Mùa Xuân lại tới, nói chuyện tháng Giêng

Nóichuyện tháng Giêng là đề tài tôi viết để gửi đăng trên một số các báo xuân ở hảingoại cách đây nhiều năm. ThángGiêng ở đây không phải là Tháng GiêngCỏ Non của Nhà Văn Mai Thảo hay với cỏ non của Thi Hào Nguyễn Du với “Cỏ non xanh dợn chân trời” mà chỉđơn giản là tháng Giêng như là một từ ngữ dùng trong tiếng Việt như là tháng đầu của mười haitháng trong một năm.

Chuyện bị mất tên, hay nhẹ hơn, bị đổi tên ngay từngày Việt Nam Tự Do không còn nữa ngày nay đã trở thành chuyện cũ. Nhưngtất cả đã không biến mất mà đã trở thành trong hồi tưởng để bất chợt từ một cõi nào đó của tiềmthức trở về và sống động hơn bao giờ hết. Có điều cần được để ýở đây là bị đổi, bị mất hay bị bắt buộc đổi là do một thế lực từbên ngoài tạo nên. Người trong cuộc thì không bao giờ chấp nhận haychỉ miễn cưỡng chấp nhận. Chuyện Tháng Giêng ở đây không nằm trongtrường hợp này. Sự mất tên hay đang trên đà bị mất tên của nó khôngdo một kẻ thù nào hết mà do chính những người coi nó là thân thươngtạo ra.

Câuchuyện xoay quanh một số các từ ngữ từ sau năm 1975, vì lý do này hay lý dokhác, hầu như không còn được dùng nữa. Người ta, đặc biệt là một số các xướngngôn viên của các đài phát thanh, đã dùng những từ ngữ khác để thay thế. Trongsố đó có từ ngữ Tháng Giêng, từ ngữ dùng để gọi tháng đầu tiên của một năm. Thayvì gọi hay đọc tháng này là tháng Giêng, người ta gọi hay đọc nó là Tháng Một. Lýdo có lẽ vì khi viết thay vviết chữ Giêng người ta dùng số 1 cho nhanh, gọn và tiện dụng. Từ đó, thángChạp trở thành tháng Mười Hai, viết bằng số 12, và tháng Một tất nhiên khôngcòn là tháng Mười Một nữa màkhông rõ là tháng nào trong hai tháng, Giêng hay Mười Một.Nhớ lại nhữngbài học thuộc lòngtrong sách QuốcVăn Giáo Khoa Thư của các tácgiả Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đỗ Đình Phúc và Đỗ Thận soạn, xuất bản từ lâu dưới thời Pháp thuộc người thuộc thế hệ tôi hay lớn hơntôi có dịp học hồi còn nhỏ trong đó có các câu:

Tháng Giêng ăn tết ở nhà….

hay:

ThángGiêng là tháng ăn chơi

để kết thúc bằng:

Tháng Một, Tháng Chạp nên công hoàn toàn.

màthỉnh thoảng tôi vẫn thấycác thầy cô ở các trường Việt ngữ hiện tại thường nhắc tới, tôi không khỏi bùingùi khi thấy một chuyện bình thường người ta không nên để xảy ra, vẫn xảy ra. Đâykhông phải là chuyện bảo thủ hay không bảo thủ, dù là chuyện liên hệ tới ngôn ngữ, màngôn ngữ vốn có tính chất qui ước và luôn thay đổi. Có điều qui ước hay khôngqui ước, thay đổi hay không thay đổi, người nói vẫn không thể vì lý do gì đichăng nữa làm mất đi tính cách chính xác và phong phú của ngôn ngữ mình sử dụng. Một thí dụ điển hình là ngườiMỹ, nói riêng, và dân của những nước nói tiếng Anh, nói chung, cũng ở vào trườnghợp tương tự nhưng họ đã không làm như vậy. Khi viết để cho tiện và không chínhthức họ vẫn dùng các con số 1 cho tháng Giêng, 2 cho tháng Hai... liên tục chođến số 12 cho tháng Chạp trong cách ghi ngày tháng của họ. Nhưng khi phải ghi mộtcách đầy đủ một cách hình thức và tránh nhầm lẫn họ vẫn viết rõ là January,February... December. Còn khi nói, khi đọc, chính thức hay không chính thức, họluôn luôn dùng các tiếng này chứ không bao giờ dùng các con số để thay thế.

