Công Dung Ngôn Hạnh

(Bài nây giớihạn trong một lớp nữ giới miền Namthuộc con nhà giàu, nhứt là các nhà điền chủđồng bằng sông Cửu long)

Ở Namkỳ lục tỉnh, trong đầu thế kỷ 20(1910-45) đã xuất hiện một giới phụ nữcon nhà giàu, nhứt là những đại điềnchủ đồng bằng sông Cửu long. Họ sinh ratrong khoảng hai thập niên 10 và 20 và lớn lên, lập giađình truớc Cach mạng tháng 8, 1945 và vào đời,lập nghiệp đến 1975. Ở đây nguờiviết chỉ muốn nói đến giới phụnữ không trực tiếp tham gia kháng chiến chốngPháp, chống Mỹ, chỉ lo làm tròn nhiệm vụnguời vợ người mẹ như là nội trợ,nhiều khi cùng một lúc dấn thân vào thươngtrường hay tiểu công nghệ.

Giớiphụ nữ nầy không có cái may mắn là học chữđược nhiều, tuy cha mẹ có nhiều tiềnnhiều của, học thức của họ chỉgiới hạn ở cấp tiểu học hay quá lắmlà tiểu học bổ túc. Vì lý do gí? Đầu tiên cóthể là vì thành kiến đối với phụ nữ doNho giáo sanh ra. Song lý do chánh là không có truờng cấp caohơn ở gần nhà. Chỉ có ở tỉnh lỵ haythành phố lớn mới có trung học, và không có nộitrú cho nữ sinh, mà cha mẹ lại không muốn hay không dámcho con gái mình xa nhà. Vì hai lý do trên mà con gái nhà giàu đồngbằng sông Cửu long không được học chữnhiều mà lại sanh ra học Công Dung Ngôn Hạnhnhiều hơn. Âu cũng là ý muốn của cha mẹ. Chonên có nhiều truờng nữ công mở ra đểđáp ứng một nhu cầu thực tiển của conem nhà giàu, nhứt là giới diền chủ ở Nam kỳlục tỉnh. Thật ra cũng có một giới phụnữ khác đặc biệt học chữ nhiều,cả du học qua Pháp lấy bằng BS Y khoa hay Luậtkhoa, nhưng quá ít và không ở vào trong tâm của bài viếtnầy, mà họ cũng không có bao nhiêu ảnh hưởngtrong xã hội bằng cái giới ''Công Dung Ngôn Hạnh'' nóiở đây. Ngoài ra, cái giới đặc biệt họcnhiều chữ, thuờng gọi là Tây học, gầnnhư hoàn toàn tách ra khỏi văn hoá dân tộc, dù muốndù không. Đang khi giới ''Công Dung Ngôn Hạnh'' lạivẫn giữ đuợc những tính cách đặc thùV.N.

Trong khuônkhổ của bài viết nầy, tôi muốn lấy haikhuôn mặt nguời đàn bà làm tiêu biểu cho hai thếhệ, một thế hệ tiên phong (1890-1920) và mộtthế hệ chủ lực (1920-1945). Tiêu biểu chothế hệ tiên phong là bà Lê thị Trầm (1893-1943),tức là mẹ của nguời viết, một phụnữ mang họ Lê đi về làm dâu cho nhà họHuỳnh. Tiêu biểu cho thế hệ chủ lực làchị Huỳnh thị Sang (1916-2004), nguời phụnữ họ Huỳnh đi về làm dâu cho nhà họPhạm.

