Tổ hát xướng là ai?

Ngày giỗ của ngành sân khấu, gom chung giới hát xướng mà ngày nay kêu là “nghệ thuật biểu diễn” là ngày 12 tháng 8 Âm Lịch.

Mấy năm nay tới ngày cúng tổ của giới hát xướng là rộn ràng um sùm, là vì xã hội VN ngày nay nhiều ngành nghề nhưng người ta có cảm giác ánh đèn màu là nghề kiếm tiền nhiều nhứt, cho nên gái cũng như trai có chút sạch sạch nhan sắc, body nhìn được được một chút là nhào vô làm “nghề”.

Cúng con heo quay vái đặng cái nhà lầu, cúng con gà thèm cái xe hơi, cúng dĩa trái cây ước “mò” được đại gia lên biệt thự.

Thấy rõ nhứt là lạm dụng hình thức thờ cúng “tổ”, họ lấy tất cả nghi lễ của hoàng gia, cúng đình vào cúng “tổ”.

Đặc biệt Hoài Linh đem hầu đồng, đem bà cốt Bắc Kỳ vào cúng tổ trong Nam Kỳ.

Tại nhà thờ “tổ” của Hoài Linh xài toàn đầu rồng 5 móng-rồng của Hoàng Đế, để đầu rồng trên bàn thờ, quá hỗn (Hình).

Rồng 5 móng của Vua, chỉ có hoàng gia là chính danh. Rồng 4 móng là Vương.

Con hát xướng ca lên sàn diễn chỉ được xài rồng 3 móng.

Xưa con hát nào xài 5 móng bị chém cả nhà, cả đoàn hát.

Hoài Linh một thời là ông trùm mafia ngành “diễn” ở Nam Kỳ nên nhà thờ “tổ” ông này cúng dập dìu tài tử giai nhơn, trai xinh gái đẹp hy vọng dựa anh Linh để tiến thân, hotboy hy vọng anh Linh chiếu cố nâng đỡ, nhận làm “con nuôi”, “em nuôi” và... “giường nuôi”.

Còn bánh bèo thì cũng hy vọng, nhưng... yếu thớ hơn bánh mì, nhìn đi, anh Linh cúng là hai hàng hotboy 6 múi đi hàng ngang lên.

Hai năm nay Hoài Linh xuống thời nên độ nhộn nhịp cũng bớt, song vẫn còn hào quang tàn.

Thực ra muốn cúng thiêng, linh ứng, lăng xê trên truyền thông rầm rộ thì ra Hà Nội mà kiếm anh Thưởng cúng cho ảnh.

Đừng nghĩ đám đông đó kính tổ, họ đang cúng cái lợi của họ mà thôi.

Dân làm nghề đèn màu họ cúng ko nói, dân thường, dân a dua cũng ào ào lên nhà Hoài Linh lạy xì xụp mà không rõ đang lạy cái giống ôn gì.

Ông Tổ sân khấu là ai?

Tới nay chưa ai rõ, chưa xác định là ai.

Là ông ăn mày, ăn cướp, người ăn xin, ba ông hoàng tử nhỏ... thậm chí có cùng tổ với mấy cô bán phấn buôn hương-kỹ nữ.

Chưa ai xác định rõ là ông bà nào.

Ngày xưa, nghề “Xướng ca vô loại” là nghề vô định, hồi xưa không coi là nghề vì nó mua vui kiếm sống. hát hò hay mới no bụng, khán giả “cho” tiền mà sống, ngày nào ế thì húp cháo thay cơm.

Nghề hát xưa rất khổ, toàn con nhà nghèo, đào kép hát lang thang vô định, hát hò đã đời tối ngủ ở sạp chợ.

Các đoàn hát lưu diễn xa tối đều vô nhà lồng chợ giăng võng, trải chiếu qua đêm. Cho nên thiên hạ nói giới nghệ sĩ có bà con với ăn mày cũng là đây.

Cái nghề không tạo ra một sản phẩm nào cho đời.

Chẳng phải tổ đãi gì, chẳng qua có giọng hát riêng, trao dồi ca hát, diễn tốt, có chút nhan sắc và may mắn thi thành danh.

Và lệ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của thời nữa, tức là dân làm ăn được, dân khá giả, dư tiền thì nghề hát sung, dân nghèo, dân làm ăn lụn bại, xã hội tiêu điều thì nghề hát sập tiệm, nghèo quá ai coi hát, ai nuôi đoàn hát.

“Xướng ca vô loại” bị coi thường vì nó không có đạo lý gì. Có vợ có chồng ngoài đời đó nhưng lên sàn là nó hun hít, ôm ấp, lên giường nút lưỡi pặc pặc với kép khác, rồi cha lạy con, mẹ quỳ với dâu rể.