Thoángđó, nhiều năm đã trôi qua. Vì bận rộn với cuộc sống thường ngày, tôi không có dịptheo dõi chuyện này và bây giờ,khi viết bài này, tôi và quý bạnđọc, chúngta đang ở vào thángGiêng của năm mới tây 2019, còn tháng Giêng của năm mới ta thì chưa tới,nên tôi chưa thể nói là bà con ta hiện tại có còn cái tật sử dụng tiếng Việt mộtcách bừa bài, cẩu thả,mà tôi nghĩ phần lớn là do lười biếng mà ra, nhưvậy nữa haykhông. Nói như vậy vì nói tới tháng Giêng tây nhiều người đã dùng chữ Một,tháng Một và tôi hy vọng các vị nàymuốndành hai chữ tháng Giêng cho tháng đầu năm âm lịch mang nhiều ý nghĩa liên hệ tới truyền thống ViệtNam xưa hơn. Tuy nhiên nhiều vị khác cũng cảnh cáo tôi là đừng lạcquan hão, đồng thời thỉnh thoảng tôi cũng thấy có người đề cập đến vấn đề nàynhư nói đến một nỗibuồn tiếng Việt.Sự trong sáng và phong phú của ngôn ngữ của chúng ta dường như mỗi ngày một bị lu mờ, thui chột trước cuộc sống mới nặng vềthực tế và lúc nào cũng tất bật, vội vã. Người ta đã nại đủ cớ, kể cả ngang ngượctự cho mình là đúng để muốn nói sao thì nói, muốn viết sao thì viết không theomột nguyên tắc nào cả, nhất là khi mọi người, vì lý do này hay lý do khác, kể cảlười biếng, thiếu suy nghĩ, dễ dãi chạy theo thời thượng hay để phá bỏ những gìthuộc một thời xưa cũ.

Bâygiờ nói tới chuyện mới. Gọi là mới, nhưng thực sự thì chuyện này đã xảy ra từhơn hơn hai chụcnăm trước. Hồi đó là năm 1995, hai mươi năm sau khi chế độ cộng hòa ở Miền Namkhông còn nữa. Để tưởng nhớ tới biến cố quan trọng nhưng vô cùng phức tạp đối vớidân tộc Việt Nam này, đài BBC của người Anh, một dân tộc nổi tiếng là lạnh lùngvà thực tế, khác hẳn với người Pháp, đã phỏng vấn một số người Việt về sự khácbiệt trong cuộc sống của người Việt Nam ở hai miền Nam, Bắc sau hai chục năm thốngnhất chẳng có gì đáng hãnh diện,trái lại đầy bi thương này. Một trong số những người được phỏngvấn là Giáo Sư Sử Học Trần Quốc Vượng thuộc trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Tôikhông nhớ rõ là để trả lời câu hỏi nào Giáo Sư Vượng đã có dịp đưa ra nhận xétcủa mình khi đề cập tới tiếng Việt ở Miền Nam. Đại khái câu nói của ông là ôngvà nhà văn Nguyễn Tuân, một nhà văn rất nổi tiếng trong thời tiền chiến với lốiviết tùy bút vô cùng tếnhị, vô cùng bóng bẩy, nặng tính chất hoài cổ của ông, rất lấy làm đắc ý về mộtcâu nói của đồng bào Miền Nam là vậy mà không phải vậy. Phát biểu thế thôi, Giáo Sư Vượng đã khônggiải thích thêm. Ngườinghe muốn hiểu sao thì hiểu và áp dụng vào khíacạnh nào của cuộc sống thì áp dụng, trong đó có cả sự kiện Miền Bắc đã dùng bạolực xâm chiếnMiền Nam để thống nhất đất nước và tình trạng thống nhất hai chục năm sau đó. Thay vào đó, với thói quen nói lên sự thực củamột người dạy và viết sử và với bản tính bộc trực, ông đã thêm một chữ khác hayđược dùng ở miền Nam là chữ nên khác với chữ phải ở Miền Bắc. Với chữ phảinày, ông chú thích thêm rằng đólà tiếng của cán bộ. Tôntrọng Giáo Sư Trần Quốc Vượng, giờnày đã qua đời, và để độc giả được thong thả suy luận,theo đúng với tinh thần ra vô thong thả của người Miền Nam, tôichỉ thuật lại nội dung đại khái của cuộc phỏng vấn này và không bàn rộng hơn nữa. Nhân dịp nói tới tiếng của các cánbộ, tôi lại nhớ tới hai tiếng độingũ được dùng để gọi chung một tập thể nào đó như đội ngũ thanhniên, đội ngũ cán bộ, đội ngũ y tá, đội ngũ ký giả... và luôn cả độingũ trí thức. Điều tôi cho là bất ổn ở đây là trí thức mà đượcxếp thành đội ngũ thì làm sao làm trí thức được. Cũng vậy, ngườita thường dùng hai tiếng “chức năng” cho mọi trường hợp mà không dùnghai tiếng hữu trách: cơ quan chức năng, giới chức năng, thay vì cơ quanhữu trách, giới hữu trách..., từ đó các cán bộ của chế độ khiđược trao nhiệm vụ chỉ lo cho chức năng, quyền hạn và nhất là quyền lợicủa cá nhân và gia đình mình... mà không còn trách nhiệm nữa nên thahồ lạm dụng địa vị, quyền thế của mình, vì có làm lỗi thì chỉbị “điều” sang chỗ khác, có khi còn tốt hơn chỗ cũ nữa. Còn biết baonhiêu những từ ngữ khác như thành viên, tham quan, đăng ký, sâu sắc,tuyến đường, thập kỷ...Cái gì cũng thành viên dù còn có bao nhiêu từngữ khác như hội viên, đoàn viên, ủy viên, nhân viên.., rồi lúc nàocũng đăng ký thay vì nôm na ghi tên, ghi danh, để dành đăng ký cho nhữnggì liên quan tới các sổ sách, sổ bộ của cơ quan công quyền nhằm lưutrữ lâu dài như đăng bộ...; đã đường lại còn tuyến, đường bộ, đườngsắt, đường thủy là đủ rồi cần gì phải tuyến với tuyến đường bộ,tuyến đường sắt, chưa kể tuyến và đường hoàn toàn khác nghĩa nhau. Chưahết, đã tuyến, đã đường lại còn trục: tuyến đường trục bắc nam,chưa kể tới sâu xa và sâu sắc, chất lượng và phẩm chất...

