Vũ Nam, kẻ lữ hành tìm kỷ niệm trên các vùng đất lạ qua tập truyện “Một Đêm ở Genève”

Chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi bắtgặp một bút trình lột xác của Vũ Nam sauđọc xong tập truyện Một Đêm Ở Genève. Cũngvẫn là những truyện ngắn dựa trên tình yêu.Cũng vẫn là những truyện ngắn săn tìmkỷ niệm. Cũng vẫn là những truyện ngắnthấp thoáng bóng dáng hiện thực xã hội. Nhưngở tập truyện này, văn phong và bút pháp anh biếndạng một cách đáng ngạc nhiên, đánh dấumột cuộc lột xác ngoạn mục. Đề tàicủa anh tươi mát, sự diễn tả của anhlinh hoạt, khí hậu trong truyện không căng thẳngvà gay cấn. Đây là một thứ văn chươngtròn trịa, óng chuốt, không làm độc giả nhứcđầu hay làm họ chán ngán ủ ê, thiếuđiều ngáp dã dượi hay ngủ gục trên từngtrang sách.

Ngòi bút Vũ Nam từ quyển MộtĐêm Ở Genève cho đến khi anh cộng tác chonhững tạp chí văn học hàng đầu Gió Vănqua các truyện ngắn đăng trên đó biểudương một phong độ khởi sắc, dámthọc sâu vào những nhân sinh quan kỳ đặc. Đãvậy, Vũ Nam còn cho độc giả chúng ta thấyluôn cả sự tìm tòi tuyệt vời của anhđối với cái bí ẩn của con người.

MôiNgữ có mùi mặn, dù không có gió biển nơi chàng vàThiênđang đi. Cũng không có nước mắt. Đâu aidễ đổ nước mắt cho một chuyện tìnhđã qua mười tám năm? Cũng không ai tốnnước mắt cho chuyện văn nghệ văngừng đã muời lăm năm chưa kết nụ.Môi Ngữ có mùi mặn có lẽ vì tính tình Thiên. Bây giờnàng trở nên cứng cỏi quá! Đất Mỹmười mấy năm đã làm nàng trở nên cứngcỏi, từng trải? Thiên đã không còn vẻ nồngnàn yếu mềm ngày xưa. Suy nghĩ lại, Ngữthấy nhiều khi chính mình đã không thực tế, khôngnắm bắt những đổi thay. Nhắm mắtmột giây, như nuốt vội những chuyện khôngvui ở trần thế, Ngữ muốn biến mình chonhanh chóng trở thành một lâu đài nào đó đứngsừng sững trên đồi núi cao ở miền trung ÂuChâu. Đứng sừng sững với những ngạomạn riêng và những kỳ bí riêng cho một thờiđã từng là thành quách của những vị chúa tểmột vùng. Đầu ngất ngưởng độitrời cao, tay đưa lên bắt mây trắng bay qua, dướichân đạp lên những tên du khách lục đục kéolên đồi để chiêm ngưỡng mình. Lâu đàichắc chắn không có gì để sợ. Nhưng sau ýtưởng nhân cách hóa mơ hồ ấy, Ngữ lạisợ những khám phá bên trong lâu đài sẽ làm chonhững người khách uất nghẹn vì nhữngtầm thường đã chứa đựng bên trong. Có gìbên trong lâu dài hay chỉ còn lại là những thanh đaokiếm và áo giáp sắt của những thời đạicổ xa xưa. Có gì bên trong những nhà thơ, như ýtưởng đẹp bên trong Thiên đang có, hay như lànhững thanh kiếm và những chiếc áo giáp sắt loanglổ mà người trông nom phải lo chùi bóng mỗi ngàyđể làm vui lòng những du khách sắp bước chânvào lâu đài để thăm viếng?

Nhữngmộng mơ bao giờ cũng đi xa và đi ra ngoàinhững cuộc đời chân thật và tầmthường. Rốt cuộc con ngưòi vẫn cốchạy theo những hư ảo ngoài tầm tay, mà quênđi những điều thiết thực cho cuộcsống. Tấm tranh đẹp và bài thơ hay sẽ khôngcòn đẹp và hay khi chúng ta không cho nó một mái chenắng che mưa và những ngăn tủ kín đáođể bảo tồn, sau khi tác giả đã tung nó vàocho giới thưởng ngoạn, bao gồm kẻ thanh caovà người ô trọc. Đời sống của họasĩ ở Paris trong quyển Of Human Bondage của SomersetMaugham lúc còn tại thế thì ngày nay người Việtmình không mấy còn ai dám sống như vậy nữa.Ngữ thấy mình đã hành động không theo suy nghĩcủa mình. Chàng sống hiện tại theo cái cá tínhmạnh mẽ của người đàn ông, nhưnglại có luồng gió từ đâu mang về trong lòngmột nỗi niềm lo âu bất chợt... (các trang 49, 50, 51)

Những nhà văn gốc Nam Kỳ ởhải ngoại có khả năng đem nhân sinh quan vàovăn chương không phải là hiếm hoi đâu.Kiệt Tấn, Ngô Nguyên Dũng, Anh Vân, Trần Long Hồ,Trần Nghi Hoàng... (nam), Phan thị Trọng Tuyến,Nguyễn thị Ngọc Nhung, Trần thị Kim Lan...(nữ). Và mãi tới Nơi Cuối Dòng Sông và vài truyệnngắn trong Một Đêm Ở Genève, Vũ Nam mớibắt đầu lên đường, đào sâu tác phẩmmình bằng những nhân sinh quan thật khởihứng. 

Doãn Quốc Sĩ với bộtrường giang tiểu thuyết Khu Rừng Lau,Nguyễn Mộng Giác với bộ trường giang MùaBiển Động có xen lác đác vài nhân sinh quan rấtphổ thông, không đặc sắc lắm, thỉnhthoảng lại có chêm vô vài dòng tả cảnh lưathưa. Cho nên chúng ta xót xa mà nghĩ rằng: tại saocuộc tiêu khổ kháng chiến của dân Nga chống HoàngĐế Nã-phá-luân Đệ Nhất trong War and Peacecủa Léon Tolstoi, chỉ hơn một năm vớigươm súng tầm thường, thế mà sau khiđọc tác phẩm của nhà đại văn hào này,chúng ta hết muốn đọc tác phẩm của DoãnQuốc Sĩ và tác phẩm của Nguyễn Mộng Giácnữa. Nên nhớ: cuộc chiến tranh ĐôngDương giữa Pháp và Việt Minh trong Khu Rừng Lauvới vũ khí văn minh và kéo dài gần 10 năm, còncuộc nội chiến Quốc Cộng trong Mùa BiểnĐộng với vũ khí tối tân hơn nữa và kéodài gần 15 năm. Như thế, họ Doãn và họNguyễn có nhiều chất liệu tuyệt vời cho tácphẩm hơn Léon Tolstoi chứ. Nhưng tác phẩm củahọ vẫn không phải là loại kiệt tác. Tiểuthuyết trường giang của họ chỉđọc được thôi và chỉ dành cho các phê bình giacó kiến thức bị giới hạn nếu khôngbảo là eo hẹp vì chưa quen hoặc chưa có khảnăng đọc tác phẩm có tư tưởng(triết học, tâm linh) như hai phê bình gia NguyễnHưng Quốc, Nguyễn Vy Khanh... Có phải bút giả HTAcó căn tính nộ lệ, thấy cái gì củacường quốc cũng ưu việt hơn cây nhà lávườn chăng? Có phải bút giả có tinh thầnvọng ngoại hết thuốc chữa chăng? Khôngđâu. Chúng ta nhận thấy một điều khôngthể chối cãi rằng, đại văn hào Nga làmột chiến sĩ, rành rẻ về trận mạc vàvề cuộc đời cầm vũ khí đánh giặc.Trong khi đó, họ Doãn chỉ là một cán bộ trongcuộc kháng chiến chống Pháp chứ không phải làmột bộ đội khi tham dự các trận mạcchống với binh sĩ Liên Hiệp Pháp. Còn họNguyễn chỉ là nhà giáo, dân tháp ngà, nhìn bên ngoài qua khungcửa hẹp và chỉ biết cuộc chiến QuốcCộng qua đống tài liệu trong sách vở báo chí. Hơnnữa, Léon Tolstoi chăm sóc từng chi tiết quyểntruyện, ít khi để phần kể chuyện húnghiếp phần văn chương của tác phẩm.Nghệ thuật tả cảnh tỉ mẩn và chi lycủa Léon Tolstoi đẹp mê hồn. Lại thêm, chẳngnhững ông cho mỗi nhân vật một nhân sinh quan cábiệt mà còn cho 3 nhân vật chánh là Bá Tước Bézoukhov,Hoàng Thân André Bolkonski, Quận Chúa Maria Bolkonski tư duyvề tâm linh, tôn giáo và những vấn đề siêu hình.Đằng này, ông Doãn và anh Nguyễn diễn tả cẩuthả, và lười lĩnh trong việc phơi bày tâmtrạng các nhân vật, huống chi dám động tớivấn đề tâm linh siêu hình vốn là hai lãnh vực màhọ mù tịt. Nên nhớ, khi viết bộ Khu RừngLau, Doãn Quốc Sĩ chưa tìm hiểu về Phật giáo,nhất là chưa nắm bắt được pháp mônThiền học.

Chúng ta hãy nghe tiếp Vũ Nam trình bày nhânsinh quan của mình khi anh nhận định vè tâm trạngvà hoàn cảnh một nữ nhân vật:

Cuộcsống nàng như thành phố Austin nằm dướilớp sương mù trong sáng nay khi Ngữ đáp phi cơđể chuyển chuyến bay đi Cali. Nàng đâu cóbiết, chỉ chừng cao độ hai ngàn mét nàng đãthấy nắng ấm và vùng trời xanh dươnglồng lộng phía trên. Hóa ra con người vẫn và lúcnào cũng có những điều ngoài tầm mắt, màtriết lý một chút người ta gọi đó là sựvô minh Nhưng đâu phải chỉ Thiên là như vậy màNgữ trách nàng. Còn chồng nàng và cả chàng không đangcùng một lúc đang quay tròn trong đám mây mù đang baythật thấp đó sao?

