Học Lạc, nhà thơ trào phúng đất Nam bộ

Nếu nhắc đến những nhà thơ trào phúng trứ danh phương Bắc như Tú Xương, Yên Đổ… thì Học Lạc chính là nhà thơ trào phúng cùng thời, nổi tiếng ở vùng đất phương Nam. Dù tác phẩm của Học Lạc để lại không nhiều, nhưng tên tuổi của ông luôn gắn liền với những dòng thơ châm biếm bọn cường hào, đả kích hội tề, lên án những kẻ làm tay sai cho giặc… Thơ của Học Lạc thường gắn bó mật thiết với tình hình xã hội trong thời kỳ đầu thế kỷ XIX, thời kỳ mà đất nước đang bị nạn ngoại xâm, trước sự bất lực và suy đốn của triều đình nhà Nguyễn. Hiện nay ở thành phố HCM và thành phố Mỹ Tho đều có đường phố mang tên ông.

I -Con đường khoa bảng thất bại

Học Lạc tên thật là Nguyễn Văn Lạc, bút hiệu Sầm Giang. Ông sinh năm Nhâm Dần (1842), tại làng Mỹ Chánh - tỉnh Mỹ Tho, sau là tỉnh Định Tường (nay thuộc xã Tân Mỹ Chánh – Thành phố Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang). Dù sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng do học giỏi nên ông Nguyễn Văn Lạc được tuyển vào ngạch học sinh. Ngạch học sinh (như một hình thức học bổng ngày nay) của triều đình nhà Nguyễn đặt ra để khuyến khích học tập. Những ai trúng tuyển đều được vào học ở trường quan Đốc học. Chính điều đó, bạn bè thường gọi Nguyễn Văn Lạc là học sinh Lạc. Dần dần về sau, mọi người bỏ chữ “sinh”, gọi ông là Học Lạc và tên tuổi ấy được lưu truyền mãi về sau.

Học Lạc có tài làm thơ Nôm rất giỏi, có tài xuất khẩu thành thơ. Ông là bạn học cùng với Nguyễn Hữu Huân (Thủ Khoa Huân), Bùi Hữu Nghĩa, Phan Hiển Đạo.Theo như lời truyền miệng của những người trong làng thuộc vùng đất Thuộc Nhiêu, Học Lạc là một người nhỏ nhắn, trắng trẻo. Đặc biệt giọng nói của ông lúc nào cũng sang sảng như chuông đổ. Ngay thẳng và khí phách, đó đặc điểm nổi bật nhất ở tính tình Học Lạc. Về sau cũng vì tính cách này, Học Lạc luôn rước họa vào thân. Mặt khác, bọn cường hào thời ấy ít khi để những người tài trí như ông yên thân an phận. Học Lạc luôn gây cho họ sự khó chịu bằng tài năng và trí tuệ của mình. Bởi Học Lạc không những là người có học vấn uyên thâm… ông còn giỏi cả về y thuật, địa lý và cả thuật chiêm tinh xem tướng. Nhờ vào tính cách cứng cỏi, tấm lòng trong sạch nên văn thơ của Học Lạc được người đời lưu truyền mãi về sau.