Tiếp khách thì ỏng ẹo, mặc đồ mỏng dánh thấy cả vú múm. kép đào tối kéo chiếu, nằm võng lăn qua lăn lại sau cánh gà rồi hứng làm tầm bậy sáng đêm.

Thành ra có câu:

“Trồng trầu trồng lộn dây tiêu
Con theo hát bội, mẹ liều con hư”.

Nhưng ngày nay thời hiện đại nó là ngành công nghiệp không khói. Trúng một show là mua nhà lầu, ngủ với đại gia là mua biệt thự, thành ra hát xướng rộn ràng là vậy.

Cái nghề này nó đào thải kinh hoàng.

Có câu “Có kiêng có lành”, người làm nghề hát xướng họ cũng có quyền tâm linh của họ.

Mấy năm nay giới hát xướng làm banh chành chữ “tổ” quá, họ cúng tổ mà như làm nhục tổ vậy.

Nói chút xưa xưa nha...

Trong lịch sử nghề hát ở VN nói chung và Nam Kỳ nói riêng có khái niệm “Lạy tổ”.

Nghệ thuật hát ở Nam Kỳ gần nhứt có hát bội, đờn ca tài tử và cải lương.

Tuy nhiên trong văn tự, tức thư tịch nghệ thuật hát ở Nam Kỳ như cuốn “50 năm mê hát” của ông Vương Hồng Sển không có dòng nào nhắc tới tổ nghề hát và cái “đạo” thờ tổ.

Trong cuốn “Thần, người và đất Việt” của Tạ Chí Đại Trường cũng không có chữ nào nhắc tới “Tổ” của con hát.

Thư tịch Việt ghi có kép hát Liêm Thu Tâm người Tống từng được vua Lê Long Đĩnh thâu dụng và Lý Nguyên Cát, một kép hát trong quân đội nhà Nguyên bị Trần Hưng Đạo bắt được, là những người đầu tiên đưa tuồng vào nước ta.

Gầm nhứt, với người Đàng Trong, người Miền Nam chúng ta có Lộc khê hầu Đào Duy Từ (1572- 1634) người huyện Ngọc Sơn (Tĩnh Gia), Thanh Hoá, cha là kép hát nổi tiếng Đào Tá Hán, mẹ là người họ Nguyễn.

Lịch sử vinh danh ông, nhứt là người Miền Nam ca ngợi ông, ông là quốc phụ của nước Đàng Trong.

Vì đất Đàng Ngoài không phải là đất dung thân của kẻ hiền tài nên ông đã vào Nam, không ai rõ ngày tháng nào, chỉ biết trong một đêm mưa gió tối trời năm 1627, Đào Duy Từ đã ôm bè chuối vượt qua sông Gianh lạnh lẽo vào Đàng Trong, ông quyết chí vào Nam.

Đào Duy Từ trong thời gian đi chăn trâu ở Hoài Nhơn Bình Định đã dạy cho người dân ở đây nghệ thuật múa hát theo kiểu hát bội.

Ông là Tổ của nghệ thuật Tuồng.

Người tạo ra đờn ca tài tử Nam Kỳ là ông Nguyễn Quang Đại.

Những người tạo ra cải lương đầu tiên ở Nam Kỳ được gọi là tổ có thể kể thầy Phó Mười Hai ở Vĩnh Long, soạn giả Mộc Quán Nguyễn Trọng Quyền, rồi ông bầu Thầy Năm Tú, ông Hai Cu lập gánh hát đầu tiên ở Mỹ Tho, các đào kép đầu tiên như cô Ba Đắc, cô Năm Phỉ, cô Tư Sạng, Tư Chơi, cô Bảy Phùng Há, Hai Giỏi, Bảy Nhiêu, Năm Châu… cũng là tổ nghề đó chứ ai.

Tổ là ông Đào Duy Từ và nhiều người khác, hãy thờ người có thực.

Như đã nói ở trên, có tin có lành, người làm nghề hát xướng trước khi lên sàn diễn hay lạy tổ, một dạng tâm linh và tâm lý vững vàng để nhủ lòng hoàn thành vai diễn cho tốt.

Nhưng mấy năm nay mạnh ai nấy lập bàn thờ tổ, tao có tiền thì tao có tổ của tao, càng màu mè càng... tổ đãi.

Ngày giỗ tổ thành một ngày đồng bóng, mệ tín dị đoan nhìn vô cùng phản cảm.

Showbiz Việt tàn lụi, mà càng tàn lụi càng dơ dáy, làm trò càng ghê thì... giỗ tổ càng rầm rộ.

Nhìn đi, bên Mỹ, bên Hollywood nó có giỗ tổ rầm rộ đâu mà diễn viên, ca sĩ nổi tiếng toàn cầu đó.