Mẹ tôi lànguời con của họ đạo Công giáo Bải-xan,Giòng tuợng (Voi), một họ đạo CG đuợcthành lập vào khoảng những năm vua Minh mạngbắt đạo Gia-tô (1820-1830), do muơi gia dình từhọ đạo Nuớc Mặn, Qui-nhơn chạy vào. Bâygiờ Bải xan là ấp Thuơng và ấp Trung củalàng Đại phuóc, tỉnh Tràvinh. Gia đình bên ngoạitôi chỉ là trung nông, có con gái mới 17 tuổi đãgả cho một gia đình đại điền chủ,có nhiều bà và nhiều con gái. Xét về mặt tài sảnthì thật ra không ''môn đặng hộ đối''lắm, nguợc lại xét về mặt văn hóa họchành thì mẹ tôi lại hơn các chị em chồng rõ ràng.Các cô tôi, có thể nói đuợc là đài các, sống trongnhung lụa, nhưng lại có học hỏi chữnghĩa gì cho đáng, chỉ vì một lý do là trong làngNhị long chưa có trường dạy chữ Nho cũngnhư chữ Quốc ngữ. Phải đợiđến khi ông nội tôi muốn trở lạiđạo CG, ruớc thầy về dạy giáo lý, các cô tôimới có thầy dạy chữ cùng một lúc dạyđạo. Đang khi đó thì mẹ tôi từ 6 tuổiđã khởi sự học chữ truớc khi họcđạo, vì là con em CG mà lại có truờng tiểu họcbổ túc của họ đạo Bải xan, bắtbuộc mẹ tôi phải học chữ, ít ra là cho hếtbực tiểu học bổ túc, còn thêm một mớtiếng Pháp, tiếng Latinh để ca để hát ởnhà thờ, vì mẹ tôi thuộc ca đoàn của họđạo. (Lúc cha tôi đi coi mặt, phải cóngười chạy xuống nhà thờ gọi về, lúcbà đang tập hát) . Lưu ý là lúc bấy giờ nhữnghọ đạo lớn như Cái-mơn, Mặc-bắc,Bải-xan...đều do các cha cố nguời Pháp,thuộc hội truyền giáo Missions Catholiques de Paris caiquản. Ngoài dạy chữ và dạy đạo, truờngBải xan cũng dạy Công Dung Ngôn Hạnh, như cáctruờng Nữ công sau nầy, tất nhiên trình độNữ công không chuyên môn, không giỏi bằng. Nói về cáccha cố nguời Pháp, một thời là thầy dạychữ cho mẹ tôi, đặc biệt nhứt là cha Bar,nguời là thầy, vừa là cha làm phép Hôn phốí chomẹ cha tôi năm 1910 và từ đó gia đình chúng tôi luônluôn liên lạc thăm viếng và tôi thuờng gọi cha làông ngoại, đến khi cha mất ở họđạo Mỹ tho, năm 1940 thì phải., hiệntruớc cửa nhà thờ Mỹ tho, có ngôi mộ cuảcha Bar nầy, ba lần về V.N. đi qua Mỹ tho, tôiluôn luôn có ghé viếng.

Nói vềhọ đạo Bải xan, nhứt là về truờngtiễu học bổ túc nầy, tôi phải xác nhận môtsự kiện mà những cán bộ CS các làng Đaịphuớc, Đức Mỹ và Nhi long không thể phủnhận đuợc, tức là kiến thức tiểuhọc của họ đều thu nhận từtruờng tiểu học Công giáo Bải xan nầy, chớkhông bao giờ từ truờng học nào khác, truờng CácMác lại càng không. Nhiều lần về V.N. nguờiviết đã đi qua các làng nói trên và gặp không ít cánbộ, tỉnh ủy huyện ủy vẫn nhắcđến truờng tiểu học Bải xan. Tất nhiênai nguời hiếu nghĩa, ai nguời bội bạc,ở đây không phải là vấn đề phảiđặt ra. Đặt ra là Công giáo đóng vai trò khai hóađuợc đến đâu và con chiên bổn đạomấy nguời theo Tây, theo thực dân bán nước?Đó là vấn đề lịch sử, mà nói vềlịch sử thì ai nói sao cũng đuợc miền là mìnhcó quyền, cả quyền sửa lại lịch sửtheo ý thức riêng của mình, bất chấp đâu làsự thật.

Nói đếntruờng tiểu học bổ túc Bai xan, nguời viếtkhông thể bỏ qua công khó khai hoá của bao nhiêu các Xơmến thánh giá Cái mơn, Cái nhum, Chợ quán..  Từ đầu thế kỷ 20khi nhiều làng xã trong Nam chưa có truờng tiểuhọc, nhiều Xơ, thuờng là một cô chưa 20tuổi và một phụ nữ trên duới 30, 4 muơi,đi vào các làng xa xôi hẽo lánh, ăn ở tạm bợ,để dạy A,B,C. cho trẻ em trong làng, truớc khidạy đạo, vì phải biết chữ rồimới biết đọc, biết học Sách phần (Giáolý). Mấy nguời vào đạo, mấy nguời không?Nhưng dù thế nào thì cũng đuợc có nguờibiết chữ biết nghĩa. Các Xơ Công giáo khai hóa condân miền Nam bao nhiêu? Nhà văn Xuân vũ trong các tácphẩm của anh, đã nhiều lần tuyên duơng côngtrạng của các Xơ nầy, dù anh không bao giờ theođạo cha ông cảa anh.

