Phần 2 - Các nhà giàu xưa ở Sốc Trăng - Vĩnh Long

Theo dư luận của người địaphương sắp hạng, các nhà giàu xưa ở SócTrăng như: “Nhứt An, nhìPhát, tam Chanh, tứ Định”.

Đứng đầu trong giới đại điềnchủ Sóc Trăng là bà Phủ An,tức bà quả phụ hàm Đốc phủ sứ LêVăn An. Bà này là người quê quán tại Vĩnh Long,có chồng, rồi về lập nghiệp tại chợSóc Trăng. Bà có nhà lớn như dinh Tham biện, tạichâu thành Sóc Trăng, nằm gần nhà lồng chợ. Lúcđương thời, chỉ riêng một sởđất ở làng Hoà Tú, nằm bên bờ kinh xáng,rộng tới 1.121 mẫu. Người ở đây quengọi là “Điền bà Phủ An”. Ở Nam Kỳ, nhứtlà các tỉnh miền Tây, người ta gọi các sởruộng lớn là “điền”, chớ không gọi“đồn điền” như ở ngoài Bắc. CụVương Hồng Sển kể lại:

Ngày 6-5-1931, bà Phủ An từ trần, làm chúc ngôn domột tay tôi viết (vợ cũ cụ Sển là cháunội bà Phủ An), và ký thác nơi phòng chưởng khê,cho Dương Thị Tuyết và Vương HồngSển đứng tên, làm chủ 220 mẫu ruộngtột trong làng Hoà Tú, và cho riêng cháu gái gọi bằng bànội tư trang gồm vô số, cái bâu cổ không,cũng 320 hột, bông tai, cà rá và bạc mặt 80.000đồng (một số tiền quá lớn vào năm 1931).Bà Phủ An tên thật là Lê Thị Lâu, sinh tại làng LongMỹ, tổng Bình Thiềng, tỉnh Vĩnh Long. ÔngPhủ Lê Văn An là người quê quán tại ĐồngMôn, Long Thành Biên Hoà. thuở thiếu thời, nhờ thônghiểu tiếng Pháp, nên ông làm thông ngôn toà án Tây Ninh, rồiđổi xuống Sóc Trăng lập nghiệp. Ông mấtnăm 1920. Nhà cửa ông bà là một toà nhà lầu ngày nay cônkiên cố, ngó mặt qua dãy chợ cá của châu thành, vàđó là toà nhà lầu đầu tiên tại Sóc Trăng, xâycất bằng bê tông cốt sắt”.

Gia đình giàu thứ nhì là ông Nguyễn Tấn Phát. Ông Phát có nhiều ruộngđất ở Giá Rai, Hộ Phòng lên tới SốcTrăng. Ông Phát có nhiều con là Nguyễn Tấn Phòng,Nguyễn Tấn Nghị. Nối dõi là Nguyễn TấnLễ, Nguyễn Tấn Quyên, Nguyễn Tấn Lợi... làcháu nội. Tất cả con cháu đều đỗ đạt,làm quan, có người cử nhân, có người làm bácsĩ, làm làng, làm tổng. Gia đình này bây giờ chỉcòn lại mấy con kinh đào được dân chúngnhắc nhở: kinh xã Phát, kinh huyện Phòng (NguyễnTấn Phòng làm tri huyện), kinh xã Nhạn... Mặc dầuđào kinh để chở lúa về nhà, cho ghe hầu ra vôthăm lúa, nhưng nó vẫn là công trình phúc lợi cho dânchúng địa phương cùng hưởng.

Người giàu thứ ba là BàHương Chanh. Bà Hương Chanh có chồng làngười Tiều lai. Điền bà Hương Chanhchỉ thua điền ông Kho (Gressier), điền ông La Bách(Labaste) mà thôi. Bà Hương Chanh có mấy người con,đều coi là dân cậu, công tử như: TrầnĐắc Lợi, làm hương chủ, dân chúng quengọi “Ông Chủ Lý”.

