Vì sao sân khấu cải lương xuống dốc ba thập kỷ qua?

Ngày 9 /11/ 2018, tờVnExpress đăng bài “Vì sao sân khấu cải lương xuống dốc ba thập kỷ qua?” Tác giả cho rằng “Từ năm 1990, sự bùng nổ của làn sóng băng video, phim nhựa, truyền hình khiến cải lương mất thếthượng phong”. Anh dẫn lời của nghệ sĩ Bạch Tuyết giải thích vì sao Cải lương xuống dốc: “Cải lương hiện thiếu toàn diện những yếu tố từng làm nên thời vàng son nhưsoạn giả giỏi, thế hệ nghệ sĩkế thừa xứng đáng, những ông bầu lành nghề vàsàn diễn ổn định”.

Soạn giả Kiên Giang.

Tác giả bài báo trên VnExpressnhấn mạnh: “Lớp nghệ sĩ trẻ vốn được bổ sung từ những cuộc thi cải lương như Triển vọng Trần Hữu Trang, Tài năng trẻ cải lương toàn quốc, Chuông vàng vọng cổ… khó bám trụ với nghề và khẳng định chỗ đứng bởi thiếu những yếu tố như: thiếu sàn diễn, thiếu tác phẩm hay, ít cơ hội rèn luyện chuyên môn và thiếu một lớp khán giả trung thành.”

Đạo diễn Huỳnh Nga cho rằng: “việc cải lương xuống dốc còn nằm ở khâu chọn lựa tác phẩm của các đoàn”. Ông cho rằng “những năm gần đây, các đoàn cải lương thường chọn bừa kịch bản, tập hợp diễn viên làm vở mà không xác định thời điểm, xu hướng và chiến lược lâu dài.”

Đạo diễn Hoa Hạ nói: “Nhà hát Trần Hữu Trang – tiền thân là rạp Hưng Đạo, nơi từng được xem là thánh địa của các đoàn cải lương Saigon xưa. Sau khi được xây cất mới với kinh phí 132 tỷ đồng, sân khấu mới nầy lại không sáng đèn thường xuyên vì hạn chế nhiều mặt yếu tố kỹ thuật.”

Nghệ sĩ Bạch Tuyết và ba đạo diễn Huỳnh Nga, Hoa Hạ và Trần Ngọc Giàu là đảng viên CS, họ nói theo định hướng chính trị của đảng để che giấu tội ác của CS hủy diệt một nền Văn hóa Văn nghệ của dân tộc.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, nhà cầm quyền CS ra lịnh giải tán tất cả các đoàn hát cải lương, hát bội, kịch, đại nhạc hội ca vũ nhạc, tịch thu tất cả các rạp hát bóng, rạp hát cải lương, rạp và đình miếu của sân khấu hát bội, tịch thu các hãng dĩa, các phòng thu âm và xưởng sản xuất dĩa hát của các hãng dĩa Asia, Capitol, Việt Nam, Tứ Hải, Quê Hương, Sơn Ca, Continental, Sóng Nhạc…

Soạn giả Ngọc Văn.

Lúc đó Saigon, Chợ Lớn và Gia định có 39 rạp hát dành cho sân khấu cải lương: Rạp Hưng Đạo, rạp Nguyễn Văn Hảo, rạp Thành Xương, rạp Quốc Thanh, rạp Aristo, rạp Thống Nhứt, rạp Cao Thắng, rạp Đại Đồng quận ba, rạp Hòa Bình, rạp Thăng Long, rạp Thái Bình (sau xây lớn hơn để tên Rạp Quốc Tế), rạp Kim Châu, rạp Olympic, rạp Kinh Thành (Cầu Ông Lãnh), rạp Long Vân (quận ba), rạp Long Phụng, rạp Lao Động B, rạp Cẩm Vân (Cầu chữ Y) rạp Oscar (quận 5), rạp Hào Huê (Chợlớn), rạp Đông Vũ Đài trong Đại Thế Giới quận 5, rạp Lệ Thanh B, rạp Thủ Đô, rạp Kinh Thành (Kim Biên), rạp Bến Củi, quận 5, rạp Kinh Thành (Tân Định), rạp Cẩm Vân Phú Nhuận, rạp Cây Gõ, rạp Quốc Thái, rạp Cao Đồng Hưng, rạp Đại Đồng Gia Định, rạp Hốc Môn, rạp Thái Hưng (đình Cầu Quan), rạp đình Tân Kiểng, rạp đình Cầu Muối, rạp đình Tân An, rạp đình Phú Hòa (Dakao), rạp Thuận Thành (Dakao), rạp đình Lý Nhơn (quận tư).

