Phần 1 - Vùng Tiền Giang

Hồi năm 1918, nhà văn PhạmQuỳnh có vào thăm Nam Kỳ. Ông viết bài “Một thángở Nam Kỳ” đăng liên tục nhiều kỳ trênbáo Nam Phong. Tuy có thái độ tự tôn, nhưng nhà vănPhạm Quỳnh cũng ngạc nhiên thấy mứcsống của các ông cai tổng, điền chủ,hội đồng trong Nam quá cao, quá sung túc hơn nhữngông tổng đốc, tuần phủ, án sát ngoài Bắc.Các điền chủ lớn trong Nam là những ông vua nhonhỏ tại địa phương. Điền chủcó vài ngàn mẫu ruộng như một ấp riêng, cóchợ riêng, hàng chục ngôi nhà nền đúc, có máyđiện, máy lạnh, xe du lịch, ca-nô và tôi tớ hàngchục người phục dịch trong gia đình. Trongkhi đó, nông dân, tá điền, những người gópphần làm cho họ giàu có chỉ có mỗi căn chòi láọp ẹp và chiếc xuồng ba lá... Chúng tôi không có thànhkiến như Cộng Sản “Hễ nhà giàu thì bóc lột,là ác ôn, là trọc phú bất nhơn.” Giới nào cũng cóngười tốt kẻ xấu. Nhiều điềnchủ có vài ba trăm công ruộng, đối đãi thânmật với tá điền như anh em, chỉ nhữngngười quá giàu thỉnh thoảng mới cóngười khắc khe.

Thói thường “phú quý thì bất nhơn,còn bần cùng sanh đạo tặc gian trá.” Tá điền,nông dân làm mướn đáng thương mà các điềnchủ cũng có khi không đáng trách. Lỗi ấy tạichế độ thực dân dung dưỡng. Thực dânmuốn cho một số ít người thật giàuđể họ trung thành và áp bức kẻ nghèo thayhọ, giúp họ một cánh tay đắc lực trongviệc nội trị. Bấy giờ, dưới chếđộ cộng sản, người nông dân Việt namcòn nghèo khổ hơn vì nhà nước độc quyềnmua sản phẩm, độc quyền bán phân bón, thuốctrừ sâu còn lại thu thuế rất cao. Nếu giàu quáắt không khỏi mang tiếng bóc lột, mà con cháu sẵncủa, ăn không ngồi rồi, sinh lắm thói hư tậtxấu, cũng là một khía cạnh khác của xã hộiđương thời.

Các đại điền chủ ở NamKỳ hồi trước đều có hàng chục lẫmlúa. Mỗi lẫm là một dãy nhà liên kế, rộng 4, 5m,bề dài từ vài chục đến hàng trăm mét.Nhiều gia đình giàu quá, không biết xài cách nào cho hếttiền, nên con cái phung phí cũng là chuyện dĩ nhiên.Hễ cha kiếm tiền dễ thì con phải xài phá. Đólà định luật. Ít khi, nhưng vẫn có nhữngngười giàu biết nhân nghĩa, làm việc thiện.Hội đồng ĐoànHữu Nhơn ở Bến Tre tặng nguyên một ghechài lúa cho làng để cất trường học. Bà Huyện Xây ở VũngLiêm, cứ mỗi ngày rằm lớn thường làm chay,phát chẩn, dựng rạp trước nhà đểđãi người nghèo, hành khất... Không phải hễphú quý thì tàn ác mà nghèo khổ là đạo đức,đáng thương hại tất cả.

Trung thành với chủ trương từtrước tới nay, chúng tôi không phê phán công việc làmăn của họ mà chỉ liệt kê, tìm hiểu.Một nguồn gốc của sự giàu sang phú quý khác,được cắt nghĩa bằng thuyết phongthủy. Tuy mơ hồ, nhưng hồi trước aicũng tin vào thuyết này. Con người sống nhờđất. Đất tạo ra của cải nuôi sốngloài người. Con người không thể tồn tạinếu thiếu đất. Lịch sử Đông Tây kimcổ chứng minh rằng vấn đề ruộngđất là nguồn gốc mọi sự bất hoà trongmỗi gia đình, sự xích mích giữa dòng họ, sựtranh chấp trong làng xóm, láng giềng và là nguyên nhân củacác cuộc chiến tranh. Nói cho cùng, nguyên nhân gây ra haicuộc thế chiến hồi đầu thế kỷ 20này cũng chỉ là cuộc tranh chấp đất đaimà ra. Đất nào sinh ra người nấy. Thuyếtphong thủy giải thích tại sao có “địa linh sinhnhân kiệt? Theo quan niệm cổ, ông bà ta cho rằngcuộc đất linh thiêng do núi sông un đúc, đãsản sinh những anh hùng, hào kiệt. Đó là thếđất kết tụ khí thiêng sông núi, đồngbằng như một sự kết hợp hài hoà, mànhững người am hiểu địa lý không thểbiết được?

Ngày nay, khoa học chưa tìm ra mốilương quan ấy. Tuy vậy các nhà doanh nghiệp,nhứt là ở Á Châu, mỗi khi tìm cơ sở thiếtlập hãng xưởng, nơi mở văn phòng, luôn luônnhờ thầy địa lý tìm thế đấtvượng phát. Cũng có khi gặp thế đấtxấu, nhưng do nhu cầu làm ăn, họ phải“cải tạo bằng cách trấn yểm. Quan niệmvề địa lý phong thủy còn giải nghĩa tạisao có những người hồi hàn vi lao đao khổsở, không có cục đất chọi chim, mà chỉ trongmột thời gian ngắn trở nên giàu có, trở thànhnhững thế gia vọng tộc, dòng họ nhiềuđòi hưởng phú quý. Trái lại, có nhữngngười đang giàu có, hưởng phú quý vinh hoa, làmăn phát dạt, phút chốc sụp đổ, trởthành trắng tay.

Viết được loạt bài này tôimắc nợ ơn nghĩa nhiều người. Trongsố đó có nhà văn và bạn đồng hươngcũ Hồ Trường An, giúp chúng tôi rất nhiều tàiliệu để bài viết được sốngđộng, phong phú. Tôi xin chân thành cám ơn nhà vănHồ Trường An.

Những phú hộvà nhân vật lừng danh ở Gò Công

Trong bộ Nam Kỳ lục tỉnh, chúngtôi có nhắc đến Gò Công là nơi phát tích các dònghọ quý tộc. Bài này chỉ kể đến các nhà giàuxưa. So với các tỉnh nằm trong lưu vựcgiữa hai sông Tiền và Hậu Giang, Gò Công là tỉnhnhỏ, đất hẹp, nhiều phèn và nướcmặn, mỗi năm chỉ làm ruộng có một mùa. Tuynhiên theo nhiều ông già bà cả kể lại đó làmột cuộc đất quý, một thế đất“Long đầu phượng y” (đầu rồng, đuôiphượng). Ở đây người ta thườngtruyền tụng hai câu ca dao:

Đầu rộng đuôi phụng le the,

Mùa xuân ấp trứng, mùa hè nở con.

Đối với người bình dân,đó là hai câu “thai đố” (xuất quả) tứcbuồng cau. Thực vậy, ít có nơi nào trên đấtnước có nhiều địa danh “long phụng” nhưvùng Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre. Nào là Côn Rồng (cù laoRồng) trước chợ cũ Mỹ Tho, Côn Phụng(nơi hành hương của ông Đạo Dừa). Theothuyết phong thuỷ đã cắt nghĩa vị trí địalý đắc lợi của tỉnh Gò Công như sau:

 “Đất GòCông sở dĩ sản sinh nhiều bậc công hầu khanhtướng (ĐứcQuốc công Phạm Đăng Hưng, Long Mỹ Quậncông Nguyễn Hữu Hào, bà Từ Dụ Thái hậu, bàĐinh Thị Hạnh, thứ phi của vua ThiệuTrị...) thì phía Nam Gò Công là nơi tiếp giáp vớiMỹ Tho, Bến Tre có Vàm Rồng ở làng Vĩnh Hựu,rạch Long Uông ở xã Tăng Hoà, rạch Long Trọng trêncó cầu Ngang. Rạch này làm ranh giới giữa hai làngThạnh Nhựt (Gò Công) và Hoà Bình (Chợ Gạo). Hồitrước có nạn xét giấy thuế thân, ông bà kềlại, hễ khi hương chức làng xét, dân nghèotrốn qua làng Hòa Bình, còn phía Mỹ Tho xét thì đàn ôngtrốn qua làng Thạnh Nhựt như trò chơi cútbắt. Chỗ rạch Long Tượng, nối từThạnh Nhựt ăn ra Tiền Giang, đượcgọi là “đầu Rồng”, theo kiểu “long đầuhí thủy.” Còn đuôi rồng nằm về phía Bắc.Vùng phía Bắc tỉnh lỵ Gò Công, có địa danh“vườn Phụng” do ông Thôn Cửu lập ra giữathế kỷ 19, với Gò Lân ở làng Sơn Quy. Thếđất đó gồm đủ “Long Lân Quy Phụng”tức “tứ linh,” nên làng nào nằm trong cuộcđất “tứ linh”, sẽ vượng phát phú quý. Cáclàng Sơn Quy, Tân Niên Đông, Tân Niên Tây, Bình Thành... chính lànơi phát tích các thế gia vọng tộc của NamKỳ hồi đầu thế kỷ này. Đây là quêhương của các ông Phủ hàm Khiêm (Huỳnh ĐìnhKhiêm), Phủ Bảy Lê Quang Liêm, Phủ Hải cùng nhiềunhà giàu lớn khác. Hôi mấy mươi nămtrước, ở vùng Gò Công có lưu truyền mấy câuhát:

Bóng lân đã hiện Gò Đông

Rùa về quy tụ bên sông Tây Đài.

Phụng trương cánh Bắc lố mày,

Rồng thiêng uốn khúc Nam Nhai ẩn mình.

Dưới con mắt của các nhàđịa lý phong thuỷ, chính đây là thế đấtcó các huyệt Châu Trước, Thanh Long, Bạch Hổ... aicó hài cất tổ phụ được an táng vàonhững nơi đó, con cháu sẽ trở nên giàu sang phúquý. Thế đất “Gò Sơn Quy” nằm ven một consông nhỏ, nối rạch Hàng chảy qua chợ Gò Công, lànơi có nước ngọt, phù sa tân bồi, là noi lậpvườn, làm ruộng đều tươi tốt.

Đất linh sinh người tài tuấn.Phụ nữ ở đây nhiều người xuất sắc,quê của thân phụ NamPhương Hoàng hậu, hay những người dân giãnhư cô Nguyễn Thị Kiêm(Manh Manh nữ sĩ), bà Nguyễn Đức Nhuận(nhũ danh Cao Thị Khanh), chủ nhiệm tuần báoPhụ Nữ Tân Văn nổi tiếng ở Nam Kỳ(1928-1933), bà Phan ThịBạch Vân, sáng lập “Nữ Lưu Thơ Quán” xuấtbản nhiều sách kêu gọi lòng yêu nước,đến nỗi thực dân lo sợ, phải cấm vàbắt bà đưa ra toà... Một thiếu nữ khác, họcgiỏi, yêu nước, thuộc hạng thượnglưu xã hội là bà bác sĩNguyễn Thị Sương. Bà Sương sinh năm1910, được gia đình cho qua Pháp du học rấtsớm lúc mới 17 tuổi. Tại đây, bà Sươnghọc các trường Lyceé de Versailles (Nice), rồi qua Aix-en- Provence, tốt nghiệp Tú tài Triết học. Sau đóbà lên đại học ban Lý Hóa và đỗ vàotrường thuốc. Năm 1940, bà Nguyễn ThịSương là người phụ nữ lục tỉnhđầu tiên đậu Y khoa bác sĩ. Bà là lãnh tụThanh nữ Tiền phong hoạt động mạnh ởSài gòn năm 1945, nhưng sau bị Việt Minh giết vì uytín của bà đối với quần chúng quá lớn.Chồng bà, bác sĩ HồVĩnh Ký thuộc nhóm Trotskyist, cũng chịu chungsố phận với bà.

Thuộc hàng thế gia vọng lộcbậc nhứt tại Gò Công là gia đình họ Phạm Đăng. Xuất phát từQuảng Ngãi, dòng họ Phạm Đăng theo đoànngười di dân trong đợt Lễ Thành HầuNguyễn Hữu Cảnh chiêu mộ, đã đến GòCông, cất nhà ở tại giồng Sơn Quy. Phảiđợi hai thế hệ sau họ Phạm Đăng cóngười ra làm quan cho tân triều tới chứcThượng Thư, một trong tứ trụ củatriều đình. PhạmĐăng Hưng có con gái là Phạm Thị Hàng, gả chovua Thiệu Trị tức Từ Dụ, mẹ ruột vuaTự Đức. Gò Sơn Quy cũng là quê hươngcủa cô Đinh ThịHạnh, thứ phi của Thiệu Trị. ĐinhThị Hạnh sinh con trai trước bà Từ Dụ,đặt tên Hồng Bảo, tước An Phong Công,nhưng không được nối ngôi, mặc dầu làcon trưởng. Việc này đã lạo ra cuộcđảo chính vua Tự Đức bất thành. HồngBảo bị bức tử trong ngục. Các con củaHồng Bảo phải đổi theo họ Đinhcủa mẹ (Đinh Đạo).

Ông NguyễnHữu Hào và vợ là bà Lê Thị Bính (con gái ông Huyệnsĩ Lê Phát Đạt) đã sinh ra Nguyễn Thị Hữu Lan tức Nam PhươngHoàng hậu sau này. Nhà giàu xưa thuộc hàng dân giảcó nhiều người có tiếng tăm như ông Phủ Huỳnh Đình Khiêmở làng Đồng Sơn, ông Hộiđồng Nguyễn Văn Hạc, ông Phủ Hải...

Theo nhà văn Hồ Trường An chobiết:

“Người giàunhứt tỉnh Gò Công là “Bà Tư Nói”, tên trong khai sinh là Lâm Tố Liên. thuở hàn vi,cô Tố Liên bán trầu cau tại chợ Gò Công hồi Tâymới qua. Cô Thiên không chồng con. Cô góp nhóp tiền muamột mẫu ruộng. Sau đó, lần hồi cô mua maybán đắt, lại có huê lợi của mẫu ruộng,nên cô sắm thêm ruộng. Công cuộc làm ăn càng lúc càngthạnh vượng, cô bỏ nghề bán trầu cau,mở tiệm bán tơ lụa nho nhỏ. Vào tuổingũ tuần, Lâm Tố Liên có lợi tức 400 mẫuruộng tốt, giàu bực nhì ở Gò Công, ănđứt ông Phủ Huỳnh Đình Khiêm (Phủ hàm)ở Đồng Sơn, ông Cai tổng kiêm Hộiđồng Nguyễn Văn Hạc, ông Huyện Quái, ôngPhủ Hải, ông Hội đồng Đinh Nhựt Chu...