Người thứ tư là TrầnĐất Chương, bên ngoài hay gọi “Cậu baChen”. Các cậu Trần Kế Vĩnh, Trần ĐấtTuấn... đều là những người sống phonglưu, ăn chơi đúng điệu công lử NamKỳ. Ông chủ Trần Đắc Lý là mộtngười có lòng hào hiệp, coi tiền như đấtcát. Mấy năm tản cư (1945-46), đồng bàochạy giặc ngang qua nhà ông, đều đượctiếp tế đầy đủ gạo mắm, muối.Gạo lúa, muốn xúc bao nhiêu ông cũng không bao giò nói.Người giàu thứ tư là bà Tư Định. Bà khôngcon, nên các cháu xa gần chia chác đất ruộng. Lầnhồi họ cầm cố, bán manh mún.

Vài nhà giàu đặc biệtở Vĩnh Long

Chúng tôi có kể lại các nhà giàu xưa trong tỉnhVĩnh Long ở quyển “Địa Chí Vinh Long, hay“Vĩnh Long: đất nước, con người”. Nay xinkể thêm vài chi tiết mới. Một nhân vật có tên tuổilớn thường được người dân cốcựu nhắc đến như những huyềnthoại là ông Phủ PhạmVăn Tươi. Hồi trước, có ngườigọi ông là ông là Phán Ngọc, không biết nguồn tinấy đúng hay sai? Xuất thân trong gia cảnh hàn vi,nhưng nhờ hiếu học, sớm thông chữ Pháp, khivừa ra trường thông ngôn, Phạm Văn Tươichỉ là tuỳ phái tại văn phòng Tham biện ChợLớn. Làm việc siêng năng, sáng trí, ba năm sau, ôngđược đổi ra làm thông phán, rồi kiêm bíthơ cho Toàn quyền Paul Doumer ở Hà Nội từnăm 1895 tới 1905. Paul Doumer làm Toàn quyền ởĐông Dương gồm hai nhiệm kỳ. Ông PhánTươi được triều đình Huế ban chochức Tổng đốc... hàm trong một dịp tình cờrất đặc biệt.

Trong các Toàn quyền Đông Dương, chỉ có PaulDoumer để lại nhiều giai thoạiđược dân chúng truyền tụng hơn cả. Trongquyển hồi ký “Đông Dương thuộc Pháp”, ôngtự diễu cợt mình bằng cách ghi lại câu nói:Người Việt nam thường gọi tôi là “Ông Đùmá”. Trong các Toàn quyền chỉ có Paul Doumer là ngườixông xáo, thích mạo hiểm, từng cỡi ngựa đikhắp Đông Dương, lên tới Lào Cai, Vân Nam, rồivô Huế, Sài gòn... Chính ông là người phác hoạ kếhoạch đặt đường xe lửa Xuyên Việt,đường Hà Nội - Vân Nam, và một dự án khôngthành, là đặt đường xe lửa từ QuiNhơn lên cao nguyên Boloven tới Nam Lào.

Hồi đó, đường xá chưa mở mang,mỗi lần muốn đi đâu phải đi bằngngựa. Mỗi lần tới đâu, ông Paul Doumer không baogiờ báo trước cho nhà cầm quyền địaphương. Một lần cao hứng, ông cùng PhánTươi và vài người tuỳ lùng lên đườngthiên lý (con đường cái quan, hay đườngtrạm cũ) để thăm Huế và Sài gòn. Paul Doumervà tuỳ tùng, mỗi người một ngựa lênđường, ngất ngưởng như phái đoàncủa Tam Tạng đi thỉnh kinh.