Trởlại chuyện mùa xuân và tháng giêng. Cũng trong bài học thuộc lòng kể trên, câuthứ hai của bài này là:

Thánghai cờ bạc, tháng ba hội hè...

Hộihè trong sinh hoạt cổ truyền ở Miền Bắc Việt Nam tượng trưng cho tinh thần vàcuộc sống hồn nhiên, vui tươi, thoải mái, hoàn toàn tự do không bị ràng buộc củangười Việt truyền thống sau những ngày lao động vất vả với đầy dẫy những lo âumà trên từ vua chúa, quan lại, dưới đến các nhà đạo đức tôn sùng Khổng giáo haycác bô lão ở các xã thôn đều phải tôn trọng. Người ta đã mở hội để không chỉriêng dân trong làng vui chơi mà luôn cả dân từ các làng khác hay từ các thànhphố về tham dự.

Mùaxuân ấy ông tôi lên tận tỉnh

Đóntôi về xem hội ở làng bên...

ĐoànVăn Cừ (ĐámHội)

Nhữnghội hè này trong suốt thời Pháp thuộc vẫn đều đặn được mở ra với tất cả những tiết mục mà một số vượtra ngoài trí tưởng tượng của người trẻ của thế hệ hiện tại. Trừ một số hội chùahay một số hội đền, đa số các hội được người ta trẩyđể vui chơi, để gặp gỡ và nếu có phải lễ thì lễ ít hơn là hội. Chữ lễdo đó hầu như không được dùng mà chỉ có chữ hội hay hội hè hay hội hè đình đámcho cả trăm hội ở khắp trong nước ở miền núi cũng như khắp miền xuôi, từ hội đềnnhư Hội Đền Hùng, Hội Đền Kiếp Bạc,... hội chùa như Hội Chùa Hương, Hội ChùaKeo,... hội phủ như Hội Phủ Giầy... đến các hội làng. Tất cả đều là hội.Không hề có hội lễ hay “lễ hội”. Lý do rất đơn giản. Đó là vì hội là mụcđích chính và lễ là phụ. Người ta trẩy hội là để vui chơi, để xem hội. Còn lễ chỉ là cái cớ. Có thì càng tốt màkhông lễ thì cũng chẳng sao, không bắt buộc. Người Việt bản chất rất bao dung vềtôn giáo, tín ngưỡng. Không phải chỉ qua ngôn ngữ bình thường mà qua cả thi ca, sau này là tiểu thuyết.... ngườita cũng thấy phản ảnh rõ rệt điều này. Nhưng đó là chuyện của quá khứ. Sau mộtthời gian bị lãng quên vì chiến tranh và vì cách mạng, các hội hè cổ truyền củangười Việt, do nhu cầu bảo tồn truyền thống của dân tộc, nhu cầu phát triển dulịch hay nhu cầu thuần túy chính trị..., đã được mở lại. Đây là một cố gắngđáng khích lệ. Nhưng từ hội hè theo đúng tinh thần truyền thống Việt Nam của những biến cố đặctrưng cho một nếp sống đã tồn tại từ nhiều ngàn năm, đổi sang lễ hội, người tađã vô tình làm mất đi ý nghĩa hồn nhiên, căn bản ban đầu của một hình thức biểuhiện cuộc sống tập thể ở nông thôn thời xưa của người Việt.