(trang 51)

* * *

Trong tác phẩm Một Đêm Ở Genève,Vũ Nam tuy không chăm chút ở nghệ thuật miêutả (tả cảnh, tà người, tả vật,tả tâm trạng nhân vật), nhưng anh vẫn khôngbỏ sót vấn đề này. Có nhiều nhà văn mangtiếng nhà văn đã thành danh (như Nguyễn Xuân Hoàng)hay nhà văn lớn (như Nguyễn Mộng Giác) mà lạiviết những truyện ngắn cóc cần miêu tả.Trong truyện ngắn Một Người Ngồi TrongGhế Bành, anh Hoàng không dựng được khungcảnh xung quanh chiếc ghế bành. Trong truyện ngắnGiếng Ước, anh Giác kể chuyện tuồntuột ở quán nước về đứa con gáicủa ông ta. Như thế, hai anh rơi vào cái lối làmvăn chương bằng cách kể truyện mà NguyễnNgọc Ngạn, Võ Kỳ Điền đã từng làm.Chúng ta thử đọc các tác phẩm của Hermann Hesse(chẳng hạn cuốn Demian) hay các tác phẩm củaDostoievski (qua các cuốn LIdiot, Les Possédés) thì phần tả cảnhhơi ít, nhưng không hề vắng bặt thiếu sót.Ông Hesse lẫn ông Gide phải bận bịu giải bàytư tưởng tâm linh hay những vấn đề khúcmắc uyển chuyển như thái độ sống, nhânsinh quan thấp thoáng tinh thần minh triết (giải phóngtoàn diện con người, khuynh đão hoặc đặtlại vấn tín ngưỡng, tìm chân lý ở chính mình) nênhọ không có thời giờ đặt cái quan sát ngoạigiới các nhân vạt trong tác phẩm của họ. Họchỉ thích đặt cái nhìn vào trong đáy vực thẳmthẳm của tâm khảm con người, vào cái bínhiệm của đời sống. Như thế, họcó quyền lơ là ngoại cảnh và chỉ đem vài néttiêu biểu của ngoại cảnh vào văn chươngmà thôi. Đằng này hai anh Nguyễn chỉ viếttruyện tâm lý hoặc truyện có hơi hướmtruyện dị thường (conte extraordinaire) mà chỉkể chuyện thao thao, không chịu tả cảnh, tảngười. Như thế thì hai truyện ngắnthường thường bậc trung về giátrị văn chương nghệ thuật như GiếngƯớc, Người Ngồi Trong Ghế Bành kia khó màlọt vào lãnh vực văn chương, không tìmđược chút gì gỡ gạc hay cứu vãnđược chúng lên cung bậc cao hơn. Và chắchẳn anh Hoàng chưa quên, dù viết truyện dịthường nhưng nhà văn Mỹ Edgar Allen Poe vẫnchăm chút tả cảnh.

Những nhà văn gốc Nam Kỳ ởhải ngoại đa số chưa nắm bắt nhậnđịnh minh bạch thế nào là viết văn, thếnào là thuyết thoại; cho nên họ lười biếngchểnh mảng việc mô tả. Nhưng bù lại,họ kể truyện rất duyên dáng mặn nồngnhư trường hợp Nguyễn Đức Lập,NguyễnVăn Ba, Phượng Khánh, Phương Hoài Nam,Tiểu Thu, chẳng hạn. Đó cũng là trườnghợp của Lê Xuyên. Có nhiều khi khung cảnh hoặctư liệu văn chương dù không đượcxuất hiện trên những dòng miêu tả, nhưng lạihiển hiện ở những câu đối thoại. RiêngVũ Nam trong Một Đêm Ở Genève khung cảnhđược mô tả trong phút hồi ức của nhânvật, chớ ít khi được mô tả ngaytrước mặt nhân vật khi nhân vật đóng vai tròdự khán.

Ngàybước chân vào xứ Đức trong mùa hè, buổichiều được vị giám mục đưa lên xehơi, đi dạo cảnh. Trời mát và hơi lạnh,tôi thấy lòng mình rộn ràng với quang cảnhđồng quê vùng Trung Âu này. Những đám ruộng,đồng cỏ xanh rì, chạy lượn, uốn mìnhlên xuống, trong ánh nắng chiều vàng nhạt, cùngcơn gió heo may. Những con bò Hòa lan đứng nhơicỏ. Những căn nhà có mái đỏ tươi nhưgạch cua chín... Hình ảnh mà hai mươi mấy nămở quê nhà chỉ thấy qua sách báo và lịch treotường. Phút chốc thấy được hìnhảnh thật hỏi sao lòng không nao nao hạnh phúc? Khi mùađông đến. Khi nhặt những bông tuyết rơithật sự đầu tiên trong đời, cứ ynhư là được chiếc đồng hồ đeotay đầu tiên thuở cái tuổi mười hai lílắc, nhỏ dại. Nhưng dần dà khi mùa đôngvề, và mỗi năm đều phải bắt buộcnhìn lại bầu trời và quang cảnh mang màu chì vàtrắng như bông gòn, dù công nhận tuyết phủtuyệt đẹp trên các cành cây và từng cánh hoa dồngcỏ nội, tôi cũng cảm thấy từ từđược sự giá băng nào đó trông đờisống ở đây rồi! Ngoại cảnh cùng ngaycả trong tâm hồn.

(trang 92)

Trong mấy tác phẩm trước nhưNơi Cuối Dòng Sông, Bên Dòng Sông Donau.., Vũ Nam mô tảrất nhiều khung cảnh Quê Huơng NướcNgọt, chốn sinh quán của anh. Nhưng trong tác phẩmMột Đêm Ở Genève, anh thích mô tả khung cảnhở ngoại quốc, nơi anh định cư(miền Tây Nam nước Đức) hay những nơianh đặt bước chân vãn cảnh. 

Xin đọc khung cảnh cổ thành trênđảo Rodos và khung cảnh trên dỉnh núi Folimot xứHy-lạp. Ở đây, nét tạo hình hiện trong nhãn quanngười viếng cảnh chỉ đượcdiễn tả bằng vài nét phát thảo sơ sài, nhưngnhững đường nét tạo hình ấyđược xuất hiện trong các giai thoại, các câuchuyện truyền kỳ nhiều hơn. Tuy nhiên, dù gì thìdù, những khung cảnh dưới ngòi bút anh vẫn làm xaoxuyến tâm tư người đọc.

... Cổ thànhrất rộng ở bên trong. Xem chừng dân cảphường, cả xã có thể ở được. Cáclối đi đều rải lót bằng những viênđá tròn trịa, nho nhỏ, màu thẫm đen. Trong cổthành đầy những phòng lớn nhỏ. Chắc là ngàyxưa, phòng vua chúa, quan quân và cung tần mỹ nữđều được phòng thủ chặt trong này. Vàhiện nay, hàng quán du lịch, cả những khu gáiđiếm, đèn đỏ đèn xanh, cũng nằmchật bên trong.

Lựamột ngày có nắng, trời mát dịu, bạn đưatôi lên xem trên đỉnh núi Folimot. Đỉnh núi cao, có nhàthờ lớn và cây thánh giá thật to. Từ đây nhìnxuống sẽ thấy được một phầnlớn quang cảnh, phố xá của đảo Rodos. Nghenói, đôi tình nhân ngoại quốc nào du lịch đếnđây, nếu sắp đến ngày làm lễ hỏi,sẵn dịp, họ đều lên trên ngôi thánhđường cao trên đỉnh núi này để cửhành cuộc lễ. Họ tin vào một phép mầu nào đóở đây, cho cuộc tình họ được muônđời bền chặt. Một niềm tin tốtđẹp!

Tôi cònnghe được bạn kể, ở Rodos vào thángbảy, ngày hè, có những vùng rộng lớn toàn làbướm và bướm. Không biết tại sao, và từđâu chúng sinh ra, đổ về đây với muôn màu vàtung tăng bay lượn. Chắc là như những ngàyhội hay ngày Tết xứ mình. Lễ Đền Hùng.Đi Chùa Hương. Tết Nguyên Đán. Cũng đông vàmặc quần áo đẹp như vậy.

Ngoàira tôi còn nghe kể về làng treo cổ Kemmati, vềdấu tích của bức tuợng người đàn ôngtrần truồng, thật khổng lồ, nếu khôngbị động đất chôn vùi khoảng hai trămnăm trước Tây lịch, có lẽ nó đượcxếp vào một trong những kỳ quan của thếgiới. Và nghe nói Rodos cũng đã từng bịđộng đất chôn vùi, và sau đó lại nổilên.

Ngàycuối cùng trước khi lên phi cơ về lạiĐức vào chín giờ đêm, tôi đi dạo phốmột lần cuối. Nắng vàng rực rỡ trong ngày.Chóp ngôi thánh đường đạo Hồi ngấtngưỡng, nhưng cô đơn, trong xóm vắngngười Thổ. Những hàng cá mực tươi róiđược dựng lên dã chiến bên đườngđể bán cho khách vãng lai. Những chiếc xe lênxuống đồi phản chiếu đầy nhữngánh nắng như kim tuyến. Hôm ấy nắng thậtđầy, khung cảnh thật ấm, nhưng vẫngợi trong tôi nỗi ngậm ngùi, tự nhủ vớilòng rằng nơi đây cũng là nắng ấm, nhưngấm sao bằng nắng ấm Quê hương...

(các trang 97, 98)

 * * *

Một Đêm Ở Genève gồm 11truyện ngắn gồm có dăm ba truyện tình, vàitruyện hiện thực. Nhưng bài Đoản Văn ChoQuê Hương Và Cho Luyến cùng bài Nắng Nơi ĐâyCũng Là Nắng Ấm không có cốt truyện dồi dàobiến động như các truyện ngắn, nhưngvới lối hành văn đẹp, gợi trong ấntượng độc giả những hình ảnh buồnman mác, chúng có thể thăng hoa và hóa thân thành những bàithơ đẹp bằng văn xuôi.

