Nền giáo dục ở miền Nam 1954-1975 (trích)

Học Thế Nào xin trích một phần tài liệu của GSTS Nguyễn ThanhLiêm về giáo dục ở miền nam sau 1954. (GSTS Nguyễn Thanh Liêm nguyên là Hiệu trưởngPetrus Ký – Sài Gòn, Chánh Thanh Tra trưởng ban soạn đề thi của Bộ Giáo Dụctrong những năm 1965-67, Thứ Trưởng Bô Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, Việt NamCộng Hòa trước năm 1975).

Trước khi bị Pháp đô hộ, nền giáo dục ở Việt Nam là nền giáodục cũ của Nho gia, gọi nôm na là “cái học của nhà Nho” như nhiều người thường nói.Nền giáo dục cũ này chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Hoa, từ chương trình, sáchvở, lối học đến cách thức thi cử. Tổ chức giáo dục xưa được Đào Duy Anh ghi lạinhư sau trong quyển Việt Nam Văn Hóa Sử Cương:

“Ở mỗi huyện có quan Huấn đạo, mỗi phủ có quan Giáo thụ, dạyTứ Thư Ngũ Kinh cho học trò khá. Ở mỗi tỉnh có quan Đốc học dạy các sinh đồ caođẳng. Ở Kinh đô có trường Quốc tử giám. Các vị học quan kể trên đều ở dướiquyền giám đốc của bộ Lễ hoặc bộ Học. Trong dân gian thì xưa nay việc học vẫnhoàn toàn tự do. Thầy học thì có thầy khóa, thầy đồ, thầy tú dạy trẻ con, chođến bậc đại khoa không xuất chính, hay các quan trí sĩ, có người dạy đến trămnghìn học trò.”

Trường học thì phần lớn là nhà riêng của ông thầy, hoặc ởchùa hay ở đình, miểu trong làng. Giáo dục có thể xem như là công việc củanhànho hơn là của quốc gia, không thuộc một cơ quan công quyền với sự tài trợ vàkiểm soát đôn đốc của chính phủ. Không có một hệ thống tổ chức qui mô của một nềngiáo dục quốc gia gồm đủ cơ sở và nhân viên giảng huấn và điều hành từ trungương đến địa phương, từ cấp thấp (như tiểu học) lên cấp cao (như đại học).Chương trình học thì gồm có mấy quyển Tam Tự Kinh, Sơ Học Vấn Tân, Ấu Học NgũNgôn Thi, Dương Tiết và Minh Tâm Bửu Giám ở cấp vở lòng, xong rồi lên trên thìhọc Bắc sử (tức sử Tàu) và Tứ Thư Ngũ Kinh. Tất cả những sách này là sách gốiđầu giường của Nho gia, chú trọng hầu hết vào triết lý, luân lý, đạo đức chứkhông có một ý niệm khoa học kỹ thuật nào chen vào. Phương pháp giảng dạy thìphần lớn như Đào Duy Anh tả: “thầy thì cứ nhắm mắt mà giảng chữ nào nghĩa nấychỉ sợ sai mất nghĩa của Tống Nho.” Phương pháp học hỏi thì hoàn toàn dựa vào sựhọc thuộc lòng thu gọn vào trong công thức “sôi kinh nấu sử” tức là học tới họclui mãi cho đến khi nào thuộc nằm lòng Tứ Thư Ngũ Kinh và Bắc sử. Người đi họcthực tập nhiều nhất là viết chữ cho thật đẹp như “phụng múa rồng bay”, làm thơ,làm phú, kinh nghĩa, văn sách, chế chiếu, biểu, câu đối, cho thật nhanh, thậtkhéo và thật chỉnh, dùng được càng nhiều điển tích càng hay để có thể đậu đượccác kỳ thi do triều đình tổ chức. (Có ba kỳ thi: thi Hương tổ chức ở một số địaphương để lấy Tú Tài; thi Hội và thi Đình tổ chúc ở trung ương để lấy Cử Nhânvà Tiến Sĩ). Tất cả các kỳ thi đều là thi tuyển và chỉ nhắm vào một kỷ năng củathí sinh là làm văn làm thơ dưới nhiều dạng như thơ đường luật, kinh nghĩa, vănsách, v v … Thường thì ba năm mới có một khoa thi, và đi thi là cả một vấn đềkhổ nhọc cho sĩ tử vì trường thi ở xa, đường giao thông khó khăn, phương tiệngiao thông còn rất thiếu kém. Thi đậu được thì có thể ra làm quan, không thìlui về làm thầy đồ thầy khóa, “tiến vi quan, thối vi sư” vậy.

[…]

Giới sĩ phu là giới sát cạnh nhà vua, giúp vua trị nước,thuộc hàng ngũ lãnh đạo quốc gia, là bậc thầy trong xã hội, đóng vai dẫn đầu,điều khiển, hướng dẫn dân chúng trong mọi sinh hoạt bảo vệ và phát triển đất nước.Nước giàu dân mạnh hay suy nhược đói nghèo, trách nhiệm ở giới lãnh đạo, ở KẻSĩ, nhà Nho. Lớp trí thức nho sĩ cũng như cái học cũ của nho gia ngự trị trongxã hội Việt Nam từ thời Lý Trần cho đến khi có sự xăm chiếm và đô hộ của ngườiPháp hồi cuối thế kỷ XIX trong Nam và đầu thế kỷ XX ở miền Bắc và Miền Trung.Riêng trong Nam thì vì Nam Kỳ Lục Tỉnh chỉ mới được thành hình trọn vẹn từ giữathế kỷ XVIII cho nên sự giáo dục ở đây chưa được tổ chức rộng rãi, chưa có cộirễ ăn sâu vào lòng đất như ở chốn ngàn năm văn vật của Thăng Long – Hà Nội .Tính ra thì Nho học chỉ có được chừng một thế kỷ ngự trị ở Phương Nam. Mãi đến năm1826 Miền Nam mới có vị Tiến Sĩ đầu tiên theo lối học xưa là cụ Phan ThanhGiản. Nhưng nền học vấn cổ truyền của nho gia này ở Miền Nam chỉ mới có chừngtrăm năm thì bị sụp đỗ hẵn bởi sự thất bại, suy vong của triều Nguyễn trước sứcmạnh quân sự và nền văn minh khoa học kỹ thuật Âu Tây. Khi nền cai trị củachính quyền đô hộ Pháp được thiết lập xong thì cái học nhà nho cũng bị xóa bỏđể nhường chỗ cho cái học mới hay Tây Học.

[…]