Tất cả các rạp kể trên bị tịch thu, nhà cầm quyền mới đưa cán bộ đảng viên xuống làm trưởng rạp hát. Họ chọn một số rạp (rạp Kim Châu, rạp Thăng Long, rạp Olympic, rạp Hùng Vương…) làm chỗ ở (hậu cứ) cho các đoàn văn công, đoàn kịch Cửu Long Giang, đoàn ca múa nhạc Bông Sen, đoàn múa rối nước, 3 đoàn cải lương Trần Hữu Trang, và vài rạp khác dùng làm trường sân khấu nghệ thuật.

Viễn Châu và Út Bạch Lan.

Đến năm 1990, trừ rạp Hưng Đạo còn giữ lại cho hát cải lương, hai rạp Cây Gõ (Phú Lâm) và Cao Đồng Hưng Gia định thành nhà bán sách của công ty Fahasa; rạp Lao Động B thành casino cho đám du đãng Năm Cam thuê bao làm chỗ cờ bạc, chơi roulette, kéo máy; rạp Quốc Thanh thành restaurant chuyên cho mướn tổ chức tiệc lễ cưới hoặc các cơ quan hay các đại gia tổ chức những tiệc rượu liên hoan các ban, ngành… Rạp Quốc Thái thành cơ sở bán bánh Trung Thu khi tới mùa Trung Thu, ngày thường là tiệm bán áo quần và đồ dùng cho trẻ em. Rạp Long Vân (quận ba) được phá ra, xây lại thành Trung Tâm sinh hoạt của đoàn Thanh Niên Cộng Sản thành phố. Rạp Đại Đồng Bàn Cờ, rạp Đại Đồng Gia Định, rạp Kinh Thành Tân Định, rạp Kinh Thành (Kim Biên) bỏ hoang phế.

Năm 2010 đến năm 2014, rạp Hưng Đạo, từng được xem là thánh địa của các đoàn cải lương Saigòn được phá để xây lại với kinh phí 132 tỷ đồng, năm 2016 được khánh thành cho hát lại nhưng rạp Hưng Đạo (nay đổi tên thành Trung Tâm nghệ thuật Trần Hữu Trang) ít ghế hơn rạp cũ, giá cho mướn quá mắc, phương diện kỹ thuật âm thanh, ánh sáng không đáp ứng được theo nhu cầu sân khấu cải lương nên rạp hát nầy ít đoàn hát về hát, rạp không sáng đèn thường xuyên.

Như đã kể, trước 30 tháng 4 năm 1975, Saigon-Chợlớn-Gia Định có 39 rạp hát dành cho Cải Lương, sau 40 năm chiếm miền Nam, CS phá cho tiêu tan hết, không còn rạp hát nào tồn tại cho hát Cải Lương, vậy mà họ vẫn trân tráo nói như những kẻ vô trách nhiệm: vì không có sàn diễn nên cải lương xuống dốc!

CS lại nói: Vì không có soạn giả giỏi nên không có tuồng hay, khán giả không đi xem hát Cải Lương.