* Nắng Đây Cũng Là Nắng Ấm nóilên chuyến du lịch của tác giả trên đảoRodos của xứ Hy-lạp, một xứ có niềuđảo nhất thế giới. Đây là một bài du kýnho nhỏ nói lên chí phấn đấu lập nghiệpcủa người bạn tác giả. Khi thoát ly khỏibức màn tre của Cộng Sản, đương sựbắt buộc phải chọn Hy-lạp làm xứ sởđịnh cư mà đương sự không hềbiết tiếng bản xứ cùng phong tục, lốisống và trạng thái tinh thần của dân Hy-lạp.Vậy mà bây giờ đương sự đã là chủnhân tiệm ăn, có thể nói trôi chảy tiếng Anh,tiếng Hy-lạp. Tuy nhiên tùy theo nhu cầu mùa du lịch,đương sự có thể theo bước chân du kháchdi chuyển từ đảo này sang đảo nọ trênvùng biển Địa Trung Hải để mở nhà hàng. 

Xứ Hy-lạp nổi danh từ thờiThượng Cổ có một nền văn minh rựcrỡ. Trong lãnh vực văn chương, truyệnThần Thoại Hy-lạp (La Mythologie Grecque) với mộtông Thượng đế giả tưởng Jupiter và cácvị thần giả tưởng như Nữ thầnThiên hậu Junon, Nữ thần Nhục cảm VệNữ, Nữ thần Hòa bình Hạnh phúc Minerve Nam thầnThái dương Apollon, Nữ thần Thái âm Diane, Nam thầnChiến tranh Mars, Nam thần Ngoai giao và Thương mãiMercure, Tửu thần Baccus... Tất cả đềuở trên Thiên cung tọa lạc tận tuyệtđỉnh của núi Olympia. Dù là Thượng đếhay thần tiên giả tưởng như Bà ChúaThượng Ngàn, Bà Chúa Đền Sòng, Cô Ba ThoảiPhủ, ông Hoàng Bơ bên Việt Giáo ngoài đất Bắcxứ ta, nhưng trong thói mê tín của dân Hy-lạp thờiThượng Cổ, họ được sùng bái lậpđền thờ. Bây giờ trên đất nướcHy-lạp hay trên các đảo nhỏ vẫn còn nhiều ditích đền thờ các vị thần trong thầnthoại và truyền kỳ, tất cả đềuđổ nát, chẳng hạn như đền thờAthène (đền Nhã- diển) thờ nữ thầnMinerve. 

Thần thoại cùng Thượngđế và chư thần giả tưởng dù là bịađặt, dối láo nhưng tất cả kết hợpthành cái nôi vĩ đại và diễm kiều cho cácnghệ sĩ đủ bộ môn nghệ thuật bên ÂuChâu và tràn qua Mỹ Châu. Ngày nay dân Hy-lạp theo đạoThiên Chúa Chính Thống (lOrthodoxe). Cho nên về phương diệntín ngưỡng và tâm linh, họ không thích nhắc nhữngbậc siêu phàm giả tưởng ấy nữa.

Theo bước nhàn du của Vũ Nam,độc giả chúng ta sẽ thấy xứ Hy-lạpnghèo nàn, sống bằng nghề đón tiếp khách vãncảnh trong những chuyến du lịch mà thôi. NhưngRodos chỉ là một hải đảo trong vùng hảiphận của hai xứ sở thù ngịch là Hy-lạp vàThổ-nhỉ-kỳ. Nhưng anh có thể viếng thămcổ thành, có thể sưởi nắng ấm và hứnggió biển mát mẻ, có thể mường tượngtới bươm bướm từng đàn bay về theolời người bạn của anh kể. 

* Đoản Văn Cho Quê Hương Và ChoLuyếntuy là một đoản văn vềphương diện hình thức, nhưng lại có tinhthần và phong thái của một bài thơ bằng vănxuôi. Các bạn nữ độc giả nào có tâm hồnđược tuới tẩm bằng cơn mưatrữ tình, bằng hơi sương lãng mạn có thểxem đây là một truyện tình với một cuộc tìnhmới tượng hình mà chưa kịp thành hình đểrồi tan biến trong thời cuộc nhiễunhương.

Cốt truyện chẳng có gì hấpdẫn đâu. Tác giả không cho độc giả biếttình yêu của nhân vật xưng anh  (có thể là tác giả) với côgiáo tên Luyến xảy ra từ lúc nào. Nhưng khi từ SàiGòn về Bà Rịa trên chuyến xe đò, nhân vậtxưng anh đã gặp Luyến cưỡi xe đạpngược gió về tỉnh. Hình ảnh đó ghi mộtấn tượng sâu đậm vào ký ức đuơngsự. 

Xechạy qua rồi anh còn cố gắng quay lại nhìn em. Vàchắc một điều là em không bao giờ thấy anh.Xe chạy bằng máy nên nhanh quá, trong khi đó em phảidùng sức để lăn chuyển bánh xe củađời em thì làm sao nhanh được. khi em từngbiết em là kẻ chân yếu tay mềm! Vì thế mà khôngbao lâu sau đó em đã bỏ đất nước này,bỏ thị xã nhỏ bé đó để lênđường ra biển. Ngay chiều hôm ấy anhmuốn kêu người tài xế cho anh xuống đểcùng đạp với em trên quãng đường cònlại, như anh đã từng ao ướcđược đạp cùng với em những chông gai chocả cuộc đời của hai đứa mình,nhưng sao anh lại cứ ngập ngừng y nhưngập ngừng không dám nói lời cầu hôn với em, vàchiếc xe đạp cứ lao đi chứ có chờđợi ai đâu! Phải chi anh xuống đểđạp chở em đi một đoạnđường, chắc có lẽ anh đã biết ýđịnh của em sẽ ra đi trong những ngày sauđó. Dù sao thì nếu biết trước anh vẫnthấy đỡ xót xa hơn, lòng đỡ quặnthắt hơn.

(các trang 68, 69)

Đó là buổi gặp gỡ sau cùngcủa cả hai. Nhưng Luyến không thấyđương sự trong xe. Rồi Luyến vượtbiên. Sau đó đương sự cũng vượt biên.Luyến định cư trên đất nướcHợp Chúng Quốc, còn đương sự địnhcư trên nước Đức. Nhưng suốt 18 năm qua,mỗi lần viéng các tiểu bang đông đúc kiềubào, đương sự có thể gặp dân vùng venbiển Bà Rịa. Trong vùng đó có cái ấp sinh quán củaanh là ấp Nước Ngọt mà anh thường gọimột cách âu yếm là Quê Hương Nước NgọtNhưng không bao giờ anh gặp lại Luyến. Nàngđâ trở thành bóng chim tăm cá trong cuộc đờianh mất rồi!

* Những Áng Mây Ngày Cũ không phải làmột truyện ngắn mà là một đoạn hồi kýtuổi thơ và tuổi hoa niên của tác giả lồngtrong cái bối cảnh vào thuở bình minh cuộc nộichiến Quốc Cộng. Ở giai đoạn đầu,gia đình tác giả ở ấp Nước Ngọtthuộc xâ Long Hải, một vùng bất an ninh mà có mộtdạo dân chúng Miền Nam Việt Nam gọi là vùng xôiđậu. Ông trưỏng ấp bị Việt Cộngbuộc phải bỏ chức trưởng ấp.Nhưng ông ta không nghe lời bọn hắn nên bịbọn hắn chém đầu. Còn cha tác giả thì bịở tù vì tội bán nhu yếu phẩm cho Việt Cộng.Vào lúc tác giả 7 tuổi, gia đình anh phải bỏấp sang định cư tại xã Long Hải, nơiđây thuộc vùng được phe Quốc Gia kiểmsoát, nên tương đối an ninh hơn. Mẹ tácgiả phải bương chải buôn gánh bán bưngđể nuôi năm đứa con (bốn gái một trai).

Sau một năm ngồi khám, cha tác giảđược trở về với gia đình, làm nghềđi biển. Khi có vốn khá, ông mới mở tiệm báncà phê cho dân vùng biển. Và khi Phước Hải trởthành vùng xôi đậu thì bọn Việt Cộng đêmđêm về thu thuế cư dân, bắt họ đi dâncông. Có người bị bắt đi luôn. Có kẻđược cho về nhà, trong số ngườiđược may mắn có một người chịcủa tác giả.

Dù sống trong giai đoạn dầu sôilửa bỏng của một góc trời nhỏ bétưởng chừng như bị thế nhân lãng quênngờ đâu lại bị xáo trộn trong giai đoạnnhiễu nhương của lịch sử, vậy mà tácgiả vẫn vui sống, hồn nhiên hưởng mộtthời thơ ấu thơ mộng bên bờ vùng biểnmặn. Nhưng tai họa gia đình chưa chấmdứt đâu. Người chị thứ tư của anh,một cô nữ sinh lớp Đệ Lục chết vìchứng bịnh phong đòn gánh (người Bắc thìgọi là sài uốn ván). Rồi cuộc sống lạitiếp tục sau một thời gian tang tóc. Tác giả cùngtrẻ nít xóm giềng bày nhiều trò chơi hấpdẫn, cùng dàn trận đánh lộn với lũ chăntrâu. Trong khi đó, chung quanh họ thời cuộc tiếptục căng thẳng. Lại thêm một sự bấthạnh. Người chị trưởng trong gia đìnhsinh một lượt ba đứa bé gái, nhưng chúngchỉ là những hài nhi hữu sinh vô dưỡng. 

Thời hoa niên của tác giả chấmdứt khi anh học xong lớp Đệ Lục. Thếlà anh phải lên tỉnh Bà Rịa tiếp tục họchành. Nhưng đất nước lại càng xảy ranhiều cơn khủng hoảng khi chiến tranh toànthể Miền Nam Việt Nam càng ngày càng gia trọng.