Khi lớn tuổi, cô Lâm Tố Liênđược dân Gò Công kêu bang “Bà Tư Nói”. Tiệmcủa bà bán đủ thứ lãnh: lãnh Bưởi ngoàiBắc, lãnh Nam Vang, lãnh Tân Châu, lãnh Thượng Hải (lãnhtrơn, lãnh bông). Ngoài ra, bà còn bán những hàng lụasản xuất trong nước như lụa Hà Đôngở ngoài Bắc, lụa Duy Xuyên ở Quảng Nam, the LaCai, the và xuyến đất Diên Khánh, hàng Cẩm ở ChâuĐốc, lụa Tân Châu, cùng các loại cẩm nhung,cẩm vân, cẩm tự, cẩm trước, cẩmcuốn, cẩm quệt, cẩm kim... (cẩm là loạihàng lụa, còn gọi là “gấm”).

Cẩm nhung có nhiều loại màu, đem raánh sáng mặt trời thì thấy có vạch sáng rờnrợn. Cẩm vân, màu trắng, màu vàng, là hàng dệtnền khô bông mướt hình cụm mây. Cẩm tự màuđen nền ướt bông khô, dệt hình chữ thọ,Cẩm trước màu đen hay trắng, nềnướt bông khô, dệt hình lá trúc. Cẩm cuốn dệtbông hình quyển sách cuốn tròn, có buộc nơ. Cẩmquyệt dệt bông hình trái quýt có đeo hai chiếc lá.Cẩm kim dệt hình mũi kim nhỏ, thuộc loạinền khô bông ướt. Lại còn cẩm sen loạinền khô bông ướt, dệt hình bông sen. Nếu kêu chođúng nghĩa phải gọi cẩm quýt là “cẩmquất”, cẩm kim là “cẩm châm”,”cẩm sen” là “cẩmliên”, cẩm cuốn là “cẩm thư” để tránhtiếng Hán ghép vào tiếng Nôm.

Hàng cẩm tự chỉ để dành mayquần. Còn các loại hàng cẩm vân, cẩm cúc, cẩmkim, cẩm sen... để dành may áo. Ngoài ra còn dùngđể may áo lẫn quần là cẩm nhung, cẩmcuốn, cẩm trước, cẩm quýt. Cẩm vân còn cóthứ màu tím. Cẩm nhung ngoài màu trắng màu đen, còn cómàu tím, màu hường, màu mắm ruốc, màu khói nhang.Về sau, có thứ cẩm phụng mình khô dệt chimphụng đang bay, thường có màu đen hay màutrắng. Người hay chữ thời trướcgọi cẩm là “gấm”. Ở Tây Ninh, chỗ gần ngãrẽ vào chợ Long Hoa, có một địa danh gọi làCẩm Giang (Sông Gấm). Cắt nghĩa hiệntượng này có người lớn tuổi hiểubiết chuyện xưa nói rằng: “Cách nay non mộtthế kỷ, chỗ này là con rạch đầy rau mát (còngọi là lục bình, hay bèo Nhựt Bản?) trổ bông màutím như gấm nên mới đặt tên là Cẩm Giang. Tạitỉnh Tứ xuyên (chỗ hợp lưu 4 con sông, gầnngay tỉnh lỵ) bên Trung Quốc, cũng là quêhương của các loại cẩm lụa. Tươngtruyền lụa sản xuất tại Tứ Xuyên, đemgiặt dưới sông này thì trở nên trong sáng,đẹp hơn, nên họ đặt. tên sông ấy là “CẩmGiang”.

Về sau, bà Tư Nói nhờ một ôngthầu khoán ở chợ Gò Công gọi là ông Tư Bảy,cất cho bà một cái nhà ba căn hai chái, nền cẩnđá da quy (giống như vảy rùa), nền cao tớingực, mái lợp ngói lưu ly. Để có thứ ngóinày, ông thầu khoán Tư Bảy phải đặt mua LáiThiêu. Ngói lưu ly là ngói móc (có người gọi là ngóivảy cá, vì có cái móc để cày vào sườn nhà khilợp giống như lớp vảy cá, hoặc vảyrồng được tráng men bóng lộn. Ông Tư Bảymua ngói lưu ly tráng men vàng và ngói lưu ly tráng men lụcđể lợp nhà bà Tư Nói. Ngói vàng, dưới ánhmặt trời, thì có màu men chậu xứ Giang Tây. Vào mùagặt lúa vào giữa tháng Chạp tới giữa tháng Giêng,mỗi ngày hàng chục chiếc xe bò chớ lúa tớilẫm (vựa lúa) của bà Tư Nói để đong lúacho bà. Tuy có nhà đẹp, nhưng bà Tư Nói thích ởcăn tiệm bán lãnh lụp xụp của mình, còn ngôi nhànguy nga tráng lệ của bà, dành cho gia đình bà Bảy em(em gái ruột của bà. Khi bà qua đời, bà Bảy em(chớ không phải Em) làm cái nhà mồ cho bà. Ngôi nhà mồnguy nga đồ sộ không thua phủ thờ (nơithờ bà Từ Dụ Thái hậu, cách chợ Gò Công 4 câysố). Khi bà Từ Dụ mất, được an tángtại Vạn Niên Cơ (Khiêm Lăng) ở ngoài Huế,nhưng con cháu của Phạm Đăng Hưng ở GòCông thuộc hàng quốc thích, xúm lại lập đềnthờ bà, gọi là “Phủ thờ.” Hồi trào Tây lẫntrào Bảo Đại, các con cháu của dòng họ PhạmĐăng khỏi đóng thuế thân lẫn thuếđiền cho nhà nước.

Người giàu thứ hai là ông Tri phủ Huỳnh Đình Khiêm ởlàng Đồng Sơn. Đất Đồng Sơnthuộc vùng có mùa nước mặn lẫn mùa nướcngọt, nên có thể lập vườn. Lậpvườn có huê lợi bán quanh năm, còn làm ruộngchỉ được một mùa lúa. Dân Gò Công ở vùng TânNiên Đông, Tân Niên Tây, Kiểng Phước vì gầnbiển, nên có nước ngọt khi có mưa già, nên khólập vườn. Họ chỉ làm ruộngđược vào đầu mùa mưa. Ông Phủ Khiêmnhờ có ruộng lẫn vườn nên mau giàu. Ông là ông ngoại của luậtsư Nguyễn Hữu Châu, nguyên Bộ trưởngdưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông Châu là rể của luật sưTrần Văn Chương, chồng trước của bàTrần Lệ Chi, là anh em cột chèo với ông Ngô ĐìnhNhu.

Người thuộc hàng dân giả, giàuthứ nhì ở Gò Công là ôngHội đồng Nguyễn Văn Hạc (tên mộtloài chim). Ông có một người con gái đầu lòng, tênlà cô Hai Én. Mấy người em trai của cô Hai Én,đều có tên thuộc loài chim ở miền đồngbang sông Cửu Long. Đó là cậu Ba Nhạn, cậu TưQuắc, cậu Năm Sắt, cậu Sáu Sẻ, BảyTrích và Tám Diệc. Cô Hai Én kết hôn với quan thầythuốc, tức bác sĩ Nguyễn Như Ánh. Cô có mởmột tiệm may thiệt lớn ngoài chợ Gò Công.Cậu Ba Nhạn mua chức hương hào, mộtchức nhỏ trong ban hương chức hội tề.Hồi tiền chiến, các dân cậu ở miệt vườn,tuy có tiền của, nhưng chẳng có chức phậnchi, thường bỏ tiền ra mua chức hươnghào hay hương thân. Nhờ hai chức đó mà mai sau,họ có thể leo tới chức hươngtrưởng, hương sư, hương cả.

Vào năm 1945, gặp lúc phong trào ViệtMinh nổi dậy, thầy hương hào bị ghéptội Việt gian, tội địa chủ bóc lột táđiền, nên Việt Minh xử bắn thầy. NămSắt ôm mối thù không đội trời chung vớiViệt Minh, nên tình nguyện điềm chỉ cho Tâynhững ổ kín của Việt Minh (khi Tây làm chủđược lục tỉnh), những cơ quan bímật của Việt Minh trong lãnh thổ Gò Công đểbáo thù cho anh mình... Về sau, Năm Sắt lên Sài gòn, làm phóngviên nhiếp ảnh cho nhựt báo Thần Chung. Ông tagiỏi phong cầm, được quái kiệt TrầnVăn Trạch mời trình diễn phong cầm (accordéon)trong các buổi phụ diễn tân nhạc cho hai rạp hátbóng Văn Cầm (Chợ Quán) và rạp Nam Việt (ChợCũ).

ÔngĐốc phủ Hải,ngoài ruộng đất ra, còn là người lập hãngnước đá đầu tiên ở Gò Công. Ngườicon trai của ông là cậu Bé Sáu, được du họcbên Tây, ăn học thành tài. Ông Huyện Quái có ngườicon trai là ông huyện Hải. Về sau, ông Huyện Quái cónạp một người vợ goá của một anh táđiền để làm thiếp. Chị này đẻmột đứa con trai, đặt tên là Ba Huệ.Cậu Huệ được cha mẹ cưng,được anh trưởng chiều chuộng. Cậuđi học, có tài xế lái xe nhà đưa rước.Người thiếp của ông Huyện Quái có nhan sắc,được chồng sủng ái. Trong đám tôi tớ cóđứa ghen tức, đặt điều là ôngHuyện Hải thông dâm với dì ghẻ, cho nên Ba Huệ làcon của ông Huyện Hải với người thiếp.Nói như vậy tức là bề ngoài Huyện Hải là anhBa Huệ, nhưng thiệt ra là cha của Ba Huệ. Hưthực ra sao chỉ những kẻ trong cuộc mớibiết.

ÔngHội đồng Đinh Nhựt Chu có người con trai là hương quản Dương (Đinh NhựtDương) ở Tân Niên Tây. Ruộng đất của ôngđều ở vùng nước mặn (ruộng biển).Nhưng lúa ở các ruộng biền (biển ở đâycó nghĩa là bưng biền) như lúa tiêu, lúa nàng cơ, lúanàng qướt... đều cao hơn lúa ở vùng khác,hột lại nặng hơn hột lúa thường.Thầy hương quản Dương giữ chứcthấp trong 12 vị hương chức của banhương chức hội tề, nhưng tía thày giữchức hội đồng địa hạt, thầy quenbiết các quan tai to mặt bự ở ngoài tỉnh. Vàothời thái bình thịnh trị, tuy giữ an ninh cho làng TânNiên Tây, nhưng thầy vẫn ngồi xe máy đi đá gà,đi hột me. Thầy là người đầu tiên muamáy đèn, mua giàn hát máy Columbia, mua điã hát nhạc Tây... Sauđó, thầy cũng là người đầu tiên mua xehơi, chiếc Renault Celt 4. Bởi thầy giàu, giaothiệp rộng, quen biết nhiều nên các ông hươngchức hội tề từ hương cả xuống xãtrưởng, không dám khinh lờn thầy. Còn các ông Phủ,ông Huyện, thầy Cai tổng, thầy Bang biện, khôngdám cậy oai hùng hiếp thầy.

ThầyThôn Thọ, trướclàm thầy giáo. Vì thầy là nhà giàu, nên nghề gõđầu trẻ chỉ là nghề để thầygiải muộn, chớ không phải việc mưu sanhchánh của thầy. Được ít năm, thầynghỉ việc chỉ giữ việc công nho cho làng. Đólà chức “thôn”, công nho là tiếng xưa, có nghĩa là côngquỹ hay ngân quỹ. Thầy Thôn Thọ có tiệm sửaxe đạp, bán đồ phụ tùng xe đạp. Ngoàira, thầy còn bán đèn Ti to Landy của Tây đốtbằng xăng, sau đó bán đèn Ai da bằng dầulửa, và đèn Pétromax của Đức hai loại nàythuộc loại man chon. Về sau, thầy dẹp tiệmsửa xe, lập một cái đề bô (dépot) rượu,xéo xéo chợ Gò Công.

Nhà giàu chót là ôngHội đồng Lợi nhờ làm ruộng và lậpvườn mà giàu có, chớ không có nguồn lợi nào khác.

Ngoài ra còn thầyBa Vị, có nhà máy chà gạo ở Vĩnh Trị, cáchchợ Gò Công 7 cây số, cách giồng ông Huê 3 cây sốcũng là một nghiệp chủ đáng kể. Năm1945, khi Việt Minh cướp chính quyền, thì ôngHuyện Hải (con ông Huyện Quái), hương hàoNhạn, thầy Thôn Thọ, ông Hội đồng Lợi,thầy Ba Vị cùng hai đứa con trai mới 15, 16tuổi của thầy đều bị xử bắn. Lúcđó trong đám Việt Minh ở chợ Gò Công, có chủ tịchCôn, là thợ hớt tóc ở tiệm Minh Hồng, làmchủ tịch Uỷ ban Nhân dân, giữ chứctrưởng ban Quốc gia tự vệ cuộc (Công an).Thầy giáo Philippe (thủ lãnh Thanh niên Tiền phong),Trần Thanh Liêm bí thơ uỷ ban Nhân dân và tên chủtiệm tạp hoá Vạn Lợi (không giữ chứcvụ gì). Khi Tây tới chiếm tỉnh Gò Công, có khuyên dânchúng ai lỡ theo Việt Minh trong thời kỳ ViệtMinh cướp chính quyền, hãy ra đầu thú, sẽ đượcân xá để làm ăn như xưa. Chỉ trừchủ tịch Côn, tên thợ hớt tóc tiệm MinhHồng, thầy giáo Philippe, tên Trần Thanh Liêm, tên chủtiệm Vạn Lợi, là 4 tên tội phạm đầusỏ, cần phải bắt giết để trừhậu hoạn.