Học Lạc sinh ra trong thời kỳ đất nước vừa thoát khỏi các cuộc nội chiến kéo dài suốt 25 năm giữa nghĩa quân Tây Sơn và nhà Nguyễn. Công việc triều chính luôn phải chỉnh đốn cho đến đời Minh Mạng mới vào kỷ cương. Song chẳng bao lâu, là các công thần khai quốc bị bạc đãi, do sự nhũng nhiễu của đám nịnh thần nên lòng dân không phục triều đình. Các cựu thần của nhà Lê, các sĩ phu Bắc Hà đều muốn khôi phục lại nhà Lê. Cho nên, giặc giã trong nước nổi lên khắp nơi. Không những vậy, phía Tây, phía Nam đất nước ta thời ấy luôn bị quân Xiêm, quân Lào quấy rối. Ở Nam bộ, thuộc hạ của Tả quân Lê Văn Duyệt, Tổng trấn Gia Định Lê Văn Khôi, nổi lên đánh chiếm thành trì, bắt và giết các quan triều đình cử vào thay nhiệm kỳ. Ngồi Bắc, dân chúng nổi loạn ở các vùng Nam Định, Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên… Dù ở miền Nam không xảy ra biến loạn như ở miền Trung, miền Bắc nhưng đời sống người dân vẫn không được an tồn. Năm 1861, ba tỉnh miền Đông là Biên Hòa (Đồng Nai), Gia Định (TP HCM), Định Tường (Tiền Giang) đã rơi vào tay Pháp. Năm 1863, triều đình nhà Nguyễn cử Phan Thanh Giản sang Pháp xin chuộc lại ba tỉnh này nhưng không thành. Đến năm 1867, quân Pháp lại chiếm thêm ba tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Chính vì điều này, Phan Thanh Giản đã uống rượu độc tự vẫn. Quân Pháp đã đánh tan các đạo quân của triều đình nhà Nguyễn, nhưng chúng không thể dập tắt ngọn lửa căm thù và ý chí chống giặc ngoại xâm của nhân dân miền Nam dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Trương Công Định ở Gò Công; Thủ khoa Huân ở Mỹ Tho; Nguyễn Trung Trực ở Long An; Đỗ Trình Thoại, Võ Duy Dương, Hương Quản Hớn, Lê Công Kiều ở vùng Đồng Tháp Mười… Học Lạc chính là sĩ phu sống trong hồn cảnh rối ren ấy. Thuở thiếu thời, ông đã được hưởng chế độ giáo dục của triều đình nhà Nguyễn, một chế độ khuyến khích người tài tham gia thi cử. Thế nhưng, Học Lạc thi mãi không đỗ. Trước tình hình như vậy, Học Lạc đành gác lại chuyện thi cử. Các nho sĩ cùng thời với ông mỗi người hành động một cách, người thì đứng lên chống giặc Pháp như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị… Người thì đầu hàng, cam tâm làm nô lệ như Tôn Thọ Tường… Số khác lại lẩn tránh tranh đấu, chọn lối sống ẩn dật như Nhiêu Tâm. Đặc biệt trong đó có nhà thơ Học Lạc, ông đã chọn cuộc sống giống như Nhiêu tâm nhưng khí phách hơn.

Khi giặc Pháp chiếm Định Tường, Học Lạc rời quê ở làng Mỹ Chánh về chợ Thuộc Nhiêu (thuộc Tiền Giang ngày nay) để dạy học và làm thuốc. Ông tưởng như vậy đã tìm được nơi trú ẩn bình yên. Nào ngờ, Học Lạc còn bất mãn hơn trước. Những cảnh hà hiếp, những bất công do bọn cường hào trong làng, trong xã gây ra luôn làm ông bất bình.

Chuyện kể rằng, ngày xưa trong dân gian Nam bộ thường có tục cúng xôi. Hàng năm, đến ngày kỳ yên, các chức sắc trong làng mỗi người phải mang đến đình làng một mâm xôi để tế thần. Tập tục này ngày nay một số vùng nông thôn ở Nam bộ vẫn còn giữ. Học Lạc từng nằm trong ngạch học sinh của triều đình nhà Nguyễn trước đó. Cho nên đối với làng, ông cũng là một chức sắc. Vì vậy, ông phải tuân theo lệ làng. Năm đó, Học Lạc cũng đội mâm xôi đến đình làmg cúng như mọi năm. Nhưng mâm xôi của Học Lạc đem ra đình cúng thần linh chỉ ghi hai chữ Thằng Lạc thay vì phải ghi chức sắc và họ tên. Khổ nỗi, trong làng lại có nhiều người vai trên chức trước, họ đã lấy cớ đó quở trách Học Lạc. Họ ghép tội Học Lạc xấc xược, dám giễu cợt thánh thần, khinh khi hương chức. Vì vậy xong lễ kỳ yên, làng bắt Học Lạc phải xin lỗi các hương chức. Lúc ra về, ông liền làm bài thơ theo thể vần trắc và ngâm ngay bài thơ ấy cho một vài người trong làng nghe:

Tạ hương Đảng
Vành mâm xôi đề tên “Thằng Lạc”
Nghĩ mình ti tiện không đài các
Văn chương chẳng phải bợm mèo quào
Danh lợi không ra cái cóc rác,
Bởi thế bơ thờ thẹn núi sông
Dám đâu lúc láo ngạo cô bác,
Việc này dẫu có thấu lòng chăng,
Trong có ông thần, ngồi cặp hạc.

Bài thơ này ngày nay vẫn còn lưu truyền trong dân gian. Nhắc đến Học Lạc, người đời thường nhắc cả bài thơ này và ý nghĩa của nó. Nhưng trước sự quở phạt của các hương chức, Học Lạc nghĩ mình chẳng có lỗi gì cả. Bởi, ông luôn xếp mình vào hàng dân dã, trên mâm xôi cúng thần không xưng danh tánh như vậy thì xử thế nào? Thần linh nào lại quở trách người ngay thẳng, trung thực. Có chăng chỉ là những kẻ nịnh thần thích dựa vào thế giới linh thiêng để sinh sự và ức hiếp ông.

Dù không đỗ đạt, nhưng với danh vị “sinh viên” do triều đình nhà Nguyễn phong tặng, xem ra Học Lạc cũng khá oai, một chức sắc ngang hàng với xã trưởng ở miền Nam và lý trưởng miền Bắc thời ấy. Nếu là người khác, Học Lạc có thể dựa địa vị này để tìm một vị thế trong làng cũng chẳng thua ai. Trong khi đó, Học Lạc lại luôn thể hiện tính cách của một nhà Nho khí khái, trực tính. Vì vậy, các hương chức trong làng rất ốn ghét Học Lạc, nhưng không biết làm thế nào để hãm hại. Thời ấy, cùng làng với Học Lạc có ông Nhiêu Dự cũng là một nhà Nho. Nhưng so với Học Lạc, ông này kém hơn rất nhiều về tài và đức. Ông ta cố giành giật được chiếc ghế hương chức. Học Lạc và hương chức Nhiêu Dự rất ghét nhau, luôn chống đối nhau. Một hôm, người nhà của một bệnh nhân đến rước Học Lạc về bắt mạch (khám bệnh). Trên đường đi, Học Lạc phải dừng lại can ngăn đám trẻ đang xúm lại đánh một người Trung Hoa có tuổi để giật tiền. Bất thình lình, các hương chức trong làng xuất hiện, họ bắt tất cả mọi người vào nhà việc đóng trăng. Học Lạc bị bắt đóng trăng giữa đình làng. Được dịp, bọn hương chức có một trận cười hả hê. Học Lạc lại dửng dưng, ung dung đến độ bọn quan lại ấy phải bất ngờ. Đang lúc chịu phạt, Học Lạc nhìn sang người ngồi bên cạnh (người Trung Hoa) mỉm cười. Người này cũng chịu hình phạt giống Học Lạc, nhưng khuôn mặt lại rất buồn bã và lo âu. Học Lạc liền “xuất khẩu” ngay bài thơ Ngồi trăng và ngâm tặng cho người xa lạ kia như để xoa dịu mọi ưu phiền:

Ngồi trăng
Hóa ở An Nam, lứ khách trú
Trăng trói lăng xăng nhau một lũ
Ngồi mặt ngỡ ngàng bạn Bắc, Nam
Trong tai, cắc cớ xui đồn tụ.
Bợm làng chẳng vị sĩ năm kinh
Ông Bổn không thương người bảy phủ.
Phạt tạ xong rồi trở lại nhà,
Hóa thời hốt thuốc, lứ bông vụ

