Phần 4 - Nhà giàu kỹ nghệ gia

Trương Văn Bền: nhà kỹ nghệkhông bằng cấp kỹ sư

Hồi trước,không người nào ở Việt nam mà không nghe nhắctới Trương Văn Bền. Tên tuổi ông gắnliền với cục xà bông thơm: “Xà bông cô Ba”, haycục xà bông đá: xà bông Việt nam để giặtđồ, phổ thông khắp cả 3 miền đấtnước, lên tận Miên, Lào. Xà bông thơm “Cô Ba” nổidanh trong mấy thập niên liền, đủ sứcđánh bạt xà bông ngoại hoá, nhập cảng từPháp. Người miền Nam đã từng thán phục ôngTrương Văn Bền, cũng như ngườiở miền Bắc khâm phục ông Bạch TháiBưởi. Cả hai ông đều thành công trênthương trường mà không qua một trườngdạy nghề nào, không cần một bằng cấpkỹ sư nào. Điều đó chứng tỏ “kinhtế nhân” một con người có đầu óc kinh doanh,tháo vát, nhiều sáng kiến còn hơn là ngườihọc hành tới nơi tới chốn, bằng cấpbề bề, nhưng không đóng góp những sựhiểu biết, kiến thức của mình vào công việckiến thiết, góp phần vào công cuộc phát triểnkinh tế nước nhà.

Trước khi làm một nhà doanh thương, kỹnghệ, ông Bền còn là một ông Hội đồngquản hạt Nam Kỳ. Gia sản đồ sộcủa ông Trương Văn Bền là do công sức sángtạo của ông làm ra. Gia sản kếch xù đó khôngphải thừa hưởng của phụ ấm. Cũngkhông phải ông Bền làm giàu bằng cách nhờ ruộngđất. Ông có một lối đi riêng làm gươngcho những người đi sau như Trần Thành, vua lúagạo Chợ Lớn, ông Trương Văn Khôi, vuabột giặt Viso, ông Nguyễn Tấn Đòi, vua ngânhàng...

Nếu sắp hạng sự giàu có của ôngTrương Văn Bền với những ngườiđồng thời, thì gia sản của ông tươngđương với ông Phủ Kiểng ở Bến Tre,ông Kho Gressier Remy ở Sóc Trăng, hay gia đình Lâm Quangở Trà Vinh. Người giàu nhứt Lục danh thờiấy là Hội đồng TrầnTrinh Trạch, tục danh Hội đồng Tó (giàugấp 4 lần ông Bền và ông Kiểng).

Là người Việt gốc Hoa, sinh năm 1883 tạiChợ Lớn, ông Trương Văn Bền thuộcmột gia đình khá giả. Ông có đi Pháp nhiềulần, nhưng chưa học qua một trương chuyênnghiệp nào. Theo bảng lượng giá để đánhthuế của Phủ toàn quyền Đông Dươngở Hà Nội, thì năm 1941, ông Trương VănBền phải đóng cho chính phủ một sốtiền lên tới 107.000 đồng (trong khi đó, giá vàngkhoảng 60 đồng/lượng).

Là người nhạy cảm trong việc thươngmại, nhìn xa thấy rộng, ông Bền biết rõtiềm năng kinh tế Việt nam còn bị lãng quên: câydừa. Từ năm 1918, ông Bền đã lậpxưởng ép dầu dừa (dùng trong kỹ nghệ xàbông, mỹ phẩm) mỗi tháng sản xuất 1500 tấnCùng lúc đó, tại cù lao An Hoá, quận Bình Đạicũng mọc lên xưởng ép dầu dừa của ôngNguyễn Thành Liêm. Ông Liêm là thân phụ ông Nguyễn ThànhLập, thành viên góp vốn cho ngân hàng Việt nam, và từnglàm Bộ trưởng Tài Chánh nhiều chính phủ. “Xà bôngVN 72% dầu” nổi tiếng, phổ thông khắp mỗilàng mạc, thôn xóm.