Tới Huế, Paul Doumer báo tin cho hoàng gia là muốn“viếng thăm Quốc vương An Nam”. Lúc đóQuốc vương là vua Thành Thái cùng đình thần nghe tinsửng sốt, lo sợ vì không hay biết trướcđề chuẩn bị nghi lễ tiếp đón.Để bù lại, triều đình tổ chức mộtbuổi lễ đại yến để đãi Toànquyền. Quan khách được mời phải là hàng hoàngthân, các quan từ nhị phẩm trở lên, còn quan ởcác địa phương gần phải từ Tổngđốc mời được dự. Danh sách các quankhách ấy phải gởi cho toàn quyền duyệttrước. Thấy người thông ngôn, cũng làngười bạn thân tín của mình là ông Phán Tươikhông được mời thì Toàn quyền thắc mắc.Triều đình cho biết ông Phán Tươi làngười dân giã không có chức tước phẩm hàmcao, nên không thể mời. Cuối cùng triều đìnhnhượng bộ bằng cách phong cho ông Phán Tươichức “Tổng đốc... hàm” và cho ông mượnmột bộ lễ phục Tổng đốc đểdự tiệc. Nhưng sau đó triều đình ra lịnhthâu hồi chức Tổng đốc của ông PhánTươi lại.

Về sau, khi P. Doumer về nước rồi, ôngTươi đổi đi các tỉnh ở Nam Kỳ, vàđược phong Đốc phủ sứ vào năm 1902.

Sau tiệc, phái đoàn từ giã, lên đường vàoNam. Vua Thành Thái cử một phái đoàn do một quanđại thần cầm đầu, ngồi võng, cólọng che với quân lính, cờ quạt theo sau. Dân chúngnghe tin, hiếu kỳ ra đứng đông nghẹt hai bênđường để xem mặt “Toàn quyền”. Pháiđoàn Paul Doumer mặc đồ thường, cỡingựa đi sau, không ai chú ý, vì họ tưởngngười ngôi lên kiệu đưa tiễn chính là “quanToàn quyền!” Hồi năm 1927, tại dinh Thốngđốc, có tổ chức một dạ tiệc lấytên là “bai de Lagrandière”. Người Pháp muốn làm sốnglại các nhân vật có công với Pháp lúc họ mớiđặt chân vào xứ Nam Kỳ, nên cho một số cácquan phủ, huyện đóng những vai ấy nhưmột vở kịch. Lần đó, các ông sau đây:

- Phạm Văn Tươi thủ vai Kinh lượcPhan Thanh Giản.

- Ông Phủ Trụ ở Cái Bè, đóng vai Thượngthư Phạm Phú Thứ, phó sứ.

- Trần Tử Khuê (con) đóng vai Trần Tử Ca.

- Trương Vĩnh Tống (con) đóng vaiTrương Vĩnh Ký.

- Nguyễn Văn Mai (giáo sư) đóng vai Lãnh binhHuỳnh Công Tấn.

- Ông Huyện Nguyễn Hiền Năng đóng vai TônThọ Tường.

- Về phía các nhân vật Pháp, có các ông Phủ Hải, còmi Lân, Nguyễn Bá Hối... đóng các

 vai những nhân vật quantrọng như Trung uý Francis Garnier.

- Phía các nhân vật Hoa kiều như Wang-tai (do Mechin,người Pháp thủ vai này), còn Levy thủ vaiTan-kang-sinh... Đây là buổi dạ tiệc rất longtrọng, do Thống đốc Nam Kỳ Blanchard de la Brossechủ toạ. Các quan lớn phải sắm thêm đồđại lễ, hoặc mượn các áo dài, khănđóng, lễ phục của các quan đàng cựu... ÔngPhủ Phạm Văn Tươi là người Việt namduy nhứt được Pháp tặng Bắc Đẩubội tinh đệ tam đẳng. Khi ông mất, Toànquyền Nam Kỳ, chủ tịch Thượng nghịviện Pháp (Paul Doumer) đều có điếu vănthương tiếc.