Ngày nay, người đời sau không biết nhiều về cuộc đời riêng của nhà thơ Học Lạc. Trải qua chiến tranh, tư liệu viết về ông bị thất lạc. Một mặt thời ấy do thiếu phương tiện phổ biến, một mặt đời con cháu ông không chú trọng gìn giữ. Nhưng người đời vẫn truyền tụng mãi tính nết và sự tảo tần về người vợ tài sắc của Học Lạc, đó là nữ thi sĩ Bảy Khánh. Bà không những đảm đương lo trong lo ngồi cuộc sống cho Học Lạc trong những ngày rơi vào hồn cảnh sống dở chết dở mà còn là niềm an ủi và nguồn hạnh phúc lớn nhất của ông. Đối với ông, bà Bảy Khánh chính là người luôn chia sẻ mọi niềm vui và nỗi buồn trong cuộc đời của Học Lạc. Một đời trọn vẹn cho sự nghiệp thi phú, trong đó phải kể đến tình yêu của Học Lạc dành cho vợ. Khi Học Lạc từ giã cõi đời, nữ sĩ Bảy Khánh có làm một bài thơ khóc chồng.

Chiếc bánh lỡ
Đùng đùng sóng gió kéo nương hơi
Chiếc bách lênh đênh mới nửa vời
Lố xố hoa thêu khoan lại khúc
Lao xao gấm vẽ nhặt rồi lơi
Mảnh buồn lửng thửng trôi trên nước
Bánh nguyệt chơi vơi đứng giữa trời
Chèo hạnh so le ngơi mái nhịp
Thuyền tình thong thả, dễ buôn khơi

II - Những vần thơ trào phúng...

Học Lạc không thành công về khoa bảng, nhưng phải thừa nhận ông vang bóng một thời về văn chương thi phú. Xét về mặt thi phú, thơ của Học Lạc lại không mang tính chiến đấu như thơ của các nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị… Nếu Nguyễn Đình Chiểu cổ động tinh thần chiến đấu và khích lệ lòng yêu nước của nhân dân Nam bộ, Phan Văn Trị lại cương quyết vạch trần những kẻ theo giặc sát hại dân tộc, bán rẻ non sông cho giặc Pháp thì Học Lạc lại chú ý và vạch ra những cái gọi là rởm đời, những thói hư tật xấu của bọn cường hào thôn xóm làng xã.

Dù không được ghi chép và lưu giữ, nhưng những bài thơ mang tính châm biếm, đả kích bao giờ cũng được người đời truyền miệng. Sự truyền miệng ấy, nhiều khi sai lạc đôi chút, gây trái ý trái nghĩa với tác giả, nhưng vẫn phản ánh được một phần đời sống xã hội lúc ấy. Phải thừa nhận rằng, những vần thơ của ông đã góp phần đấu tranh cho cuộc sống cơ cực của người dân nông thôn thời ấy. Chính điều đó, thơ của Học Lạc và tên tuổi của ông vẫn sống mãi với thời gian, đặc biệt là cuộc sống nông thôn.

Rất nhiều nhà thơ đã khai thác hình ảnh con trâu bên luống cày, trên đồng ruộng trong quá trình lao động. Nhưng với Học Lạc lại khác, hình ảnh con trâu xuất hiện trong thơ ông lại mang một ý nghĩa khác, chính là bọn cường hào, hội tề.

Con trâu
Mài sừng cho lắm cũng là trâu
Ngẫm lại mà xem thật lớn đầu
Trong bụng tham lam ba lá sách
Ngồi cằm lém đém một chòm râu
Mắc mưu đốt đít tơi bời chạy,
Làm lễ bôi chuông nhớt nhác sầu,
Nghé ngọ già đời quen nghé ngọ
Năm giây đàn gẩy biết chi đâu.

Đây là một bài thơ trào phúng khá độc đáo và sâu xa. Học Lạc đã mượn hình ảnh con trâu để nói về bọn cường hào hương chức. Bởi thơ trào phúng là một trong những thể loại văn học đã góp phần rất mạnh mẽ trong việc chống đối và đả kích bọn cường quyền áp bức.