Năm 1932, hãng xà bông Trương Văn Bềnđược thành lập tại địa chỉ “Quaide Cambodge” (trước chợ Kim Biên bây giờ), banđầu sản xuất 600 tấn xà bông giặt mỗitháng. Từ khi “Xà bông cô Ba” tức xà bông thơm đầutiên của Việt nam, để tắm gội rađời, có sức đánh bạt xà bông thơm củaPháp, nhập cảng từ Marseille nhờ phẩm chấttốt, giá thành thấp. Trong thương trường, ôngBền có chủ trương riêng để tạo uy tín làphải giữ phẩm chất tốt, bền bỉ. Ôngnhìn xa thấy rộng, không theo lối chụp giựt,ăn xổi ở thì như kiểu Việt cộng ngàynay. Mặc đầu có địa vị cao trong xãhội, nhưng ông Bền không tự mãn. Ông luôn luôn tìm tòi,học hỏi kinh nghiệm mỗi lần có dịp quaPháp. Khi máy giặt được phát minh và nhậpcảng vào Việt nam, ông Bền cũng liền sảnxuất loại bột giặt để thích ứng ngay.Loại bột giặt Viso của ông Trương VănKhôi, và bột giặt “Việt nam “ của hãng xà bôngTrương Văn Bền (lúc đó đổi thành hãng xàbông Việt nam), có đủ sức cạnh tranh vớibột giặt của Mỹ nhập cảng. ÔngTrương Văn Bền chưa bao giờ là một quanlại đúng nghĩa, mặc dầu ông thường giaodu với giai cấp thượng lưu xã hội. Chứcvụ Hội đồng quản hạt từ năm1918-1943 chỉ tượng trưng mà thôi.

Những người lớn tuổi, không ai khôngbiết đến xà bông “Cô Ba”, có in hình nổi trên cụcxà bông thơm, trong một hình oval. Ngoài hộp xà bôngbằng giấy carton cũng có in hình người đàn bàđẹp đó. Nhiều giai thoại kể lạirằng người đàn bà in hình trong cục xà bôngthơm và nhãn hiệu đó chính là người vợthứ của ông Bền. Một nguồn tin đồnkhác kể lại “Cô Ba “ chính là con gái Thầy Thông Chánhở Trà Vinh, người đàn bà đẹp nhứt NamKỳ hồi đầu thế kỷ này. Dầu sao đócũng là giai thoại và tin đồn không đượckiểm chứng. Cái hay của ông Trương VănBền là biết áp dụng tâm lý, đưa hình ảnh “CôBa”, người đẹp huyền thoại trong dân gian làmnhãn hiệu cho sản phẩm hàng hoá của mình bánchạy. Với sự ra đời của hãng xà bôngTrương Văn Bền ở Nam Kỳ năm 1932,Việt nam hãnh diện được một xưởngcông nghệ quy mô, góp phần vào công cuộc phát triểnkinh tế trong thời kỳ phôi thai. Các xưởng épdầu, xưởng làm xà bông, thâu nhận và tạo côngăn việc làm cho trên 200 công nhân. Khi công việc làm ănphát đạt thêm, ông Bền còn xuất tiền cấtmột dãy phố 50 căn, gần Ngã Sáu Chợ Lớn,nằm góc đường Armans Rousseau và Général Lizé(trước năm 1975 đổi thành Minh Mạng-HùngVương).

Ngoài việc sản xuất xà bông, ông Bền còn lậpnhà máy sản xuất một thứ phó sản, mộtthứ chất nhờn gọi là glycérine, công xuấtmỗi tháng 10 tấn. Ngoài công việc kỹ nghệ, ôngBền còn chứng tỏ khả năng trong lâm nghiệpvà canh nông. Ông hợp tác với Viện nghiên cứu NôngNghiệp Đông Dương, để ươm cây con gâyrừng thông, hàng tháng tới 30 tấn, tại ĐồngNai Thượng, tức tỉnh Lâm Đồng ngày nay.

Trong lãnh vực nông nghiệp, Trương VănBền còn làm chủ tịch Tổng giám đốc Công tyCanh nông Tháp Mười, có một đồn điềnrộng 10.000 mẫu, để khai thác từ năm 1925tới 1932. Ngoài các công việc chuyên môn như đã kểở trên, Trương Văn Bền còn là:

- Phó chủ tịch Phòng thương mại Nam Kỳ1932-41.

- Hội viên Hộiđồng Canh nông từ 1922.

- Hội viên Hộiđồng Kinh tế lý tài Đông Dương từ 1929.

- Hội viên Hộiđồng Quản trị Thương cảng Sài gòntừ 1924.

- Hội viên Hộiđồng Quản trị lúa gạo Đông Dương.

- Chủ tịch kiêm thủquỹ nghiệp đoàn Canh nông Chợ Lớn từ 1932

- Hội viên Hộiđồng sản xuất kỹ nghệ từ năm1941.