Thói thường, cha kiếm tiền dễ, con phảixài phí, điều đó gần như một định luật.Các nhà giàu xưa ở Nam Kỳ luôn luôn là các điềnchủ, làm giàu nhờ ruộng. Làm quan lớn, có tiềnmua thêm ruộng. Làm ruộng, cho tá điền làmmướn là cách thâu huê lợi chắc chắn, ổnđịnh nhứt. Nhiều người đã giàu rồivẫn còn hà khắc bóc lột, nông dân tá điền.Đọc những quyển tiểu thuyết củaHồ Biểu Chánh, chúng ta gần như thấy hếtnhững cảnh sống cực khổ, lam lũ củangười nông dân, đồng thời thấy nếpsống trưởng giả, xa xỉ của các nhà giàuxưa. Có dân Hồ Biểu Chánh viết: “Làm ruộng ởxứ mình là làm lợi cho chủ điền chớ ham làmchi”. Trong quyển “Nhân tình ấm lạnh”, quan phủ điăn tân gia, rồi sẵn dịp “làm tiền khéo léo,hăm doạ các chức việc làng như sau:

- Xã! (Xã trưởng) sao mày không lo thâu thuế mà đóngcho tốt, lại bê trễ dữ vậy? Quan lớn Chánh(Chủ tỉnh) mới biểu tao viết trát mà quởlàng, mày được trát hay chưa?

Xã Chọn nghe quan Phủ kêu, lật đật chạytới chấp tay mà xá, chừng nghe quan Phủ nói tớichuyện quan lớn Chánh quở làng, thì mặt biếnsắc và nói rằng:

- Bẩm quan lớn, xin quan lớn thương giùm làngchúng tôi!

- Thương nỗi gì! Tháng này mà các sắc thuế cònthiếu cho tới 2000 đồng.

- Bẩm quan lớn, làng tôi còn thiếu thuế nhiềulà vì mấy ông điền chủ ở xa, không chịuđem bạc tới mà đóng. Làng chúng tôi có phúc bẩm babốn lần, xin quan lớn Chánh thâu dùm mà họ cũngtrơ trơ, chớ phải chúng tôi dám bê trễ đâu...Làng tôi có thiếu thuế đinh (thuế thân) là tạimấy chục dân đào, nên thâu không được.

- Thì thâu trước đi, ai biểu để trễlàm chi cho chúng nó đào (trốn)?

- Bẩm quan lớn...

- Thôi, đừng bẩm chi nữa!

Nhắc thêm về cách ăn ở của ông Hộiđồng Quá tại Mỏ Cày. Ông có nhiều con, trongsố có một người con trai tên Ất, ăn ởhiền lành hơn cha. Tuy nhiên, cậu Ất ham cờbạc, thân mật với tá điền, rộng rãivới anh em, điệu nghệ với bạn bè, hayăn xài lớn.

Trước khi chết, ông Hội đồng Quá có làmdi chúc để lại, chia cho cậu Ất mộtphần nhỏ gia tài, nhưng cấm cậu để tangvà lạy trước linh cữu.

Khi Hội đồng Quá mất, quan tài quàn luôn trong 3tháng 10 ngày (100 ngày). Ngày nào cũng ngả heo, bò đãi kháchtới viếng. Trong thời gian đó, cậu Ấtnăn nỉ với người trong gia đình cho mìnhđược mặc đồ tang và lạy cha báohiếu. Sau nhiều ngày thuyết phục, bà con lối xómai cũng nói vô, khiến người trong gia đình xiêulòng, chấp thuận yêu cầu của cậu. Trong khiđứng vái, rồi phủ phục trước quan tài,tự nhiên nghe tiếng “rắc”, rồi như có sựtrở mình của người nằm trong quan tài. Cáibản kê từ từ giãn ra, rồi bung cả nắp hòm.Mùi hôi thúi xông lên nồng nặc, khách khứa bỏchạy tán loạn. Điều đó tuy có vẻ hoangđường nhưng là sự thực. Mỗi khi xácchết còn quàn hay chưa tẩm liệm, người thânhay bạn bè tới lạy, tự nhiên “xì hơi”. Nếuít thì đem cây đèn cầy tới rà dọc theo nắphòm, cây đèn cầy sẽ tắt!