* * *

Những truyện ngắn trong MộtĐêm Ở Genève thường lấy đề tàinhững người đàn ông chạnh nhơ tình xưa,tìm về kỷ niệm bên cạnh người yêuđầu đời. Kỷ niệm được góitrong cuộc tình ít khi tạo cơ hội cho tác giả cócái nhìn rộng lớn phóng chiếu lên cuộc sốngphồn tạp và đa dạng. Nhưng Vũ Nam vẫnlàm cho chúng ta bàng hoàng trước lớp sóng phế hưngdâu bể kéo tràn lên lịch sử dân tộc ta đểchúng ta hoài niệm đến bài Thăng Long Hoài Cổcủa Bà Huyện Thanh Quan với hai câu thơ: Đávẫn trơ gan cùng tuế nguyệt/ Nướccòn cau mặt với tang thương’’.

* Truyện ngắn cùng tựa vớitập truyện Một Đêm Ở Genève nói về mốitình giữa nam nhân vật tên Thanh và nữ nhân vật tênPhương lớn hơn Thanh 4 tuổi Thưở ấyThanh 15 tuổi nên Phương xem đương sự nhumột cậu em ngoan. Còn Thanh yêu nàng bằng mối tìnhđơn phương thầm kín. Trong cuộc cắmtrại, Thanh được Phương cho ngủ chung,Nhung rồi:

Nửađêm, không biết có phải từ giấc mơ, haymột hành động vô tình Thanh ôm ấp chịPhương trong người, bàn tay tìm kiếm... Khichị Phương tỉnh giấc, cậu bé cũngchợt tỉnh từ cơn mơ. Từ đó, kểtừ đêm đó chị Phương không bao giờ nóichuyện với Thanh nữa. Khi đi ngang qua nhà Thanhchị chỉ cúi đầu để đi.

(trang 16)

Rồi đó, cả hai cùng bước vàođời, dĩ nhiên chuyện cũ cũng đã bịmài dũa hết những sần sượng gai góc,những góc cạnh thô nhám và tác giả cho biết: ...

Mỗikhi hai người gặp nhau, chị Phương làmnhư đã quên chuyện cũ, chuyện trò đằmthắm với Thanh như thuở nào. Còn Thanh, lầnvuốt ve chị Phương trong đêm tối nhưmột vết thẹo. Vết thẹo đầuđời, trần tục, đớn đau.

(trang 17)

Sau đó Thanh cưới vợ cùng tranglứa với chàng. Chị Phương kết hôn vớimột sĩ quan hải quân. Sau khi Mièn Nam Việt Nam rơivào tay Cộng quân miền Bắc, chồng chịPhương bị đi học tập cải tạo,chết trong tù. Thanh cùng vợ con vượt biểntruớc, sang định cư bên Tây Đức. Còn chịPhương vượt biên sau, đượcngười bạn chồng bảo lãnh nên chị địnhcư bên Thụy-sĩ. Chị kết hôn vớiđương sự. Chị viết văn, xắntừng mảnh đời khổ lụy của mìnhđưa vào tập truyện ngắn của mình. Hômchị ra mắt sách có mời Thanh qua Thụy-sĩ thamdự.

Sau đó, Thanh được vợchồng chị mời về nhà nghỉ ngơi. Tốihôm đó vào lễ Quốc Khánh của nước Thụy-sĩ, hai chị em cùng xem lễ đốt pháo bông. ChịPhương kể lể chuyện đất nướccùng chuyện gia đình của mình cho Thanh nghe. 

Hôm sau, Thanh về nhà vào lối 10 giờtối, bắt gặp mọt cảnh tuợng kỳ thú:

... Cả nhàđã đi ngủ. Chỉ cậu con trai mườibốn tuổi còn thức, đang đứng bên cửasổ nhà nhìn xuống đường xem hai cô gáiĐức khoảng mười sáu tuổi đánh vũcầu. Trời mười giờ, trong mùa hè chưatối hẳn, nhưng đèn đường đãđược bật lên, ánh sáng đèn đườngvàng chiếu rọi xuống con suối bên cạnh nhà, phảnchiếu lại làm khung cảnh chơi của hai cô gáiđẹp lạ lùng. Cậu bé hơi ái ngại khithấy ba mình bắt tại trận mìnhđang nhìn trộm hai cô gái. Thanh lại bắt gặp hìnhảnh mình qua hình ảnh đứa con trai cách đây haimươi lăm năm. Nhưng ở dưới kia khôngai là chị Phương cả! Thanh mong sao con trai mìnhđừng có những mộng mị tầm thườngnhư mình khi tuổi vừa mới lớn.

(trang 37)

Cái đề tài mối tình ngây thơcủa cậu bé trai đang độ hoa niên yêu cô thiếunữ lớn tuổi hơn mình đã có nhiều nhà vănkhai thác rồi. Ở đây, tác giả Vũ Nam dàn dựngmột chị Phương có thái độ úp mởcực kỳ quyến rũ. Chị có thực tình giậnThanh sau đêm ngủ chung không? Hay chỉ là phản ứngbề ngoài của cô thiếu nữ con nhà lễ giáo?Cớ sao chị lại quay mặt lạnh nhạt vớiThanh lúc đầu để rồi sau đó ít lâu lạiđối xử với Thanh thật hồn nhiên thân áinhư thuở trước? Tác giả đểđộc giả tự phán đoán lấy. Mỗingười có một phán đoán riêng, một giải thíchriêng. Do đó truyện ngắn có một chiều sâu hun hútvà tâm hồn chị Phương có một chút bí mậtkỳ diệu riêng. 

* Truyện ngắn Buổi Chiều TrênThành Phố Lạ cũng vẫn là một chuyện tình xaxưa mà đôi tình nhân gặp lại nhau dướibầu trời nắng ấm Nam Cali. Sau khi đấtnước đổi cờ, cả hai cùng vượtbiên. Ngữ, nam nhân vật định cư bênThụy-sĩ, sính làm thơ, nhưng tác giả khôngkhẳng định nghề tay mặt của chàng lànghề gì. Thiên, nữ nhân vật định cư ởNam Cali. Nàng là vợ một doanh thương khá giả. Nàngphiền muộn vì ông chồng không bao giờ tìm hiểunỗi niềm cô đơn của nàng. Cho nên nàng tìm sựan ủi ở mối tình xưa qua sự trao đổi thưtừ với Ngữ. Tối hôm đó, nàng muốn chàngnghỉ đêm ở nhà vợ chồng nàng. Nhưngchồng Thiên có thể vì ghen một phần, nhưngcũng muốn cắt đứt những giây mơ rễmá đang vướng víu loạn xạ trong trái tim củaThiên nên bảo Ngữ:

-- Từ lâu tôiđã có đọc đưọc thư từ qua lạicủa anh và nhà tôi, dù nhà tôi cố giấu. Lúc đầu thì tôi hơi ghen, nhưng thú thậtvới anh rồi từ từ tôi thấy không có gìđể ghen tức nữa. Nhà tôi cứ sống trongmơ mộng. Gặp anh cũng là người mà theo tôichỉ biết mộng mơ. Nhà tôi âm thầm chê tôi làngười kém hiểu biết hơn nàng, thì ắthẳn phải khen anh. Nhưng anh đến đây rồianh mới thấy. Ở Mỹ không chỉ khư khư ômchuyện mơ mộng, chuyện văn chương làmlẽ sống. Phải thực tế một chút chứ!Con cái đã lớn rồi. Nhưng cái tôi không ngờ là anhcũng cố gắng ghé thăm vợ tôi, trong khi đánglẽ anh không nên ghé thăm. Có ích lợi gì? Đúng nhưtrong thư anh hay viết hai chữ phù phiếm. Đúng, anhphù phiếm lắm! Hôm nay tôi về trước mộtgiờ là để muốn cho anh một bài học. Cóthể chuyện viết thư tôi dở hơn anh, nhưngchắc chắn là tôi không mơ mộng lẩm cẩmnhư anh đâu. Vợ của người khác mà các anhcũng đem lòng thương nhớ mới thật làkỳ. Những mối tình thời học sinh ai lạikhông có, bao giờ lại không đẹp. Nhưngđừng có lấy nó để làm tan hoang hạnh phúchiện tại của kẻ khác...

(các trang 52, 53)

Cái tình ý ẩn giấu sau lưng mặtchữ của câu chuyện là cái mơ mộng phù ảođẹp lộng lẫy chạm trán với cái thựctế cứng cỏi, thô tháp và phũ phàng. Cái bạcnhược làm sao chống chọi nổi với cái thôcứng? Cho nên Ngữ đành trở về khách sạn màchàng đã thuê phòng trước khi tìm gặp Thiên. Chàng khônghờn chồng Thiên, chỉ giữ lại trong ký ứcmình giọt nước mắt của Thiên vào phútđầu tiên gặp chàng.

* Truyện ngắn Tìm Lại Hư Không làtryện tình thơ mộng ở 4/5 câu chuyện. Phầncòn lại là câu chuyện có thể là quái dị mà cũng cóthể là nói lên cái ám ảnh hay cái tự kỷ ám thịcủa nam nhân vật chính.