Hồi đó, tạị Nam Kỳ có 3 cơ quan tưvấn tối cao, phụ tá cho Thống đốc là:Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, Hộiđồng Canh nông, và Phòng thương mại, thì ôngBền đều là hội viên của cả ba. Ông Bềncó nhiều con trai lẫn gái. Một người con, chúngtôi được nghe nhắc tới là ông TrươngKhắc Trí, từng là chủ tịch ban quản trịViệt nam Công Thương Ngân Hàng (lập năm 1953)tại Sài gòn. Người con trai út, ông TrươngKhắc Cần, thay cha quản lý “Hãng xà bông Việt nam” chotới khi Việt cộng chiếm trọn miền Nam.

Liền sau công cuộc “giải phóng dân tộc”, mộtchiến dịch hết trọn tài sản, nhà đất,công ty, xí nghiệp của những nhà tư sản và xuađuổi họ ra nước ngoài, ông TrươngKhắc Cần “được nhà nước ưu ái” chophép hiến tặng tất cả tài sản mà gia đìnhthân phụ ông tạo lập từ hơn nửa thếkỷ nay, để được... sang Pháp. Trong kýsự “Một tháng ở Nam Kỳ”, nhà văn PhạmQuỳnh có nhắc đến ông Trương VănBền:

Ông Trương Văn Bền là một nhà công nghiệpto ở Chợ Lớn, năm trước cũng có ra xemhội chợ ở Hà Nội, đem xe hơi ra đón cácphái viên Bắc Kỳ về xem nhà máy dầu và nhà máygạo của ông Chợ Lớn. Xem qua cái công cuộc ônggây dựng lên, đã to tát như thế mà chúng tôi thấyhứng khởi trong lòng, mong mỏi cho đồng bào tangày một nhiều người như ông, ngõ hầuchiếm được phần to trong trường kinh tếnước nhà và thoát ly được cái ách ngườiTàu về đường công nghệ thươngnghiệp. (lúc đó khoảng năm 1918, ông Bền chưalập hãng xà bông)

La Thành Nghệ

La Thành Nghệ làmgiàu nhờ thuốc đỏ:

Trong những nhà giàu bằng nghề y dược ởmiền Nam trước đây La Thành Nghệ là một khuônmặt nổi bật, được nhiềungười biết tiếng. Vốn người TriềuChâu, sinh trong gia đình giàu có, La Thành Nghệđược du học bên Pháp và đậu bằngDược sĩ. Nếu sắp hạng những nhânvật giàu có, tiếng lăm thuộc ngành y dượcthời trước tại miền Nam, thì La Thành Nghệthuộc lớp sau Trần Kim Quan, nhưng đồngthời với các dược sĩ Trần Văn Lắm,Nguyễn Cao Thăng, Nguyễn Thị Hai...

La Thành Nghệ được dân chúng gọi “vuathuốc đỏ”, một sản phẩm rất tầmthường, giá trị kinh tế thấp, nhưngđược mọi giới ưa chuộng và rấtphổ thông từ thành thị tới thôn quê. Khi chiếntranh càng ngày càng leo thang, nhu cầu sử dụng thuốc đỏcàng nhiều thì La Thành Nghệ đã được phép làmđại lý độc quyền phân phối thuốcđỏ, đem lại cho ông một nguồn lợirất lớn. Ngoài ra, La Thành Nghệ còn nhập cảngthuộc trụ sinh, một thứ thần dượctrị các vết thương. Trong các ngành công kỹnghệ của Việt nam Cộng hoà (1954-75), nhiềungười cũng biết làm giàu bằng công thức trên:chuyên môn buôn bán một món hàng thông dụng, rẻ tiềnnhưng có lợi tức lớn lao ít ai ngờ. Thờithế đã giúp họ làm giàu nhanh chóng. Trong giới bìnhdân, họ được mệnh danh là những “Ông vua”như:

- Vua vương quốc Chợ Lớn: Bangtrưởng Triều Châu Trần Thành.

- Vua sắt thép, dệt: Lý LongThân.

- Vua lúa gạo: Mã Hỉ,Lại Kim Dung (bà này còn được gọi “nữ hoànggạo”).

- Vua nông cụ: Lưukiệt, Lưu Trung (đại lý nhập cảngđộc quyền và phân phối nông cơ.

- Vua ngân hàng: Nguyễn TấnĐời...

Khi chiến tranh leo thang, tiền viện trợđổ vào ồ ạt, tạo ra hiện tượngtoàn dụng nhân công, nền kinh tế Việt nam pháitriển mọi lãnh vực... các nhu cầu xã hội giatăng, khiến cho công cuộc làm ăn của các ông vuaấy phất lên như diều gặp gió.

Trước khi miền Nam thất thủ vào taycộng sản, những ai có dịp đi quađường Tự Do, sau này Việt cộng đổilại “Đồng Khởi” chắc đã thấyLaboratoire La Thành, nằm giữa hai nhà hàng La Pagode và rạpEden.