Cái học mới này (tân học) diễn ra ở Miền Nam trước nhất vàocuối thế kỷ XIX sau khi người Pháp đặt xong nền đô hộ ở đây. Nền giáo dục mớinày lấy giáo dục Pháp làm khuôn mẫu, dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ. Trường họcgồm có các trường công do chính phủ xây cất, đài thọ chi phí và kiểm soát, vàmột số trường tư của Thiên Chúa giáo hoặc của tư nhân. Hệ thống giáo dục mớinày được thiết lập nhằm hai mục tiêu: (1) mục tiêu thực tiễn là đào tạo một sốngười biết tiếng Pháp, chữ Quốc Ngữ, và có chút kiến thức về văn minh Tâyphương để làm công chức ở ngạch trật thấp phục vụ cho chính phủ thuộc địa, và(2) mục tiêu lý tưởng là đồng hóa người bản xứ biến họ thành những người Phápvề phương diện văn hóa. Một số nhà trí thức Pháp tự cho họ cái sứ mạng cao cảlà đem văn minh khoa học Âu Tây phổ biến khắp nơi. Đó là sứ mạng văn minh hóa (“missioncivilisatrice”) tức là đi khai hóa các nước chậm tiến, kém văn minh, kém mởmang. Người đầu tiên thực hiện chính sách đồng hóa văn hóa (cultural assimilation)đó ở Miền Nam là Thống Đốc Le Myre de Vilers. Ông là người dân sự đầu tiên đượccử sang làm Thống Đốc Nam Kỳ từ năm 1879 đến 1892. Các ông thống đốc trước ôngđều là những người bên quân đội, nhất là bên hải quân. Để thực hiện sứ mạng vănminh hóa dân bản xứ, ông cho mở rất nhiều trường ở mỗi làng và mỗi tổng cho cấpsơ và tiểu học. Tuy nhiên vì thiếu hụt ngân sách vàkhông đủ giáo chức cho nênnhiều trường chỉ được mở ra rồi liền sau đó lại đóng cửa thôi. Sang đầu thế kỷXX chế độ giáo dục mới mới được thiết lập ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ sau một vài sửa đổitheo quyết định của Toàn Quyền Paul Beau hồi 1906-07. Theo quyết định này thìmột hội đồng cải tổ giáo dục được thành lập để đem chữ Quốc Ngữ, chữ Pháp vànền tân học vào chương trình học và chế độ khoa cử mới. Các thầy đồ, thầy khóaở xã thôn, các quan giáo huấn, đốc học ở phủ, huyện, tỉnh, phải dạy thêm chữQuốc Ngữ cho học trò ngoài việc dạy chữ Hán như trước. Các kỳ thi Hương, thiHội, thi Đình đều có có chút đổi mới từ 1909. Bài luận chữ Quốc Ngữ và bài dịchPháp văn ra Việt văn được thêm vào các kỳ thi nhưng chỉ là môn phụ và có tínhcách tự nguyện chớ không bắt buộc. Trong kỳ thi Hội và thi Đình năm 1910 cóthêm bài thi cách trí, địa dư nước nhà, sử Thái Tây, nhân vật nước nhà và thời sự.Đặc biệt là bài thi được chấm điểm theo lối mới của Pháp với thang điểm từ 0đến 20. Triều đình tựa trên thang điểm đó mà định làm 6 hạng trúng tuyển: TrạngNguyên (20 điểm), Bảng Nhỡn (18-19 điểm), Thám Hoa (16-17 điểm), đệ nhị giápTiến Sĩ (từ 12 đến 15 điểm), Đồng Tiến Sĩ (từ 10 đến 12 điểm), và Phó Bảng (từ7 đến 9 điểm). Song song với việc thành lập hội đồng cải cách giáo dục, mộttrường sư phạm cũng sẽ được thiết lập để đào tạo giáo viên tiểu học người Việt.Ngoài ra, trong mục đích tuyên truyền, Toàn Quyền Paul Beau cũng cho mở mộttrường đại học hồi năm 1907 ở Hà Nội để thu phục nhân tâm (sau khi chính quyềncho đóng cửa Đông Kinh Nghĩa Thục và bắt giam một số nhà cách mạng). Nhưng đạihọc chỉ được mở ra mà không hoạt động, phải đến năm 1918, dưới thời Toàn QuyềnAlbert Sarraut, trường mới thật sự mở cửa. Trước đó một năm, năm 1917, chánhquyền thuộc địa đã cho ban hành một hệ thống giáo dục mới có qui cũ, thống nhấttrên toàn quốc, về tất cả các phương diện tổ chức hành chánh, chương trình học,qui chế giáo chưc, và tổ chức thi cử. Đến đây cái học cũ trên toàn quốc hoàntoàn lui vào bóng tối nhường chổ cho giáo dục mới.

Người sốt sắng thực hiện mục tiêu văn minh hóa người Việt Namlà Le Myre de Vilers. Để thực hiện sứ mạng văn minh hóa người Việt ông cho mở rấtnhiều trường học, từ trường sơ cấp ở làng đến trường tiểu học ở quận và tỉnh,và đặc biệt nhất là một trường trung học (collège) ở Nam Kỳ. Đây là trườngtrung học đầu tiên và vào cuối thế kỷ XIX đây là trường trung học duy nhất chocả Miền Nam. Trường chỉ có hai năm học và mang tên là Collège de MỹTho. Nhà vănHồ Biểu Chánh (1885-1958) đã từng học ở trường này. Sang thế kỷ XX trường có đủbốn năm học và được đổi tên là Collège Le Myre de Vilers, do một số giáo sư củatrường đề nghị để ghi nhớ ông Thống Đốc dân sự đầu tiên đã mở ra trường này vàcũng để ghi nhớ công lao của ông đối với việc phát triển nền giáo dục mới ở NamKỳ. Đến giữa thập niên 1950 trường được phát triển thêm, có các lớp đệ nhị cấp đủđể trở thành trường trung học đệ nhị cấp. Trường được đổi thành Lycée và mangtên một danh nhân Miền Nam Việt Nam: cụ Đồ Chiểu. Danh xưng Lycée Nguyễn ĐìnhChiểu rồi Trung Học Nguyễn Đình Chiểu ra đời từ đó và còn mãi đến bây giờ.

[…]

Giáo dục, hiểu theo nghĩa xã hội, là cách thức xã hội hóa (socializing) conngười. Giáo dục có nhiệm vụ dạy cho con người biết cách sống trong xã hội, biếtnền văn hóa mà con người được sinh ra trong đó để sống cho thích hợp. Cách ănuống, lễ phép, cách đối xử, các nghề nghiệp sinh sống, phong tục tập quán, v v… tất cả đều có trong xã hội đương thời và nhiệm vụ của giáo dục (từ giáo dụctrong gia đình đến giáo dục ngoài xã hội) là tập luyện cho con người thích nghivào trong xãhội văn hóa đó. Tuy nhiên trong ba bậc học (tiểu học, trung học, vàđại học) ở học đường, mỗi bậc có cách xã hội hóa khác nhau. Ở tiểu học giáo dụcnhằm xã hội hóa con người ở mức độ cơ bản, nghĩa là người ta chỉ dạy những cái cầnthiết căn bản của xã hội. Ở bậc trung học sự xã hội hóa nhắm vào việc thíchnghi con người vào tình trạng văn hóa mà người ta muốn có. Thường khi người ta(các nhà làm chính trị, những nhà lãnh đạo) muốn có xã hội thế nào thì người tanhắm vào lớp người vào trung học để đào luyện họ trỡ thành những công dân kiểumẫu cho xã hội người ta muốn có. Những người này sẽ được xã hội hóa để bảo tồnnhững gì đã có. Ở bậc đại học sự xã hội hóa bớt đi rất nhiều tính cách uốn nắnmà thường có tính cách khơi động nhiều hơn. Người lên đại học phải mở rộng sựhiểu biết của mình để đón nhận những mới lạ để có thể hướng xã hội đến nhữngsửa đổi, tiến triển, hiện đại nhiều hơn là bảo tồn những gì đã có sẵn từ trước.Các trường trung học của chúng ta cũng đóng vai trò xã hội hóa học sinh giốngnhư bao nhiêu trường trung học khác trên thế giới. Việc xã hội hóa ở đây làthích nghi con người vào trong xã hội Miền Nam nước Việt vào giữa thế kỷ XX.