Ngônngữ là phương tiện để truyền đạt nhưng không phải chỉ là thuần túy truyền đạtmà còn là một biểu hiện của tinh thần, của nếp sống và rộng ra là của văn hóa củangười sử dụng và của dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy. Coi là phương tiện, người tacó thể sử dụng nó một cách tùy hỷ nhưng điều này chỉ nên áp dụng cho những gìliên hệ tới cuộc sống tạm bợ hàng ngày. Đối với những phạm vi khác liên hệ tớiquá khứ và tương lai lâu dài hơn vàở một trình độ cao hơn, trong sinh hoạt trí thức, tâm linh..., ngườisử dụng phải vô cùng thận trọng hầu tránh làm mất đi những tính cách chính xác,trong sáng, êm tai và phongphú, của ngôn ngữ màmình yêu mến và có may mắn được dùng vậy. Việc làm nói ra thì dễ nhưng thực hiệnvà thường xuyên thực hiện, bắt đầu tự nhắc nhở là nhắc nhở người khác không dễchút nào trong khi chờ đợimột cơ quan có thẩm quyền vừa về chuyên môn, vừa có tính cách đạidiên cho toàn thể dân tộc, một Hàn Lâm Viện Quốc Gia chẳng hạn. Điềunày ở Miền Nam thời trước năm 1975 người ta đã từng bắt đầu thực hiện với sự tồntại của một ủy ban soạn thảo quy chế cho viện này trong Hội Đồng VănHóa Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa do Linh Mục Cao Văn Luận, nguyên ViệnTrưởng Viện Đại Học Huế làm chủ tịch. Buổi họp đầu tiên của ủy ban này rơi đúng vào một ngày saukhi Ban Mê Thuột thất thủ và Linh Mục Luận, thay vì tuyên bố khaimạc buổi họp, đã buồn rầu thông báo tin không vui này cho mọi ngườihiện diện, trong đó có người viết bài này. Tưởng cũng nên viết thêmlà ngoài dự án thành lập Hàn Lâm Viện, ở Miền Nam còn có Ủy BanĐiển Chế Văn Tự thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục mà người viết cũng cóchân trong ủy ban này. Cách làm việc của ủy ban này gồm có hai phần.Một phần do các nhà chuyên môn của các ngành học đảm trách, phần kiathuộc các vị túc nho lão thành tinh thông chữ Hán, chữ Việt và ngônngữ học như các giáo sư Nghiêm Toản, Lê Ngọc Trụ... Hai bên hợp tácvới nhau. Một bên vì hiểu rõ về chuyên môn của mình nên có tráchnhiệm tìm kiếm những chữ thích hợp trong tiếng Việt. Bên kia cónhiệm vụ duyệt lại chữ Hán, chữ Việt và trên bình diện ngôn ngữhọc có chính xác và hợp lý hay không. Cũng vậy với các tiếng mượntừ tiếng Tầu hay tiếng Nhật, không phải tiếng nào cũng mượn đại chonhanh việc, cho đỡ tốn tâm sức, thì giờ. Bên cạnh Ủy Ban Điển Chế VănTựcòn có các đại học lo phầnriêng của mình nhằm đáp ứng nhu cầu Việt hóa và hiện đại hóa chuyển ngữ ở bậcđại học thay thế cho tiếng Pháp. Nên biết thêm là do thận trọng, ngaytừ đầu qua tập Danh Từ Khoa Học củaHọc Giả Hoàng Xuân Hãn, người ta đã không dùng danh từ thuật ngữ đểgọi các từ ngữ chuyên môn vì qua chữ thuật người ta nghĩ ngay đến xảothuật, ma thuật, quỷ thuật, đến sự khéo léo để nhất thời đánh lừatai, mắt mọi người, những gì thuộc phạm vi hữu hình bên ngoài màngười ta có thể thấy qua giác quan thay vì trí tuệ, tư duy, trừutượng nằm sâu trong đầu óc, trong nội tâm con người; nói cách khácliên quan tới tôn giáo, triết học, khoa học... Một thí dụ là chữ“cảng” trong các danh từ nhập cảng và xuất cảng. Chữ cảng không chỉcó nghĩa là cửa sông, cửa biển hay vũng biển nơi tàu bè có thể ravào ẩn náu được mà còn có nghĩa là nơi đó phải được