Ít có ai nghĩ rằng với một thứ sảnphẩm tầm thường, rẻ tiền nhưthuốc đỏ mà làm nên sự nghiệp kếch xùcủa La Thành Nghệ. Thuốc đỏ, tiếng Phápgọi là Mercure crome, một thứ dung dịch màuđỏ, dùng bôi lên các vết thương nhẹđể sát trùng. Sau khi Tổng thống Ngô ĐìnhDiệm bị lật đổ, tình hình an ninh mỗi ngàymột xấu thêm. Cộng sản gia tăng phá hoại.Họ mở nhiều đợt tấn công lớn. Họpháo kích bừa bãi vào các khu đông dân, hoặc đặtmìn trên các trục lộ, làm tử thương và bịthương rất nhiều thường dân mỗi ngày.Trước tình hình chiến sự leo thang, nhu cầusử dụng thuốc đỏ và trụ sinh lên cao.

Thời đó, thuốc đỏ do dược phòngLaboratoire La Thành sản xuất, được sửdụng trong các bịnh viện, các quân y viện, cácbịnh viện dã chiến, các trung tâm y tế, cácđơn vị quân y... và rất được dân chúngtừ thành thị tới thôn quê ưa chuộng vì nó rẻvà hiệu nghiệm.

Một nhân vật tiếng tăm khác của Sài gònhồi nửa thế kỷ trước, mà các vị caoniên thường nhắc lại, đó là ông Huyện hàmNguyễn Văn Của, thân phụ của Trungtướng Nguyễn Văn Xuân. Ông Nguyễn VănCủa xuất thân từ cảnh hàn vi. Theo cụVương Hồng Sển thì “thuở nhỏ tân cầnkhổ sở”, tôi được nghe nhiều ngườikể lại rằng: “Lúc ấu thơ, cậu béNguyễn Văn Của phải xách đến ông theochị đi bán rong đêm khuya mới đủ sống,cơ cực vô ngần”. Thế mà mấy chục năm sau,ai ai cũng biết danh ông. Một điểm đặcsắc là cho đến ngày tỵ trần, ông chỉ làm“Ông huyện Của” (tước hàm) và đào tạorất nhiều Phủ và Đốc phủ danh dự”. ÔngHuyện Của cũng là người biết kinh doanh, vàvề sau trở thành một trong những người giàucó ở đất Sài gòn. Ông Huyện Của từng hùnvốn với nhà quý tộc Lê Phát An lập nhà in. Ông Lê PhátAn được Bảo Đại phong tước AnĐịnh Vương, là tước hiệu cao quýnhứt đã phong cho một người Nam Kỳ. (Theo ôngNguyễn Văn Vực) Cuộc đời ông AnĐịnh Vương Lê Phát An, chúng tôi có viết lạitrong các sách Nam Kỳ Lục Tinh, sách “Các Nhà Giàu Xưa ởNam Kỳ”. Ông Huyện Của cũng từng làm báo và có uytín trong báo giới. Lãnh vực nào ông Huyện Củacũng thành công. Cuộc đời ông là lấmgương kiên nhẫn, hiếu học.

Một người bạn văn, cựu giáo sư LâmVĩnh Thế, hiện định cư tại Canada, cókể lại mối liên hệ giữa ông La Thành Nghệvà ông Huyện Của với người viết nhưsau:

“Ông Nguyễn Văn Của chính là ông dượngcủa tôi. Bà vợ thứ nhứt là thân mẫu củaThủ tướng Nguyễn Văn Xuân (Trung tướng)mất sớm. Bà vợ thứ hai của ông HuyệnCủa chính là chị lớn của bà nội tôi. Bà này khôngcó con cái gì với ông Của, và sau đó cũng lạimất sớm. Ông Huyện Của tái giá một lầnnữa, và lần này bà vợ thứ ba sanh nhiều con.Người con gái út là cô Mười Marcelle, chính là vợcủa dược sĩ La Thành Nghệ, chủ công ty“Dược phòng La Thành”, như vậy ba tôi là em vợcủa ông Huyện Của. Nhắc tới ông La ThànhNghệ, không một người dân nào ở Sài gòn mà khôngnghe nhắc tới. Ông dược sĩ này còn mệnh danhlà “Ông vua thuốc đỏ và trụ sinh”.