Vào cuối thế kỷ XIX Nam Kỳ có khoảng một triệu rưởi dân số,nhưng chỉ có khoảng 5 ngàn học sinh cho tất cả từ sơ cấp đến tiểu học. Tỷ lệ ngườiđi học tuy thấp so với sĩ số mà ta có sau này dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa, nhưngso với thời đại các nhà Nho thì đây là con số khá lớn. Số đông này là số đượchấp thụ giáo dục mới. Họ sẽ là lớp người dùng chữ Quốc Ngữ thay chữ Nôm và chữHán, họ cũng là những người biết chút ít tiếng Pháp và một số kiến thức khoahọc phổ thông có thể xem như là giới trí thức tân học ở thời kỳ chuyển tiếpnày. Đó là tình trạng giáo dục ở Miền Nam. Và đến năm 1917 chính quyền thuộcđịa mới có một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc. Hệthống giáo dục mới này – gọi là Giáo Dục thời Pháp thuộc – gồm có ba bậc: Tiểuhọc, Trung học, và Đại học. Bậc Tiểu học được chia làm hai cấp: (1) cấp Sơ họcgồm các lớp Đồng Ấu (Cours Enfantin) hay lớp Năm hoặc lớp Chót, lớp Dự Bị(Cours Preparatoire) hay lớp Tư, và lớp Sơ Đẳng (Cours Elementaire) hay lớp Ba,(2) cấp Tiểu học gồm có lớp Nhì Một Năm (Cours Moyen Première Année), lớp NhìHai Năm (Cours Moyen Deusième Année) và Lớp Nhất (Cours Supérieur). Mỗi làng cómột trường sơ cấp. Ở tổng lớn hay ở quận (đông dân) có thể có trường tiểu họcnếu có đông học sinh. Tại mỗi tỉnh lỵ có một trường tiểu học lớn (có nhiều lớpcho mỗi cấp lớp), như trường Nam Tiểu học Mỹ Tho chẳng hạn có được 5 lớp Nhất,1 lớp Tiếp Liên (Cours des Certifiés) hồi thập niên 1940. Học xong lớp Ba, tứclà hết Sơ cấp, học sinh phải thi tuyển vào lớp Nhì Một Năm để học tiếp bậc Tiểuhọc, và khi xong lớp Nhất (hết bậc Tiểu học) học sinh lại phải thi lấy bằng SơTiểu tiếng Pháp viết tắt là bằng CEPCI (tức là Certificat d’Études PrimaireComplémentaire Indochinoise). Đậu xong bằng này học sinh mới được dự kỳ thituyển vào năm Thứ Nhất trường Trung học.

Bậc Trung học cũng chia làm hai cấp. Cấp thứ nhất gọi là CaoĐẳng Tiểu Học (Enseignement Primaire Superieur, cũng như trung học đệ nhất cấpsau này) gồm có bốn lớp: Năm Thứ Nhất (Première Année), Năm Thứ Nhì (DeuxièmeAnnée), Năm Thứ Ba (Troisième Année) và Năm Thứ Tư (Quatrième Année). Học xongNăm Thứ Tư học sinh thi lấy bằng Thành Chung hay DEPSI (Diplôme d’ÉtudesPrimaire Superieur Indochinois). Những ai muốn thi lấy bằng cắp Pháp thì có thểthi bằng Brevet Premier Cycle hay Brevet Elementaire. Cấp thứ hai là ban Tú Tàigồm các lớp Second (như Đệ Tam hay lớp 10 sau này), Première (như Đệ Nhị haylớp 11) và lớp Terminale (như Đệ Nhất hay lớp 12). Xong lớp Première (Đệ Nhịhay lớp 11) học sinh phải thi Tú Tài I (Baccalauréat Première Partie), đậu đượcTú Tài I mới được vào học lớp Đệ Nhất hay lớp 12. Học hết lớp 12 học sinh phảithi lấy bằng Tú Tài II (Baccalauréat Deuxième Partie). Khi lên lớp Terminale (lớp12) học sinh phải chọn một trong ba ban chính sau đây: (1) ban Triết(Philosophie), (2) ban Khoa Học Thực Nghiệm (Sciences Expérimentales), và (3)ban Toán (Mathématiques Élémentaires)… Học hết lớp 12 học sinh phải thi lấybằng Tú Tài II (Baccalauréat Deuxième Partie) về một trong các ban nói trên.Bằng Tú Tài II thường được gọi tắt là Bac. Philo. (Tú Tài II ban Triết), Bac.Math. (Tú Tài II ban Toán) v v … Xong Tú Tài học sinh mới được vào Đại học, vàdưới thời Pháp thuộc chỉ có một đại học duy nhất ở Hà Nội cho toàn cõi ĐôngDương. Một số không nhỏ học sinh Việt Nam, nhất là ở Miền Nam, sau khi xong TúTài thường qua Pháp học tiếp bậc đại học thay vì ra Hà Nội học.

Chương trình học trên đây chịu ảnh hưởng nặng nề của chươngtrình Pháp, dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ. Tiếng Việt chỉ được xem như một sinhngữ phụ. Đúng ra đây chỉ là chương trình Pháp thật sự nhưng có chút sửa đổi nhỏáp dụng cho các trường Việt Nam. Chương trình này kéo dài đến hết Thế Giới ĐạiChiến Thứ Hai trên toàn cỏi Việt Nam. Sau năm 1945, sau khi Việt Nam tuyên bốđộc lập, chương trình Việt được ban hành. Chương trình này – chương trình HoàngXuân Hản – được đem ra áp dụng trước ở Bắc Việt và Trung Việt, nhưng riêng ởMiền Nam thì vì có sự trở lại của người Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếptục. Dưới thời Pháp đô hộ giáo dục phát triển rất chậm chạp. Quyền quyết địnhvề giáo dục cũng như chính sách giáo dục hoàn toàn nằm trong tay người Pháp. Phảiđến giữa thập niên 1950, dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, chương trình Việt mới bắtđầu được áp dụng ở trong Nam để thay thế chương trình Pháp. Cũng từ khoảng thờigian đó, thời Đệ Nhất Cộng Hòa, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam mới có cơhội đóng vai trò lãnh đạo quan trọng của họ. Những đóng góp của họ thật lớn laođưa đến sự bành trướng và phát triển vô cùng mạnh mẽ của nền giáo dục quốc giadưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa.

[…]

Triết lý giáo dục VNCH nằm trong những Nguyên Tắc Căn Bản doBộ Giáo Dục ấn hành năm 1959 và sau đó được ghi lại trong hiến pháp 1967. Nhữngnguyên tắc căn bản này được tóm lược như sau:

Thứ nhất: Giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản (humanistic education).Nhân là người hay con người, bản là gốc là căn bản. Trong lãnh vực triết lý,thuyết nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong đời sống trênthế gian này. Thuyết nhân bản lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của conngười trong cuộc đời này làm căn bản chớ không nhắm đến linh hồn hay một cuộcđời nào khác ngoài thế giới mà loài người hiện đang sống trong đó. Theo thuyếtnày, con người có giá trị đặc biệt của con người, cao cả hơn tất cả các giốngsinh vật khác trên đời này. Chỉ có con người mới có văn hóa, có những hoạt độngcó suy tư, có sáng tạo, làm cho cuộc sống của con người tiến hóa luôn từ xưađến giờ. Nhân bản cũng chỉ tính cách linh thiêng của con người, khác hơn mọi loàivật, “nhân linh ư vạn vật”, và con người phải được tôn trọng bởi tính linhthiêng đó. Con người tự nó là một cứu cánh chớ không phải là một phương tiện.Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân nhưng không chấpnhận dùng sự khác biệt đó để đánh giácon người, và không chấp nhận sự kỳ thịhay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhânbản, con người có giá trị của con người như nhau, và mọi người đều có quyềnđược hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.

Thứ hai: Giáo dục Việt Nam là giáo dục dân tộc (nationalisticeducation). Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinhhoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn vàphát huy được những tinh anh hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dântộc. Dân tộc Việt Nam có mặt trên thế giới này từ bao nhiêu ngàn năm trước. Dântộc đó có tiếng nói riêng, có lịch sử riêng, có một nền văn hóa riêng của nó từbao đời. Dân tộc tính đó trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảotồn và phát huy, để không bị tan biến hay tiêu trầm trong những nền văn hóakhác.

Thứ ba: Giáo dục Việt Nam là giáo dục khai phóng. Tinh thầndân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng kín cữa.Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tântiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị vănhóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia xã hội, làm cho xã hộitiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.

[…]

Từ những nguyên tắc căn bản trên đây, quan niệm về giáo dụccủa Việt Nam Cộng Hòa bao gồm những tư tưởng nền tảng sau đây liên hệ tới nhữngmục tiêu chính của giáo dục:

Phát triển toàn diện mỗi cá nhân. Trong tinh thần tôn trọngnhân cách và giá trị của cá nhân học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàndiện mỗi cá nhân theo bản tính tự nhiên của mỗi người và theo những định luậtphát triển tự nhiên về vật lý và tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của mỗi cánhân học sinh phải được lưu ý đúng mức. Cung ứng cho học sinh đầy đủ tin tức,dữ kiện, để học sinh phán đoán, lựa chọn, không che dấu tin tức hay chỉ cungcấp những tin tức chọn lọc thiếu trung thực để nhồi sọ học sinh theo một chủtrương, một hường đi định sẵn nào.

Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh bằng cách: giúphọc sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sinh sống, và lối sống củangười dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, cangợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xăm bảovệ tổ quốc, yêu thương giúp đở nhau trong tình đồng bào; giúp học sinh họctiếng Việt và xử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biếtcái đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, nhữngphẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thốngtốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tựtin, tự lực, và tự lập.

Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học bằng cách:giúp học sinh tổ chức những nhóm tự trị với sự phát triển tinh thần cộng đồng vàý thức tập thể; giúp phát triển sự phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷluật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp đón nhận những giátrị văn hóa rộng rãi.

Tóm lại, mục đích của giáo dục quốc gia là giúp mỗi cá nhânphát triển toàn diện để trở thành những người có kỹ năng thưc tiễn, có khả năngtư duy, để làm việc, sinh sống, có đạo đức, có tình người, để gây dựng hạnhphúc gia đình và hội nhập vào xã hội góp phần vào việc bảo vệ và phát triểnquốc gia. Người được đi học sẽ trỡ thành người tốt và có ích cho chính mình,cho gia đình, và cho quốc gia dân tộc. Giáo dục Việt Nam không phân biệt giàunghèo, không phân biệt giai cấp xã hội, không phân biệt tôn giáo, địa phương,chủng tộc. Giáo dục Việt Nam cố tạo những cơ hội đồng đều cho mọi người được đihọc tuy nhiên không phải ai cũng có thể học được đến hết bậc đại học, hay aicũng học đến bác sĩ, kỷ sư hoặc các ngành cao đẳng chuyên nghiệp khác. Tùy theohoàn cảnh, tùy theo khả năng và sở thích, có người chỉ học được hết Tiểu Học,có người học hết Trung Học Đệ Nhất Cấp, hay Trung Học Đệ Nhị Cấp, có nhữngngười khác thì học đến hết bậc đại học. Nhưng dù bất cứ học đến bậc học nào, mụcđích của giáo dục vẫn phải là giúp tất cả mọi người trỡ thành người tốt, ngườiđã được phát triển về khả năng cũng như đạo đức, dù khả năng đó ở mức đô nào.Nếu có những người chỉ có cơ hội học hết Tiểu Học thôi, thì giáo dục vẫn có bổnphận giúp họ phát triển đến hết mức đó, và vẫn làm thế nào giúp họ trỡ thànhngười tốt với mức học Tiểu Học của họ.

[…]

Tựa trên mục đích của giáo dục đã nêu trên, hệ thống giáo dụccủa Việt Nam Cộng Hòa trong những năm sau cùng trước biến cố 1975, được thiếtlập trong tinh thần tiếp cận hệ thống giáo dục của các quốc gia tiền tiến trênthế giới. Hệ thống này gồm ba cấp bậc: Tiểu học, Trung học, và Đại học. Tiểuhọc và Trung Học Đệ Nhất Cấp là cái học Phổ Thông (gồm 9 năm học). Trung Học ĐệNhị Cấp bắt đầu chia ngành chuyên môn. Đây là những năm chuyển tiếp để vào cácngành chuyên môn hơn ở Đại Học, hoặc ra đời làm việc sinh sống. Riêng ở hai bậcTiểu và Trung học, hệ thống giáo dục Việt Nam là hệ thống 5-4-3, với 12 nămliên tục, từ Lớp 1 đến Lớp 12, phân bố như sau:

Tiểu học (chỉ có Phổ Thông):

Lớp Một (Lớp Năm cũ)
Lớp Hai (Lớp Tư cũ)
Lớp Ba (Lớp Ba cũ)
Lớp Bốn (Lớp Nhì cũ)
Lớp Năm (Lớp Nhứt cũ)

Trung học Đệ Nhất Cấp (chỉ có Phổ Thông):

Lớp Sáu (Đệ Thất cũ)
Lớp Bảy (Đệ Lục cũ)
Lớp Tám (Đệ Ngũ cũ)
Lớp Chín (Đệ Tứ cũ)

Trung học Đệ Nhị Cấp (Phổ Thông và Chuyên Nghiệp):

Lớp Mười (Đệ Tam cũ)
Lớp Mười Một (Đệ Nhị cũ)
Lớp Mười Hai (Đệ Nhất cũ)

Bắt đầu Trung học Đệ Nhị Cấp, từ Lớp Mười, học sinh phải chọnBan chuyên môn, và ngành chuyên môn như sau (từ 1973):

Ngành Phổ Thông:

Ban A (hay Ban Khoa Học Thực Nghiệm)
Ban B (hay Ban Toán)
Ban C (hay Ban Sinh Ngữ)
Ban D (hay Ban Cổ Ngữ)

Ngành chuyên nghiệp Nông Lâm Súc (Trung học Nông Lâm Súc)

Ngành chuyên nghiệp Kỹ Thuật (Trung Học Kỹ Thuật)

Bậc Đại học bao gồm:
 Đại Học CộngĐồng (hai năm)·
Đại Học (chương trình Cử Nhân trở lên)·

5. ĐIỀU KIỆN NHẬP HỌC:

Vào Lớp Một, bậc Tiểu Học:

Tất cả trẻ em từ 6 tuổi là nhận vào Lớp Một để bắt đầu bậcTiểu Học. Tuy không có luật bắt buộc phải đi học, nhưng hầu hết trẻ em đều đượcđi học hết bậc Tiểu Học miễn phí ở các trường Tiểu Học công lập. Học sinh cóthể học trường Tiểu Học tư thục nếu phụ huynh muốn.

Vào Lớp Sáu, bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp

Muốn vào học Lớp Sáu, Trung Học Đệ Nhất Cấp, học sinh phảihọc xong Tiểu Học và phải qua một kỳ Thi Tuyển Vào Lớp Sáu. Đây là kỳ thi gaygo vì số chổ ở Lớp Sáu Trung Học công lập có giới hạn. Chỉ khoảng 62% học sinhxong Tiểu Học được tuyển chọn vào Lớp Sáu trường công. Học trường công thìkhông phải trả học phí. Học sinh thi rớt vào Lớp Sáu trường công có thể lên họcbậc trung học đệ nhất cấp ở các trường tư thục (có học phí).

Vào Lớp Mười Trung Học Đệ Nhị Cấp

Học sinh học xong Lớp Chín, có đủ điểm lên lớp, được vào LớpMười, ngành Phổ Thông, không phải qua một kỳ thi nào. Vào trường công thì khôngphải đóng học phí. Tuy nhiên, khi vào Lớp Mười học sinh phải lựa chọn Ban. Việcchọn Ban có tính cách tự nguyện, do tự học sinh muốn chọn Ban nào cũng được tùytheo sở thích của mình chớ không qua một sự hướng dẫn, hay chỉ bảo nào của nhàtrường. Vào lớp Mười các ngành chuyên môn như Nông Lâm Súc hay Kỹ Thuật thì họcsinh phải qua một kỳ thi tuyển vì số chổ giới hạn hơn ngành Phổ Thông.

Vào Năm Thứ Nhất Đại Học

Học sinh đậu xong Tú Tài, kể như tốt nghiệp bậc Trung Học, cóđủ điều kiện để vào học Năm Thứ Nhất bậc Đại Học. Tuy nhiên vì có một số đại họccó số chổ rất giới hạn nên đòi hỏi học sinh phải dự một kỳ thi tuyển như cácđại học Y, Dược, Nha, Kỷ Thuật, Sư Phạm. Sự tuyển chọn hoàn toàn tựa trên khảnăng của thí sinh , không có vấn đề lý lịch gia đình chen vào. Các đại học khácnhư Luật, Khoa Học, Văn Khoa không có thi tuyển, chỉ nhận thẳng những học sinhđã có bằng Tú Tài, không có một sự phân biệt, kỳ thị nào. Trường công thì khôngphải đóng học phí dù là bậc đại học. Chỉ có đóng tiền đi thi cuối năm ở một sốtrường hay phân khoa. Có những chương trình có học bổng cho sinh viên nhưtrường sư phạm chẳng hạn.