Về sau thầy giáo Philippe, ban đêmbăng qua con lộ Giây thép, bị lính partisan đi tuầntiểu bắn chết. Tên thợ hớt tóc tiệm MinhHồng, ban đêm lẻn về thăm vợ ở làngVĩnh Trị cũng bị lính ở đồn VĩnhTrị phục kích bắn chết tại trận. Họcột thây hắn treo lên cây ở lộ Giây Thép đểcho thân nhân của những kẻ chết đến nhòmmặt. Còn chủ tịch Côn thoát chết trong mộttrận ruồng bố, cảm thấy ăn năntội cũ, nên cùng tên chủ tiệm Vạn Lợitrốn lén núi Thiên Giải ở Bà Rịa để tu hành.Từ năm 1946 trở về sau, cả hai không bao giờchường mặt ở lãnh thổ đất Gò Côngnữa. Trải qua bao cuộc biển dâu, không ai cònnhắc tới họ nữa”.

Ngoài ra, trong tỉnh Gò Công cũng cònnhiều nhà giàu xưa, kẻ ở phía bắc tỉnhlỵ, người ở phía Nam như ông Phủ Bảy Lê Quang Liêm, ông huyện Hiền, ông Hội đồng NguyễnMinh Chiếu (có tên đường ở Phú Nhuận).

Ông Phủ Lê Quang Liêm (1881-1945)

Ông thuộc thế hệ thứ hai, sau các ông Tôn ThọTường, Đỗ Hữu Phương, Trần TửCa... là những người cộng tác trung thành vớiPháp. Sinh trưởng tại Gò Công năm 1881, Lê Quang Liêmhọc trường Mỹ Tho, rồi lên Sài gòn, học tiếptrường Chasseloup Laubat. Năm 1897, Lê Quang Liêm tốtnghiệp tương đương bậc Trung họcđệ nhứt cấp (cấp 2) ngày nay. Nhiệm sởđầu tiên của ông Liêm là thư ký tập sựtại Phủ thống đốc Nam Kỳ, sau đóđổi ra làm việc tại Phủ toàn quyền tạiHà Nội từ năm 1899 đến 1906. Bướcđường công danh của ông ran lượt thăngTri huyện năm 1909, Tri phủ 1914.

Trong thế chiến thứ nhứt 1914-1918, Lê Quang Liêmtình nguyện phục vụ bên Pháp, làm phụ tá cho bácsĩ Lê Quang Trinh (người Bến Tre), coi đám línhthợ người Đông Dương. Hồi hươngkhi thế chiến thứ nhứt chấm dứt, ông Liêmđược thăng Đốc phủ sứ hai nămsau đó. Lúc mới về nước, Lê Quang Liêm cộngtác với các ông Nguyễn Phú Khai, Trần Văn Khá, Bùi QuangChiêu, lập ra đảng Lập hiến, tranh đấuôn hoà, và chỉ bênh vực quyền lợi cho các nhà giàu.

Từ năm 1926 về sau, Lê Quang Liêm đắc cửHội đồng Quản hạt Nam Kỳ, từnggiữ chức Phó chủ tịch hội đồng nàytừ năm 1937-1938. Ông được Pháp cử thamdự các phiên họp Hội đồng Kinh tế Lý tàiĐông Dương từ năm 1929-38. Ông Lê Quang Liêmđược dân chúng Gò Công quen gọi “Ông PhủBảy”, là người giàu có lớn nhờ thực dân banbố nhiều đặc quyền về ruộngđất. Ông hiểu biết thủ tục khẩnđất hoang. Về việc này Lê Quang Liêm bị báo chícác năm 1934, 1935 đả kích trong hành động“chiếm đất của nông dân trực tiếp khai phá”tại vùng Cái Sân (Thạnh Quái), nên bị gán cho mấychữ “Ông Phủ Lê Thạnh Quái”. Tuy bị báo chí phanh phui,nhưng vì có thế lực và thực dân che chở, nênnội vụ bị ém nhẹm.


Về hoạt động xã hội, văn hoá, Lê Quang Liêmlà một trong các sáng lập viên Hội khuyến học,Quỹ học đường ở Chợ Lớn.

Ngoài ra tại Gò Công, Lê Quang Liêm cùng các ông Hồ BiếuChánh, ông Huyện Trị (thân phụ cô Manh Manh nữsĩ)... lập ra “Miếu thờ Khổng Tử”.

Năm 1945, khi Việt Minh nổi dậy cướpchính quyền khắp Nam Kỳ, Lê Quang Liêm là một trongnạn nhân đầu tiên của họ. Sau khi Pháp táichiếm miền Nam, dùng tên Lê Quang Liêm để đặtcho một con đường dưới mé sông ChợLớn.

Nhàgiàu lớp trước nữa, thuộc thế kỷ 19,được người đời nhắc tới làông Mai Tấn Huệ,một cự phú đã khai thác nhiều sở ruộng,lập vườn, xây đập để ngănnước mặn tràn vào ruộng. Nghe đâu hồitrước ông làm quan võ dưới triều Nguyễntới chức Chưởng cơ, nên dân chúng nhớ ơngọi chỗ đó là “đập ông Chưởng”, nayvẫn còn.

Gò Công còn là quê hương của mộtchàng công tử ăn chơi khét tiếng được dânchúng tôn là “dân cậu” hay “công tử” tiền phong của NamKỳ. Cuộc đời của công tử Hai Miêng, con lãnh binh Huỳnh Công Tấn, chúng tôi có viết lại trongbài Gò Công, nơi phát tích các dòng họ quý tộc. LàngĐồng Sơn, trù phú nhứt trong tỉnh, ruộng sâu,đất cát phì nhiêu, vườn tược nhiều câytrái tươi tốt. Đó là cuộc đất củanhiều bậc cự phú trong tỉnh. Đồng Sơncũng là quê quán của người viết tiểuthuyết tiên phong ở Nam Kỳ là Lê Sum, tựTrường Mậu (Viết báo Nông Cổ Mạn Đàm).Chỗ này là trung lâm văn hoá của Gò Công hồi giữathế kỷ 18. Từ miền ngoài, các vị khoa bảnglỡ vận, các ông đồ theo đoàn người didân đến đây lập nghiệp. Lớp ngườicó căn bản Nho học đầu tiên ấy, đãđào tạo các ông Nhiêu Phan, Nhiêu Chánh ở địaphương.

Luật sư Vương Quang Nhường,rể vua Thành Thái

Ngoài ra, Gò Công còn là quêhương của nhiều nhân vật lừng danh củaNam Kỳ.

VươngQuang Nhường là một khuôn mặt trí thức lớncủa Nam Kỳ, sinh năm 1902, tại Yên Luông Đông, GòCông. Sau khi thôi học trường Mỹ Tho, VươngQuang Nhường qua Pháp theo học trường Luật vàKinh tế, tốt nghiệp Tiến sĩ Luật khoa.Về nước trước khi có cuộc khủnghoảng kinh tế (1929), ông Nhường làm luật sưtập sự tại văn phòng luật sư A.M. Hussant.Đến năm 1932, ông chính thức trở thành luậtsư thực thụ và gia nhập Luật Sư đoàncủa toà Thượng thẩm Sài gòn. Là người cóhọc vấn cao, kiến thức rộng, VươngQuang Nhường được các giới thượnglưu Việt Pháp kính nể.

Nhiều người địaphương còn nhắc chuyện thời trai trẻcủa ông Nhường. Ông Nhường có đính hônvới một nữ bác sĩ tên Henriette Bùi, con ông Bùi QuangChiêu, người quê ở Mỏ Cày. Về sau cuộc hônnhân bất thành, nên họ huỷ bỏ giao ước.Không rõ trường hợp nào khiến ông Vương QuangNhường trở thành rể vua Thành Thái, là chồngcủa công chúa 16 tức Mệ Cưới. MệCưới là em ruột cựu hoàng Duy Tân, có mặt trongđoàn tòng vong với Duy Tân, qua đảo Réunion ởmấy năm mới xin hồi hương. Khi Pháp trởlại Nam Kỳ, tìm một số các cộng sự viêncũ, hay những người có quyền lợi gắn bóvới Pháp để mời ra cộng tác, trong đó cóluật sư Nhường.

Tuy được mời nhiều lần,nhưng ông không nhận một chức vụ nào. Mãiđến ngày 6-5-1950, ông Vương Quang Nhườngmới nhận chức Tổng trưởng Quốc giagiáo dục trong chính phủ Trần Văn Hữu và sauđó là chính phủ Nguyễn Văn Tâm. Vua Thành Tháiđược hồi hương về Việt nam từnăm 1947, cũng nhờ công vận động của conrể này. Về Sài gòn, cựu Hoàng Thành Thái sống trongmột căn phố như người dân thường.Có lần Ngài lên Đà Lạt và chụp ảnh chung vớicon Hoàng Bảo Đại. Chúng tôi muốn kể thêmmột nguồn tin mà dân chúng Nam Kỳ hay kể lại“Thời gian vua Thành Thái sống lưu vong ở Vũng Tàu,ngụ trong Bạch Dinh, có ân tình với một phụnữ giàu có, xinh đẹp ở Sài gòn. Đó là cô Tám(Ngoạn?) chủ một rạp hát bộ tại ChợLớn. Dư luận dị nghị cho rằng trongthời gian cô Tám tới lui Vũng Tàu, bỏ tiền ra cungphụng nhà vua mất ngôi ăn xài. Nhà vua có lặng cô Tám mộtbộ đồ trà rất quý để kỷ niệm, vàđược gia đình cô Tám đem triển lãm lạiKích Mếch “vườn Bồ- rô” cho công chúng thưởngngoạn!

Có hai biến cố đáng ghi nhớ cho dânchúng Gò Công và dòng dõi ngoại thích các vua: đó là vào năm1942, do lời mời của Toàn quyền ĐôngDương, Hoàng đế Bảo Đại, Hoàng hậuNam Phương có ngoạn du Sài gòn, xuống thăm Gò Công.Mấy tuần sau, nhà vua sang thăm xứ Chùa Tháp theolời mời của Quốc vương Căm Bốt.Sau đó Hoàng đế, Hoàng hậu đi thămĐế Thiên, Đế Thích, rồi trở về quangả Hạ Lào.

Khi hồi hương, cựu Hoàng Thành Tháicó đến viếng Gò Công và được quý tộchọ Phạm, họ Nguyễn tiếp đón trọngthể. Dịp này các lăng miếu thờđược trùng tu, quét dọn để cựu HoàngThành Thái đến viếng.


Đức Giám MụcNguyễn Bá Tòng (1868-1949) ở Sài gòn, kể từ thậpniên 1960 trở đi, không ai là không biết hay nghe nhắctới trường Trung học Nguyễn Bá Tòng, ChợĐũi. Đó là một ngôi trường lớn, khangtrang, bề thế, được học sinh và phụhuynh tín nhiệm. Nguyễn Bá Tòng là người Gò Công, chàođời năm 1868 trong một gia đình Công giáo nghèo. Lúcnhỏ, cậu bé Nguyễn Bá Tòng được các cốđạo dạy dỗ trong các trường nhà dòng,rồi đưa thẳng vào liều chủng viện Sàigòn.

Năm 1896, Ngài được phong Linhmục, và được bổ làm thơ ký tại Toà giámmục Sài gòn đến năm 1916. Sau đó, cha NguyễnBá Tòng được đổi ra cai quản họđạo Bà Rịa, rồi trở về Tân Định.Trong thời gian cai quản họ đạo TânĐịnh, nhiều công trình phúc lợi của đạovà đời do Ngài thực hiện, được dân chúngđịa phương nhớ ơn. Ngoài công việc chánhlà dẫn dắt con chiên, cha Nguyễn Bá Tòng còn hoạtđộng trong lãnh vực văn hoá, xã hội: coi nhà in,giúp đỡ người nghèo, trẻ em mồ côi. Năm1932, Ngài qua La Mã thọ phong giám mục, rồi hồihương, ra Phát Diệm làm phụ tá cho giám mục PhápMarcou.

Khi thế chiến thứ hai sắp bùngnổ, Toàn quyền Decoux nhân danh “chánh phủ Pháp tặngcho Ngài “Bắc đẩu bội tinh” để lôi kéongười Công giáo trung thành với Pháp, nhưng Ngàicương quyết xin hồi hưu. Năm đó (1944),Ngài đã 76 buổi. Giám mục Nguyễn Bá Tòng mấtnăm 1949, thọ 81 tuổi. Đức Giám mục NguyễnBá Tòng là một vị chân tu, đóng góp nhiều công sứccho giáo hội, cứu giúp đồng bào nghèo khổ vàtrẻ mồ côi. Ngài là ân nhân của những kẻbất hạnh không phân biệt lương giáo.

Một nhà văn tiền chiến khác ởGò Công là ông Hồ Văn Hiến (1900-1957), bút hiệu ViênHoành, em ruột của nhà văn Hồ Biểu Chánh. Bút danhViên Hoành là do xáo trộn mấy chữ trong tên họ ông.Viên Hoành viết báo đồng thời với các ôngNguyễn Chánh Sắt, Nguyễn Viên Kiều, Lê HoẵngMưu, Trương Duy Toàn, Đặng Thúc Liêng... Têntuổi ông xuất hiện trên các báo: Nông Cổ Mím Đàm,Lục Tỉnh Tân Văn, Đông Pháp thời báo, TrungLập Báo, Công Luận...Sau khi Pháp trở lại Việtnam, Viên Hoành cũng ra bưng theo kháng chiến, nhưngbiết rỏ thủ đoạn của Việt Minh, nênông trở ra thành. Thời gian này, Viên Hoành cộng tácvới các báo: Tiếng Dội, Dân Quyền, Trời Nam...

Nhà báo Viên Hoành là người sống có tìnhnghĩa với anh em bè bạn. Ông có cuộc sống bìnhdị, có chữ viết đẹp, văn chươngtrong sáng, trọng đạo lý được nhiềungười quý trọng. Nhà báo Viên Hoành mất ngày 7-12-1957,hưởng dương 57 tuổi. Ngoài ra thuở đó còncó ông Lê Sum (Trường Mậu) từng là chủ bút “CôngLuận Báo”. Lê Sum việt báo đồng thời và cũnglà bạn của các ông Nguyễn Từ Thức,Lương Khắc Ninh, Nguyễn Viên Kiều...

Phúhộ ở Mỹ Tho

Cũng thuyết “địa linh nhânkiệt” đã cắt nghĩa tại sao làng Điều Hoàở Mỹ Tho lại có nhiều vị Đốc phủsứ nhứt Nam Kỳ. Đó là quê hương của cácông Đốc phủ sứNguyễn Văn Thâm, Phủ Lê Minh Tiên, Phủ Lê VănMầu, Phủ Lê Công Sủng (thân phụ công tửPhước George).