Ngoài hai loại thuốc đỏ và trụ sinh,viện bào chế “La Thành” (Laboratoire La Thành) còn sáng chếmột thứ pommade để thoa trị bịnh phong tình.Bịnh này thường có mụt mụn đỏ chungquanh háng và bộ sinh dục. Muốn điều trịchỉ cần xức pommade vào chỗ đó sau khi rửavết thương cho sạch bằng thuốc đỏChỉ vài ba lần xức pommade, người bịnhcảm thấy dễ chịu, không ngứa rát và bìnhphục dân dân. Thuốc này không gây đau đớn vàbiến chứng. Các thanh niên bị bịnh phong tình thườngcó mặc cảm không muốn đến bịnh việnhay đi bác sĩ tư để chữa trị.

Họ mua thuốc pommade của dược sĩ LaThành Nghệ tự chữa lấy. Nhờ biếtđược yếu tố tâm lý ấy và sự cônghiệu của thuốc, La Thành Nghệ bán sản phẩmnày chạy như tôm tươi. Khi trở nên giàu có, La Thànhsống thầm lặng, ít khoe khoang hay ăn chơi tráctáng như một số nhà giàu khác. Mấy thập niên trước,dân ăn chơi Sài Thành, không ai mà không nghe tiếng hoặcbiết công tử Hoàng Kim Lân, con của vua dây kẽm gaiHoàng Kim Quy. Tôi được nghe một người quen kểlại rằng có một lần, gặp lúc cao hứngtại vũ trường Maxim, ông Hoàng Kim Lân đứnglên giữa sân khấu tuyên bố: “Hôm nay là ngày sinh nhựtcủa tôi. Tôi xin đãi tất cả quý vị có mặthôm nay. Quý vị tha hồ ăn uống bất cứ món gìmà không phải trả tiền”. Tiếp theo sau đó,rượu sâm banh chảy ra như suối và khách ănchơi vỗ tay như sấm!

Năm 1996, khi hay tin bịp của nhà nướccộng sản sẽ trả lại tài sản cho nhữngkhổ chủ đã bị tịch thu hồi mới“giải phóng”, thì ông Hoàng Kim Lân về Việt nam đểxin lại.

Sau nhiều lân chỉ dẫn, ông đến Hà Nội,thuê khách sạn để nằm chờ. Cán bộ chỉhứa hẹn dây dưa. Sau đó, người ta nghe tin ôngông Hoàng Kim Lân bị bịnh, đột ngột từtrần, sau khi được nhà nước “ưu ái”đưa vào bịnh viện. Thi hài ông đượchọ chôn cất tử tế. Sau đó nghe đồnrằng gia đình ông ở hải ngoại, nhậnđược giấy đòi tiền sở phí về cáiđám ma ấy lên tới mấy chục ngàn đô la?

Trở lại ông La Thành Nghệ, là người chỉgiao thiệp với hạng nhà giàu và thượng lưutrí thức ở Sài gòn. Tuy sống trên đống vàng,nhưng ông không phung phí tiền bạc để mang taitiếng như nhiều người khác. Năm 1967, La ThànhNghệ ra ứng cử Nghị sĩ Quốc Hội, chungliên danh “Bạch Tượng” của Dược sĩTrần Văn Lắm và đắc cử. Ông TrầnVăn Lắm có lúc làm Phó chủ tịch ThượngViện và Tổng trưởng Ngoại Giao dướithời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Tuy nhiên, danh nghĩa Nghị sĩ Quốc Hộichỉ để trang trí cho La Thành Nghệ hơn lànghề hái ra liền như viện bào chế La Thànhcủa ông. Do đó, trong thời gian tham chính, dư luậnhay báo chí không nghe ông tuyên bố hay có hành động chínhtrị nào tỏ ra tham quyền cố vị... Ông cũngtránh xa các áp-phe làm ăn của các ông tai to mặt bựkhác.

Ông bà ta thường nói: “Nhứt nghệ tinh nhứtthân vinh”. Trong giới bình dân, người trong gia đìnhcũng hay dặn cho cháu: “Sành một nghề sungsướng một đời”. Cả hai câu đềungụ ý khuyên con người ở đời chớ khinhhay trọng một nghề nào hơn nghề nào. Nghềnào cũng cao quý. Nếu giỏi một nghề chắcchắn được ấm no, sung sướng.

Những vị lương y, các dược sĩĐông Tây y chỉ nhỏ sáng chế đượcmột vài thứ thuốc gia truyền công hiệu, trởnên giàu có, được dân chúng miền Nam nhắc nhởtên buổi.

Kể về các lương y, dược sĩ sángchế các loại thuốc thông dụng, rẻ tiềnnhưng hiệu nghiệm, được quần chúngmiền Nam ủng hộ hơn nửa thế kỷtrước, chúng tôi được biết:

- Võ Văn Vân nổi tiếng vớithuốc “Tam tinh hải cẩu bổ thận hoàn”.