Truyện rằng từ Âu Châu (tác giảkhông nói rõ nước nào) Đạt qua Houston (tiểu bangTexas) rồi đến tiểu bang Florida để tìmXuyén, người tình cũ của chàng khi cả hai cònở Bà Rịa. Đây cũng là dịp chàng tìm mộtcuộc tình mà đoạn cuối lại có cảnh ly tan.Xuyến có chồng một sĩ quan Hải Quân, đểrồi sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm MiềmNam Việt Nam, cả hai (Đạt và Xuyến) lạc loàinhau, mỗi người định cư trên mộtđất nước riêng trong bốn phươngtrời hải ngoại. Tìm người yêu cũ vẫn làvấn đề then chốt trong cuộc bút trình củaVũ Nam. Nhưng sau lưng những nhân vật thườngcó bối cảnh Bà Rịa lót nền và chung quanh họnổi bật biết bao kỷ niệm của ngày xưathân ái, của cuộc tình đầu đời thơmộng trong vùng trời nước bao la:

Thịxã nhỏ bé Bà Rịa lại trở về vớiĐạt. Hình ảnh Xuyến lại trở về.Những con đường nhỏ có lá me bay. Với PhòngThông Tin đầy én lượn. Thị xã tí hon nầynhư một nhịp cầu cho khách nhàn du trong nhữngngày cuối tuần khi từ thành phố Sài Gòn muốnđi về tắm biển Vũng Tàu, Long Hải. Khách nhàndu qua rồi lại, đến rồi đi, chớ ít cóai để ý hay nhớ gì đến nó một khi đãđi qua. Và chỉ ai có lớn lên trong cái thị xã bénhỏ này, khi xa nó mới nhớ đến nó. Cũnggiống như ai đã từng lớn lên ở Vũng Tàu,Nha Trang thì khi xa lại nhớ về miền thùy dưongcát trắng, có sóng biển nhấp nhô, với Hòn Chồng,với Cầu Đá...; ai đã ở Đà Lạt mớinhớ đến những đồi thông, thácnước, bầu trời buổi sáng ẩm ướtmù sương... Còn Đạt và Xuyến chắc khinhớ đến Bà Rịa duy chỉ còn nhớđến những con đường nho nhỏ, nhữnghàng quán im lìm, thơ mộng, thậm chí có một vài hàngquán trông tồi tàn với những ngọn đèn trongđêm hiu hắt: tiệm hủ tiếu, quán chè, quán cà phê,và những con đường, công sở, tàn cây, ngôitrường học..., đâu đâu trong thị xã vẫnnổi hằn nét nhỏ nhắn, bình dị, êm đềm.

(trang 151)

Tại một thành phố biển củatiểu bang Florida, Đạt và Xuyến vừa dạochơi vừa ôn chuyện cũ. Nhưng khi tới chỗngười câu cá sát ven tưòng, Xuyến giục chàngrời khỏi ngay. Nàng kể luôn, cũng tại chỗnày, nàng đã xô chồng mình xuống biển lởmchởm đà để giết chết chồng. 

Thế rồi trong chuyến trở vềnhà, Đạt chớt thấy một cảnh tượngquái dị:

Đạtđâm ra sợ như không còn muốn ngồi gần bênXuyến nữa. Trong bóng đêm giờ Đạttưởng tượng ra chắc gương mặtXuyến bây giờ mang vẻ hung tợn lắm. Vớigiọng nói có âm hưởng cộc cằn, dữ tợn.Chàng vì uất ức, dù là sợ nhưng cố làm ganđể hỏi Xuyến cho ra lẽ:

 -- Nhưng tại sao em lạigiết Tường?

-- Tại ảnh đào hoa quá!Hết cô tình nhân này, đến cô tình nhân khác. Tại vìảnh đã phụ bạc em. -- Té ra mọi chuyệncũng chỉ vì tình. Nhưng em có thể xin ly di kia mà.

-- Thôi bỏ chuyện cũđi. Chuyện dông dài. Ly dị với không ly dị.Trời đã khuya rồi. Hay bây giờ anh muốnxuống lại biển?

-- Thôi cô! Tôi sợ biểnrồi!

-- Ha...ha... ha.

Giọngcười Xuyến, Đạt nghe sao lảnh lót!

Chiếcxe bỏ cảnh biển ban đêm sau lưng. Đếnmột khúc quanh, đường không còn một ánh đèn,trong xe tối như đêm ba mươi, Đạt quay quathấy người ngồi bên cạnh mình bây giờ khôngphải là Xuyến nữa, mà là Tường. Rõ ràng làTường. Mặt đầy máu me. Đạt ú ớ lalên.

(các trang 164, 165) 

Đây là một truyện ngắn tuyệtvời trong những truyện ngắn hay nhất củaVũ Nam. Nhưng nó làm cho chúng ta bàng hoàng dao động tâmtư nếu không bảo là thảng thốt kinh dịở đoạn cuối. Đứng chung với cáctruyện ngắn êm đềm, buồn bã và thơ mộngkhác, nó có vẻ lạc loài thế nào ấy! Có lẽ anh nênxếp nó vào cuốn tập truyện khác gồm toànnhững truyện dị thường (contes extraordinaires)hay truyện quái dị (contes fantastiques) thì đúng chỗhơn.

* Truyện ngắn Những Vì Sao Lạc nóivề cái đam mê của ông Tham đối với  một thiếu phụ trẻđẹp người Đức tên Himmel. Số là Himmel,Tâm và ông Tham cùng làm việc trong hảng Hugo. Cả bađều có gia đình. Nhưng Himmel có tánh đongđưa, bắt tình với Tâm cùng trang lứa vớinàng. Tâm thạo khoa ăn nói, thạo viết thư tìnhrất mùi mẫn du dương. Còn ông thì nhút nhát. Himmel cómột cuộc sống song đôi (double vie) rất kỳlạ. Xin đọc : 

... Lúc ở nhàHimmel xứng đáng là một người vợ,người mẹ, ai cũng nói như vậy. Tronghảng nàng có tiếng là người nữ công nhântốt, siêng năng và đầy trách nhiệm. Nhưngnếu là người tình trong đêm họp mặtcuối năm vui chơi trong hãng, hay những đêm vềnơi quán vắng cùng những bạn đồngnghiệp, mà trong đó có hiện diện một bóng ngườitình thì sao ? Mọi người đều cho rằng Himmelrất tuyệt vời trong tất cả các vai, và vìthế nếu nàng có bị chồng ghen thì ít hay nhiềucũng có cái lý do của nó !

Nàngyêu Tâm, Tâm yêu nàng, cả hai đều biết, ai ai trong hãngcũng đều biết, dù họ có lén yêu nhau. Nhưngnàng sẵn sàng lả lơi liếc mắt đưa tìnhngay với một người đàn ông đồngnghiệp nào đó, nếu ông ta hoặc anh ta tỏ ra quá simê nhan sắc nàng, ngay cả trước mặt Tâm hoặccác xếp lớn. Đến đỗi đôi khi Tâm cònphải tâm sự với ông Tham, nàng có quyền yêu bấtcứ ai nếu nàng thích, mình có phải chồng nàng đâumà ghen...

(các trang 136, 137) ...

NgheTâm kể, lúc anh còn làm việc ở đây, đã có lầnanh rủ Himmel đi Paris chơi trong hai ngày cuốituần, nhưng nàng không bằng lòng. Nàng nói với Tâm : Tôirấr sợ đi xa như vậy vì ông xã tôi ghen ! Chúngmình chỉ yêu nhau trong giới hạn ! Cũng như Tâmđã thất vọng khi hẹn sẽ gặp Himmel vàomột ngày hè nào đó trên bờ biển ở đảoKreta của Hy-lạp, vì theo Himmel đó là một sựphiêu lưu mạo hiểm cho Tâm, cả cho nàng. Tâm vộibỏ Đức Quốc, bỏ Himmel, mang vợ conđoàn tụ với cha mẹ ở Úc theo diện di dânnhư thể trốn chạy những lời trêu ghẹocó thể xảy ra của bạn đồng nghiệptrong hãng. Hoặc trước sau gì mọi việc rồicũng đến tai người vợ đã cùng chung vớimình vui buồn, chăn gối trong gần mườinăm qua.

(các trang 138 ; 139)

Tâm bỏ đi, rồi Himmel cũngđổi chỗ làm vì tiếng đồn bất lợilan rộng trong hãng. Ông Tham chuẩn bị ve vãn nàng,thường đến thăm nàng ở một siêuthị mà nàng làm việc với chức vụ bán hàng.Lần sau cùng, khi nàng tan việc trong ngày, ông rủ nàngđi uống cà phê thì nàng hẹn hôm khác. Nhưng... 

...Trước khi chia tay, như một sự lợi dụngmơ hồ, ông nắm vội bờ vai Himmel, đểđôi má hơi nhăn nheo của mình lên đôi môi hồnghào son phấn của nàng. Nàng chấp nhận thật annhiên với nụ cười thật tươi. Cóthể nàng xem đó như một nụ hôn từ giã, haymột dấu hiệu mối tình vừa chớm nở.Nhưng cùng lúc ấy cặp đèn xe của ngườinào sáng hoắc rọi thẳng vào hai người đangđứng. Một người đàn ông Đức to lớnbước xuống xe và tiến lại phía haingười. Himmel nói nhỏ : mein Mann ! Chồng tôi ! Ông thamchỉ còn kịp nghe người này nói với ông mộtcâu : Ông T..T..a..a..m, tôi nghe đến ông lâu rồi nay códịp gặp ! Chào ! Hẹn tái ngộ! Sau đó chồngHimmel nắm tay Himmel dẫn nàng đi khuất vào bóngđêm. Ông Tham không nhận ra kịp chồng Himmel đã kêutên ông hay tên Tâm. Trong đời, chưa bao giờ ông thấyđêm nào trời lạnh như đêm nay ! Trên trời, mùađông không có sao, nhưng ông thấy hình như có một vìsao vừa băng.

