnđối với Cộng Sản. Chị vẫnthương yêu cô em Minh Trí ương ngạnh của mìnhvì đương sự luôn tôn thờ chủ nghĩaQuốc Gia. Chị sau khi định cư ở Sài Gòn,vẫn tìm việc làm cho tác giả nhưng tác giả khôngthấy thích hợp ngành nghề nào mà chị Hai đềnghị. Riêng tác giả vẫn thương yêu thằng cháuHiếu Bình của mình, vẫn vừa thương vừagiận người chị ruột của mình. Thếrồi tác giả cùng chồng con vượt biên,được định cư ở tiểu bang Oregon,trên đất nước Hợp Chúng Quốc.

Tác giảvẫn thừa biết một điều: trong tận cùngsâu kín của ý thức, chị Hai vẫn  thấy mình lầm. Nhưng tácgiả cảm thấy thất vọng vì  người chị ấy luôn bámriết cái lý tưởng sai lầm  của mình và vào cái ảo ảnhcủa thiên đường cộng sản. Cho nên trongtruyện ''Thư Gửi Chị'', tác giả đãviết:

Tiếc rằng hai chị em mình chọn haicon đường khác nhau, hai ý thức hệ đốinghịch, hai chị em mình cách biệt hai chiếntuyến, dù chị Hai biết sự chọn lựa mình làsai lầm chị vẫn tiếp tục nhắm mắtphục vụ, không ''phản bội đảng'', sựlì lợm, ương ngạnh đó là do giòng máu của Bachúng mình để lại, em không chấp nhận conđường chị đi nhưng đôi khi em phân vânkhông biết mình nên chê trách hay nghiêng mình kính phục chịở sự trung thành, dù biết mình lầm nhưng vẫnkhông đón gió, trở cờ. Thôi đành vậy,đường ai nấy đi, em vẫn tự hứa''nhất định không về khi CS còn ngự trị trênđất nước Việt Nam của chúng mình''.

Hai mươi lăm năm, chị em mìnhnhư người xa lạ, không một bức thưthăm hỏi, không một gói quà chia xẻ những khókhăn chật vật mà em nghe về chị Hai, cónhiều lúc em tàn nhẫn tự bảo lòng: chị đã chọnthì chị phải chịu trách nhiệm về sựchọn lựa của mình...

(''ThưGửi Chị'', trang 294).

Nhưngbởi sợi dây huyết thống thiêng liêng, bởi lòngvị tha  mãnh liệt, bởiniềm thông cảm dạt dào, cho nên khi  nghe thằng cháu Hiếu Bìnhcủa mình điện thoại báo tin chị Hai nằmbệnh viện chờ chết, tác giả vội vã  về Việt Nam thăm chịlần chót để khỏi ân hận suốt đời.Và đương sự vẫn thương yêu thằngcháu như hồi 25 năm về trước.

Chị Hailạc đường là do lý tưởng tôn thờsự công bình nhân ái đối với nhân loại, do sư yêu chuộngnền tự do độc lập dành cho xứ sởcủa chúng ta mà ra. Ở đây có một vận sựđau lòng mà chị Song Thi không nêu ra. Trên đất Pháp,sinh viên của nền Cộng Hòa Miền Nam Việt Namđã từng khổ sở điêu đứng bởibọn đại sứ và bọn ngoại giao của hainền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hòagây ra. Đó là bọn ngu xuẩn với căn tính titiện trên đội dưới đạp, làm nhơnhuốc danh nghĩa ngành Ngoại Giao của đấtnước Miền Nam Việt Nam. Chúng khinh rẻ sinh viênViệt Nam nghèo, ưa làm khó dễ đối vớihọ để nịnh bợ bọn con ông cháu cha. Trongkhi đó, bọn đại sứ và bọn ngoại giaocủa phe Cộng Sản luôn o bế và giúp đỡ cácsinh viên nghèo, dụ dỗ họ vào đảng hoặc gieocho họ lý tưởng và mầm mống thiên tả, haygieo cái ảo tưởng thiên đuờng đượcxây dựng tên Xã Hội Chủ Nghĩa của bọn chúng.Do đó mà các sinh viên Việt Nam trên đất Pháp bịlừa phỉnh. Kẻ nào hồ hỡi về phụcvụ Việt Nam sau khi bọn giặc phương Bắccưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam, mới bậtngửa ra: mình đút cổ vào tròng dây thòng lọng. Nhưthế, cái nguyên nhân chính yếu, cái gốc rễ củahậu quả đắng cay đó có phải là do bọnngoại giao, bọn đại sứ phe quốc gia gây rakhông? Hỏi tức là trả lời vậy.

*   *   *

Thưởngthức văn chương của Song Thi, tôi liêntưởng tới văn chuơng của nũ sĩ PearlS; Buck (đoạt giải Noobel văn chương năm1939). Cả hai đều có bút pháp thiết tha, văn phongđiềm đạm. Cả hai lại còn chân thành vàthằng thắn, nhìn cuộc sống bằng trực giác,bằng thiên lương. Cho nên lối diễn tảcủa họ đều dồi dào trực tính, khôngngụy trang lời dối gian hay che đậy nhữngđiều giả tạo. Thế có nghĩa là họthấy sao viết vậy, không dùng lối văn uốn éoruột rồng, lòng vòng rột rắn, lắn quắn ruộtdê để làm dáng trí thức, hay ca tụng cái phùphiếm, cái se sua thối tha, hoặc vun quén cái thói đêtiện ác tâm của kẻ ngụy quân tử. Chúng tathử đọc toàn bộ''Good Earth' gồm 3 quyển;''Good Earth (''Đất Lành'', năm 1931), ''Sons'' (NhữngNgười Con Trai'', năm 1932), '' và ''A  House Divided''  (''Ngôi Nhà Chia Cắt'', năm 1935).Chúng ta thấy nữ sĩ Pearl S. Buck ca tụng cáiđảm đang hiền lành của lớp nông dân, sựtận tụy của những bà vợ quê mùa, nhữngthanh niên ưu tư với vận mạng tổ quốc.Song song đó, bà công kích kẻ đầu cơ trụclợi, bọn thổ phỉ, bọn mất gốcchỉ thích hưởng thụ truy hoan, những kẻcuồng tín theo Cộng Sản v. v....

Song Thi khôngcốt ý theo dấu chân của Pearl S. Buck khi chị làmthơ mang nặng trách nhiệm với quê hươngchủng tộc. Nhưng chị giống bà Pearl S. Buck làkhông ưa thi ca ủy mị, thi ca tán tụng cáiđẹp phù phiếm, hời hợt, rổng tuếch.Trong cuốn thứ ba của bộ ''Đất Lành'', bàPearl S. Buck đả kích thơ của anh chàng Wang Seng(Vương Tiên ) khi anh ta sáng tác loại thơ ca tụngcái đẹp chết chóc của cô gái tóc vàng trên mộthải đạo tưởng tượng nào đódưới ánh trăng.

Song Thi cùngvới Nhã Ca, Linh Linh Ngọc, Ngô Minh Hằng, Ý Nga, TạTỵ, Diệu Tần, Hà Thúc Sinh, Lê Khắc Anh Hào, HồCông Tâm, Bắc Phong, Vũ Kiện, Phạm Quang Ngọc,Nguyễn Mạnh An Dân, Vũ Nam... là những chiếnsĩ can trường trong cõi văn chương cũngnhư Nguyệt Ánh và Việt Dũng, Trương SĩLương, Nguyễn Quyết Thắng... là các chiếnsĩ đầy nhiệt huyết trong thế giới âmnhạc.