- Bác sĩ Bùi Kiến Tínvới “Dầu gió khuynh diệp”.

- Dược sĩ NguyễnChí Nhiềuvới “Nguyễn Chí Dược Cuộc”.

Dưới thời Đệ nhứt Cộng hoà(1954-1963) Thủ tướng (sau đó làm Tổng thống)Ngô Đình Diệm vừa mới thu hồi độclập, mở chiến dịch khuyến khích dân chúng dùnghàng nội hoá, để thay thế hàng hoá Pháp. Nhiều mónhàng hoá, thuốc men mới sáng chế trong dịp nàytrở nên thông dụng và làm tăng uy tín của hàng nộihoá. Các Đông y sĩ, dược sĩ Tây y, bác sĩ...thời đó thành công nhờ hoàn cảnh một phần.Phần lớn họ nhờ sản phẩm có uy tín,được người tiêu dùng tín nhiệm.

Ông Võ Văn Vân là người sáng lập nhàthuốc Võ Văn Vân lại Thủ Dầu Một, tứctỉnh Bình Dương hồi trước năm 1975. Saukhi cộng sản chiếm miền Nam, họ đổilại thành tỉnh Sông Bé. Hai sản phẩm nổitiếng của dược phòng Võ Văn Vân là:

- “Bá đả quân sơn tán” trị bịnh đaulưng, nhức mỏi rất công hiệu. Hồi đócác xe đi bán quảng cáo thuốc của nhà thuốc VõVăn Vân còn khoe rằng “Bá đả quân sơn lán” làthuốc trị bịnh đánh bị té, các võ sĩ, cácngười lao động chân tay như làm ruộng, làmcông (vác lúa, chèo ghe, móc mương, bồi vườn...)đều phải uống thuốc này, vì nó “hiệunghiệm như thuốc tiên!”- “Tam tinh hải cẩubổ thận hoàn” trị bịnh yếu sinh lý, trángdương, bổ thận, dùng cho đàn ông để tăng cường sinh lực.

Các năm 1955-57, các nhà thuốc thường tổchức những xe thuốc đi bán dạo các miền quê.Mỗi xe có người làm trò vui như xiếc, ảothuật, kịch ngắn để thu hút khán giả. Xenkẽ vào những trò vui ấy là màn bán thuốc.Người nhà quê lúc ấy gọi các xe bán thuốcdạo đó là “Sơn Đông Mãi Võ”. Tuy là Đông y sĩ,nhưng ông Võ Văn Vân lại cho các con qua Pháp du học cácngành y, dược. Trong số các con của Võ Văn Vân, cóông Võ Văn ứng, từng nổi tiếng là MạnhThường Quân của các bộ môn thể thao ở Sàigòn. Ông Võ Văn ứng còn làm Tổng giám đốc NamĐô Ngân hàng, khách sạn Nam Đô. Một nhà thuốcĐông y khác, cũng nổi tiếng đồng thời lànhà thuốc Võ Đình Dần ở Chợ Lớn. Thuốcích khí bổ thận “Cửu Long Hoàn”, chuyên trị mệtmỏi, lao tâm lao lực, được quảng cáo sâurộng, nên bán rất chạy. Thời đó, hầunhư ai cũng thuộc lòng câu: “Một viên Cửu Long hoànbằng 10 thang thuốc bổ “ của nhà thuốc VõĐình Dần. Nhà thuốc này cũng có một độingũ chuyên môn đi bán dạo khắp thôn quê, gồm 5 xecam nhông, gọi là “Sơn Đông Mãi Võ”. Theo nhà văn HồTrường An, thì thuốc “Cửu Long hoàn” đượccác người lao tâm, lao lực, thức đêm, làmviệc nhiều như các vũ nữ ở các vũtrường, các nghệ sĩ sân khấu cảilương, các tay cờ bạc... tóm lại nhữngkẻ lấy ngày làm đêm đều dùng “Cửu Long hoàn”,để phục hồi sức lực. Thuốc viên“Cửu Long hoàn” được quảng cáo trên đài“Philco Sài gòn” qua bài hát “Une chan son pour Ninh” lời Việtnhư:

Khi nào mệt mỏi , Nhớ mua dùm Cửu Long hoàn VõĐình Dân...