6. CHƯƠNG TRÌNH HỌC

Chương trình học ở các bậc Tiểu và Trung học do Bộ Văn HóaGiáo Dục và Thanh Niên ban hành. Chương trình học này tựa trên triết lý giáodục, mục đích và hệ thống giáo dục đã nêu trên. Chương trình do Ủy Ban Soạn ThảoChương Trình, gồm một số thanh tra và giáo sư các môn liên hệ soạn thảo và đềnghị. Chương trình này được áp dụng đồng nhất cho cả trường công lẫn trường tưtrên toàn quốc.

· Bậc Tiểu Học:

Chương trình Tiểu Học cung ứng cho học sinh những kiến thứccần thiết để ra đời hay lên học ở bậc Trung Học, cùng với những kỷ năng cơ bản (basicskills), những kỹ năng thực tiển (practical skills) và những cách thế pháttriển cá nhân hầu có thể thích ứng dễ dàng với môi trường sinh sống.

Chương trình học chú trọng nhiều vào ba môn chính là Quốc Văn(tiếng Việt), Toán, Khoa Học Thường Thức. Bên cạnh ba môn chính trên đây phần LuânLý với Công Dân Giáo Dục cũng được đặc biệt lưu ý. Số giờ và môn học được phânbố như sau:

1) Quốc Văn từ 7 tiếng 1/2 đến 9 tiếng 1/2 mỗi tuần tùy theolớp, và bao gồm tập đọc, ngữ vựng, tập viết, chính tả, văn phạm, tập làm luận văn(tả vật, tả cảnh, tả người, thuật sự, viết thơ).

2) Công Dân Giáo Dục dạy về quyền và bổn phận của một côngdân: từ 2 tiếng12 phút đến 2 tiếng ½ mỗi tuần tùy theo lớp.

3) Toán: từ 2 tiếng ½ đến 4 tiếng mỗi tuần tuỳ theo lớp, gồmcó bốn phép toán, phân số, số học và hình học

4) Khoa Học Thường Thức: 2 tiếng ½ mỗi tuần bao gồm vạn vật,vệ sinh, các chứng bệnh, phép đo lường,

5) Sử Địa: SửViệt Nam và thế giới: 1 tiếng mỗi tuần, chỉ cótừ lớp Ba trở lên; Địa Lý Việt Nam và thế giới: 1 tiếng mỗi tuần từ lớp Ba trỡlên.

6) Nhiệm Ý: Thể Dục: 1 tiếng ½ đến 2 tiếng mỗi tuần tùy theolớp; Hội Họa: 1 tiếng mỗi tuần; Nữ Công Gia Chánh: 2 tiếng mỗi tuần riêng chonữ sinh từ lớp Ba trở lên.

Sinh Ngữ không có trong chương trình Tiểu Học. Các trườngTiểu học công lập không có sinh ngữ trừ trường hợp đặc biệt của các Trung Tâm GiáoDục do người Pháp chuyển giao cho Bộ GD năm 1969. Có 5 trung tâm tất cả( TrungTâm Lê Quí Đôn ở Sài Gòn, Trung Tâm Hồng Bàng ở Chợ Lớn, Trung Tâm Yersin ở ĐàLạt, Trung Tâm Pascal ở Nha Trang, và Trung Tâm Nguyễn Hiền ở Đà Nẳng). Ở cáctrung tâm này có thêm giờ Pháp Văn ở bậc Tiểu Học do giáo sư Pháp đảm trách vàdo cơ quan Văn Hóa Pháp đài thọ. Một số trường Tiểu học tư thục có thêm giờsinh ngữ, ngoài số giờ ấn định của chương trình Tiểu học công lập.

· Bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp:

Chương trình Trung Học Đệ Nhất Cấp cung ứng cho học sinhnhững kiến thức tổng quát, có phần sâu rộng hơn bậc tiểu học nhưng chưa đi vào chuyênmôn như ở Trung Học Đệ Nhị Cấp. Chương trình này một mặt bổ túc cho những kiếnthức đã gặt hái được ở bậc Tiểu Học, và mặt khác chuẩn bị cho học sinh đón nhậnnhững kiến thức sâu rộng hơn ở bậc Trung Học Đệ Nhị Cấp.

Chương trình bao gồm:

1) Quốc văn: văn phạm, chính tả, giảng văn (văn xuôi và vănvần), luận văn (luận đề luân lý), 6 giờ mỗi tuần.

2) Sinh ngữ: học sinh chọn một trong hai sinh ngữ Anh hoặcPháp. (sinh ngữ Anh, dùng English for Today, từ Book I đến Book III ; sinh ngữPháp dùng Civilisation Francaise, tome I: Le Francais Elementaire). 6 giờ mỗituần ở các lớp 6 và 7; 5 giờ mỗi tuần ở các lớp 8 và 9.

3) Lý Hóa: 2 giờ mỗi tuần ở các lớp 6 và 7; 2 giờ ½ ở các lớp8 và 9. Gồm các bài học về (1) Vật Lý: cân, nguyên lý Archimèdes, nhiệt độ, điện,quang; (2) Hóa Học: H2O, Oxy và oxy hóa, Hyt ro và không khí, acid và bases,kim khí, hóa học hữu cơ.

4) Vạn Vật: 1 giờ ½ mỗi tuần cho các lớp 6, 7, 8, 9. Gồm sinhvật, cây cỏ, thú vật, đất đá, con người.

5) Toán: 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 6 và 7; 4 giờ mỗi tuầncho các lớp 8 và 9. Gồm các bài học về: số học, phân số, đại số, phương trình bậcnhất, hàm số (y = ax và y = ax + b); phương trình bậc hai, hàm số (y = x2 ; y =ax2 ; y = 1/x ; y = a/x). Về hình học: đường thẳng, đoạn thẳng, gốc vuông, tamgiác đồng dạng, đa giác ; hình học không gian: mặt phẳng song song, hình nón,hình cầu.

6) Sử Địa: 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 6, 7, 8, và 9. Gồm: (1)Sử Ký: Việt Nam từ khởi thủy đến 1945; sử thế giới (sự phát triển kỹ nghệ Âu Châuvà sự bành trướng của chủ nghĩa thự dân; các nước Á Châu trước chủ nghĩa thựcdân – Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản; Đại Chiến Thế Giới Thứ Nhất; thế giới giữahai thế chiến); (2) Địa lý: trái đất, Âu Châu, Phi Châu, Mỹ Châu, Á Châu (trừViệt Nam), Úc Châu, và Việt Nam.

7) Công Dân: 1 giờ mỗi tuần cho các lớp 6 và 7, 2 giờ mỗituần cho các lớp 8 và 9. Gồm những bài học về: cá nhân và gia đình, tổ chức ởhọc đường, bổn phận của học sinh, đời sống xã hội và tôn giáo, quyền và bổn phậnmột công dân.

8) Nhiệm Ý: 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 6, 7, 8, 9. Gồm: hộihọa, âm nhạc, thể thao cho nam sinh; nữ công gia chánh, âm nhạc, thể thao chonữ sinh.