ÔngPhủ Nguyễn Văn Kiênsinh năm 1878 lại làng Điều Hoà Mỹ Tho, thuởnhỏ theo học trường Le Myre de Vilers, rồi sautiếp tục lên Sài gòn theo học trường thông ngôntức “College des Stagiaires”. Những thập niên cuốithế kỷ 19, Pháp mở trường thông ngôn có mụcđích đào tạo lớp người công chứcbản xứ, nên họ hàng nâng đỡ, cấp họcbổng để theo học. Nhiều gia đình nghèo,nhưng có con hiếu học, chỉ vài năm sau trởthành thầy ký, thầy thông, rồi từ từ leo lên hàngphủ, huyện cũng dễ dàng. Tốt nghiệp năm1898, ông Kiên lần lượt thăng huyện, rồiphủ và từng ngồi chủ quận ở các quậnThủ Thừa, Bình Phước (Tầm Vu) thuộctỉnh Tân An và Ô Môn thuộc tỉnh Cần Thơ.

ÔngPhủ Nguyễn Văn Thâmsinh năm 1882, sau khi tốt nghiệp tại trườngMỹ Tho, ông lên Sài gòn, thi vô trường lớn ChasseloupLaubat. Năm 1900, ông ra trường làm thư ký tậpsự tại dinh Thống đốc (còn gọi Soáiphủ), rồi đổi ra làm đại lý hành chánh(như Quận trưởng) tại các tỉnh SaĐốc, Tân An, Trà Vinh... tới năm 1935 thì vềhưu với nấc thang chót của quan trườngngạch thuộc địa: Đốc phủ sứ.

Các ông Lê MinhTiên, ông Lê Văn Mầu, dân cố cựu ở MỹTho Vĩnh Long đều nghe danh tiếng về sự giàucó. Riêng ông Phủ Lê Văn Mầu, đương thờilàm chủ trọn cù lao Rồng trước chợ MỹTho. Cù lao Rồng, tên chữ là Long Châu, do vua Gia Longđặt ra, nằm án ngữ trước châu thành MỹTho, dài 2 cây số. Thời Pháp thuộc, chỗ này là nơian trí người bịnh cùi. SauTrần Bá Lộc, ông Đốc phủ Mâu có lẽ làngười giàu nhứt nhì trong tỉnh Mỹ Tho. Theodư luận những vị cao niên kể lại chobiết giai thoại “ác lai ác báo”. Đó là sự nghiệpcủa hai cha con Tổng đốc Trần Bá Lộc và conlà Trần Bá Thọ (Hội đồng quản hạt,kiêm Tổng đốc hàm). Nguyên vào năm 1876, Trần BáLộc có mua trọn cù lao Dài, còn gọi là cù lao NgũHiệp hay cù lao “Năm Thôn” (sau này là xã Quái Thiện,quận Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long). Sở dĩgọi “Cù lao Năm Thôn” vì trên cù lao này có 5 ấp: Thanh Bình,Thanh Lương, Phù Thới, Thới Bình... Cù lao này, hồiPháp mới chiếm được Nam Kỳ (1872) có bán chohai Đại uý Hải Quân giải ngủ là Brou và Taillefervới giá tượng trưng chỉ có 3000 quan (Francs). Hàngnăm Taillefer và Brou phải trả thêm 3180 quan (Francs)như tiền thuế và phải trả mãn đời.

 Phú hộ ở TânAn

Tân An là một tỉnh nhỏ, đất nhiều phèn,nhưng là chỗ khởi nghiệp của ông Huyện Sĩ (Lê Phát Đạt), nhà giàu nhứtNam Kỳ, được dư luận gọi là “Thiênhạ đệ nhứt gia”.

Nam Phương Hoàng hậu là con gái thứcủa ông bà Nguyễn Hữu Hào, người quê quántại Gò Công. Ông Hào sinh trong một gia đình đạiđiền chủ, có đạo Công giáo, từng du họcbên Pháp, đậu Tú tài toàn phần. Sinh thời, ruộngđất của gia đình ông Hào rải rác khắp cáctỉnh Nam Kỳ. Tại quận Long Mỹ (1928) thuộctỉnh Rạch Giá, sau sáp nhập vào tỉnh CầnThơ, có 1000 mẫu ruộng thuộc gia đình NguyễnHữu Hào, vì thế ông chọn địa danh “Long Mỹ”làm tước phong cho mình: Long Mỹ Quận công. Bà Nguyễn Hữu Hào tênthật là Lê Thị Bính, con gái thứ của ông HuyệnSĩ Lê Phát Đạt và bà Huỳnh Thị Tài, chàođời tại Tân An, khi ông Huyện Sĩ làm thông ngôntại đây. Bà Lê Thị Bính cũng là một đạiđiền chủ cùng với các anh như Lê Phát Thanh, Lê Phát Vĩnh, Lê Phát Tân... làm chủnhiều đất đai thuộc quận Đức Hoà,Đức Huệ, và một phần lớn đấtruộng nay thuộc Đồng Tháp Mười. ÔngHuyện Sĩ cũng là Hội đồng quản hạtNam Kỳ từ năm 1880. Theo dư luận củangười địa phương, ngôi nhà lầuđồ sộ của ông Huyện Sĩ tại Tân An(nằm gần ngã ba sông Tân An và Bảo Định) cấttrên thế đất hàm rồng, do đó gia đình ôngHuyện Sĩ giàu có lớn và danh vọng nhiềuđời. Trưởng nam ông Huyện Sĩ là ông Lê PhátAn, có tên Tây là Denis Lê Phát An, là một đại quý tộcđúng nghĩa. Lê Phát An được Hoàng đếBảo Đại phong lược An ĐịnhVương, tước hiệu cao quý nhứt củatriều đình và chỉ phong cho một người duynhứt ở Nam Kỳ thuộc hàng dân giã. Lê Phát An làcậu ruột của Nam Phương Hoàng hậu.

Năm 1934, nhân dịp gả cháu gái củamình về làm Hoàng hậu ở Huế, Lê Phát An có tặngcho cô Nguyễn Thị Hữu Lan một số tiền làmột triệu đồng (tiền mặt) để làmcủa hồi môn. Gia đình Nguyễn Thị Hữu Langiàu hơn cả Bảo Đại. Trong đời làm vuacủa Hoàng đế Bảo Đại, ông xài tiềncủa vợ nhiều hơn tiền của hoàng gia. CôMariette Jeannelte Nguyễn Thị Hữu Lan sinh ngày 4-12-1914tại Cầu Kho, Sài gòn. Lúc nhỏ, cô Lan đượcgia đình gởi theo học trường nhà dòng dành riêng chocác gia đình Công giáo quý phái tại Sài gòn. Năm 17 tuổi(1926), cô Lan qua Pháp du học tại trường Couvent desOiseaux. Năm 1932, cô Lan tốt nghiệp Tú tài toàn phần vàcó ý định trở về Việt nam nghỉ hè,trước khi trở qua học tiếp đạihọc Luật khoa. Trong dịp này, cô Lan gặp gỡvị Hoàng đế trẻ tuổi, đẹp traiBảo Đại.

Ngày 6-2-1934, năm Bảo Đại thứ9, lễ cưới cô Nguyễn Thị Hữu Lan diễnra tại điện Kiến Trung ở Huế, và lễtấn phong Hoàng hậu diễn ra tại điện DưỡngTâm. “Nam Phương” mỹ danh hoàng hậu có nghĩa là“hương thơm từ phía Nam” do Phạm Quỳnhđặt ra. Bà Nam Phương là một phụ nữ xinhđẹp, có gương mặt phúc hậu, mắtphượng, nhỏ, nhưng thuộc hạng quý phái, tínhtình bình dân. Trước khi nhận làm vợ của Hoàngđế Bảo Đại, bà có một yêu cầu “Khivề nhà chồng bà sẽ giúp chồng cai trị việcnước như một người cố vấn thâncận”.

Lần lượt Nam Phương Hoànghậu đã hạ sinh:

-                     Ngày10-12-1936 bà hạ sinh hoàng tử Bảo Long. Triềuđình bắn mấy phát súng đại bác để chàomừng.

-                     Ngày1-5-1937, công chúa Phương Mai chào đời.

-                     Ngày3-11-1938, công chúa Phương Dung chào đời.

-                     Ngày5-2-1942, công chúa Phương Liên chào đời.

Năm 1934, bà Nam Phương cùng 3 con(chưa sinh Phương Liên) tháp tùng Hoàng đế BảoĐại qua thăm nước Pháp. Nhân dịp này bà có ghéLa Mã và được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến(Lúc đó là Giáo Hoàng Le Pape). Hàng năm, triều đìnhđều có cử hành lễ sinh nhựt của bà NamPhương gọi là “Lễ Trường Hỷ”. Hơnmột thập niên sau ngày cưới, gia đình Hoàngđế Bảo Đại sống rất hạnh phúc.

Bà Lê Thị Bính là một ngườiđàn bà đẹp phúc hậu, giàu có nhờ ruộngđất. thuở nhỏ cô Bính theo học trườngđạo tại Sài gòn. Sau khi thành hôn với ông NguyễnHữu Hào, hai vợ chồng thường sống tạibiệt điện ở đường Nguyễn Du, saunày là toà Đại sứ của Đại Hàn. Thỉnhthoảng hai ông bà lên nghỉ mát ở Đà Lạt vì ông Hàocó nhiều đồn điền ở Cầu Đất.Hai ông bà Nguyễn Hữu Hào chỉ hạ sinh có haingười con gái:

- Trưởng nữ là cô Agnès NguyễnHữu Hào, kết hôn với Bá tước Didelol, Khâmmạng hoàng triều công thổ. Hồi năm 1995, tôiđược nghe bà còn sống ở bên Pháp, nhưng già,điếc nên ít ai được tiếp xúc với bà.

- Thứ nữ là cô Mariette Jeannette NguyễnHữu Hào tức Nguyễn Thị Hữu Lan, tức NamPhương Hoàng hậu.

Ông Hào là trong những đạiđiền chủ học thức, biết cách kinh doanhđồn điền. Sinh thời ông Hào có đồnđiền cao su ở Biên Hoà, Bà Rịa, Đà Lạt,nhiều ruộng đất ở Gò Công, Tân An và RạchGiá.

Năm 1935, Hoàng đế BảoĐại phong cho ông Nguyễn Hữu Hào “Long bội tinh”hạng nhứt, kèm lược “Long mỹ hầu” trongmột buổi lễ tổ chức ở Đà Lại.Đồng thời nhà vua cũng phong cho nhạc mẫu LêThị Bính lược “Nhị phẩm phu nhân”. Ngày 28-6-1937,Hoàng đế Bảo Đại tặng mề đay “Kimkhánh” hạng nhứt cùng mề đay “Kim tiền hạngnhứt” là huy hiệu cao nhứt của triều đìnhcho cha vợ là ông Nguyễn Hữu Hào.  Bà Lê Thị Bính đượcphong “Nhứt phẩm phu nhân”.

Ngày 30-8-1937, Hoàng đế BảoĐại sắc phong cho ông Nguyễn Hữu Hàolược “Long Mỹ Quận công”. Long Mỹ Quận côngNguyễn Hữu Hào từ trần ngày 13-9-1937,được an táng theo nghi thức tước Quậncông trong một ngôi nhà mồ tráng lệ, trên một ngọnđồi gần thác Cam Ly Đà Lạt. Lăng NguyễnHữu Hào là do chính gia đình bà Nguyễn Hữu Hào bỏtiền ra xây cất. Lễ quy lăng đượccử hành ngày 10-9-1941. Ngày đó là một biến cốlớn tại Đà Lạt khi Hoàng gia, gia quyến ôngNguyễn Hữu Hào, các quan lại cao cấp Pháp Việt,đều có mặt đông đủ trong một buổilễ trang nghiêm tại nhà thờ Thánh Nicolas. Nhân dịpnày, Nguyễn Tiến Lãng, bí thư của bà NamPhương Hoàng hậu có viết một bài bằngtiếng Pháp đăng trên báo l”Indochine” số 58 vớitựa đề: “Le Premier Monument Historique Annamité à Dalat”(Một đài kỷ niệm lịch sử đầu tiêncủa người Việt tại Đà Lạt).

Buổi lễ quy lăng đượctổ chức dưới sự hiện diên của:

-           Hoàngđế Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu.

-                     Bà Bátước Didelot, chị ruột Hoàng hậu cùng chồnglà Bá tước Didelot, Khâm mạng Hoàng triềucương thổ. Ông bà Lê Phát An, tức An ĐịnhVương, cậu ruột Hoàng hậu.

-                     Toàn quyềnDecoux và vợ là Suzane.

-                     Giámmục Cassaigne, Drapier.

-                     Khâmsứ Trung Kỳ Grandjean.

-                     Mộtsố đông quan khách Pháp Việt...

Bà Suzanne là bạn thân của Hoàng hậu NamPhương. Thỉnh thoảng từ Sài gòn, bà Suzanne lênĐà Lạt và ở chơi với bà Nam Phương vài bangày. Bà Suzanne là người Công giáo, ngoan đạo, đónggóp nhiều tiền bạc cho giáo đường ThánhNicolas. Trong một chuyến lên Đà Lạt thăm bà NamPhương, bà Suzanne bị tai nạn (xe lật trên đèoPrenn) và tử nạn. Thi hài bà được chôn phía sau nhàthờ kể trên.

Tân An cũng có nhiều người giàulớn như ông Cai Nguyên, ôngHội đồng Vận, và nhứt là gia đình họNguyễn tại làng Tân Trụ, dược ngườiđịa phương gọi là “gia đình danh giánhứt” trong tỉnh. Dưới con mắt củangười dân quê, ai giàu có, may mắn có nhiều con trai, gáiăn học thành tài, dỗ đạt ra làm quan, cũngnhờ phước đức ông bà kiếp trướcăn ở hiền lành:

Khen ai kiếp trước khéo tu,

Ngày sau con cháu võng dù nghinh ngang.

Giađình họ Nguyễn làng Tân Trụ gồm có các ông:

Người anh cả là Nguyễn Văn Ca, làm Quận, tột bực trongngành hành chánh tức Đốc phủ sứ, từngngồi ghế chủ quận Ô Môn.

Người thứ hai là Nguyễn Văn Vinh, cũng học trườngChasseloup Laubat, trước làm thơ ký Phủ Thốngđốc Nam Kỳ, rói được thăng huyện,đốc phủ sứ từng ngồi chủ quậnnhiều nơi khắp lục tỉnh.