(trang 146)

Người Âu Châu hay Hoa Kỳ đềugọi tên Tâm và tên Tham bằng Tham như nhau. Ở đây,có lẽ Himmel thường hay nhắc nhở Tâm hoặc nhắcnhở ông Tham hay nhắc nhở cả hai trướcmặt chồng mình, coi như nhắc nhở nhữngngười đồng nghiệp, thế thôi. Sau khi vợchồng Himmel đi khuất, ông Tham có thể nghĩrằng mình gỏ cửa gọi Tình Yêu không đúng chỗvì mình tìm sai địa chỉ nên không tới gặp ngôiđền Tình Ái mà chỉ gặp nhà xác. Nhưng tác giảlại cho biết, sau khi đặt má mình kề đôi môiHimmel, ông Tham lẫn Himmel bàng hoàng. Độc giảcũng bàng hoàng theo họ. Ông Tham bàng hoàng vì say tình. Himmelbàng hoàng vì lẽ gì không ai hiểu rỗ. Con độcgiả bàng hoàng vì băn khoăn tự hỏi, cửchỉ đột ngột của Ông Tham liệu có chinhphục trái tim Himmel không? Hay là nàng cảm ứngđộng tình trong giây phút ngắn ngủi đểrồi sau đó nàng lấy lại sự thăng bằngcho chính mình. Himmel không phải là gái cao sang quyền quýhoặc có học vấn cao hay có trình độ kiếnthức vượt bực hơn kiến thức các cô gáithuộc thành phần trung lưu cấp thấp. Nàng khôngnết na, khi ra khỏi nhà và khi tan sở là hiện nguyênhình một phụ nữ thác loạn về tình dục (lanymphomane) . Nàng có thể nhận biết mối tình sicủa ông Tham mỗi lần ông đến thăm viếngnàng. Nhưng nàng không tỏ thái độ gì ngoài sự âncần thân mật. Không ai có thể hiểu nàng cho nên khôngai có thể đoán đưọc số phận cuộcgiao du của cả hai sẽ có sắc thái gì khác hơn vàsẽ kéo dài được bao lâu. Hay tới đây cáithọ mạng nó coi như chấm dứt ? Đây làmột kết cuộc lửng lơ con cá vàng rất thúvị.

* * *

* Truyện ngắn Cuối Xuân là câuchuyện thời đại. Mừng và Hà gặp nhauở  Tiệp-khắc. Cảhai cùng là lao nô, đồng hội đồng thuyền,đồng thanh tương ứng nên yêu nhau. Trong khiđó, Mới, hôn thê của Mừng ở quê nhà vẫn kiêntrinh đợi ngày chàng về sẽ kết hôn với mình.Ở khách địa, Mừng bị tai nạn xe cộ,phải nằm nhà thương và khi xuất viẹnđược Hà ân cần săn sóc. Sau đó cả haitừ Tiệp chạy sang Tây Đức khi bứctường Bá-linh sụp đổ. Nhưng chánh phủTâyĐức phải trả chàng về Việt Nam, còn Hàđược ở lại vì có người đàn ôngĐức cưới nàng làm vợ. Mừng về quê,tưởng rằng Mới sẽ mừng ở cuộctái ngộ trùng phùng. Nhưng Mới bảo:

ChịHà nào đó có viềt thư cho tui ! Tui có ý địnhgặp anh mới nói. Bây giờ tui rút lại lờihứa hẹn của tui lúc truớc ới anh, đểanh yên tâm. Chị Hà nói chỉ lấy chồng Đức vìviệc riêng của chỉ, nếu hợp chỉ ở,còn không chỉ sẽ xin ly dị. Khi đó chỉ sẽbảo lãnh anh qua Đức đoàn tụ. Chỉ mong tuinhường anh lại cho chỉ hoặc chờ chỉ vìchỉ thật lòng thương anh, có nhiều kỷniệm với anh từ lúc hai người còn ởTiệp lận. Tui thấy giải quyết như vậylà tốt nhất. Đời sống của mộtngười như anh, ở đây rất khổ. Anhbiết ở đây, bây giờ mà ! Ở Đức cònhơn. Tui quyết định là sẵn sàng hy sinh...

(trang 62)

Mừng có hai người tình tuyệtvời. Cuộc đời dưới mắt Vũ Nam dùcó móng vuốt chông gai cũng được cái nhìn nhânhậu của anh chà láng. Truyện thì ngắn, phầnkể ruyện hơi lấn lướt phần miêutả, nhưng đọc đến đâu chúng tađều ngậm ngùi đến đó. Nhưng trongnỗi dao động se sắt của tâm tư, lòng chúng tadấy lên khúc hoan rộn ràng niềm tin yêu đốivới thế nhân nói chung đói với dân tộc ta nóiriêng. 

Những truyện ngắn ở phânđoạn trên lấy bối cảnh ở ngoại quốc.Truyện ngắn Một Đêm Ở Genève lấy bốicảnh ở Thụy-sĩ, còn những truyện ngắnkia lấy bối cảnh tren đất nướcHợp Chúng Quốc như Nam California, Texas, Florida...

Những truyện ngắn còn lạilấy bối cảnh trên đất nước ViệtNam. Nhưng truyện ngắn Cuối Xuân chỉ lồngbối cảnh Việt Nam ở phần cuối, còn cácphần đầu lại lấy bối cảnh bên TâyĐức. Tuy nhiên, các bối cảnh nầy không hiệntrước mắt độc giả bằng những néttạo hình. Nó chỉ được nhắc nhở ởmột vài câu sơ sài. Tác giả chỉ lo săn sóccốt truyện tình sao cho ướt át tâm sự, sao cho tâmhồn nhân vật thêm cao thượng nên anh hơi rẻrúng phần miêu tả. Khi Mừng hồi hươngvề nơi chôn nhau cắt rún, tác giả cũng không nói rõở địa danh nào. 

Xin cùng đọc đêm Mừng và Hà từbiệt nhau, cùng ngắm những nét tạo hình trên bứctranh vẽ bãi đất trống, nơi hẹn hò củacặp tình nhân ấy. Bức tranh được diễntả bằng lối phác thảo nguệch ngoặcnhưng vẫn ghi sâu vào ấn tượng ngườiđọc vì trong cảnh có tình, trong tình có lồng bốicảnh :

...Tuyếttrắng xóa còn đọng cả khu vực. Xa xa đámtrẻ nhỏ Đức đang ồn ào với tròchơi trượt tuyết. Nhưng nơi haingười đang đứng thật yên tĩnh vàlạnh. Mừng nắm tay dẫn Hà vào nơi căn nhàgỗ nhỏ nơi để trẻ em trốn nhữngcơn mưa bất thần. Lúc đầu anh chỉnghĩ nơi này kín đáo, dễ dàng cho hai người tâmsự, nhưng khi vừa vào trong lều, như có sứcmạnh vô hình nào thật mãnh liệt lôi kéo anh sa ngay vào thânthể Hà. Anh để nụ hôn dài trên môi cô. Anh hồđồ ham muốn vì anh biết anh không còn dịp nàonữa để gặp Hà khi cảnh sát Đứcđến trại chở anh đi ra phi trường trongngày mai như họ đã gửi giấy hẹn. Hàđứng yên chấp nhận nụ hôn thật bìnhthản, y như chấp nhận cuộc hôn nhân mớitrong nay mai khi Mừng rời khỏi đấtnước đầy sương tuyết này đểtrở về vùng nắng ấm.

Rờicăn nhà gỗ, đêm ấy hai người cứ đilang thang ngoài đường dù trời đang lạnhcắt da. Đi để mà đi chớ không có mụctiêu. Gặp một chòi tranh trong vườn ai họngừng lại vào trong, rồi ôm nhau hôn hít, trò chuyện.Sau đó hai người lại tiếp tục đi trênnhững bờ ruộng. Càng xa đường xe chạycàng tốt. Gặp những cuộn rơm, mặc dù chungquanh đóng đầy tuyết, họ cũng ban sạchtuyết rồi ngồi xuống dựa vào, lạitiếp tục hôn hít, trò chuyện. Cảm giác họnhư là trời không bao giờ sáng, mặt rời sẽkhông lên, và đêm sẽ xuyên suốt. Trong đêm, nhữngâm thanh từ xa thỉnh thoảng vọng về nhưngvẫn không kéo được hai người vềthực tại phũ phàng của ngày mai đang chờđón.

(các trang 60, 61) 

* Truyện ngắn Gánh Chè Ngày CuốiNăm nói lên tấm lòng lưu luyến của  người tình cũ. Thoa là cô gáithuộc giai cấp bình dân, tuy muốn thành đào hátcải lương, nhưng vì không có tiền trảhọc phí cho lớp đào tạo ca cổ nhạc nênchị đành dẹp mộng đẹp qua một bên, cam phậnbán chè độ nhật. Thoa và Liêu yêu nhau. Trước ngày30/4/1975 vài hôm, Liêu rủ Thoa vượt biên. Nhưng Thoatừ chối.

Liêuđã chạy đi Mỹ vào ngày hai mươi tám thángtư năm bảy mươi lăm. Ngày đó anh córủ chị nhưng chị nào có chịu đi. Đãcưới hỏi gì đâu mà theo trai nhu vậy, ông bà già lachết. Bác Sáu cũng biết việc của chị và contrai bác, nên sau ngày đó mỗi khi gặp mặt, chị vàbác chào hỏi bình hường, nhưng đặc biệtchị chưa bao giờ hỏi tin túc gì về Liêu, concủa bác. Chị coi đó là chuyện của quá khứ.

(các trang 79, 80)

Nhưng rồi sau 20 năm xa đấtnước, Liêu về quê nhà thăm mẹ, đem cảvợ con theo để ăn một cái Tết đoàn viên.Thoa bán chè đi ngang qua nhà bác Sáu. Vợ chồng và con cáiLiêu kêu mua chè. Thoa không nghĩ ngợi xa xôi gì hơn là bánchè, không buồn tiếc vì để lỡ cơ hộitheo Liêu sang Mỹ và để được làm vợLiêu. Nhưng Liêu lựa lúc vợ vắng mặt, tăng100 Mỹ kim cho Thoa. 

Năm sau Liêu không về xóm cũ ănTết, nhưng anh không quên người tình đầucủa mình. Cũng vào ngày cuối năm, Thoa gánh chè ngang quanhà bác Sáu, vẫn không nghe có tiếng ai gọi mua.

Thếlà cái hy vọng của chị đành tieu tan theo mây khói!Chị lại cảm thấy mắc cỡ. Nghèo mà ham !Chị tiếp tục gánh chè đi, đành bỏ nhà bác Sáulại sau lưng. Thình lình bác Sáu từ trong nhà ngườihàng xóm kế bên nhào ra chận đường chịlại :

 -- Thoa ! Chờ bác một chút ! Cócái này cho cháu đây.