· Bậc Trung học Đệ Nhị Cấp:

Chương trình học ở bậc trung học đệ nhị cấp một mặt giúp họcsinh hoàn tất nền học vấn bậc trung học và mặt khác sửa soạn cho học sinh bướcvào ngưỡng cữa đại học. Ở những năm học này học sinh được lựa chọn những mônhọc thích hợp với khả năng và sở thích của mình. Chương trình học do đó, khôngđồng nhất, màđược thay đổi tùy theo ngành và tùy theo ban. Về ngành thì cóngành Phổ Thông, ngành Nông Lâm Súc và ngành Kỹ Thuật. Mỗi ngành lại chia làmnhiều ban. Ngành Kỹ Thuật có các ban Cơ Khí (mechnics), Điện (electricity),Điện Tử (electronics), Rèn (forging), Hàn (welding) v v …Ngành Nông Lâm Súc cóban Canh Nông (agriculture) , Lâm (forestry), và Súc (animal husbandry). NgànhPhổ Thông có các Ban A, Ban B, Ban C và Ban D. Riêng ngành phổ thông, ngành cónhiều học sinh nhất, số giờ học theo từng môn và theo từng ban được ghi rõtrong bản phân phối đính kèm. Nhìn chung ta thấy Ban A (tức ban Khoa Học ThựcNghiệm) chú trọng vào Vạn Vật, và Vật Lý – Hóa Học, Ban B (hay ban Toán) chútrọng vào Toán học và Vật Lý – Hóa Học, Ban C chú trọng vào Triết học (Tâm Lý,Luận Lý, Đạo Đức và Siêu Hình học) và Sinh Ngữ, và Ban D chuyên về Triết học vàCổ Ngữ. Về Sinh Ngữ, có sinh ngữ chính và sinh ngữ phụ. Sinh ngữ chính có thểlà Anh Ngữ hay Pháp Ngữ; sinh ngữ phụ có thể là Anh, Pháp, Đức, Nhật, Y PhaNho, Ý. Cổ Ngữ có thể là Hán hay La Tinh. Thường thì hai Ban C và D được gọichung là Ban Văn Chương. Các môn học trong chương trình Phổ Thông được tóm ghinhư sau:

1) Quốc Văn: 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 10 và 11 A và B; 5giờ mỗi tuần cho các lớp 10 và 11 ban C và D. Gồm văn học sử từ khởi thủy đến 1945(văn học bình dân truyền khẩu, văn chương chữ Nôm và văn học chữ Quốc Ngữ),giảng văn (15 tác giả và tác phẩm cho ban A và B, và 20 tác giả và tác phẩm choban C và D), luận văn (luận đề văn chương và luân lý).

2) Triết học: 4 giờ mỗi tuần cho các lớp 12 Ban A, 3 giờ mỗituần cho các lớp 12 Ban B, và 9 giờ mỗi tuần cho các lớp 12 Ban C và D. GồmLuận Lýhọc và Đạo Đức học cho cả 4 Ban; Tâm Lý Học và Siêu Hình Học cho các BanC và D, một phần Tâm Lý Học cho Ban A.

3) Công Dân: 2 giờ mỗi tuần cho các lớp 10 và 11 A, B, C, D;và 1 giờ mỗi tuần cho lớp 12 tất cả các Ban. Gồm: Quốc Gia (dân tộc, lãnh thổ, chánhphủ, hiến pháp, lập pháp, hành pháp, tư pháp), Liên Hiệp Quốc (tổ chức, UNESCO,các tổ chức khác), Phong Tục, Kinh Tế (các lý thuyết, sản xuất, thương mại,tiền tệ, ngân hàng), Chính Trị (dân chủ, chính đảng, chính thể, độc tài, phátxít, cộng sản).

4) Sử Địa: 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, và 12 các BanA, B, C, D. Gồm: Sử Việt Nam từ 1407 đến 1945, Sử Thế Giới từ cuối thế kỷ XVIIIđến 1945 (Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Trung Hoa, Ấn Độ, Đại Chiến Thế Giới I, ĐạiChiến Thế Giới II), Địa Lý Địa Cầu, Địa Lý Việt Nam, Địa Lý Thế Giới (Hoa Kỳ,Tây Đức, Anh, Nhật, Nga Sô, Trung Hoa Lục Địa, Ấn Độ).

5) Sinh Ngữ I: 4 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, và 11 A, B; 3giờ mỗi tuần cho lớp 12 A, B, 6 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12 C và D. AnhVăn (English for Today, books III và IV cho Ban A và B, books IV và V cho Ban Cvà D), hay Pháp Văn (Cours de Langue et de Civilisation Francaise, Tome II choBan A và B, Tome II thêm các tác giả La Fontaine, A. Daudet, A. France, St.Exupéry, G. Duhamel cho Ban C và D).

6) Sinh Ngữ II: 4 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, và 11 A và B,6 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12 C. Anh Văn (English for Today, Books I vàII cho Ban A và B, Books I, II, và III cho Ban C), hay Pháp Văn (Cours de Langueet de Civilisation Francaise, Tome I cho Ban A và B, Tome I và II cho Ban C).Ban D thì học Cổ Ngữ (chữ Hán hay tiếng La Tinh).

7) Toán: 1 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12 C, D, 4 giờmỗi tuần cho các lớp 10, 11 A, 5 giờ mỗi tuần cho lớp 12 A, 6 giờ mỗi tuần cho cáclớp 10, 11 B, và 9 giờ mỗi tuần cho lớp 12B. Nhiều chi tiết và nhiều phần khócho Ban B, tổng quát hơn cho Ban A và rất hạn chế cho Ban C và D. Gồm Đại Số(phương trình bậc hai và bất bình đẳng, lô ga rít, đạo hàm và hàm số), Hình Học(hình học giải tích), Chuyển Động(véc to, vận tốc, chuyển động thẳng), LượngGiác, Thống Kê và sác xuất.

8) Vạn Vật: 1 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12, Ban B, C,và D, 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11 Ban A, và 4 giờ mỗi tuần cho lớp 12 BanA. Nhiều chi tiết và thí nghiệm cho Ban A, nhưng nhiều giới hạn cho các Ban B,C, và D. Gồm địa chất (geology), thực vật (botany), và động vật (animals).

9) Lý Hóa: 1 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12 Ban C và D,4 giờ ½ mỗi tuần cho các lớp 10, 11 Ban A và B, 7 giờ mỗi tuần cho lớp 12 Ban Avà B. Nhiều chi tiết và nhiều phần khó cho các Ban A và B. Rất giới hạn cho cácBan C và D. Gồm Vật Lý (lực, tĩnh, nhiệt,…), Hóa Học (nguyên tử, …).

· Chương Trình Trung Học Tổng Hợp (comprehensivesecondary school curriculum)

 7. TÀI LIỆU, DỤNG CỤ GIÁO KHOA

Phần lớn các sách giáo khoa, và một số các dụng cụ khoa họcđều do Trung Tâm Học Liệu của Bộ Giáo Dục sản xuất và cung cấp với sự giúp dỡ vàviện trợ của các cơ quan ngoại quốc như USAID. Ban tu thư dịch thuật với cácgiáo chức và các họa sĩ với chuyên môn và kỹ thuật cao đã soạn thảo trọn bộsách bậc tiểu học tốt về nội dung cũng như hình thức. Nhiều sách dịch và thamkhảo đã được duyệt và ấn loát để các học sinh và sinh viên cótài liệu tham khảo.

Ngoài ra trung tâm còn hợp tác với cơ quan quốc tế UNESCO đểviết và dịch các sách nhi đồng để giúp các em hiểu biết về các nền văn hóaquanh ta và tạo sự đoàn kết giữa các nhi đồng trên thế giới. Bộ Giáo Dục cũng dànhriêng ngân sách để ấn loát sách giáo khoa bậc tiểu học cho gần 30 sắc tộc khácnhau.

Để thống nhất các danh từ chuyên môn, Bộ Giáo Dục đã thiếtlập Ủy Ban Quốc Gia soạn thảo danh từ chuyên môn. Nhiều giáo sư đại học đã thamgia vào việc soạn thảo và Trung Tâm Học Liệu đã bắt đầu ấn hành những tập đầutiên danh từ văn học và khoa học.