Trên đây làmột truờng hợp Lê thị Trầm, tiêu biểu chomột thế hệ tiên phong, vừa học chữvừa học Công Dung Ngôn Hạnh, ảnh huởng trên xãhội V.N., chắc chắn không bao giờ bằng ảnhhuởng của thế hệ chủ lực củachị Huỳnh thị Sang sau đó.

Cũng nhưTam tùng -Tại gia tùng phụ, Xuất giá tùng phu, Phu tửtùng tử- Tứ đức Công Dung Ngôn Hạnh đều xuất phát từtriết học Khổng Mạnh. Tuy nhiên Khổng Mạnhcùng mấy ngàn học trò của họ chưa một aiviết về Tứ Đức đuợc một tậpsách nhỏ đúc kết những nguyên tắc, những diển tả rõ ràng vàđầy đủ. Phải đợi 4, 5 trăm nămsau, mới có một triết gia, một nhà giáo dục,cũng là một sử gia, lại là một nguờiđàn bà, bỏ ra nhiều năm viết thành 4 quyểnsách:

PhụĐức ( đức hạnh của nguời phụnữ).

Phụ Dung (dung nhan củanguời phụ nữ).

Phụ Ngôn (ngôn ngữ, cáchgiao tiếp của nguời phụ nữ.)

Phụ Công (công việccủa nguời phụ nữ.)

Tác giả là nữ sử giaBan Chiêu. Ban Chiêu là ai?

Ban Chiêu, không rõ năm sanh và nămmất, nhưng có thể phỏng đoán là sanh vào thậpniên 40 thế kỷ thứ 1cn và mất vào khoảngđầu thế kỷ thứ 2 (110 cn). Bà có tiếng làmột sử gia hơn là một nhà giáo dục. Cha bà là BanBưu, làm quan Trung Thư lệnh, đầu thờiĐông Hán, Hán Quang Vũ Lưu Tú (25-57), đuợc giaotrọng trách tiếp tục viết Sử Ký của TưMã Thiên (145tcn-81tcn). Gia đình cha mẹ, anh em và sau nầycủa bà đều ở Lạc duơng. Tâp trung sửliệu, tư liệu...vừa xong là Ban Bưu lậm bênhvà chết, trối lại cho nguời con cả là BanCố (32-92 cn): Con phải tiếp túc công việc củacha để lại còn dang dở.

Ban Chiêu nhờcha anh giáo dục nên học vấn đuợc sâu rộng,bà còn đuợc tâm tánh hiền lành, cẩn trọng chuđáo, nên tất nhiên thành trợ thủ tin cậy củacha anh. Sau khi cha chết, cộng việc cuả nguờianh rất hiếu thảo hoá ra càng khó khăn, nên Ban Chiêutất nhiên trở thành nguời cộng tác không có khôngđuợc. và đắc lưc. Cũng trong thời giannầy Ban Chiêu kết hôn với Tào thế Thức mộtsĩ quan ky binh, luôn luôn sát bên Hoàng đế đi săn,đi du hí, nên thuờng hay vắng nhà. Tánh bà trầm tỉnh,khác hẳn với chồng là nguời hoạt bát sôinổi, nông cạn, nhung hai vợ chồng cũng cómột đời sống hòa mục và hạnh phúc, bàcũng hay theo chồng ra ngoài thành Lạc duơng đuangựa, hay chơi thuyền trên sông Lạc thủy.

Nhưng khôngmay, Ban Cố ở trong bộ Tham mưu của tuớngĐốc Hiến đi đánh thắng Hung nô ở Tâythành, về lại Lạc dương lại bịtội khi quân, Ban Cố bị liên lụy, bị bắtgiam bỏ ngục.

Ban Chiêu vàongục thăm nguời anh vô tội, anh em chỉ biếtôm nhau khóc lóc, không một lời. Khi chia tay, Ban Cốthiết tha nói với nguời em gái cũng như lờitrối của nguời cha từ 20 năm truớc: Trongvạn nhứt khi gặp việc bất trắc thì BanChiêu phải tiếp tục thực hiện chí nguyệncủa cha anh, bằng bất kỳ giá nào cũng phảigắng sức hoàn thành công việc còn lại. Sau đó ítlâu, Ban Cố chết trong ngục. Và bất chấpmọi khó khăn, bất chấp mọi trở ngại,Ban Chiên đã làm tròn trách nhiệm cha anh đã giao lại, vìngoài Ban Chiêu ra không một ai đảm nhiệmđuợc.

Bà làm việckhông kể giờ giấc, quên ăn quên ngủ và hơn 10năm bà đã hoàn thành bộ sử Hán thư, gồm 100quyển. Nhưng bà không chịu đề tên mình, chỉ đềtên anh trai minh là Ban Cố mà thôi: Một cái gương tàicao học rộng không thua ai và khiêm tốn một bựchơn nguời!