Chưahết giây phút ngạc nhiên, bác Sáu vừa vô nhà lại rangay, trên tay có cầm cái bao thơ :

--Đây, của thằng Liêu gởi cho cháu. Địnhnhờ người mang qua nhà cháu thì  cháu tới. Thiệp chúc Tết...lại có... Thôi, cháu mở ra rồi sẽ biết. Bác chúccháu vui vẻ trong năm mới nha. Bác phải vô ngayđể mấy bả khỏi chờ. Đánh tứsắc cho vui trong ba ngày Tết mà cháu.

Gánhchè rời khỏi nhà bác Sáu, lựa một chỗ vắngrồi chị Thoa mới dám đứng lại đểmở bao thơ ra coi. Chị hồi hộp quá chừng.Bỗng nhiên chị hoa mắt bởi tờ giấybạc một trăm Đô mới tinh, đượckẹp trong tấm thiệp xuân màu mè xanh đỏ. Bêncạnh một tờ giấy trắng nằm riêng, trongđó có tuồng chữ của Liêu: Trong năm nay anh phảivề quê vợ để ăn Tết, ở Sa Đéclận! Anh có nghe ba má kể về hoàn cảnh của emtừ năm ngoái. Vì tình cũ nghĩa xưa, năm nay anhlại gửi tặng em một trăm Đô đểăn Tết. Chúc em năm mới nhiều vui vẻvới chồng con. Anh Liêu. Người tình cũ.

(các trang 83, 84)

Trong truyện Gánh Chè Ngày Cuối Năm,chúng ta cũng không biết nơi ăn chốn ởcủa cô Thoa tại đâu. Có lẽ đó là chốnthị thành sầm uất kẻ bán người buôn,như thủ đô Sài Gòn hay như tỉnh lỵ nàohoặc như quận lỵ nào đó. 

Chuyện nghĩa cũ tình xưathường làm cho độc giả ngậm ngùi, man mác,nhất là phải đẹp phải thủ sẵnkhăn mù-soa để lau nước mắt. Nhưngnếu tác giả gán cho Thoa cái tâm trạng lưu luyếntình xưa thì câu chuyện rập khuôn với mọi tácphẩm văn chương theo ý tình hai câu ca dao: Tóc maisợi ngắn sợi dài / Lấy nhau chẳng đặngthương hoài ngàn năm. Đằng này, chị tachỉ nghĩ tới bán hết nồi chè vàđược tặng tiền. Cuộc sống thiếuthốn vật chất biến đổi con ngườicó tâm tình gọn gàng đơn giản như thế sao?

Nhân vật Thoa không làm cho độc giảphải tốn công xót xa ai hoài lâu lắc đậm đà.Nhưng chúng ta vẫn buồn bã vì lý do: chế độxô đẩy dân tộc nghèo đói, nên mài dũa khánhiều nhân phẩm con người hà huống chi tâmsự, tình cảm của thời yêu đương hoamộng cũ. Nhân vật Liêu xuất hiện trướcgánh chè chỉ nói chuyện với vợ và nháy mắtvới Thoa. Nhưng trong khi ăn chè, anh buồn bã xót xa.Thái độ đó cùng bức thư kèm theo tờ giấy100 Mỹ kim và tấm thiệp xuân cũng đủ giúpđộc giả vui vẻ ăn Tết nếu truyệnCuối Xuân này được đăng trên bất cứtờ đặc san Xuân nào. Qua truyện ấy, Liêuchiếu sáng trong tâm tư độcgiả mộtngười tình tuyệt vời. Nhân vật này xuấthiện thì ít, chỉ được nhắc nhở loángthoáng đôi ba dòng trong câu chuyện kể, nhưng anh làm chotoàn thể truyện ngắn có không khí nồng nàn ấmcúng như nhang khói đêm giao thừa.

*Truyện ngắn Những Cánh Chim Dilại là câu chuyện tình buồn.Tác giả lấy bốicảnh quận Cai Lậy (thuộc tỉnh Mỹ Tho).Không hiểu có phải là vào năm nào mà nơi đâybắt đầu lột xác, cảnh đồng không môngquạnh đổi thành nơi thị tứ mới.

Xelại qua những con đường cũ mà ngày xưavận đã có lần đi qua. Bây giờ đãđuợc sửa sang, rộng hơn và đổi khác.Những ngày xưa, trên con đường này làđồng ruộng và gió chiều man mát, bây giờđầy ngập cửa nhà, có cả những nhà máy tolớn, chạy ầm ĩ. Đất nước vươnmình và dân số cũng tăng theo dữ dội! Ởcuối đường khác, ngày xưa là nhữngvườn chuối thỉnh thoảng xen lẫn vớinhững cánh rừng chồi, cỏ cây hoang dại, naycũng đầy những mái nhà. Buổi trưa hè nơiđây vẫn oi nồng, lòng đường vẫnđầy bụi khi có một chiếc xe hơi chạyqua.

(các trang 125, 126)

Tại Cai Lậy này, sau khi đấtnước Miền Nam Việt Nam bị bọn giặccờ đỏ miền Bắc bạo chiếm, Vậntheo vợ người Việt gốc Hoa về đây làmvườn. Nhưng vợ anh lại bỏ chồng và haicon (một trai một gái) đi vượt biên theo diệnbán chính thức. Anh vẫn an phận gà trống nuôi con,không hề phiền trách vợ. Nhưng rồi, anh lạitự mình đưa mình vào một ngả rẽ mới:

Vậnđã ghé thămTính khi nghe tin chuyện chồng vợ nànggãy đổ. Ban đầu, anh không có ý định hàngắn một cuộc tình đã qua đi hơn haimươi năm. Anh chỉ ghé thăm vì nghĩ rằngdẫu thế nào thì Tính cũng là cô gái đã bướcvào đời anh với những đêm thao thức vìnhững giấc chiêm bao đầy hình ảnh của nàng.Lần đến thăm này trong đầu Vận mang ýnghĩ để cám ơn cô gái đã cho anh nhữnggiấc ngủ đầy mộng mị nhưng êmđềm của thời mới lớn. Bạn bè nói khôngsai. Chồng Tính đã đi Mỹ từ tháng tư bảymươi lăm, để lại cho nàng mộtđứa con. Mãi đến giờ vẫn không bảo lãnhTính đoàn tụ, vì thế mà nàng vẫn còn ở mộtmình nuôi con gái đang học trung học. 

(trang122)

Vậy là bắt đầu một cuộctình muộn màng giữa hai kẻ cô đơn và bấthạnh trong tình yêu lẫn trong hôn nhân. Tuy nhiên, Vậnlại được tin vợ của anh ởnước Pháp muốn bảo lãnh hai con qua Pháp đoàntụ với nàng. Anh không biết tính sao cho phải. Anhcũng toan hỏi Tính làm vợ, nhưng sau đó thìcuộc diện lại xoay chiều, hoàn cảnh lạilượn qua một khúc quanh khác:

Mộttuần sau Vận gọi điện thoại lại nhàTính. Không gặp Tính, chỉ gặp má nàng. Không biết là ýnghĩ của ai, chỉ biết rằng Vận đã ngherõ ràng giọng nói từ má Tính:

-- ConTính nhờ tôi nói với cậu là đừng tìm nó nữa!Nó vừa nhận được tin là  chồng nó sẽ về ViệtNam trong mùa hè tới để bảo lãnh hai mẹ con nóđi Mỹ.Thôi, chào cậu!

Nghexong Vạn thấy tim mình như ngừng đập, lòngbồi hồi. Nhưng sau ít phút, bình tĩnh lại chàngthấy vậy mà hay. Chàng không từng ao ước chocuộc đời Tính được tốt đẹphay sao. Giờ nàng sắp được nhữngđiều tốt đẹp tại sao Vận lạikhông mừng cho nàng. Cuối cùng rồi Vận cũngthấy như đã từng thấy trong bao năm nay,cứ ai sắp có tin được phép rời khỏiđất nước này để ra đi ở luônở ngoại quốc thì đó là niềm vui vô cùng vôtận cho họ. Họ sẵn sàng bỏ tất cảnhững gì còn ở lại nơi đây để chỉra đi, huống hồ gì những chuyện tình cảmlăng nhăng nhỏ mọn. Bây giờ thì chính chàngcũng bắt được chiếc chìa khóa đểgiải quyết vấn đề mình. Chàng sẽđể hai con ra đi đoàn tụ với mẹ chúng,để hai con được hòa mình vào dòng sống bao lađầy niềm vui của nhân loại. Riêng chàng, chàngsẽ sống suốt cuộc đời còn lạicủa mình trên đất nước này và cố sốngvui, vì chàng nghĩ đó chẳng qua là sốphận đãan bài.

(các trang 130, 131)

Nếu chúng ta bắt gặp một anh chàngVận ích kỷ, nhẹ dạ, dở chịu dựng thìchúng ta không thể an tâm khi đọc xong truyện ngắnnày vì chúng ta sẽ lo sợ anh tự tử vì khó khamnhẫn trước số phận bị bỏ rơicủa mình. Anh chàng Vận ở đây được lýtrí và lòng vị tha soi sáng nên anh sống an phận mộtcách hồn nhiên, không cố gắng. Độc giảcảm phục anh dù anh có kéo cờ trắng đầu hàngsố mệnh khốc liệt trái ngang của anh; nhưngcuộc đầu hàng ở đây không bị ngườiđời cho là yếu hèn nhục nhã mà là một tháiđộ quên mình để chia sẻ niềm vui củatha nhân.

Cuộc sống gay go bất trắcthường bộc lộ bản năng của haihạng người. Hạng đầu thì oán trời,trách đất, thù hằn người đời và đôikhi nhúng tay vào tội ác để báo phục cái thuathiệt của mình. Còn hạng sau thì biết tựchế để tìm lối thoát trong hoàn cảnh bếtắc. Và hơn nữa họ đem cái Thiện trịcái Ác ; họ biết vui với cái may mắn của thanhân. Trong pháp môn Tứ Vô Lượng Tâm của Phật giáolà Từ, Bi, Hỷ, Xả thì họ đạtđược cá tâm thứ ba tức là Tâm Hỷ. Họtìm ra cái hạnh phúc của chính mình trong cái hạnh phúccủa kẻ khác để soi sáng lý tưởng củamình. Vận đạt được cái Tâm Hỷ ấydù tác giả không nói anh có tu theo pháp môn Tứ VôLượngTâm hay không. .