Con trâu rồi lại đến Con tôm, Học Lạc lại ám chỉ những nhân vật quan làng, quan xã ở một khía cạnh khác, cường điệu nhưng xác thực.

Con tôm
Chẳng phải vương công chẳng phải hầu,
Học đòi đai kiếm lại mang râu
Khoe khoang mắt đỏ trong dòng bích
Chẳng biết mình va cứt lộn đầu

Bài thơ này xuất hiện hàng thế kỷ nhưng người đọc lại thấy rất mới ở phong cách, cấu tứ và ngôn từ. Dù bài thơ dè bỉu và chê bai bọn hội tề thời phong kiến nhưng thế hệ người đọc ngày nay vẫn hình dung và nhìn thấy đâu đó những kẻ khốc lác, kém tài năng thường hay hợm mình trong thơ của Học Lạc. Con tôm mắt đỏ bơi lội giữa dòng sông mênh mông xanh biếc, đôi càng và bộ râu oai phong nhưng không biết trên đầu mình chứa tồn chất bã. Có thể nói, câu thơ cuối là thể hiện đặc sắc nhất. Vì tác giả đã phơi bày “trí tuệ” của những kẻ hám danh hám tài, dựa quyền ỷ thế hà hiếp dân lành. Những người bất tài nhưng lại giữ quyền cao chức trọng.

Một lần từ Thuộc Nhiêu – Tiền Giang lên Sài Gòn, Học Lạc tình cờ gặp đám tang của Đốc phủ sứ Huỳnh Công Tấn. Ông dừng lại quan sát và chợt nhớ đến anh hùng Trương Định. Bởi Đốc phủ sứ Huỳnh Công Tấn trước đó chính là thuộc hạ của Trương Định, nhưng sau phản bội Trương Định và dẫn đường cho quân Pháp đánh lại Trương Định ở Gò Công vào năm 1864. Cho nên nhìn đám tang của Huỳnh Công Tấn có đông đảo quan Tây và tay sai đưa tiễn, Học Lạc đã xuất khẩu thành thơ:

Chó chết trôi
Sống thì bắt thỏ, thỏ kêu rêu
Thác thả dòng sông xác nổi phều
Vằn vện xác còn phơi lững đững
Thúi tha danh hãy nổi lều bều
Tới lui bịn rịn bầy tôm tép,
Đưa đón lao xao lũ quạ diều.
Một trận gió dồn cùng sóng dập,
Tan tành xương thịt biết bao nhiêu!

Đọc xong bài thơ châm biếm, người đọc phải công nhận rằng, Học Lạc quả là một tài năng thiên phú. Nhìn cảnh đời trái ngang, thương tâm, Học Lạc có thể cho ra đời ngay bài thơ đặc sắc như vậy. Về nội dung lẫn kết cấu, bài thơ đã khắc họa khá đậm nét về thân thế và số phận của một kẻ biến mình thành tên phản phúc, tay sai giặc. Cho dù sống có “vinh quang” mấy, nhưng một khi đã biến mình thành tội ác, khi thác đi vẫn là tội ác. Tiếng nhơ lúc sống làm sao, lúc chết cũng mãi mãi mang theo tiếng nhơ ấy.

Không chỉ dùng lời lẽ châm chọc để đả kích bọn bất tài, khi dời nhà từ làng Mỹ Chánh (nay thuộc xã Tân Mỹ Chánh – thành phố Mỹ Tho) về làng Thuộc Nhiêu (nay thuộc huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang), Học Lạc luôn cay đắng trước hồn cảnh của xã hội. Bởi ông nhìn đâu cũng thấy bóng quân thù, giặc ngoại xâm. Giặc giã ở đây còn là nạn áp bức bóc lột, hình ảnh của bọn cường hào.

Tức cảnh ban chiều
Ngó ra ngồi ngõ gió hiu hiu,
Xem thấy cảnh trời, trời đã chiều
Ham hở trẻ con đua múa hát
Đứa thì làm tướng đứa làm yêu.