Sau khi Hoàngđế khẳng định Hán thư, bà đuợcHoàng đế, Hán Hoà đế (88-106)  vời vào cung làm Nữ quan, Hoànghậu và các phi tần đều đựơc bà dạybảo. Và chính trong thời gian nầy bà sáng tác ra bô sách 4tập Công Dung Ngôn Hanh.

Lúc về già,sau khi Hoà đế băng hà, Hoàng hậu Đặng Tuy lênlàm Hoàng Thái hậu buông rèm nhiếp chánh, luôn luôn hỏi ýkiến của Ban Chiêu truớc khi quyết định nhữngviệc triều chánh trọng đại liên quanđến ngôi vị, cả việc quốc kế dân sinh.Trong lịch sử Trung quốc Ban Chiêu đuợc tôntrọng như là một sử gia nghiêm túc, cẩnthận, trung thực và khoa học tài đức vẹntoàn, truớc tác của bà đã đề lại tiếngthơm muôn đòi.

Riêng bộ sáchCông Dung Ngon Hạnh của bà, thật ra thì sách nầynhằm giới thiệu, giáo dục bốn phẩm giáđạo đức cao đẹp của nguờiphụ nữ, những chuẫn mực đạođức mà nguời phụ nữ trong xã hội phongkiến phải thuận tùng. Nhưng trên thựctế, dùviệc rèn luyện những đức hạnh đó khôngthể trói buộc nguời phụ nữ Á đông nói chungvà nguời phụ nữ V.N. nói riêng, ngay cả bấtkỳ thờì đại nào đi chăng nữa, đã làphụ nữ thì cũng nên giữ gìn và phát huy nhữngđức hạnh mà Ban Chiêu dã dày công tập hợp, biênsoạn.

Lãy haitruờng hợp nói trên mà luận thì thấy hai nguờiphụ nữ V.N. nói trên, thuộc hai thế hệ khác nhauđã hấp thụ không ít những bài học Công Dung NgônHạnh của Ban Chiêu để lại, bằng chứng làhai nguời phụ nữ đó đã một thời làmguơng mẫu chẳng những là cho con em họHuỳnh, bên nội cũng như bên ngoại củahọ, mà còn lây sang làng xóm láng giềng bạn bè củahọ nữa. Truờng hợp thứ nhứt là mẹtôi, bà Lê thị Trầm, ngoài nữ công là nấu nuớnglàm bánh may vá, chuyện nhà chuyện cửa bà đã dạycho các chị tôi, dạy cả nguời ăn nguời làmcả nguời tá điền tá thổ, rất tiếc làbí quyết làm bánh thuẫn, bánh bông, mứt bí mứtgừng có khí đã mất đi, không kịp truyềnlại cho con cháu. Ai đã dạy 13 người con củabà biết đâu là lễ phép, biết đâu là hiếuthảo, biết đâu là đạo đức, nếu bàđã không học được ở nhà truờng do cáccha các Xơ dạy bảo? Và chính tôi đã học lạicủa bà những nguyên tắc đạo đứcnhư là với các bạn gái, mà bà luôn căn dặnphải xem như là nguời em hay là nguời chị, khôngbao giờ nên làm hổn, không bao giờ nên xâm phạm. Aiđã dạy tôi không bao giờ nên nhổ nướcmiềng xuống giếng nước dù chỉ uốngnuớc giếng một lần thôi? NhưngCông Dung NgônHạnh không phải chỉ có bao nhiêu đó thôi!

Truờnghợp thứ hai là nguời chị Huỳnh thị Sang.Thế hệ của bà Huỳnh thị Sang, trình độCông Dung Ngôn Hạnh đã phát triển hơn thế hệtruớc về nữ công, vì có thêm đuợc văn minh ÂuTây, về Dung Ngôn Hạnh vẫn duy trì đuợc nhưtruớc, đang khi học chữ cũng đuợc hơntruớc nhiều.  

Sau 2000 nămlịch sử, văn hóa V.N. biến thể thế nàođi nữa, những giá trị Công Dung Ngôn Hạnh cònđuợc tôn trọng gìn giữ đuợc bao nhiêu, thìđó là nhiệm vụ của con nguời quốc gia V.N..CS hay tà thuyết ngoại lai thì luôn luôn chủ truơng pháhoại cho kỳ cùng, đó là một sự kiệnhiển nhiên!                                             

Rấttiếc thay!