Quyển “Phan Văn Hùm” của Trần Nguơn Phiêu và sự thật lịch sử

Lịch sử làcả một quá trình văn hóa làm nên bộ mặt hôm nay(hiện giờ) của một dân tộc. Bởi vai tròquan trọng đó mà người làm chính trị và các chếđộ chính trị luôn luôn tìm cách sửa đổi haybóp méo lịch sử cốt để dẫn chứng haybiện minh cho những chiêu bài chính trị phần lớnlàlỗi lầm của ho. Họ muốn che đậyhầu hết sự thật của những việc làmbất nhân, tàn bạo mà chế độ đã hay sẽáp dụng. Chế độ càng phi nhân, càng tàn nhẫnđộc ác thì sự áp bức bóp méo lịch sử càngnặng nề và càng sâu rộng. Bởi đó mà sựthật lịch sử ít khi được phơi bàymột cách trung thực, đầy đủ như các nhàsử học chân chính mong muốn. Nó thường bịche đậy hay bóp méo không nhiều thì ít, hoặc cóchủ đích hẳn hoi hoặc sai lạc một cách vôtình. Ở một nước tự do như nướcMỹ, với đội ngũ trí thức đôngđảo to lớn như vậy, với tổng sốchất xám vĩ đại như vậy, và vớiquyền hạn khoa học vô biên như vậy mà mộtsố sách giáo khoalịch sử còn không nói lên hếtđược mọi khía cạnh của sự thật(hãy đọc “Lies My Teacher Told Me,” của James W. Loewen) thìhuống hồ gì những sự thật lịch sửdưới chế độ độc tài chuyên chếnhư chế độ Cộng Sản ngày nay. Sách giáo khoavề lịch sử Mỹ thường cố tình bỏqua những sai lầm của chế độ vềphương diện kỳ thị chủng tộc, haynhững tàn phá trong chiến tranh mà Mỹ đã thamdự...để chỉ đề cao những thành tựuvề kinh tế và chính trị của chủ nghĩatư bản tự do. Sách giáo khoa về lịch sửNhật Bản cũng vậy, củng cố tình bỏ quanhững độc ác tàn bạo của quân độiNhật trong Thế Chiến Thứ II. Nhưng khi nóivề chủ trương bóp méo lịch sử đểphục vụ cho chế độ chính trị, thì không cóchế độ nào làm việc đó một cách toàndiện và sâu rộng bằng chế độ CộngSản. Việc bóp méo, sửa đổi lịch sửnhân loại và quốc gia dưới chế độcộng sản thật vô cùng tồi tệ. Nó tồitệ gắp trăm lần chế độ quân chủchuyên chế hay chế độ thực dân đô hộthuở xưa. Cộng Sản Nga Sô chẳng hạn, đãviết lịch sử nước Nga méo mó đếnđộ trong năm 1988 (sau khi có công cuộc đổimới và khai phóng, perestroika và glasnost) chính phủ phải ralệnh bãi bỏ bài thi lịch sử ở cáctrường Trung Học vì những bài học lịchsử đã dạy ở học đường hoàn toànsai bét, và các nhà giáo còn đang cần thời gian đểviết lại toàn bộ sách giáo khoa về lịch sửnước này. Chế diễu lối bóp méo hoàn toànlịch sử của các nhà viết sử cộng sản,dân Nga đã định nghĩa một cách mỉa mai và ýnhị rằng sử gia cộng sản Nga là “một conngười có thể tiên đoán được quákhứ.” (“someone who can predict the past.”). (New York Times, May 31,1988, p.1). Đi đúng con đường Nga Sô đãvạch, nhà viết sử cộng sản Việt Nam cũngđẽo gọt và nhồi nặn lịch sử lạicho nó đẹp theo đúng cái khung đạo đứccách mạng và khung thẩm mỹ cộng sản. Tiểusử của Hồ Chí Minh chẳng hạn, cũng nhưlịch sử các chiến công của những anh hùngCộng Sản Việt Nam, tất cả đềuđược dựng nên từ tưởng tượngcốt để tuyên truyền để thần thánh hóanhững nhân vật đó hơn là nói lên sự thậtlịch sử. Trong khi đó một số các sựthật quan trọng của lịch sử thì lạibị che dấu kỷ. Thủ tiêu hay dùng mọi thủđoạn để triệt hạ những nhà áiquốc không theo cộng sản là một sự thật màCộng Sản Việt Namcố tình dấu nhẹm. Nhưng dù có cố tình chelấp hay bóp méo, một số sự kiện lịchsử đúng thật vẫn được một sốngười thấy, biết và ghi lại qua cái nhìn trungthực và giá trị của họ cho hậu thế.Những người này là những chứng nhân hếtsức có giá trị của lịch sử. Họ lànhững người có công lớn đối với dântộc, nhất là đối với lịch sử củamột nước. Làm chứng nhân một cách trung thựcngay thẳng, họ là những người đã canđảm bảo vệ công lý, cũng như bảovệ sự thật trong lịch sử dân tộc họ.Một trong những chứng nhân lịch sử có giátrị đó là bác sĩ Trần Nguơn Phiêu. Qua tácphẩm “Phan Văn Hùm,” nói về Thân Thế và SựNghiệp của nhà ái quốc trí thức Phan Văn Hùm, bácsĩ Trần Nguơn Phiêu đã ghi lại cho chúng tanhững sự kiện lịch sử đúng thật quacái nhìn trung thực và hết sức giá trị của ôngvề một giai đoạn lịch sử đen tốiở miền Nam, và nhất là những sự kiệnlịch sử liên quan mật thiết tới cái chết bímật của một nhà trí thức yêu nước cótiếng ở miền Nam do Cộng Sản chủtrương.