Những câu thơ đầu chỉ là cảnh trời chiều, nhưng đến đoạn cuối thì ý đồ của tác giả đã khác. Ông đã mượn hình ảnh của trẻ con để ám chỉ và mỉa mai những kẻ lợi dụng thời cuộc ra tay áp bức dân lành trong thời kỳ giặc Pháp xâm chiếm nước ta.

Trong khi đó, những người anh hùng gan dạ khác lại hiên ngang, dũng cảm đứng lên chống giặc ngoại xâm.

Thuộc Nhiêu tức cảnh
Đất linh bồi đắp cuộc Ba Giòng,
Cảnh Thuộc Nhiêu nhiều khách ngộp trông
Đường thẳng ngựa biêu chân ngán bước,
Rạch cùn cá lội mến quên sông.
Tướng văn giỏi kẻ thêu rồng cọp
Miễu võ thờ tay chí bá tòng
Cứng cát thú quê vui tục cũ,
Thềm dâu ruộng lúa dễ cho không.

Bài thơ này ra đời trong lúc Học Lạc sống ở Thuộc Nhiêu dạy học và làm thuốc. Bài thơ còn ca ngợi tinh thần yêu nước của Nguyễn Hữu Huân. Vì thời điểm Học Lạc ẩn mình ở chốn thôn quê, sống cuộc đời lặng thầm cũng là lúc Nguyễn Hữu Huân trỗi dậy đánh thực dân Pháp. Bài thơ ý nói những người có học gặp lúc quốc biến, cả văn lẫn võ song tồn như Nguyễn Hữu Huân đã xông vào cuộc. Ngồi anh hùng Nguyễn Hữu Huân, Học Lạc còn ca ngợi nhiều địa danh lúc ấy như chợ Thuộc Nhiêu, một nơi có rất nhiều chí sĩ yêu nước và tài ba.

Đọc qua những bài thơ của Học Lạc, nếu xét về khía cạnh một nhà Nho, một lương y, chúng ta còn có thể xem ông là bậc tài đức. Bởi vì trên từng vần thơ của ông, người đọc luôn tìm thấy một nỗi đau đáu của một người bất lực trước thời cuộc. Sự bất lực ấy, Học Lạc chỉ còn cách là bộc bạch qua văn thơ. Ông đã đau, nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan, nỗi đau trước cuộc sống lầm than của những người dân lương thiện. Tất cả những nỗi đau ấy luôn đeo đẳng và cắn rứt lương tâm. Để rồi hậu thế ngày sau, họ ôn lại những trang sử bằng thơ của ông. Những trang sử khắc họa bối cảnh xã hội một thời đầy gian khổ, áp bức và bóc lột. Những trang sử ấy như vũ khí chiến đấu của Học Lạc.

III - Những tác phẩm chưa mang tên tác giả

Thời ấy, vì Học Lạc thường làm thơ châm biếm nên những tác phẩm của ông ra đời ít được báo chí sử dụng. Chính vì vậy, vào khoảng năm 1929, ông Phan Khôi chủ bút tờ báo Phụ nữ tân văn có nhận hai bài thơ mang tên tác giả là Học Lạc do ông Tòng Sơn chuyển đến tòa soạn bằng thư. Rất tiếc, hai bài thơ đó của Học Lạc đã bị ông Tòng Sơn chỉnh sửa câu cú và vần điệu rất nhiều. Bởi theo ông Tòng Sơn, hai bài thơ của Học Lạc đọc trúc trắc, khó nghe. Vì vậy, ông Tòng Sơn đã sửa chữa và thay đổi đôi chút cho dễ hiểu. Để rồi về sau, ông Phan Khôi đã trả lời với ông Tòng Sơn ngay trên mặt báo: “Tôi rất tiếc là không thấy được nguyên văn hai bài thơ của ông Học Lạc. Tôi không biết nó trúc trắc đến mức nào, chứ hai bài thơ ông sửa đây thì trúc trắc quá lắm. Sự việc này đáng là điều răn kẻ khác, không ai được tự ý sửa thơ của người xưa, nếu không phải thơ của mình. Đã thế, cả hai bài thơ này đều non nớt, vụng về, trùng ý và vần điệu. Tôi đốn thơ của ai chứ không phải của Học Lạc“ . Chính vì vậy, cho đến nay, độc giả vẫn chưa tìm được nguyên bản của bài thơ trên.