Em trai thứ ba NguyễnVăn Duyên, giáo sư, du học Pháp, đỗ bằngBrevet Superieur, từng giữ nhiều chức vụ caotrong ngành giáo dục.

Hai em kế là NguyễnVăn Liễn, Nguyễn Văn Phán đều làdược sĩ, tốt nghiệp trườngDược Hà Nội. Người em út Nguyễn Văn Khát, y sĩ Đông Dương,cùng khoá với các bác sĩ Phương Hữu Long,Nguyễn Bính (thân phụ nhà văn An Khê) ông là thân phụcủa luật sư Nguyễn Văn Huyền, nguyênchủ tịch Thượng Nghị Viện thờiViệt nam Cộng hoà.

 

Ông cai tổng LêQuang Hiến ở Cao Lãnh

Nhắc tới ông CảHiển  (về sau làm Caitổng) ở Cao Lãnh, những năm đầu thếkỷ này không ai quên được một gia đình giàu cónhân hậu, Mạnh Thường Quân của các nhà văn,nhà thơ. Nhà ông lúc nào cũng dập dìu tân khách từLục tỉnh, Sài gòn, miền Trung và Bắc, nơi nàocũng có khách tới viếng thăm ông Cả Hiển vìnghe tiếng đồn về sự đãi ngộ,lịch lãm của ông. Ở địa phương, tuychỉ giữ chức ông cả trong làng, nhưng ông giaothiệp với các nhà tai mắt, các phủ huyện,hội đồng địa hạt, quản hạt.Những năm đầu thế kỷ 20, các ông Hội đồngNguyễn Quang Diêu, hội đồng Vị, hộiđồng Nguyễn Thần Hiến... thường ghéthăm ông, bàn chuyện quốc sự. thuở đó, phongtrào cầu cơ khá thịnh hành. Gia đình ông trở nênmột chỗ hầu đàn (cầu cơ) cho các vịphủ, huyện, hội đồng mỗi tháng vài ba dân.Dưới mé sông trước nhà ông Cả Hiển tạixã Hoà An, (Cái Tôm), Cao Lãnh, lúc nào cũng có nhiều ghe hầu,ca nô tấp nập.

Một thú vui khác của ông Cả Hiển là đá gànòi. Nhà ông là một trại gà lớn phía sau vườn. Ôngmướn riêng một người làm công chuyên môn nuôi gàđá độ. Cũng như ông Hội đồngĐiếu ở Bạc Liêu, ông chủ Trước ởRạch Gầm, nhà ông Cả Hiển cũng là mộttrường gà danh tiếng. Khách sành điệu tớichơi, được ông đích thân hướng dẫnra phía sau vườn để khoe những con gà nòichiến, từng làm trận và chiến thắng vẻ vang.Ông có xây bội nhốt riêng, được săn sóctừng giờ, từng ngày. Nói tới “gà nòi Cao Lãnh”,người bình dân hay giới thích đá gà đều khôngquên hai câu hát ru em:

Gà nào hay cho bằng gà Cao Lãnh

Gái nào bảnh cho bằng gáiTân Châu...?

Hồi trước ở Nam Kỳ, người tathường đá gà trong những trường gà công khai,lộ thiên. Chủ trường gà thường là nhữngngười tai mắt trong làng, có quyền thế mớikhông bị thực dân làm khó dễ. Người Pháp cấmđá gà vì có “Hội bảo vệ súc vật”.Trường gà lập trên một miếng đấttrống, có mái che như một cái trại lớn, xung quanhcó rào thưa, thấp hoặc không. Các trường gànổi tiếng khắp Nam Kỳ như trường gà CaoLãnh (ông Cả Hiển), trường gà Cho Giữa VĩnhKim (chủ Trước), trường gà Bạc Liêu(Hội đồng Điếu), trường gà kinh xàng XàNo (Cần Thơ)...

Trường gà Cao Lãnh có khi được tổchức trước miếu thờ ông bà chủ choĐỗ Công Tường. Ông Tường là ngườiQuảng, di cư vào Cao Lãnh lập nghiệp. Ông làm chứcCâu đương (xử kiện) và thường hay làmphước, giúp đỡ dân nghèo. Chính ông bà xuấttiền ra lập chợ Cao Lãnh, nên dân địaphương nhớ ơn, gọi là Chợ Câu Lãnh (ôngTường còn có tên khác là Lãnh). Lâu ngày, ngườiđời sau đọc trại hai chữ “Câu Lãnh” thành CaoLãnh. Trường gà này nằm phía dưới kinh thầyCai Khâm. Vào những năm trước thế chiếnthứ nhứt, biện trường gà nổi danh là ông SáuChỉnh, người chuyên môn làm thơ ký, ghi chép mỗiđộ gà, giá liền đá, tên các người hàng xáo...và sự giao kết giữa hai bên. Ông Sáu Chỉnh sốngmột cuộc đời phong lưu lượng mấymươi năm nhờ nghề làm biện trườnggà. Ông Sáu Chỉnh được những ngườiđá hàng xáo, những chủ gà tín nhiệm quyệtđối vì sự vô tư, minh bạch của ông. ÔngCả Hiển giàu có, sống phong lưu nhân hậu. Các danhsĩ khắp lục châu nghe nức tiếng đồn,cũng tới thăm và được hậu đãi. Thisĩ Tản Đà, khi làm báo Hữu Thanh, An Nam Tạp Chíthất bại ở Bắc Hà, vô Nam cùn kế sống. Tìnhcờ gặp ông Diệp Văn Kỳ, nghĩa tếcủa ông Cả Hiển và được ông Kỳ rộngrãi tặng cho 1.000 đồng, đem về Bắc trảnợ, rồi vô ở hẳn Sài gòn để cộng tácvới tờ báo Đông Pháp của ông Kỳ. Nhờ ôngKỳ giới thiệu, Tản Đà có dịp về LongXuyên, Chợ Mới, Chợ Thủ... Tại đây thisĩ núi Tản sông Đà có dịp thưởng thứcnhiều món ăn ngon dặc biệt của miền Nam,như mắm ruột mà ông còn nhớ mãi, ghi lại trongthơ văn. (“Cà xứ Nghệ, mắm Long xuyên”)

Ông Cả Hiển từng là bạn của cụ TràGiang, phụ thân của ông Phan Văn Thiết. Nhờcụ Trà Giang (cũng quê ở Cao Lãnh) giới thiệu, ôngCả Hiển mới biết được DiệpVăn Kỳ. Sau này nhờ ông Kỳ giới thiệu (ôngKỳ là học trò của Nguyễn Sinh Huy khi còn ởHuế) mà thân phụ ông Hồ Chí Minh tức Phó bảngNguyễn Sinh Huy, mới có dịp xuống sống ởCao Lãnh một thời gian, rồi mất và đượcchôn ở đó. Sau khi đậu Phó bảng, đồngkhoa với cụ Phan Chu Trinh, ông Huy được bổTri huyện Bình Khê. Trong lúc tại chức, ông Huythường say rượu, đánh chết người,nên bị cách. Ông lang thang vào Sài gòn, làm thầy thuốc vàthầy bói trước chợ Bến Thành. Ngày nào ôngcũng ngồi trước cửa Nam chờ đợikhách tới xem mạch, hốt thuốc và mời về nhàăn cơm.

Có một lần, đợi mãi tới chiềutối, mà không có người tới xem mạch, mờivề đãi cơm, ông ta đói rã. May mắn, ông DiệpVăn Kỳ ngồi xe hơi qua đó, nhận ra thầyhọc cũ, mời về nhà đãi ngộ hậu hĩ,rồi còn mời về Cao Lãnh để nhạc nha cungphụng đủ thứ. Trái với sự thêu dệt,bịa đặt của các nhà viết sử Hà Nội,cố tình mô tả ông Huy là một nhà “cách mạng kiêncường, bất khuất chống lại thực dânPháp bị cách chức”, là cố tình nói sai sự thật.Ông Bùi Tín dẫn lại lài liệu của nhà nghiên cứulịch sử Pháp Daniel Hémery, đăng trên tạp chí“Approchesasie” cho biết:

Bi kịch gia đình tác động mạnh mẽđến anh (Nguyễn Tất Thành). Ông Nguyễn Sinh Huyvốn nghiện rượu nặng khi còn ở Huế. BàThanh (chị ông Hồ) kể lại rằng hồi ấycứ lên cơn thèm rượu và say rượu, là bàbị ông bố đánh bằng tay và bằng roi rất tànnhẫn. Tháng 5-1909, ông (Huy) được bổ đi Trihuyện Bình Khê Bình Định khi 47 tuổi. Nửa nămsau đó, tháng Giêng năm 1910, ông (Huy) bị thi hành kỷluật rất nặng, do đã đánh anh nông dân Tạ ĐứcQuang bằng roi và gậy đến mức làm cho anh nàychết. Sở mật thám mở cuộc điều tra.Vụ ngộ sát xảy ra khi ông Sắc (tức Huy) sayrượu. Hội đồng nhiếp chánh ở Huếlúc ấy quyết định tước mọi chứcquyền Tri huyện của ông, và hạ xuống 4 bậctrong ngành quan lại. Bi kịch này hết sức nặngnề, làm đổ vỡ giấc mộng của ông Trihuyện, bị thu hồi ấn tín. Ông đi dạy họcvài tháng rồi vào Lộc Ninh, đi làm “surveillant”, giámthị ở đồn điền cao su, sống ngoàilề bộ máy cai trị trong niềm lo âu, tủinhục và thiếu thốn. Ông đã đệ đơngởi Khâm sứ Trung Kỳ để xin việc, nói rõ ôngđang sống trong cảnh túng bần”.

Nguyễn Tất Thành (tức ông Hồ) vào tháng 12-1912,gởi cho Khâm sứ Trung Kỳ bức thư, yêu cầuthương hại đến hoàn cảnh túng bấncủa cha anh, và “xin Ngài Khâm Sứ” tìm cho một côngviệc gì đó ở Huế cho cha anh, dù là Thừabiện ở các bộ, hoặc làm giáo thụ cũngđược, với lời lẽ như sau:

“Tôi yêu cầu Ngài vui lòng cho cha tôi đượcnhận một công việc như Thừa biện ở cácbộ, hoặc là huấn đạo hay giáo thụđể cha tôi sinh sống dưới sự quan tâm cao quýcủa Ngài. Với hy vọng rằng lòng tột củaNgài sẽ không từ chối lời yêu cầu củamột người con, chỉ biết dựa vào Ngàiđể làm nghĩa vụ của mình. Xin Ngài Khâm sứnhận những lời chào kính cẩn của ngườidân, con và kẻ tuỳ thuộc chịu ơn của Ngài”.Phía dưới ký tên: “Paul Nguyễn Tất Thành”.

Diệp Văn Kỳ, nhân sỹ yêunước bị Việt Minh sát hại (1894-1945)

Trong bài này chúng tôi nhắc đến ông Diệp VănKỳ trước ông Diệp Văn Cương, vì mốiliên hệ gần gũi với ông Cả Hiển. Sách báocộng sản trong nước, kẻ thù của ôngKỳ, đã thủ tiêu ông một cách dã man, mờ ámchỉ vì họ sợ uy tín của ông, đã đưa ramột nhận xét về ông như sau: Con ông Diệp VănCương là Diệp Văn Kỳ, danh sĩ cậnđại là bậc kỳ tài trong học giới. (“Từđiển các nhân vật lịch sử” của NguyễnQ. Thắng, xuất bản năm 1992). Thừahưởng huyết thống và truyền thống củacha mẹ, ông Diệp Văn Kỳ là người tánh tìnhhào phóng. Giao thiệp với bạn bè, ông tỏ ra rộngrãi trong vấn đề tiền bạc. Đốivới nhân viên, cộng tác viên “Đông Pháp thời báo”, ông đềutrả lương hậu hĩ. Gần Tết ông còntặng thêm mỗi người một tháng lươngthứ 13! Sau khi tốt nghiệp trườngChasseloup-Laubat, thì cũng vừa đúng lúc thân phụ ông làDiệp Văn Cương gặp phá sản trong việclàm ăn. Biết rõ tài năng, đức độ ôngKỳ, cụ Trà Giang, thân phụ ông Phan Văn Thiệt,về sau làm lục sự, rồi trạng sư, giớithiệu ông Kỳ với ông Cả Hiển. Cảm mếnngười tuổi trẻ tài cao, ông Cả Hiển gảcon gái cho Diệp Văn Kỳ và chu cấp cho ông qua Pháp duhọc, đậu Cử nhân Luật khoa. Thời gianở Pháp, ông Kỳ cũng tham gia các hoạt độngyêu nước, chống Pháp trong đảng Lậphiến của Bùi Quang Chiêu, Dương Văn Giáo. ÔngKỳ cùng với Nguyễn Thế Truyền in truyềnđơn, kêu gọi người Việt ở Phápbiểu tình xin ân xá cho cụ Phan Bội Châu. Ông Kỳcũng là một trong những thành viên hoạt độnghăng hái cho tờ “Việt nam hồn “ của NguyễnThế Truyền. Sau khi hồi hương, Diệp VănKỳ làm luật sư ít lâu rồi bỏ nghề, sang làmbáo, cũng là do lời khuyên của cụ Trà Giang,để có cơ hội tranh đấu, binh vựcđồng bào hữu hiệu hơn. Đầu tiên ôngKỳ viết cho “Nam Trung Nhật Báo” và “Đông Phápthời báo” của Nguyễn Kim Đính. Ông Đính cóngười con trai là Nguyễn Kim Lượng, tuy thuộcgia đình giàu có nhưng lại rất yêu nghề làm báo vànguyện sống chết với nghề. Ông Lượngvề sau là một ký giả chuyên nghiệp, yêu nghề.Về sau, ông Kỳ còn có tờ “Thần Chung” và mua lạitờ “Đông Pháp thời báo” của Nguyễn Kim Đính.Thời gian chủ trương “Đông Pháp thời báo”, ôngKỳ có sáng kiến mời các nhà báo nổi tiếngBắc Hà như Tản Đà, Ngô Tất Tố vào Namhợp tác. “Đông Pháp thời báo” là tờ báo có khuynhhướng chông đối chính phủ nhưng không gaygắt lắm. Có giai thoại kể lại rằng:Một buổi chiều, Diệp Văn Kỳ đangngồi uống nước phía trước nhà hàngContinental với các đồng nghiệp, chợt thấythi sĩ Tản Đà vừa thả bách bộ ngang qua. Khingười bạn ngồi kế bên, chỉ cho ông Kỳbiết thi sĩ Tản Đà, ông liền bước ra,lễ phép mời tiên sinh vào nhà hàng. Sau khi biết tiên sinhTản Đà vừa bị thất bại hai lần,khiến hai tờ “Hữu Thanh” và “An Nam Tạp Chí” đóngcửa, phải vào Nam tìm việc. Ông Kỳ liềnxuất 1.000 đồng tặng Tản Đà để ôngđem về Bắc trả nợ, rồi vào Nam cộngtác với tờ “Đông Pháp thời báo” của ông. Cómột lần, báo sắp lên khuôn, nhưng chưa có thơcủa Tản Đà gởi tới. Ông Kỳ saingười lên tận nhà trọ của Tản Đàở Xóm Gà Gia Định lấy bài. Thi sĩ bựcbội nói với người ấy:

Về nói lại với ông Kỳ: “ Mần thơchớ có phải bửa củi đâu mà lúc nào cũngmần được!”