Một dược sĩ Tây y khác cũng thành công vànổi tiếng nhờ thứ thuốc ban nóng, cảm hocủa trẻ em là ôngNguyễn Chí Nhiều. Ông Nhiều lập “Nguyễn ChíDược Cuộc”, sản xuất vài thứ thuốcthông dụng mà thuốc ban nóng cho trẻ em chiếmphần lớn. Thuốc này hiệu nghiệm, nhưngnhờ cách quảng cáo khéo, nên được phổbiến sâu rộng trong quần chúng thôn quê. Thuốc ban nóngcảm ho “Euquinol” quen thuộc đối với các bànội trợ thành thị lẫn các nông dân miền quê.Hễ ai có con nóng, thì người nhà hay lối xóm liềnthúc hối hãy mua thuốc “Euquinol”.

Ông Nguyễn Chí Nhiều là người có sáng kiến,biết lợi dụng các cuộc tranh tài thể thaođể quảng cáo sản phẩm. Cuộc đua xeđạp đường trường nào tổ chứccũng có các xe thuốc “Euquinol” đi kèm. Thuốc “Euquinol”chế theo dạng thuốc Tây bằng bột màu trắng,như có lân tinh, khác với hình dạng gói thuốc “Caođơn hoàn tán” của các tiệm thuốc Bắc tung rathị trường. Thuốc ban “Euquinol” của NguyễnChí Nhiều vừa rẻ tiền, vừa hiệunghiệm, lại được quảng cáo sâu rộng,được bày bán trong các tiệm trữ dược,các liệm tạp hoá, nên dân chúng mua dễ dàng. Lần vânthuốc ban “Euquinol” đánh bại thuốc “Ngoạicảm tán” của nhà thuốc Nhị Thiên Đường,độc chiếm thị trường mấy thậpniên.

Nguyễn Chí Nhiều còn nổi tiếng trong mộtlãnh vựa khác: thể thao. Ông Nhiều cũng là MạnhThường Quân của bộ môn đua xe đạp. Ôngtừng được gọi là “Ông bầu” củađoàn cua-rơ “Euquinol”. Đoàn cua-rơ này là một ê-kípgồm những tay đua do chính ông tuyển chọn, tàitrợ để tập dượt, tranh tài trong cáccuộc đua “Vòng Cộng hoà” từ năm 1956 trở đi.Đội tuyển xe đạp của ông Nhiều khoác áo“Đội Euquinol”. Đây là một đội dua xeđạp chuyên nghiệp, dược sĩ Nguyễn ChíNhiều phát lương để tập dợt, mua xeđạp và cung cấp phụ tùng. Khi đã trở thànhcua-rơ của đội “Euquinol” họ khỏi bậntâm lo sinh kế, ngoài chuyện cố tâm luyện lập. Vìthế đội “Euquinol”, thường lậpđược nhiều thành tích, chiếm các giảiđồng đội và cá nhân hơn các dội khác.Những điều đó làm cho họ thêm hứng chí mà mónthuốc “Euquinol” cũng được dịp phôtrương tên tuổi khắp nơi trong nước.Những dân chính phủ tổ chức “Vòng đua Cộnghoà” có nhiều đội tham dự. Những độiđược nhắc nhở nhiều nhứt như QuânVận, Quân Cụ, Thuỷ Quân Lục Chiến, Euquinol...Phần dưới đây chúng tôi chép là tài liệu củanhà văn Hồ Trường An gởi tặng:
Nhà thuốc Nhành Mai ở Phú Nhuận, nổi tiếngvới món thuốc dưỡng thai hiệu “Nhành Mai”. Có câuca dao chọc ghẹo: Bớ cô con gái nhà ai? Chưa chồngmua thuốc dưỡng thai uống liền!

Ngoài ra món thuốc dán hiệu Nhành Mai, trị mụtnhọt rất hay. Không cần phá miệng mụt nhọt,chỉ cần trét thuốc vào miếng vải cắt tròn,lớn cỏ đồng xu lá bài, rồi dán lên mụtnhọt. Chừng vài ngày sau, gỡ miếng vải ra thìmủ luôm chảy và cùi nhọt lòi ra, mụt nhọt héomặt rồi lành ngay hai hôm sau. Một hãng thuốc khác dongười Tàu ở Chợ Lớn bào chế gọi là nhàthuốc “Đại Quang”, nổi tiếng với mónthuốc Đông y “Huyết Trung Bửu”, loại thuốcđiều hoà kinh nguyệt dành cho phụ nữ. Thuốcnày át món “Nữ Kim Đơn” vì nhờ quảng cáo mạnhtrên các báo chí ở Sài gòn. Đã vậy, hãng “ĐạiQuang” cũng như nhà thuốc Ông Tiên (của NguyễnHoàng Hoạnh), cứ mỗi năm cho ra cuốn sáchquảng cáo, có truyện ngắn, thơ, có chuyệnlịch sử, bài ca vọng cổ... để giớithiệu các thứ thuốc của hãng mình cho khắpđồng bào ở Lục tỉnh.