Theo lời người địa phương,trước khi chết, ông Hội đồng Quá đaubịnh liên miên. Một hôm có mấy người ởđợ trong nhà ông Huyện Quá tới thăm ông HuyệnMinh, thân phụ ông Quá. Ông Huyện Minh hỏi đầytớ:

- Ông bây bịnh đã đỡ chưa?

Một trong mấy người đầy tớthưa:

- Bẩm ông, ông con cứ đau rề rề hoài.

- Bây về biểu nó (Hội đồng Quá) lấy cáicơi gạt lúa, xắc uống thì hết.

Mấy thập niên đầu thế kỷ,người ta đong lúa với cái giạ bằng tre, xâytròn như cái giạ bằng thiếc Cao Bằng, trênmiệng có niềng mây đóc. Khi đong lúa cho táđiền vay, Hội đồng Quá dùng cái giạ cũ,xài lâu ngày, gạt miệng mòn đi, ít hao lúa. Đến mùathâu lúa ruộng, ông dùng cái giạ mới, với cái cơigạt vun chùn, như vậy sẽ dư ra vài lít. Mỗinăm thâu vô bán ra hàng chục ngàn giạ, ông lấy dưcủa tá điền vô số kể. Đối với Hoakiều từ các chành lúa đến mua, họ đem theocái giạ riêng, khó ăn gian.

Ông Hội đồng Hoài ở Mỏ Cày, cóngười chị ruột là bài Hai Sang, giàu có, nhưngăn ở thiếu nhân đức với kẻdưới tay. Mỗi dân tới mùa cấy, dân trong làngđều khổ với bà. Mới 4 giờ sáng, bà cho gianhân đi lùa dân làng ra ruộng cấy lúa cho bà. Ai cóchuyện gì cần thiết, gấp rút cũng khôngđược miễn. Có điều cấy xong, bàtrả tiền sòng phẳng. Còn công việc nhà, công cấymà họ đã lãnh tiền trước của chủđiền khác, bà không cần biết, miễnđược việc của bà thì thôi. Nhiềungười lỡ nhổ mạ rồi, cơm nếpvừa nấu chín để sáng gánh ra ruộng cho thọcấy ăn, năn nỉ với bà, bà thản nhiên:

- Vậy mạ của tao nhổ rồi, đểđó cho nó hư hay sao?

- Tao cũng nấu xôi, cơm nếp cho thợ cấyăn rồi?

Rốt cuộc họ cũng phải cấy cho bà. Tronglúc họ cấy, bà cho đầy tớ bơi xuồngtheo để kiểm soát chung. Chúng ta thường nghe cácđiền chủ ăn ở bạc ác, bóc lột táđiền, kẻ ăn người ở trong nhà,nhưng chưa biết họ tàn ác ra sao. Vẫn theolời kể của cụ bà, thân mẫu nhà văn XuânVũ, bà Hai Sang, chị ông Hội đồng Hoài bị mùamắt, chỉ thấy lờ mờ. Tuy vậy, mỗi khithợ cấy xuống ruộng, bà ngồi xuồng theođể coi chừng. Có khi công việc làm nhiều quá, bàbắt họ phải cấy từ sáng sớm tới khilên đèn, tức là lúc chạng vạng tối. Mộtlần, các thợ cấy tới tối mịt mà chưaxong, bà nói:

- Trời tối chưa bây?

- Dạ thưa bà, tối quá không thấyđường!

Bà liền dùng cây dầm bơi xuồng, đánh túibụi vào người ấy, vì họ dám nói “tối quá”,bà suy luận họ châm chọc bà, kêu ngạo bà mù loà.

- Mồ tổ cha tụi bây, ngạo tao hả?