Một lần khác, nhân dịp Tết, ông Kỳtặng cho mỗi nhân viên báo thông Pháp thời báo” mỗingười 200 đồng ăn Tết. (Lúc đó vàng vàokhoảng 30 đồng/lượng). Có tiền, thi sĩTản Đà thích chơi ngông: mướn chiếc xe dulịch Delahay, sang nhứt lúc đó để chở ôngdạo khắp Sài gòn, Chợ Lớn, vì ông cònđược ông Kỳ tặng riêng thêm 5 đồngbạc nữa. Ông để 3 đồng ra bưuđiện mua chi phiếu gởi về Bắc cho bạnlà Ngô Tất Tố. Còn hai đồng, ông địnhtrả tiền thuê xe và mần ông bạn thơ là Tùng Lâm LêCương Phụng mua rượu, thịt gà vềnhậu đón giao thừa. Ông Tùng Lâm đi mua rượu,thịt. Trên đường về, gặp một toánđánh bài giữa đường, đánh lộn. CụTùng Lâm đứng lại coi và bị nạn. Hai toánđánh lộn bị linh bắt đem về bót giam, trongđó có Tùng Lâm. Dù biện hộ rằng mình chỉ làkẻ bàng quan, đi mua rượu họ cũng không tha.Tại chỗ tạm giam, cụ Tùng Lâm một mình lấyrượu thịt, ăn nhậu đền say mèm, quênhẳn ông bạn thơ Tản Đà. Ở nhà, TảnĐà đợi cho đến giao thừa, không thấybạn về, cũng buồn tình, lốc cạn mộtbầu rượu, rồi ngủ như chết tớisáng mùng Một. Khoảng 11 giờ sáng mùng Một Tết,lính gọi cụ Tùng Lâm dậy để tha, vì ông DiệpVăn Kỳ hay tin cụ bị bắt, liền tớinơi, xin bảo lãnh đường về đốiẩm đón Xuân với thi sĩ tản Đà. Tờ“Đông Pháp Thời Báo” tới năm 1928 thì đìnhbản. Diệp Văn Kỳ cùng với giáo sưNguyễn Văn Bá lập tờ “Thần Chung”. Tờ báonày biểu lộ ý chí quốc gia, dân tộc nhiềunhứt và rõ rệt nhứt. Do đó thực dân Pháp rấtkhó chịu và gây khó dễ cho họ. Ký giả Tế Xuyênnhắc đền tờ “Thần Chung” như sau: TờThần Chung của Diệp Văn Kỳ không sống dai,tuy nhiên được tổ chức châu đáo. Bộ biêntập gồm những người có năng lực, phâncông rõ rệt, với nhiều cộng sự viên xứngđáng và một ban giám đốc có tinh thần khoahọc, trong khi các tờ báo khác còn trong tình trạngluộm thuộm, tiểu công nghệ và chỉ huy theo tinhthần gia đình”. (Lịch sử báo chí Việt nam”của Huỳnh Văn Tòng, trang 150).

Năm 1936, ông Diệp tích cực tham gia phong trào“Đông Dương Đại Hội” với nhóm La Lutte.Chỉ mấy tháng sau, phong trào bị Pháp trở mặt,đàn áp. Ông Kỳ bị lùng bắt phải lẩntrốn nhiều nơi. Phần này xin xem thêm chi tiếtnơi bài “Phong Trào Đông Dương đại hộinăm 1935 tại Nam Kỳ”, cùng tác giả. Ở đâychúng tôi nhắc qua việc ông Kỳ bị thực dânbắt giao trả về nguyên quán ở Huế như sau:“Nhờ anh em cho hay sớm, Diệp Văn Kỳ xuốngMỹ Tho tạm trú tại nhà một người bạn,chính bà Diệp Văn Kỳ cũng không biết chỗở. Tôi (ký giả Nam Đình) được anh em phú tháccông việc hên lạc giữa bà Kỳ và nơi ôngtrốn. Bà Kỳ gởi quần áo và đồ đạcđể tôi đưa lại ông Kỳ tạm dùng trong lúctrốn tránh mật thám Pháp. Anh em nghĩ rằng khôngthể giấu ông Kỳ lâu một chỗ mãiđược, phải tìm cách đưa ông Kỳ đinơi khác... nên tổ chức mướn “xe lô”, và may choDiệp Văn Kỳ một bộ đồ “ĐứcCha”.

“Xe lô” đưa Diệp Văn Kỳ và các bạntừ Mỹ Tho về Chợ Lớn, rồi từChợ Lớn qua Bà Chiểu. Anh em hướng dẫnsôp-phơ đi đường Lăng Cha Cả cho kínđáo hơn. Nhưng... khi xe lô đền Lăng ChaCả, thì “ăn banh” (en cas de pan). Anh em vô tình, không nghĩrằng anh sốp-phơ xe lô phản bội, giả đò“xe ăn banh” nằm giữa đường, đặnganh quay về Chợ Lớn, mật báo với tụi línhkín Pháp. Sôp-phơ bán Diệp Văn Kỳ cho mật thámChợ Lớn. Thế là Diệp Văn Kỳ bịbắt khi xe ra khỏi Lăng Cha Cả. Cò Perrechđược khen ngợi. Diệp Văn Kỳ bịtrục xuất về nguyên quán ở Huế”.

Tháng Tám 1945, Việt Minh cướp chính quyền ởNam Bộ. Họ lùng sục tìm bắt những nhà áiquốc có uy tín, khác chính kiến, nhóm Đệ tứ,đảng Lập hiến để thủ tiêu. Lầnnày ông Kỳ cũng giả làm thầy dòng, trốn trong nhàthờ Tràng Bàng, nhưng cũng bị Việt Minh phát giác,rồi bắt dẫn đi, hạ sát trong đêm tối.

Khi ông Phó bảng Nguyễn Sinh Huy (còn có tên Sắc)mất chức Tri huyện, lang bạt giang hồ vào Sàigòn, tìm kế sinh nhai, tình cờ gặp lại ngườihọc trò mà ông đã dậy hồi 20 năm trướcở Huế. Nhớ ân sư, người học trò cónghĩa ấy là Diệp Văn Kỳ mới rướcông thầy gặp bước gian truân về nhà nuôidưỡng. Sau đó, ông Kỳ mới đưa ông Phóbảng về Cao Lãnh, để chào nhạc gia là ôngđiền chủ Lê Quang Hiển. Từ đó, thỉnhthoảng ông Phó bảng lên xuống Sài gòn, đểchơi với ông Diệp Văn Cương, sui gia củaông Cả Hiển. Thương tình người thầyhọc cũ của con, ông Diệp Văn Cươngnhiều lần giúp đỡ tiền bạc cho ông Phóbảng. Tánh nào tật nấy, có tiền, rảnh rỗi,ông Phó bảng lại say sưa như trước. Mộtlần lên Sài gòn, uống rượu say mèm, bất kểtrời đất, ông Phó bảng nằm lăn rađường, bị lính hành hung, nên la ó om sòm. Nghe tinấy, ông Cương tới năn nỉ ông cũng khôngtỉnh. Gặp lúc ông Cả Hiền lên Sài gòn thăm con gáivà rể, thấy vậy liền kề tai nói nhỏvới ông Phó bảng Huy:

- Ngày xưa Tôn Tẩn giả điên, ăn cứt màngười ta còn biết, còn bây giờ ông có giả say,nằm đây thì thiên hạ cũng biết ông từng làPhó bảng, Tri huyện bị cách.

Nghe xong, Phó bảng Huy đứng dậy đi vềnhà. Chính lúc đang sa cơ thất thế đó, cậuPaul Nguyễn Tất Thành có mặt trong Nam. Cậu mớiviết thư khẩn thiết xin quan Khâm sứ Trungkỳ rộng lượng kiếm cho cha cậu mộtchân thừa biện, huấn đạo hay giáo thụđể độ nhật. Lá đơn ấy khôngđược đáp ứng, làm cho cậu bồi tàuNguyễn Tất Thành có mối hận lòng. Sau đó, khi quaPháp, cậu bồi tàu liền viết thư lạylục Tổng Thống Pháp cho mình đượcđặc cách vào học “Trường Thuộcđịa” để ra làm quan cho Pháp. Đơn xin lạibị bác vì trình độ cậu quá kém. Hận lòngchồng chất, công danh bế tắc, cậu NguyễnTất Thành bèn xoay sang hướng khác: hoạt độngchống Pháp và đi Liên xô để tìm “đườngcứu nước Liên xô”. Sau vụ đó, ông Phó bảngHuy về Cao Lãnh và ở trong chùa Hoà Long. Chùa đó,người địa phương gọi là “miếutrời sanh”. Lúc này ông sống về nghề hếtthuốc, giảng kinh sách, làm thầy bói. Có lúc ông lên núiThất Sơn để giảng kinh Phật cho các nhàsư tu ẩn. Gặp vận bĩ, tới đâu cũngkhông được ngưỡng mộ. Sau cùng, ông Phóbảng về sống chung với một ông già độcthân tại làng Hoà An (Cái Tôm) tên là Lê Văn Giáo. Ông Phóbảng dạy ông Giáo làm thuốc tễ, thuốc tánđể độ nhật. Có lần, ông Phó bảng làmđơn, tự mình đến quận đườngCao Lãnh để xin ông chủ quận Lê Quang Tườngcho phép hành nghề đông y. Đợi lâu, không nhữngkhông được tiếp mà ông Phó bảng còn bị línhxua đuổi bực mình bỏ về.

Tháng 11 năm 1929, ông Phó bảng Nguyễn Sinh Huy bịbịnh và mất. Thương người tha phươnglỡ vận, các thân hào nhân sĩ Cao Lãnh chung góp tiềnbạc để mai táng ông Huy: ông Hội đồngNguyễn Thành Vị tặng cho một quan tài, ông CảHiền, ông Nguyễn Văn Sanh ở Hoà An lo chôn cấtcạnh “Miếu trời sanh”. Mấy năm sau,người con gái ông Phó bảng hay tin, lặn lội tìmtới nơi, làm lễ thành phục, thọ tang.Người đó là bà Nguyễn Thị Thanh, chị ôngHồ Chí Minh sau này. Còn ông Hồ, từ ngày đi biệttích giang hồ mà các sử gia Hà Nội gọi là “Bác Hồđi tìm đường cứu nước... Pháp” thì khôngbao giờ trở lại thăm mộ cha một lần!

Những phú hộvà nhân vật nổi danh ở Bến Tre

Tỉnh Bến Tre gồm 3 cù lao lớn: Cùlao Minh, cù lao Bảo, cù lao An Hoá.

Làng Đại Điền nằm trên cù laoMinh, là nơi đất đai trù phú, nước ngọtquanh năm, ruộng vườn tươi tốt.Quận Mỏ Cày là quê hương của nhiều nhà giàuthuở xưa của Nam Kỳ. Những ngườiđược gia đình cho qua Pháp du học đợtđầu tiên là các ông Bùi QuangChiêu, Dương Văn Giáo, Dương Văn Tây.Thuộc hàng cự phú Đại Điền ngườita thường kể ông HươngLiêm (Huỳnh Ngọc Khiêm), ông Phủ Kiểng (NguyễnDuy Hình), ông Hội đồng Hoài, dân địaphương quen gọi ông Phó Hoài vì trước ông có làm PhóTổng. Không rõ làng Đa Phước cuối thếkỷ 19 và Đại Điền đầu thế kỷ20, là cuộc đất có hàm rồng hay long mạch mà phátsinh nhiều nhà giàu lớn, con cháu đỗ đại, rânrất nhiều thế hệ.

Theo lời thân mẫu nhà văn Xuân Vũ,là người cố cựu tại địaphương, năm nay 87 tuổi, còn minh mẫn, kểlại nhiều chi tiết về nguồn gốc sựgiàu có của các gia đình kể trên.

DươngVăn Giáo thuở nhỏ họctrường Chasseloup, rồi gặp thế chiếnthứ nhứt xảy ra (1914- 1918), mới xin làm thông ngôncho toán lính thợ qua Âu Châu chiến đấu, tiếp liệucho mặt trận của Pháp chống Đức. Qua Pháp,ông Giáo được thăng cấp trung uý, có chiếncông được nhiều huy chương của Pháp.Chiến tranh chấm dứt, ông xin ở lại, theohọc trường thuộc địa (École Coloniale) ngànhLuật. Tốt nghiệp, ông Giáo được bổ làmtrạng sư, nhập Pháp tịch, lại gia nhậphội Nhân Quyền, cho nên dầu phải đi bộchớ không bao giờ ngồi xe kéo (vì luật Nhân Quyềnkhông cho phép). Ông Giáo có người anh tên Tây, vì lúc nhỏ ôngGiáo còn có tên Du (Tây Du). Ở Pháp, luật sư Giáo có vợđầm, nhưng là người tích cực tranhđấu cho nền độc lập nước nhà. Lúcở Pháp, Giáo là bạn đồng học với ông Nehru(Thủ tướng Ấn Độ sau này) và Hoàng thân TháiLan Luang Pradit, về sau làm Bộ trưởng trong nộicác Thái năm 1945. Ông Nehru từng ngỏ lời muốngả em gái cho Dương Văn Giáo nhưng vì ông Giáođã có vợ. Ông Dương Văn Giáo sinh năm 1888tại Đa Phước Mỏ Cày, đậu Tiếnsĩ Luật năm 1926, từng tranh đấu với cácông Bùi Quang Chiêu, Diệp Văn Kỳ, Nguyễn ThếTruyền, Nguyễn An Ninh chống lại chếđộ cai trị tàn ác của người Pháp tạiĐông Dương. Ông Dương Văn Giáo cũng làmột trong những người sáng lập đảngLập hiến với Bùi Quang Chiêu, Trần Văn Khá...