* Truyện ngắn Tình Già nói lên cái đam mêám ảnh của một nhân vật tên Lân, 55 tuổi, quêlàng Nhơn Trạch thuộc thị xã Vinh, hiện đangđịnh cư trên đất nước Hợp ChúngQuốc, và được thành công về phươngdiện sinh cơ lập nghiệp. Vào thời trẻ trung,khi đi đại tiện ngoài đồng, đuơngsự thường bắt gặp cô thiếu nữ tênHoàng ngồi phóng uế, quần cô trật ra, phơi bày cáimông trắng nõn. Do đó mà hình ảnh cái mông đẹp kiachiếm một khoảng quá rộng trong tâm tư, trongnội giới ông ta suốt gần nửa chặngđời.

...Năm mươi lăm tuổi qua nhanh như giấcmộng. Lại hơn nửa đời người mà ôngLân vẫn chưa có người hôn phối, quả làviệc làm ông càng lo lắng hơn. Mộng không thành ởlứa tuổi thanh xuân đã gậm nhấm nhữngước mơ để tạo cho mình mộtđời sống ngừng lại và ổn định.Cộng mối tình thời mới vừa lớn lạidở dang làm ông điêu đứng mấy chục năm.

Ướcgì bây giờ xem lại được mông của con Hoàng !Ông nói như rít một mình. Xem mông của con Hoàng thì không cógì thích bằng. Tổ cha chỉ ghét mấy thằng phuđi nhặt cứt làm sao mà sớm thế! Phải ômđít mà chạy cả lũ. Nhiều buổi sáng chưađược xem gì cả!. Những ngày ỉađồng xa xưa, và cái mông trắng toát ngày ấy ông Lânlấy làm tiếc còn hơn công danh ông không đạtđược trong tuổi đời. Và chắc chắncái mông cô Hoàng ngày nào bây giờ sẽ không bằng cái mo caukhô của một bà già đang giữ cháu cho đứa congái đi làm ở làng Nhơn Trạch, Nghệ Tĩnh xaxưa. Ở Mỹ mấy năm mà khi nghĩ về tìnhyêu thời niên thiếu ông Lân đã không nghĩ gì kháchơn được ngoài những ngày đi ỉađồng để xem đít con Hoàng’’.

(các trang 167, 168)

Vậy là ông Lân tìm về thăm làng NhânTrạch. Cảnh vật đổi thay, khác với tình yêudo niềm si mê hóa thân của ông. Ôngchẳng tìm vềkỷ niệm nào khác hơn cái mông trắng toát của côHoàng. Nó trở thành một hình ảnh da diết thânthương trong tâm tưổng ông; ngoại cảnhcủa địa danh Nhơn Trạch không dội vào tâmthức ông những dao động gì nhiều. 

Conđường làng ngày xưa rộng thênh thang giờ cònchỉ đủ cho hai người đi song song .Tượng Đức Mẹ ngày đó đượccất thành kính trang nghiêm trên vuông đất rộng rãi,giờ mái bếp của nhà ai đã tiếp sát vào lưngngười. Chính bức tượng cùng chung gánh vácnhững biển dâu thay đổi của trần thế!Ngôi trường ngày xưa ông học giờ vẫn còn ynguyên. Vẫn cũ kỹ và không lớn hơn một chútnào, nhưng sao trẻ con đâu mà đông thế? Ngàyxưa làng đã không đủ lớp cho bọn học trònhư ông để học. Giờ con nít chạyđầy như ong vỡ tổ thì lấy gì mà đànđúm chữ nghĩa cho nhau đây?...

(trang 170)

Ông Lân gặp lại một bà Hoàng ốmyếu, tay bồng đứa cháu ngoại. Ngoài ra cònmột lũ cháu khác, thấy khách túa ra xem. Sau đây là câuchuyện giữa hai người: 

-- Cámơn Hoàng tôi vẫn mạnh. Trở về lại đâychỉ vì tôi muốn thăm lại Hoàng! Gần bốn mươi năm còn gì!

BàHoàng khóc. Mấy đứa nhỏ đã ra sân giờ nhìn bàngoại khóc lại tò mò đứng ngay cửa ra vàođể nhìn vô hai người. Đứa cháu trên taythấy bà ngoại khóc nó lấy tay vuốt nướcmắt cho bà.

-- Anh được mấymụn con rồi? Chị nhà đang ở Mỹ? -- Anhvẫn chưa có vợ thì nói gì đến chuyện có con.

-- ! ?

-- Hoàng, tôi muốn hỏithật Hoàng một câu. Và Hoàng phải trả lờithật với tôi. Đồng ý chứ?

-- Đồng ý.

 -- Ngày xưa tôi yêu Hoàng chắcHoàng đã biết. Còn Hoàng có yêu tôi không?

-- Có.

-- Thôi như vậy làđủ rồi. Tôi sẽ trở về Mỹ vàsẽ... cưới vợ.

-- Tôi cầu chúc cho anh.Cưới xong có dịp anh lại dẫn chị vềđây để giới thiệu với tôi và bà con ởtrong làng.

(trang 172) 

Nhưng ông Lân về Mỹ lo thủtục giấy tờ để cưới bà Hoàng,để đem bà qua Mỹ. Câu chuyện cũng khá lykỳ. Bà Hoàng về làm vợ ông Lân chắc gì đem cáimông trắng phau phau của mình làm của hồi môn.Nhưng ông Lân vẫn yêu bà, vẫn ghi khắc hình ảnhcái mông đẹp năm xưa của bà vào tận chỗsâu kín của tâm tư mình. Và suốt đời, ông chỉthờ phụng cái hình ảnh ấy. 

Ngày xưa Lan Khai có viết mộttruyện ngắn đại khái là anh chàng nọ say mêmột cô gái. Nhưng khi thấy cô gái tốc váy tênh hênhđể tiểu tiện thì cái hình ảnh toàn diệncủa cô ta bị cử chỉ phàm tục kia bôi rửacậu thả khỏi ấn tượng của y ta. Hìnhảnh đẹp đẽ của cô ta trở nên nhamnhở, lem luốc. Trái lại, trong truyện ngắn TànCơn Mộng Ảo, đại thi hào Rabindranath Tagoreviết về một nàng công chúa của vươngquốc Hồi Giáo bên xứ Ấn Độ đãchứng kiến một vi sa-môn thuộc Bà-la-môn giáo mỗisáng đọc kinh và trầm tư bên bờ sông Hằngrồi tắm trong nước con sông thiêng kia. Nàng si mêchàng, đeo đuổi theo chàng trong cuộc chiếngiữa hai đạo Bà-la-môn và Hồi Giáo cho tới khinàng già nua phai úa dung nhan, còn chàng thì nghèo nàn yếuđuối già khụ và đã có cháu nội rồi. Vậythì một hình ảnh nào đó tuy tầm thườnghoặc thô tục mà vẫn có thể khuấy độngmột cái mãnh liệt sâu xa trong nội giới củangười ngắm hay ngưòi bất chợt thấyđược. Riêng ở truyện Tình Già, nhà văn VũNam kết luận:

Hóa rađôi khi những kỷ niệm thật nhỏ nhặtvẫn có thể làm cho một người nào đó nhớhoài đến gần như đổi cả mộtđời người chỉ đổi lấy nhữngđiều nhỏ nhặt như thế. Nhưng hềgì. Chẳng ai là không thương cảm cho tấm lòngthủy chung như nhất.

(trang 173) 

* * *

Vũ Nam là mẫu người điềmđạm, hiền lành. Hai đức tính đo hiện rõrệt ở văn phong và ở đường lốicùng khuynh hướng văn chương của anh. Các nhàvăn bên nhà thơ Đức cũng khá phồn thịnh,chẳng như: Mai Vi Phúc, Đan Hà, Tùy Anh, Huy Giang , Thế Dũng,Lê Trọng Phương...(thơ), Thế Giang, Ngô NguyênDũng, Thế Dũng, Vũ Nam, Lê Minh Hà, Hoàng Nga (văn).Tuy nhiên, hiện giờ chỉ có Ngô Nguyên Dũng, ThếDũng, Vũ Nam (nam), Lê Minh Hà và Hoàng Nga (nữ) vừa cóchân tài căn bản lại còn dài hơi để đeođuổi văn nghiệp của mình. Trong nhóm dài hơithừa sức ấy, Vũ Nam đi khoan thai, nhưngcần mẫn và miệt mài nhất. Văn chương anhkhông khua động để rồi sớm nở tốitàn. Anh viét văn bằng phong thái đôn hậu, khôngcần phô trương kiến thức, chữ nghĩa gìráo. Nhưng cùng với Thế Dũng anh có vốn liếngđi và sốngvô cùng phong phú. Không uyên bác như Ngô NguyênDũng, không tinh vi xảo diệu như Thế Dũng vàLê Minh Hà, không truyền cảm thiết tha như Hoàng Nga,nhưng anh dàn rải tấm lòng nhân hậu bao la cùngniềm chân thành hiếm quý trong mọi tác phẩm củaanh. Văn chương anh không cần màu mè riêu cua mà vẫnđạt tới một nấc thang khả quan củanghệ thuật. Và cùng với Ngô Nguyên Dũng, ThếDũng, Lê Minh Hà, Hoàng Nga, anh cộng tác với các tạpchí văn chương có giá trị ở hải ngoạinhư Văn, Gió Văn, Thế Kỷ 21, Làng Văn ( khinguyệt san này vào thời cực thịnh trong 5 nămcuối của thập niên 80 cho tới 5 năm đầucủa thập niên 90). Cho nên anh không chôn vùi tên tuổiở các tờ báo lá cải và các tờ báo biếuthuộc loại quảng cáo thương mãi bá láp tầmphào.