Sau năm 1945, có nhà thuốc “ĐạiTừ Bi” cũng có xe cam nhông bít mui, bán dạo khắpNam Kỳ lục tỉnh, từ thành thị đến thônquê, đặc biệt là các tài tử biết ca vọngcổ, biết đóng tuồng cải lương, hát giúpvui mỗi khi xe neo ở một địa điểm nàođó để bán thuốc. Tuồng tích phần nhiềukể chuyện “Ông Trương Tiên Bửu”, “ Kim VânKiều”, “Cánh Buồm Đen”... Trước năm 1954(trước hiệp định Genève), dân Nam Kỳ,nhứt là dân thủ cựu ở thị thành và dân ởcác vùng nửa chợ nửa quê dân miệt vườn...đều chê thuốc Tây nóng, nên không dùng. Cho nên ở thànhphố, ở thôn quê, các tiệm thuốc Bắc mọc lênnhư nấm. Người khách trú, một khi mỏtiệm thuốc, ngoài các dược thảo, dượcphẩm, còn bán thêm các loại cao đơn lườn tándo các nhà thuốc Việt nam bào chế, và thuốcđặc chế từ bên Tàu như Thượng Hải,hơng hơng, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tâynhập cảng vào. Nhưng thuốc Tàu không cạnh tranhlại các loại thuốc Đông y do các Đông y sĩngười Việt sáng chế, vì toa thuốc bên Tàunhập cảng qua, in bằng chữ Nho, ít ai đọcđược. Ngoài ra, còn các món thuốc loại mỹphẩm như “Bạch ngọc cao”, một loại kem xứccho da mặt mịn màng, như “Bóng nha duyên “ dùng đểchà răng cho trắng. Tuy nhiên “Bóng nha duyên “ xúc miệng khôngthơm bằng phấn chà răng của Tây đặcchế như Kool, Gibbs, nên bán không chạy ở ngoàitỉnh thành. Còn dân miện vườn thì dùng xác vỏ cauchà răng, không biết dùng bàn chải... Đến khi kemđánh răng Leyna xuất hiện với cái nhãn in hìnhnữ minh tinh Kim Vui cười phô răng, sau đó là kemHynos với người đàn ông da đen cườirăng trắng nhởn, thì Kool và Gibbs cáo chung. Còn “Bóng nhaduyên” cũng không trống không kèn lặn mất.

Dân thương hồ, tức những người buônbán trên sông rạch, kèm với các tập sách mỏng in luồngcải lương thâu thanh vào đĩa nhựa, kèmvới đĩa hát máy, kim hát máy, sách vở, giấy bút,trà, vải, họ còn bán thêm cao đơn hoàn tán. Có vậy,dân quê ở các địa danh hẻo lánh, mà người dânNam Kỳ gọi là dân quê ở hóc Bà Tó mới có thuốcđể dùng.

Nếu nhắc lại những nhà thuốc Tây ở Sàigòn trước năm 1940, thì có nhà thuốc Tây nằm trênđường Catinat, từ nhà thờ Đức Bà đixuống mé sông gồm có: “Pharmacie Mus” của ông Beniot.Xuống tới nhà hát Tây, có “Pharmacie Sohrenne”, không nằmtrên đường Catinat (Nguyễn Huệ), mà nằmở con đường nhỏ tên Francis Garnier, tẻtừ đường Catinat. Ngoài ra, còn có “Pharmacie Normale”,“Pharmacie de France”. Đó là những nhà thuốc Tây mà chủ nhânđều là dược sĩ người Pháp. Nhàthuốc nào cũng có phòng bào chế riêng để chếthuốc theo toa bác sĩ. Các nhà thuốc mà chủ nhân làngười Việt gồm có: Nhà thuốc “CườngLắm” ở góc đường Mạc Mahon (Công Lý) vàđường Bonard (Lê Lợi). Chủ nhân là dượcsĩ Trần Văn Lắm. Dưới thời ôngThiệu, ông Lắm trở thành Thượng nghị sĩvà Ngoại trưởng. Ngoài ra còn có “Pharmacie Lý”, chủnhân là dược sĩ Nguyễn Thị Lý. “PharmacieDương Hữu Lễ”, chủ nhân là dược sĩDương Hữu Lễ ở đường Rue d”espagne(Lê Thánh Tôn). Còn “Pharmacie Nguyễn Văn Cao” gócđường Chợ Mới và đường Bonard.