Tình hình chính trịở miền Namtrở nên cực kỳ xáo trộn, bất ổn vàogiửa thập niên 1940. Những biến cố lớn laodồn dập xảy ra trong thời gian này ở tạiSài Gòn, Thủ Đô chính trị, văn hóa, kinh tếcủa miền Nam.Bác sĩ Phiêu ở vào tuổi mười mấy đangtheo học tại các trường trung học lớnnhất và nổi tiếng nhất ở đây. Ông lạicó cơ hội quen biết và chơi thân vớingười con trai của nhà ái quốc Phan Văn Hùm, vàtừ sự thân thiết đó bác sĩ đã có dịphoạt động cho nhóm PVH. Đây cũng là cơhội để ông giao tiếp và hiểu biết khánhiều về những hoạt động của tấtcả những nhà trí thức cách mạng ở miền Nam trong giaiđoạn lịch sử cực kỳ rối ren, đentối này. Có thể nói là lịch sử đã đặtông vào tư thế của một chứng nhân quan trọngtrong giai đoạn quan trọng này.

Mặt khác vì có liênhệ quen biết với gia đình nhà cách mạng mà bácsĩ Phiêu đã liên lạc lại với Phan KiềuDương, người con thứ của ông Phan Văn Hùmhiện đang dạy tại một đại họcở Paris, để thu thập thêm nhiều tài liệu quýgiá về cuộc đời và sự nghiệp của nhàcách mạng này. Ngoài ra bác sĩ Phiêu cũng đã liênlạc được với những người tronggiới quen biết trước đây với ông, nhữngngười đó hiện còn sống ở Pháp hay ởMỹ đều là những người ít nhiều có nhữngliên hệ hoạt động với hay hiểu biếtvề những người trong nhóm Nguyễn An Ninh, TạThu Thâu và Phan Văn Hùm để có thêm tài liệu cho tácphẩm của ông. Với kinh nghiệm sống và hoạtđộng với PVH, với tư thế của mộtchứng nhân lịch sử , và với những tài liệuquý giá về nhà cách mạng, bác sĩ Trần Nguơn Phiêucó đủ tư cách hơn ai hết trong nỗ lựcviết lên “Thân Thế Và Sự Nghiệp” của nhà tríthức cách mạng yêu nước quan trọng này củamiền Nam.