Cũng cần nhắc lại cái tháng Tư đen oan nghiệt: Ngày 5 tháng 5, Ty Thông Tin Văn Hóa (Tổ chức chánh quyền mới ngành thông tin, văn hóa và nghệ thuật) ra lịnh cho tất cả các nghệ sĩ phải “đăng ký” tại trụ sở tạm của Ty TTVH tại trường Quốc Gia Âm Nhạc cũ đường Nguyễn Du, ai không đăng ký, không được xét cho hành nghề. Tất cả các soạn giả phải đăng ký như nghệ sĩ, ngoài ra phải làm bản kê khai các tuồng đã viết của từng soạn giả, sáng tác cho đoàn nào hát, tên tuồng và tóm lược nội dung. Những soạn giả đến đăng ký và làm tờ kê khai tác phẩm đã viết có: Soạn giả Nguyễn Thành Châu tức nghệ sĩ Năm Châu, các soạn giả Năm Nở, Tư Chơi, Duy Lân, Bảy Cao, Tư Thới, cô Bảy Nam, Trần Văn May, Thiếu Linh, Nguyễn Phương, Lê Khanh, Mộc Linh, Hà Triều, Hoa Phượng, Kiên Giang, Hoàng Khâm, Thanh Cao, Viễn Châu, Ngọc Văn, Hoài Ngọc, Thu An, Lê Trí, Vân An, Nhị Kiều, Nguyễn Huỳnh, Ngọc Điệp, Phương Ngọc, Nguyễn Liêu, Thế Châu, Quy Sắc, Thái Thụy Phong, Minh Nguyệt, Hoa Lư, Yên Ba, Loan Thảo, Hoàng Việt, Yên Trang, Nguyên Thảo, Thiên Hương, Lâm Tồn, Vinh Sang, Viễn Hùng, Nguyễn Đạt, Trần Hà… Tôi chỉ nhớ tên những soạn giả thường xuyên hoạt động ở các đại ban ở Saigòn, chắc còn quên nhiều bạn soạn giả… Lệnh của Ban Tuyên Huấn Thành Ủy bắt các soạn giả làm tự kiểm, sau đó có lịnh học tập cải tạo tư tưởng và đường lối của cách mạng. Chúng tôi được nghe tin rỉ tai của một cán bộ văn hóa cao cấp, người đó từng làm soạn giả đoàn Kim Chưởng lúc còn chiến tranh, anh nói lệnh của Bộ Chính Trị là tất cả soạn giả, ký giả đều bị cấm hành nghề 10 năm.

Chỉ trong 10 ngày sau ngày 30 tháng 4 đen, 45 soạn giả tài danh của sân khấu cải lương Saigon bị cấm hành nghề, tuy nói là cấm trong 10 năm nhưng thực tế là dưới chế độ CS thì sau 10 năm bị cấm hành nghề, tác giả nào muốn sáng tác phải là đảng viên CS như Lê Duy Hạnh, Phi Hùng, Ngọc Linh, Yên Trang, Hoàng Xuân Việt, Huy Trường thì tuồng sáng tác mới được kiểm duyệt thông qua, cho hát. Người ngoài đảng thì học tập cải tạo tư tưởng, hết khóa này đến khóa khác, chỉ là một cách bị tẩy não, vô lớp nghe kể tội Mỹ, Ngụy, Tư Bản, Địa chủ… Nói cách khác là đảng CS chỉ trong những ngày đầu mới chiếm miền Nam, họ giết hết tất cả soạn giả cải lương tài danh của miền Nam để khỏi phải đối đầu với một phong trào Nhân Văn Giai Phẩm như đã từng xảy ra ở miền Bắc sau năm 1954.

Lý do thứ 3, họ nói là thiếu những khán giả trung thành với Cải Lương!

Trước năm 1975, ở Saigon, Chợ Lớn, Gia Định, mỗi quận, huyện đều có hai hay ba rạp hát dành cho Cải Lương. Vì mỗi quận có vài ba rạp hát, các đoàn hát cải lương về hát, dân chúng trong vùng có thể đi bộ, đi xe đạp hay xe gắn máy đến xem dễ dàng. Đường sá cũng không bị ngập lụt mỗi khi có mưa hay khi nước sông dâng cao. Dân chúng an cư lạc nghiệp, làm việc, mua bán đều có thu hoạch cao, cuộc sống không bị công an, cảnh sát giao thông kiếm cớ phạt để ăn hối lộ như hiện nay, nhà cửa đất đai không bị nhà cầm quyền cưỡng chiếm nên người ta thích đi mua sắm, xem hát giải trí, do đó các đoàn hát có khán giả đến xem thật đông.

Ngoài ra diễn viên, đào kép ca hay, hát giỏi, thinh sắc lưỡng toàn, được khán giả ái mộ; tuồng hát có nội dung giải trí, chuyện có hậu, có tính cách giáo dục đạo đức của ngưởi Việt Nam chớ không phải như tuồng hát theo định hướng chính trị, tuyên truyền cho đảng Cộng Sản, một đảng chuyên dối gạt, ức hiếp dân chúng, sang đoạt và cưỡng chiếm tài sản của dân.