Tại Pháp nhiều lần ông DươngVăn Giáo cùng với ông Nguyễn Thế Truyền đidiễn thuyết nhiều nơi, hô hào, cổ võ cho tựdo dân chủ ở Việt nam, bãi bỏ chế độthuộc địa. Về Sài gòn, luật sưDương Văn Giáo tiếp tục tranh đấuchống chế độ thực dân bằng cách viếtbáo chí trích đường lối cai trị độc tài,thiếu tự do của Pháp, nên bị bắt cầm tùnhư Tạ Thu Thâu.

Về sau, ông Giáo bỏ vợ đầmkết hôn với con gái bà Huyện Xây (Lâm Ngọc Thanh)ở Vũng Liêm. Cô này tên “cô Hai Suzane”, và đượcnhạc mẫu mua cho một biệt thự lớn nhưlâu đài ở đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng saunày).

Về việc ông Dương Văn Giáovượt ngục, cụ Trần Văn Ân thuậtlại như sau: ông Giáo có đời tư rất cẩuthả, song vào tù lại có khí phách và lòng thươngbạn. Lúc ấy luật sư Giáo bị kêu án 8 nămkhổ sai, nhưng một gián điệp Nhựt, chủDainam Koosi Matushista, tổ chức cho một phụ nữNhựt tên Sinna (người tình của ông Giáo) lập kếcứu ông ta ra khỏi khám. Nguyên ông Giáo giả bịnh, xinnằm dưỡng đường Grall. Trong khi chờđợi mổ, có một thiếu nữ Nhựt (Sinna)vào xin cho ông Giáo từ phòng bịnh qua phòng mổ. Nhưngsau đó, khi cô y tá và người lính (dẫn ông Giáo)đứng đợi bên ngoài một chút, thì thấy cómột sĩ quan Nhựt, mang lon Đại uý, đeo kínhmát, đầu đội mũ che sụp mí tóc, thongthả bước ra. Người lính đứng chào, vàông sĩ quan này xuống đường chen ra phía cửasau nhà thương có chiếc xe bít-bùng đợi sẵn.Khi người lính và cô y tá bên ngoài chờ lâu, xô cửabước vô, thì thấy ông Giáo để bộ quầnáo cũ tại đó, và biết ràng vị quan ba Nhậthồi nãy chính là ông Giáo.

Ông Giáo được Nhựt bố trí lênmáy bay tại Tân Sơn Nhất để qua Thái Lan,được bạn cũ là Hoàng thân Luang Pradit tiếpđón niềm nở. Năm 1945, ông Giáo cùng nhiềungười yêu nước khác bị Việt Minh thủtiêu bằng cách trấn nước tại Sông Lòng Sông PhanThiết”.

Trở lại những cự phú làngĐại Điền ở Bến Tre. Trước khi cócuộc chiến tranh Việt Pháp 1945-54, những ai códịp ngồi xe trên đường trải đá từCái Nhúm, Cái Mơn, Mỏ Cày ra tới bến Bắc HàmLuông, chắc sẽ lấy làm ngạc nhiên vì ở đâycó nhiều ngôi nhà lầu nhà trệt đồ sộ,cất trên nền đúc cao tới ngực, chẳng khácdinh Tham biện (Tỉnh trưởng) hay toà Đốc lýcác thành phố lớn. Người giàu nhứt ởđây là ông Hương Liêm,tên thật Huỳnh Ngọc Khiêm. Theo lời kể thìhồi nhỏ, gia đình Hương Liêm sống nghèokhổ, làm lụng vất vả hàng ngày nhưng khôngđủ ăn. Thân phụ ông Liêm là người tính tìnhcần mẫn, lam lũ nhưng biết tiện cặn,lại siêng năng. Những thập niên cuối thếkỷ 19, làng Đại Điền còn nhiều ruộngđất hoang, nhiều gò đống, cây cối um tùm.

Dưới con mắt của ngườidân quê, những chỗ đó có nhiều ma quái Đêm đêmnhững bóng ma chập chờn, ít ai dám cất nhà chỗ xaxôi vắng vẻ, chỉ trừ những người quánghèo, liều mạng. Dịp may một gia đình phúhộ, muốn bán một trong những miếng đấthoang đầy yêu ma phá khuấy đó với giá rẻmạt. Ông Liêm tìm tới mua chịu, chỉ trả mộtsố tiền nhỏ, nhưng chủ đất vui vẻbán và còn nói với người trong nhà:

- Thằng cha Liêm này muốn chết thay chomình.

Cất nhà xong, đêm đêm ông Liêmthường thấy có hai con quỷ bưng chảolửa trước sân mấy dân, nhưng ông không sợ.Không ngờ rằng đó là một cuộc đất quý,một loại quý điền. Mấy năm liền, ôngLiêm làm ruộng trúng mùa liên tiếp. Người ở trongđất này làm ăn phát đạt như diềugặp gió. Có tiền, ông Liêm mua thêm ruộng đất, làmăn gặp may mắn luôn, không bị ma quỷ nhưlời đồn.

Người đòi thường nói: “Ai giàuba họ, ai khó ba đời”. Gia đình ông Hương Liêmvượt ra ngoài thông lệ đó. Con cháu ông vẫngiữ các chức Hội đồng, Cai tổng, Trihuyện cha truyền con nối đến 4 thế hệ,vẫn còn rân rát. Nếu không có Việt Minh nổi dậy,cướp chính quyền, tiêu diệt các thành phầnđại điền chủ, chắc chắn bây giờdòng họ ấy vẫn còn nhiều người giàu có,thế lực. Vốn tánh kiệm ước, giàu nhưngkhông khoe khoang, xài phí, ăn chơi xa xỉ, ông HươngLiêm sống rất giản dị. Nhà của ông là loạinhà tiêu biểu cho thế hệ giao thời cuối thếkỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Đó là mộtcăn nhà lớn, gồm 48 cột bằng căm xe, đenmun, bóng láng. Mỗi cây cột một người ôm khôngxuể. Nguyên bộ sườn nhà không dùng một câyđinh. Năm 1945, Việt Minh ra lịnh “tiêu thổ khángchiến”, chúng buộc phải dỡ mái nhà, đồđạc thì tản cư, nhưng chưa kịpđốt. Nếu còn nguyên vẹn, ngày nay ngôi nhà của ôngHương Liêm có thể coi như một công trình kiếntrúc độc đáo của Nam Kỳ thuởtrước.

Ông Hương Liêm có nhiều ngườicon, nhưng chúng tôi không nhớ rõ có bao nhiêu. Chỉ biếtông có hai người con đều làm Hội đồng.Người thứ nhứt là Hội đồng Hổ,không con. Người thứ hai là Hội đồngCử. Về sau, một người con của Hộiđồng Cử làm Cai tổng, dân dịa phươngquen gọi là Cao tổng Thiến. Về phần con gái,chỉ nhớ có hai bà: bà thứ 10 gọi là MườiTán, có chồng làm Thông biện ở Bến Tre. Bà kế làNhứt Thịnh, có chồng là Cai tổng Trị, sanhđược hai người con là Hai Xiêm và Ba Tây.

Trong số các con ông Hương Liêm, cóngười làm sui với ông Phủ Bảy Lê Quang Liêmở Gò Công.

Một người giàu có nổi tiếngkhác ở làng Đại Điền là ông Hội đồng Hoài, dân chúng quen gọi ông PhóHoài, vì trước khi làm Hội đồng, ông có làm Phótổng. Ông Hội đồng Hoài nổi tiếng hốnghách, ai cũng sợ như ông vua một cõi. Ông coi dân chúngtrong làng như tôi tớ, kẻ ăn người ởtrong nhà, muốn bắt ai làm gì cũng được, khôngai dám lừ chối, trốn tránh hay chống đối. Câu“phép vua thua lệ làng” ở đây chưa đúng nghĩavì làng xã cũng phải sợ ông. Ông làm Phó tổng, trênlàng. Về sau, ông làm Hội đồng coi như cha mẹcả quận. Nhà ông Hội đồng Hoài, chỉ cách nhàcủa nhà văn Xuân Vũ một cánh đồng. Ngóilợp nhà của ông sau 15 năm vẫn còn đỏ aunhư mới. Ở xa nhìn thấy toàn thể ngôi nhà,lẫm lúa, tường cao, hàng rào sắt như một dinhco đồ sộ trong truyện thần tiên. Dân Bến Trevà dân chúng sống hai bên bờ sông Tiền Giang nhưMỹ Tho, Vĩnh Long, Trà Vinh, đâu dâu cũng nghe tiếngông. Không ai dám nói đến tên ông là “Hoài”. Mỗi khi cầnnhắc đến chữ ấy, người ta phảinói trại ra như sau:

- Đi đâu mà đi “hười” vậy?

- Sao cứ ăn “hười”, không chịulàm?

Có một giai thoại kể lạirằng, để dằn mặt ông Hội đồngphách lối, có một võ sư, giả làm người khôngbiết uy quyền của ông, tìm cách gây sự, nếucần, đánh một trận cho bõ ghét. Theo ngườihiểu chuyện kể lại rằng ông võ sư ấylà người Tàu lai, thuộc hàng cháu chắt của haitướng Tàu là Tập Đình và Lý Tài của chúaNguyễn Ánh. Trước kia họ là tướng củaquân Tây Sơn. Một hôm võ sư ấy cỡi ngựađi ngang qua trước nhà ông Hội đồng Hoài. Cáilục lạc đeo ở cổ con ngựa cứ lắclia, kêu lớn như khiêu khích. Mấy đứa gia nhânđều chạy ra đường coi ai dám cả gan trêuchọc ông Phó. Một đứa hất hàm hỏi:

- Bộ không biết đây là nhà của aisao? Tại sao không xuống ngựa, lại làm cái lụclạc kêu lớn không để ông ngủ?

- Bẩm, tôi không biết. - Võ sư trảlời.

- Ừ! Để tôi vô mời ông tôi ra chobiết.

Nói xong tên đầy tớ liền chạyvô nhà thưa lại. Ông Hội đồng Hoài ung dung, háchdịch bước ra hỏi:

- Ê! Tên kia, làm gì lắc cái lục lạc kêulớn quá vậy, không để ai ngủ hả?

- Dạ, tôi đâu biết. Đây làđường đi, tôi cứ đi. Còn con ngựa tôilắc cái lục lạc là tại nó,chớ đâu phảitại tôi.

Thấy cách trả lời cứng cỏi,không khép nép sợ sệt, Hội đồng Hoài tứcgiận:

- Xuống đây biểu?

Như chỉ đợi dịp này, ông võsư nhảy thóc xuống ngựa, tiến tới ôngHội đồng Hoài không chút khúm núm, lo sợ. Đangcơn nóng giận, ông Hội đồng Hoài liền tátngười ấy một bạt tay. Không ngờ, võ sưné qua một bên, mà còn sử dụng miếng võ độchiểm, quật ông Hội đồng té nhào. Biếtgặp phải tên có võ nghệ cao cường, Hội đồngHoài vẫn còn giữ chút liêm sỉ của người cóhọc võ, chấp tay xá:

- Tôi xinchịu thua ông. Xin mời ông vào nhà để tôi tạlỗi, và nhờ ông chỉ dạy thêm cho tôi.

- Võsư ấy vội vàng lên ngựa, miệng còn lẩmbẩm:

- Ai thèm dạy thứ phách lối nhưmày.

Một giai thoại khác cũngđược dân chúng truyền tụng với sự khoáichí vì đã làm mất mặt ông Hội đồng Hoài.Số là một ông cũng giỏi võ, mai danh ẩn tíchtừ lâu, chỉ làm ruộng rẫy, tên là Ba Khoan, dânMỏ Cày ai ai cũng nghe tiếng. Một ngườibạn của Ba Khoan, ở cách nhà của Hộiđồng Hoài một cánh đồng, có tát đìa, bắtđược 2 con cua đinh, nhắn ông Ba Khoan xuống,tặng một con đem về nhậu chơi. Đượctin đó, Ba Khoan xuống chơi và khi về có quải theomột con cua đinh tòn ten, mục đích đểbọn gia nô của ông Hội đồng Hoài thấy,đòi tịch thâu. Ba Khoan dùng một tàu dừa lớn,chặt làm đòn gánh để quải một đầu,tay vịn một đầu. Khi Ba Khoan đi ngang nhà ôngHội đồng Hoài, bọn gia nhân thấy, liền kêulại và nói:

-Lâu nayông tôi thèm cua đinh. Chú để con cua đinh này cho ông tôinhậu chơi, được không?

-Cuađinh của tôi, tại sao phải để cho ôngnhậu?

-Chúở đâu, không biết ông tôi à?

-Tôi quêmùa, không biết?

Nghe tiếng cãi cọ ngoài cửa, ôngHội đồng Hoài bước ra, tự tiện gỡcon cua đinh của Ba Khoan, mà không nói năng gì cả.

Bất thần, Ba Khoan dùng tàu dừaấy, đánh bọn gia nô chạy tán loạn. Hộiđồng Hoài bị một đá văng xuốngmương, ướt như chuột lột. Xấu hổ,thầy trò ông Hội đồng Hoài bỏ vô nhà mộtnước, không nhìn lại. Theo lời dân chúng địaphương, từ đó ông Hội đồng Hoài bớthống hách.

ÔngPhủ Kiểng làmột cự phú khác ở Giồng Luông, quận Mỏ Cày.Các con ông đều học tới nơi tới chốn.Nhiều người ra làm quan với chính phủ Pháp, và cómột người khác làm bí thơ cho Hoàng đếBảo Đại. Ông Phủ Kiểng là nhà giàu lớn,tiếng tăm khắp Nam Kỳ, ai ai cũng nghe danh. Dânchúng địa phương chỉ biết ông là “PhủKiểng” chớ ít ai biết tên thật của ông là Nguyễn Duy Hinh (1874-1945). Theotài liệu do phủ Toàn quyền Đông Dương ởHà Nội ấn hành năm 1943, do Tiến sĩ Sửhọc Vũ Ngự Chiêu cho mượn thì: “Ông NguyễnDuy Hinh sinh năm 1874 tại làng Đại Điền,Mỏ Cày, Bến Tre. Lúc trẻ làm Biện lại (1893),rồi Phó thôn (1894), Hương thơ (1895), HươngVăn (1896-97), Biện tống (1898), Xã trưởng(1901-1902), Hương chánh (1903), Hương sư (1904), Bangbiện (1904-1913), Cai tống (1913 - 1916). Ông đượcthăng Huyện hàm năm 1923, rồi Phủ hàm 1930 vàĐốc phủ sứ năm 1939. Ngoài một số huychương được Pháp ban tặng, ông PhủKiểng có một Bắc Đẩu Bội tinh. Năm1942, ông Phủ Kiểng là người rất trung thànhvới chính phủ Pháp, được qua Pháp du lịchmột lần.