Năm 1945, sau khi Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương, một nhóm nhà báo từ Sài Gòn – Gia Định xuống Cai Lậy - Mỹ Tho và đã được ông giáo Nguyễn Văn Nhã đọc cho nghe mấy bài thơ trào phúng rất thú vị. Những nhà báo này cũng không quên ghi chép lại những bài thơ ấy. Ông giáo Nguyễn Văn Nhã cho họ biết, những bài thơ ấy do chính Học Lạc sáng tác. Theo ông Nguyễn Văn Nhã, hai bài thơ dưới đây do Học Lạc làm ra nhưng không dám đề tên tác giả, vì ông đã nêu thẳng tên tuổi, danh phận của những kẻ có quyền lực.

Bài vịnh quan thượng Nguyễn Kim Tri
Nguyễn thương quan thượng Nguyễn Kim Tri
Khôn khéo không ai dám sánh bì
Gói bánh cho chen bưng dưới chợ
Trồng trầu tay mót bán trong ty
Bề nhà vừa đủ cho vừa vợ
Việc nước hư nên chẳng kể gì
Cái án hạp binh nên xé thịt
Đành ăn hối lộ lại tha đi.

Theo ông Nguyễn Văn Nhã giải thích, bài thơ này nói về ông Nguyễn Kim Tri, tức là Tổng đốc Định Tường. Ông ta chính là một kẻ hà tiện và tham ô khét tiếng. Dù ông đã giữ đến chức đại thần như thế, nhưng hàng ngày vẫn bắt buộc vợ con làm bánh mang ra chợ bán. Không những vậy, ông Nguyễn Kim Tri còn bắt lính trồng trầu ở trong dinh tổng đốc của mình để kiếm huê lợi. Ông chẳng nghĩ gì đến việc dân việc nước, chỉ thấy mưu lợi cho riêng mình. Ngay cả người thân, vợ con ông cũng đối xử không ra gì. Bài thơ này Học Lạc còn phản ánh cuộc sống gia đình trong xã hội đương thời.

Không những làm thơ nói về ông tổng đốc cường quyền, Học Lạc còn làm thêm bài thơ để nói lên sự đàn áp dã man của ông Hộ đốc. Đây cũng là một bài thơ trào phúng, miêu tả rất thực từ dáng dấp đến hành động của ông Hộ đốc.

Bài vịnh quan hùng dũng Nguyễn Công Nhàn
Có quan hùng dũng Nguyễn Công Nhàn
Hùng dũng ai mà lại nhát gan
Giặc tới Bến Tranh run lập cập
Tàu vô Cửa Tiểu chạy bò càng.
Mưu thần trước biết ngang sông chắn
Kế giữ sau toan đóng củi hàng
Thất thủ muốn liều cho giữ tiết.
Ngặt vì con, vợ bận chưa an.