trang bị chotầu bè có thể cập bến, có thể rỡ hàng, có kho chứa hàng, có cầulên xuống cho hành khách, có cơ quan kiểm soát hàng hóa, hành kháchvà thu thuế... mà chữ khẩu không bao hàm những ý nghĩa cần phải cónếu ta muốn đối chiếu chữ này với chữ “port” trong tiếng Anh haytiếng Pháp mà chữ “khẩu” không có. Chính vì vậy mà chữ “cảng” cònđược dùng để gọi những phi trường quốc tế như Phi Trường Tân SơnNhứt. Tôi viết “Nhứt” với chữ “ư” chứ không với chữ “â” như ở thời ViệtNam Cộng Hòa và trước đó, mà ngay sau Việt Nam Cộng Hòa không cònnữa, do sự cao ngạo của những kẻ chiến thắng từ Miền Bắc vô. Điềunày người ta có thể phối kiểm được bằng cách so sánh tên chính củaphi trường này trên các hình ảnh còn giữ được với tên hiện tại. Nênnhớ tiếng “Nhứt” này có một thời được dùng để nhận diện người Bắckhi có phong trào phân biệt Nam, Bắc hồi giữa thập niên 1940, từ đó đã gây khó khăn cho những “người Bắc cũ”,những người đã vô Nam từ lâu, từ trước năm 1954. Phi Cảng Tân Sơn Nhứt vì vậy đã được dùng thêm thay vì chỉdùng Phi Trường Tân Sơn Nhứt. Những người đã làm công việc đổi tênnày vì phải chăng vì quá say mê chiến thắng đã không quan tâm đến hậuquả tâm lý của người Miền Nam, đã quên lời người xưa dạy là “Chửicha không bằng pha tiếng”. Vấn đề tuy nhiên còn cần phải được bànthảo nhiều hơn nữa. Chính vì vậy, như đã nói ở trên, trong những nămcuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam, người ta không chỉ mớinghĩ tới mà đã bắt đầu thực hiện việc thành lập Hàn Lâm Viện quamột ủy ban thuộc Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục với Linh Mục Cao Văn Luậnlàm chủ tịch mà người viết có dịp tham gia. Cái dễ thương của MiềnNam nằm ở đó. Người ta vẫn chiến đấu và người ta vẫn xây dựng;người nào việc đó nghiêm chỉnh làm việc trong phạm vi riêng của mình.Người lính làm việc của người lính, thày cô giáo làm việc của thàycô giáo; nhàvăn, nhà thơ, người làm nhạc vẫn tha hồ sáng tạo. Miền Nam nhờ đóvẫn đứng vững và vẫn phát triển về mọi phương diện, dù chỉ có haimươi năm với những thành tích hiện tại ít ai có thể phủ nhận được. Giáodục và âm nhạc là hai thí dụ. Điển hình là cho đến nay nói tớinhạc xuân, người ta vẫn không thấy một bài nào có thể sánh được chứchưa nói thay thế cho bài Ly RượuMừng của Phạm Đình Chương và biết bao nhiêu ca khúc khác mà ngườita gọi chung là Nhạc Vàng của một thời không còn nữa. Cuộc sốngvừa tôn trọng vai trò vànhững nguyên tắc cơ bản của lý trí vừa phong phú về tình cảm củaMiền Nam, được thể hiện trong mọi phạm vi sinh hoạt của con người,khiến cho vùng đất của tự do sau này, dù không còn nữa nhưng vẫn luônluôn giữ được những giá trị riêng của nó, giống như những giá trịcủa văn minh Hy Lạp, La Mã của thế giới Tây Phương trước sự xâm nhậpcủa các Rợ Phương Bắc. Làn Gió Nam hiền hòa, mát mẻ vẫn phần nàođem lại những giờ phút thoải mái cho mọi người, thay thế cho nhữngđợt gió bấc với những ngày mưa dầm ẩm ướt và lạnh lẽo, buốt tậnxương mà cổ nhân ta, nếu người viết không nhớ lầm, Vua Lê Thánh Tông,đã một thời diễn tả:

May được nồm nam cơn gióthổi,

Đàn ta, ta gẩy khúc nam nghe.

hay sau này, dưới thời Trịnh Nguyễn, Tây Sơn:

Lậy trời cho cả gió nồm,

Cho thuyền Chúa Nguyễn căng buồm thẳng ra.