Còn dưới đây là tình cảm của nhữngngười tá điền đến kỳ gặt lúa,nhưng không có đủ lúa đong trả nợ: “Mộtlần, tôi đến thăm một anh bạn ở SócTrăng, nhằm lúc tá điền tới góp lúa. Hai ba nôngphu, kẻ năm sáu chục tuổi, ngồi bệtxuống gạch, chắp tay xá ông thân của anh bạn tôi,làm hương cả, để xin thiếu ít chụcgiạ lúa ruộng vì đất mới còn phèn, lạibị cua, chuột phá... Ông hương cả có vẻ xiêulòng. Muốn mau có kết quả, mấy người tá điềnbèn quy lại, chắp tay, cúi đầu xá anh bạn tôi, lúcấy mới ngoài hai mươi tuổi...

-Chúng lôi lạy cậu Hai, cậu...

Anh bạn tôi cũng đứng dậy và ông thân củaanh vội xua tay, bảo họ xuống nhà dướingồi chờ.

Khi họ đã khuất, anh bạn tôi bảo tôi:

- Tôi có tang chứng rằng họ đã chở đimột số lúa rồi. Nghĩ giận mà cũngthương họ. Họ nghèo quá nên phải làm nhưvậy. (“Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười”của Nguyễn Hiến Lê, trang 57)

Những nhà giàu xưa ấy, mỗi năm đềucó đám tiệc như đám giỗ, đám cưới,hoặc những dịp vui chơi khác. Chẳng hạnnhư ông Nguyễn Tấn Lợi ở Sóc Trăng,từng du học bên Pháp đỗ Tiến sĩ, nhưngkhông ra làm quan, thích lập đồn điền đểvui thú. Ngôi nhà lớn có lầu ở giữa, hai bên làlẫm lúa, mỗi lẫm 5 căn. Khi có đám giỗ,ngả bò, vật heo, tá điền tề tựu hàngtrăm, vui chơi ăn uống, bài bạc còn hơnhội chợ của chính phủ tổ chức. Làmđiền chủ thuở trước ở Nam Kỳ ítbóc lột dân trong điền, tá điền vẫn kínhtrọng đến khi chết vẫn còn ngườinhắc nhở. Nhắc đến bà Phủ An,người địa phương còn kể lại “khiông mất, một tay bà quán xuyến điền đất, khai thác ruộng, kinhdoanh càng ngày càng thêm phát đạt. Bà có phần về cungnô bộc. Tôi tớ bạn bè ở trong nhà bà có lên bamươi người, mà người nào ở với bàcũng vài ba chục năm. Một tiếng hô, họ tuânrăm rắp. Lúc bà chết, còn để lại giấycông nọ tá canh, mướn trâu cày ruộng lên tớimấy trăm ngàn đồng. Ngoài số bạc mặt80.000 đồng, bà còn một lẫm lúa 5 căn, dầynhóc. Lúc ấy (1931), giá vàng là 50 đồng mộtlượng thì đủ biết tài sản, sựnghiệp của bà như thế nào.

Bà Phủ An tuy giàu nhưng không có con. Vô hậu là tộibất hiếu lớn nhứt thời đó. Bà nuôi haingười cháu (còn gọi bằng bà nội). Khi bà đau,bác sĩ khuyên ăn lạt, nhưng hai cô cháu (tên Ngọc,Ngà) khóc lóc, nài nỉ, nấu cháo sò huyết, nấu bánh canhcua, nêm nước mắm Hòn, nước tương tàu, épbà ăn. Họ nói: “Phải có hột cơm, cháo mới maumạnh”. Những người đang bịnh, lạiăn những thứ đó, mau chết. Có ngườiđồn rằng, hai cô cháu muốn cho bà mau chếtđể hưởng gia tài. Chuyện đó hư thậtkhông ai biết, chỉ người trong cuộc. Hồinửa thế kỷ trước, các ông nhà giàu xưa, cácông huyện hàm, phủ hàm (chức danh dự, không cóthực quyền) hàng ngày xách ba-ton dạo xóm, hoặc đágà, ăn giỗ, đánh tứ sắc, chớ không cóviệc gì làm. Lâu lâu họ mới đi thăm ruộng, cóngười chèo ghe, đưa đón. Ít có điềnchủ sống hoà mình với tá điền.