Từ chương 1với “Buổi Thiếu Thời”, rồi chương 2 “DuHọc Pháp” đến chương 3 “Hồi HươngTiếp Tục Tranh Đấu, “ bác sĩ Phiêu đã ghilại thật đầy đủ những chi tiếtliên quan đến gia thế cũng như thời kỳcòn cấp sách đến trường của Phan VănHùm. Sinh trưởng ở đâu, trong một gia đìnhnhư thế nào, anh chị em ra sao, bắt đầuhọc Tiểu học ở đâu, lên Trung học vàĐại học học ở những trường nàovề môn học gì? Cưới vợ sinh con nhữngnăm nào? Và trong thời gian đi học có tham gia cáchoạt động cách mạng không, ở trong nhữngphong trào tranh đấu nào? vv...Tất cả những chitiết đó làm thành một quá trình văn hóa xã hội tríthức cách mạng rất đáng chú ý ở Phan Văn Hùmcũng như ở phần lớn những trí thức cáchmạng miền Nam khác như Nguyễn An Ninh, Tạ ThuThâu, Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân, ....Họlà những người có căn bản học vấn, cókiến thức sâu rộng về văn hóa, chính trị, xãhội, vượt hẳn căn bản học vấn vàkiến thức văn hóa xã hội của Hồ Chí Minh.Họ có thái độ phản tĩnh, biết đặtcâu hỏi và biết suy tư, hơn hẳn thái độchỉ biết nghe theo và thuần phục của Hồ ChíMinh. Bởi vậy nên cùng sống qua ở Pháp nhưnghọ không chấp nhận Cộng Sản, không mù quáng theogót Stalin, trong khi đó Hồ Chí Minh đã dễ dàng trởthành đồ đệ của chủ nghĩa CộngSản Đệ Tam và tuân hành triệt để chính sáchStalin và Đệ Tam Quốc Tế. Những ngườitrí thức cách mạng này chắc chắn là thông minhhơn, học rộng và hiểu biết nhiều hơnHồ Chí Minh nhiều lắm. Rất tiếc là họđã thua Hồ Chí Minh lý do là vì Hồ Chí Minh là conngười quỷ quyệt nhất trong số nhữngkẻ quỷ quyệt từ trước tới giờở trên đất nước Việt Nam mình.

Từ chương 4“Giai Đoạn Tranh Đấu Công Khai,” qua chương 5“Sóng Gió Trước Đệ Nhị Thế Chiến,”đến chương 6 “Những Năm Biệt Xứ  Ở Tân Uyên,” bác sĩ Phiêu đisâu vào cuộc đời dấn thân tranh đấu củaPhan Văn Hùm trong mục tiêu cao cả là đem lạiđộc lập cho xứ sở, tự do hạnh phúc chotoàn dân. Con đường tranh đấu của tríthức miền Namthường khởi sự bằng báo chí, ngôn luận,bởi điều kiện ở Nam Kỳ cho phép làmviệc đó. Phan Văn Hùm và Hồ Hữu Tườnghợp tác làm tờ Đồng Nai, quyết nối gótNguyễn An Ninh trong đường lối tranh đấucủa ông trước đây qua tờ “La Cloche Fêlée” (ChuôngRè). Từ báo chí sang qua tích cực hoạt động bêncạnh Nguyễn An Ninh, tham gia đi diễn thuyết,dấn thân vào các việc tổ chức đình công,biểu tình chống chánh phủ Pháp, chống chếđộ thuộc địa, vv...bị đày đi cônđảo và lưu đày biệt xứ ở Tân Uyên,cuộc đời tranh đấu gian nan của Phan VănHùm được bác sĩ Phiêu ghi lại với nhiềuchi tiết đặc biệt mà từ trước tớigiờ ít người biết đến. Công cuộc tranhđấu của Phan Văn Hùm có liên hệ tớinhiều người, nhiều phong trào. Những nhânvật, những sự việc liên hệ này cũngđược bác sĩ Phiêu ghi lại khá đầyđủ thành ra khi đọc tác phẩm Phan Văn Hùmngười ta cũng tìm thấy được nhiềutín liệu quan trọng liên hệ tới giai đoạnlịch sử liền trước và sau 1945. Những ngàybiệt xứ ở Tân Uyên là những ngày thuận lợicho sự suy tư và viết lách của Phan Văn Hùm.Những tác phẩm có chiều sâu tư tưởng rađời trong lúc này.