Trường Sư Phạm: trường đào tạo giáo chức

Sư phạm là khuôn mẫu dạy dỗ (sư là thầy dạy, phạm là cáikhuôn), hay nói nôm na ra là phương pháp, cách thức dạy học. Trường sư phạm là trườngđào tạo giáo chức, là nơi người ta dạy cách thức hay phương pháp dạy học chonhững người muốn làm nghề dạy học. Có kiến thức chuyên môn sâu rộng là một việccòn biết cách dạy cho có hiệu quả là một chuyện khác. Kiến thức chuyên môn chỉmới là điều kiện cần, phải có kiến thức sư phạm nữa mới là điều kiện đủ để trỡnên nhà giáo đúng nghĩa. Người có cử nhân toán học là người có đủ kiến thức vềtoán để dạy học sinh ban Tú Tài, kể cả Tú Tài Toán (Ban B) chẳng hạn, nhưng nếungười đó có thêm kiến thức hay kinh nghiệm sư phạm nữa thì sự truyền đạt nhữngkiến thức toán của mình cho học sinh càng có nhiều hy vọng có kết quả hữu hiệu hơn.Vai trò của trường sư phạm là giúp những người muốn làm thầy thu thập đượcnhững kiến thức và kinh nghiệm dạy học đó.

Trường sư phạm (école normale, hay école de pédagogy) dongười Pháp du nhập vào Việt Nam hồi tiền bán thế kỷ XX, như trường sư phạm Nam Việt,trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội chẳng hạn. Thời Việt Nam Cộng Hòa, có nhiềutrường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học và giáo học bổ túc như Quốc Gia SưPhạm (Sài Gòn), Sư Phạm Long An, Sư Phạm Vĩnh Long, Sư Phạm Qui Nhơn, Sư PhạmBam Mê Thuộc, v v …, hoặc các trường sư phạm đào tạo giáo sư trung học đệ nhấtcấp hoặc đệ nhị cấp như Cao Đẳng Sư Phạm sau đổi thành Đại Học Sư Phạm (Đại HọcSư Phạm Sài Gòn, Đại Học Sư Phạm Huế, Đại Học Sư Phạm Đà Lạt). Đại Học Sư Phạmmột năm đào tạo giáo sư Trung Học Đệ Nhất Cấp. Đại Học Sư Phạm ba năm đào tạogiáo sư Trung Học Đệ Nhị Cấp. Đại Học Sư Phạm gồm nhiều ban như Việt Văn,Triết, Pháp Văn, Anh Văn, Toán, Lý Hóa, Vạn Vật, Sử Địa. Trường Sư Phạm một mặtgiúp các giáo sinh mở rộng kiến thức chuyên môn (học về nội dung các môn mìnhsẽ dạy), mặt khác giúp các giáo
chức tương lai trau dồi về sư phạm (cả lý thuyết lẫn thực hành).

· Tu Nghiệp Giáo Chức

Tu nghiệp là cách tốt nhất để các giáo chức có cơ hội hiệnđại hóa những kiến thức chuyên môn cũng như những kiến thức/kinh nghiệm sư phạmcủa mình. Thật ra với đà tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật ngày nay,những hiểu biết của con người ở bất cứ lãnh vực nào cũng có thể rất dễ bị lỗithời chỉ trong một thời gian ngắn, nếu không có dịp học hỏi, cập nhật hóa nhữnghiểu biết chuyên môn của mình. Ở địa hạt giáo dục cũng vậy, nhà giáo cần phảiđể thì giờ và cơ hội học hỏi thêm, cập nhất hóa những kiến thức chuyên môn củamình để không bị rơi vào tình trạng hủ hóa. Trong chiều hướng đó, Bộ Văn HóaGiáo Dục và Thanh Niên thường xuyên tổ chức các chương trình và lớp tu nghiệpcho các giáo chức. Với sự viện trợ của các quốc gia tiền tiến trên thế giới nhưAnh, Pháp, Mỹ, Nhật, Đức, Bộ VHGDTN thường gởi giáo chức đi tu nghiệp ở ngoạiquốc. Trong nước thỉnh thoảng vẫn có những lớp tu nghiệp hay những buổi hội thảovề giáo dục để giáo chức có dịp học hỏi, thăng tiến trong nghề nghiệp. Nha SưPhạm và các trường sư phạm đảm trách công việc tu nghiệp ở trong nước cho cácgiáo chức.

· Đời sống và tinh thần giáo chức

Chỉ số lương của nhà giáo tuy có khá hơn một số các ngànhkhác, nhưng so với mực sống của những công tư chức nói chung thì đồng lương vàđời sống của nhà giáo có tính cách rất khiêm nhường. Chỉ số lương mới ra trườngsư phạm của giáo viên tiểu học là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sưtrung học đệ nhất cấp hạng 4 là400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430,hạng 4 là 470. So với các sĩ quan trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, lương giáosư vẫn khá hơn, vì khi bị động viên vào quân ngũ, các sĩ quan giáo sư tuy đãmất phần phụ cấp sư phạm , vẫn còn được lãnh tiền sai biệt giữa lương căn bảngiáo chức và lương sĩ quan. Với số lương căn bản ấn định, cộng thêm phụ cấp sưphạm, nhà giáo ở tỉnh thời Đệ Nhất Cộng Hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thểmướn được người làm. Sang Đệ Nhị Cộng Hòa, đời sống bắt đầu mắt mỏ, vật giá leothang, nhà giáo cảm thấy chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như SàiGòn, Đà Nẵng. Tuy vậy lúc nào nhà giáo cũng vẫn giữ vững tinh thần, và tư cáchnhà mô phạm, từ cách ăn mặc thật đứng đắn, đến cách ăn nói giao tiếp với phụhuynh học sinh, và cả với giới chức chính quyền địa phương. Dù gặp hoàn cảnhkhó khăn đến đâu, nhà giáo cũng hết lòng với sứ mạng, vẫn làm đúng lương tâmchức nghiệp của mình.

[…]

9. LƯỢNG GIÁ VÀ THI CỬ

Có hai lối thi để lượng giá học sinh ở bậc trung học ngoài kỳthi tuyển vào lớp Sáu. Một là thi lục cá nguyệt ở trong lớp học và hai là dự thilấy văn bằng ở cấp quốc gia. Thi lục cá nguyệt là kỳ thi do giáo sư dạy lớp rađề thi, cho thi trong lớp, và chấm điểm, sắp hạng học sinh về môn của mình. Mỗiniên học có hai lần thi lục cá nguyệt. Cả bài thi và số điểm sẽ được đệ nạptrên văn phòng giám học. Trường sẽ cọng điểm các môn, dùng điểm trung bình đểđịnh việc lên lớp cho học sinh.

Thi lục cá nguyệt từ xưa đến giờ không được chú ý đúng mức. Ởtrong trường cũng như ở ngoài xã hội, kể cả phụ huynh học sinh, ít người đặt nặngtầm quan trọng vào các kỳ thi lục cá nguyệt. Đây là một quan niệm sai lầm đángtiếc. Người ta chỉ chú trọng vào các kỳ thi lấy văn bằng ở cấp quốc gia(national examinations). Và càng về xưa càng nhiều kỳ thi, càng nhiều kỳ thicàng nhiều gạn lọc, loại bỏ dọc đường, không cho phép học sinh có cơ hội đượchọc lên cao. Thi theo xưa là một cách chọn lọc quá khắt khe, chỉ chọn lấy toànlà người thật giỏi, thật ưu tú (elites).