Trong bài thơ, Học Lạc dùng từ quan hùng dũng Nguyễn Công Nhàn, tức là một võ quan cầm binh ở Mỹ Tho thời ấy, với chức vụ Hộ đốc như một ám chỉ quan hùng dũng ý nói tính khí ngang tàng, nóng nảy và hay đánh đập thường dân, lính tráng dưới quyền. Không riêng gì Học Lạc, người đời cũng gọi ông Nguyễn Công Nhàn là quan hùng dũng như ám chỉ chứng bệnh quan liêu của ông. Học Lạc mỉa mai sự hèn nhát của quan Hộ đốc Nguyễn Công Nhàn. Vì vào tháng 2 năm Tân Dậu 1861, sau khi chiếm Gia Định, thực dân Pháp đã quay về phía Tây để đánh chiếm Mỹ Tho. Tướng giặc Charner một mặt cho tàu thủy vượt đường sông tiến đánh các đồn trên sông Tiền, một mặt cho tàu thủy vượt đường biển để vào sông Cửu Long và tiến thẳng vào Mỹ Tho. Quan Hộ đốc Nguyễn Công Nhàn biết tin, ông đã cho quân đóng cọc ở sông Tiền phòng thủ. Thế nhưng, quân Pháp đã tràn đến nhổ cọc và vượt vào đất liền. Thế là Hộ đốc Nguyễn Công Nhàn đã lén bỏ chạy một mình và sau đó đã ra đầu hàng giặc Pháp.

Ngồi các bài thơ đả kích sự áp bức bóc lột, bộc lộ nỗi đau của người mất nước, Học Lạc còn sáng tác nhiều thể loại thơ mang chủ đề khác. Ngay cả những ngày hành nghề thầy thuốc , cây, hoa, lá, gốc, rễ… từ những bài thuốc gia truyền cũng đem đến cho Học Lạc nguồn cảm hứng.

Bái ngụ đời
Căm thay lồi Mộc tặc
Giận mấy đảng Vô vi
Bạc tiền lũ nó Đương quy
Vong ngãi quên ơn Đương quy
Quân tử sao không sợ xấu
Nữ trinh chẳng biết xét thân
Hơi Trầm hương chẳng muốn gần
Lòng Cam thảo người nào chẳng dụng
Tiếc thay những người Quán chúng
Uổng thay mấy kẻ Khuyết minh
Đạo quân vương Tục đoạn vong tình.
Niềm Phụ tử nỡ sao bội nghĩa.
Xưa tổ phụ mở mang Thục địa
Vầy con cháu cách mặt Thiên môn
Khen những lồi Bạch khấu rằng khôn,
Đua tùng đẳng Tây hoa rằng giỏi.
Bán hạ mê theo làm mọi,
Sanh cương bán nạp khứ trừ,
Đất Kỳ nam sự nghiệp sui hư,
E thần khúc sau này khó ở
Nhân sâm hỡi xa xôi khôn đỡ,
Cam toại thương dân chúng chịu nghèo.
Sài hồ ngày tháng làm eo,
Binh lang lại năm chày tháng vắng.
Trống lịnh Xa tiền mở trận,
Đêm ngày trông đợi Phòng phong.
Gan dạ này Hậu phác rèn lòng,
Dặng chờ đón Huỳnh kỳ trổ mặt.
Xin thánh thổ hốt thang Tứ vật
Thiếu vi chi làm lễ Thập tồn.
Tới Đại hồi trăm họ bình an,
Lồi Bạch khấu làm ma Kinh Giái.
Để những Sà sàng đảng dại
Khôn tìm phương Sanh địa lánh thân,
Dầu lên trời cũng Kiết cánh nan phân.

Có lẽ, bài này là một trong những bài thơ khó nhớ của Học Lạc nên không được phổ biến và người đọc ít biết đến. Thế nhưng, xét về góc độ giá trị nghệ thuật, đề tài này giới chuyên môn thường đánh không cao bằng mảng đề tài thơ trào phúng của Học Lạc. Mặt khác, tên tuổi của Học Lạc thường gắn liền với dòng thơ đả kích, phê phán chế độ đương thời. Chính vì vậy, ngồi số lượng thơ trào phúng bị thất lạc, những bài thơ thuộc dạng đề tài khác, đôi khi, công chúng không công nhận là của Học Lạc. Điều này đối với những người cầm bút, đặc biệt trong hồn cảnh của Học Lạc thì chính là một mất mát, thiệt thòi lớn. Càng xót xa hơn, người ấy lại là một trí thức yêu nước phải sống trong cảnh ẩn dật, bế tắc trước thời cuộc.