Nguồn gốc giàu có của ông PhủKiểng theo lời thuật của thân mẫu nhà vănXuân Vũ như sau:

Thuở hàn vi, cậu Nguyễn Duy Hinh sinhtrong một gia đình nghèo. Cha mẹ cậu làm lụngđầu tắt mặt tối nhưng không đủăn. Hàng ngày, cậu Hinh phải phụ cha mẹ trongviệc ruộng rẫy. Ngoài ra, cậu còn làm mướncho cho các gia đình khá giả để kiếm thêmtiền giúp đỡ cha mẹ. Hồi trước, khi chocon đi ở đợ (làm mướn), cha mẹđược lãnh tiền trước. Khi tới tuổilấy vợ, cha mẹ cậu Hinh cất một nhànhỏ cho vợ chồng ở riêng. Cũng nhưnhiều lực điền khác, ngoài công việc làmruộng, cha cậu Hinh còn đặt lò, đặt trùm,cắm câu để kiếm ăn. Một hôm, cha cậuđặt lò (dụng cụ bắt cá) ở Cái Răng, cóbắt được một con rắn hổ. Trong lúc luicui bắt con rắn ra khỏi lờ, không may, cha cậubị con rắn hổ mổ chết. Nhà nghèo quá, không cóhòm để tẩm liệm, nên người lối xómtới phụ bó chiếu đem chôn. Đám ma chỉ có mấyngười đưa đến huyệt. Điđược nửa đường, cái thây ma bóchiếu bị đứt dây rớt xuống ruộng.Thấy vậy, họ đào luôn cái huyệt rồi chôntại đó. Đây là một điều ngoại lệtừ xưa tới nay rất kiêng cữ, nhứt là các giađình khá giả, không bao giờ làm như vậy. Đàohuyệt xong phải chôn, chớ không được bỏtrống để đào cái khác. Nhưng gia đình quánghèo, không cần kiêng cử cho mất công. Không ngờ,đêm ấy trời mưa giông dữ dội. Sáng ra,người ta thấy chỗ cái mả mới chôn, đùnlên một gò mối lớn như cái núm mộ. Về sau theomột ông thầy địa lý Tàu, đây là ngôi mộ thiêntáng, dành cho người phước đức. Ai có hàicốt cha mẹ táng vào đó con cái sẽ phát quan, giàu sangtột bực. Quả nhiên, từ đó bà mẹ ông Hinhgiàu có nhờ làm ruộng trúng mùa liên tiếp. Ông Hinh mua thêmruộng đất, phát tài, lên như diều gặp gió.Đồng thời ông được bổ làm Biệnlại khi tuổi vừa 19. Khi đã giàu có, nhà ông PhủKiểng là nơi các Tham biện, Chủ tỉnh, Thốngđốc, Hội đồng... tới lui, tiệc tùngliên miên.

Theo lời nhà văn Xuân Vũ, nhà ôngPhủ Kiểng như dinh Tham biện (Tỉnhtrưởng), còn khang trang hơn, cao 3 từng, nằm trênmột khu đất rộng tới 6.000 m2, cạnh conđường cái. Quanh nhà có tường gạch kiêncố như bức thành. Trước sân nhà, có nhữngcột đèn ốp đá cẩm thạch, cùng nhiềuhình tượng và phù điêu đắp nổi. Tạitiền sảnh là nơi đãi tiệc tùng các quan kháchtừ Sài gòn xuống hay các chủ tỉnh, chủ quậncác tỉnh lân cận. Nhà cất trên một nền đúccao tới cổ, cẩn đá da quy. Ngói lợp mua từbên Tây chở về. Cột gỗ bằng cây căm xe, muatừ bên Miên, rồi đóng bè thả trôi theo sông CửuLong chở về. Trên bè có cất nhà chòi để bạnchèo ăn ngủ. Mỗi khi bè cây sắp đi ngang quanhững hàng cột đáy, tức thì bạn chèo trên bèđánh mõ hồi một, tức là báo động,để chủ kéo đáy lên, tránh vô bờ. Trong nhà bànghế bằng cẩm thạch Vân Nam, chén đã mua từbên Tây hay đồ sứ của Trung Hoa. Cất nhà xong, ôngrước thợ chạm từ miền Trung vào ănở luôn trong nhà mấy năm liền, để chạmtrổ sa lông, trường kỷ, tủ thờ.

Cũng theo lời nhà văn Xuân Vũ,mấy đầu cột nhà ông Phủ Kiểng có dát vàng 2tấc, sáng loáng. Tình cờ tôi có gặp ngườibạn là giáo sư Nguyễn Quỳnh, dạy môn lịchsử kiến trúc và thẩm mỹ học tạiĐại học Columbia, New York và San Antonio, có đọcđến đây và cắt nghĩa cho chúng tôi rõ thêm: Cácđầu cội chạm trổ và dát vàng theo lối Ionic,Emprie... xuất hiện và thịnh hành ở Âu Châu vàocuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. ÔngKiểng có đi Tây mua ngói lợp nhà, đồ giadụng, chắc ông bắt chước một trong cáckiểu ấy, đầu cột dát vàng khi cất nhà. Trongthời kỳ Việt Minh ra lệnh tiêu thổ kháng chiến,phải dùng cốt mìn mới phá sập, nhưng chỉđược một phần. Ông phủ Kiểng cócả thảy trên 10 người con, cả trai lẫn gái.Tất cả đều được cho ăn họccao. Nhiều người đỗ đạt, giữđịa vị lớn. Trong số mấy ngườicon, người ta chỉ nghe danh các ông.

Con thứ ba, còn gọi là cậu Ba Oai,được cho qua Pháp du học, không đỗđạt gì nhưng được tiếng là công tửăn chơi, coi tiền như rác. Khi về nước,cậu Ba Oai có dẫn theo người vợ đầm.Vẫn theo tin đồn của người địaphương, khi về làm dâu nhà ông Phủ Kiểng, côđầm ấy không ăn mắm kho được, vàhàng ngày phải xắc chuối cho heo ăn. Chán nảntrước cảnh sống của đại gia đìnhnhư vậy cô vợ đầm của cậu Ba Oai xinvề xứ. Còn cậu Ba Oai, từ ngày du học trởvề, thường gọi cha là “Me xừ Kiểng”mỗi câu nhắc đến ông như phong tục Tâyphương. Vì lẽ đó, trong các cuộc hội hèđình đám ở Mỏ Cày, nhiều người họcchữ Nho, có chức phận trong làng, thường bàn tánvới nhau:

- Ê? Có con đừng cho đi Tây học làmgì!

- Tại sao vậy? Một ông hỏi.

- Cho nó qua Tây du học, lúc về nhà nó kêu têncha mỗi khi nói chuyện như cậu Ba Oai kêu ông PhủKiểng bằng “Me xừ Kiểng”. (Monsieur Kiểng)

Người con thứ sáu của ông PhủKiểng tên Nguyễn Duy Quang. Ông Quang sinh năm 1906 tạiĐại Điền, được du học bên Pháp,tại trường Cao đẳng Thương Mại.Năm 1935, ông Quang về Huế làm Chánh văn phòng cho Hoàngđế Bảo Đại. Ông Quang là ngườiđược Hoàng đế tin cậy, cho tháp tùng vua vàHoàng gia sang Pháp 1939. Lúc trở về Nguyễn Duy Quangđược cử làm Bố chánh tỉnh Thanh Hoá.Cũng như cha, ông Quang rất thân Pháp và đượcPháp tặng thưởng nhiều huy chương. Ông Quangcòn hai người anh là Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Duy Tiên,cũng có chức phận, nhưng không tài liệu nào nói rõ.

Con thứ chín là thầy Cai Tâm, mộtmẫu người đặc biệt, được dânchúng rất kính trọng. Tuy sống trên nhung lụa,hấp thụ văn hoá Pháp, nhưng thầy Cai Tâm chỉmuốn làm một chức vụ tượng trưng: Caitổng. So với tài học và quyền thế của giađình, nếu thầy Cai Tâm muốn làm Huyện hayPhủ cũng dễ như trở bàn tay. Tới lui ởcông sở làng, hay dự những đám tiệc, thầyCai Tâm thường nghe những lời xì xầm, bàn tán,gièm pha về những việc làm của thân phụ, nên ôngsẵn sàng nhận làm Cai tổng như một cửchỉ thay cha, gián tiếp nhận lỗi và làm dịubớt những lòi đồn xấu về cha của mình.Có lẽ cây đắng sanh trái ngọt. Trọng nghĩakhinh tài thầy Cai Tâm tuy giàu nhưng có lòng nhân, thích làmviệc thiện. Ai có việc tang chế, túng thiếu,cứ đến trình bày với thầy sẽđược giúp đỡ tận tình. Thầy Cai Tâm cònxuất tiền riêng để lập nhà bảo sanh,mở thêm trường học ở quận, để concháu tá điền có chỗ ăn học.

Nhà văn Xuân Vũ đã viết vềthầy Cai Tâm như sau:

“Tuy không theo đạo nào, nhưng cậucúng đất cúng điền cho Thánh thất Cao Đài, chonhà thờ Thiên Chúa và cho Tin Lành. Những công việc từthiện đều được cậu hoan nghinh và giúpđỡ dễ dàng. Về tư cách của cậucũng không có chỗ nào chê trách được. Cậucưới vợ đàng hoàng. Không mèo chuột, vợ bévợ mọn. Cậu xử kiện rất phân minh và khôngăn hối lộ. Tiếng thanh liêm của thầy Cai Tâmbay khắp một vùng. Mấy vị hương chứclem nhem rất sợ thầy Cai Tâm. Năm 1944-1945, khi nghetin nạn đói hoành hành ở Bắc Kỳ, thầy CaiTâm đã tặng 1000 giạ lúa để chở ra ngoàiBắc cứu trợ. Thế nhưng khi Việt Minhcướp chính quyền, thầy Cai Tâm đứngđầu danh sách những người bị coi làViệt gian, bóc lột và bị kết án tử hình. Thanhniên Tiền phong đã đến bắt thầy Cai Tâm saukhi đã phá hoại ngôi nhà nền đúc của thầy.Họ trói tay thầy lôi ra sân banh, và hành quyết vớibản án chỉ tóm tắt trong mấy chữ “hợp tácvới giặc Pháp”.

Ông Phủ Kiểng còn có một con gáinữa, không nhớ tên, gả cho thầy MườiNhẫn, tức Lê Quang Nhẫn, con trai ông Phủ Lê QuangLiêm. Ngoài ra, ông Phủ Kiểng còn làm sui với ông Hộiđồng Bền, một cự phú khác cũng ở GióngMiễu, Mỏ Cày.

Đất Mỏ Cày còn nổi tiếngvới hai cha con ông Huyện Minh và Hội đồng Quá.

Ông Hội đồng Quá ngườitổng Minh Quái, quận Mỏ Cày, giàu có nhưng haytường công tiếc việc với kẻ ănngười ở trong nhà, và cả dân làng. Ông Quá nổitiếng khi góp lúa ruộng dùng cái giạ già (đơnvị đong lường, nhưng nhiều hơn 40 lít) vàkhi cho vay thì dùng cái giạ non (kém hơn 40 lít). Ngoài ra, ông cònlà người cho vay cắt cổ. Sự giàu có của ônglà mồ hôi nước mắt của dân chúng, táđiền nghèo khổ bất hạnh đóng góp. Khi cho vaylúa, ông cho đong bằng cái giạ non, khi gạt mặt,còn hổng một lỗ trên mặt. Đến mùa góp lúaruộng, ông đem theo cái giạ già thêm mấy lít, vàgạt miệng vun chùn. Nhiều lần đi thâu lúaruộng tại sân lúa tá điền, sau khi đongđủ lúa cho ông thì người mướn ruộngchỉ còn... cầm cây chổi quét sân mà nước mắttuôn dòng. Làm ruộng được bao nhiêu đã đonghết cho ông vì đã mượn nợ, trả tiềnlời, tiền mướn ruộng, không còn mộtgiạ để ăn, nhưng ông không động lòng. Cómột lần, một tá điền gạt lúa cộvề nhà đập xong, giẽ sạch, phơi khô rồiđong hết cho ông, nhưng cũng chưa đủ. Bàvợ ông Hội đồng Quá bèn hỏi tá điền:

- Mầy có mấy đứa con?

Tưởng bà nhân đức, hỏi giacảnh để châm chế cho mình, cho lại vài bagiạ để các con ăn đỡ đói,người tá điền lễ phép thưa:

- Bẩm bà tôi có 5 đứa!

Bà Hội đồng Quá nói:

- Biểu một đứa con của màyvào ngồi trong cái giạ, rồi gạt cho tao.

Tá điền khốn khổ nướcmắt rưng rưng, không nói thêm một lời.

Tuy giàu có, nhưng vẫn tham lam, đó làtại bản tánh ích kỷ của một số táđiền chủ ở Nam Kỳ ngày trước. Nhà ôngHội đồng Quá lúc nào cũng có nuôi 5 con heo nái,khoảng một chục heo lứa và hàng mấy chụcheo con. Tôi tớ hàng chục nhưng đầu tắtmặt tối làm không hết việc. Hễ ai muốn vaymượn, nhờ vả điều gì khi tới nhà ôngHội đồng Quá, trước tiên là phải làmviệc nhà như tôi tớ. Đàn ông thì quết chuốicho heo ăn. Có người phải giã trắng một haicối gạo, rồi mới khép nép hỏi chuyện vaymượn. Đàn bà tới nhà phải xắc chuối choheo ăn, ít nhứt cũng phải hai cây chuối. Cònviệc vay mượn được hay không là chuyệnkhác. Cả tổng Minh Quái hầu như ai cũng códịp giã gạo hoặc xắc chuối trong nhà ôngHội đồng Quá. Ông hà khắc với tất cảmọi người không phân biệt thân sơ, già trẻ,đến nỗi thân phụ ông là ông Huyện Minh, cũngbất bình. Theo lời dân địa phương, trongtổng Minh Quái, có đến 1/4 đất ruộngthuộc về Hội đồng Quá.