Từ chương 7“Miền Nam Trong Khói Lửa,” qua chương 8 “Cách MạngHay Độc Tài Phản Cách Mạng,” đếnchương 9 “Những Kẻ Sát Nhân,” tác giả ghi rõnhững biến cố xảy ra ở Sài Gòn sau khi Nhậtđầu hàng, Đại Chiến Thế Giới ThứHai chấm dứt, người Pháp trở lại, phong tràoThanh Niên Tiền Phong và Mặt Trận Việt Minh. Cái biđát nhất, đen tối nhất, tồi tệnhất trong giai đoạn lịch sử này là côngcuộc thanh toán các nhà trí thức cách mạng miền Nam không theoCộng Sản của Hồ Chí Minh, mặc dầu họlà những người anh hùng cách mạng triệtđể chống Pháp dành lại độc lập choxứ sở. Ai đã giết chết Tạ Thu Thâu, ởđâu, vào lúc nào? Ai đã thủ tiêu Phan Văn Hùm? Tạisao lại thủ tiêu những nhá cách mạng này? Nhữngkẻ nào đã ra lệnh thủ tiêu Tạ Thu Thâu, PhanVăn Hùm và nhiều nhà cách mạng khác trong Nam?Những kẻ đó có phải là làm cách mạng không? hay lànhững kẻ phản cách mạng. Đó là câu hỏicủa tác giả ở chương 8, và lẽ dĩ nhiênlà câu trả lời của tác giả cũng khá rõ ràng trongnhững chương 7, 8, và 9.

Nếu giếtngười là một tội phạm thì Cộng Sản làmột tội phạm. Tội của Cộng SảnViệt Namcàng nặng hơn nữa khi giết hại nhữngngười vô tội. Và càng nặng hơn nhiềunữa khi Cộng Sản thủ tiêu những nhà cáchmạng, yêu nước đã từng tranh đấu dànhđộc lập hạnh phúc cho nhân dân. Tội càngnặng hơn nữa khi Cộng Sản Việt Nam cốtình che giấu sự thật lịch sử. TướngGrigorenko, trong một bức thư gởi cho tập sanSử Học Nga hồi năm 1975, đã viết: “Chegiấu sự thật lịch sử là một tộiphạm đối với dân tộc.” (“Concealment of thehistorical truth is a crime against the people”). Tội củaCộng Sản Việt Namđối với dân tộc và đối với lịchsử nước nhà là một cái tội tàytrời...Tội đó đã được bác sĩTrần Nguơn Phiêu phơi bày trong quyển sách của ôngvậy.

Một số các tácphẩm của Phan Văn Hùm cũng được bácsĩ Phiêu chọn lọc và cho in lại trong phầnPhụ Lục (Phụ Bản 3 và Phụ Bản 5). PhụBản 3 in lại bài của các nhà văn đươngthời viết về P.V. Hùm, và Phụ Bản 6 nóiđến vài nhân vật có liên can đến sự ámhại nhà cách mạng này.     

 

* * * * *

Mở đầuquyển sách, tác giả bảo:

Trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại, không thểvề Việt Nam sưu tầm tài liệu, sách vở -nhất là vì sách vở miền Nam, sau 30-4-75, đã bịnhà cầm quyền ra chỉ thị ngu xuẩn cho mộtlũ thừa hành dốt nát thiêu hủy - nên tôi chỉ làmđược có bấy nhiêu.