Trước 1960 số thí sinh còn ít và Bộ Giáo Dục còn tổ chức đượcrất nhiều kỳ thi như thời Pháp thuộc: thi Tiểu Học, thi vào Đệ Thất, thi TrungHọc Đệ Nhất Cấp với cả hai phần thi viết vấn đáp, thi Tú Tài I (viết và vấnđáp), thi Tú Tài II (viết và vấn đáp). Tú Tài I và II lại có hai kỳ, kỳ I và IIcho mỗi năm. Sang thập niên 1950 kỳ thi Tiểu Học được bãi bỏ, Trung Học Đệ NhấtCấp chỉ có thi viết thôi, không còn vấn đáp, và sau đó, trong thập niên 1960,cũng bỏ luôn Trung Học Đệ Nhất Cấp nhưng lại tổ chức kỳ thi Trung Học Đệ NhấtCấp Tráng Niên cho một ít người lớn tuổi. Đến năm 1973 kỳ thi Tú Tài I cũngđược bãi bỏ chỉ còn giữ kỳ thi Tú Tài II xem như kỳ thi tốt nghiệp bậc TrungHọc. Cách thức làm đề thi khi xưa là đánh máy một ít đề thi rồi giao cho giámthị phòng chép tay trên bảng. Sang đầu thập niên 1960 đề thi mới được in ronéora nhiều bản để phát cho mỗi thí sinh một bản đề thi. Đề thi làm theo lối luậnđề (essay type), đặt câu hỏi để thí sinh phải viết câu trả lời dài dòng. Lối rađề thi này rất chủ quan, giới hạn các câu hỏi trong một số rất ít chủ điểm, đòihỏi học sinh phải học thuộc lòng rất nhiều để có thể viết lại kịp thời những gìđã học trong sách vở. Với lối ra đề thi như vậy người ta không thể nào khảo sátđược một cách khách quan và tổng thể sự thu nhận và hiểu biết của học sinh vềnhững môn quan trọng trong chương trình học. Đề thi và cách chấm thi theo lốinày dễ đưa tới việc học sinh học tủ, đánh bùa, chép bài, và giám khảo chấm bừa(thủ vĩ ngâm), tìm bài và nâng điểm. Hồ sơ thi cử như ghi danh, làm phiếu báo danh,sổ  điểm, ghi điểm, cọng điểm, v v… tất cả đều làm bằng tay và khi thísinh quá đông thì không tránh được những sơ sót, và đúng ra cũng không còn cáchnào làm nỗi nếu theo cách làm cổ điển này. Các kỳ thi kéo dài hết cả mùa hè vàcác giáo sư dạy lớp thi phải đi gác thi, chấm thi luôn, không còn thì giờ nghỉngơi hay làm việc gì khác. Cái hại nhất của các kỳ thi là giới hạn rất nhiều sốngười thi đậu, gạn lọc quá nhiều học sinh không để cho có nhiều học sinh tiếnlên các cấp cao ở trên. Một trăm học sinh khi xong Tiểu học chỉ còn không đầy50 em được vào Trung học công lập, một số khác phải vào tư thục nếu gia đình cótiền. Trong số 50 em này sau khi xong Trung Học Đệ Nhất Cấp chỉ còn khoảng 20em vào Đệ Tam rồi Đệ Nhị và dự thi Tú Tài I. Xong Tú Tài I còn không đầy 10 ngườilên học thi Tú Tài II. Thường thì hầu hết những người đậu xong Tú Tài I đều sẽđậu Tú Tài II sau đó. Thành ra tính trung bình không hơn 10% học sinh vào trunghọc được tốt nghiệp trung học. Thật là phi lý khi rất nhiều học sinh phải mấtthì giờ học bao nhiêu năm, chính phủ phải tốn bao nhiêu tiền bạc để lo cho họđi học rồi rốt lại chỉ một hai ngày thi cử họ đã phải vứt bỏ hết bao nhiêu cônglao, tiền bạc của công cũng như của tư. Cần phải có sự cải tổ về thi cử để cảitiến hệ thống lượng giá và đo lường trình độ học vấn của học sinh và để đươngđầu với áp lực của sĩ số mỗi ngày một gia tăng nhanh chóng. Thi lấy văn bằng ởcấp quốc gia quan trọng nhất là thi Tú Tài I và Tú Tài II. Nam sinh thi rớt TúTài I là phải nhập ngũ, đi lính. Nếu có Tú Tài I mà nhập ngũ thì được đi khóasĩ quan. Từ đầu thập niên con số thí sinh dự thi Tú Tài gia tăng rất nhiều,việc tổ chức thi cử theo lối cũ (theo lối của Pháp) không giải quyết nổi vấn đềlàm hồ sơ khảo thí, đánh mật mã, cắt phách, chấm thi, cọng điểm, sắp hạng, làmchứng chỉ trúng tuyển, vv . .tất cả những công việc đó không còn làm bằng taytheo lối cổ điển được nữa. Nhất là khi bãi bỏ kỳ thi Tú Tài I thì số thí sinhdự thi Tú Tài II sẽ gia tăng gần gắp đôi trong năm 1974. Vả lại thi theo lốicũ, lối luận đề (essay type) có tính cách chủ quan và một số những khuyết điểmcủa nó trong vấn đề lượng giá. Thi trắc nghiệm khách quan theo lối Mỹ tuy khôngphải là toàn mỹ nhưng vẫn có nhiều ưu điểm hơn trong vấn đề lượng giá một cáchkhách quan, khoa học, và có thể tránh được những gian lận thi cử. Để kịp thờiđối phó với tình trạng gia tăng quá nhanh, và để cải tiến vấn đề lượng giá chođúng mức, một hội đồng cải tổ thi cử được thành hình từ tháng 11 năm 1972, vàráo riết làm việc để hoàn tất công cuộc đổi mới áp dụng trong kỳ thi Tú Tài năm1974 (khóa I thi ngày 26 và 27 tháng 6, và khóa II ngày 28 và 29 tháng 8). Đâylà kỳ thi Tú Tài theo lối trắc nghiệm khách quan lần đầu tiên và cũng là lầnsau cùng ở Nam Việt Nam.

Về giấy tờ thủ tục, đầu thập niên 1970 Nha Khảo thí đã ký khếước với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vu, từ việc ghi danh, làmphiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển, đến các con số thống kê cấn thiết. Đềthi trắc nghiệm khách quan thì cũng đã được đem vào các kỳ thi Tú Tài I và IIcho môn Công Dân – Sử Địa từ niên khóa 1965-66. Nhưng phải đến năm 1974 thìtoàn bộ các môn thi trong kỳ thi Tú Tài mới gồm toàn những câu trắc nghiệmkhách quan có nhiều lựa chọn (multiple choice). Các vị thanh tra trong ban soạnđề thi đều có đi dự lớp huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm cáccâu hỏi với trên 1,800 học sinh ở nhiều nơi, phân tích câu trả lời (làm itemanalysis) của học sinh để định độ khó (difficulty index; độ khó ở đây là .60)của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu trắc nghiệm cho thíchhợp. Tín độ (reliability; hệ số tín độ của các bài trắc nghiệm ở đây là từ .91đến .94) và hiệu độ (validity; hệ số hiệu độ của các bài trắc nghiệm ở đây làtừ .60 đến .73 ) của bài trắc nghiệm được tính theo đúng phương pháp thống kêkhoa học. Bảng trả lời được đặt từ Mỹ, và bài làm của thí sinh được chấm bằngmáy IBM 1230; điểm chấm xong từ máy chấm được chuyển sang máy 534 (punchingmachine) để đục lổ. Những phiếu đục lổ này (punched cards) được đưa vào máy IBM360 để đọc điểm, nhân hệ số, cọng điểm, tính điểm trung bình (mean), độ lệchtiêu chuẩn (standard deviation), chuyển điểm thô (raw score) ra điểm tiêu chuẩn(standard score), tính percentile và thứ hạng trúng tuyển. Nhóm mẫu (sample) vànhóm định chuẩn (Norm group) được lựa chọn kỹ càng theo đúng phương pháp khoahọc của thống kê học, để tính điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn.

Tổng số thí sinh ghi tên trong khóa I, 1974 là 142, 356,nhưng thật sự dự thi chỉ có 129, 406. Trong số này có 53, 868 thi đậu (41.6%)và 75, 538 thí sinh không đâu (58.4%). Tổng số thí sinh ghi tên dự thi khóa IIlà 94,606, nhưng thật sự dự thi chỉ có 76,494. Trong số này có 8,607 thi đậu(11.3%) và 67,887 không đâu (88.7%). Số người thi đậu Tú Tài (tốt nghiệp Trunghọc) nhiều hơn xưa nhiều lắm (hơn 45% cho cả hai khóa, so với khoảng 10% trongnhững thập niên trước). Kỳ thi quốc gia không còn có mục đích gạn lọc, loại bỏnhư xưa nữa. Từ đó sẽ có nhiều người có cơ hội được học đại học, và nước nhà sẽcó nhiều người ở trong thành phần trí thức, trình đô dân trí sẽ được nâng caohơn.