Có ai còn nhớ?
Xem chiếu bóng (ciné) 1960

Kem sữa, kem đậu đen

Xe Lam, một thời có khắp Saigon

Vàmột thời trước đó 1960... XÍCH LÔ MÁY

Bùng binh Quách Thị Trang (1966)
Cầu bộ hành trước chợ Bến Thành

Cầu xa lộ Saigon đang được xây cất - 1960
và lễ khánh thành của TT Ngô Đình Diệm


Một hình ảnh lạ của chợ Bến Thành


Nhà hàng nồi MỸ CẢNH (Bến Bạch Đằng)

Xe Huê Kỳ 1960 - Xe chuyên đón cô dâu trong thập niên 60 của thế kỉ 20

Giựt cô hồn rằm tháng 7

Sơ lược tiểu sử ông Đạo Dừa:
Người sáng lập ra Đạo Dừa tên Nguyễn Thành Nam, xuất thân trong 1 gia đình khá giả ở huyện Châu Thành tỉnh Định Tường, đi du học ở Pháp với tấm bằng kỹ sư hóa học.

Ông về nước tổ chức sản xuất xà phòng, nhưng vì không cạnh tranh nổi nên đành phải giải nghệ, sau đó ông bỏ lên núi tu khổ hạnh, mỗi ngày chỉ ăn 1 lần vào giờ Ngọ bằng rau và hoa quả, uống nước dừa xiêm. Từ núi ông về lại Bến Tre dựng 1 túp lều ở mỏm cù lao Tân Long năm 1952, sau mấy tháng hoạt động bất tiện, ông về quê ở ấp 1 xã Phước Thanh huyện Châu Thành, mua 1 cái xà lan, đậu trên mé sông Ba Lai và dựng một ngôi chùa trên một mẫu vườn dừa rồi tu “tịnh khẩu”, từ đó ông Nguyễn Thành Nam bắt đầu xưng giáo chủ của một đạo lấy tên là Đạo Dừa.

Nhận thấy địa điểm này có nhiều bất lợi ông Đạo Dừa chuyển toàn bộ cơ sở vể cồn Phụng nằm trên tuyến phà Rạch Miễu để có điều kiện mở rộng hoạt động.

Bánh gai

Kẹo bông gòn

Bánh cam

Bánh pía

Tỉn nước mắm

Hủ tíu mì

Hồ con rùa xưa (bồn nước)

Hồ con rùa xưa (đài chiến sĩ)

Trên bưu ảnh có ghi Le Chateau d'eau - người Việt gọi là xa-ta-đô tức là tháp nước (hoặc thủy đài), đến 1921 thì người Pháp đã cho xây dựng một tượng đài ba binh sĩ Pháp bằng đồng với hồ nước nhỏ, để tưởng niệm binh sĩ Pháp trong trận Thế Chiến lần thứ nhứt. Do đó người địa phương thường gọi nó là Công trường Ba hình. Đến 1964 thì Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa phá bỏ và xây tháp mới, bây giờ còn một phần (thiếu tấm bia và con rùa chở bia tưởng niệm binh sĩ các nước đồng minh VNCH)


Hồ con rùa

Hồ con rùa

Dinh Độc Lập


DINH ĐỘC LẬP 1966
Dinh Độc lập được xây lên do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ...khởi công từ năm 1961 và hoàn tất vào năm 1966.

LĂNG TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT (Lăng ông - khu vực gần chợ Bà Chiểu)

Pháo Tết

Di tản ngày 29.4.1975 - Bến BẠCH ĐẰNG - Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH


“Ðoàn Văn Nghệ Vì Dân” và “Ðoàn Việt Nam”
- Nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ là Trưởng Đoàn vào năm 1961.
- Nhạc sỹ Nguyễn Văn Ðông (đứng ngoài cùng, bên phải) và các ca nhạc sỹ, nghệ sỹ tên tuổi thời ấy: Hoàng Thi Thơ, Lê Thương, Lê Mộng Bảo, Thu Hồ, Mạnh Phát, Minh Kỳ, Hoài Linh, Út Trà Ôn, Trần Văn Trạch, Trịnh Toàn, Ngọc Phu, Bảy Xê, Ba Vân, Tùng Lâm, Phi Thoàn, Anh Sơn, Anh Lân, Quách Ðàm, Thúy Nga, Bạch Yến, Tuý Hoa, Tuý Phượng, Minh Diệu, Thẩm Thúy Hằng…
* Lưu ý : Nhạc sỹ Lê Thương, nhạc sỹ Lê Mộng Bảo (Giám đốc nxb “Tinh hoa miền Nam), và nghệ sỹ Út Trà Ôn là khách mời, không ở trong Ðoàn Vì Dân hay Ðoàn Việt Nam.

Nhạc sĩ TRẦM TỬ THIÊNG (1/10/1937 - 25/1/2000)

Xe nước mía

Xe nước sâm, nước đắng


Xe nước sinh tố

Bánh tráng đậu phọng