Trước bàn thờ ông Phan Văn Hùm ở nhà giáosư Phan Kiều Dương ở Paris, tôi đã hứacố gắng viết một quyển sách vềđời ông. Mặc dầu biết không có tài, nhưng tôiđã viết với tất cả tấm lòng, đểghi lại phần nào cuộc đời và sự nghiệpcủa một nhà cách mạng, một học giả mà dânchúng miền Nam hằng mến phục và thân thươngtặng cho danh hiệu “Cọp Đồng Nai.”“

Bác sĩ Phiêu làmột nhà khoa học. Ông ghi lại các sự kiệnlịch sử một cách trung thực và khoa học. Ôngkhông nhồi nặn, bóp méo các sự kiện lịch sửđể thần thánh hóa cá nhân nào, hay tuyên truyền chomột chế độ chính trị nào. Công trình nghiêncứu của ông có giá trị khoa học, nhất là có giátrị lớn lao về lịch sử. Công của ôngrất lớn đối với lịch sử vàđối với các thế hệ sau này. Ông đã thành côngtrong việc đem lại công bằng cho các nhà trí thứccách mạng miền Nam,trả lại đúng giá trị của lịch sửvới những soi sáng vào các bí ẩn u tối mà kẻbạo tàn đã cố tình che dấu.

Tôi là người rađời sau ông hơn nữa thập niên, lạitrưởng thành ở nhà quê Lục Tĩnh, không hềchứng kiến những sự việc xảy ra ở SàiGòn thời 1945. Lớn lên tôi có nghe danh Phan Văn Hùmnhưng không biết gì nhiều về nhà cách mạng này.Tôi đã có dịp làm hiệu trưởng trườngTrung Học Trịnh Hoài Đức, là trường trunghọc công lập lớn nhất của tĩnh BìnhDương. Trường nằm ngay trên đất củaxã An Thạnh, bên cạnh chợ Búng. Tôi đã có nhiềudịp ăn bánh bèo và bún rất ngon ở đây. Vậy màtôi nào có biết đây là quê hương của Phan VănHùm, đâu có biết là Phan Văn Hùm được sinh raở đây, đi học ở trường tiểuhọc ở đây! Lúc làm chuyên viên ở Phủ TổngThống tôi có một người cộng sự viên và saunày trở thành bạn thân là anh Phan Tùng Mai. Tôi biết PhanTùng Mai là con Phan Văn Hùm. Vậy mà bốn năm làmviệc bên nhau, rất là thân thiết, tôi cũng khôngđược Phan Tùng Mai nói gì về ông Phan Văn Hùm. Bâygiờ thì tôi biết rõ thân thế và sự nghiệpcủa nhà trí thức cách mạng này. Và biết rõ hơnnữa tình hình chính trị ở miền Nam trong nhữngnăm liền trước và sau 1945 cũng như hoạtđộng của những nhà cách mạng trí thức NamKỳ cùng số phận đáng thương củahọ. Tôi xin cám ơn bác sĩ Trần Nguơn Phiêu, vàcũng xin được có cùng một mong ướcnhư ông ghi trong chương 10, phần “Nén HươngTưởng Niệm,” :

“Nhà cầm quyền hiện nay đã xóa tênđường Phan Văn Hùm, con đường ởtrước nhà ga Sài Gòn cũ để mong dân chúng quênđi tên tuổi của một nhân tài, một ngườitrọn đời yêu nước, một nhà cách mạng,nhưng người viết bài vẫn vững tin là trongtương lai thành phố Sài Gòn chắc chắn sẽ cómột con đường mang lại tên Phan Văn Hùm!

Ước ao sao ở Búng, quê của Phan Văn Hùm vàở Tân Uyên (Biên Hòa), nơi của những năm biệtxứ, sẽ là hai địa danh có bia kỷ niệmngười con danh tiếng một thời củađất Đồng Nai.”